Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu đánh giá không gian mở phục vụ quản lý bền vững cảnh quan đô thị thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.68 MB, 149 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HẢ NỘI
TRUỒNG ĐẠI HỌC KHOA HOC TựXHIÊN

Báo cáo tổng hợp
“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN MỞ PHỤC v ụ QUẢN LÝ BEN
VỬNG CẢNH QUAN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
(mã số QT.07.38)

Chủ trì để tài:
TS. Nguyễn An T hịnh
Các cán bộ th am gia:
GS.TS. Nguyễn Cao Huần
PGS.TS. Nguyễn Thị Hải
ThS. Trần Văn Trường
ThS. Nguyễn Thị Hà Thành
ThS. Phạm Đức ú y

Chủ trì
Thành
Thành
Thành
Thành

viên
viên
viên
viên

Thành viên


-

h O C O u ô c G I A HÀ N Ó I

• ' U N G : A V t h õ n g t i n t h ư V Ếf'

Di

Hà Nội, 2008

I

l ĩ l


_____
THỊ THÀNH

ri ỉ ố

_____ \ C Í T ĐÁNH GIÁ
HẢ NỘI"

khóm

; GIAN ’

i .

TÓ M T Ắ T B á o


; , \ LV RÉN \ ữ v ; CANH
cáo

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu đánh giá khóng gian m ở phục vụ quản lý
bền vững cảnh quan đô thị thành phô Hà Nội

Mã sổ: QT.07.38

2. Chủ trì đề tài: TS. Nguyễn An Thịnh
3. Các cán bộ tham gia:

TS. Nguyễn An Thịnh

Chủ trì đề tài

GS.TS. Nguyễn Cao Huần

Thành viên

PGS.TS. Nguyễn Thị Hải

Thành viên

ThS. Trần Văn Trường

Thành viên

ThS. Nguyên Thị Hà Thành


Thành viên

ThS. Phạm Đức ú y

Thành viên

4. Mục tiéu và nội dung nghiên cứu:

4.1. M ục tiêu: nghiên cứu đánh giá hiện trang không gian mở theo tiếp
cận sinh thái cảnh quan đô thị và đề xuất định huóĩig tổ chức không gian mờ
tới 2020 cho một số khu vực điển hình của thành phố Hà Nội
4.2. N ội dung nghiên cứu:
- Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu sinh thái cảnh quan đô thị
phục vụ phát triển bền vững
- Xây dựng hệ thống phân loại không gian mở thành phố Hà Nội theo
tiếp cận đa tỷ lệ
- Phân tích hiện trạng tổ chức và sử dụng không gian mở của thành phố
Hà Nội
- Định hướng tổ chức không gian mở thành phố Hà Nội
' Đề xuất các giải pháp quản lý cảnh quan đô thị bền vững

Đế tà i n g h iê n cứu k h o a học cấp Dại học Quôc g ia Hà Nội, mã số Q T .0 7 ,3 8
Chủ tr i dễ tà i: TS. N guyển An T h ịn h


C 'Q ĐÁNH GIÁ KHÓNG

C I a N


v ó

I V BỂN VŨNG CANH QL A \

i



T I': THẢNH I i l ó HÀ NỘI”

4.3. Các kết quả đạt được:
- Đã phân tích và xác định hiện trạng khổng gian mở của thành phố Hà
Nội; xác định số lượng, tính đa dạng, tính đều đặn và sự phân bố trong không
gian... của không gian xanh Hà Nội...
- Thành lập sơ đổ hiện trạng phán bố không gian mở ở các quận nội
thành thành phố Hà Nội.
- Xác định sự biến đổi của không gian mở Hà Nội: bao gồm cấu trúc
cảnh quan, kiểu không gian, và thay đổi cây trổng và tính đa dạng.
- Đề xuất một sô kiến nghị nhằm bảo tồn không gian mở trong quá
trình đô thị hóa và định hướng phát triển bền vững cho đến năm 2020.
5.

Tình hình kinh phí của đề tài:

Tổng kinh phí được cấp là 20.000.000 VNĐ cho 01 năm thực hiện đề
tài (đã quyết toán).

XÁC NHẬN CỦA BAN CHỦ NHIỆM KHOA
(Ký và ghi rỗ họ tên)


CHỦ TRÌ ĐỂ TÀI
(Kỷ và ọhi rõ ho tên)

PGS.TS. Nhữ Thị Xuân

TS. Nguyễn An Thịnh

XÁC NHÂN CỦA TRƯỜNG

tL'

II
Đế tà i n g h iê n cứu kh o a học cấp Đại học Q uốc g ia Há Nôi, mã số: Q T .07 3 8
Chủ trì dé tà i: TS. N g u yễn A n T h ịn h


,,
LX i AI -. m j M|£N c t x - ĐÁNH CIẢ KHÔSG GIAN MO ;
' I THÀNH i ; : o HA N ó r

'

. LV GEN Y Ĩ N C CẢNH Q I A N ĐÓ

S U M M A R IS E D R E P O R T
1. Project's title: “A study o f open space assessment fo r urban

landscape sustainable management in Hanoi cit\".
Code number: QT.07.38
2. Project's Head: Dr. Nguyen An Thinh

3. Researchers:

Prof. Dr. Nguyen Cao Huan

Participant

Ass.Dr. Nguyen Thi Hai

Participant

Msc. Tran Van Truong

Participant

Bsc. Nguyen Thi Ha Thanh

Participant

Bsc. Pham Due Uy

Participant

4. Research objective and content:

4.1. Objective:
Assessment of open space reality based on urban landscape ecology
approach and proposing some orientations of open space organisation for
some typical areas in Hanoi city until 2020.
4.2. Content:
- Establishing the methodology for studying urban landscape ecology

for sustainable development.
- Proposing the system of open space classification for Hanoi city based
multi-scale approach.
- Analysing the reality of open space of Hanoi city.
- Orientation of open space organisation for Hanoi city.
- Proposing solutions for sustainable urban landscape management.

in
Đề tà i n g h iê n cừu kh o a học cáp Dại học Q uốc gia Há Nói, mã sô Q T .0 7 .3 8
Chủ tr i dề tài: TS. N guyễn A n T h ịn h


Ti l l :

. . ................ .............N
r i i ố HÀ NỘI"

cur ĐÁNH GIẢ KHỎN(j

GIAN y .o ] :

‘O ' I.Y b L \ \ LAG CÀNH QUAN ĐÕ

kấ' m

4.3. Achieved results:

- Analysed the reality of open space of Hanoi city; determined the
quantity, the diversity, the distribution of green space in Hanoi city.
- Constructed the diagram of open space distribution in inner district of

Hanoi city.
-Determined the transformation of open space in Hanoi city: landscape
structure, space type, deversity.
- Pro posing solutions

for sustainable urban landscape management

until 2020.

