Tải bản đầy đủ (.doc) (190 trang)

Nghiên cứu nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.65 MB, 190 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

HOÀNG VĂN THẢNH

NGHIÊN CỨU NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY BỆNH THÁN
THƯ TRÊN CÂY CÀ PHÊ CHÈ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH TẠI
TỈNH SƠN LA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

HOÀNG VĂN THẢNH

NGHIÊN CỨU NẤM COLLETOTRICHUM SPP. GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY
CÀ PHÊ CHÈ VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH TẠI TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật


Mã số: 9620112

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
1: TS. Trịnh Xuân Hoạt
2: GS.TS. Nguyễn Văn Tuất

Hà Nội – Năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án
“Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện
pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La” là do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa được người khác công bố trên bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu trích dẫn và kế thừa đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sơn La, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Văn Thảnh



ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây
bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La”, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa
học, cán bộ, chuyên viên, tập thể Ban Đào tạo sau đại học thuộc Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam, tập thể Ban Lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu của Viện Bảo vệ
thực vật. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Tuất, TS. Trịnh
Xuân Hoạt những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận
án này.
Các thí nghiệm nghiên cứu được triển khai tại một số vùng trồng cà phê tại
tỉnh Sơn La, tôi đã đã nhận được sự tạo điều kiện, giúp đỡ của người dân và chính
quyền địa phương trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại
Trường Đại học Tây Bắc và gia đình luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
Sơn La, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hoàng Văn Thảnh


iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................I
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................II
MỤC LỤC....................................................................................................................III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................VIII
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................XIII
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài.....................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn c ủa đề tài...................................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
5.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
5.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................................4
1.1. Giới thiệu chung về cây cà phê...............................................................................4
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và ở Việt Nam..............................6
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới...............................................6
1.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Sơn La........................7
1.3. Tình hình nghiên cứu về bệnh thán thư hại cây cà phê trên thế giới và Việt Nam .. 8

1.3.1. Tác hại của bệnh thán thư đối với cây cà phê.......................................................8
1.3.2. Triệu chứng bệnh thán thư.................................................................................. 10
1.3.3. Nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cây cà phê...........................11
1.3.3.1. Vị trí phân loại của nấm Colletotrichum.......................................................... 11



iv

1.3.3.2. Các loài nấm gây bệnh thán thư trên cây cà phê.............................................. 11
1.3.3.3. Xác định tác nhân gây bệnh thán thư cà phê dựa vào đặc điểm hình thái nấm .. 15

1.3.3.4. Phương pháp xác định tác nhân gây bệnh thán thư bằng kỹ thuật phân tử......21
1.3.3.5. Đánh giá độc tính của các loài nấm thuộc Colletotrichum............................... 23
1.3.3.6. Điều kiện phát sinh và gây hại của bệnh.......................................................... 25
1.3.3.7. Giải pháp phòng trừ bệnh thán thư hại cà phê................................................. 27
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........34
2.1. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 34
2.2. Nội dung................................................................................................................ 35
2.3. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................. 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 36
2.4.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất cà phê, tình hình sâu, bệnh hại tại Sơn La.............36
2.4.1.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất cà phê tại Sơn La............................................... 36
2.4.1.2. Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại trên cây cà phê tại Sơn La............................ 36
2.4.2. Xác định các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại
Sơn La.......................................................................................................................... 37
2.4.2.1. Thu thập và phân lập nấm gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La .. 37
2.4.2.2. Đánh giá khả năng gây bệnh của các loài nấm Colletotrichum........................ 38
2.4.2.3. Xác định tên khoa học loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà
phê chè tại Sơn La........................................................................................................ 40
2.4.2.4. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các loài nấm Colletotrichum gây
bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La............................................................... 41
2.4.3. Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cà phê
chè và các yếu tố ảnh hưởng......................................................................................... 43
2.4.3.1. Điều tra diễn biến bệnh thán thư hại cà phê..................................................... 43
2.4.3.2. Điều tra tỷ lệ quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư gây hại.............................. 43



v

2.4.3.3. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác kỹ thuật đến tỷ lệ quả cà phê bị rụng do
bệnh thán thư................................................................................................................ 44
2.4.4. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh thán thư
trên cây cà phê chè tại Sơn La...................................................................................... 47
2.4.4.1. Hiệu quả ức chế của một số thuốc đối với sự phát triển của nấm Colletotrichum
spp. trên môi trường nhân tạo....................................................................................... 47
2.4.4.2. Khảo sát hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh thán thư hại cây cà phê
chè ngoài đồng ruộng................................................................................................... 48
2.4.4.3. Đánh giá hiệu quả của sử dụng chế phẩm sinh học đến bệnh thán thư trên cà
phê chè......................................................................................................................... 49
2.4.5. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn La...50
2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 53
3.1. Hiện trạng sản xuất cà phê và tình hình sâu, bệnh hại tại Sơn La..........................53
3.1.1. Tình hình sản xuất cà phê tại Sơn La.................................................................. 53
3.1.2. Giống cà phê trồng tại Sơn La............................................................................ 53
3.1.3. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cà phê chè tại Sơn La...........55
3.1.4. Tình hình sâu, bệnh hại trên cây cà phê chè tại Sơn La...................................... 55
3.1.4.1. Tình hình sâu hại............................................................................................. 55
3.1.4.2. Tình hình bệnh hại........................................................................................... 57
3.2. Thành phần lo ài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn

