Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SGDI NHCTVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.36 KB, 29 trang )

1
THỰC TRẠNG CHO VAY KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI
SGDI NHCTVN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SGDI - NHCTVN.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Từ Đại hội VI của Đảng, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, hệ thống
NH đóng vai trò làm động lực cho sự phát triển cũng được đổi mới. Điều này
được thể hiện bởi sự xuất hiện của Nghị định 53/HĐBT nay là Thủ tướng
Chính phủ, đặc biệt là sự ra đời của hai Pháp lệnh NH năm 1990 - hình thành
nên NH Chính sách và NH kinh doanh. Từ đây đã tạo ra một sự chuyển biến
căn bản trong hệ thống NH Việt Nam - đó là việc chuyển đổi từ hệ thống NH
một cấp sang hệ thống NH hai cấp.
Trước đây SGDI - NHCTVN là một bộ phận của hội sở chính NHCTVN.
Theo Quyết định số134/QĐ-HĐQT-NHCT1 đến ngày 01/01/1999 SGDI tách
khỏi Hội sở chính thành một đơn vị hạch toán phụ thuộc, hoạt động kinh
doanh như các chi nhánh khác trên địa bàn Hà Nội.
SGDI - NHCTVN có trụ sở tại số 10 Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trụ
sở đặt tại một quận trung tâm của Hà Nội, tập trung nhiều DN kinh doanh
(cả DN tư nhân, DNQD, hộ gia đình), nhiều đầu mối thương mại, mặt bằng
dân trí cao, rất nhạy cảm về kinh tế chính trị, thực sự là địa điểm thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh. Và cũng là quận có nhiều khu phố có hoạt động
kinh doanh sầm uất như phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc... có rất
nhiều khách du lịch nước ngoài cũng như trong nước. Chính điều này đã tạo
nhiều thuận lợi cho SGDI trong quá trình hoạt động như: có điều kiện mở
rộng quy mô kinh doanh TD, thanh toán và các dịch vụ khác như dịch vụ
1
2
chuyển tiền, dịch vụ tư vấn, dịch vụ cầm cố tài sản... Tuy nhiên, SGDI cũng
gặp nhiều khó khăn do trên địa bàn có hơn 70 NH cùng hoạt động nên sự
cạnh tranh cũng rất lớn, đòi hỏi NH phải thường xuyên nỗ lực để đáp ứng