Đề tà i n g h iê n cứu kho a học cấp Đại học Q uổc g ia Ha Nội, m ã số: QT 0 7 .3 8
Chủ trì dế tài: TS. N guyển An T h ịn h


U U W J VC. 1 / V I -jv iz n u u V c ứ u Đ Á N H G ỈÁ K H Ô NG G IA N M Ở P H Ụ C V Ụ Q U Ẳ N L Ý B Ể N VƯNG C Ả N H Q U A N Đ Ỏ
TH Ị T H À N H P H Ố H À N Ộ r

M

MỤC
LỤC


Trang
Mỏ đẩu

1

Chương 1: Cơ sở lý luân và phương pháp nghiên cứu không gian
mở thành p h ố Hà N ội


^

1.1. Cơ sở lý luận về nghiên cứu về không gian mở

5

1.1.1. Khái niệm không gian m ở

5

1.1.2. Cấc công trình nghiên cứu hợ p phẩn không gian xanh ừong
câu trúc không gian m ở đô thị
1.1.3. Cấc h ệ thôhgphần loại không gian xanh đô thị

13

1.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu không gian mở ở đô thị thành phô'
Hà Nội

18

1.2.1. Quan điểm về sinh tìĩấi cảnh quan

18

1.2.2. Quan điểm về sinh thái đô thị

19

1.3. ứ n g dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu không

gian mở thành phố Hà Nội
1.3.1. Quan điểm và phương phấp nghiên cứu
1.3.2. ứ n g dụng viễn thấm và GIS nghiên cứu thành lập bản đồ
không gian xanh đô thị thành phô'H à N ộ i
Chương 2: Phân tích hiện trạng sử dụng một số không gian mở
điển hình ỏ thành phố Hà Nôi

2.1. Đánh giá hiện trạng sử dung một sô" không gian mở điển hĩnh ở
thành phô" Hà Nội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên vả kinh tê'xã h ộ i ảnh hư ởng đến thực
ừ-ạng t ổ chức kh ô n g gian m ỏ tiĩầrứì p h ố 'Hà N ộ i

22

22
24

31

31
31

2.1.2. Các kiểu kh ô n g gian m ở ữong kh u đô thị Hà N ộ i

34

2.1.3. Phân tích và đánh giá th ực trạng sử dụng không gian m ở

35


2.1.4. Đánh giá giá tiị của các không gian m ở thành p h ô Hà N ộ i

40

2.2. Phân tích hiện trạng sử dụng không gian mở trong các khu vực
điên hình

Đề tài nghiên cứu khoa h ọ c c â p Đại h ọ c Q u ốc gia Hà Nội, m ã số: ÔT.07 38
Chú tri đ ề tài: TS. N guyên An Thịnh

41


DrtU CALV L > £ i n i i v u i i i u JC Ứ U Đ Á N H GLẮ KH Ô NG G IA N M Ở P H Ụ C V Ụ Q U Ả N L Ý B Ề N VƯNG C A N H Q U A N Đ Ồ

T H ỊT H Ả N H P H Ố H À N Ộ r

2.2.1. Đặc điểm và hiện trạng sử dụng không gian m ỏ trong các khu
d i tích văn hóa-lịch s ử
2.2.2. Đặc điểm và hiện trạng sử dụng các không gian m ỏ ngập
nước Ỏ thành phô'H à N ộ i
2.4.

Hiện trạng không gian xanh đô thị Hà Nội

51
55

2.4.1. H iện ờ-ạrtg tổ’ch ức không gian xanh


55

2.4.2. Phân tích các ch ỉ sô'tiắc lượng cảnh quan

62

2.4.3. Đánh giá vai trò của không gian xanh trong đô thị Hà N ộ i

71

Chương 3: Đ ịnh hướng tể chức không gian mở thành phố Hà Nội
đến năm 2020

3.1. Định hướng sử dụng các khổng gian mở trong đinh, chùa ở Hà
Nội
3.2. Định hướng sử dụng các không gian ngập nước ở thành phô" Hà
Nội

75

75
76

3.2.1. M ột sô' vấh đ ề trong sử dụng hợp lý, bảo tồn và cải tạo cấc
vùng đất ngập nước cho p h á t triển Hà N ộ i theo m ô hừứi đô thị sinh

76

thái
3.2.2. M ột vài định hướng ùrong q u ỵ hoạch quẩn lý các không gian

m ở ngập nước Hà N ộ i cho m ục tiêu p h á t triển đô thị sừứi thái
3.3.

Định hướng sử dụng và tổ chức các không gian xanh ở thành

phô" Hà Nội

78
80

3.3.1. Các nguyên tắc vầ ỵêu câu tổ chức kh ông gian xanh

80

3.3.2. Đinh h ướng tổ ch ức không gian xanh

84

3.3.3. Lựa chọn tập đoàn cây xanh đô thị

96

Kết luận

107

Tài liêu tham khảo

109


Phụ luc

11
Đ é tà i nghiên cứu khoa h ọ c c ố p Đọi h ọ c Q u ốc gia Hà Nội, m ã số: QT.07.38
Chú tri đ ề tài: TS. N guyễn An Thịnh


-_£v c ứ u Đ ÁNH CIÁ KHỒ.KG c :
L ó TH Ị T H Á N H PHỐ.HÀ N Ộ I

L Ỷ Ỉ Ề S V Ư SG C ẢN H Q U A N

M ỏ ĐẨU
Tốc độ đô thị hoá nhanh ở Hà Nội hiện nay đã 2 ầy ra những áp lực lớn
đối với việc bảo vệ cảnh quan, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vì thế, đố thị hoá và phát triển kinh tế cần phai di đôi với bảo vệ và thiết lập
khồng gian công cộng, các khu không tập trung phát triển quần cư, thương
mại hay giao thông - còn gọi là các khônẹ man mở. G.E. Pataki quan niệm
“không gian mở là không gian tập trung phát triển các loại hình phi quần cư,
thương mại hay công nghiệp, bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên, khu đất
nông nghiệp, vuờn hoa và công viên, quảng trường thành phố, các khu không
gian công cộng được chia sẻ”. Cơ quan Kiến trúc Cảnh quan và Xã hội Mỹ
(ASLA) cho rằng không gian mở còn bao gổm các vùng có danh lam thắng
cảnh, cảnh quan nông thôn, vùng có hệ sinh thái quan trọng, không những
chứa các nguồn tài nguyên mà còn mang lại những lợi ích về sức khoẻ, an
toàn, hạnh phúc cho cộng đồng. Các không gian này làm thoả mãn một số
chức năng của cộng đồng và bảo vệ các khống gian mở đã tạo ra mạng lưới
kết nối giữa các khu vực,
Với lợi thế về vị trí địa lý, có lịch sử phát triển lâu đời, Hà Nội đang giữ
vai trò là một trung tâm văn hóa-chính trị quan trọng nhất cả nước, có sức hút

và tác động phát triển rộng lớn đối với quốc gia và khu vực Bắc Bộ, đặc biệt
là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vùng đồng bằng sông Hổng. Trong những
năm gần đây, đi cùng với sự phát triển của đất nước, tốc độ phát triển của
thành phố Hà Nội ngày một tãng nhanh, tạo ra nhiều lợi thế về phát triển cồng
nghiệp và dịch vụ, đồng thời phát sinh nhiều vấn đề về môi trường sống của
cộng đồng cư dàn. Nhiều công trình nghiên cứu kiến trúc và quy hoạch đô thị
cho rằng, trong điều kiện như vậy, mỗi cộng đồng trong đô thị nên duy trì các
không gian mở để tạo điều kiện cần thiết cho việc giao lưu giữa các cộng
đồng, đặc biệt là thu hút nhằm phục hồi lại các quần cư địa phương và để duy
trì các hệ tự nhiên trong tương lai, Hà Nội trong thời kì công nghiệp hoá hiện
đại hoá diễn ra như hiện nay, theo cách hiểu đó đã có một số khu vực dành
cho xây dựng và phát triển các khu công nghiệp thương mại trọng điểm. Như
vậy rõ ràng các không gian này ảnh hưởng tới cấu trúc đổ thị và chất lượng
cuộc sống của người dân. Với các giá tộ đặc trưng của không gian mở thành

Đ ề tài nghiên cứu khoa h ọ c c đ p Đọi học Q uốc gia Hà Nỗi. m õ số: QT 07.38
C hù trì đ é tài: TS. N guyễn An Thịnh


