Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.27 KB, 23 trang )

LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP HẠ THẤP
CHI PHÍ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ KINH DOANH
1.1.1. Khái niệm và vai trò chi phí kinh doanh
* Khái niệm
Chi phí cố thể hiểu là mọi sự tiêu phi kinh doanh bằng tiền cho một xí nghiệp, cả trên
phương diện lý luận và thực tiễn đều khẳng định phạm trù bao trùm, khái quát nhất là
phạm trù chi phí. Dần dần chi phí được phát triển thành phạm trù cụ thể là chi tiêu, chi phí
tài chính và chi phí kinh doanh.
- Chi tiêu: Kosiol, Schult, Schwetlr và Weber cho rằng chi tiêu là lượng
tiền doanh nghiệp đã trả cho một người, một nhóm người hoặc tổ chức nào đó
với nghĩa đó. Chi tiêu là “ sự giảm tiền thanh toán, giảm tiền séc ở ngân hàng,
bưu điện, tăng nợ ở các hình thức nợ, vay ngắn hạn, thay đổi nợ, giảm nợ tiền
khách hàng” chi tiêu gắn với quá trình thanh toán thuần tuý tài chính nên
được sử dụng trong kế toán tài chính.
- Chi phí tài chính : Có thể hiểu “ chi phí tài chính là sự giảm tài sản, là hao
phí của thời kỳ tính toán, được tập hợp ở kế toán tài chính ” chi phí tài chính là
một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ xuất hiện ở bộ phận kế toán tài chính.
- Chi phí kinh doanh: là sự hao phí vạt phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến
việc tạo ra kết quả và đánh giá được. Theo Wochi thì “ chi phí kinh doanh là sự
hao phí xét trên phương diện giá trị các vật phẩm, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm cũng như để duy trì năng lực sản xuất cần thiết cho việc sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm đó”. Dù quan niệm như thế nào thì bao gìơ chi phí kinh
doanh cũng mang ba đặc trưng bắt buộc:
+ Một là sự hao phí vật phẩm và dịch vụ
+ Hai là sự hao phí vật phẩm gắn liền với kết quả
+ Ba là những vật phẩm dịch vụ phải được đánh giá.
Như vậy chi phí kinh doanh là một phạm trù gắn liền với chi phí và chỉ
xuất hiện ở tính chi phí kinh doanh khác chi phí tài chính về cả nội dung lẫn độ
lớn.
* Vai trò của chi phí kinh doanh


Chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp sản
xuất cũng như thương mại, nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động
kinh doanh, tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường.
Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh nhiều mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Đây là những chi phí cần thiết để thực hiện các quá trình lưu chuyển hàng
hoá từ nơi mua đến nơi bán.
Chi phí kinh doanh có vai trò quan trọng, là đòn bẩy, là động lực kinh tế
quan trọng, là phương tiện kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và công tác quản
lý chi phí kinh doanh thực sự là cần thiết đối với doanh nghiệp. Vì vậy, phấn
đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao
đời sống cán bộ công nhân viên đặc biệt là khi Nhà nước giao quyền tự chủ
kinh doanh thì các doanh nghiệp Nhà nước phải tìm mọi cách để tăng thu
nhập, tiết kiệm chi phí, cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển trên
thương trường. Đó là tư tưởng xuyên suốt trong công tác quản lý chi phí kinh
doanh.
1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh
Trong chi phí kinh doanh có nhiều yếu tố khác nhau về nội dung kinh tế
cũng như nguồn hình thành, do vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm tra
chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, xác định đúng đắn phương
hướng phấn đấu tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vật tư tiền vốn và lao động của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành
phân loại, nghiên cứu kết cấu chi phí kinh doanh một cách có khoa học. Việc
phân loại này giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, phân tích quá trình phát sinh
chi phí và xu hướng thay đổi kết cấu chi phí để có biện pháp điều chỉnh kịp
thời. Tuỳ thuộc vào mục tiêu quản lý chi phí khác nhau mà có thể phân loại chi
phí kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau.
* Phân loại chi phí kinh doanh theo quan hệ với các đối tượng chịu
phí
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến chi phí kinh