La................................................................................................................................. 58
3.2.1. Triệu chứng bệnh................................................................................................ 58
3.2.2. Đặc điểm hình thái của các loài nấm Colletotrichum.........................................61
3.2.3. Lây nhiễm nhân tạo............................................................................................ 68

3.2.3.1. Lây nhiễm nhân tạo trên thân cây cà phê chè con............................................ 68
3.2.3.2. Lây nhiễm nhân tạo trên quả cà phê chè.......................................................... 74


vi

3.2.4. Kết quả giải trình tự vùng ITS của các mẫu nấm................................................ 84
3.2.5. Một số đặc điểm sinh học của nấm Colletotrichum spp. gây hại trên cây cà phê
chè tại Sơn La............................................................................................................... 91
3.2.5.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự tăng trưởng của tản nấm Colletotrichum spp.
trên môi trường nhân tạo.............................................................................................. 91
3.2.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của nấm Colletotrichum spp. trên
môi trường nhân tạo..................................................................................................... 94
3.2.5.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của nấm Colletotrichum spp. trên
môi trường nhân tạo..................................................................................................... 96
3.3. Mức độ gây hại của bệnh thán thư trên cây cà phê chè và một số yếu tố ảnh hưởng
đến bệnh....................................................................................................................... 98
3.3.1. Diễn biến bệnh thán thư hại trên cà phê chè tại Sơn La...................................... 98
3.3.2. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra tại Sơn La.....................104
3.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố che bóng đến bệnh thán thư hại cây cà phê chè............108
3.3.4. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến bệnh thán thư hại cây cà phê chè.............113
3.3.5. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến bệnh thán thư hại cây cà phê chè..............118
3.3.6. Ảnh hưởng của các điều kiện canh tác đến sự phát sinh gây hại của bệnh thán thư
trên cây cà phê chè.....................................................................................................123
3.4. Đánh giá hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hóa học, chế phẩm sinh học đối với
bệnh thán thư hại cây cà phê chè tại Sơn La...............................................................128
3.4.1. Hiệu quả ức chế của một số loại hoạt chất đối với nấm Colletotrichum spp. trên
môi trường nhân tạo...................................................................................................128
3.4.2. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bệnh thán thư trong điều kiện
đồng ruộng.................................................................................................................130

3.4.3. Sử dụng chế phẩm CFO phòng trừ bệnh thán thư hại cây cà phê chè...............132
3.5. Kết quả xây dựng mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà phê chè tại Sơn
La............................................................................................................................... 133


vii

3.5.1. Mức độ gây hại của bệnh thán thư và năng suất quả cà phê chè tại mô hình....133
3.5.2. Hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư trên cây
cà phê chè...................................................................................................................135
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................................138
1. Kết luận.................................................................................................................. 138
2. Đề nghị...................................................................................................................139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.140
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................141
PHỤ LỤC...................................................................................................................151


viii

Chữ viết tắt
bp
BVTV
CB-ĐC
CB-KT
CSB
ĐC
ĐHH
ĐVT
FAO

KCB-ĐC
KCB-KT
KTVT
NN&PTNT
NSP
PCR
PDA
Pdis
PGA
Ptot
QLTH
RAPD
SSR
TLB
TN
TVT

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ
- Cặp bazơ (Base pair)
- Bảo vệ thực vật
- Che bóng, kỹ thuật nông dân
- Che bóng, áp dụng kỹ thuật mới
- Chỉ số bệnh
- Đối chứng
- Độ hữu hiệu
- Đơn vị tính
- Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
- Không che bóng, kỹ thuật nông dân

- Không che bóng
- Không tạo vết thương
- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày sau phun
- Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction)
- Môi trường Potato dextrose agar
- Tỷ lệ quả bị rụng do bệnh
- Môi trường Potato glucose agar
- Tỷ lệ quả bị rụng tổng số
- Quản lý tổng hợp
- Radom Amplified Polymorphic DNA
- Trình tự lặp lại đơn giản (Simple Sequence Repeat)
- Tỷ lệ bệnh
- Thí nghiệm
- Tạo vết thương


ix

DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1.
1.2.

Sản lượng cà phê trên thế giới từ 2013-2018 (FAO, 2018)……..............

6
Sản lượng cà phê ở Việt Nam từ 2013-2018 (FAO, 2018)............................................ 7

1.3.

Tóm tắt đặc điểm các loài nấm Colletotrichum hại trên cây cà phê….....

17

1.4.

Kích thước bào tử của một số loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư
trên cây cà phê tại Việt Nam…………………………………………….

19

2.1.

Thuốc hóa học, chế phẩm sinh học sử dụng trong nghiên cứu…………..

34

2.2.
2.3.

Phân cấp bệnh trên thân cây cà phê con.............................................................................. 39
Phân cấp bệnh trên quả cà phê................................................................................................ 40

2.4.


Thành phần phản ứng PCR chẩn đoán giám định nấm gây bệnh thán thư

2.5.
2.6.