_____ t N c ứ u đ á n h g i á K H Ồ XG G ỈA X
ữ ồ THỊ THÀNH PH Ố H À NỘI'

■ ' Q UÀN L Ý BỂN VỮNG CẢN H Q UAN

phố Hà Nội về kinh tế, xã hội và mỏi trườne. việc nghiên cứu tính hợp lý của
việc sử dụng để từ đó có biện pháp quản lv phu hợp theo hướng có lợi cho con
nguời trở nên cẩn thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia mã số QT.07.38 “Nghiên cứa
đánh giá không gian m ở phục vụ quản lý bền vững cảnh quan đô thị thành
phô Hà N ội” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn lựa

chọn một cơ sở khoa học từ đó ứng dụng đề xuất các biện pháp nhằm góp
phần quản lý và phát triển bền vững đố thị thành phố Hà Nội.
Đề tài đặt ra mục tiẻu nghiên cứu đánh giá hiện trạng một sô không
gian mở theo tiếp cận sinh thái cảnh quan đó thị và để xuất định hướng tổ
chức không gian theo hướng phát triển bền vững ả thành phố Hà Nội.
Với mục tiêu được đặt ra như vậy, phạm vi nghiên cứu của để tài được
giới hạn trong quá trình nghiên cứu như sau:
- Phạm vi khônạ gian: không gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn
trong phạm vi lãnh thổ hành chính của thành phố Hà Nội. trong đó thực hiện
nghiên cứu mẫu tại ba quận nội thành là Đống Đa, Ba Đình và Hoàn Kiếm.
- Phạm vi khoa học: giới hạn đánh giá hiện trạng không gian mở thành
phố Hà Nội ở ba kiểu chính là klĩônq %ian mở trong đình chùa, không gian mở
ngập nước và không gian xanh, úng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu
cấu trúc không gian xanh Hà Nội phục vụ định hướng tổ chức không gian
xanh đô thị thành phố Hà Nội đến 2020.
Theo đề cương đăng ký đã được Hội đồng Khoa học và Đào tạo liên
ngành các Khoa học Trái đất, ĐHQG Hà Nội xét duyệt, những nội dung
nghiên cứu của đê tài gồm:
- Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu sinh thái cảnh quan đô thị
phục vụ phát triển bền vững.
- Xây dựng hệ thống phân loại không gian mở thành phố Hà Nội.
- Phân tích hiện trạng tổ chức và sử dụng khổng gian mở của thành phố
Hà Nội.

Đ ề tà i nghiên cứu khoa h ọ c c ấ p Đại học Q uốc gia Hà Nội. m õ số QT 07.38
C hú trì đ ề tài: TS. N guyen An Thịnh


’.V c ử u Đ ÁN H GIÁ KHỒXG G i/J < :
DO THỊ m À N H p h ố hà N ộ r


.

- •; J Q Ư ẨX L Ý BỂN VỪNG C ẢN H Q UAN

- Định hướng tổ chức không gian mỏ thành phố Hà Nội (quy hoạch và
thiết kế).
- Đề xuất các giải pháp quản lý cảnh quan đô thị bền vững.
Cơ sở tài liệu thực hiện đề tài chủ yếu do chính tập thể tác giả nghiên
cứu, thu thập ngoài thực địa về thực trạng sử dụng không gian mở, bao gồm:
- Tài liệu ảnh viễn thám và bản đồ: hai ảnh viễn thám SpotP chụp năm
1996 có độ phân giải 20m và ảnh Spot5 độ phán giải 2,5m. Bản đồ địa hình và
bản đổ quy hoạch Hà Nội đến 2020 tỷ lệ 1:25.000.
- Số liệu điều tra xã hội học: điều tra 250 phiếu phỏng vấn người dân
Hà Nội về hiện trạng sử dụng một số không gian mở điển hình. Tập số liệu
này được sử dụng để lập cơ sở dữ liệu và đưa vào phân tích thống kê bằng
phần mềm SPSS 10.0.
N hững kết quả nổi bật đã đạt được của đề tài gồm:
- Tổng quan các tài liệu đã cổng bố về khồng gian mở ở trong và ngoài
nước. Xây dựng quy trình kỹ thuật giải đoán và thành lập bản đồ không gian
xanh thành phố Hà Nội phục vụ phân tích các chỉ số trắc lượng cảnh quan.
- Đánh giá thực trạng sử dụng ba kiểu không gian mở điển hình: không
gian mở trong đình chùa, không gian mở ngập nước và không gian xanh. Kết
quả này được thực hiện dựa trên sử lý số liệu điều tra xã hội học, phân loại
cây xanh đô thị và phân tích viễn thám - GIS.
- Đề xuất một số giải pháp tổ chức không gian mở thành phố Hà Nội.
Thực trạng tổ chức cảnh quan đô thị ở không đổng bộ hiện nay ở Hà
Nội dẫn đến các giá trị môi trường, giá trị phòng hộ và giá trị thẩm mỹ của
không gian mở đô thị có xu hướng suy giảm. Do vậy, các kết quả phân tích
cấu trúc, điều tra hiện trạng, loạt bản đổ hiện trạng và định hướng tổ chức

không gian là những tư liệu khoa học có giá trị và cần thiết cho các nhà quản
lý trong công tác quy hoạch cảnh quan đô thị thành phố Hà Nội,
Ngoài các đóng góp về mặt cơ sở lý luận, đề tài còn có đóng góp trong
công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, thể hiện ở việc đào tạo 1
cử nhân chuyên ngành Sinh thái cảnh quan và Mối trường tại địa bàn Hà Nội
3
Đé tòi nghiên cứ u khoa h ọ c c a p Đại h ọ c Q u ố c gia Hà Nỗi, m â số: QT.07.38
C hủ tri đ ề tài: TS. N guyễn An Thịnh


------------------------

c ứ u Đ Á N H GIÁ K H Ồ S G CU-J


Ị.

Q U Ả N L Ỷ BỂN VŨNG C Ả N H Q U A N

D ù n ụ T1L Ì N H PHỐ.HẢ N Ộ I'

và công bố 1 bài báo khoa học về “Đánh giá thực ỉrợnq sử dụ nạ một sô không
gian mở điển hình trong các khu đô thị ớ thành p h ố Hà N ộ i' (Tạp chí Tài
nguyên và Môi trường số 3/2008).
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của đề tài gồm 3 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu không gian mở
thành phố Hà Nội.
- Chương 2: Phân tích hiện trạng sử dụng một số không gian mở điển
hình ở thành phố Hà Nội.

- Chương 3: Định hướng tổ chức không gian mở thành phố Hà Nội đến
năm 2020.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Khoa học và Công nghệ
ĐHQG Hà Nội, Phòng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý đã ủng hộ và tạo điều kiện cho chúng tôi
thực hiện tốt đề tài.

4
Đé tài nghiên cứu khoa h ọ c c đ p Đại h o c Q u ố c gia Hà Nõi, m à số. QT 07.38
Chủ trì đ ề tài: TS. N guyễn An Thịnh


........ ..............w,
c ứ u d á n h giá. KHÔ.VG G y .: : . D ô THỊ THÀNH P H Ố HÀ N Ộ r

\'Ụ Q UẨN L Ý BỀN VỮNG CÀN H Q V A S

C H Ư Ơ N G 1:

CO SỎ LÝ LUẬN V À PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u


KHÔNG G IAN MỎ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ NGHIÊN c ứ u VỂ KHÔNG GIAN MỞ
1.1.1. Khái niệm không gian mở

a)Các quan niệm :
Không gian mở (open space) là thuật ngữ chỉ những không gian, những
khu vực không tập trung sử dụng cho phát triền quần cư, thương mại hay công
nghiệp. Không gian mở bao gồm:

