Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nghiên cứu văn hoá tặng quà của người Trung Quốc, ứng dụng vào giao tiếp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.94 KB, 50 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
chúng tôi. Các số liệu nêu trong bài nghiên cứu khoa học là trung thực. Những kết
luận khoa học của nghiên cứu khoa học chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác.
Tác giả của nghiên cứu khoa học
Đinh Thị Thu Phương
Hồ Thị Ngọc Anh
Trần Thị Khuyên


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Đinh Thị Thu Hương –
người đã tận tâm giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình làm nghiên cứu khoa học.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Bộ môn tiếng
Trung, Viện Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Thương mại đã tạo những điều kiện
tốt nhất để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 2 năm 2020
TÁC GIẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đinh Thị Thu Phương
Hồ Thị Ngọc Anh
Trần Thị Khuyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài văn hóa tặng quà của người Trung Quốc
và ứng dụng vào giao tiếp thương mại.......................................................................1


1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài............................................................1
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước............................................................4
2. Lí do lựa chọn đề tài:...............................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu:..............................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:..............................................................................................7
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................7
8. Nội dung nghiên cứu................................................................................................7
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.........................8
CHƯƠNG I: Văn hóa tặng quà của người Trung Quốc..........................................8
1.1 Những nghi thức tặng quà.....................................................................................8
1.1.1 Thời điểm tặng quà:............................................................................................8
1.1.2 Cách chọn quà.....................................................................................................9
1.1.3 Gói quà............................................................................................................... 11
1.1.4. Cách tặng quà...................................................................................................11
1.1.5 Cách nhận quà..................................................................................................12
1.1.6. Thời gian và phương thức trả lại quà tặng....................................................12
1.2 Những món quà nên và tuyệt đối không nên tặng khi đến Trung Quốc..........13
1.2.1 Những món quà không nên tặng khi đến Trung Quốc...................................13
1.2.2 Những món quà nên tặng khi đến Trung Quốc..............................................14
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG VĂN HÓA TẶNG QUÀ CỦA NGƯỜI TRUNG
QUỐC VÀO GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI..............................................................17
2.1 Khái quát về văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương mại.............................17


2.2 Ứng dụng văn hóa tặng quà của người Trung Quốc trong giao tiếp thương
mại............................................................................................................................... 18
2.2.1 Thời gian tặng quà............................................................................................18
2.2.2 Lựa chọn quà.....................................................................................................19

2.2.3 Gói quà............................................................................................................... 24
2.2.4 Cách thức tặng quà...........................................................................................24
2.3 Khái quát văn hóa nhận quà của người Trung Quốc, và ứng dụng trong giao
tiếp thương mại..........................................................................................................26
2.4 Khái quát văn hóa từ chối và trả lại quà của người Trung Quốc, và ứng dụng
trong giao tiếp thương mại........................................................................................27
CHƯƠNG 3: SO SÁNH GIỮA VĂN HÓA TẶNG QUÀ TRONG GIAO TIẾP
THƯƠNG MẠI CỦA TRUNG QUỐC VỚI MỘT SỐ QUỐC GIA.......................29
3.1 So sánh giữa văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương mại của Trung Quốc
với Việt Nam............................................................................................................... 29
3.1.1 Sự giống nhau giữa văn hóa tặng quà giữa Trung Quốc và Việt Nam.......29
3.1.2 Sự khác nhau giữa văn hóa tặng quà giữa Trung Quốc và Việt Nam........30
3.2 So sánh giữa văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương mại của Trung Quốc
với Nhật Bản............................................................................................................... 32
3.2.1 Sự giống nhau giữa văn hóa tặng quà giữa Trung Quốc và Nhật Bản..........32
3.2.2 Sự khác nhau giữa văn hóa tặng quà Trung Quốc với Nhật bản..................33
3.3 So sánh giữa văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương mại của Trung Quốc
với Phương Tây – đặc biệt là Mỹ..............................................................................36
3.3.1 Sự giống nhau giữa văn hóa tặng quà Trung Quốc và phương Tây..............36
3.3.2 Sự khác nhau giữa văn hóa tặng quà Trung Quốc với phương Tây.............36
3.4 Kết luận................................................................................................................39
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..................................41
1. Kết luận về văn hóa tặng quà của người Trung Quốc và ứng dụng vào giao tiếp
thương mại.................................................................................................................41
2. Một số kiến nghị.....................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................44


1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài văn hóa tặng quà của người Trung
Quốc và ứng dụng vào giao tiếp thương mại
Trong kinh doanh quốc tế, chúng ta phải làm việc trong những môi trường văn
hóa khác nhau với những ngôn ngữ, những niềm tin và hành vi ứng xử khác biệt.
Chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ những khách hàng và đối tác với những lối sống, những
qui tắc và những thói quen tiêu dùng hoàn toàn khác biệt. Vì vậy việc truyền đạt sai
lệch do khác biệt về văn hóa có thể gây nên hiểu nhầm nghiêm trọng trong quan hệ
giữa các đối tác từ những nền văn hóa khác nhauTừ thực tế trên cho chúng ta thấy tầm
quan trọng của việc tìm hiểu văn hóa của một đất nước trong kinh doanh quốc tế với
họ. Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là văn hóa tặng
quà. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh
nhân nước ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác
kinh doanh, đồng nghiệp hay khách hàng địa phương.


2
1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài
Các nghiên cứu đầu tiên về hoạt động tặng quà có lẽ đến từ nhà nhân học người Ba
Lan Bronislaw Malinowski, cha đẻ của ngành nhân học hiện đại, và nhà xã hội học người
Pháp Marcel Mauss - một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất về việc tặng quà
với công trình nổi tiếng “Luận về biếu tặng” (The gift) xuất bản năm 1925. Luận văn
biếu tặng của Mauss được xem như đã khai trương một kỷ nguyên mới cho các công
trình nghiên cứu khoa học xã hội về biếu tặng. Mauss đã nêu ra những nhận xét chính
xác về những tính chất lừa dối (fiction), nặng hình thức bề ngoài (formalisme), và sự
dối trá xã hội (mensonge social) của hành vi biếu tặng trong những tình huống nhất
định. Nhưng đồng thời ông có những nhận xét đề cao tính nhân văn trong các tập tục
biếu tặng và đáp tặng của các xã hội cổ sơ và khuyến cáo con người của xã hội hiện
đại cần biết cách trở về với tinh thần cổ sơ. Về mặt thực tiễn, đóng góp to lớn của
Marcel Mauss qua cuốn Luận văn biếu tặng là đã dẫn đến chỗ vượt qua quan niệm từ
thiện và bố thí trong các chính sách xã hội và góp phần hình thành nên hệ thống bảo

hiểm xã hội hiện đại ở Pháp. Với khối lượng tư liệu đa dạng và những nhận xét sắc
sảo, cuốn “Luận văn biếu tặng” đã mở ra nhiều ý tưởng phong phú thúc đẩy nhiều trào
lưu nghiên cứu khác nhau cho đến tận ngày nay về bản chất của các hiện tượng trao
đổi, khế ước, quà tặng, về các mối liên hệ giữa ứng xử cá nhân với cấu trúc xã hội, về
chiều kích xã hội của các hiện tượng kinh tế trong các cấu hình xã hội khác nhau.
Tại Châu Âu vào những năm 70 của thế kỉ 20 người ta đã bắt đầu có những
nghiên cứu về hành vi tặng quà của người tiêu dùng, lúc này động cơ tặng quà là trung
tâm của đề tài nghiên cứu, các nhà khoa học chủ yếu coi các yếu tố bên trong của con
người quyết định các đặc trưng của hành vi tặng quà. Những nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu phương Tây về hành vi tặng quà của người tiêu dùng phụ thuộc vào lý
thuyết động lực và thấy rằng sự khác biệt trong động lực dẫn đến sự khác biệt trong
hành vi tặng quà. Trong “Motivations and symbolism in gift giving behavior” (1990)
Wolfinbarger chia động lực tặng quà thành 3 loại: lòng vị tha, nghĩa vụ và lợi ích cá
nhân. Còn Goodwin trong “Gift giving consumer motivation and the gift purchase
process” (1990) chia tặng quà thành 2 loại là tự nguyện và bắt buộc. Trong Komter
Gift Giving and the Emotional significance of Family and Friend (1997) thảo luận về
các thành phần cảm xúc của tình thân và tình bạn trong quá trình tặng quà. Cho rằng
cảm xúc của các mối quan hệ xã hội ở các cấp độ khác nhau là cơ sở để phân tích cảm


