Tải bản đầy đủ (.docx) (174 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

NGUYỄN QUỐC GIANG

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN NỀN
TẢNG
KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS
TESTING)
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

1


2


MỤC LỤC
Trang

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EAD
EL
GHTD
IMF


KHLQ
NHCT
NHNN
NHTM
NHTW
PD
PDTD
QTRRTD
ST
DPRR

4

: Dư nợ gặp rủi ro khi xảy ra vỡ nợ (exposure at default)
: Tổn thất ước tính được (expected loss)
: Giới hạn tín dụng
: Quỹ tiền tệ quốc tế
: Khách hàng liên quan
: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
: Ngân hàng Nhà nước
: Ngân hàng thương mại
: Ngân hàng trung ương
: Xác suất vỡ nợ (probability of default )
: Phê duyệt tín dụng
: Quản trị rủi ro tín dụng
: Stress-testing (kiểm tra sức chịu đựng)
: Dự phòng rủi ro

TCTD


: Tổ chức tín dụng

HĐQT

: Hội đồng quản trị

TGĐ

: Tổng giám đốc

UB QLRR

: Ủy ban quản lý rủi ro

TBV1, TBV2

: Tuyến bảo vệ 1, tuyến bảo vệ 2

RRTD

: Rủi ro tín dụng

HMRR

: Hạn mức rủi ro

VBCS

: Văn bản chính sách


KVRR

: Khẩu vị rủi ro

HMKSRR

: Hạn mức kiểm soát rủi ro


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Trang

6


7
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Giới thiệu
Trên các diễn đàn kinh tế, cũng như trong thực tiễn hoạt động Ngân hàng,
quản trị rủi ro tín dụng được đánh giá là một trong những hoạt động quan
trọng quyết định sự phát triển bền vững của một Ngân hàng. Nhiều công cụ
đã được phát triển để hỗ trợ và nâng cao quản trị rủi ro tín dụng, kiểm tra sức
chịu đựng (Stress testing) là một trong số những công cụ đó. Trong những
năm gần đây, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nội

dung kiểm tra sức chịu đựng ngày càng được nhấn mạnh thường xuyên hơn
trên các diễn đàn nghiên cứu khoa học và các hội thảo về quản lý rủi ro. Hiện
nay phần lớn các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát tài chính đều sử
dụng công cụ Stress testing để thử nghiệm và dự báo khả năng chống chịu của
hệ thống ngân hàng. Trên thế giới, các Ngân hàng trung ương, cơ quan giám
sát tài chính đã ban hành các quy định về Stress testing và yêu cầu các Ngân
hàng thực hiện, đồng thời báo cáo kết quả để chủ động đi trước đón đầu trong
việc phòng ngừa và giải quyết những rủi ro gặp phải trong quá trình kinh
doanh trước những biến động của kinh tế vĩ mô.
Stress Testing đối với rủi ro tín dụng là quá trình xác định tác động của những
thay đổi khi có sự cố xấu hay rất xấu xảy ra lên một danh mục tín dụng, từ đó
đánh giá tác động đến bảng cân đối tài sản và cuối cùng là tác động lên vốn
hay tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng như thế nào.
Stress Testing là thuật ngữ chỉ các kỹ thuật khác nhau được sử dụng để
đo lường tổn thất của tổ chức tài chính đối với các sự kiện bất thường nhưng
có thể xảy ra. Các kỹ thuật thực hiện Stress Testing gồm: phân tích độ nhạy
đơn giản, phân tích kịch bản, phương pháp tổn thất tối đa, lý thuyết giá trị cực
đại (Committee on the Global Financial System, 2000).
7