+ Khu bảo tổn thiên nhiên
+ Khu đất nồng nghiệp
+ Các công viên
+ Quảng trường thành phô
+ Khu không gian cộng đồng được chia sẻ
Putmam County (2003) trong công trình “Town o f Phillipstown' định
nghĩa các yếu tố và loại hĩnh của không gian mở dựa vào một trong các chức
năng về nghề nghiệp, sức khoẻ, lối sống và giải trí. Dựa vào tỉ lệ mà các
không gian này mang lại lợi ích khác nhau.
Cơ quan Kiến trúc Cảnh quan và Xã hội học Mỹ (ASLA) cho rằng
không gian mở bao gồm;
- Vùng có danh lam thắng cảnh, cảnh quan nông thôn, đầm lầy, vùng
có hệ sinh thái quan trọng...
- Không bao gồm các vùng nhạy cảm như: hẻm núi, ven sông, sườn núi
dốc, vùng duyên hải...
- Không phải là những vùng tự nhiên nguyên sơ mà có thể là những
vùng đã được khai thác từ những mô hình mở rộng trước đó như là vùng khai

Đ ề tài nghiên cứu khoa học c đ p Đọi h ọ c Q u ốc gia Hã Nội. m à số: QT 07.38
C hú tri đ é tài: TS. N guyễn An Thịnh


Dồ

V c ứ v DÁ N H GIÁ KIỈÓ: : c c : :
TH ÀN H PHỐ H À N ộ r

1y Q U Ả S L Ỷ BẾN VŨSTG C Ả N H Q U A N

khoáng... Việc phục hổi lại này, dù irên một IV ìệ nhỏ cũng mang lại lợi ích

cho cộng đổng.
- Các khóng gian này chứa các nguồn tài nguyên mà mang lại những
lợi ích về sức khẻo, an toàn, hạnh phúc cho cộng đổng đó là về giải trí, giáo
dục. nâng cao chất cao, các điều kiện sống như chất lượng nước, không khí,
tạo ra sự đa dạng sinh học và những giá trị khác của tự nhiên như giảm bão lũ,
xói mòn, giữ nước ngầm, giá trị thẩm mĩ cho vùng xung quanh. Vì vậy các
không gian này làm thoả mãn một vài chức nãng của cộng đồng. Do đó, bảo
vệ các không gian mở yêu cầu phái tạo ra mạng nối kết giữa các khu vực.
b) Các giá trị của không gian mở
Không gian mở là một đối tượng nghiên cứu quan trọng trong các công
trình nghiên cứu cấu trúc và quản lý cảnh quan đô thị do không gian này
mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội, và môi trường cho cộng đổng.
Như vậy nghiên cứa không gian mở cần phải xem xét cả về những điều
kiên tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội. Đổng thời nghiên cứu phải được
trong chiến lược phát triển môi trường bền vững. Thực tế cho thấy, dân cư tập
trung cao ở quanh các khu vực mà có không gian mở, chứng tỏ không gian
mở đã đáp ứng các điều kiện thiết cho nhu cầu phát triển của con người.
* V ề kinh tế: các giá trị kinh tế của không gian mỏ được thể hiện ở các
khía cạnh:
- Tạo ra thu nhập cho dân cư nhờ các hoạt động nông nghiệp, dịch vụ
du lịch, thương mại ngay tại các không gian mở và quanh các không gian này
cho người dân trong và ngoài khu vực
- Tăng thu nhập cho nhà nước qua việc thu thuế của các hoạt động du
lịch tại các không gian mở.
- Thúc đẩy hoạt động sản xuất của các ngành kinh tê khác phát triển do
có sự tiêu thụ hàng hoá của khách du lịch gia tăng từ các hoạt động du lịch.
- Góp phần tích cực trong việc lưu thông tiền tệ.
* Về xã hội: giá trị xã hội của không gian mở được thể hiện ở các khía
canh sau đây:
6

Đề tà i nghiên cưu khoa h ọ c c ấ p Đọi h ọ c Q u ốc gia Hà Nôi, m ã sò: QT 07 38
C hủ tri đ ề tài: TS. N guyền An Thịnh


. _ _______ _______ __ -mJ&V c ứ u D ÁM M C IẢ KJi'C.'vG CD

s \ 'Ụ Q U À N L Ý B ỂN VỮNG C A N H QƯ.AM

OÒ T in TH ÁNH PH Ố HẢ N ổ r

- Cung cấp lương thực thực phẩm cho cộng đồng từ các hoạt động diễn
ra tại không gian mở mà cụ thể là ở khu đất nóng nghiệp.
- Cung cấp các mặt hàng khác cần thiết cho nhu cầu của cuộc sống như
thuốc, g ỗ ... - là các sản phẩm được cung cấp từ các không gian mở này.
- Góp phần nâng cao sức khẻo cộng đồng như thể đục du lịch... Các
không gian mở đã tạo ra các nơi vui chơi nghỉ mát thoả mãn cho nhu cầu giải
trí của người dân. Từ đó nâng cao phúc lợi xã hội.
- Góp phần gìn giữ và phát huy văn hoá bản sắc dân tộc qua việc tổ
chức các lễ hội văn hoá diễn ra ở những nơi này phục vụ cho du lịch hoặc lễ
hội, ngày quan trọng của địa phương. Và nét đa dạng về văn hoá nhờ sự di cư
- Thể hiện trình độ phát triển của một cộng đồng mà cao hơn nữa là của
toàn xã hội qua việc qui hoạch, xây dựng, quản lý, bảo vệ kiến trúc cảnh quan
không gian này. Do đó các không gian này cũng góp phần làm đẹp cảnh quan
môi trường.
* Vê môi trường: giá trị về môi trường của không gian mở được thể
hiện ở các khía cạnh sau:
- Nhờ có diện phủ xanh của các không gian mở đã làm giảm hiện tượng
xói mòn, trượt nở của đất và tăng khả năng giữ nước ngầm tại những khu vực
xung quanh. Nhờ đó tâng khả năng cung cấp cho cư dân.
- Giảm ô nhiễm môi trường nước và không khí. Với khả năng tự cân

bằng của các hệ sinh thái trong tự nhiên mà đối với mỏi trường nước là khả
năng tự phân của các châ't làm sạch môi trường nước chống ô nhiễm. Còn đối
với không khí là khả năng hấp thu bụi và một số chất thải độc hại khác từ các
hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người, giảm tiếng ồn trong không
trung nhờ có thảm thực vật tự nhiên ở đây.
- Giữ gìn và bảo tổn được một số loài động thực vật quý hiếm ở trong
các khu bảo tổn thiên nhiên của không gian mở này.
* Phát triển tổng hợp: xét ở khía cạnh tổng hợp, các khồng gian mở
mang lại những lợi ích to lớn cho cho cộng đồng và những hiệu quả về bảo vệ
môi trường, thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

/
Đ ề tài nghiên cứu khoa h ọ c c ấ p Đai học Q uốc gia Hà Nôi, m ã số. QT.07.38
C hú trì đ ề tài: TS. N guyễn An Thịnh


______ ĨN CỨU Đ ẢN H CỈẲ KHÙS 'G C:'.‘L '
D Ồ THỊ THÀNH P H Ố HÀ NỘI'

:

'

L ' Q U Ẩ N L Ỷ BẾN VỮNG . ~ÀXH Q UAN

- Giảm íhiểu các lóp phủ không có lợi Irong quá trình phát triển (ví dụ,
đất chưa sử dụng, đất xây dựng...). Các lớp phủ không có lợi này làm suy
giảm chất lượng nước do tăng lượng nước mặt mất đi và ngăn ồ nhiễm đất.
- Làm giảm lượng gây ỏ nhiễm thải vào ao hổ và các tài nguyên nước
khác.