doanh một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí cho nhân viên bán hàng, đóng gói, vận
chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, các chi phí vật liệu bao bì, công cụ,
dụng cụ, đồ dùng phục vụ, quy trình tiêu thụ hàng hoá, chi phí khấu hao tài sản
cố định ở bộ phận bảo quản hàng hoá như nhà kho, cửa hàng, bến bãi.
- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm
chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí khác có liên
quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh
nghiệp là loại chi phí gián tiếp nói chung không phụ thuộc vào quá trình tiêu
thụ sản phẩm.
* Phân loại theo chức năng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
Theo cách phân loại này thì chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương
mại được phân loại như sau:
- Chi phí mua hàng: Là những loại chi phí phát sinh liên quan đến số
lượng hàng hoá mua về nhập kho để bán của doanh nghiệp trong kỳ. Thuộc
nhóm này bao gồm:
+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ bảo quản
+ Thuế, lệ phí và hoa hồng ở khâu mua hàng hoá.
+ Các chi phí về bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho bãi phát sinh ở khâu
mua hàng hoá.
- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí gắn liền với quá trình phục vụ
bán hàng và quá trình bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. Thuộc nhóm này
bao gồm:
+ Chi phí vật liệu bao bì là các chi phí về vật liệu bao bì xuất dùng phục vụ
cho quá trình bảo quản và tiêu thụ hàng hoá, bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá,
vật liệu sửa chữa tài sản cố định.
+ Chi phí khấu hao ở bộ phận bảo quản hàng hoá như: Kho, cửa hàng,
phương tiện vận chuyển, bốc dỡ kiểm nghiệm hàng hoá.
+ Chi phí mua ngoài: Là các chi phí như thuê ngoài sửa chữa tài sản cố

định, tiền thuê kho bãi, vận chuyển bốc dỡ hàng hoá đi tiêu thụ.
+ Các chi phí khác: Là những chi phí bằng tiền phát sinh ở khâu bán hàng
ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách, giới thiệu sản phẩm quảng
cáo, bảo hành sản phẩm hàng hoá, khuyến mại.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
lao động sống và lao động vật hoá phát sinh ở bộ máy quản lý chung của
doanh nghiệp thương mại bao gồm các chi phí liên quan đến quản lý hành
chính, quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác liên quan đến mọi hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp trong kỳ. Xét theo nội dung kinh tế, chi phí quản
lý doanh nghiệp được chia thành:
+ Chi phí nhân viên quản lý.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý chung.
+ Thuế phí, lệ phí.
+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài.
+ Chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là bộ phận chi phí gián tiếp trong chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ trọng của bộ phận chi phí này phụ thuộc vào
đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Việc phân loại chi phí kinh doanh theo cách này giúp doanh nghiệp tìm ra
điểm mạnh, điểm yếu của từng khâu để từ đó có biện pháp quản lý thích hợp
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp mình.
* Phân loại theo tính chất biến đổi của chí phí so với mức lưu
chuyển hàng hoá
- Chi phí bất biến: Là những khoản chi phí phát sinh trong kỳ không thay
đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi mức lưu chuyển hàng hoá trong doanh
nghiệp thay đổi. Chi phí kinh doanh bất biến bao gồm:
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Trừ dần công cụ lao động nhỏ.
+ Tiền thuê kho, trụ sở trong một thời kỳ.
- Chi phí khả biến: Là những khoản chi phí biến động cùng với sự thay đổi

