Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tổ chức các hình thức vui chơi trong hoạt động ngoài giờ lên lớ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.92 KB, 19 trang )

1
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐÔNG ANH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VĨNH NGỌC
----------------------
Đề tài:
Tổ chức các hình thức vui chơi trong giờ
hoạt động ngoài giờ lên lớp
Người viết : Lê Trung Thuận
Tổ : Xã hội
Năm học 2006- 2007
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương trình sách giáo khoa mới đã bước sang năm thứ 5 đối với bậc
THCS. Bên cạnh những môn học cung cấp cho học sinh tri thức, chương trình
sách giáo khoa mới rất chú trọng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh.
Bộ giáo dục và đào tạo quy định hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện với
quỹ thời gian là 3 tiết/ tuần. Quỹ thời gian vàng bao gồm tiết sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần, tiết sinh hoạt cuôí tuần và 1 tiết do nhà trường sắp xếp sao cho phù
hợp với điều kiện của trường. Căn cứ vào qũi thời gian và tâm lí lứa tuổi học
sinh lớp 9, chương trình các em được học và điều kiện của lớp tôi đã chọn và
xây dựng đề tài "Tổ chức các hình thức vui chơi trong hoạt động ngoài giờ lên
lớp". Hoạt động này mang tính chất "học mà chơi, chơi mà học" thông qua các
hoạt động các em vừa rèn luyện khả năng tự quản, năng khiếu văn nghệ và kiểm
tra việc nắm hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh. Đề tài này tôi rất tâm đắc và
đã mạnh dạn áp dụng trong tập thể lớp 9E do tôi chủ nhiệm rất mong sự cổ vũ
và góp ý của đồng nghiệp để đề tài có thể áp dụng nhiều và nhân rộng trong
nhiều khối lớp.
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1- Nhận thức chung về tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh có gắn
bó hữu cơ với hoạt động dạy và học trên lớp.
a- Nhiệm vụ của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.


- Khơi gợi ở học sinh tính tích cực chủ động sáng tạo, tinh thần trách
nhiệm, kỹ năng học độc lập, kỹ năng ứng xử ...
- Giáo dục học sinh ý thức chính trị, xã hội đạo đức, văn hoá ... lành mạnh.
- Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể tự quản, có nề nếp kỷ luật, phát
huy vai trò tiên phong của Đoàn - Đội.
- Tạo điều kiện cho các em có giây phút nghỉ ngơi tích cực, các em được
giao lưu, được thể hiện khả năng của mình trong các lĩnh vực.
2
b- Đặc thù của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp muốn thành công và cuốn hút được học
sinh đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư nhiều công sức như xây
dựng kế hoạch ,phân công nhiệm vụ cho học sinh, phối hợp với các lực lượng
giáo viên khác.
- Xây dựng tiết hoạt động ngoài trời lên lớp vừa thực hiện nội dung chương
trình theo chủ điểm giáo dục theo tháng ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải biết
rằng các hoạt động đa dạng khác để giáo dục học sinh, cuốn hút học sinh được
tích hợp với chủ điểm giáo dục.
c- Nguyên tắc của giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Đảm bảo nguyên tắc để học sinh tự quản toàn diện, giáo viên chủ nhiệm
giữ vai trò cố vấn: hướng dẫn, góp ý, nhận xét, đánh giá sau mỗi giờ hoạt động
ngoài giờ lên lớp.
d- Quy trình của giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Xác định chủ điểm của tháng.
- Xây dựng chủ điểm của tháng để làm rõ chủ điểm của tháng.
- Xác định các yêu cầu giáo dục ở tiết sinh hoạt.
- Chuẩn bị tiết sinh hoạt:
+ Lên lịch thực hiện.
+ Phân công từng phần việc cụ thể cho từng tổ, cá nhân (nội dung và người
dẫn chương trình).
+ Phối hợp với các lực lượng giáo dục.