- Làm giảm các áp lực tiềm nãng có ảnh hưởng đến các vùng vành đai.
- Làm giảm xói mòn đất tiềm năng.
Vãn phòng Trợ giúp Môi trường của Bộ Tài nguyên Thiên nhiên
Missouri đưa ra các tiêu chi về điều khiển xói mòn đất và bồi tích dựa trên
việc nghiên cứu các khôniĩ gian mở như sau:
- Bảo vệ không gian xanh.
- Bảo vệ các không gian mở cho mục đích nghỉ ngơi.
- Làm giảm chi phí phát triển.
- Làm giảm chi phí quản lý tài nguyên nước.
- Làm giảm chi phí của các dịch vụ công cộng tương lai (future public
services) cần thiết bằng phát triển.
- Có thể tãng các giá trị lợi ích trong tương lai.
- Cung cấp các mục tiêu quy hoạch cho cộng đồng, ví dụ bảo vệ sự đa
dạng kiến trúc cảnh quan.
Mô hình phát triển không gian mở được xác định dựa trên tổng số các
đơn vị quần cư đô thị được luật pháp quy định trong một dự án phát triển
khổng gian mở không được vượt quá số lượng các đơn vị cho phép trong các
phân vùng. Sự phát triển này được xác định bằng công thức sau:
T = BD [A - (U+R)]
Trong đó: T: tổng số các đơn vị (các đơn vị cư trú); BD: mật độ cơ sờ (các đơn vị
cu trú/diện tích); A: tổng diện tích khu vực nghiên cứu (diện tích); Ư: diện tích đất không
được xây dựng (diện tích); R: diện tích dường và các cóng trình tiện tích (diện tích).
1.1.2.

Các công trình nghiên cứu hợp phần không gian xanh trong cấu

trúc không gỉan mở đô thị

--------------------------------7--------------T-------------------T---------------------------Đ ề tài nghiên cứu khoa h ọ c c ấ p Đại h ọc Q uốc gia Hà Nối. m ã số: QT.07.38
C hú trì đ ề tài: TS. N guyễn An Thịnh


*


-------------- ^ 1 SIM-UẼN CỨU Đ ÁN H GIẢ ỈL
D ồ T iũ THÀNH P H Ố HÀ NỘI'

. : c c. .

.

'C v ụ Q U Ả N LÝ BỂN VỮNG C ẢN H QUAN

Trong nghiên cứu các không gian mồ. không gian xanh (green space)
ỉà một hợp phần quan trọng. Trẻn th ế giói, nghiên cứu và thiết kế không gian
xanh trong cấu trúc đô thị đã có vị trí hết sức quan trọng đối với nền văn minh
nhân loại. Các quốc gia như Ai Cập, Trail e Hoa, La Mã, Hy Lạp đã xem cây
như là biểu tượng của các vị thần thờ cúng chúng. Họ đã sử dụng cây xanh
trong việc trang trí ngoại thất cho các tưọiig đài, xây dựng các vườn tín
ngưỡng trong các đền thờ. Cùng với việc trồng cây, kiến thức liên quan đến
việc chăm sóc cây trồng cũng đã có từ lâu, khoảng 1500 năm trước cống
nguyên ở Ai Cập. Kiến thức này được tiếp tục phát triển khi nền văn minh
nhân loại ngày một thăng tiến. Kiểu không gian xanh đặc sắc là vườn thực vật
ra đòi và phát triển trong thời kỳ Trung cổ. Khi thương mại và giao thông phát
triển, cây trồng được chuyển từ nước này đến nước khác và các vườn thực vật
bắt đầu xuâ't hiện. Điều này làm gia tăng chủng loại cây trổng, dẫn tới kiến
thức về trồng cây và chăm sóc cây ngày càng phong phú hơn.
Các nhà khoa học Anh đã có nhiều cóng trình nghiên cứu đóng góp cho
nhân loại các vấn đề liên quan đến không gian xanh trong thế kỷ 17, 18..
James Lyte (1578) trong cuốn Dodens đã sử dụng thuật ngữ “Nhà trồng cây”

(Chadwich, 1970). William Lawson (1618) đã viết khá chi tiết về việc chăm
sóc cây trổng đô thị trong cuốn sách “Vườn và vườn giống mới”. John Evelyn
(1662) đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực cây trổng (CAT, cây làm nghiệp)
trong tác phẩm Sylva (Eve, 1970). trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu cây
trồng đường phố, cây cảnh. Đầu thế kỷ 19, nhiều không gian xanh được tổ
chức xung quanh các khu nhà ở đô thị, hình thành các khu cư trú tiện nghi và
yên tĩnh (Zube, 1973). Không gian xanh đô thị là một yếu tố trong hệ thống
kiến trúc cảnh quan, nhưng cũng chỉ giới hạn ở nội đô là nơi tập trung cư dân
đông đúc mà chưa gắn được với hệ thống công viên, rừng ở ngoại vi. Cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật ra đời và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ 19
đã thúc đẩy sản xuất phát triển, quy mồ đô thị ngày một lớn hơn, dân cư đô
thị ngày càng đông đúc hơn và phạm vi cư trú không còn giới hạn ở nội đô
mà được mở rộng ra ngoại vi. Nhu cầu nghỉ ngơi giải trí cho cư dân đô thị do
cuộc sống công nghiệp hoá đật ra cho các nhà quản lý đô thị phải tính đến
việc xây dựng thêm nhiều không gian xanh hơn, không những ở nội đô-nơi
đất chật người đông mà phải mở rộng ra ngoại vi-nơi đất đai còn khá dổi dào.
9
Đề tài ngh iê n cứu khoa h ọ c c đ p Đai học Q u ốc gia Hò Nội, m ã sô’: QT 07.38
C hú tri đ é tài: TS. N guyễn An Thịnh


------------ ^
1 «.J
i\i* n IÊ N c ứ u Đ Á N H GLẢ KHÓ.\'G
ữ ò T iĩỊ THÀNH PH Ổ HÀ NỘI'

,

c


\TJ Q U Ă N L Ý BẾN VỮNG C ẢATỈ Q U A N

Tuy nhiên, đến giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, việc thống nhất quan
niệm về sự quản lý cây xanh nội đô và hệ thống rừng ngoại vi vản chưa được
thừa nhận. Sự quản lý này được gọi dưới cái tên là lâm nghiệp đô thị (Urban
Forestry). Năm 1965, Jorgensen lần đầu tiên đưa ra khái niệm “lâm nghiệp đô
thị” ở đại học Toronto (Canada) như sau: Lãm nẹhìệp đến các cây xanh đô thị
hay quản trị các cây cá thể mà còn quản lý cáy xanh trên toàn diện tích chịu
ảnh hưởng và sử dụng bởi quần thể cư dãn đô thị. Diện tích này bao qồm cả
ihuỷ vực và các vùng nghỉ ngơi, giải trí, phục vụ cho cư dân đô thị và vùng
đệm. ’’ và “lâm nghiệp đó thị nghĩa là ĩrồn Q và tạo lập, bảo vệ và quản trị cây
xanh và các thực vật kết hợp dưới dạní> cá thể; nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh
rừng trong các thành phô, ngoại ô của thành p h ố rà nông thôn, nqoại thành.”
Tuy nhiên phải đến những năm cuối thập niên 70, đầu những năm 80
của thế kỷ XX, khi khái niệm khổng gian xanh đô thị và lâm nghiệp đô thị đã
được thừa nhận thì các công trình liên quan đến không gian xanh đô thị trên
thế giới ở nhiều khía cạnh khác nhau mới thực sự được quan tâm. như cây
xanh đô thị, quản trị không gian xanh đô thị, quy hoạch đồ thị và thiết kế
cảnh quan:
-

Các công trình nghiên cứu cây xanh đô thị: các nghiên cứu về chủng

loại cây trồng đô thị, các yếu tố môi trường đô thị ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của cây trồng, vai trò của cây xanh, không gian xanh trong việc điều
hoà khí hậu, ngăn cản gió, hạn chế tiếng ổn, ngăn cản ô nhiễm không khí...
đã được nhiều nhà khoa học như Rowntree và Nowal (1991); Heisler (1986,
1989); Grey và Deneke (1978); Decourt (1978, 1979)... Tuy nhiên, các tác giả
không chỉ dừng lại nghiên cứu riêng lẻ về cây xanh đô thị mà nghiên cứu tổng
hợp rất nhiều vấn đề liên quan đến lâm nghiệp đô thị như Grey G.W và

