Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI SGD NH ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.34 KB, 21 trang )

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN TẠI
SGD NH ĐT&PTVN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ SGD NH ĐT&PTVN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD
Gắn liền với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT VN là quá trình
hình thành và phát triển của SGD:
Ngày 26/04/1957,Ngân hàng ĐT&PT VN khai trương hoạt động với tên gọi
là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, lúc này ngân hàng có nhiệm vụ chủ yếu là
thanh tốn và quản lý vốn do nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, mục đích là để
thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, hỗ trợ sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc.
Ngày 21/06/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 259-CP, chuyển
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính thành Ngân hàng Đầu tư
và Xây dựng Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng có nhiệm vụ mới là thu hút và
quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây cơ bản, các cơng trình khơng do
ngân sách cấp hoặc khơng đủ vốn tự có, làm đại lý thanh tốn và kiểm sốt các
cơng trình thuộc diện ngân sách đầu tư.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành lập Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Lúc này, ngân hàng có chức năng huy
động vốn trung và dài hạn ở trong và ngoài nước, đồng thời nhận vốn từ ngân
sách nhà nước để cho vay các dự án chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư. Kể từ ngày
1/1/1995, NH ĐT&PT VN hoạt động với đầy đủ nghiệp vụ của một Ngân hàng
thương mại.
SGD NH ĐT&PT VN được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
28/03/1991.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD


Hiện nay, SGD có 14 phịng với tổng số cán bộ là 217. Các phịng của Sở
giao dịch gồm có:


 Phịng tín dụng 1.
 Phịng tín dụng 2.
 Phịng tín dụng 3.
 Phịng thanh tốn quốc tế.
 Phịng dịch vụ khách hàng cá nhân.
 Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
 Phòng tiền tệ kho quỹ.
 Phòng giao dịch .
 Phịng thẩm định và quản lý tín dụng.
 Phịng kế hoạch nguồn vốn.
 Phịng tài chính kế tốn.
 Phịng điện tốn.
 Phịng kiểm tra, kiểm tốn nội bộ.
 Phịng tổ chức hành chính.
Để góp phần xây dựng một SGD “hùng mạnh”, các phịng ngồi việc phải
thực hiện đầy đủ, đúng đắn các chức năng nhiệm vụ được giao thì cịn cần phải
có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ giữa các phòng với nhau.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NH ĐT&PT VN
Qua mỗi năm thì hoạt động của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có một “bộ
mặt” mới và SGD Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam cũng vậy. Mặc dù
trong hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít khó khăn,
đã và đang hiện ra ở trước mắt mà SGD nói riêng và hệ thống ngân hàng nói
chung phải đối mặt, cụ thể như sau:
Thuận lợi:
 Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.


 Thu nhập cũng như trình độ giáo dục của người dân ngày càng được cải
thiện.
 Chính phủ cũng có những chính sách, những văn bản pháp luật nhằm tạo

mơi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.
 Xu thế của hội nhập quốc tế ngày càng tăng, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư vì
nước ta được nhiều nhà đầu tư ở các nước bạn chú ý, coi là một mơi trường đầu
tư an tồn và ổn định..., qua hội nhập, ngân hàng có điều kiện để tiếp thu khoa
học công nghệ, kỹ năng quản lý của các nước tiên tiến, đội ngũ cán bộ qua làm
việc, tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài sẽ tăng thêm độ nhanh nhạy và sự
năng động sáng tạo.
Khó khăn:
 Q trình hội nhập tạo ra nhiều thách thức vì bên cạnh việc phải cạnh
tranh với các ngân hàng trong nước thì giờ đây các ngân hàng cịn phải cạnh
tranh với các ngân hàng nước ngồi có trình độ cao trong việc quản lý, có nhiều
kinh nghiệm trong kinh doanh, có cơng nghệ tinh vi...vì vậy, với thực lực tài
chính cịn mỏng, cơng nghệ cịn lạc hậu, năng lực quản trị điều hành của các
ngân hàng thương mại cịn hạn chế.. thì chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong
cạnh tranh.
 Tiến trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước cũng như hệ thống tài chính
ngân hàng diễn ra chậm, nhiều ngành kinh tế gặp nhiều khó khăn trong quá
trình hội nhập, ngân sách nhà nước do các bộ ngành bố trì khơng kịp thời tiến
độ đầu tư dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng, chiếm dụng vốn lẫn nhau của các
doanh nghiệp.
 Một số cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm nên đơi lúc cịn chưa đáp ứng được
u cầu của cơng việc.
Mặc dù có khơng ít khó khăn nhưng hoạt động của Sở vẫn đạt được kết quả
rất tốt:


Năm 2003, SGD đã có những đóng góp đáng kể, góp phần tạo nên những sự
kiện quan trọng trong kết quả hoạt động của NH ĐT&PTVN:
 Hoàn thành kế hoạch kinh doanh tổng tài sản đạt 95.000 tỷ, doanh số phục
vụ đầu tư phát triển đạt 28.000 tỷ đồng.