của mức lưu chuyển hàng hoá. Sự phụ thuộc của chi phí kinh doanh khả biến
vào tổng mức lưu chuyển hàng hoá và còn tuỳ thuộc vào tính chất của từng
khoản mục của chi phí kinh doanh khả biến. Chi phí kinh doanh khả biến bao
gồm:
+ Chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
+ Chi phí về bao bì vật liệu đóng gói.
+ Lương cán bộ trực tiếp.
+ Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu.
1.1.3 Phạm vi áp dụng và nội dung chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp
* Phạm vi của chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp
Về mặt lý luận chung, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được bù
đắp từ doanh thu hoặc thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ.
Vì vậy về nguyên tắc, tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ được bù đắp từ
nguồn riêng hay nói cách khác là không được bù đắp từ doanh thu hoặc thu
nhập của doanh nghiệp thì đều không phải là chi phí kinh doanh. Hơn thế nữa
chi phí kinh doanh chỉ phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nên tất
cả các chi phí phát sinh trong kỳ không trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ đó đều không phải là chi phí kinh doanh. Chỉ
được hạch toán vào chi phí kinh doanh là những chi phí trực tiếp liên quan đến
quá trình lưu chuyển hàng hoá.
Theo chế độ mới về quản lý tài chính doanh nghiệp của Bộ tài chính đã
quy định những khoản mục sau không được tính vào chi phí kinh doanh:
- Các khoản đã được tính vào chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt
động bất thường, các khoản lỗ do liên doanh liên kết, lỗ từ các khoản đầu tư
khác.
- Các khoản thua lỗ, thiệt hại do chủ quan của đơn vị gây ra hoặc khách
quan đưa lại đã được Chính phủ trợ cấp hoặc được bên thiệt hại, các công ty
bảo hiểm bồi thường.
- Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức do nhà nước quy định.
- Các khoản thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ như khoản chi sự nghiệp

đã được ngân sách Nhà nước, cơ quan cấp trên hoặc tổ chức khác hỗ trợ; Chi
trả lãi vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ công trình chưa hoàn
thành đưa vào sử dụng. Số lãi này được hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng
cơ bản.
- Các khoản đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định hữu hình và
vô hình, chi ủng hộ địa phương: đoàn thể, tổ chức xã hội khác. Các chi phí cho
đào tạo, chi phí nghiên cứu khoa học. Nhóm chi phí này được bù đắp từ nguồn
vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, vì vậy chúng không thuộc vào chi phí
kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
- Các khoản chi thuộc nội dung chi của nguồn kinh phí sự nghiệp, quỹ
phúc lợi, quỹ khen thưởng; Các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột
xuất; Các khoản chi thưởng như: thưởng năng suất, thưởng thi đua; Các khoản
chi về văn hoá thể thao, vệ sinh, y tế… Các khoản chi này không tính vào chi phí
kinh doanh bởi vì nguồn bù đắp chủ yếu của chúng lấy từ các quỹ chuyên dùng
của doanh nghiệp và sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức xã hội khác (nếu có).
- Các khoản chi khác: Các khoản tiền phạt như: phạt vi phạm luật giao
thông, luật thuế, luật môi trường, luật lao động, vi phạm chế độ báo cáo thống
kê, tài chính kế toán, vi phạm hợp đồng kinh tế thương mại. Nếu do tập thể
hoặc cá nhân vi phạm pháp luật thì tập thể hoặc cá nhân phải nộp phạt sẽ
không được tính vào chi phí kinh doanh.
+ Đối với các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước khống chế định mức chi
phí đối với một số loại chi phí như: chi phí tiếp tân, hội họp, giao dịch đối ngoại,
chi phí đối ngoại do hội đồng quản trị quyết định mức chi cụ thể.
+ Đối với doanh nghiệp độc lập: Giám đốc doanh nghiệp phải thoả thuận
với cơ quan quản lý vốn tài sản và bằng văn bản trước khi ban hành quy chế và
định mức chi tiêu. Các khoản chi này phải có chứng từ hợp lệ gắn với kết quả
kinh doanh và không vượt quá mức khống chế tối đa quy định dưới đây:
~ Doanh thu đến 5 tỷ đồng, mức chi phí thực tế không quá 5% số doanh
thu; phần doanh thu từ 5 đến 10 tỷ đồng được chi thêm không quá 2% trên số
doanh thu tăng thêm.