Deneke F.J trong tác phẩm “Lâm nghiệp đô thị” do nhà xuất bản John Wiley
& Sons ấn hành năm 1978, hai ồng đã nghiên cứu từ việc chọn loài cây trổng,
môi trường đô thị đến lợi ích kinh tế, quản lý cây xanh đồ thị. Đây là một tài
liệu tổng hợp cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho các nhà quản lý đô thị và
các nhà khoa học nghiên cứu không gian xanh đô thị. Tuy nhiên, do bàn đến
quá nhiều vấn đề, nên tài liệu tuy mang tính tổng hợp cao nhưng lại thiếu tính
chuyên sâu. Một số tác giả khác như Bowarel p. (1989) và Rowntree R.A và
10
Đề tà i ngh iê n cứu khoa h ọ c c ấ p Đại h ọ c Q u ốc gia Hà Nôi. m ã số: QT.07.38
Chú tri đ ề tài: TS N guyễn An Thịnh


_____ _
, ,*m J Ê N c ứ u đ á n h GIÁ K h ô . S3 1.7..
Đ Ồ 7H7 T H À N H P H Ố H À N Ộ r

. .

.J C v u Q U Ả N L Ý BỂN VƯNG C Ả N H Q U AK

Nowok D.J (1991) đã nghiên cứu về Ví-.i í rò của rừng đô thị trong việc làm
giảm lượng COt do con người thải ra tron 2 quá trình sinh hoạt và sản xuất đã
góp phần xác định hiệu quả của việc trổng cây xanh, phát triển không gian
xanh đô thị phục vụ cho cân bằng nhu cầu sinh thái đỏ thị trong quá trình đô
thị hoá mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
- Các công trình nghiên cứu quản lý không ẹian xanh đô thị: Các công
trinh nghiên cứu của Miller và Bake (1978), Clark và Kjilgren (1989),
Hayashi (1989), Benavides-Meza (1992) đã vận dụng những kiến thức lâm
nghiệp truyền thống, các ứng dụng công nghệ thông tin... vào việc điều tra,
các giai đoạn quản lý đối với cây xanh và rừng đô thị. Một số kết quả nghiên

cứu quản lý cơ sở dữ liệu khổng gian xanh đô thị bằng GIS của nhiều tác giả
như Miler và Marano (1968), Pherson (1985), Weistein (1983), đã mở ra một
hướng mới trong việc quản lý có hiệu quả không gian xanh đô thị .
- Các công trình nghiên cứu quỵ hoạch thiết k ế không giơn xanh gắn
với tổ chức không qian mở đô thị: Quy hoạch đô thị không phải là vấn đề mới
phát sinh gẩn đây ở Châu Âu mà có từ thời Trung đại. Tuy nhiên, do nền sản
xuất công nghiệp hoá phát triển, kết quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật bùng nổ từ giữa thế kỉ XIX, dẫn đến đô thị hoá ngày càng nhanh đòi hỏi
các nhà quy hoạch hiện đại phải tính đến việc khai thác cảnh quan thiên nhiên
và nhân tạo khổng những có giá trị làm trong lành mói trường và còn nâng
cao giá trị thẩm mỹ đô thị. Các công trình kiến trúc cảnh quan, thiết kế cảnh
quan của Miller (1988), Merlin (1993), Brenđa và Robert (1996)... đã triển
khai rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vườn, công viên, nghệ
thuật trang trí hoa viên. Công trình “Quy hoạch và quản lý không gian xanh
đô thị” của Miller R.W (1988), đã nghiên cứu đánh giá nhu cầu xã hội, giá trị
của cây xanh đô thị đến lâm nghiệp đô thị, sử dụng thảm thực vật đô thị, các
phiếu điều tra thảm thực vật đô thị, quản lý cây đường phố, công viên, các
không gian mở... Đây là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc thiết kế
chương trình, kế hoạch quản lý cây xanh đô thị có hiệu quả.
- Các công trình nghiên cứu vê khía cạnh xã hội của khônạ ạian xanh:
nhiều nghiên cứu cũng đã được thực hiện và các nhà nghiên cứu cũng đã đề ra
các giải pháp khuyến khích phát triển không gian xanh gia đình, không gian

Đ ề tà i nghiên cứu khoa h ọ c c ố p Đ ại h ọ c Q uốc gia Hà Nội, m ã số QT 07 38
C hù tri đ é tài: TS. N guyễn An Thịnh


_______________
. « 1
j\^>nỉÊN CỨU Đ Á N H GIÁ t'J jó :;G

DÙ THỊ THÀNH P H Ố HÀ N Ộ r

_

■_

^

; 1~JC \ y QƯẢX LÝ BỂN VỮNG CẢX H QUAN

xanh công cộng xây dựng các chương trình phát triển cộng đồng liên quan
đến việc trổng cây ngoại vi, xây dựng các quy định liên quan đến cây xanh đô
Ihị của Weber (1972), Grey (1978), Johnson (1982), Page (1983)...
Tại Việt Nam, bước đầu chỉ mới tập trung nghiên cứu cho các thành
phố lớn, điển hình là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh những
nghiên cứu mang tính chất tổng quát và quy hoạch đô thị gần gắn với việc
phát triển không gian xanh, kiến trúc phong cảnh, nghiên cứu các loài cây
trổng đô thị, chăm sóc và bảo quản, giữ gìn khoảng không gian xanh hiện có.
Chiến lược phát triển ổn định và nhất quán trên cơ sở điều tra nghiên cứu một
cách có hệ thống tình trạng hiện nay của không gian xanh đô thị Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn là vấn đề cấp bách mà các
đề tài nghiên cứu trong nước quan tâm trong khoảng 20 nãm gần đây. Các
nghiên cứu điển hình tập trung vào lĩnh vực quy hoạch, quản lý môi trường
cảnh quan đô thị và tổ chức không gian xanh vườn cảnh, công viên.
- Quy hoạch và quản lý môi trường cảnh quan đô thị: Các tác giả Hàn
Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thế Bá, Chế
Đình Lý... đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy hoạch xây dựng
đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trons môi trường đô thị, kiến trúc cảnh
quan đô thị. Phần lớn các cống trình này đều xem không gian xanh như là
một thành phần hữu cơ trong cấu thành kiến trúc đô thị và là một bộ phận

không thể tách rời của cảnh quan thiên nhiên. Các nghiên cứu đều hướng tới
mục tiêu làm thế nào để có thể phát triển, gắn được với quy hoạch chung đô
thị hoặc quản lý cây xanh trong môi trường đô thị.
- T ổ chức các không gian xanh: các công trình nghiên cứu liên quan
đến chủng loại cây xanh đồ thị, nghệ thuật bố trí cây xanh trong vuờn, công
viên, vườn cảnh... đã được các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Trần Hợp, Nguyễn
Thị Thanh Thuỷ, Phương Thảo, Kim Chi công bố. Các công trình liên quan
đến cây trồng đô thị là các tài liệu tham khảo rất hữu ích vì đây là các công
trình tập hợp giới thiệu nhiều chủng loại cây trồng, kèm theo mô tả đặc điểm
sinh thái loài, đã và đang được trồng ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố
Hổ Chí Minh... Đối với vườn cảnh, công viên một số công trình nghiên cứu
tiêu biểu như nghệ thuật vườn, công viên của Hàn Tất Ngạn đã đề cập đến các
12
Đ é tà i nghiên cúu khoa h ọ c c a p Đọi h ọc Q uốc gia Hà Nõi, m ã sô’: QT.Q7 38
C hủ tri đ é tài: TS. N guyễn An Thịnh


______
, , ^ n I Ê N c ứ u D A '.T i GIẢ K
D ồ THỊ T H À N H P H Ố H À N Ộ r

V .

r.-: ụ c \ y o u Ả x L Ý BẺN VỮNG c Ả K H Q ’J .A N
__________________________

dặc trưng yếu tố tạo cảnh, bố cục và một số di sản vườn, công viên tiêu biểu ở
Việt Nam. Công trình này cung cấp nhữnc kiến thức nhất định liên quan đến
vai trò và chức nãng của công viên tronc Tổng thê không gian xanh đô thị-một
tiêu chí không thể thiếu được trong việc đánh giá sự phát triển của đô thị.