 Hoàn thành giai đoạn đầu tư đề án cơ cấu lại - vốn điều lệ đạt 3.650 tỷ đồng.
 100% đơn vị thành viên BIDV được cấp chứng chỉ ISO 9001.2000.
 Thương hiệu BIDV đạt giải “Sao vàng đất Việt”.
 Là thành viên chính thức của tổ chức thể quốc tế Visa international.
 Triển khai thành công dự án hiện đại hóa Ngân hàng giai đoạn 1.
Năm 2004, ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh qua một số mặt sau:
2.1.3.1. Công tác huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của SGD trong thời gian qua đạt kết quả tốt, SGD
đã huy động khách hàng gia hạn một lượng tiền gửi tương đối lớn như: quỹ hỗ
trợ phát triển, Bảo hiểm xã hội (BHXH)...huy động mới từ nhiều khách hàng
như Công ty đầu tư và phát triển khu đô thị Nam Thăng Long 150 tỷ...Các
khách hàng mới trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) rất được
chú ý, quan tâm ví dụ như cơng ty cổ phần Hàm Rồng, cơng ty cổ phần may Hồ
Gươm. Hoạt động này góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng nguồn vốn của
SGD.
Trong năm 2004, nguồn huy động ngắn hạn là 3.849 tỷ đồng, trung và dài
hạn là 5.275 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ tương ứng trong tổng nguồn là 42,2% và
57,8%. So với năm 2003 thì kỳ hạn nguồn vốn đã có xu hướng chuyển biến tốt:
nguồn vốn trung và dài hạn đã tăng lên về số tuyệt đối. Bên cạnh đó, so với năm
2003 dù có gia tăng về vốn trung và dài hạn (từ 5.086 tỷ năm 2003 tăng lên
5.275 tỷ năm 2004) nhưng nguồn ngắn hạn lại giảm (từ 4.124 tỷ đồng năm 2003
giảm xuống còn 3.849 tỷ năm 2004). Như vậy là nguồn vốn có cơ cấu tương đối
ổn định.


Trong quá trình huy động vốn, lãi suất huy động luôn được Sở theo sát diễn
biến lãi suất thị trường, đảm bảo duy trì tính cạnh tranh để giữ vững và tăng
trưởng nguồn vốn theo đúng sự chỉ đạo của Hội sở chính, theo cam kết với hiệp
hội ngân hàng. Các đợt phát hành giấy tờ có giá ln được Sở chuẩn bị và tiến
hành tốt. Đợt phát hành giấy tờ có giá đợt 1/2004 đã giúp Sở hồn thành chỉ tiêu

huy động trước thời hạn được giao.
Công tác huy động vốn của Sở trong thời gian qua nói chung là vẫn tiếp tục
duy trì được số dư huy động cao và cơ cấu tăng trưởng nhờ đó kế hoạch được
giao đã được Sở hoàn thành tốt. Nguồn vốn trung và dài hạn tăng đã đáp ứng
được các nhu cầu về vốn trong hoạt động đầu tư và cho vay.
2.1.3.2. Cơng tác tín dụng
 Quy mơ tăng trưởng tín dụng: SGD đã đảm bảo được dư nợ tín dụng trong
giới hạn được giao, cụ thể là tính đến thời điền 31/12/2004 thì tổng dư nợ đạt
5057 tỷ nhờ đã thực hiện một cách nghiêm túc chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng.
 Cơ cấu tín dụng: theo sự chỉ đạo của NH ĐT&PT VN và ban lãnh đạo SGD,
trong năm 2004 dù khơng có nhiều lợi thế trong cạnh tranh lãi suất so với các
ngân hàng khác nhưng SGD vẫn nỗ lực đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, giảm dư
nợ cho vay trung và dài hạn, khối xây lắp, do đó cơ cấu tín dụng ngắn hạn tại
SGD đã được cải thiện đáng kể.

2.1.3.3. Một số công tác khác
 SGD tiếp tục phát huy các thế mạnh của mình về thanh tốn, bảo lãnh... Một
vài kết quả đáng khích lệ về các hoạt động đó như: thu dịch vụ rịng đạt 25,63%,
tỷ trọng thu dịch vụ ròng trên tổng thu là 20%...
 Số lượng khách hàng đến mở tài khoản tại SGD đã tăng lên đáng kể, Sở đã
thêm mới được 300 khách hàng là tổ chức kinh tế và 3550 khách hàng cá nhân.