8
2. Tổng quan về các nghiên cứu
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu ở các quốc gia về kiểm tra sức
chịu đựng của hệ thống ngân hàng trước những biến động vĩ mô. Các nghiên
cứu đều hướng đến việc đo lường tổn thất của danh mục cấp tín dụng/ngân
hàng khi có những biến động bất lợi trong tình huống kinh tế vĩ mô có những
diễn biến xấu hoặc khi các sự kiện, các cú sốc ngoại lệ có thể xảy ra, nhằm
giúp các cơ quan quản lý, các tổ chức tài chính chủ động đối phó với những
tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Tại Việt Nam, có nhiều các đề tài nghiên cứu hoặc hội thảo khoa học về
Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng được tiếp cận từ các
phương pháp hoặc các lý luận truyền thống dựa trên những số liệu và những
tổn thất đã xảy ra chưa áp dụng các phương pháp tính toán dự báo cho những
tổn thất trong tương lai đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.
Thời gian vừa qua, có một số công trình nghiên cứu áp dụng kiểm tra
sức chịu đựng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng như:
Đề tài “Xây dựng mô hình thử sức chịu đựng rủi ro tín dụng – từ lý
thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam” của nhóm tác giả Vũ Thị Kim Oanh, Vũ
Hải Yến, Nguyễn Thị Thu Trang, Bùi Huy Trung. Đề tài đã hệ thống hóa lý
luận về mô hình kiểm tra sức chịu đựng trước những rủi ro tín dụng, trên cơ
sở đó tiến hành đánh giá sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng
thương mại tại Việt Nam, đồng thời đưa ra những gợi ý chính sách cho việc
triển khai đánh giá sức chịu đựng rủi ro tín dụng theo cách tiếp cận Top-down.
Đề tài “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các Ngân hàng thương mại niêm
yết tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm. Đề tài nghiên
cứu thực hiện thử nghiệm Stress testing để xem xét tác động vĩ mô lên rủi ro
8


9
tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên phân tích viễn
cảnh. Kết quả cho thấy tồn tại mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và
tăng trưởng GDP với độ trễ là hai quý. Đề tài nghiên cứu còn sử dụng Credit
Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực Ngân hàng thương mại và nhận
thấy rằng các ngân hàng thương mại không thể hấp thụ được các khoản tổn
thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ mô bất lợi. Điều này có thể đe dọa đến sự
ổn định của hệ thống tài chính. Những ước lượng này cũng rất hữu ích cho
Ngân hàng nhà nước trong việc xác định mức độ rủi ro và tính toán tỷ số an
toàn vốn tối thiểu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra.

Tác giả thực hiện nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước đã công bố và rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã công bố chủ
yếu chỉ thực hiện ở tầm vĩ mô, thực hiện tính toán kiểm định sức chịu đựng
rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại hoặc khối doanh
nghiệp trung ương trước những cú số vĩ mô như lạm phát tăng, thu nhập quốc
nội giảm, tỷ giá thực biến động tăng, lãi suất cho vay tăng….từ đó sử dụng
kết quả kiểm định phục vụ việc hoạch định các chính sách tài chính tiền tệ của
Ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý tài chính trong việc quản lý
chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước. Rất ít các đề tài nghiên cứu thực
hiện căn cứ trên thực trạng của một ngân hàng thương mại cụ thể để từ đó đưa
ra những hoạch định, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng đó
cũng như chiến lược phát triển tín dụng của Ngân hàng phù hợp với thực
trạng của bản thân ngân hàng và nền kinh tế.
Thứ hai, hầu hết các đề tài nghiên cứu thực hiện kiểm tra sức chịu đựng
chủ yếu thực hiện thông qua phương pháp từ trên xuống (Top-down), dựa trên
số liệu báo cáo của các Ngân hàng, cơ quan giám sát nhà nước sẽ áp dụng các
9


10
kịch bản khác nhau để đánh giá mức độ tổn thất của hệ thống hoặc của từng
ngân hàng. Tuy nhiên, về mô hình kinh doanh và tính chất hoạt động khác
nhau của các ngân hàng dẫn đến việc so sánh kết quả giữa các ngân hàng sẽ
có những hạn chế nhất định. Tại Luận án này, tác giả thực hiện kiểm tra sức
chịu đựng thông qua phương pháp Bottom-up dựa trên những dữ liệu đầy đủ,
hiểu rõ về rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại
từ đó có thể đưa ra những kết quả thử nghiệm và dự báo phù hợp nhất cho
Ngân hàng.
Thứ ba, kết quả các đề tài nghiên cứu chủ yếu được dùng để hỗ trợ

ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát đưa ra các chính sách tài chính tiền
tệ ở tầm vĩ mô. Ít có đề tài nghiên cứu chi tiết cụ thể dùng cái tài liệu con số
thực trạng của ngân hàng cụ thể kết hợp dự báo các kịch bản bất lợi thực hiện
kiểm tra sức chịu đựng của Ngân hàng từ đó giúp nhà quản lý Ngân hàng
thương mại có thể sự báo được rủi ro, chủ động hoạch định các chính sách
quản trị rủi ro tín dụng và chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh tương
lai an toàn, bền vững cho Ngân hàng thương mại, chứ không phải xây dựng
chính sách quản trị rủi ro dựng trên những rủi ro đã xảy ra và đã gây tổn thất
cho Ngân hàng thương mại.
3. Những câu hỏi nghiên cứu
Câu 1: Dựa trên những căn cứ lý luận nào để đánh giá và hoàn thiện hoạt
động Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại?
Câu 2: Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương VN còn có những tồn tại gì?
Câu 3: Xây dựng và thử nghiệm kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN có đo lường, đánh giá được
mức tổn thất thực tế nhất khi xảy ra các cú sốc dẫn đến rủi ro tín dụng hay
10


11
không? Có mang lại kết quả hỗ trợ cao nhất cho hoạt động Quản trị rủi ro tín
dụng hay không?
Câu 4: Để hoàn thiện hơn nữa hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Công Thương VN cần những giải pháp gì?
Câu 5: Kết quả nghiên cứu Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm
tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam có thể áp dụng triển khai đối với những bộ phận, phòng ban và đối
tượng nào trong bộ máy quản trị rủi ro của NHCT?

Câu 6: Để thực hiện các giải pháp và kết quả nghiên cứu cần có những điều
kiện gì?

11


12

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất lớn trong việc cung ứng vốn cho nền kinh
tế và trong thực thi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Vì vậy, đảm bảo sự ổn định và phát triển an toàn cho các Ngân hàng thương
mại (NHTM) là một yêu cầu quan trọng, cấp thiết. Trải qua nhiều biến động
trên thị trường tiền tệ, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008-2009 và giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn năm 2012-2014 hệ
thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều dấu hiệu căng thẳng và tích tụ
những yếu tố dễ bị tổn thương, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Hậu quả của tăng
trưởng tín dụng quá nóng và không có định hướng chiến lược phù hợp đã tạo ra
sức ép cho nền kinh tế; thêm vào đó việc xử lý nợ xấu, loại bỏ các ngân hàng
yếu kém ra khỏi hệ thống còn nhiều vướng mắc làm cho hệ thống ngân hàng
thương mại ở Việt Nam giảm sức chống đỡđể có thể chịu đựng được những cú
sốc trước những bất ổn tài chính, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Rất nhiều kỹ thuật phân tích dự báo rủi ro tín dụng đã được phát triển
và áp dụng tại các NHTM của các quốc gia trên thế giới, trong đó Stress
testing (ST) được áp dụng khá rộng rãi để đo lường sức chịu đựng rủi ro tín
dụng của hệ thống Ngân hàng. Thực tế ở Hoa kỳ, JP Morgan Chase là một
trong những ngân hàng lớn nhất đã áp dụng kỹ thuật này kiểm tra sức chịu
đựng thường xuyên để phục vụ cho mục đích quản trị rủi ro của các danh mục
hiện có, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh. Là một thị trường đang

phát triển, các ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập, yếu kém như tỷ
lệ nợ xấu gia tăng, trình độ quản trị còn yếu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng
yêu cầu của tốc độ phát triển đa dạng, phức tạp của nền kinh tế thị trường.
12


13
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu về phương pháp kiểm tra sức chịu đựng
đối với rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM là rất cần thiết.
Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (NHCT), việc quản trị rủi
ro trong hoạt động cho vay luôn được Ban lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát
sao. Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD) tương đối đầy đủ và đồng bộ,
bao gồm: Chiến lược QTRRTD, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách QTRRTD,
bộ máy QTRRTD, các quy trình và quy định về quản lý rủi ro tín dụng, các nội
dung về giám sát và kiểm tra quá trình QTRRTD và điều chỉnh sau giám sát.
Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động
cho vay cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ,
tác giả đi sâu nghiên cứu “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra
sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”,
từ đó kiến nghị triển khai thực hiện Stress testing trong quản trị rủi ro hoạt
động cho vay nhằm phát triển NHCT an toàn hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là tập trung nghiên cứu xác
định những tác động của những thay đổi khi có sự cố xấu hay rất xấu xảy ra
lên một danh mục cấp tín dụng, từ đó đánh giá tác động đến bảng cân đối tài
sản và cuối cùng là các tác động lên vốn hay tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.
Từ việc lượng hóa được những tác động này, đánh giá sức chịu đựng của
NHTM trước những sự cố xảy ra để từ đó hoạch định các chính sách quản trị
rủi ro trong hoạt động cho vay và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù
hợp cho từng thời kỳ. Cụ thể, luận án được thực hiện nhằm đạt đến các mục