Tại Hà Nội, công trình nghiên cứu về không gian xanh không nhiều.
Chủ yếu cây xanh chỉ được nghiên cứu một cách nhỏ lẻ trong các công trĩnh
về kiến trúc đô thị của Hàn Tất Ngạn, Trần Hợp nhưng chủ yếu chỉ là ở lĩnh
vực bố trí các loại cây trồng trong các công viên, vườn... Đào Đình Bắc
(2003) dựa trên quan điểm sinh thái đô thị đã đánh giá thực trạng quản lý và
kiến nghị hướng quy hoạch hệ thống câv xanh Hà Nội là trổng cây xanh ở
hướng Đông Bắc, và Đông Nam sẽ có tác dụng trực tiếp bảo vệ và cải tạo môi
trường khí của nội thành.
1.1.3. Các hệ thống phân loại không gian xanh đô thị

Để có kế hoạch phát triển một hệ thống nói chung, trước hết cần biết
thành phần cấu trúc của nó. Việc phán chia và tên gọi của các thành phần cây
xanh ở đô thị phụ thuộc vào quan điểm phân chia.
a) Phân loại theo nguồn gốc
Trước hết, cây xanh ở các đô thị có thể là cây xanh tự nhiên và trổng
nhân tạo. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, hầu hết các thành phố lớn của
nước ta còn lại rất ít cây xanh tự nhiên. Phần lớn cây xanh đô thị ở phía Bắc
đểu là cây trổng nhân tạo. Vì vậy, việc phân chia thành phần theo quan điểm
này ít có nghĩa thực tiễn.
b) Phân loại theo hình thái thực vật
Trên phương diện thực vật, có thể phân chia cây xanh đô thị thành cây
ỉá rộng, cây lá kim hoạc cây vùng ôn đới, cây vùng nhiệt đới. Hoặc cãn cứ
vào kích thước trưởng thành, có thể phân chia ra cây gỗ lớn (>20-25 m), trung
bình (10-20 m) và gỗ nhỏ (<10 m)... trong nhiều trường hợp, cách phân chia
sau này cũng có ích lợi trong việc chuẩn hóa các định mức quản lý. Tuy
nhiên, việc phân chia thành phần cây xanh đô thị theo chủng loại thực vật hay
kích thước cũng có giới hạn trong việc hoạch định kế hoạch phát triển. Lý do
chính là cây xanh vốn là cơ thể sống, sinh trưởng và phát triển theo thời gian.
13
Đ é tài nghiên cứu khoa h ọ c c a p Đai học Q u ốc gia Hà Nôi, m ã số: QT.07.38

C hủ tri đ é tài: TS. N guyến An Thịnh


----- ^
yvonTÉV CỨU ĐÁNH CLi J
DÓ THỊ THÀNH PH Ố HÀ NỘI'

ĩ H Ụ C v ụ Q Ư ẢK L Ỷ BỂN VữNG CÀNH QUAN

c)' Phán loại
đích sửdỉiìiợo
• theo mục

Cách phân chia giúp ích về mặt kỹ thuật thiết kế, chọn các loài là phân
chia theo nhóm công dụng hay nhóm mục đích sử dụng. Các nhà thiết kế cây
xanh có thể chia ra:
- Cây che bóng (shade)
- Cây phủ xanh (screening)
- Cây trang trí (esthetics).
d) Phản loại theo cóng dụng két hợp hình dạng
Theo tác giả Linn Cotton trong tác phẩm “Quy hoạch cảnh quan” (NXB
Orthobook, 1989), có gợi ý hệ thống phân loại cây xanh đô thị theo hình dạng
(cây hoa kiểng dùng trong trang trí hoa viên) gồm 14 dạng, lấy hai tiêu
chuẩn: công dụng và hình dạng.
- Về công dụng, được phân chia ra: (i) Cây che bóng m á t; (ii) Cây làm
tường che tẩm nhìn khi thiết kế các phòng sinh hoạt ngoài trời ; (iii) Cây có
hình dạng đặc biệt để nhấn mạnh cửa ra vào, hoặc trang trí tô điểm trên nền
cây che phủ ; (iv) Cây làm hàng rào ngăn sự đi lại, có xén tỉa hoặc trồng tự
do, không có quy cách ; (v) Cây che phủ nền cho hoa viên; và (vi) Cây leo
giàn dạng “trellis” hay “Pregola”.

- Về hình dạng, được phân ra theo các dạng sống: cây to, cây bụi, cây
đa niên, cây hoa ngắn ngày, cỏ và cây leo giàn.
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cây xanh theo hình dạng (theo Linn Cotton, 1989)

1. Cây bóng mát
- Dạng nhỏ; có chiều cao từ 3-7 m
- Dạng lớn: có chiều cao từ 7-12 m
là các cây dùng với công dụng thuần túy
là tạo bóng mát trong hoa viên.
2. Cây tán xòe
- Dạng nhỏ: có chiều cao từ 3-7 m
- Dạng trung bình: có chiều cao từ 7-12
m
- Dạng lớn: có chiều cao trên 12 m
là các cây có dạng tán xòe ngang, dùng
trồng thích hợp trong các cảnh quan có
địa hình bằng phảng

3. Cây tán bầu dục-dáng cao đến tán
hình tháp
- Dạng nhỏ: có chiều cao từ 3-7 m
- Dạng trung bình: có chiều cao từ 712 m
- Dạng lớn: có chiều cao trên 12 m
4. Cây tán hẹp-dáng cao
- Dạng nhỏ: có chiểu cao từ 3-7 m
- Dạng trung bình: có chiều cao từ 712 m
- Dạng lớn: có chiều cao trên 12 m
5. Cây rào che

14

Đ ề tòi nghiên cửu khoa h ọ c c o p Đọi h ọc Q uốc gia Hà NỖI. m ã 50: QT.07.38
C hú trì đ ể tài: TS. N guyền An Thịnh


----- w . w

1 A J iv u n lÊ N CỨU Đ Ẳ N H GỈÁ h'JiL.
D ồ THỊ T H Ả N H P H Ố H À N Ộ I'

;

/J

: : ụ c \ y Q U À N L Ý B ỄN I T / V c C Ả X H Q U A N

- Dạng thấp: 1,5-2,5 m
- Dạng trung bình: 2,5-4,5 m
- Dang cao: trên 4,5 m
6. Cây hàng rào xén tía
9. Cáy che phủ nén
- Dạng thấp: dưới 1 m
- Dạng thấp: dưới 10 cm
- Dạng trung bình: 1-2 m
- Dạng trung bình: 10-30 cm
- Dạng cao: 2-4 m
- Dạng cao: 30-75 cm
7. Cáy hàng rào không quy cách: có 10. Cây đa niên
chiều cao dưới 1,5 m
- Dạng thấp: dưới 25 cm
8. Cây bụi:

