Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GÓP PHẦN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.46 KB, 15 trang )

HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GÓP PHẦN THỰC
HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới do Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng khởi xướng, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng trên nhiều phương diện, trong đó sản xuất nông nghiệp và khu vực nông
thôn đã có bước phát triển căn bản và đột phá. Nhận thức được tầm quan trọng
của nông nghiệp, nông thôn, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X đã khẳng định
“Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước chuyển
mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống
nhân dân”. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn khẳng định “nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở
và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững…”. Thực hiện
Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với mục tiêu tổng quát là:“Xây dựng nông
thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh,
trật tự được giữ vững”.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách quan trọng, trong đó có chính sách
1



tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định
số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện
nhiệm vụ chuyển tải các chính sách ưu đãi của Nhà nước thông qua tín dụng đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng việc cho vay ưu đãi
phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD), tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải
thiện đời sống, ổn định xã hội.
Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, đồng hành cùng với người nghèo
và các đối tượng chính sách xã hội khác, được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước, sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, NHCSXH đã tập trung các
nguồn lực, đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, gắn kết
công tác tín dụng chính sách với phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, NHCSXH
đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để hoàn thiện các cơ chế,
chính sách liên quan tới tín dụng chính sách xã hội (CSXH), gắn kết với việc
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Kết quả
thực hiện các chương trình tín dụng CSXH giai đoạn 2010 - 2019 như sau:
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2019, NHCSXH đã cho vay trên 19
triệu lượt khách hàng với tổng doanh số cho vay đạt 415.440 tỷ đồng. Đến
30/9/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng CSXH đạt 200.813 tỷ
đồng, tăng 111.352 tỷ đồng (+124,5%) so với 31/12/2010, tốc độ tăng trưởng dư
nợ bình quân hàng năm đạt xấp xỉ 10%, với gần 6,6 triệu khách hàng còn dư nợ.
Vốn tín dụng CSXH được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc
làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, tập trung chủ yếu vào 09 chương trình tín dụng lớn,
chiếm 97,5% tổng dư nợ. Cụ thể:
1. Chương trình cho vay hộ nghèo: Dư nợ đạt 35.547 tỷ đồng, chiếm
17,7% tổng dư nợ, với hơn 1,1 triệu hộ đang còn dư nợ; doanh số cho vay giai
đoạn 2010-2019 đạt 98.580 tỷ đồng với gần 4,5 triệu lượt hộ nghèo được vay
vốn; đã tạo nguồn vốn cho vay quay vòng, nâng cao hiệu quả vốn tín dụng chính

2


sách. Đây là chương trình tín dụng có dư nợ lớn nhất trong các chương trình tín
dụng CSXH đang thực hiện; nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo đã đáp ứng
nhu cầu vay vốn của hộ nghèo trong cả nước, trong đó tập trung cho các xã vùng
sâu, vùng xa, miền núi, vùng khó khăn; đã giúp cho gần 3,3 triệu hộ vươn lên
thoát khỏi ngưỡng nghèo.
2. Chương trình cho vay hộ cận nghèo: Dư nợ đạt 31.652 tỷ đồng, chiếm
15,76% tổng dư nợ với trên 890 nghìn hộ còn dư nợ; doanh số cho vay đạt
70.290 tỷ đồng với gần 2,5 triệu lượt hộ cận nghèo được vay vốn; đáp ứng nhu
cầu vốn phục vụ SXKD của hộ cận nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống,
giảm nguy cơ tái nghèo.
3. Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo: Dư nợ đạt 33.583 tỷ đồng,
chiếm 16,72% tổng dư nợ với trên 1 triệu hộ còn dư nợ; doanh số cho vay đạt
45.728 tỷ đồng với gần 1,4 triệu lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn ; đã giúp
cho hộ mới thoát nghèo có vốn để tiếp tục phát triển SXKD, nâng cao thu nhập,
thoát nghèo bền vững. Ngay sau khi ban hành, tín dụng đối với hộ mới thoát
nghèo nhanh chóng đi vào cuộc sống, được cấp ủy, chính quyền các cấp và
người dân đồng tình ủng hộ.
4. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường
(NS&VSMTNT): Dư nợ đạt 34.329 tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng dư nợ với gần 2,8
triệu hộ còn dư nợ; doanh số cho vay đạt 58.845 tỷ đồng với trên 5,3 triệu lượt
hộ được vay vốn; giúp các hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
5. Chương trình cho vay giải quyết việc làm: Dư nợ đạt 17.560 tỷ đồng,
chiếm 8,74% tổng dư nợ với gần 534 nghìn hộ còn dư nợ; doanh số cho vay đạt
36.879 tỷ đồng với trên 1,4 triệu lượt khách hàng được vay vốn ; góp phần tạo
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, mở rộng sản xuất, phát triển các
ngành nghề, thực hiện 02 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững

và xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất
hàng hóa ở nông thôn.
3


6. Chương trình cho vay học sinh sinh viên (HSSV): Dư nợ đạt 10.884 tỷ
đồng, chiếm 5,42% tổng dư nợ với gần 404 nghìn khách hàng còn dư nợ; doanh
số cho vay đạt 35.774 tỷ đồng, với trên 1,4 triệu lượt HSSV được vay vốn đi
học. Đây là chương trình tín dụng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cả về kinh tế,
chính trị và xã hội, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng
đồng xã hội, sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác giảm nghèo, đảm
bảo an sinh xã hội, góp phần tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
7. Chương trình cho vay hộ gia đình SXKD vùng khó khăn: Dư nợ đạt
23.998 tỷ đồng, chiếm 12% tổng dư nợ với gần 700 nghìn hộ còn dư nợ; doanh
số cho vay đạt 53.039 tỷ đồng với gần 1,9 triệu lượt hộ được vay vốn; góp phần
thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi, tăng trưởng kinh tế đồng
đều giữa các vùng trong cả nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương
theo hướng sản xuất gắn với thị trường, làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của
các xã vùng khó khăn, tiến tới hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
8. Chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Dư nợ đạt 5.924 tỷ
đồng, chiếm 3% tổng dư nợ với gần 500 nghìn hộ còn dư nợ; doanh số cho vay
đạt trên 4.885 tỷ đồng với trên 350 nghìn lượt hộ được vay vốn. Chương trình đã
hỗ trợ hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao chất lượng cuộc
sống, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn.
9. Chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS): Dư nợ đạt
2.331 tỷ đồng, chiếm 1,16% tổng dư nợ với trên 160 nghìn hộ còn dư nợ; doanh
số cho vay đạt gần 3.200 tỷ đồng với trên 256 nghìn lượt hộ được vay vốn; đã
giúp hộ đồng bào DTTS nghèo có nguồn vốn tạo đất sản xuất, chuyển đổi nghề,
xuất khẩu lao động, bảo vệ rừng và trồng rừng, từ đó tăng thu nhập, nâng cao
chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Ngoài ra, NHCSXH đang thực hiện một số chương trình, dự án cho vay
do các tổ chức trong và ngoài nước ủy thác với dư nợ 5.005 tỷ đồng, chiếm
2,5% tổng dư nợ.
4


Từ kết quả nêu trên, có thể đánh giá: Các chương trình tín dụng CSXH đã góp
phần tích cực vào việc thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới. NHCSXH đã triển khai thực hiện các chương trình tín
dụng chính sách đến với người dân một cách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả
nhất. Vốn tín dụng CSXH đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trên
toàn quốc, trong đó tập trung ưu tiên cho vay khu vực DTTS và miền núi, vùng
khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đến 30/9/2019, dư nợ tại vùng DTTS và
miền núi đạt 105.490 tỷ đồng, chiếm 52,53% tổng dư nợ với hơn 3,2 triệu khách
hàng còn dư nợ; Dư nợ tại các huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg
ngày 07/3/2018 đạt 21.963 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng dư nợ với gần 600 ngàn
khách hàng còn dư nợ.
Đồng thời, NHCSXH đã chú trọng cho vay đối tượng hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ đồng bào DTTS. Về cơ bản hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào
DTTS đã được thụ hưởng tín dụng CSXH. Dư nợ cho vay đối với hộ nghèo, hộ
cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đạt 100.782 tỷ đồng, chiếm 50,2% tổng dư nợ,
với hơn 3 triệu hộ còn dư nợ; dư nợ cho vay đối với đồng bào DTTS đạt 49.547
tỷ đồng chiếm 24,8% tổng dư nợ với trên 1,4 triệu hộ còn dư nợ. Trong giai
đoạn 2010 đến 30/9/2019 đã có trên 19 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, với doanh số cho vay đạt 415.440
tỷ đồng; góp phần giúp gần 3,3 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo
việc làm cho trên 1,6 triệu lao động (trong đó có trên 37 nghìn lao động đi làm
việc có thời hạn ở nước ngoài); trên 1,4 triệu HSSV được vay vốn học tập; xây
dựng trên 10 triệu công trình NSVSMT nông thôn; trên 356 nghìn căn nhà ở cho
hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác... Vốn tín dụng CSXH đã trực tiếp