3
xúc tặng quà. Lowrey trong “A taxonomy from the Giver’s Perspective” (2004) thấy
rằng các mối quan hệ cũng có tác động đến hành vi tặng quà của phương Tây nghiên
cứu quy nạp nhất về động lực tặng quà của người phương Tây là của Belk và Coon
mang tên “A An Iternative to the Exchange Paragigm Based on Dating Experiences”
(1993). Ba mô hình trao đổi quà tặng mà họ đề xuất giúp hiểu được động lực chung
của mọi người đối với việc tặng quà. Các nghiên cứu trên cũng đã nhận thấy những
ảnh hưởng khác nhau của văn hóa đối với hành vi tặng quà ở phương Đông và phương
Tây.
Một nghiên cứu khác đề cập đến tặng quà như trong tuyển tập “Cuộc sống xã hội

của đồ vật” của giáo sư Arjun Appadurai, bài viết đã nhắc đến tầm quan trọng của quà
tặng trong xã hội. Quà tặng như là chìa khóa để hiểu xã hội đương đại, thông qua dòng
chảy của các món quà tặng hữu hình đã giúp “hiện hình” cõi vô hình của các mối quan
hệ giữa người với người trong một xã hội cụ thể, cũng như các giá trị được tôn vinh
thông qua tập tục lễ nghi văn hóa của xã hội đó. Hay trong nghiên cứu phát hành tháng
11-2015 trên tạp chí “Tính cách và tâm lý xã hội (Journal of Personality and Social
Psychology”, các chuyên gia về tiếp thị là Yang Yang (Đại học Florida) và Jeff Galak
(Đại học Carnegie Mellon) khẳng định: con người gắn cảm xúc vào các món quà. Họ đã
chỉ ra khi được nhận được một món quà sẽ khiến con người hạnh phúc hơn so với những
thứ họ tự mua và chỉ ra được giá của món quà sẽ có xu hương tăng theo thời gian. Các
nghiên cứu trên phân tích đến một số các khía cạnh về ý nghĩa của quà tặng.
Trên thế giới tại mỗi quốc gia văn hóa tặng quà lại được thực hiện một cách khác
nhau. Văn hóa tặng quà góp phần làm đa dang nền văn hóa bơi ý nghĩa và cách thực
hiện riêng biệt hay văn hóa tặng quà là một phần cơ bản cấu thành nên nét đặc trưng
của nền văn hóa. Nên việc nghiên cứu về hoạt động tặng quà là một vấn đề cần thiết
trên, tuy nhiên trên thế giới các nghiên cứu về văn hóa tặng quà như trên chưa có
nhiều và chưa giải quyết cụ thể vấn đề. Đa số các bài viết vẫn chỉ đề cập đến văn hóa
tặng quà gắn với các hành vi văn hóa chung.
Về bản chất, tặng quà tồn tại trong bất kì xã hội ở bất kì thời điểm nào, nhưng trên
thế giới Trung Quốc được đánh giá là một quốc gia có nền văn hóa hoàn chỉnh nhất.
Trung Quốc là một quốc gia đã trải qua hơn 5000 năm lịch sử, bởi vậy họ có một nền văn
hóa vô cùng độc đáo, mang bản chất riêng biệt và văn hóa tặng quà của người Trung
Quốc cũng vậy. Khi xã hội ngày một phát triển, hành vi về tặng quà của người Trung


4
Quốc cũng ngày càng phức tạp. Bởi vậy chủ đề văn hóa quà tặng của người Trung Quốc
là một chủ đề hấp dẫn đối với các học giả Trung Quốc. Tại Trung Quốc nghiên cứu về
hành vi tặng quà xuất hiện vào những năm 90 của thế kỉ 20, chủ yếu tập trung quan
tâm nhiều hơn đến các đặc điểm riêng biệt của việc tặng quà của Trung Quốc.

Một số các nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa tặng quà của người Trung Quốc như
tác giả 金金金金2003金trong cuốn金金金金金金金金金金金金đề cập đến việc so sánh quà tặng từ ba
quốc gia với trái cây như sau về mặt văn hóa, Trung Quốc giống như một quả dưa hấu
lớn, Hàn Quốc giống như một quả táo ngon và Nhật Bản giống như một quả anh đào
xinh đẹp. Và cả ba nước đều có ý tưởng riêng của mình: Người Hàn Quốc không quá
quan tâm đến bao bì quà tặng, nhưng người Nhật nghĩ rằng bao bì là đặc biệt có ý
nghĩa, nhưng người Trung Quốc họ coi trọng món quà hơn. Đã cho thấy ý nghĩa khác
biệt về hành vi tặng quà của người Trung Quốc so với các nước Đông Á trên. 金金金
金2011金trong nghiên cứu金金金金金金金金金金金金cho rằng tặng quà như một hiện tượng văn
hóa trong xã hội loài người, là một phương thức giao lưu quan trọng giữa người với
người trong cuộc sống thường nhật. Luận văn thông qua những điểm khác nhau trong
văn hóa tặng quà của hai nước Trung - Nhật thực hiện phân tích văn hóa xã hội và tâm
lý nhân dân ẩn sâu của hai quốc gia. Trong cuốn “The art of gift in China” (2003),
Chen và những đồng tác giả phát biểu rằng để hiểu hành vi tặng quà ở Trung Quốc,
trước tiên cần hiểu văn hóa Nho giáo, và người Trung Quốc tượng trưng thể hiện ý
nghĩa của giá trị khác nhau trong quà tặng của họ thông qua món quà. Trong “Faring
one thousand miles to give goose feathers: gift giving in the People’s Republic of
China” (2001) Wang và cộng sự đã sử dụng công nhân lao động và lao động tri thức
làm mẫu để so sánh giá trị tặng quà và hành vi tặng quà của người dân Trung Quốc
trong các môi trường khác nhau."Có sự khác biệt trong hành vi nghi thức không?"
Nghiên cứu cho thấy 2 đối tượng nói trên xem xét lý do tặng quà và chọn quà tặng,
không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng, nhưng có sự khác biệt đáng kể về thời
gian tặng quà, và cách thức tặng quà. Điều này chỉ ra có sự khác biệt về hành vi tặng
quà của các đối tượng khác nhau tại Trung Quốc. Bên cạnh các bài viết trên là một số
các luận án khoa học có liên quan về văn hóa Trung Quốc như luận văn thạc sĩ金 金金金金
金金金金金金金金金金金của tác giả 金金 (2010); 金金金金金金金金金金金金của tác giả 金金 (2015);金金金金金
金金金金金金金金金金金của tác giả 金金金 (2006)....
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước



5
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, nhân dân hai nước có mối
quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Bởi vậy, nghiên cứu về nền văn hóa Trung
Quốc là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của các học giả Việt Nam. Trong
đó văn hóa tặng quà của người Trung Quốc là một trong mang bản sắc riêng của nền
văn hóa Trung Quốc. Tại Việt Nam chủ đề về văn hóa tặng quà được đề cập đến trong
một số bài viết khoa học, sách và báo tiêu biểu như:
Trong cuốn sách “Những vấn đề văn hoá học lý luận và ứng dụng” của G.S Trần
Ngọc Thêm do NXB Văn hóa – Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 2013 đã chỉ
ra những đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam từ xưa đến nay, nhắc đến bản
sắc và tính cách của con người Việt Nam, để từ đó biết được những cấm kỵ và sở thích
của con người Việt Nam. Bài viết giúp người đọc hiểu biết được sơ lược về những nét
riêng biệt, ý nghĩa văn hóa tặng quà người Việt để từ đó nhận ra những điểm khác
nhau và giống nhau giữa văn hóa tặng quà người Việt với các nước khác trên thế giới ở
phương tây như Mỹ, hay các nước láng giềng như Trung Quốc.
Trong Cuốn sách “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của G.S Phan Ngọc nói về khái
niệm cơ bản của văn hóa, bản sắc của người Việt trong giao lưu văn hóa, còn giúp cho
Nghiên cứu sinh giải thích được sự khác nhau về văn hóa tặng quà của Việt Nam với
văn hóa tặng quà Trung Hoa? Vì sao có sự khác biệt đó? Tác giả của cuốn sách đã chỉ
ra được những điểm khác nhau cơ bản từ đó đưa ra sư độc đáo riêng biệt về văn hóa
tặng quà của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài những tác phẩm tiêu biểu trên có một số tác phẩm đề cập đến văn hóa tặng
như bài báo “Tìm hiểu về văn hóa quà tặng trong phong tục của người Việt” của
Nguyễn Thu Hồng có đưa ra những thời điểm nên tặng quà trong phong tục của người
Việt Nam hay bài báo “Văn hóa tặng quà trong kinh doanh của người Việt” đã đề cập
đến ý nghĩa của tặng quà trong kinh doanh của người Việt Nam và ý nghĩa văn hóa
tặng quà trong kinh doanh của một số quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc...
Các nghiên cứu trên đã đặt nền tảng cơ sở nhất định đề tài nghiên cứu văn hóa
tặng quà của người Trung Quốc và ứng dụng vào giao tiếp thương mại. Tuy nhiên
những nghiên cứu trên đa phần mới chỉ nghiên cứu về văn hóa tặng quà của người

Trung Quốc một cách độc lập và tổng thể. Tuy nhiên, việc đi sâu vào phân tích văn
hóa tặng quà của người Trung Quốc nhằm ứng dụng vào giao tiếp thương mại trong
kinh doanh quốc tế và đưa ra sự giống nhau, khác nhau cơ bản giữa văn hóa tặng quà


6
của Trung Quốc với một số quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, hay nước phương Tây
như Mỹ... nhằm làm nổi bật văn hóa tặng quà độc đáo của người Trung Quốc vẫn còn
là một khoảng trống, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nói trên,
vì vậy đề tài nghiên cứu văn hóa tặng quà của người Trung Quốc và ứng dụng vào giao
tiếp thương mại là đề tài có giá trị trong hoạt động nghiên cứu văn hóa tặng quà của
người Trung Quốc.
2. Lí do lựa chọn đề tài:
Đối với người Châu Á nói riêng và đặc biệt là người Trung Quốc, tặng quà một
nét đẹp văn hóa của người Trung Quốc. Tặng quà không chỉ tỏ tình cảm, thể hiện sự
quan tâm mà còn giúp mọi người gắn kết với nhau. Thế nên, lựa chọn món quà để tặng
rất quan trọng, đặc biệt là trong những dịp như Tết đến xuân về, tân gia, sinh nhật,
mừng thọ ông bà, đối tác hay các dịp kỉ niệm đặc biệt. Văn hóa Tặng quà không chỉ
quan trọng trong những dịp đặc biệt mà còn đặc biệt quan trọng trong giao tiếp thương
mại. Trong một thị trường đa văn hoá và phụ thuộc lẫn nhau, sự thành công của các
doanh nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền
văn hóa trong hành động và tập quán kinh doanh.
Tặng quà ngày nay được xem là một nét văn hóa trong giới kinh doanh hiện đại.
Nó là cả một nghệ thuật giao tiếp quan trọng trong kinh doanh, buộc những người
trong cuộc phải có những hiểu biết nhất định nếu muốn hợp tác kinh doanh thành công
với các đối tác đến từ các nền văn hóa khác nhau. Tặng quà phải làm sao truyền tải
được những thông điệp ý nghĩa, hợp tác chân thành mới được gọi là văn hóa tặng quà
trong kinh doanh.
Đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Tiếng Trung thương mại
tại Đại học Thương Mại việc nghiên cứu về văn hoá tặng quà của Trung Quốc nói

chung và ứng dụng vào văn hoá giao tiếp thương mại nói riêng là một vấn đề vô cùng
quan trọng trong học tập tại nhà trường cũng như ứng dụng vào kinh doanh thương
mại trên thực tế.
Dựa vào cơ sở lí luận nói trên cho thấy đề tài: “Nghiên cứu văn hoá tặng người
của người Trung Quốc, ứng dụng vào giao tiếp thương mại” có tính cấp thiết cao.
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích cơ bản của đề tài nhằm nghiên cứu một các tương đối về văn hóa tặng
quà Trung Quốc để làm rõ tầm quan trọng của văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương


7
mại, nắm bắt được những điều cần lưu ý khi tặng quà trong văn hóa Trung Quốc và
những điểm khác biệt về văn hóa so với các nước khác. Từ đó, giúp sinh viên chuyên
ngành tiếng trung thương mại áp dụng một cách có hiệu quả những kiến thức của bài
nghiên cứu ứng dụng vào học tập và kinh doanh thương mại.
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Văn hóa tặng quà Trung Quốc
- Những lưu ý khi tặng quà trong giao tiếp thương mại
- Những ứng dụng của văn hóa tặng quà vào giao tiếp thương mại
- Điểm khác biệt về văn hóa tặng quà của Trung Quốc với các nước, khu vực
khác.
5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Văn hóa tặng quà Trung Quốc
Giới hạn thời gian nghiên cứu: 6 tháng
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về văn hóa tặng quà Trung Quốc
- Liên hệ và ứng dụng vào giao tiếp thương mại
- So sánh với văn hóa tặng quà của các nước khác.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ đạo: Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu hiện có: Nghiên

cứu sinh tiến hành thu thập, hệ thống hóa và xử lý các nguồn tài liệu đã có từ các sách,
báo, tạp chí; Các đề tài, luận án nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; Báo cáo của
các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến đề tài luận án. Trên cơ sở tài liệu
thu thập được, NCS phân tích, chọn lọc, tham khảo, vận dụng, kế thừa các kết quả đó
để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Nhóm Nghiên cứu sinh trực tiếp quan sát các hoạt động
thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, các cuộc đàm phán, kí kết, tặng quà, khai
trương cửa hàng,… Đồng thời cũng quan sát qua mạng truyền hình, phim ảnh, thời
sự,...
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các tư liệu thu thập được thông qua các
phương pháp nghiên cứu trên, nhóm Nghiên cứu sinh tiến hành phân tích để làm rõ
các nội dung của đề tài luận án. Qua phân tích giúp nhóm Nghiên cứu sinh luận giải
các vấn đề nghiên cứu rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, chính xác. Lập luận có lôgic


8
luận cứ, luận chứng đầy đủ. Đồng thời với việc phân tích nhóm Nghiên cứu sinh tổng
hợp lại toàn bộ tư liệu một cách hệ thống, theo từng vấn đề. Làm cơ sở đánh giá nguồn
từ liệu nào đã đầy đủ, tư liệu nào còn thiếu, mức độ quan trọng, độ chính xác... từ đó
đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu thu thập tư liệu trong thời gian tiếp theo.
- Phương pháp so sánh: Để làm rõ vấn đề của đề tài luận án đó là sự giống và
khác nhau giữa nền văn hóa tặng quà của người Trung Quốc so với nền văn hóa tặng
quà của các nước khác trên thế giới như Nhật Bản, Việt Nam, Mĩ.
8. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Văn hóa tặng quà của người Trung Quốc
Chương 2: Văn hóa tặng quà trong kinh doanhh của người Trung Quốc và ứng
dụng vào giao tiếp thương mại
Chương 3: So sánh văn hóa tặng quà trong kinh doanh của Trung Quốc với nền
văn hóa tặng quà của Việt Nam, Nhật Bản, các nước phương Tây.