nhu cầu thụ trường.
Mặc dù trong những năm đầu hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị
trường, SGDI còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất nghèo nàn, kinh
doanh đối nội là chủ yếu, sản phẩm dịch vụ đơn điệu... đội ngũ cán bộ đào
tạo trong cơ chế bao cấp, đông về số lượng nhưng yếu về chất lượng - nhất
là kiến thức về cơ chế thị trường. Tuy nhiên trong hơn mười lăm năm xây
dựng và trưởng thành, trong suốt chặng đường đổi mới, các mặt hoạt động
của SGDI cũng không ngừng được lớn mạnh cả về quy mô và tốc độ phát
triển, đưa SGDI nhanh chóng trở thành một chi nhánh NHTM tiên tiến, hiện
đại, đáp ứng tốt mọi nhu cầu phát triển của đất nước trong sự nghiệp CNH,
HĐH.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGDI.
Tính đến năm 2003, SGDI có khoảng 228 nhân viên, hầu hết các cán bộ
trong NH đều có kinh nghiệm lâu năm công tác, gắn bó với NH từ thời kỳ mới
hoạt động. Trình độ cán bộ đã được nâng lên, 6,3% có trình độ thạc sỹ, 70% có
trình độ Đại học và Cao đẳng, đội ngũ cán bộ ngày càng được đào tạo chuyên
sâu, có nghiệp vụ giỏi, được đào tạo và trẻ hoá. Mỗi cán bộ NH đã chủ động,
sáng tạo, phát huy cao độ tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm. Bên cạnh
đó, Ban lãnh đạo NH thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ cán bộ lãnh
đạo về mọi mặt. NH cũng luôn quan tâm đến công tác đào tạo, thường xuyên tổ
chức các lớp học bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ trong NH. Đây chính
là nhân tố có tính chất quyết định sự phát triển của SGDI.
2
3
Ngày 20/10/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCTVN đã ban hành
quyết định số 153/QĐ-HĐQT-NHCTVN1 về mô hình tổ chức mới của SGDI
theo dự án hiện đại hoá NH. Cụ thể:
Cơ cấu tổ chức của SGDI - NHCTVN được thể hiện ở mô hình sau:
3
BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Tổ chức hành chínhPhòng Kế toán giao dịchPhòng Thông tin điện toánPhòng Khách hàng số 1 (DN lớn)Phòng Tài trợ thương mạiPhòng Khách hàng cá nhânPhòng Khách hàng số 2 (DN vừa và nhỏ)Phòng Kế toán tài chínhPhòng Tổng hợp tiếp thịPhòng Tiền tệ kho quỹPhòng Kiểm tra nội bộ
4
4
5
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh chủ yếu tại SGDI - NHCTVN.
Năm 2003, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển vững chắc, nhiều chỉ
tiêu kinh tế tăng trưởng vượt kế hoạch đề ra. Tăng trưởng GDP đạt 6,9%, cao
nhất so với cùng kỳ từ năm 1998 đến nay; giá trị sản xuất công nghiệp tăng
15,7%; vốn đầu tư phát triển tăng 20,5%. Hoạt động kinh tế đối ngoại khá
thuận lợi, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng dẫn đến kim ngạch
xuất khẩu tăng 32,6%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan thì năm 2003 cũng có một
số vấn đề đáng quan ngại. Trước hết là giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao
nhưng tăng nhiều ở những sản phẩm có tỷ lệ giá trị tăng thêm thấp và phụ
thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu như dệt may, giầy dép, lắp rắp hàng điện
tử. Vốn đầu tư gia tăng nhưng hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp, giá vốn, giá bất
động sản cao làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Nhập siêu giá tăng
cả về kim nghạch và tỷ lệ, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2002. Giá tiêu dùng
có xu hướng giảm dần chỉ tăng 2,1% so với tháng 12 năm 2002.
Trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước cũng có diễn biến không
thuận. Lãi suất VND luôn có xu hướng gia tăng và đứng ở mức cao làm cho
chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra thu hẹp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
NH. Lãi suất ngoại tệ giảm thấp, chênh lệch lãi suất VND và ngoại tệ là rất cao
dẫn đến hiện tượng hoán đổi tiền gửi từ ngoại tệ sang VND, trong khi người
vay vốn lại thích vay ngoại tệ hơn vì lãi suất thấp làm cho việc điều hành vốn
kinh doanh của NH gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù có những khó khăn, song được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
NHCTVN, NHNN Thành phố Hà Nội, Cấp uỷ, chính quyền và các cơ quan chức
năng địa phương, sự hợp tác có hiệu quả của khách hàng, SGDI đã nỗ lực phấn
đấu vươn lên để phát triển kinh doanh và đạt được một số kết quả tốt.