góp phần thực hiện 7/11 nội dung thành phần của Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới và 8/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã
nông thôn mới. Cụ thể là:
Thứ nhất, thực hiện giảm nghèo và an sinh xã hội

5


Các đối tượng thụ hưởng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu
đãi của Nhà nước để đầu tư phát triển SXKD, tạo sinh kế, tạo việc làm; làm
quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, từng bước nâng cao trình độ quản lý
SXKD, trình độ quản lý vốn, mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả;
giúp nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, giai đoạn 2011-2015 giảm từ 14,2%
xuống 4,25% cuối năm 2015, giai đoạn 2016-2018 giảm từ 8,23% xuống 5,23%
cuối năm 2018 (bình quân 1,55%/năm); góp phần hoàn thành tiêu chí số 11 về
hộ nghèo trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Thứ hai, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Thông qua các chương trình tín dụng chính sách về nhà ở (nhà ở hộ
nghèo, nhà ở xã hội, nhà phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung, nhà vượt lũ
đồng bằng sông Cửu Long), vốn tín dụng chính sách đã hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ
chính sách xây dựng hơn 356 nghìn căn nhà ở, giúp ổn định cuộc sống, giải
quyết vấn đề an sinh xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng DTTS và miền
núi, vùng khó khăn; góp phần thực hiện tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư trong Bộ
tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Thứ ba, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Vốn tín dụng CSXH tạo nguồn lực giúp các địa phương khai thác tiềm
năng, thế mạnh của từng tỉnh và toàn vùng, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh
thái; tăng cường sự hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương

trong khu vực gắn với yêu cầu phát huy tinh thần tự lực, tự cường của hộ nghèo,
hộ đồng bào DTTS trong phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Nhiều tỉnh,
thành phố đã tích cực phát huy vai trò của vốn tín dụng CSXH trong việc thực
hiện các Đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tập trung dành
nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH cho vay để thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
6


Nhóm các chương trình tín dụng phục vụ SXKD tạo sinh kế, tạo việc làm
(cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, đối
tượng chính sách đi làm việc ở nước ngoài, hộ SXKD vùng khó khăn, thương
nhân vùng khó khăn, hộ đồng bào DTTS…), chiếm 72,7% tổng dư nợ với gần
4,5 triệu khách hàng còn dư nợ, đã hỗ trợ người vay có nguồn lực để đầu tư các
mô hình SXKD hiệu quả, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng
dụng khoa học công nghệ, tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn.
Trong giai đoạn 2010-2019 đã thu hút, tạo việc làm cho trên 1,6 triệu lao động,
tăng thu nhập cho người vay vốn; góp phần thực hiện tiêu chí số 10 về thu nhập,
tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong Bộ tiêu chí quốc
gia về xã nông thôn mới.
Thứ tư, phát triển giáo dục ở nông thôn
Chương trình cho vay học sinh sinh viên đã hỗ trợ hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác có nguồn kinh phí trang trải chi phí về học tập cho con
em đang theo học ở các cấp học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học, học
nghề, không để tình trạng học sinh, sinh viên phải bỏ học vì không có tiền. Đây
là chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cả về kinh tế, chính trị và xã hội, tạo
được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội. Giai
đoạn 2010-2019 đã có hơn 1,4 triệu HSSV được vay vốn trang trải chi phí học
tập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước, phát triển
nền giáo dục ở địa bàn vùng khó khăn, vùng nông thôn. Từ đó, góp phần thực