9
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
CHƯƠNG I: Văn hóa tặng quà của người Trung Quốc
Văn hóa tặng quà từ lâu đã trở thành một văn hóa quen thuộc đối với tất cả mọi
người. Vậy văn hóa tặng quà của người Trung Quốc – một đất nước có bề dày lịch sử
lâu đời có điểm gì nổi bật và khác biệt?
Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, trong đó có lĩnh vực quà
tặng. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, họ đã xây dựng những nét đặc biệt trong văn
hóa quà tặng mà ai cũng nên biết nếu muốn mua những món quà ý nghĩa cho người
Trung Hoa. Để lựa chọn quà tặng cho khách nước ngoài, nhất là người Trung Quốc
không phải là chuyện dễ dàng. Bởi bên cạnh những món quà kiêng kị không nên tặng
người Trung Quốc, còn có những quy định về cách tặng quà, gói quà...
Trong trao đổi nghi thức hàng ngày, quà tặng thường được trao cho nhau. Người
tặng quà mong người nhận sẽ nhận được món quà một cách hạnh phúc và hiểu được
cảm xúc, mong muốn và ý nghĩa biểu tượng của món quà. Người nhận quà cũng đánh
giá họ được tặng quà bao nhiêu. Do đó, hai bên trao đổi thường đạt được mục đích
điều chỉnh và tăng cường mối quan hệ giữa hai bên bằng cách thiết lập quà tặng. Giá
trị và tính thực tế của quà tặng là thứ hai, và biểu hiện của cảm xúc là thứ nhất.
1.1 Những nghi thức tặng quà
1.1.1 Thời điểm tặng quà:
Người Trung Quốc luôn yêu thương nhau, và tặng quà là một cách để thể hiện
tình cảm ấy. Quà tặng nên được chọn vào thời điểm tốt, tốt nhất là vào các ngày lễ lớn
hoặc những ngày đáng nhớ, như lễ hội mùa xuân, tết trung thu, lễ hội thuyền rồng,
sinh nhật, ngày cưới, v.v. Ngoài ra, nếu bạn nhận được lời mời lễ hội từ một người
bạn, bạn cũng nên tặng một món quà.
Đối với dịp năm mới hoặc đám cưới của Trung Quốc, thông thường người ta
thường tặng nhau lì xì đỏ, bên cạnh đó quà tặng vẫn được chấp nhận. Quà cưới thường
được giao trước khi kết hôn. Đối với những người bạn sâu sắc, ngay cả khi lời mời của
bên kia chưa đến tay họ thì họ vẫn có thể tặng quà trước. Lễ cảm ơn khai mạc phải

được gửi vài giờ trước khi khai mạc hoặc cắt băng khánh thành. Phổ biến nhất là gửi
giỏ hoa, và cũng có màn hình gương hoặc tranh vẽ. Để chúc mừng bạn bè và đồng
nghiệp có thể gửi trái cây hoặc hoa. Để thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với những


10
người đã giúp đỡ bạn, bạn cũng nên tặng một món quà. Quà tặng cho bữa tiệc có thể
được gửi đến nhà của chủ nhà trước bữa tiệc để thể hiện sự tôn trọng. Nếu đến thăm
nhà riêng, bạn nên cẩn thận mang theo một số tác phẩm nghệ thuật nhỏ và quà lưu
niệm cho bà chủ nhà. Nếu chủ nhà có con nhỏ, hãy mang theo một số đồ chơi, bánh
kẹo. Quà tặng tang lễ thường bao gồm vòng hoa và khớp nối.
1.1.2 Cách chọn quà
Quà tặng liên quan đến đối ngoại nhiều hơn để bày tỏ sự chúc mừng, chia buồn
và biết ơn người khác. Việc lựa chọn quà tặng nên được đối xử khác nhau cho những
người nhận khác nhau. Nói chung, đối với người nghèo, tốt hơn là có lợi, đối với
người giàu, tốt hơn là tinh tế, đối với người yêu, người yêu, người yêu, và kỷ niệm, đối
với bạn bè, vui vẻ là tốt hơn, đối với người già nên thực tế, đối với trẻ em mới lạ là tốt
nhất. Đối với khách nước ngoài, tốt hơn là nên đặc trưng. Bên cạch đó bạn cũng cần
chú ý những điểm sau:
Trước hết, hãy xem xét số lượng quà tặng, phạm vi phân phối quà tặng và các
loại quà tặng. Phân phối quà tặng trong những dịp đông người có thể bỏ lỡ một số
người, vì vậy hãy cẩn thận hơn với số lượng quà tặng. Tốt hơn là nên có nhiều điểm
hơn là gửi chúng, nếu không sẽ gây ra một số lúng túng. Qùa tặng cũng có thể được
thương lượng giữa hai bên. Ví dụ như chỉ có khách danh dự mới được trao. Ngoài ra,
quà tặng cho nhiều dịp không nên quá giá trị hoặc có xu hướng cá nhân. Quà tặng chủ
yếu là mang tình cảm và chú ý đến ý nghĩa kỉ niệm. Bạn có thể chọn những thứ kỉ
niệm và đặc biết làm quà tặng. Tốt hơn hết là tặng những món quà lưu niệm đặc biệt
khó mua ngay cả khi bạn có tiền.
Thứ hai, chúng ta nên hiểu tính cách, sở thích của người khác. Chúng ta cần biết
rằng tặng quà không phải để làm cho bản thân hạnh phúc, mà là làm cho người khác

cảm thấy hạnh phúc. Chọn quà tặng khác nhau cho những người khác nhau là một
phong tục ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những người có bản sắc khác nhau tặng quà
khác nhau là rất quan trọng. Nếu món quà cho chủ sở hữu và người đi kèm là hoàn
toàn giống nhau, nó có thể được coi là thiếu tôn trọng ở một số quốc gia. Một số quà
tặng rất phổ biến ở đất nước này, nhưng có thể không hiếm ở nước khác. Do đó, các
lựa chọn cần thiết nên được thực hiện theo thói quen của các quốc gia và khu vực khác
nhau và sở thích cá nhân.