5
6
2.1.3.1. Công tác huy động vốn.
Khi NH chuyển sang hình thức tự hạch toán kinh doanh đòi hỏi phải tự
cân đối nguồn vốn của mình bằng các chính sách thích hợp để huy động vốn
bởi huy động vốn không chỉ là cơ sở tạo ra nguồn vốn để cho vay và thực hiện
các nghiệp vụ khác của NH mà còn giúp NH tăng tính chủ động trong kinh
doanh đồng thời tạo nên sự độc lập tương đối với NHNN.
Nhận thức được điều này, SGDI đã có những biện pháp và phương thức
hợp lý để huy động vốn từ các thành phần kinh tế, đảm bảo cho hoạt động của
mình như tập trung mọi nỗ lực để khai thác nguồn vốn, thường xuyên khảo
sát, nghiên cứu các hình thức huy động vốn, kỳ hạn, lãi suất của các NHTM
trên địa bàn để xây dựng chiến lược huy động vốn có hiệu quả, lãi suất sát với
mặt bằng lãi suất chung trên thị trường, đảm bảo hài hoà lợi ích của NH,
khách hàng và có tính cạnh tranh. Chủ động tiếp cận và có kế hoạch làm việc
với các đơn vị thường có số dư tiền gửi lớn tại SGDI, áp dụng chính sách ưu đãi
lãi suất phù hợp để khơi tăng nguồn vốn, chú trọng khai thác nguồn vốn có giá
rẻ. Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài
hạn. Tiếp tục củng cố, HĐH công nghệ thanh toán qua NH để thu hút nguồn
vốn thanh toán; chú trọng nâng cấp các Quỹ tiết kiệm, Phòng giao dịch, nâng
cao phong cách giao dịch văn minh của cán bộ để tạo ấn tượng tốt đẹp đối với
khách hàng.
Với những biện pháp cụ thể đó SGDI luôn có lượng vốn huy động dồi dào.
Cụ thể tình hình huy động vốn của SGD trong một số năm gần đây được thể
hiện qua biểu sau:
6
7
Biểu 1: Hoạt động huy động vốn tại SGDI - NHCTVN.
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003
Tiền % Tiền % Tiền %
2003/2002
Tiền %
Tổng vốn huy động 11.702 100 14.605 100 15.158 100 +553 +3,8
1.Theo TPKT
- TG Doanh nghiệp 8.210 70,1 10.877 74,5 11.530 76 +653 +6
- TG dân cư 3.492 29,9 3.728 25,5 3.628 24 -100 -2,7
2.Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 6.977 59,7 9.518 65,2 9.396 62 -122 -1,3
- Có kỳ hạn 4.705 40,3 5.087 34,8 5.762 38 +675 +13,3
3.Theo đơn vị tiền
tệ
- Bằng VND 9.052 77,3 11.934 81,7 12.958 85,5 +1.024 +8,6
- Bằng ngoại tệ 2.650 22,7 2.671 18,3 2.200 14,5 -471 -17,6
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SGDI - NHCTVN.
Với nhiều hình thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn qua nhiều kênh huy
động của dân cư, DN, thị trường liên NH, thị trường tiền tệ bằng cả VND và
ngoại tệ, nguồn vốn của SGDI đã tăng trưởng liên tục. Qua số liệu ở biểu 1 ta
thấy nguồn vốn huy động của SGDI có chiều hướng tăng lên rõ rệt. Tính đến
31/12/2002 tổng vốn huy động đạt 14.605 tỷ đồng, tăng so với năm 2001 là
2.903 tỷ đồng, số tương đối tăng 24,8%. Năm 2003, nguồn tiền gửi khách hàng
là các công ty, tổng công ty tăng mạnh làm tăng tổng nguồn. Cụ thể: Nguồn
vốn huy động đạt 15.158 tỷ đồng, tăng 553 tỷ đồng so với năm 2002 (với số
tương đối tăng 3.8%).
Xét về cơ cấu nguồn vốn:
Nguồn tiền gửi dân cư, đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
giảm mạnh do lãi suất thấp lại đóng băng qúa lâu không khuyến khích được khách
hàng gửi tiền.
7

