Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I MÔN HÓA LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.46 KB, 5 trang )

GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I MÔN HÓA LỚP 8
ĐỀ I
ĐỀ 1: A. TRẮC NGHIỆM (4đ): Hãy khoanh tròn vào đầu chữ cái đứng trước cho câu trả lời đúng:
Câu 1. Khí hidro sunfua có công thức hoá học là H2S, hãy cho biết trong CTHH đã cho nguyên tố lưu huỳnh có hóa
trị mấy?
A. I
B. II
C. III
D. IV.
Đáp án: B.
Gọi công thức tổng quát của chất gồm 2 nguyên tố là .
Trong đó a, b lần lượt là hóa trị tương ứng của nguyên tố A, B. x, y lần lượt là chỉ số là số nguyên tử trong hợp chất
tương ứng với nguyên tố A và nguyên tố B.
Theo quy tắc hóa trị, ta có công thức: a.x=b.y. Áp dụng cho công thức hóa học H2S, ta có x=2, y =1, a = 1 ( do
Hidro có hóa trị 1). Do đó 1.2=b.1, suy ra b = 2. Chúng ta có đáp án B.
Câu 2. Phân tử khối của đồng (II) sunfat CuSO4 là: (biết Cu = 64, S = 32, O = 16)
A. 140 đ.v.C ;
B. 150 đ.v.C;
C. 160 đ.v.C
D. 170 đ.v.C.
Đáp án: C.
Muốn tính phân tử khối của một phân tử, chúng ta phải biết nguyên tử khối của từng nguyên tố cấu tạo nên phân tử
đó. Đề bài cho chúng ta biết nguyên tử khối của Cu, S, O lần lượt là 64, 32, 16. Sau đó nhân nguyên tử khối với số
nguyên tử của nguyên tố đó và tính tổng, ta sẽ được phân tử khối.
Phân tử CuSO4 sẽ có 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O cấu thành. Do đó ta có: 64.1+32.1+16.4=160
đ.v.C.
Câu 3. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây:
A. Nơtron
B. Prôton
C. Electron



D. Hạt nhân
Đáp án: B. Những nguyên tử cùng loại sẽ có cùng số hạt proton.
Câu 4. Cơ thể người có 63-68% về khối lượng là nước. Hãy chọn câu trả lời đúng:
A. Cơ thể người, nước là vật thể;
B. Cơ thể người, nước là chất;
C. Cơ thể người là vật thể, nước là chất;
D. Cơ thể người là chất, nước là vật thể.
Đáp án: C.
Câu 5. Công thức hóa học sau đây là công thức của đơn chất:
A. N2;
B. N2O5;
C. NO;
D. NO2 .
Đáp án: A.
Đơn chất là những chất được tạo từ một nguyên tố hóa học.
N2 được cấu tạo từ nguyên tố Nitơ.
Tất cả những đáp án còn lại đều được cấu tạo từ 2 nguyên chất trở lên, đều được gọi là hợp chất. Cụ thể, N2O5,NO,
NO2 .đều được cấu tạo từ nguyên tố Nitơ và nguyên tố Oxi
Câu 6. Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3;
B. H3NO;
C. H2NO3;
D. HN3O.
Đáp án: A.
Câu 7. Vật thể sau đây là vật thể nhân tạo:
A. Cây cối;
B. Sông suối;
C. Nhà cửa;