Có thể nói rằng, có được kết quả như vậy là do các cán bộ nhân viên, các phòng
tại SGD đã phối hợp tốt với nhau trong việc tiếp thị khách hàng mới, tiềm năng.
 Để tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho các cán bộ, SGD đã không ngừng
cải tiến, nâng cấp các thiết bị kỹ thuật, hạ tầng công nghệ...
 Luôn phát động các cuộc thi đua như: phong trào phụ nữ đảm việc nhà, giỏi
việc ngân hàng; phong trào nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến cải tiến nâng cao
hiệu suất công tác; phong trào đền ơn đáp nghĩa... trong những dịp quan trọng

như ngày quốc tế phụ nữ, ngày thành lập ngành... nhờ đó đã tạo ra “mảnh đất”
tốt cho các sáng kiến cải tiến, sáng tạo nẩy nở, khơi dậy và phát huy nội lực của
mỗi cá nhân và tập thể.
2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNN
TẠI SGD NHĐT&PT VN
2.2.1. Những quy định chung về hoạt động tín dụng trung và dài hạn
2.2.1.1. Nguyên tắc vay vốn
 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:
trong hoạt động của ngân hàng ln có những quy định của pháp luật nhằm đảm
bảo an toàn khơng những cho ngân hàng mà cịn cho nền kinh tế. Hoạt động của
các ngân hàng sẽ có mục đích và phạm vi riêng, mục đích đó thường được ghi
trong các hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo là ngân hàng không tài trợ cho các
hoạt động trái pháp luật và nó khơng trái với cương lĩnh của ngân hàng.

 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.
2.2.1.2. Điều kiện vay vốn
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: mục đích này khơng trái với những
quy định của pháp luật và không trái với những điều đã cam kết trong hợp đồng
tín dụng với ngân hàng.


 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, hoạt động kinh
doanh có hiệu quả (có lãi), trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc
phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ
khả thi.
2.2.1.3. Lãi suất cho vay
 Lãi suất cho vay cụ thể do Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận: có thể áp

dụng lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian vay vốn hoặc lãi suất cho vay
có điều chỉnh.
 Ngân hàng áp dụng mức lãi suất quá hạn tối đa đến 150% lãi suất cho vay
trong hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết hoặc điều chỉnh.
 Đối với lãi đến hạn khách hàng không trả được, kể cả trường hợp đã gia hạn,
điều chỉnh kỳ hạn lãi, Ngân hàng có thể áp dụng phạt chậm thanh toán lãi quá
hạn theo hướng dẫn của NHĐT&PTVN.
2.2.1.4. Phương thức cho vay
 Cho vay theo hạn mức tín dụng:
 SGD cùng khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy
trì trongmột khoảng thời gian nhất định. Phương thức cho vay theo hạnmức tín
dụng được áp dụng đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có
hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với SGD.
 Khi xác định hạn mức tín dụng cần dựa trên cơ sở: Báo cáo quyết toán
của năm trước, Báo cáo kế toán tại thời điểm gần nhất cùng với kế hoạch sản
xuất kinh doanh năm, quý và các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công...
 Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo hạn mức, khách
hàng có thể vừa rút vốn vay, vừa trả nợ tiền vay song phải đảm bảo số dư nợ
khơng vượt hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hạn mức.


 Để đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, hàng năm hoặc theo nhu
cầu mở rộng, thu hẹp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khách hàng, điều kiện
vay vốn của khách hàng, SGD và khách hàng thỏa thuận ký phụ lục bổ sung
hợp đồng tín dụng điều chỉnh hạn mức tín dụng cho kỳ tiếp theo, hoặc ký hợp
đồng tín dụng hạn mức mới hoặc chấm dứt phương thức cho vay này.
 Cho vay theo dự án đầu tư:
Khi DNNN có kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ...có
thể xin vay ngân hàng. Tuy nhiên, để vay được thì SGD yêu cầu khách hàng
phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình

thực hiện dự án. Phân tích và thẩm định dự án là cơ sở để ngân hàng quyết định
phần vốn cho vay và xác định khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
 Cho vay hợp vốn:


Ngân hàng cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác cùng cho

vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong
đó SGD hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối thu xếp.


Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo Quy chế đồng tài trợ của các

tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và
hướng dẫn của Tổng Giám đốc. Việc thẩm định dự án, phương án vay vốn,
quyết định tham gia đồng tài trợ của ngân hàng thực hiện theo quy chế này.
 Các phương thức cho vay khác:
Ngoài các phương thức cho vay nêu trên, SGD cho khách hàng vay vốn theo
các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với Quy chế
cho vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy chế này và điều kiện hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng và đặc điểm của từng loại khách hàng vay.
2.2.1.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay
 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
 Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay.
 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.


 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
 Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay khơng có bảo đảm
bằng tài sản:

 Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với những khách hàng đủ
điều kiện.
 Cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ.