8
Trong khi đó tiền gửi bằng VND lại tăng nhanh qua các năm: Năm 2003 huy
động tiền gửi bằng VND tăng 1.024 tỷ đồng so với năm 2002, với số tương đối tăng
8,6%. Có được kết quả này là do trong các năm qua người dân được sự tư vấn của
các NH, cùng với việc theo dõi diễn biến của lãi suất, tỷ giá, giá vàng, mức lạm phát
nhìn dài hạn trong hơn 10 năm qua cho thấy nếu nắm giữ đồng Việt Nam, tức là
mua trái phiếu kho bạc Nhà nước, hay trái phiếu NHTM bằng nội tệ - VND thì rõ
ràng có lợi hơn rất nhiều so với mua trái phiếu hay gửi tiết kiệm, hoặc cất trữ bằng
USD. Bởi vì lãi suất VND cao, lãi suất USD thấp, trong khi đó tỷ giá ổn định, giá vàng
biến động phức tạp. Do đó trong cả ngắn hạn và cả dài hạn tính cả trượt giá thì gửi
nội tệ vẫn có lợi hơn so với gửi ngoại tệ.
Cơ cấu tiền gửi của NH có ảnh hưởng tới thu nhập của NH. Những khoản tiền
gửi loại này mang lãi suất thấp, thậm chí không phải trả lãi, luôn mang theo phí
dịch vụ đối với khách hàng và chính nó đem lại thu nhập nhiều hơn. Do vậy, SGDI
đã thu hút và giữ một khối lượng tiền gửi cơ sở từ các DN - mang lãi suất thấp và
tỏ ra trung thành với SGDI hơn các khoản tiền gửi khác.
Tiền gửi DN và tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn huy động. Cụ thể qua các năm SGDI đã đạt được những kết quả cụ thể
trong việc huy động vốn từ tiền gửi DN:
Năm 2001 đạt 8.210 tỷ đồng, chiếm 70,1% trong tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2002 đạt 10.877 tỷ đồng, chiếm 74,5%.
Năm 2003 đạt 10.981 tỷ đồng, chiếm 72,4%.
Qua đây ta có thể thấy nguồn vốn huy động của SGDI chủ yếu là tiền gửi
thanh toán của các DN, nhờ vậy SGDI không phải trả lãi hoặc trả với lãi suất rất
thấp cho khoản tiền gửi này. Do đó SDGI phải tận dụng lợi thế này để thu hút
nguồn vốn cho kinh doanh bởi khách hàng là DN luôn có những nguồn vốn nhàn
rỗi rất lớn, hơn nữa chi phí cho những nguồn vốn này tương đối thấp so với tiền
gửi tiết kiệm bởi vì khách hàng gửi vào không vì mục đích sinh lời mà vì mục đích
thanh toán. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với SGDI, nó quyết định
8

9
một phần trong lợi thế cạnh tranh của SGDI. Tuy nhiên tiền gửi DN và tiền gửi
không kỳ hạn lớn cũng tạo ra bất lợi cho hoạt động kinh doanh của SGDI vì rằng
các DN và dân cư có thể rút vốn bất kỳ lúc nào họ cần gây bị động về nguồn vốn.
Vì thế, bên cạnh việc huy động vốn nhàn rỗi từ các công ty, tổng công ty, SGDI
cũng không ngừng kích thích các nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Ta thấy nguồn tiền gửi
có kỳ hạn tăng nhanh qua các năm: năm 2002 tăng 382 tỷ đồng so với năm 2001,
năm 2003 tăng 675 tỷ đồng so với năm 2002.
Tóm lại ta thấy cơ cấu nguồn vốn thường xuyên được điều chỉnh linh hoạt
theo hướng có lợi cho kinh doanh của SGDI và khách hàng, các chính sách lãi suất
cũng được điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là các
khách hàng có quan hệ tiền gửi truyền thống. Tổng nguồn vốn huy động đến
31/12/2003 vượt 3,9% kế hoạch NHCTVN giao, chiếm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn huy động của toàn hệ thống.
Có thể nói, trong lúc việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn thì đây là kết
quả rất đáng khích lệ. Có được kết quả này là vì ngay từ nguồn vốn còn dồi dào,
SGDI đã xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế là rất lớn, vốn không
bao giờ thừa cho một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nên đã xây dựng
chiến lược tăng trưởng vốn lâu dài. Ngoài ra sự tăng trưởng lớn về nguồn vốn
không những là những kết quả của phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình,
chu đáo mà còn khẳng định về uy tín và vị thế của SGDI trên thương trường.
Trong thời gian tới, thị trường sẽ còn chứng kiến nhiều cuộc cạnh tranh
gay gắt hơn nữa, đòi hỏi SGDI phải nỗ lực cao hơn thu hút mạnh mẽ nguồn
tiền gửi của dân cư và của DN, nhằm xây dựng cơ cấu nguồn vốn ổn định, đảm
bảo vững chắc cho sự phát triển của các nghiệp vụ kinh doanh.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn.
2.1.3.2.a. Thực trạng hoạt động tín dụng.
Tín dụng là hoạt động tài trợ của NH cho khách hàng, thông qua nghiệp
vụ tài trợ, NHTM đã tạo tiền cho nền kinh tế, trợ giúp cho các TCKT trong hoạt
9