D. Đất đá.
Đáp án: C.
Câu 8. Một chất khí có phân tử khối bằng 14 lần khí hiđro. Vậy, khí đó là:
A. Nitơ;
B. Oxi;
C. Clo;
D. Cacbonic.
Đáp án: A.
Trước tiên, chúng ta sẽ xem qua đáp án và đoán chất khí tương ứng với từng đáp án có CTHH như thế nào.
Khí nitơ có CTHH là N2 và có phân tử khối là 14.2=28.
Khí oxi có CTHH là O2 và có phân tử khối là 16.2=32.
Khí clo có CTHH là Cl2 và có phân tử khối là 35,5.2=71.
Khí cacbonic có CTHH là CO2 và có phân tử khối là 12.1+16.2=44.
Vậy một chất khí có phân tử khối gấp 14 lần khí hidro ( CTHH là H2 và có phân tử khối bằng 2) thì có phân tử khối
là 14.2=28. Đáp án A.
B. TỰ LUẬN (6đ):
Câu 1:(2 đ) Tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a. BaO
b. Ca(OH)2 .
c. FeSO4
d. HNO3
(Biết Ba=137 , Ca=40, Fe=56, S= 32, N=14, O=16, H=1)
Bài giải:
Muốn tính phân tử khối của một phân tử, chúng ta phải biết nguyên tử khối của từng nguyên tố cấu tạo nên phân tử
đó.
a. BaO
BaO có 1 nguyên tố Ba và 1 nguyên O.
Do đó phân tử khối của hợp chất BaO là 137.1+16.1=153 (đ.v.C)
b. Ca(OH)2 .



Ca(OH)2 có 1 nguyên tố Ca, 2 nguyên tố O, 2 nguyên tố H.
Do đó phân tử khối của hợp chất Ca(OH)2 là 40.1+2.16+2.1=74 (đ.v.C)
c. FeSO4
FeSO4 có 1 nguyên tố Fe, 1 nguyên tố S, 4 nguyên tố O.
Do đó phân tử khối của hợp chất FeSO4 là 56.1+32.1+16.4=152 (đ.v.C)
d. HNO3
Tương tư, phân tử khối của hợp chất HNO3 là 1.1+14.1+16.3 = 63 (đ.v.C)
Câu 2: (2 đ)
a. Lập công thức hoá học của hợp chất có phân tử gồm: Fe (II) và Cl (I).
Bài giải:
Gọi công thức hóa học tổng quát của hợp chất cần tìm là
Trong đó x,y lần lượt là chỉ số là số nguyên tử của Fe, Cl trong hợp chất và a,b lần lượt là hóa trị tương ứng của
nguyên tố Fe, Cl.
Ta có công thức. a.x=b.y. Mà ta có Fe có hóa trị II, Cl có hóa trị I, do đó a = 2, b =1.
Suy ra: 2.x=1.y

=>

=

=> x=1, y = 2. Vậy công thức hóa học của hợp chất cần tìm là FeCl2.

b. Tính hóa trị của S trong hợp chất SO2.
Gọi công thức hóa học tổng quát của hợp chất cần tìm là
Trong đó x,y lần lượt là chỉ số là số nguyên tử của S, O trong hợp chất và a,b lần lượt là hóa trị tương ứng của
nguyên tố S, O.
Ta có công thức: a.x=b.y. Theo công thức hóa học SO2 ta có, x = 1, y =2. Hóa trị của O là 2.
Nên ta có: a.1=2.2 => a=4.

Vậy hóa trị của S trong hợp chất SO2 là IV.
Câu 3: (2 đ) Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O và nặng hơn
phân tử hiđro là 32 lần.
a. Tính phân tử khối của hợp chất.
Giải.
Gọi công thức hóa học tổng quát của hợp chất cần tìm có nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử O là XO2 và phân tử
khối của hợp chất cần tìm là M (đ.v.C)
Do hợp chất cần tìm có phân tử khối nặng hơn phân tử hidro là 32 lần. Mà phân tử hidro có phân tử khối là 2.
Nên ta có công thức: M = 32.2 = 64.


Vậy phân tử khối của hợp chất là 64 (đ.v. C)
b. Tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Gọi là nguyên tử khối của X.
Ta có phân tử khối của hợp chất cần tìm là: = 64.
=> = 64-32 = 32
=> Nguyên tử khối của X là 32. Ký hiệu hóa học của nguyên tố X là S.



×