hiện tiêu chí số 14.2 về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục
học trung học, tiêu chí số 14.3 về tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo trong
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Thứ năm, vệ sinh môi trường nông thôn
Giai đoạn từ 2010 đến 30/9/2019, chương trình cho vay NS&VSMTNT
đã đầu tư xây dựng trên 10 triệu công trình NS&VSMT ở nông thôn. Đây là
chương trình không nhằm mục tiêu kinh doanh mà nhằm mục đích an sinh xã
hội, giúp các hộ gia đình ở khu vực nông thôn có vốn để đầu tư xây dựng mới
7


hoặc cải tạo, nâng cấp công trình nước sạch và công trình vệ sinh, bảo đảm theo
tiêu chuẩn quốc gia về NS&VSMTNT nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện điều
kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành nếp sống văn hóa, văn
minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của người dân nông thôn.
Chương trình tín dụng đã góp phần thực hiện tiêu chí số 17.1 về tỷ lệ hộ được sử
dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định, tiêu chí số 17.6 về tỷ lệ hộ
có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch, tiêu
chí số 17.7 về tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi
trường trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò của tổ chức
Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Trong những năm qua, nhất là sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban
Bí thư, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nhận thức sâu sắc hơn về vai
trò, vị trí của tín dụng CSXH trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội hội trên địa bàn. Thông qua triển khai hoạt động tín dụng chính sách, chính
quyền có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt được tâm tư,
nguyện vọng, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh từ cơ sở, củng cố lòng
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, từ đó người dân hưởng ứng tích cực
phong trào xây dựng nông thôn mới.

Thông qua hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH, các tổ chức Chính trị xã
hội có điều kiện tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng
phong trào hoạt động, tăng số lượng hội viên, giúp người nghèo có điều kiện
được sinh hoạt tại các tổ chức chính trị xã hội, qua đó được tiếp cận với nhiểu
hoạt động lồng ghép như hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
chuyển giao khoa học kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí…, góp
phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tạo điều kiện để các tổ chức chính trị xã
hội phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

8


Tín dụng CSXH đã góp phần thực hiện tiêu chí số 18.3 về Đảng bộ, chính
quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” và tiêu chí số 18.4 về tổ chức
chính trị xã hội của xã đạt loại khá trở lên.
Thứ bảy, giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
Các chương trình tín dụng CSXH đã giúp người nghèo và các đối tượng
chính sách có việc làm, có thu nhập, nâng cao dân trí, từ đó tránh xa các tệ nạn
xã hội, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen. Việc cho vay thông qua Tổ
TK&VV được thực hiện công khai, dân chủ, tăng cường sự đoàn kết, tình làng,
nghĩa xóm. Nhờ vốn tín dụng CSXH, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối
tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ để thực tập làm ăn,
tạo việc làm, từng bước nâng cao trình độ quản lý SXKD, yên tâm làm giàu trên
chính quê hương mình; không bị các thế lực thù địch lôi kéo, lợi dụng; khối đại
đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; góp phần thực hiện tiêu chí số 19.2 về xã
đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên.
Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng CSXH đã
góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng
của Đảng và Nhà nước; ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen; thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới; bảo

đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng; tăng
cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại khu vực nông thôn, vùng nghèo,
vùng DTTS và miền núi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, đến 30/9/2019, toàn quốc có 4.665 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ
lệ 52,4% tổng số xã; bình quân cả nước đạt 15,32 tiêu chí/xã; 93 đơn vị cấp
huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Thủ tướng Chính
phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Tóm lại, Tín dụng CSXH đối với người nghèo và các đối tượng chính
sách khác là một chính sách trụ cột, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan
trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách, mục tiêu nhiệm vụ của
9