Phân cấp bệnh thán thư trên cành, lá, quả cà phê............................................................. 43
Lượng phân bón trên cây cà phê……………………………………….
46

2.7.

Các loại hoạt chất sử dụng trong thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế sự
48

2.8.

phát triển của sợi nấm Colletotrichum spp. trên môi trường nhân tạo…….
Công thức thí nghiệm sử dụng thuốc phòng trừ bệnh thán thư
Colletotrichum spp. trên quả cà phê ngoài đồng ruộng…………………

49

2.9.

Lượng phân hoá học bón cho cà phê hàng năm…………………………

50

3.1.


Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La……….

54

3.2.

Thành phần sâu hại chính trên cây cà phê chè tại Sơn La............................................ 56

3.3.
3.4.

Thành phần bệnh hại chính trên cây cà phê chè tại Sơn La………………
Mẫu nấm Colletotrichum phân lập được từ quả cà phê chè bị bệnh thán

41

57

thư (Sơn La, 2016)...………………….............................................................................. 61
3.5.

Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái I (Sơn La, 2016)……………….

3.6.

Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái II (Sơn La, 2016)……………….

3.7.

3.8.

63

64

Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái III (Sơn La, 2016)…...................

65

Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái IV (Sơn La, 2016)……………...

65


x

3.9.

Đường kính tản nấm và kích thước bào tử phân sinh của các mẫu nấm
Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái V (Sơn La, 2016)………………

66

3.10.

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
69


3.11.

nhóm hình thái I lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)………………………
Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái II lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)……………………...

70

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái III lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)……………………..

71

3.12.
3.13.

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
72

3.14.

nhóm hình thái IV lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)…………………….
Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái V lên cây cà phê chè (Sơn La, 2016)……………………...

73

3.15.


Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái I trên quả xanh (Sơn La, 2016)……………………………

75

3.16.

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
76

3.17.

nhóm hình thái II trên quả xanh (Sơn La, 2016)…………………………..
Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái III trên quả xanh (Sơn La, 2016)………………………….

77

3.18.

Kết quả lây bệnh nhân tạo bởi các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái IV trên quả xanh (Sơn La, 2016)………………………….

78

3.19.

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
79


3.20.

nhóm hình thái V trên quả xanh (Sơn La, 2016)…………………………..
Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái I trên quả chín (Sơn La, 2016)…………………………….

80

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái II trên quả chín (Sơn La, 2016)…………………………...

81

3.21.
3.22.

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
82

3.23.

nhóm hình thái III trên quả chín (Sơn La, 2016)………………………….
Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc
nhóm hình thái IV trên quả cà phê chín (Sơn La, 2016)…………………..

83

Kết quả lây bệnh nhân tạo của các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc

84


3.24.


xi

nhóm hình thái V trên quả cà phê chín (Sơn La, 2016)……………………
3.25. Kết quả xác định loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư hại cà
phê chè tại Sơn La dựa trên trình tự vùng ITS (Sơn La, 2016) ……………
3.26. Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đến sự phát triển của các loài nấm
Colletotrichum spp. trên môi trường PGA (Sơn La, 2016)………………

85
92

3.27. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phát triển của tản nấm sau 7 ngày
nuôi cấy (Sơn La, 2016)……………..........................................................
3.28. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm Colletotrichum spp. ở các mức nhiệt độ
khác nhau (Sơn La, 2016)……………………………………………..
3.29. Đường kính của tản nấm sau 7 ngày nuôi cấy ở các điều kiện chiếu sáng
khác nhau (Sơn La, 2016)…………………………

93
95
97

3.30. Bảng 3.30. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến tốc độ phát triển của
tản nấm (Sơn La, 2016)……………………………………………………

98


3.31. Diễn biến bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cây cà phê chè tại Sơn
La năm 2016……………………………………………………………….

99

3.32. Diễn biến bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) trên cây cà phê chè tại Sơn
La năm 2017……………………………………………………………….

101

3.33. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra (Sơn La, 20162017)………………………………………………………………………
3.34. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra trong điều kiện có

105

và không có cây che bóng (Sơn La, 2016)………………………………...

109

3.35. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra trong điều kiện có
và không có cây che bóng (Sơn La, 2017)………………………………...

111

3.36. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh
thán thư (Sơn La, 2016)……………………………………………………
3.37. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh

114


thán thư (Sơn La, 2017)……………………………………………………

116

3.38. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh
thán thư (Sơn La, 2016)……………………………………………………
3.39. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh

119

thán thư (Sơn La, 2017)……………………………………………………

121


xii

3.40. Tỷ lệ rụng quả cà phê chè ở các điều kiện canh tác khác nhau (Sơn La,
2016)……………………………………………………………………..

124

3.41. Tỷ lệ rụng quả cà phê chè ở các điều kiện canh tác khác nhau (Sơn La,
2017)……………………………………………………………………
3.42. Hiệu lực của một một số hoạt chất ức chế nấm Colletotrichum trên môi
trường nhân tạo (Sơn La, 2016)………………………………………….
3.43. Hiệu lực thuốc trừ bệnh thán thư trên cây cà phê chè ngoài đồng ruộng
(Sơn La, 2016)……………………………………………………………..