2.2.1.6. Trả nợ gốc và trả lãi vốn vay
 Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn, khả năng tài
chính, thu nhập và nguồn trả nợ của doanh nghiệp, kỳ hạn trả nợ gốc và lãi tiền
vay được xác định, quy định như sau:
 Các kỳ hạn trả nợ gốc và số tiền trả nợ của mỗi kỳ hạn.
 Thu tiền lãi vay theo định kỳ hàng tháng hoặc quý, vụ, chu kỳ sản xuất,
hoặc thu lãi vay cùng với nợ gốc theo kỳ hạn trả nợ.
 Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu doanh nghiệp khơng trả nợ đúng hạn
thì áp dụng các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi, gia hạn nợ gốc, lãi,
hoặc chuyển sang nợ quá hạn.
 Trường hợp doanh nghiệp đề nghị cho trả nợ trước hạn thì SGD và doanh
nghiệp có thể thỏa thuận về điều kiện, về số lãi vốn vay, về phí phải trả nhưng
khơng q mức lãi (hoặc phí) đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
 Trả nợ bằng ngoại tệ: Doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ
gốc và lãi bằng ngoại tệ đó. Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc đồng
Việt Nam thì doanh nghiệp và SGD thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp
luật về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Tổng Giám đốc.
2.2.2. Thực trạng tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN tại SGD
NHĐT&PTVN


ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Trong hoạt động kinh doanh của Sở thời gian vừa qua, Sở luôn thực hiện
nghiêm túc luật các tổ chức tín dụng, các quy trình nghiệp vụ và cơ chế ủy
quyền của Ngân hàng ĐT&PT VN, đồng thời luôn bám sát định hướng phát
triển của các ngành và của toàn xã hội.

Trong thời gian qua, NH ĐT&PT VN nói chung và SGD nói riêng đã đề ra
nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng cung ứng vốn trung- dài hạn cho nền
kinh tế như tiến hành huy động vốn có kỳ hạn dài thơng qua phát hành trái
phiếu, kỳ phiếu... đồng thời áp dụng các hình thức cho vay thích hợp (cho vay
đồng tài trợ) để huy động vốn của các tổ chức tín dụng khác, của chủ đầu
tư...nhằm đầu tư vào các chương trình lớn, các dự án trọng điểm của đất nước,
nhờ đó mà nhiều dự án, chương trình đã được cung ứng vốn kịp thời, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực: ngành điện lực, bưu chính viễn
thơng, xi măng, mía đường, phát triển hạ tầng nông nghiệp và đánh bắt xa bờ ...
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thực
hiện những hoạt động trên SGD còn áp dụng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an
tồn trong q trình hoạt động, điển hình như:
 Đánh giá khách hàng về các mặt như: đánh giá tài sản của khách hàng, đánh
giá các khoản nợ của khách hàng...qua đó có thể lựa chọn được những khách
hàng tốt.
 Các báo cáo đánh giá khách hàng được cán bộ tín dụng lập theo định kỳ, nội
dung của báo cáo rất quan trọng: nói về tình hình tài chính, tình hình sản xuất
kinh doanh, phân tích luồng tiền... của khách hàng.
 Sở đã triển khai nhiều loại hình tín dụng phù hợp với mọi doanh nghiệp và
đảm bảo cho việc quản lý thu hồi nợ vay của Ngân hàng như cho vay theo cơng
trình đối với các doanh nghiệp xây lắp, cho vay các đơn vị thương mại khi đã
thẩm định được đối tác của khách hàng...


Nhờ các biện pháp đó mà hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN
của Sở trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, chất lượng tín
dụng đạt kết quả tốt. Ngân hàng đã cung ứng vốn kịp thời cho các doanh
nghiệp hoạt động hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngày càng bền vững
hơn; Sở cũng đã cung ứng vốn kịp thời cho các dự án, các cơng trình phục vụ
phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giúp đất

nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp.
MỘT SỐ KẾT QUẢ CỤ THỂ:
 Cơ cấu tín dụng theo thời gian và theo thành phần kinh tế:
Tổng dư nợ đã tăng lên từ 4.478 tỷ đồng năm 2002 lên 5.186 tỷ đồng vào
năm 2003, tăng 15,81% so với năm 2002. Nhưng đến năm 2004 quy mô lại
giảm xuống và chỉ còn 5.057 tỷ đồng, giảm 129 tỷ đồng tương đương với 2,5%.
Đơn vị:tỷ đồng
Loại tín dụng

Năm 2002
Dư nợ % Dư
922
3.556

nợ
20,59
79,41

1. T- DHTM1

2.432

2. KHNN&CĐ2
Tổng dư nợ

1.124
4.478

Ngắn hạn
Trung- dài hạn


Năm 2003
Dư nợ % Dư

Năm 2004
Dư nợ % Dư

917
4.269

nợ
17,68
82,32

1.119
3.938

nợ
22,12
77,88

54,31

3.366

64,91

3.264

64,54


25,1
100

903
17,41
674
13,34
5.186
100
5.057 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)

Cơ cấu tín dụng theo thời gian
Trong tổng dư nợ thì cơ cấu cũng có nhiều thay đổi: năm 2002, dư nợ trung
và dài hạn là 3.556 tỷ đồng, chiếm 79,41% tổng dư nợ; năm 2003, dư nợ trung
và dài hạn là 4.269 tỷ đồng, chiếm 82,32%. Như vậy dư nợ trung và dài hạn đã
tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tuy nhiên, cơ cấu này lại thay đổi
1
2