11
Thứ 3 ý nghĩa tượng trưng và kỷ niệm là một khía cạnh quan trọng để xem xét
khi chọn quà tặng. “Vào ngày 21/2/1972, Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã đến thăm
Trung Quốc. Trước khi rời đi, Nixon và vợ đã lật giở nhiều cuốn sách về Trung Quốc.
Họ không chỉ học cách sử dụng đũa, họ còn chuyên về tiếng Trung, và họ đặc biệt
hướng dẫn thư ký chọn quà cho Mao Chủ tịch.Sau nhiều lựa chọn, Nixon đã chọn đốt
nghệ thuật thiên nga như một món quà quốc gia quý giá. Món quà này được thực hiện
bởi Trung tâm nghệ thuật Pom Tauman ở New Jersey, Hoa Kỳ. Người sáng lập trung
tâm nghệ thuật là ông Edward Marshall Pomm, một nhà sinh vật học nổi tiếng người
Mỹ và là bậc thầy về nghệ thuật chim và gia cầm luộc chín. Tác phẩm nghệ thuật thiên
nga đốt bằng sứ này là kiệt tác cuối cùng của ông trong những năm cuối đời. Được lưu
trữ trong Bảo tàng Quốc gia New York, một món quà khác đã được chọn để tặng cho
Chủ tịch Mao.
Nixon đến Bắc Kinh vào lúc 6h30 tối hôm đó và tổ chức lễ trao đổi quà tặng giữa
hai nước trong Hội trường lớn của Đại sảnh Nhân dân Bắc Kinh. Quà tặng của chúng
tôi bao gồm: màn hình thêu Tô Châu hai mặt, khăn trải bàn thêu bằng sợi thủy tinh,
v.v. Món quà của Hoa Kỳ là sự lựa chọn thiên nga do Tổng thống Nixon mang đến.
Đầu tiên, thay mặt Chủ tịch Mao và chính phủ Trung Quốc, Thủ tướng Chu đã
tặng quà cho Chủ tịch Nixon và vợ ông Han Xu, Cục trưởng Cục Nghị định thư của
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng giới thiệu nguồn gốc và đặc điểm của những món
quà. Sau đó, Tổng thống Nixon đã giới thiệu những món quà của Hoa Kỳ cho Thủ

tướng Chu rất quan tâm. Món quà bao gồm một cặp thiên nga trắng dẫn ba con thiên
nga nhỏ, tượng trưng cho một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.
Nixon nói rằng thiên nga là một loài động vật quý được mọi người trên toàn thế
giới yêu thích và nó tượng trưng cho hy vọng hòa bình và thân thiện, và hy vọng rằng
nó sẽ mang lại những dấu hiệu phát triển tốt cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc.”
Chọn quà tặng mang tính biểu tượng và kỷ niệm đòi hỏi chúng ta phải hiểu kinh
nghiệm, sở thích, thói quen sống, v.v. của người nhận.
- Nếu bạn không biết sở thích của người nhận và bạn không biết phải gửi gì. Bạn
có thể chọn một thẻ quà tặng, nghi thức xã giao sách quà tặng mạng, sách đổi quà tặng
và các phương pháp khác. Cách tặng quà này có thể mang đến cho người nhận nhiều


12
sự lựa chọn hơn, điều này sẽ không gây ra sự bối rối mà người nhận quà tặng không
thích.
Giá trị của quà tặng không nằm ở việc chúng có đắt không, mà nằm ở sự phù
hợp. Một món quà kịp thời và dễ chịu sẽ giành được tình cảm từ đối phương. Khi chọn
quà tặng, bạn nên chọn một số mặt hàng rẻ tiền, kỷ niệm, có đặc điểm quốc gia và có
giá trị nhất định trong nghệ thuật, như tác phẩm nghệ thuật nhỏ, quà lưu niệm nhỏ,
thực phẩm, bó hoa, sách, tranh ảnh hoặc nhu yếu phẩm hàng ngày, v.v. .Nói tóm lại,
giá trị của quà tặng nên lớn hơn giá trị vật chất của chúng và bạn nên nhớ rằng quà
tặng không nên biên thành tiền hối lộ cho người khác.
1.1.3 Gói quà
Trước khi đóng gói quà tặng, bạn phải loại bỏ thẻ giá của món quà. Nếu khó gỡ
bỏ, thẻ giá phải được sơn bằng sơn màu tối.
Quà tặng dễ vỡ phải được đóng gói trong hộp vật liệu cứng, sau đó chứa đầy các
vật liệu chống sốc, chẳng hạn như bọt biển, bông, v.v. và sau đó được bọc bằng giấy
quà tặng.
Hãy chú ý đến việc chọn giấy quà tặng phù hợp từ các khía cạnh của màu sắc và

hoa văn. Không chọn giấy gói màu trắng hoặc đen nguyên chất. Cần lưu ý rằng người
dân ở một số quốc gia và quốc gia có cách hiểu khác nhau về màu sắc và hoa văn.
Người Trung Quốc không tặng nhau quà gói bằng giấy màu đen và màu xanh dương vì
hai màu này chỉ dùng trong tang lễ. Quà tặng thường được đóng gói trong giấy quà
tặng (màu, giấy màu). Ngay cả khi món quà nằm trong hộp, nó phải được đóng gói
riêng, và sau đó các dải ruy băng đẹp, nút thắt mận, v.v ... được buộc bằng ruy băng.
Nếu người ủy thác của món quà chuyển tiếp hoặc để đảm bảo rằng người nhận
biết nguồn gốc của món quà, sau khi món quà được đóng gói, danh thiếp của người
tặng được đặt trong một phong bì nhỏ và dán trên giấy quà tặng. Khắc tên hoặc đơn vị
của người nhận ở một vị trí nhất định trên món quà và cho biết lý do của món quà sẽ
làm cho món quà có giá trị hơn.
1.1.4. Cách tặng quà
Trong trường hợp nói chuyện, gặp gỡ và các hoạt động khác, người có chức vụ
cao nhất thường thay mặt người đó tặng quà cho người khác, món quà nên bắt đầu từ
người có địa vị cao nhất, trước tiên nên trao cho người phụ nữ, sau đó là người đàn
ông Giới trẻ.


13
Quà tặng nên được trao bằng cả hai tay hoặc bằng tay phải, tránh tay trái.
Người dân ở một số quốc gia có thói quen từ chối nhận quà tặng, nhưng đây chỉ
là phép lịch sự và không có nghĩa là từ chối. Nếu món quà thực sự không hối lộ, bạn
nên mạnh dạn một thời gian. Nếu bên kia khăng khăng từ chối, thực sự có thể có
những lý do không thể chấp nhận được và họ không thể bị ép buộc nhiều lần. Điều ấy
cũng không hẳn thể hiện sự không hài lòng.
1.1.5 Cách nhận quà
Khi nhận được món quà, tốt nhất bạn nên mở gói để đánh giá cao món quà và bắt
tay cảm ơn: "Tôi rất thích nó", "rất đẹp", "cảm ơn", v.v.
Khi nhận được một món quà, bạn nên trả lời tin nhắn hoặc danh thiếp kịp thời.
Quà tặng thường bị từ chối trong người. Nếu món quà của bên kia được coi là

không thỏa đáng, cần được giải thích kịp thời sau sự kiện và sẽ được trả lại sau khi
nhận được sự hiểu biết của bên kia;
Nói chung, khi nhận quà, Phương Đông thường bỏ quà sau khi bày tỏ lòng biết
ơn, trong khi người phương Tây thường dùng để mở quà ngay tại chỗ, bày tỏ sự khen
ngợi và đôi khi nói rằng quà tặng là những món đồ họ đang chờ đợi, v.v.
Thói quen phương Tây thường viết thư cảm ơn một tuần sau khi nhận được món
quà.
1.1.6. Thời gian và phương thức trả lại quà tặng
Nói chung, du khách nên tặng quà, và chủ nhà nên tặng lại quà. Có nhiều cách để
trả lại quà tặng. Bạn có thể trả lại một mặt hàng nào đó hoặc trả lại quà tặng cho bên
kia. Nếu đó là giảm giá, xin lưu ý những điều sau:
Không có giá trị lớn. Giá trị của món quà nói chung không được vượt quá món
quà do bên kia đưa ra, nếu không nó sẽ mang lại cho mọi người cảm giác so sánh.
Khi nhận được một món quà từ một người tư nhân, cần có một lý do thích hợp và
thời điểm thích hợp khi trả lại món quà. Bạn không thể đơn giản trả lại các mặt hàng
tương đương mà không chọn thời gian và địa điểm cho món quà.
Thời gian chia tay là một trong những thời điểm tốt nhất để trả lại quà tặng.
Các công ty thường giao dịch với khách hàng nước ngoài không thể không tặng
quà, chẳng hạn như thăm bệnh nhân hoặc tham dự đám cưới hoặc sinh nhật, tặng một
bó hoa. Khi một vị khách nước ngoài lâu năm rời đi, tặng một hoặc hai món quà lưu
niệm nhỏ là một cử chỉ của tình bạn, mong muốn hoặc lòng biết ơn.