tiêu sau:
Thứ nhất: Xác định quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động
quản trị cốt lõi, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững cho NHTM;
Thứ hai: Xác định các yếu tố có thể gây ra rủi ro trong hoạt động cho
vay của NHTM, từ đó đo lường lượng hóa các tổn thất có thể xảy ra khi các
13


14
yếu tố này thay đổi xấu hoặc rất xấu, đánh giá ảnh hưởng của các tổn thất này
đến tài sản và vốn của NHTM.
Thứ ba: Đánh giá sức chịu đựng của NHTM trước những tổn thất khi
xảy ra các cú sốc bất lợi, từ đó hoạch định các chính sách quản trị rủi ro và
xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án này là “Quản trị rủi ro tín dụng dựa
trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam”
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu trong luận án này là “Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên
nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam”, nên trong luận án, tác giả chỉ đánh giá việc quản trị rủi ro
trong hoạt động cho vay của NHCT. Các thuật ngữ Rủi ro tín dụng, Quản trị rủi
ro tín dụng, khẩu vị rủi ro tín dụng, chính sách quản trị rủi ro tín dụng…sử
dụng trong luận án được hiểu là các thuật ngữ sử dụng trong hoạt động cho vay
của NHCT, không bao gồm hoạt động huy động vốn và các hình thức cấp tín
dụng khác như phát hành LC và bảo lãnh, bao thanh toán…
Đối tượng khảo sát là các thông tin báo cáo tài chính, tình hình hoạt
động kinh doanh của NHCT và Hệ thống QTRRTD hiện hành tại NHCT, bao

gồm: Chiến lược QTRRTD, Khẩu vị rủi ro tín dụng, Chính sách QTRRTD,
Bộ máy QTRRTD, Các quy trình và quy định về QTRRTD, Các nội dung về
giám sát và kiểm tra quá trình QTRRTD và Điều chỉnh sau giám sát. Từ đó
hiểu thêm về khung quản trị rủi ro, mô hình quản trị rủi ro hiện tại mà NHCT
đang áp dụng, thực hiện nghiên cứu triển khai thực hiện Stress testing trong
QTRRTD nhằm phát triển NHCT an toàn hiêu quả hơn.

14


15
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: tại luận án này tác giả thực hiện nghiên
cứu đánh giá sức chịu đựng trước những rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam, đánh giá khả năng chịu đựng của NHCT trước
những kịch bản bất lợi từ đó đưa ra các chính sách quản trị rủi ro tín dụng và
chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp.
Không gian nghiên cứu: tại luận án này tác giả chỉ thực hiện nghiên
cứu những thực hiện đánh giá kiểm tra sức chịu đựng trước những rủi ro tín
dụng (rủi ro trong hoạt động cho vay) tác động đến hoạt động kinh doanh
chính của NHCT, không bao gồm hoạt động của các công ty con, công ty liên
kết của NHCT.
Thời gian nghiên cứu: Các tài liệu, số liệu phục nghiên cứu luận án
được tổng hợp thu thập từ giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018 của NHCT và
chiến lược phát triển NHCT giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp hỗn hợp quy nạp
và giải thích, bao gồm phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính: được sử dụng gồm ba bước: Bước 1, luận án
nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng hợp các quan điểm của các chuyên gia về
QTRRTD (đối với hoạt động cho vay), từ đó đánh giá vai trò quan trọng của

việc QTRRTD. Bước 2, luận án nghiên cứu về đo lường rủi ro tín dụng và các
phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đang áp dụng hiện nay, từ đó đánh giá
ưu nhược điểm từ các phương pháp này trong hoạt động quản trị rủi ro. Bước
3, luận án nghiên cứu về lý luận và các quan điểm về Kiểm tra sức chịu đựng
(stress testing – ST) trong QTRRTD tại các NHTM, từ đó đánh giá các ưu
nhược điểm của kỹ thuật này trong hoạt động đo lường rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh của NHTM.
Phương pháp định lượng: tác giả thực hiện khảo sát thực tế QTRRTD và
tình hoạt động kinh doanh của NHCT. Áp dụng phương pháp thống kê và mô
15