126
129
131

3.44. Hiệu lực thuốc trừ bệnh thán thư trên cây cà phê chè ngoài đồng ruộng
(Sơn La, 2017)……………………………………………………………
3.45. Tỷ lệ quả cà phê chè bị bệnh thán thư khi sử dụng chế phẩm CFO phun

132

phòng trừ bệnh (Sơn La, 2017, 2018)……………………………………

133

3.46. Tình hình bệnh thán thư hại quả cà phê chè ở mô hình QLTH và đối
chứng của nông dân (Sơn La, 2017)……………………………………..

134

3.47. Tình hình bệnh thán thư hại quả cà phê chè ở mô hình QLTH và đối
chứng của nông dân (Sơn La, 2018)………………………………………
3.48. Năng suất thực thu quả cà phê chè ở các điều kiện canh tác khác nhau
(Sơn La, 2017)…………………………………………………………..
3.49. Hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình quản lý tổng hợp bệnh thán thư hại cà
phê chè (Sơn La, 2017)………………………………………………….

134
134
136



xiii

STT

DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang

3.1.

Triệu chứng bệnh thán thư hại cây cà phê chè. (A) Cây cà phê bị bệnh;
59

3.2.

(B) Cây cà phê khỏe……………………………………………………
Triệu chứng bệnh thán thư hại cành quả cà phê chè. (A) Cành quả cà
phê bị bệnh, (B) Cành quả cà phê khỏe…………………………………

59

Triệu chứng bệnh thán thư hại lá cà phê chè. (A) Lá cà phê bị bệnh,
(B) Lá cà phê khỏe…………………………………………………….

60

3.3.
3.4.


Triệu chứng bệnh thán thư hại quả cà phê chè. (A) Quả cà phê bị
bệnh, (B) Quả cà phê khỏe……………………………………………..

3.5.
3.6.
3.7.

Đặc điểm hình dạng tản nấm và bào tử phân sinh của mẫu CBMS13 và
MNTC10 (thuộc nhóm hình thái I)……………………………………..

62

Hình dạng tản nấm và bào tử nấm Colletotrichum sp. của mẫuu
CBMS6 và CBMS9 (thuộc nhóm hình thái II)…………………………

64

Hình dạng tản nấm và bào tử nấm Colletotrichum sp. của mẫu
CBMS1 và MNTC5 (thuộc nhóm hình thái III)………………………...

3.8.
3.9.
3.10.

60

65

Hình dạng tản nấm và bào tử nấm Colletotrichum sp. của mẫu CBMS7

và MNTC14 (thuộc nhóm hình thái IV)………………………………..

66

Hình dạng tản nấm và bảo tử phân sinh nấm Colletotrichum sp. của
mẫu CBMS15 và MNTC15 (thuộc nhóm hình thái V)…………………

67

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái I (A – mẫu
MNTC10; B – mẫu CBMS13; C – đối chứng)…………………………

3.11.

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình t hái II (A – mẫu
CBMS9; B – mẫu CBMS16; C – đối chứng)…………………………..

3.12.

70

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái III (Triệu chứng
của: A – mẫu CBMS1; B – mẫu CBMS3; C – đối chứng)……………..

3.13.

68


71

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái IV (A: mẫu
MNTC14, B: mẫu CBMS7 và C: đối chứng)…………………………...

72


xiv

3.14. Triệu chứng bệnh thán thư trên cây con sau 35 ngày lây nhiễm bởi các
mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái V (A: mẫu
CBMS15, B: mẫu MNTC15 và C: đối chứng)………………………….

73

3.15. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái I (A: mẫu
MNTC10, B: mẫu CBMS13 và C: đối chứng)………………………….

75

3.16. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái II (A: mẫu
CBMS9, B: mẫu CBMS16, C: đối chứng)……………………………...

77


3.17. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái III (A: mẫu
CBMS1, B: mẫu CBMS3 và C: đối chứng)…………………………….

77

3.18. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái IV (A: mẫu
MNTC14, B: mẫu CBMS7 và C: đối chứng)…………………………...

78

3.19. Triệu chứng bệnh thán thư trên quả xanh sau 20 ngày lây nhiễm bởi
các mẫu nấm Colletotrichum sp. thuộc nhóm hình thái V (A: mẫu
CBMS15, B: mẫu MNTC15 và C: đối chứng)………………………….

79

3.20. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm CBMS2,
CBMS5, CBMS12, CBMS13, MNTC7, MNTC10, MNTC11 và
MNTC18 thuộc nhóm hình thái I so với các mẫu nấm trên Ngân hàng
gen (Sơn La, 2017)……………………………………………………..
3.21. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm CBMS9,

86

CBMS14 và CBMS16 thuộc nhóm hình thái II so với các mẫu nấm
trên Ngân hàng gen (Sơn La, 2017)…………………………………….

87


3.22. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm CBMS1,
CBMS3 thuộc nhóm hình thái III so với các mẫu nấm trên Ngân hàng
gen (Sơn La, 2017)……………………………………………………...