14
1.2 Những món quà nên và tuyệt đối không nên tặng khi đến Trung Quốc
1.2.1 Những món quà không nên tặng khi đến Trung Quốc
- Đồng hồ: Tuyệt đối không nên tặng đồng hồ, bởi vì”đồng hồ” đồng âm với
“lâm chung” , tặng đồng hồ đồng nghĩa với việc muốn người khác sớm “đoản mệnh”.
Vì vậy tặng đồng hồ là điều cấm kỵ ở Trung Quốc.
- "Quả lê" (lí) và "chia li"(lí) đồng âm, tặng người khác loại quả này có nghĩa là

hy vọng người khác ly biệt nên người dân nước này cũng rất ghét khi được tặng quả
này.
- “Ô” đồng âm với “tản (tan)”, bởi vậy, không thể mang ô làm quà tặng người
khác, giữa bạn bè với nhau tốt nhất không tặng ô. Bởi vì điều đó có nghĩa sau này sẽ li
tán. Vì sẽ khiến cho người Trung Quốc cảm giác như mối quan hệ của họ sẽ kết thúc
nếu như được tặng ô.
- Dao, kéo, đồ sắc nhọn: Tặng dao được coi là có ý nghĩa của hai vết cắt, nghĩa là
bạn muốn chia cắt, cắt đứt tình cảm, quan hệ với người đó. Vì vậy nên tránh làm quà
tặng. Nhưng có hai loại dao đôi khi có thể được tặng làm quà tặng: một là dao quốc gia
đặc biệt (như dao rựa Ả Rập), và loại kia là dao quân đội Thụy Sĩ. Đàn ông ở nhiều
nước yêu thích hai con dao này.
- Chuông: Chuông có thể đại diện cho cái chết hoặc lãng phí thời gian, vì vậy nó
không phải là một món quà nên tặng người Trung Quốc.
- Giày thường được coi là ô uế hoặc không may mắn và cũng nên tránh làm quà
tặng, hơn nữa từ "giày" đồng âm "tai họa". Vì thế, tặng giày chính là ngụ ý với việc
bạn chuyển xui xẻo của mình cho người đó, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến mối quan
hệ của đôi bên.
- Khăn tay: Khăn tay là vật thường được thả xuống khi chôn cất người chết, nó
như một lời từ biệt. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên tặng vật này cho người Trung
Quốc.
- Thuốc: Thuốc có liên quan đến bệnh tật, sức khỏe hoặc tử vong. Nhưng các sản
phẩm y tế là phổ biến ở nhiều nước.
- Hoa cúc: Loại hoa này chỉ dùng cho các đám hiếu nên đừng bao giờ tặng hoa
cúc cho người Trung Quốc.
- Mũ xanh: Đội một chiếc mũ xanh ám chỉ người đó bị cắm sừng.Do vậy đừng
tặng mũ xanh khi bạn đến Trung Quốc.


15
- Gương: Người Trung Quốc quan niệm gương sẽ thu hút ma quỷ và khi gương

vỡ sẽ đem đến điêù chẳng lành. Vì thế khi đến Trung Quốc bạn tránh tặng gương.
- Động vật và thực vật sống, thực phẩm tươi sống và hạt giống không nên được
gửi cho du khách nước ngoài. Nhiều quốc gia có luật kiểm dịch động vật và thực vật
rất nghiêm ngặt, và họ không được phép vào nước này.
- Bất kì thứ gì màu trắng hoặc đen: hai màu sắc này đều đặc trưng trong các tang
lễ của người Trung Quốc nên bạn tránh tặng quà có màu trắng và đen.
1.2.2 Những món quà nên tặng khi đến Trung Quốc
- Qủa đào hay nhân sâm: Đào và nhân sâm thể hiện cho sự trường thọ nên tặng
chúng cho người Trung Quốc được coi là thể hiện thiện chí chúc họ khỏe mạnh.
- Đặc sản địa phương: Ở Trung Quốc thì đặc sản địa phương được coi là món quà
thích hợp để thể hiện tấm lòng với người được tặng.
- Phong bì đỏ: Tặng phong bì đỏ với tiền bên trong ngụ ý đem lại may mắn, chúc
cho mọi mong ước của người được tặng thành hiện thực.
- Trà: Một món quà thực tế có thể tặng người Trung Quốc, là trà ngon nhưng hãy
tránh tặng trà hoa cúc.
- Qùa với số lượng 6 hoặc 8: số 6 và 8 đại diện cho sự may mắn
- Táo tàu, động phộng, nhãn, hạt sen: táo tàu, đậu phộng, nhãn, hạt sen biểu thị
cho sự may mắn vì khi kết hợp các từ này lại thì sẽ được cụm từ đọc gần giống với
cụm sớm có em bé.
Dưới đây là những món quà mà người Trung Quốc dùng để tặng quà trong các
ngày quan trọng:
- Quà cưới
Hãy chú ý đến lời chúc mừng sau khi nhận được lời mời hoặc thông báo từ bên
kia: quà tặng nên là đồ thủ công như đồ gia dụng, bộ đồ giường, bộ đồ ăn hoặc thư
pháp và tranh, hoặc bạn có thể nhờ chủ sở hữu tư vấn trước khi mua: nếu bạn sử dụng
tiền thay vì quà tặng , Bạn có thể viết dòng chữ “金金”lên trang bìa để thể hiện sự trang
trọng.
- Quà sinh nhật
Đối với em bé: Có thể gửi đồ dùng cho em bé, chẳng hạn như quần áo, giày và
mũ, đồ chơi, thực phẩm, huy chương hoàng đạo, vv, cũng có thể gửi thuốc bổ của mẹ

và như vậy.


16
Đối với sinh nhật người lớn tuổi, bạn có thể gửi quà sinh nhật, bánh sinh nhật,
sản phẩm dinh dưỡng, quần áo, v.v .: Các cặp vợ chồng có thể gửi hoa, mỹ phẩm, phụ
kiện và quà tặng khác vào ngày sinh nhật: bạn bè có thể gửi thiệp chúc mừng, đồ thủ
công, đồ dùng học tập, hoa, album và các vật dụng nhỏ khác vào ngày sinh nhật.
- Quà tặng ngày lễ
Lễ hội Hung Chun có thể gửi hương sáp, hộp quà tặng, Lễ hội thuyền rồng có thể
gửi bánh bao, bánh trung thu lễ hội Trung thu, hoa hồng ngày Valentine và như vậy.
- Quà tặng tang lễ
Khi đến thăm người thân và bạn bè bị bệnh, bạn nên mang theo một số thực
phẩm phù hợp với bệnh nhân, như thuốc bổ, đồ uống, trái cây, ... Bạn cũng có thể gửi
hoa, nhưng bạn nên mua chúng theo bệnh khi gửi trái cây. Tang lễ có thể được trao
vòng hoa, khớp nối hoặc "vàng" (tức là tiền), chẳng hạn như các mặt hàng khác. Hàng
tiêu dùng một lần như thuốc lá, rượu và thực phẩm nên được gửi.
- Quà tặng du lịch
Khi những người khác sẽ đi du lịch, bạn có thể chọn quà tặng cho họ như sách,
đồ dùng học tập và các nhu yếu phẩm hàng ngày.
- Quà tặng tái định cư
Housewarming có năng khiếu tốt nhất với các khớp nối, thư pháp và hội họa,
màn hình gương, đồ thủ công và trang trí nhà cửa.
- Quà tặng của khách
Khi bạn được mời đến nhà của chủ nhà, bạn phải mang theo một số quà tặng nhỏ.
Tham quan tay không là không đứng đắn. Nhưng quà tặng không cần phải quý giá,
nếu không chúng sẽ trở thành gánh nặng cho chủ sở hữu, và họ có thể gửi hoa và rượu.
Đối với nghi thức trang sức:
Trước hết, khi tặng đồ trang sức như đá quý, người nhận phải được xác định rõ
ràng để tránh những hiện tượng không hợp lý. Ví dụ, để tặng bạn bè ở nước ngoài