Đảng, Nhà nước đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm
bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội theo định hướng
XHCN; đã khai thác và phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính
trị và của cả xã hội cùng vào cuộc. Tín dụng CSXH thực sự đi vào cuộc sống,
được nhân dân đồng tình ủng hộ; đã làm thay đổi căn bản nhận thức của đối
tượng thụ hưởng, từ mặc cảm tự ti, sợ vay, không dám vay nay đã mạnh dạn vay
vốn, tính toán làm ăn đạt hiệu quả thiết thực, tạo được lòng tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước. Trong đó, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
các Bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương là yếu tố quyết
định trong thực hiện thành công tín dụng CSXH.
Hiệu quả của tín dụng CSXH đã khẳng định phương thức quản lý và mô
hình tổ chức quản trị, điều hành, tác nghiệp của NHCSXH là hoàn toàn phù hợp
với điều kiện thực tiễn của nước ta. Mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch rộng
khắp toàn quốc, hệ thống Điểm giao dịch xuống tận các xã,phường,thị trấn,
mạng lưới Tổ TK&VV thành lập tại các thôn, ấp, bản, làng, với phương châm
phục vụ tại nhà, giải ngân tại xã là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành

chính, hỗ trợ tốt nhất cho người dân, đặc biệt là những người yếu thế. Từ đó, đã
giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận chính sách tín dụng ưu
đãi của Nhà nước thuận lợi, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công
khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính
trị xã hội và của cả xã hội trong việc thực hiện chính sách tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo đánh giá của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội tại báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19/5/2014:“Thủ tục cho vay
đối với hộ nghèo khá thuận lợi, đơn giản. Việc tổ chức giao dịch tại xã của
NHCSXH đã tạo được hệ thống dịch vụ gần dân, thân thiện và có trách nhiệm,
tiết kiệm chi phí giao dịch, đi lại cho người dân, mô hình tổ chức và hoạt động
của NHCSXH được tổ chức hợp lý, năng động, nâng cao khả năng quản lý…”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả nêu trên, hoạt động tín dụng CSXH
trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn sau:
10


Một là: Nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng CSXH chưa có
tính chủ động, còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, trong khi nhu cầu vốn tín dụng rất lớn tại các địa bàn
đang phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới cũng như tại các địa bàn đã
đạt chuẩn nông thôn mới, cần có nguồn lực để đảm bảo giữ vững và tiếp tục xây
dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Bên cạnh đó, một số
địa phương dành nguồn lực từ ngân sách để cho vay người nghèo và các đối
tượng chính sách khác trên địa bàn còn thấp.
Hai là: Chất lượng tín dụng CSXH chưa đồng đều, tại một số vùng, địa
phương tỷ lệ nợ quá hạn còn cao (chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long); một số chương trình tín dụng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến gia tăng nợ quá hạn
(chương trình cho vay hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, cho vay hộ nghèo
về nhà ở, cho vay nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long).
Ba là: Tại một số nơi, công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông,

khuyên lâm, khuyến ngư, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản
phẩm của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp và các
tổ chức chính trị xã hội với hoạt động tín dụng CSXH chưa được gắn kết, dẫn
đến một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo
bền vững.
Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực hiện đồng thời
nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế xã hội, nên mức độ đầu tư vốn của Nhà
nước so với kế hoạch và nhu cầu nguồn vốn cho chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới nói chung và tín dụng CSXH nói riêng còn chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế, nhất là các chương trình tín dụng có nhu cầu vốn lớn
như giải quyết việc làm, NS&VSMT nông thôn, nhà ở xã hội...
- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa xác định đúng mức vai trò,
vị trí tín dụng CSXH là động lực quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
11


vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội để phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, xã hội nên chưa tập trung nguồn lực thỏa đáng cho tín
dụng CSXH.
- Thiếu sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc lồng ghép các
chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động chuyển
giao công nghệ, huấn luyện, đào tạo nghề, tiêu thụ sản phẩm với hoạt động tín
dụng chính sách trong toàn quốc cũng như trên từng địa bàn, đặc biệt là địa bàn
cấp xã.
Một số khuyến nghị:
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của tín dụng CSXH góp phần thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới cần
tiếp tục thực hiện một số vấn đề sau đây:
1. Tín dụng CSXH tiếp tục khẳng định là công cụ quan trọng, góp phần
tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín
dụng CSXH, hoàn thành Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
NHCSXH tiếp tục phát triển theo hướng ổn định, bền vững. Xây dựng
Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021-2030 theo hướng: “Tập trung
thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các Ngân hàng thương mại sang
NHCSXH; phát triển NHCSXH thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển
ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực
hiện các CSXH của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tín
dụng hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng
được một phần”.
2. Cần tiếp tục cân đối, bố trí đủ nguồn lực để NHCSXH thực hiện các
chương trình tín dụng CSXH đã ban hành, đảm bảo có mức vốn của nhà nước và
12