+ Dự kiến các tình huống xảy ra ngoài dự kiến ban đầu và cách giải quyết.
2- Phương tiện, trang thiết bị cho việc tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp:
Ngoài việc chuẩn bị nội dung, con người để tổ chức hoạt động ngoài giờ
lên lớp, phương tiện, thiết bị cũng rất cần thiết để giúp giờ hoạt động ngoài giờ
lên lớp thành công. Các phương tiện, thiết bị chủ yếu phục vụ tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp như:
3
- Giấy khổ to, giấy màu.
- Các biểu bảng.
- Các dụng cụ phục vụ vui chơi giải trí,.
- Băng cát sét , băng, đĩa, hình, loa đài...
- Chuông bấm, cây thông ....
g- Tiến hành thực hiện và kết thúc hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Tiến hành trình tự các bước như đã chuẩn bị .
- Giáo viên tham dự như 1 đại biểu mời, chỉ cố vấn, hỗ trợ học sinh khi có
tình huống xảy ra ngoài dự kiến học sinh không giải quyết định.
II- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1- Phát huy tính tự quản của đội ngũ cán bộ lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm giao việc cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp.
- Khơi gợi năng lực quản lý của học sinh.
2- Phối hợp với các lực lượng giáo dục:
- Phối hợp của các đoàn thể trong trường ( chi đoàn, liên đội ....)
- Phối hợp với giáo viên bộ môn .
* Ngoài ra phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã: Hội cựu chiến
binh, đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Hội phụ nữ ...
3- Sử dụng các hình thức hoạt động đa dạng:
- Văn nghệ ( hát, tiểu phẩm).
- Trò chơi ai nhanh hơn.
- Cá nhân hùng biện .

- Giao lưu giữa các tổ, nhóm.
III- THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
1- Thuận lợi:
- Lớp 9E tôi nhận làm công tác chủ nhiệm nhìn chung các em đoàn kết,
ham học hỏi, có nhiều các em học sinh sôi nổi có khả năng trong hoạt động
phong trào.
- 100% các em sống ở nông thôn và bố mẹ làm nghề nông nên nhìn chung
tính nết ngoan .
4
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, nhóm chủ nhiệm giúp đỡ rất nhiệt tình.
- Bản thân tôi nhiệt tình, hăng hái, ham học hỏi luôn tìm tòi phương pháp
đổi mới nhằm lôi cuốn học sinh, tham gia học tập.
2- Khó khăn
- Học sinh của lớp gồm 4 thôn: Ngọc Chi, Ngọc Giang, Vĩnh Thanh,
Phương Trạch. Trong đó, một số ít học sinh nằm ở 2 thôn Ngọc Giang, Ngọc
Chi có biểu hiện sa sút về đạo đức, tác phong, lý do chính là bố mẹ các em đi
làm thuê kiếm tiền, đi chợ nên ít có thời gian quan tâm đến các em. Đặc biệt
một số gia đình bán đất có tiền thường chiều con nên các em dễ sa ngã vào
điện tử và bi-a.
Nhận rõ được thuận lợi và khó khăn, tôi đã chủ động xây dựng, định ra
chương trình, kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với từng chuyên đề để gắn
liền mốc thời gian, chủ điểm của từng tháng trong năm học:
Tháng 9: Truyền thống nhà trường
Tháng 10: Tìm hiểu thủ đô Hà Nội
Tháng 11: Tôn sư trọng đạo - tình cảm thầy trò
Tháng 12: Theo chân anh bộ đội cụ Hồ.
........
- Mỗi tiết hoạt động ngoài lên lớp đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải
dành nhiều thời gian trao đổi với giáo viên bộ môn về kiến thức ở các mảng
khác, tìm hiểu kiến thức mới trên sách, báo ....