10
động sản xuất kinh doanh, tăng cường hoạt động sản xuất lưu thông hàng hoá,
giảm chi phí lưu thông tiền tệ, giúp ổn định và phát triển kinh tế. Hoạt động TD
là hoạt động cơ bản, quan trọng của NH, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro
cao nhất. Cũng do bởi hoạt động TD là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, nên
chất lượng TD ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn của vốn đầu tư và
cũng là nhân tố quyết định đến thu nhập của NH, tạo hình ảnh đẹp, quan hệ tốt
với khách hàng. Nếu chất lượng TD kém thì hàm chứa trong đó là mối nguy cơ
rủi ro TD, và NH có thể bị dẫn đến tổn thất, phá sản.
Đứng trước tình hình đó, Ban Giám đốc SGDI đã luôn chú trọng đến hoạt
động tài trợ nhằm đảm bảo tăng trưởng TD lành mạnh, vững chắc, cung cấp
các khoản mục TD có chất lượng cao, lựa chọn khách hàng có khả năng và có
dự án khả thi để cho vay, hạn chế nợ quá hạn và nợ khó đòi tới mức thấp nhất
có thể được, từ đó tăng thu cho NH nhằm tăng cường và ổn định vốn cho NH
đáp ứng nhu cầu phát triển lành mạnh và hiệu quả.
Biểu 2: Hoạt động tín dụng của SGDI.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003
Tiền % Tiền % Tiền % 2003/2002
10
11
Tiề
n
%
Tổng dư nợ cho vay 1.497 100 2.060 100 2.345 100 +285 +13,8
1.Theo thời hạn
- Ngắn hạn 475 31,7 826 40,1 821 35 +49 +6,3
- Trung và dài hạn 1.022 68,5 1.234 59,9 1.458 62,2 +224 +18
- Dư nợ khác 66 2,8

2.Theo TPKT
- Quốc doanh 1.355 90,5 1.736 84,3 1.930 82,3 +194 +11,2
- Ngoài quốc doanh 142 9,5 324 15,7 415 17,7 +91 +28
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của SGDI - NHCTVN.
Qua biểu ta thấy dư nợ TD đã tăng dần qua các năm: năm 2002 tăng 563
tỷ đồng (hay tăng 37,7%); năm 2003, SGDI vẫn duy trì được tốc độ tăng
trưởng dư nợ cao tăng 285 tỷ đồng với số tương đối là 13,8%. Có được kết quả
này là do ngoài những chính sách ưu đãi đối với khách hàng như ưu đãi về lãi
suất cho vay; phí dịch vụ; chú trọng khách hàng truyền thống; tăng cường tiếp
thị khách hàng mới có hoạt động kinh doanh phát triển..., SGDI còn chủ động
cơ cấu hệ thống khách hàng theo chương trình hiện đại hoá công nghệ giao
dịch của NHCT - INCAS trên cơ sở tình hình phát triển kinh tế chung và thực
trạng kinh doanh của DN. Bên cạnh đó luôn chú trọng việc phân tích để nắm
vững kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị trong xu hướng phát triển kinh
tế cùng địa bàn, để chủ động tiếp cận và có phương án cho vay khi khách hàng
có nhu cầu.
11
Tiề
n
1234
1600
1400
1458
1200
1022
Ngắn
hạn
1000
800
821

826
Trung v d i à à
hạn
Dư nợ
khác
600 475
400

×