88

3.23. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của mẫu nấm MNTC14
thuộc nhóm hình thái IV so với các mẫu nấm trên Ngân hàng gen (Sơn
La, 2017)……………………………………………………..................
3.24. Phân tích phả hệ dựa trên trình từ vùng ITS của các mẫu nấm

89
90


xv

CBMS15, MNTC15 thuộc nhóm hình thái V so với các mẫu nấm trên
Ngân hàng gen (Sơn La, 2017)…………………………………………
3.25.

Diễn biến mức độ gây hại bệnh thán thư trên lá, cành, quả cà phê chè
100

3.26.

tại Sơn La (năm 2016)…………………………………………………..
Diễn biến mức độ gây hại bệnh thán thư trên lá, cành, quả cà phê tại
Sơn La (năm 2017)……………………………………………………...


102

3.27. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra (Sơn La, 2016)
3.28. Tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do bệnh thán thư gây ra (Sơn La, 2017)

106
107

3.29.

Ảnh hưởng của yếu tố cây che bóng đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng
110

3.30.

do bệnh thán thư (Sơn La, 2016)………………………………………..
Ảnh hưởng của yếu tố cây che bóng đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng
do bệnh thán thư (Sơn La, 2017)……………………………………….

112

3.31.

Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2016)…………………………………………...

115

3.32.


Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
117

3.33.

bệnh thán thư (Sơn La, 2017)…………………………………………..
Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2016)…………………………………………..

120

Ảnh hưởng của yếu tố tuổi cây đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2017)………………………………………….

122

3.34.
3.35.

Ảnh hưởng của yếu tố canh tác đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
125

3.36.

bệnh thán thư (Sơn La, 2016)…………………………………………..
Ảnh hưởng của yếu tố canh tác đến tỷ lệ quả cà phê chè bị rụng do
bệnh thán thư (Sơn La, 2017)…………………………………………...

127



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cà phê (Coffea) là cây trồng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng nô ng sản trên thị trường trong và ngoài nước. Trên thế giới
hiện nay, có khoảng 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích trên 10 triệu ha và giá
trị hàng hóa xuất khẩu trên 10 tỷ USD (FAO, 2015). Ở Việt Nam, cây cà phê được
trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Diện tích cà phê vối
được trồng tập trung tại một số tỉnh như Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,
chiếm trên 80% tổng diện tích cà phê của cả nước. Cà phê chè (Coffea arabica)
trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị với diện tích khoảng
46.000 ha và sản lượng cà phê nhân không cao.
Sơn La là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam với tiềm năng về điều kiện
khí hậu, đất đai, nhân lực cho phép phát triển nhiều loại cây trồng có tính đặc thù
với quy mô lớn như chè, mía, cà phê, v.v. Cây cà phê chè (Coffea arabica) đã được
đầu tư phát triển từ năm 1987, đến nay tổng diện tích có khoảng 17.600 ha, sản
lượng hàng năm đạt khoảng 22.766 tấn cà phê nhân, là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Tỉnh, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho hàng ngàn
hộ nông dân (Cục Thống kê tỉnh Sơn La, 2017).
Diện tích trồng cà phê tại Sơn La có xu hướng tăng mạnh vào những năm gần
đây. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về diện tích và sản lượng, sâu, bệnh hại cà phê
đã trở thành trở ngại lớn tại các vùng trồng tập trung, làm giảm năng suất và chất
lượng. Trong những năm qua, tình hình sâu và bệnh hại trên cây cà phê đang diễn
biến phức tạp. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La, có nhiều đối
tượng sâu, bệnh hại phổ biến trên cây cà phê này bao gồm: bệnh thán thư
(Colletotrichum spp.), bệnh đốm mắt cua (Cercospora coffeicola Berkeley et
Cooke), bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix Berkeley et Broome), bệnh đốm lá vi khuẩn

(Pseudomonas syringae pv. tabaci), rệp sáp (Pseudococcus mercaptor, Planococcus
citri); xén tóc đục thân ( Xylotrechus quadripes); mọt đục quả (Hypothenemus
hampei). Trong đó, thán thư là đối tượng dịch hại quan trọng nhất đối với cây cà


2

phê chè, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rụng quả từ giai đoạn quả còn
xanh đến khi chín. Theo thông báo của Cục Bảo vệ thực vật tháng 01/2017, cả nước
có 14.195 ha bị nhiễm bệnh thán thư, trong đó diện tích nhiễm nặng là 240 ha tại
Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Quảng trị, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Lai
và Lâm Đồng (Cục Bảo vệ thực vật, 2017).
Tuy nhiên cho đến nay, tại Sơn La chưa có nghiên cứu nào về bệnh thán thư
hại trên cây cà phê chè tại khu vực này. Để góp phần cho công tác phòng chống tổng
hợp bệnh trên cây cà phê chè đạt hiệu quả, việc triển khai đề tài “Nghiên cứu nấm
Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý
bệnh tại tỉnh Sơn La” là cấp thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được các loài nấm thuộc chi Colletotrichum gây bệnh thán thư trên
cây cà phê chè. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm
Colletotrichum và biện pháp quản lý tổng hợp bệnh góp phần nâng cao năng suất,
chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường ở các khu vực trồng cà phê tại
Sơn La.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Đã xác định được 5 loài nấm thuộc chi Colletotrichum gây bệnh thán thư
trên cây cà phê chè tại Sơn La và đã xác định được một số đặc điểm sinh học của
các loài nấm.
- Tỷ lệ quả cà phê bị rụng do bệnh thán thư gây ra chiếm 42,63-52,83% tổng
số quả bị rụng, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ quả bị rụng sinh lý.
- Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán, bón phân cân đối, làm cỏ kết hợp với thu gom

tiêu hủy cành và quả bị bệnh là các biện pháp có hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh
thán thư.
- Thuốc Anvil 5SC (hexaconazole), Antracol 70WP (propineb) và chế phẩm
sinh học CFO (hoạt chất curcumin chiết xuất từ cây nghệ vàng) có hiệu lực phòng
trừ bệnh thán thư đạt 72,53-79,14%.