trang sức ngà, trang sức ngà bị cấm nhập khẩu và sử dụng ở nhiều nước, đó là bảo vệ
động vật hoang dã. Nếu bạn muốn tặng một viên đá quý, tốt nhất là người nhận thích
nó hoặc đáng nhớ. Chẳng hạn như đá quý sinh nhật, đá quý kỷ niệm ngày cưới, vv
Ngoài ra, chúng ta phải chú ý đến ý nghĩa của việc tặng đá quý, mỗi loại đá quý
có một ngôn ngữ khác nhau, đừng dành tình cảm mà không có lý do. Ví dụ, trang sức
bạch kim và kim cương chỉ có thể được chú rể trao cho cô dâu, trong khi những người


17
có bản sắc khác chỉ có thể tặng cho nó các loại trang sức khác, nếu không nó sẽ bị coi
là vượt quá quy chuẩn và nghi ngờ làm sai.
Nếu bạn muốn tặng đá quý, trước tiên bạn phải hiểu tình huống của người nhận
và hiểu ý nghĩa biểu tượng đặc biệt và ngôn ngữ của đá quý.
Đá quý ngọc trai, loại đá quý duy nhất được tạo ra bởi những sinh vật sống. Với
những đặc điểm quý phái và thanh lịch, nó đã được hoàng gia trên toàn thế giới trân
trọng, tượng trưng cho sự quyến rũ và quyền của phụ nữ, và nó có ý nghĩa hạnh phúc
hơn ở các nước phương Tây.
Kim cương, rực rỡ, ổn định và cứng rắn, mang theo hy vọng của tình yêu và trở
thành người bảo vệ tình yêu vĩnh cửu.
Vàng, "tiền tệ tối thượng" của cổ đại, hiện đại, Trung Quốc và nước ngoài, từ lâu
đã trở thành biểu tượng của sự giàu có và quyền thừa kế trong tâm trí mọi người.
Ngọc bích, ấm áp và cứng rắn, chứa đựng những lời khen ngợi độc đáo của
người dân Trung Quốc về tính cách và hôn nhân.


18
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG VĂN HÓA TẶNG QUÀ CỦA NGƯỜI TRUNG
QUỐC VÀO GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI.
2.1 Khái quát về văn hóa tặng quà trong giao tiếp thương mại.
Hiện nay toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu của kinh tế thế giới không nằm

ngoài chuyển động này của kinh tế thế giới. Việt Nam là một quốc gia đang tham gia
trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa. Khi tham gia toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ
kinh doanh với các nước trên thế giới thì việc nghiên cứu văn hóa của một quốc gia có
một vai trò rất lớn trong việc mang đến thành công trong kinh doanh cho doanh nghiệp
đặc biệt là văn hóa tặng quà. Trung Quốc là một trong những quốc gia có lịch sử lâu
đời nhất thế giới. Những năm gần đây từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, kinh tế
Trung Quốc đã có nhiều sự phát triển vượt bậc. Kinh tế Trung Quốc phát triển cộng
với chính sách của Nhà nước Trung Quốc là toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội phát triển
cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thị trường
Trung Quốc lớn, mang lại nhiều cơ hội để phát triển kinh doanh. Khi thâm nhập thị
trường này, việc hiểu rõ văn hóa nói chung hay văn hóa tặng quà nói riêng sẽ mang lại
nhiều thuận lợi ích trong sản xuất kinh doanh. Trung Quốc là một quốc gia coi trọng lễ
nghĩa vì vậy việc tặng quà đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người
Trung Quốc. Đặc biệt trong kinh doanh tặng quà là một việc luôn được đền đáp ngược
lại, trong một thương vụ nếu không thực hiện hành động này sẽ bị đánh giá là một
hành động tồi. Thông thường trong kinh doanh, hoạt động tặng quà là để bày tỏ lòng
sự hữu nghị và tôn trọng đối với đối phương. Việc tặng quà sẽ giúp cho cả hai bên cảm
thấy vui vẻ. Nếu món quà được trao đúng cách sẽ giúp mối quan hệ giữa hai bên phát
triển tốt đẹp và ngược lại nếu việc tặng quà không làm hài lòng đối tác sẽ gấy ảnh
hưởng xấu đến mối quan hệ của hai bên. Vì vậy, người ta đã xây dựng nên một số
nguyên tắc về tặng quà giúp mọi người có thể thực hiện một cách suôn sẻ việc tặng
quà trong đời sống cũng như trong kinh doanh. Gồm 4 nguyên tắc chính như: thứ nhất
nguyên tắc nặng nhẹ phù hợp, nguyên tắc nhắc nhở người tặng quà nên quan tâm đến
sự phù hợp với người tặng quà hơn là giá trị vật chất món quà; thứ 2 hãy tặng quà vào
thời điểm thích hợp, việc tặng quà vào thời điểm thích hợp sẽ khiến người nhận cảm
thấy vui vẻ hơn; thứ ba nguyên tắc về tính hiệu quả, mỗi người đều có một điều kiện
sống khác nhau, một món quà thiết thực sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu tặng
quà. Cuối cùng, Đối với người Trung Quốc, khi tiến hành tặng quà trong kinh doanh



19
có một số điều cấm kị cần tránh như không tặng chứng khoán hay tiền mặt, không tặng
những món quà có giá trị quá đắt, không tặng những sản phẩm bị lõi hay hư hỏng làm
quà, không tặng những món quà dễ gây hiểu lầm cho người khác giới, không sử dụng
các sản phẩm quảng cáo của công ty cho đối tác, không tặng những món quà phạm
pháp và được cho là vô đạo đức...
2.2 Ứng dụng văn hóa tặng quà của người Trung Quốc trong giao tiếp
thương mại
Những bước tiến vững chắc ra thị trường toàn cầu sẽ không thể thiếu kiến thức
về các tập quán, nghi thức kinh doanh ở từng nền văn hoá cụ thể. Trung Quốc từ trước
đến nay vẫn là một đối tác giao thương và đầu tư quan trọng tại Việt Nam. Tặng quà là
một yếu tố quan trọng giúp củng cố mối quan hệ làm ăn lâu dài . Vì thế chúng ta cần
việc tìm hiểu văn hóa tặng quà của người Trung Quốc để ứng dụng vào việc giao tiếp
thương mại thành công nhằm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
2.2.1 Thời gian tặng quà
Theo văn hóa của Trung Quốc, các món quà thường được tặng vào các dịp lễ,
chẳng hạn như sinh nhật, trong các cuộc họp kinh doanh chính thức, khi được mời đến
dùng bữa tối tại nhà người khác. Ngoại trừ các món quà tặng trong dịp lễ, nên lựa chọn
những món quà dựa trên thời gian sao cho thích hợp. Ví dụ như vào mùa hè không nên
tặng quà là trang phục mùa đông cho các đối tác kinh doanh hay thậm chí là bạn bè
của bạn. Vì vào mùa hè những trang phục mùa đông sẽ là mặt hàng giảm giá, mà quà
tặng là những món quà giảm giá là một trong những điều kiêng kị.
Mặc dù các lễ hội truyền thống, như lễ hội mùa xuân, là thời gian phổ biến nhất
để tặng quà, những lễ hội này có thể không nhất định là thời gian hiệu quả để tặng quà.
Vào những thời điểm này trong năm, mọi người luôn mua và tặng những món quà phổ
biến như vào tết trung thu mọi người thường tặng bánh trung thu. Do đó, các công ty ở
Trung Quốc bị choáng ngợp bởi cùng một món quà. Bởi vậy vào thời gian này thay vì
tặng những món quà phổ biến chúng ta nên lựa chọn những món quà dựa trên sở thích
cá nhân khiến người nhận cảm thấy thích thú với món quà. Trên thực tế, có nhiều dịp
khác mà bạn có thể chọn quà tặng một cách cẩn thận để đạt được mục đích cá nhân,

điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng xây dựng mối quan hệ. Bạn có thể
tăng sự thân thiện bằng cách đánh giá cao những thành tựu đặc biệt của đồng nghiệp
hoặc bằng cách tận dụng những dịp riêng tư như sinh nhật, đám cưới hoặc sinh con.


20
Trong kinh doanh, trong một số sự kiện như trong lễ khai mạc và lễ kỷ niệm, các
công ty văn hóa và quyền lực thường chuẩn bị những món quà kỷ niệm cho khách
tham dự bữa tiệc. Những món quà kỷ niệm này sẽ không chỉ tạo thêm niềm vui cho
bữa tiệc mà còn để lại ấn tượng tốt cho những vị khách tham dự bữa tiệc. Các món
quà kỷ niệm tốt nhất cho lễ kỷ niệm là những món quà liên quan đến chủ đề của bữa
tiệc. Ví dụ, công ty sản xuất nước hoa Pháp có thể chuẩn bị một số quà tặng theo
phong cách Pháp tại bữa tiệc kỷ niệm, như quà lưu niệm mô hình Tháp Eiffel.
Đặc biệt, trong kinh doanh khi đàm phán vẫn chưa kết thúc, đó chắc chắn không
phải là thời điểm tốt để tặng quà. Bởi vì tặng quà vào thời điểm này sẽ bị coi là thiếu
chuyên nghiệp,được xem là hối lộ không trung thực hay lừa đảo. Do đó, nên tặng quà
khi khi hai bên đều đạt được thỏa thuận, đàm phán kết thúc.
Ở Trung Quốc, chính phủ cũng có ra một chính sách xét loại quà tặng nào là món
hối lộ. Mặc dù chính sách này cũng dần được nới lỏng nhưng cũng có lúc món quà của
bạn sẽ không được chấp nhận. Những trường hợp như vậy, trong kinh doanh bạn nên
lịch sự nói rằng bạn hiểu vì sao họ không nhận và rút lại món quà. Rồi bạn hãy chờ
cho tới khi nào cuộc đàm phán đã chấm dứt, thì món quà bạn tặng có thể được gỡ đi
cái vỏ “hối lộ” lúc ban đầu.
2.2.2 Lựa chọn quà
Người Trung Quốc không câu nệ nhiều, họ thường trực tiếp bày tỏ mong muốn
được nhận quà và cũng thẳng thắn hỏi xem bạn thích gì và muốn gì. Đừng bao giờ đưa
phong bì như một món quà trong mối quan hệ làm ăn với người Trung Quốc với họ
đây là hành động thiếu tôn trọng và xem thường người đối diện của mình. Họ cũng
cũng là tuýp người xem trọng các lễ giáo và những tín ngưỡng vì thế hãy cố tìm hiểu
sơ qua về đối tác của mình trước khi có ý định tặng bất kỳ món quà nào. Hãy cẩn trọng

trong việc lựa chọn quà tặng cho đối tác nước ngoài nhất là khi họ là người Trung
Quốc.
Khi lựa chọn quà, bạn cũng phải xem xét giá trị của món quà, bởi vì nếu tặng
những món quà đắt tiền có thể được coi là tiền hối lộ, và quà tặng giá rẻ có thể bị coi
là thiếu chân thành. Do đó, giá trị quà tặng có liên quan đến quy mô của doanh nghiệp
đối tác. Thông thường, các công ty sẽ chọn những món quà lớn hơn khi đối tác là một
doanh nghiệp lớn, món quà nhỏ hơn khi đối tác một doanh nghiệp nhỏ.


21
Dựa trên sự khác nhau của từng cá nhân để cân nhắc lựa chọn món quà cho phù
hợp. Trước tiên, chúng ta phải điều tra danh tính, chức vụ, sở thích và thói quen sống
của đối tác, sau đó chọn quà tặng theo danh tính và sở thích khác nhau của những
người khác nhau để tránh chạm vào một số điều cấm kỵ.
Trong các cuộc họp kinh doanh nếu có nhiều người được nhận quà, khi chọn quà
tặng cho nhiều người có chức vụ khác nhau trong cùng một công ty nên lựa chọn
những món quà khác nhau, kể cả về mặt hình thức. Người có cấp bậc cao nhất sẽ nhận
được món quà đắt tiền nhất. Không bao giờ tặng cùng một món quà cho những người
thuộc các cấp bậc khác nhau trong công ty.
Mặc dù có những lúc cần phải tặng quà đắt tiền, nhưng các trợ lý nên tế nhị trong
việc này vì có một vài trường hợp người nhận sẽ không cảm thấy thoải mái khi nhận.
Thứ nhất, người đó có thể ngại vì không thể đáp lại bằng một món quà có giá trị tương
đương hoặc, trong các giao dịch kinh doanh, đặc biệt là với các chính trị gia, việc tặng
quà xa xỉ có thể bị coi như một hình thức hối lộ.
Thông thường người Trung Quốc không hay mời đối tác tham dự tiệc cưới, tuy
nhiên nếu được mời, thì số tiền mừng thường bằng hoặc nhiều hơn chi phí cho từng
người tham dự bữa tiệc. Nếu được mời dự tiệc cưới của đối tác kinh doanh, các trợ lý
nên chuẩn bị tiền mừng nhiều hơn một chút để củng cố mối quan hệ giữa hai bên nhé.
Đối với số lượng trong món quà hoặc số tiền, luôn luôn tránh số 4. Hầu như
trong tất cả mọi thứ người Trung Quốc đều kiêng số 4 vì nó phát âm giống với từ

“chết” trong tiếng Trung. Điều này cũng tương tự ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Số 8 là
con số may mắn mà người Trung Quốc rất thích. Đối với tiền mừng, luôn luôn chọn
tiền mới. Nếu các tờ tiền bị bẩn, gấp nếp hoặc quăn, nó sẽ gây ra ấn tượng xấu với
người nhận.
Khi tặng khách hàng một món quà, điều quan trọng nhất là làm cho người khác
cảm thấy rằng món quà đó là sự chân thành mà bạn dành cho đối phương, chứ không
phải những động cơ cá nhân thầm kín. Một số công ty chọn các vật phẩm có logo công
ty (như bút, túi xách, kẹp cà vạt, v.v ... được in logo công ty, nhưng khi chọn những
món quà như vậy, hãy chú ý rằng logo của công ty không nên quá bắt mắt. Logo phải
nhỏ hơn, chẳng hạn như được in nổi ở dưới cùng của máy tính xách tay, được in ở
dưới cùng của khăn lụa hoặc dưới cùng của ví, in trên đĩa móc chìa khóa. Bởi vì logo
càng ít rõ ràng, những người không làm việc tại công ty sẽ thường xuyên sử dụng nó.


×