3- Quá trình thực hiện đề tài:
TIẾT HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI CHỦ ĐỀ:" HÀ NỘI - THỦ ĐÔ
NGÀN NĂM VĂN HIẾN"
1- Yêu cầu giáo dục:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức về thủ đô Hà Nội .
- Tìm hiểu nét văn hoá của Hà Nội .
- Giáo dục học sinh tình yêu thủ đô Hà Nội .
5
2- Thời gian và chuẩn bị:
a- Thời gian thực hiện ( tuần 1 - tháng 10)
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo thời gian cho học sinh.
- Lên kế hoạch chuẩn bị, phân công công việc cụ thể cho từng tổ, cá nhân .
b- Chuẩn bị:
- Nhắc học sinh trong lớp sưu tầm tài liệu tranh, ảnh, bài thơ, văn các di
tích lịch sử trên địa bàn Hà Nội ( quá khứ - hiện tại ).
- Phần thi chuyên đề này xây dựng 2 đội chơi mỗi đội 4 bạn đại diện tổ. Tổ
thi là tổ 1 và tổ 2.
- Cán bộ lớp hỏi ýkiến cô giáo dạy Sử, Văn để xây dựng chương trình cho
cuộc thi giữa 2 tổ ( trừ các bạn thi ở 2 tổ).
- Phân công trang trí, khánh tiết.
- Phân công nhiệm vụ : Mời giáo viên dự, Ban giám khảo.
3- Tiến hành hoạt động
Chương trình của cuộc thi.
Phần 1: Tìm hiểu về Hà Nội (5 câu - mỗi câu 2 điểm) (hình thức thi - ai
nahnh hơn - học sinh bấm chuông).
Câu 1:
Vị vua nào quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về đóng đô ở Hà
Nội ? Năm đó là năm nào?
Người dẫn chương trình quan sát, nghe chuông của đội nào vang lên trước
độ đó giành quyền trả lời.

Đáp án:
- Vua Lý Công Uẩn
- Năm 1010.
Câu 2:
Ngày mồng 2/9/1945 tại Thủ đô Hà Nội diễn ra sự kiện trọng đại gì?
Đáp án :
- Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà.
6
Câu 3:
Tháng 12/1972, quân dân thủ đô lập lên sự kiện gì?
Đáp án:
- Quân dân Hà Nội đánh tan cuộc oanh kích bằng máy bay B52 của đế
quốc Mĩ xuống thủ đô Hà Nội lập lên trận " Điện Biên Phủ trên không" bắn hạ
nhiều máy bay Mĩ.
Câu 4:
Trường Đại học đầu tiên của nước ta ở Hà Nội là trường nào?
Đáp án:
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám .
Câu 5:
Ngày 10/10 hàng năm được coi là ngày gì của Hà Nội ?
Đáp án:
- Ngày 10/10 hàng năm là ngày giải phóng thủ đô.
Phần 2: Tìm hiểu Hà Nội trong thơ văn - bài hát .
( Hình thức thi hát - đọc )
Câu 1: ( 5 điểm ) ( Hát luân chuyển hết đội này sang đội khác) .
- Hát các bài hát có từ Hà Nội .
- Bạn nào hát lặp lại bài sẽ bị loại .
Câu 2 ( 5 điểm ) : (Các đội trả lời xong gọi khán giả đọc tiếp)
Thi đọc các câu ca dao nói về Hà Nội ( phong cảnh, con người Hà Nội ).

- Cho điểm theo số câu đạt được ở mỗi đội theo tỷ lệ .
Phần 3: Chấm phần sưu tầm tư liệu (khuyến khích 2 điểm )
- Chấm tranh, ảnh, tư liệu về Hà Nội .
- Ban giám khảo + giáo viên hoạ .
* Kết quả:
Với việc tổ chức trò chơi như vậy chúng tôi đã tạo không khí vui vẻ, thoải
mái sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời tạo ra sự thi đua, nỗ lực giữa các
em học sinh. Chính nhờ tâm lí thi đua giành điểm bằng hoạt động vui chơi như
vậy các em học sinh sẽ tìm được lại sự thăng bằng, thoải mái trong tâm hồn.
7

×