3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Việc xác định được 5 loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên
cây cà phê chè và một số đặc điểm sinh học của chúng là cơ sở khoa học quan trọng
phục vụ công tác nghiên cứu khoa học chuyên sâu về bệnh thán thư hại cây cà phê
chè tại Sơn La và nghiên cứu về nấm Colletotrichum.
- Kết quả của đề tài là những dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho việc nghiên
cứu các giải pháp quản lý bệnh hiệu quả và bền vững.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu về định danh tên khoa học của tác nhân gây bệnh thán
thư hại cà phê chè, đặc điểm sinh học, mức độ gây hại và một số biện pháp phòng
chống bệnh tại Sơn La là cơ sở quan trọng để xây dựng và đưa ra những hướng dẫn
phục vụ sản xuất hiệu quả và bền vững. Trong đó, biện pháp canh tác (tạo tán tỉa
cành, kỹ thuật bón phân, làm cỏ, quản lý cỏ dại và tàn dư cây bệnh) đóng vai trò chủ
đạo.
- Mô hình quản lý bệnh bước đầu đã khẳng định được hiệu quả của kết quả
nghiên cứu của đề tài về tác nhân gây bệnh, một số đặc điểm sinh học sinh thái và
biện pháp phòng trừ bệnh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư hại cây

cà phê chè (Coffea arabica) trồng tại Sơn La.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá mức độ gây hại của bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại
tỉnh Sơn La.
- Định danh các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây cà phê
chè tại Sơn La.
- Nghiên cứu, đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với
nấm bệnh thán thư trên cây cà phê chè tại Sơn La.
- Thời gian nghiên cứu: 2015-2019.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về cây cà phê
Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là mặt hàng thương mại
quan trọng trên thị trường quốc tế. Trên thế giới hiện nay, cà phê được trồng tại trên
80 nước thuộc các vùng Trung và Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Sản xuất và chế
biến cà phê là nguồn sinh kế của khoảng 20-25 triệu gia đình nông dân và liên quan
đến 1.000 triệu người. Hàng năm, giá trị hàng hóa từ cà phê đạt khoảng 70 tỷ Đô la
Mỹ. Niên vụ năm 2015-2016, sản lượng cà phê của 53 nước sản xuất và xuất khẩu
cà phê đạt 143.306 nghìn bao (60 kg/bao); trong đó, Việt Nam đạt 2 8.737 nghìn bao
(Man, 2013; FAO, 2016).
* Một số nét chính trong phân loại thực vật cây cà phê
Cà phê thuộc lớp Dicotyledoneae; lớp phụ Sympetalae hoặc Metac hlamydeae;
bộ Rubiales; họ Rubiaceae; chi Coffea. Các loài thuộc chi Coffea được nhóm thành
4 nhóm chính, bao gồm: Agrocoffea, Paracoffea, Mascarocoffea và Eucoffea
(Chevalier, 1947). Trong 4 nhóm này, chỉ có Eucoffea là nhóm có thành phần
caffein. Vì vậy, hầu hết các loài thực sự có tầm quan trọng kinh tế và được trồng trọt

đều thuộc nhóm hình thái này (dẫn theo Lê Thị Ánh Hồng, 2007). Nhóm Eucoffea
được chia thành 5 nhóm phụ dựa trên một số chỉ tiêu rất đa dạng như: chiều cao cây
(Nanocoffea), độ dày của lá ( Pachycoffea), màu sắc quả (Erythrocoffea) và vùng
phân bố địa lý (Mozambicoffea) (Chevalier, 1947). Hầu hết các loài thuộc chi
Coffea là những loài nhị bội (2n=22) và đều là những cây hoàn toàn không có khả
năng tự thụ phấn. Duy nhất chỉ có cà phê chè (C. arabica) là loài tứ bội
(4n=4×11=44) và cũng là loài duy nhất có khả năng tự thụ phấn (Chevalier, 1947).
Giống cà phê chè Catimor được lai tạo giữa giống Caturra với Timor Hybrid kháng
bệnh gỉ sắt, nhiễm tuyến trùng gây hại (World Coffee Research, 2018).
Cây cà phê chè có đặc điểm yêu cầu đối với một số điều kiện sinh thái như
sau:


5

- Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng và giới hạn đối với đời sống của cây
cà phê nói chung và cây cà phê chè nói riêng (Cost, 1989). Cây cà phê chè sinh
trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng từ 5-32 oC (Phan Quốc
Sủng, 1998); với khoảng nhiệt độ thích hợp nhất từ 15-25 oC (Cannell, 1987). Khi
nhiệt độ trên 25 oC, quá trình quang hợp của cây cà phê chè giảm; khi nhiệt độ đạt
đến 35 oC, cây cà phê ngừng quang hợp. Cà phê chè chịu nóng tốt hơn cà phê vối,
mặc dù cà phê vối có khoảng nhiệt độ thích hợp cao hơn cà phê chè (22 -26 oC). Cà
phê chè chịu rét khỏe hơn cà phê vối, khi nhiệt độ xuống 1-2 oC trong vài đêm,
vườn cà phê chè chưa thiệt hại đáng kể, trong khi đó cà phê vối bị thiệt hại đáng kể
(Nguyễn Sỹ Nghị, 1982). Biên độ nhiệt độ ngày và đêm có ảnh hưởng quan trọng
đến việc tích lũy đường glucose và tinh dầu trong cà phê ; do đó, có ảnh hưởng đến
hương vị, phẩm chất cũng như năng suất của cà phê (Nguyễn Văn Hoàng, 1964).
- Yêu cầu về lượng mưa
Lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trong năm có ảnh hưởng quyết định

đến quá trình sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê. Cây cà phê chè
thích hợp với khí hậu mát mẻ, khô khan và thường được trồng ở những vùng cao có
lượng mưa hàng năm từ 1.200-1.500 mm/năm. So với cà phê vối, cà phê chè có khả
năng chịu hạn tốt hơn. Ở những nơi có lượng mưa khá cao và được phân bố đồng
đều giữa các tháng trong năm, cây cà phê chè sinh trưởng tốt nhưng ra quả rất ít
(Cost, 1989). Từ tháng thứ 3-5 sau khi hoa nở, quả cà phê rất mọng nước, hàm
lượng nước trong quả thường chiếm 80-85% khối lượng quả, thể tích và khối lượng
chất khô tăng trưởng rất nhanh. Trong giai đoạn này nếu cây bị thiếu nước, các
khoang chứa trong hạt không đạt kích thước tối đa nên hạt cà phê nhỏ, quả non và
thường bị rụng nhiều (Cannell, 1987).
- Yêu cầu về độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây cà phê. Độ ẩm không khí lớn sẽ hạn chế quá trình bốc hơi nước của lá cà phê và
ngược lại. Tuy nhiên, độ ẩm không khí quá cao lại là điều kiện thuận lợi cho sâu,
bệnh phát sinh và gây hại. Độ ẩm không khí trên 70% là thuận lợi c ho quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây cà phê (Phan Quốc Sủng, 1987).


6

- Yêu cầu về ánh sáng
Cây cà phê chè không ưa cường độ ánh sáng quá mạnh, chỉ quang hợp tốt
nhất khi cường độ ánh sáng khoảng 23.000-27.000 lux. Việc trồng cây che bóng cho
cà phê chè là cần thiết vì ánh sáng trực xạ làm cho cà phê chè bị kích thích ra hoa
quá độ dẫn đến hiện tượng khô cành, khô quả và làm cho vườn cây tàn lụi nhanh
(Cannel, 1974). Tuy nhiên, những tác giả đứng về trường phái bỏ cây che bóng thì
chứng minh ngược lại. Cây cà phê trồng trong điều kiện ánh sáng toàn phần đạt tốc
độ phát triển gấp 2 lần và có số lá gấp 4 lần so với cây cà phê trồng trong điều kiện
có bóng mát 75% (Damatta, 2004; Nguyễn Sỹ Nghị, 1982; Sylvain, 1955).
- Yêu cầu về gió

Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây cà phê chè. Gió quá lạnh làm cho lá cây cà phê bị rách, rụng lá,
các lá non bị đen thui ; gió nóng làm cho lá bị khô héo. Vì vậy, cần giải quyết tốt hệ
đai rừng chắn gió chính và phụ, phải có cây che bóng để hạn chế sự hình thành và
các tác hại của sương muối. Ở những vùng gió nóng, đai rừng có tác dụng điều hòa
nhiệt độ; trong vườn cà phê nên trồng xen một số cây ăn quả có tán ít rậm rạp cũng
giúp cho việc chắn gió (Nguyễn Sỹ Nghị, 1982).
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới
Hiện nay, có hơn 70 quốc gia sản xuất cà phê và hơn 50% sản lượng đến từ
ba nước Brasil, Việt Nam và Colombia.
Bảng 1.1. Sản lượng cà phê trên thế giới từ 2013-2018 (FAO, 2018)
Niên vụ
2013/14
2014/15
2015/16
2016/17
2017/18