Tín dụng trung-dài hạn thương mại.
Kế hoạch nhà nước và chỉ định.


khi chuyển sang năm 2004: dư nợ trung và dài hạn là 3.938 tỷ đồng (77,88%
tổng dư nợ) giảm so với năm 2003 là 331 tỷ đồng. Mặc dù có nhiều thay đổi
trong cơ cấu nhưng tựu trung lại thì hoạt động tín dụng trung và dài hạn vẫn
chiếm một tỷ lệ cao trong hoạt động tín dụng (đều trên 75%), khẳng định tầm
quan trọng của nó trong hoạt động tín dụng của SGD. Trong năm 2004, Tín

dụng trung và dài hạn đã giảm về số tương đối và cả số tuyệt đối nên đã đảm
bảo được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu loại cho vay.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
DNNN
DNNQD
Tổng

Năm 2002
Năm 2003
Dư nợ %Dư nợ Dư nợ %Dư nợ
3.835
643
4.478

85,64
14,36
100

Năm 2004
Dư nợ %Dư

nợ
4.479 86,37
4.276 84,56
707
13,63
781
15,44
5.186 100

5.057 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)

Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
Theo định hướng phát triển của Ngân hàng ĐT&PT VN, hoạt động tín dụng
của SGD đã chú trọng đến việc mở rộng tín dụng cho các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh, dân doanh; tỷ lệ về loại tín dụng này tăng sẽ làm giảm tỷ
trọng cho vay DNNN trên tổng dư nợ.
Mặc dù đã có nỗ lực trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng
nhưng tỷ lệ dư nợ của DNNN vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (cả 3
năm 2002, 2003, 2004 đều có tỷ lệ trên 80% so với tổng dư nợ). Năm 2002, dư
nợ DNNN là 3835 tỷ đồng, năm 2003 tăng 644 tỷ đồng so với năm 2002, đến
năm 2004 lại giảm 203 tỷ đồng so với năm 2003 và chỉ còn 4.276 tỷ đồng. Để
đảm bảo con số này sẽ giảm trong năm tới theo như chính sách tín dụng mà Sở
đặt ra thì cần phải tìm ra nguyên nhân cùng những biện pháp khắc phục.
 Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN
Đơn vị: tỷ đồng


Dư nợ trung- dài
hạn TM
DNNN
DNNQD
Tổng

Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Dư nợ % Dư nợ Dư nợ % Dư nợ Dư
% Dư nợ

2.092
340
2.432

86
14
100

nợ
2.763 82
2.596 80
603
18
668
20
3.366 100
3.264 100
(Nguồn: Báo cáo KQKD- BIDV)

Cơ cấu dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo thành phần kinh t
%
100
80
60

DNNN

40

DNNQD


20
0
2002

2003

2004

Năm

Biu biu din c cu tớn dng trung và dài hạn theo thành phần kinh tế.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng tín dụng trung và dài hạn đối với
DNNN tại Sở chiếm một tỷ trọng lớn: năm 2002 là 2.092 tỷ đồng chiếm 86%
tổng dư nợ trung- dài hạn thương mại; năm 2003 là 2.763 tỷ đồng chiếm 82%,
năm 2004 lại giảm 167 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 80% tổng dư nợ trung
và dài hạn thương mại. Như vậy, về số tuyệt đối thì chỉ tiêu này tăng rồi lại
giảm qua 3 năm nhưng nếu xét về số tương đối thì tỷ lệ này giảm liên tục qua 3
năm. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu đề ra năm 2004 là nhỏ hơn 65% thì tỷ lệ này vẫn
chưa đạt u cầu, cịn quá cao. Sở dĩ như vậy là vì: thứ nhất, các DNNN đang
dần thích ứng với mơi trường kinh doanh mới, họ hoạt động có hiệu quả hơn và
có nhu cầu ngày càng tăng về vốn trung và dài hạn cho việc mở rộng sản xuất,
cải tiến công nghệ...; thứ hai, là vì SGD ln phát huy lợi thế về các mặt như:
lợi thế về việc huy động vốn, lợi thế về sự ưu đãi của Chính phủ, kinh
nghiệm...trong việc cho các DNNN vay, đồng thời, với những DNNN uy tín,
làm ăn hiệu quả, SGD ln có mối quan hệ tín dụng tốt, có những chính sách


khách hàng, chính sách ưu đãi với họ như ưu đãi về lãi suất, thời gian trả nợ, tài
sản đảm bảo...