~ Phần doanh thu từ 10 đến 15 tỷ đồng được chi thêm không quá 1% trên
số doanh thu tăng thêm.
~ Phần doanh thu từ 50 đến 100 tỷ đồng được chi thêm không quá 0.1%
trên số doanh thu tăng thêm.
* Nội dung của chi phí kinh doanh
- Chi phí mua hàng:
Chi phí mua hàng bao gồm: Chi phí vận chuyển bốc dỡ bảo quản, lương
cán bộ công nhân viên chuyên trách ở khâu mua hàng hoá, thuế, lệ phí, hoa
hồng ở khâu mua và các chi phí về bảo hiểm hàng hoá, tiền thuê kho bãi phát
sinh ở khâu mua hàng.
- Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng
và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng gồm có:
+ Chi phí nhân viên: Là các khoản chi trả cho nhân viên bán hàng, nhân
viên đóng gói vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Bao gồm tiền lương, tiền công
và các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
+ Chi phí vật liệu bao bì: Là các khoản chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho
việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ như chi phí vật liệu đóng gói
sản phẩm hàng hoá, chi phí vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo quản bốc vác, vận
chuyển sản phẩm hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa
chữa bảo quản tài sản cố định.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng: Là các khoản chi về công cụ đồ dùng phục vụ
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương
tiện tính toán, phương tiện làm việc.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản chi khấu hao tài sản cố định
ở bộ phận bảo quản bán hàng như kho bãi, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ vận
chuyển, phương tiện tính toán, đo lường kiểm nghiệm chất lượng.
+ Chi phi dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi mua ngoài phục vụ cho
khách hàng như các chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho,
tiền bốc vác vận chuyển hàng hoá tiêu thụ, hoa hồng cho các đại lý bán hàng

cho đơn vị nhận uỷ thác xuất nhập khẩu.
+ Chi phí hao hụt định mức: Là số tiền tương ứng với giá trị hàng hoá hao
hụt trong quá trình lưu chuyển, bảo quản hàng hoá và do tính chất thương
phẩm học của hàng hoá gây ra. Theo quy định của Nhà nước thì chi phí này
được chỉ định và chỉ có hao hụt trong định mức mới được tính vào chi phí kinh
doanh.
+ Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí khác các chi phí kể trên
phát sinh trong chi phí bán hàng như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng,
chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hoá, chi quảng cáo chào hàng, chi hội nghị
khách hàng, chi bảo hành sản phẩm.
Những chi phí này phát sinh thực tế khó có thể ra định mức quản lý.
Người quản lý chi phí sao cho hợp lý để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh
nghiệp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, các kết cấu bán thành phẩm và các vật liệu luân chuyển
(ván khuôn, đà giáo...). Nguyên vật liệu trực tiếp thường là xi măng, sắt thép,
gạch xây, gỗ,cát, đá, sơn và các loại vật liệu phụ khác phục vụ trực tiếp cho thi
công xây dựng công trình. Nguyên vật liệu trực tiếp có thể được xuất kho hoặc
mua luôn tại địa điểm tiến hành thi công. Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp còn bao gồm các thiết bị vệ sinh đi kèm với nguyên vật liệu chi phí vật liệu
tính đến chân công trình. Ở đây không kể nguyên nhiên vật liệu dùng cho máy
thi công, lán trại thi công, nguyên nhiên liệu các xưởng sản xuất phụ. Thông
thường chi phí nguyên vật liệu là phần cốt yếu nhất trong tổng chi phí xây
dựng một công trình và thường tăng lên khi khối lượng công trình tăng. Các
doanh nghiệp xây lắp thường quản lý chặt chẽ khoản chi phí này, tiến hành sản
xuất trên cơ sở dự toán, chứng từ hợp lý, hợp lệ.
- Chi phí nhân công trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp xây lắp chi phí nhân công có ý nghĩa quyết định
rất lớn đến lợi nhuận. Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương (lương

cơ bản, phụ cấp lưu động,phụ cấp không ổn định sản xuất, lương phụ cho nghỉ
lễ tết phép và một số chi phí lương khác) của công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ
xây lắp kể cả công nhân chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp.Chi phí này
không bao gồm lương của công nhân điều khiển máy, công nhân sản xuất ở các
phân xưởng phụ cũng như của cán bộ công nhân viên gián tiếp. Các khoản

×