Tổng sản lượng
154.066
148.559
153.561
159.047
158.560

ĐVT: nghìn bao (60 kg/bao)
Tổng kim ngạch xuất khẩu
111.978
105.492

109.902
114.596
112.949


7

Từ niên vụ 2013/14 đến 2017/18, tổng sản lượng của các nước xuất khẩu cà
phê khá ổn định dao động từ 148.559-159.047 bao, tổng kim ngạch xuất khẩu từ
105.492-114.596 bao. Tuy nhiên, phần lớn người sản xuất cà phê trên thế giới đang
phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng từ biến đổi khí hậu, điều kiện tự
nhiên khó khăn và tác động của sâu, bệnh hại.
1.2.2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam và Sơn La
Diện tích cà phê của cả nước tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại
các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng chiếm tới 72%
tổng diện tích và 92% tổng sản lượng cà phê của cả nước và giống chủ yếu là cà phê
vối (Lê Thị Ánh Hồng, 2007). Năm 2014, diện tích trồng cà phê cả nước là 641,7
nghìn ha với 590,2 nghìn ha cho sản phẩm, năng suất 23,6 tạ/ha, sản lượng 1395,6
nghìn tấn cà phê nhân (Bộ NN&PTNT, 2016). Năm 2016, diện tích cà phê trong cả
nước 597.600 ha, sản lượng niên vụ 2015/2016 đạt 1.453.000 tấn (Tổng cục Thống
kê 2016). Theo thống kê của FAO (2018), tổng sản lượng cà phê nhân của Việt Nam
từ niên vụ 2013/14 đến 2016/2017 có xu hướng giảm từ 27.610 bao xuống còn
25.540 bao. Sang niên vụ 2017/18, sản lượng tăng lên 29.500 bao. So với ngành
hàng nông nghiệp khác, xuất khẩu cà phê mang lại giá trị lớn đối với kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2012, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 2,67 tỷ USD (Hội
đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam, 2015).
Bảng 1.2. Sản lượng cà phê ở Việt Nam từ 2013-2018 (FAO, 2018)
Niên vụ
2013/14
2014/15


Tổng sản lượng
27.610
26.500

2015/16
2016/17
2017/18

28.737
25.540
29.500

ĐVT: nghìn bao (60 kg/bao)
Tổng kim ngạch xuất khẩu
25.610
24.300
26.437
23.140
27.000

Niên vụ 2016/2017, cả nước có tổng diện tích trồng cà phê vối đạt 592.000
ha với sản lượng đạt 1.536.000 tấn cà phê nhân. Năm 2016, tổng diện tích trồng cà
phê trong cả nước 597.600 ha, sản lượng 2015/2016 đạt 1.453.000 tấn (Tổng cục


8

Thống kê, 2016). Niên vụ 2017/2018, sản lượng cà phê của Việt Nam đạt 1.770.000
tấn, xuất khẩu 1.620.000 tấn (FAO, 2018).

Ở Việt Nam, sản lượng cà phê chè chiếm khoảng 4% tổng sản lượng và
khoảng 6% diện tích cà phê trong toàn quốc. Cây cà phê chè cho chất lượng quả tốt
ở những vùng có độ cao từ 1.000 m trở lên so với mực nước biển. Tuy nhiên, hầu
hết các vùng trồng cà phê ở Việt Nam đều có độ cao thấp hơ n mức này. Tại hai tỉnh
Sơn La và Điện Biên, diện tích trồng cà phê chè tăng trong những năm gần đây từ
16.000 lên hơn 18.000 ha (USDA, 2018). Tại Sơn La, năm 2016 diện tích khoảng
11.000 ha, đến năm 2018 diện tích lên đến 17.6000 ha. Giống cà phê chè Catimor
được trồng là chủ yếu với năng suất quả trung bình 10,5-13,0 tấn/ha (Chi cục Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơ n La, 2018). Người dân tại Tây Bắc đầu tư phân bón
cho vườn cà phê còn thấp. Các biện pháp kỹ thuật khác như tạo hình, làm cỏ, bảo vệ
thực vật... còn nhiều hạn chế, chưa đúng với quy trình (Vũ Hồng Tráng, 2013).
1.3. Tình hình nghiên cứu về bệnh thán thư hại cây cà phê trên thế giới
và Việt Nam
1.3.1. Tác hại của bệnh thán thư đối với cây cà phê
Đối với cây cà phê, bệnh thán thư (Colletotrichum spp.) là bệnh thứ hai quan
trọng sau bệnh gỉ sắt (H. vastatrix). Bệnh làm khô quả, khô cành, cháy lá, tàn lụi
hoa và gây chết cây. Nấm Colletotrichum được ghi nhận ở tất cả các vùng trồng cà
phê trên thế giới. Bệnh gây thành dịch ở Ấn Độ vào năm 1928, ở Kenya vào năm
1960 làm giảm năng suất đến 50%, một số đồn điền giảm đến 75%, chất lượng bị
ảnh hưởng lớn, nhiều hộ trồng cà phê đã phải chuyển đổi sang cây trồng khác (Dẫn
theo Lê Thị Ánh Hồng, 2007). Ở Ethiopia, bệnh có thể làm giảm tới 80% năng suất,
ở những nơi trồng giống nhiễm và điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi, bệnh
không cho thu hoạch (Etana, 2018). Hằng năm ở Ethiopia, bệnh làm giảm 30% năng
suất, tỷ lệ bệnh trung bình 50%, chỉ số bệnh trung bình khoảng 10% (Emana, 2015).
Bệnh thán thư hại trên cây cà phê lần đầu tiên được phát hiện ở phía Tây
Kenya vào năm 1922, ở Zaine vào năm 1939, ở Cameroon vào năm 1964 và sau đó


×