Trong dư nợ tín dụng trung và dài hạn thương mại (DNNN) năm 2004, dư
nợ khối xây lắp là 674,96 tỷ đồng chiếm 26%, khối điện lực là 597,08 tỷ đồng
chiếm 23%, khối dệt may là 142,78 tỷ đồng chiếm 5,5%, khối xăng dầu là
597,08 tỷ đồng chiếm 23%, khối khác là 584,1 tỷ đồng chiếm 22,5%. Như vậy
cơ cấu tín dụng theo ngành đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đa
dạng, không chỉ tập trung vào cho vay xây lắp mà còn tập trung vào các ngành
khác như: xăng dầu, điện lực...
Trong hoạt động của mình, Sở luôn nhận thức được tầm quan trọng của tài
sản đảm bảo, vì vậy với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc Sở và với sự nỗ
lực cao của các cán bộ nhân viên, Sở đã áp dụng mọi biện pháp an toàn để làm
tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo nợ vay trong tổng dư nợ nói chung và dư nợ trung và
dài hạn đối với DNNN nói riêng. Năm 2002, dư nợ có tài sản đảm bảo là 1.235
tỷ đồng chiếm 27,58% tổng dư nợ; năm 2003 lại giảm 134 tỷ đồng còn 1.101 tỷ
đồng, chiếm 21.23% dư nợ; năm 2004 lại tăng lên đến 2.901 tỷ đồng, chiếm
57,37% dư nợ, tăng gấp 2,63 lần năm 2003. Trong hoạt động tín dụng trung và
dài hạn đối với DNNN, dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2002 là 576,96 tỷ đồng
chiếm 12,88% dư nợ, năm 2003 là 586,59 tỷ đồng chiếm 11,31% dư nợ, năm
2004 là 1.489,22 tỷ đồng chiếm 29,45% dư nợ.
Qua các số liệu trên ta có thể thấy rằng: quy mơ tín dụng trung và dài hạn đối
với DNNN tại SGD là rất lớn, số lượng các DNNN có nhu cầu tín dụng trung và
dài hạn tại SGD ngày càng tăng, trong đó có rất nhiều khách hàng truyền thống,
có uy tín như: Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty xi măng Việt Nam, Tổng
công ty điện lực... điều này thể hiện thế mạnh của Sở trong lĩnh vực cho vay
trung và dài hạn đối với DNNN.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI
VỚI DNNN TẠI SGD NHĐT&PT VN


2.3.1.Kết quả
Như ta đã biết, chất lượng tín dụng được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu và cũng

được xét trên nhiều giác độ (đối với ngân hàng, với khách hàng và với nền kinh
tế). Trong các chỉ tiêu định lượng thì chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi hơn cả
trong việc đánh giá chất lượng tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn, bên cạnh đó là
một số chỉ tiêu khác như: lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, giá trị tài sản đảm
bảo...
Đơn vị: tỷ đồng
NQH 31/12/2003
Tuyệt
Tỷ lệ

NQH 31/12/2004
Tuyệt
Tỷ lệ

Ngắn hạn
T- D hạn

NQH 31/12/2002
Tuyệt
Tỷ lệ %
đối
1,33
6,1
0,76
3,5

đối
37,632
21,919


%
48,51
28,26

đối
22,43
18,759

%
48,01
40,15

a.DNNN

0,6536

3

17,995

23,16

14,932

31,96

b.DNNQD
KHNN&CĐ
Tổng NQH


0,1064
19,673
21,763

0,5
90,4
100

Chỉ tiêu

3,924
5,1
3,827
8,19
18,02
23,23
5,529
11,84
77,571
100
46,718
100
(Nguồn: Báo cáo KQKD SGD- BIDV)

Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian và theo thành phần kinh tế
2.3.1.1. Các kết quả đạt được

 Chỉ tiêu định lượng
 Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn năm 2004 đã giảm đi đáng kể so với năm 2003 (giảm 30,853 tỷ

đồng). Trong đó nợ quá hạn trung và dài hạn đối với DNNN đã giảm xuống
3,063 tỷ đồng so với năm 2003, chỉ còn 14,932 tỷ đồng, điều này cho thấy kết
quả của các biện pháp đảm bảo an tồn tín dụng đồng thời cũng thấy được sự
tích cực của SGD trong việc xử lý nợ quá hạn, làm cho chất lượng tín dụng
nâng lên rõ rệt.


Tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN có xu hướng
tăng nhưng vẫn trong tỷ lệ giới hạn cho phép, chất lượng tín dụng đảm bảo.
Tỷ lệ nợ quá hạn nhìn chung là rất thấp (năm 2002 là 0,47%, năm 2003 là
1,46%, năm 2004 là 0,92%).
 Công tác thu hồi nợ:
Công tác thu hồi nợ trong các năm đã được tiến hành theo đúng kế hoạch,
đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong năm qua đã thu được 138,92 tỷ đồng,
đạt 100% kế hoạch, trong đó thu hồi nợ tín dụng trung và dài hạn đối với
DNNN cũng tăng lên, đóng góp đáng kể trong tổng nợ được thu hồi. Việc thu
nợ tốt đã giúp Sở chủ động thêm nguồn vốn để góp phần đẩy mạnh sự tăng
trưởng tín dụng trong các năm tiếp theo.
 Giá trị tài sản đảm bảo:
Giá trị tài sản đảm bảo tăng lên rất cao trong năm 2004 đạt 2874 tỷ đồng,
trong đó có sự đóng góp quan trọng của giá trị tài sản đảm bảo trong hoạt động
tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN vì theo quy định hiện nay thì các thành
phần kinh tế đều bình đẳng trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng,
DNNN vay cũng phải có tài sản đảm bảo, nếu khơng thì phải đáp ứng u cầu là
có tín nhiệm với Sở trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả
gốc và lãi; có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liền kề với thời
điểm xem xét cho vay.
 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN: nếu
như lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2004 là 112 tỷ đồng thì lợi nhuận từ
hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với DNNN chiếm tới khoảng 57%, đây

là một sự đóng góp không phải là nhỏ của hoạt động này.

 Chỉ tiêu định tính
SGD NH ĐT&PT VN rất có uy tín trong hoạt động tín dụng ở trong và cả ở
nước ngồi, nhờ đó khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng là rất cao. SGD
đã cung ứng một khối lượng vốn lớn, đặc biệt là vốn tín dụng trung và dài hạn


đối với DNNN, góp phần khơng nhỏ trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc
gia, ổn định tiền tệ, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển
kinh tế xã hội trên từng đại bàn và trên cả nước: phát triển cơ sở hạ tầng, sản
xuất vật liệu xây dựng với hệ thống các nhà máy sản xuất gạch tuynen, gạch ốp
lát, các nhà máy xi măng: Hồng Thạch, Hải phịng, Bỉm Sơn..., mà sự tồn tại
của các Doanh nghiệp này đã góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho bao lao
động trên tồn quốc.
Sở luôn thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng
trung và dài hạn đối với DNNN- phát huy vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc
doanh trong đầu tư phát triển.
2.3.1.2. Nguyên nhân
Sở dĩ có được những kết quả đó là do:
 Thứ nhất, Sở đã thực hiện nghiêm túc luật tín dụng, các quy định, quy chế
trong hoạt động tín dụng và cơ chế ủy quyền của Tổng Giám đốc NH ĐT&PT
VN cũng như quy trình nghiệp vụ ban hành theo hệ thống quản lý chất lượng
ISO đã ban hành.
 Thứ hai, Chính sách tín dụng của Sở ln bám sát với chủ trương, chính
sách, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Đảng, Nhà nước; tranh thủ sự chỉ
đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương, các Bộ từ khâu chủ trương đầu tư,
quy hoạch sản phẩm, danh mục đầu tư, quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu
đã chủ động thẩm định các dự án có hiệu quả, dự án đầu tư khả thi, tham mưu
cho UBND các địa phương và Bộ, ngành chủ quản ngay từ khâu quyết định đầu

tư, tư vấn cho chủ đầu tư ngay từ khi lập dự án để có cơ cấu đầu tư, cơ cấu
nguồn vốn hợp lý.
 Bên cạnh đó, các nguyên tắc trong quy trình phân tích tín dụng được quy
định chặt chẽ hơn: đánh giá rủi ro tín dụng đối với khách hàng trên cơ sở hệ
thống định hạng rủi ro tín dụng và các chỉ số rủi ro an toàn; SGD chỉ thực hiện


giao dịch với các khách hàng được xác định rõ ràng, minh bạch; các khách hàng
phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài liệu cần thiết...
 Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt các khâu trong hoạt động tín dụng cũng như
cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ, mạng lưới hậu kiểm cơng tác tín dụng từ
Hội Sở chính được thực hiện thường xuyên hơn. Sở cũng luôn tiến hành công
tác đánh giá quản trị rủi ro tín dụng, nhận diện rủi ro tín dụng và kiểm sốt rủi
ro thơng qua hệ thống thơng tin dự báo và thơng tin phịng ngừa rủi ro, tn thủ
theo đúng các tỷ lệ về đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng
theo quy định của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Hội sở chính.
 Với các hoạt động nhằm khuyến khích cán bộ nhân viên cũng như việc tuyên
truyền về những nghĩa vụ, những trách nhiệm cán bộ nhân viên sẽ phải chịu nếu
không tiến hành đúng các quy định trong việc cho vay... đã giúp nhân viên trong
Sở nhận thức được tầm quan trọng của cơng việc và có ý thức hơn trong việc
hồn thành nhiệm vụ được giao. Sở ln có những chương trình đào tạo nhằm
nâng cao tay nghề cũng như trình độ của cán bộ nhân viên, đồng thời trong Sở
cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ, tin học...giúp cho mặt
bằng trình độ của các nhân viên trong SGD ngày càng đều hơn.
 Môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã buộc nhiều DNNN
phải chấn chỉnh lại hoạt động của mình, và bằng nhiều biện pháp thì hoạt động
của họ đã có hiệu quả hơn, do đó có thể hồn trả vốn vay cho SGD theo đúng
thời hạn trong hợp đồng đã ký.
 Và cuối cùng, một nguyên nhân rất quan trọng đó là: mơi trường kinh tế,
chính trị- xã hội ở nước ta khá ổn định, khơng có sự biến động lớn, điều kiện

này đã thực sự tạo ra một mơi trường khá thuận lợi cho hoạt động tín dụng của
SGD.
2.3.2.Một số hạn chế
2.3.2.1. Một số hạn chế
 Dư nợ chưa cân đối, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đối với DNNN còn cao.