- Dạng trung bình: 25-60 cm
- Dạng cao; trên 60 cm
- Dạng thấp: dưới 1 m
- Dạng trung bình: 1-2 m
11. Cỏ trang trí
- Dạng cao : 2-4,5 m
12. Dây leo giàn
13. Cây ngắn ngày
14. Cây rau màu
Khi phân chia, trong từng dạng, còn phán biệt ra các dạng kích thước:
thấp trung bình và cao hay còn phân chia theo hình dạng tán cây cho các cây
to (gỗ lớn). Trong thực tế, một cây hoa kiểng có thể được sử dụng trong nhiều
mục đích khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm ghi lại trong các tài liệu
mô tả thực vật, có thể xếp một loài cây vào một dạng hay nhóm công dụng
chính, kèm theo ghi chú về công dụng phụ.
e) Phân loại theo chủ thê quản lý: theo chủ thể quản lý có thể chia ra:
- Cây xanh cóng cộng: Là cây xanh được trổng nhằm mục đích phục vụ
cho các nhu cầu chung của xã hội, thường thuộc phạm vi trách nhiệm của các
cơ quan quản lý cây xanh và công viên. Phân theo địa điểm bao gồm cây
đường phố và cây xanh công viên.
- Cày xanh khác: Bao gồm cây xanh trong các đám rừng do dân trồng,
cây xanh trong các khuôn viên như nhà dân, biệt thự, công ốc, ven đình chùa
nhà thờ, trường học, bệnh viện, doanh trại... cây ven kênh rạch và mặt nước,
cây trổng phân tán, cây trồng trong chậu, thảm cỏ tự nhiên, các cây ăn trái,
cầy nông nghiệp trồng theo thời vụ...
Như vậy không gian xanh đô thị thành phố Hà Nội có thể chia ra:
- Cây đườnq phô\ gồm toàn bộ cây xanh được trồng dọc theo các lề
đường nội thành. Mục đích sử dụng : cải tạo môi trường, ... tạo cảnh quan hài

15

Đế tời nghiên cú u khoa h ọ c c ấ p Đại học Q u ố c gia Hà Nòi, m ã sỏ. QT.07.38
C hú trì đ é tài: TS. N guyễn An Thịnh


---------------> W 1 ,£ N C Ứ L ' d ả x h c :á
D ồ TH Ị T H Ả N H P H Ố H À N Ộ I'

,

y . à PHỤC \ y Q U À S L Ý B ỂN V Ữ SG C A S H Q L'A X

hoà với các công trình kiến trúc. Cúv xanh đường phố còn bao gồm cả cây
trồng trên các vòng xoay, băng két thuộc phạm vi đường phố.
-

Mảng xanh công vién và khu du lịch sinh thái: là toàn bộ diện tích

xanh có trong các công viên, khu du lịch sinh thái gồm cả thảm cỏ nhàm phục
các lợi ích công cộng của đời sống đô thị như khu du lịch, nghỉ ngơi...
- Mảng xanh khuôn viên: gồm toàn bộ diện tĩch được tạo nên bởi cây
thân gỗ, thảm cỏ, hoa kiểng, trồng tập trung hoặc phân tán trong các công sở,
doanh trai, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư, nhà vườn, trường học,
bệnh viện nhà ở.
Mặc dù gồm nhiều dạng cây trồng nhưng có thể xem đây là thảm thực
vật thân gỗ do diện tích cây xanh chiếm ưu thế.
- Vườn cây ăn quả lâu năm: là diện tích trồng cày với mục đích lấy
quả. Do tĩnh chất đa niên bền vững nén cây ăn quả được xem là một thành
phần của mảng xanh đô thị. Khác với hoa màu chỉ có tác dụng của thảm cây
xanh tạm thời nên không tính vào thành phần mảng xanh đô thị.
- Vườìĩ cây công nghiệp dài nẹày: gồm cao su,... cũng như cây ăn quả

do tính chất đa niên bền vững nén cây công nghiệp dài ngày cũng được xem
là một bộ phân cấu thành của mảng xanh đô thị.
- Cây trồng phân tán: Cây trồng ven trục lộ giao thồng ở ngoại thành,
nơi chưa có vỉa hè và ven kênh mương thuỷ lợi kênh rạch...
- Rừrĩẹ tập trung : là diện lích rừng trổng tập trung phòng hộ đặc dụng,
sản xuất, và vườn thực vật, trong đó không có các công trình xây dựng, kiến
trúc như ở các công viên.

Hình 1.1. Hệ thống phân loại cây xanh Hà Nội

16
Đ é tòi nghiên cứu khoa h ọ c c a p Oại h ọc Q u ố c gia Hà Nôi, m ã số: QT 07 38
C hú tri đ é tài: TS. N guyễn An Thịnh


LSC. 1/ii " I\L>HIÊN CỨU DÁJ\'jj GIÁ ỉ lé'
D ỏ TH Ị THÀ-\rH P H Ố H À N ộ r

. o r.HỤC \ y Q U Ầ N L Ý BỂN VỮKG C Ả N H Q U A N

f) Phán loại theo thành phấn sử dụng đất đô thị hay địa điểm trồng
Rừng và cây xanh đô thị bao gồm tất cả cây xanh trong vùng xung
quanh các nơi quần cư của đó thị, từ những làng nhỏ nhất đến các thành phô
lớn nhất. Theo nghĩa đó, cáy xanh đô thị khống chỉ gổm những cày giới hạn
trong nội thị mà bao gồm cả trên diện tích đất liên quan có tác động đến môi
trường cùa đô thị (Ví dụ vành đai xanh, lưu vực tích thủy công cộng, các khu
giải trí, và lề đường xa lộ). Trong phạm vi đô thị, các kết quả kiểm kê diện
tích sẽ cung cấp một bảng thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai.
Phân bố sử dụng đất đai trên đáy tiêu biểu cho nhiều đô thị ở nước ta.
Qua đó, trong phạm vi nội thị và thực tế đất đai dành cho cây xanh, có thể

phân biệt 3 nhóm sử dụng đất chính: nhóm các khuôn viên, bao gồm nhà ở,
đất thương mại, đất xây dựng (trường học, bệnh viện, đình chùa, trụ sở...), đất
giao thông và nhóm giành cho công viên và khu giải trí.
Các nhóm này có những đặc trưng về phương diện quản lý cây xanh:
- Nhóm cây xanh trong khuôn viên, trách nhiệm thiết kế, trồng, chăm
sóc bảo dưỡng thuộc về chủ nhân cồng trình (có thể tư nhân hoặc nhà nước).
Cây xanh trong các công trình có chức năng trang trí ngoại thất, cải thiện môi
trường nhưng ý nghĩa thẩm mỹ, tiện ích đặt lên trên chức nâng cải tạo môi
trường đô thị.
- Nhóm cây xanh đường phố thuộc trách nhiệm cơ quan nhà nước
(công ty công viên cây xanh, công trình đô thị...). Cây xanh có chức năng góp
phần cải thiện tiểu khí hậu và đảm bảo an toàn cho đường phố là cao nhất, sau
đó là yếu tố thẩm mỹ.
- Nhóm cây xanh trong công viên - khu giải trí có chung là đa dạng về
kiểu phân bố cây độc lập, rải rác, mảng rừng hay cả khu rừng trong trường
hợp lâm viên. Chức năng cải thiện môi trường phục vụ nghỉ ngơi giải trí được
coi trọng ngang với chức năng thẩm mỹ, trang trí cảnh quan. Đất công viên
thường thuộc quyền quản lý của cơ quan chủ quản như Công ty Du lịch nếu là
công viên ván hóa, khu du lịch thuộc quản lý của các cơ quan giao thông
công chính nếu là công viên hành lang kỹ thuật. Các khu đất thuộc ngoại ô
thành phổ như khu kỹ nghệ (khu chế xuất, khu công nghiệp...), đất công
----------------- --------------------------------------------------------------------------------

• •• - — *i-7,

Đề tà i nghiên cứu khoa h ọ c c ố p Đ ại h ọc Q uốc gio Hò Nôi. m ở số: QT.07.38
C hú trì d e tài: TS. N guyễn An Thịnh

J



×