có nguồn gốc nhà nước đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác.
- Tiếp tục bố trí vốn từ Ngân sách nhà nước dành cho tín dụng CSXH theo
kế hoạch đầu tư công trung hạn trong các giai đoạn tiếp theo; quan tâm bổ sung
vốn cho Quỹ quốc gia về việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản
xuất kinh doanh, tạo việc làm, tạo sinh kế để góp phần thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh cho NHCSXH phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng được Thủ
tướng Chính phủ giao, nhằm đáp ứng nguồn lực thực hiện chương trình tín dụng
CSXH có thời hạn cho vay dài.
- Quốc hội cần bố trí, quy định một nguồn vốn riêng từ nguồn ngân sách
Trung ương cho Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS và

miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trong đó có khoản mục dành
riêng quy định về nguồn vốn tín dụng chính sách đối với đồng bào DTTS.
3. Các địa phương, nhất là các tỉnh thuộc khu vực DTTS và miền núi cần
xây dựng dự án đặc thù, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương,
từng vùng miền, đồng thời bố trí vốn đầu tư phù hợp đạt hiệu quả thiết thực để
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phát trong xây dựng nông thôn mới (đầu tư kết
cấu hạ tầng, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị đồng bộ, sản phẩm truyền
thống địa phương, nguồn vốn tín dụng, quỹ khởi nghiệp cho thanh niên đồng
bào DTTS...). Vốn tín dụng CSXH được bố trí theo hướng đảm bảo đáp ứng đủ
nhu cầu vay của hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS tại khu vực DTTS và miền núi để
thực hiện dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả.
4. NHCSXH phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục rà soát để kịp thời báo
cáo cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, ban hành mới hoặc điều chỉnh, bổ
sung chính sách tại một số chương trình tín dụng phù hợp với mục tiêu giảm
nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới:
13


- Tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo và nước
sạch vệ sinh môi trường nông thôn khi hết thời hạn quy định (31/12/2020); đồng
thời cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng
đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo
lên tối đa là 5 năm; nâng thời hạn cho vay tối đa của chương trình tín dụng hộ
mới thoát nghèo lên 10 năm.
- Mở rộng đối tượng vay vốn chương trình cho vay học sinh sinh viên và
cho vay phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg
với đối tượng là các hộ có mức sống trung bình; mở rộng cho vay xuất khẩu lao
động đối với lao động là thành viên thuộc hộ mới thoát nghèo.
- Nâng mức cho vay đối với chương trình học sinh, sinh viên, hộ sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường; có cơ chế xử lý nợ

rủi ro phù hợp với đặc điểm, điều kiện của hộ nghèo, hộ DTTS.
- Tập trung tăng thêm nguồn vốn cho các chương trình tín dụng trọng tâm,
đang hỗ trợ đắc lực cho công tác xây dựng nông thôn mới một cách bền vững
như: cho vay giải quyết việc làm, NS&VSMT nông thôn...
5. Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
đối với hoạt động tín dụng CSXH, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa
phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ
nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; hỗ trợ về cơ sở vật chất,
địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động
của NHCSXH. Chủ động xây dựng chương trình, dự án, gắn kết giữa đầu tư các
mô hình phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn tín
dụng CSXH; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm,
khuyến ngư, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm để nâng
cao hiệu quả tín dụng CSXH; thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê xác nhận
hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho
các đối tượng này được vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.
14


6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục thực
hiện tốt chức năng giám sát phản biện xã hội, trong đó có hoạt động tín dụng
CSXH; đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước về tín dụng CSXH đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo
và các đối tượng chính sách khác; phối hợp với các cơ quan chức năng lồng
ghép có hiệu quả việc cho vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn
cách làm ăn, đào tạo nghề, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền
vững; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của cấp dưới,
đặc biệt trong nhiệm vụ quản lý tổ TK&VV; chú trọng công tác đào tạo, tập
huấn cho cán bộ để nâng cao chất lượng tín dụng CSXH./.


15



×