 Quy trình, chất lượng thẩm định, cơng tác kiểm tra, giám sát vốn vay còn
chứa đựng một số tồn tại.
 Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tuy đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn
chưa cao, ảnh hưởng tới sự an tồn trong hoạt động tín dụng.
 SGD tuy đã tập trung nhiều công sức để giải quyết nợ quá hạn, nợ tồn
đọng nhưng kết quả thu nợ q hạn cịn chưa cao, tình hình tài chính của một số
đơn vị có nợ quá hạn rất khó khăn khơng có khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo
tiền vay có nhiều tranh chấp, khơng đầy đủ yếu tố pháp lý nên rất khó khăn
trong việc sử lý tài sản để thu nợ.
 Tiềm ẩn nợ quá hạn của một số bộ phận dư nợ đang trong hạn là nguy cơ
làm giảm chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó thì tỷ giá thường xun biến động
đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng trung và dài hạn đối với các
DNNN hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, do đó gián tiếp ảnh hưởng tới
chất lượng tín dụng của Sở.
 Chất lượng giao dịch phục vụ khách hàng cịn một số hạn chế: có một vài
nhân viên không phục vụ khách hàng với thái độ tận tình, chu đáo, hoặc gây ra
một số lỗi trong khâu kiểm đếm, gây tranh cãi với khách hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân
 Ngun nhân thuộc về phía SGD:
 Khối lượng cơng việc của SGD nhiều nhưng biên chế lao động được bổ
sung chưa tương xứng. Một số phịng chun mơn, nghiệp vụ hiện nay cịn
thiếu cán bộ làm việc, đơi lúc chưa coi trọng cơng tác tiếp thị khách hàng...vì
vậy chất lượng phục vụ khách hàng đã bị ảnh hưởng.

 Tuy chất lượng cán bộ đã tăng lên rất nhiều nhưng có một số cán bộ còn
chưa được đào tạo bồi dưỡng kịp thời dẫn tới những bất cập và mắc một vài sai
lầm trong công tác xử lý tài sản đảm bảo và tài sản thế chấp, chưa phân tích kỹ
việc thẩm định tình hình tài chính cũng như phương án kinh doanh trước khi
cho khách hàng vay.


 Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của Sở vẫn cịn một số tồn tại: đơi khi đã
quan tâm tới khâu thẩm định trước khi cho vay, còn khâu quản lý sử dụng
khoản vay vẫn cịn đơi chút lỏng lẻo.
 Nguyên nhân thuộc về các DNNN:
 Trong số những DNNN là khách hàng của SGD, có rất nhiều doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, có năng lực trong điều hành quản lý nhưng bên
cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số doanh nghiệp khơng có năng lực nên khơng thể
trả được nợ cho ngân hàng.
 DNNN dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện công nghệ kỹ thuật, tiếp cận
với thị trường nhưng họ vẫn thiếu thông tin trong kinh doanh, khơng kịp thời
nắm bắt được tình hình thị trường trong và ngoài nước làm cho sản phẩm xuất
ra không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, dẫn đến không tiêu thụ
được. Một số doanh nghiệp vay vốn của Sở để nhập khẩu máy móc từ nước
ngồi do thiếu thơng tin nên giá mua cao, máy móc lại lạc hậu, năng suất thấp
nên không thu hồi được vốn kịp thời để trả nợ cho ngân hàng.
 Vẫn cịn tồn tại một vài DNNN có tư cách kém: họ cố ý lừa đảo trong quá
trình lập hồ sơ vay vốn, hoặc đến khi vốn đã được cấp thì nó lại khơng được sử
dụng vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp mà lại được một số cán bộ
trong doanh nghiệp sử dụng để phục vụ mục đích cá nhân của mình.
 Bên cạnh những nguyên nhân trên thì việc khơng trả được nợ của một số
DNNN cịn do một nguyên nhân vô cùng quan trong là nguyên nhân thuộc về
đối tác làm ăn của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp đã giao hàng nhưng bị đối tác
dây dưa hoặc tình hình tài chính khó khăn đột ngột dẫn tới việc không trả được

tiền hàng, như vậy kết quả là doanh nghiệp sẽ không thu kịp số vốn vay để trả
cho ngân hàng.
 Nguyên nhân khác:



×