16
hình hồi quy để đánh giá kiểm tra sức chịu đựng của NHCT trước những yếu
tố thay đổi xấu và rất xấu đến hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra chính sách
QTRRTD và hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng thời kỳ.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xem xét và đối chiếu với các nghiên cứu của các nhà khoa học trước
đây, luận án đã đóng góp những vấn đề mới sau đây:
Tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận và những quan điểm mới
nhất, cập nhật những quy định mới nhất trong QTRRTD dựa trên nền tảng
kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM. Đồng thời đưa ra những yêu cầu cấp
bách trong QTRRTD và nâng cao sức cạnh tranh của NHTM trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế.
Về phương pháp nghiên cứu: tác giả đã xây dựng công trình nghiên cứu
của mình một cách logic từ lý luận đến thực tế áp dụng tại NHCT. Dẫn dắt vấn
đề một cách khoa học, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Dùng phương pháp thống kê và mô
hình hồi quy để đo lường con số tổn thất cụ thể cho sự tác động của những cú
sốc đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ ra những tác động đến tài
sản và vốn của Ngân hàng và đánh giá con số cụ thể về sức chịu đựng của

Ngân hàng trước những cú sốc thay đổi đó.
Từ thực trạng phân tích QTRRTD của NHCT và kiểm tra sức chịu đựng
trong QTRRTD tại NHCT, giúp các nhà quản lý NHCT có thể dự báo trước
được rủi ro, từ đó chủ động hoạch định các chính sách QTRRTD và chiến
lược phát triển hoạt động kinh doanh tương lai an toàn, bền vững cho NHCT,
chứ không phải xây dựng chính sách quản trị rủi ro dựa trên những rủi ro đã
xảy ra và đã gây tổn thất cho Ngân hàng.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng
kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại các Ngân hàng thương mại.
16


17
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và thử nghiệm quản trị
rủi ro tín dụng dựa trên nền tảng kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) tại
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trên nền tảng
kiểm tra sức chịu đựng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tài liệu tham khảo

17


18
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DỰA TRÊN
NỀN TẢNG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG (STRESS TESTING)
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Rủi ro tín dụng tại các NHTM
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng được ví như hệ thần kinh
của nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng hoạt động thông suốt, lành mạnh và
hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử
dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo
công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, rủi ro là không thể tránh
khỏi, mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có phản
ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Những rủi ro
phổ biến trong hoạt động Ngân hàng bao gồm: Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro chủ quyền và
rủi ro chính trị. Trong đó, rủi ro tín dụng được đánh giá là một trong những
loại rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Đã có nhiều nghiên cứu của nhiều chuyên gia tài chính về rủi ro tín
dụng và QTRRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM, trên cơ sở đó các
tác giả cũng đưa ra những định nghĩa và quan điểm khác nhau về rủi ro tín
dụng. Một số định nghĩa về rủi ro tín dụng được đưa ra như sau:
- Theo Saunders, A., & Cornett, M. M. (2007). Financial Institutions
Management A Risk Management Approach, 6th edition. Boston: McgrawHill Irwin,[21] rủi ro tín dụng là rủi ro các dòng tiền mang lại từ các khoản
vay hoặc các chứng khoán (như trái phiếu) mà tổ chức tài chính nắm giữ
không được thanh toán đầy đủ. Tất cả các định chế tài chính đều phải đối mặt
18


19
với rủi ro tín dụng, trong đó các định chế tài chính cho vay dài hạn hoặc mua
trái phiếu dài hạn thường đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn so với các định
chế tài chính cho vay ngắn hạn hoặc mua trái phiếu ngắn hạn.
Biểu đồ 1.1 dưới đây thể hiện phân bố xác suất trả nợ đối với một
khoản vay mà một ngân hàng cấp cho một khách hàng riêng lẻ. Theo đó, xác

suất người đi vay trả được cả gốc và lãi là khá cao, nhưng thấp hơn 1 (tương
ứng với điểm A trên đồ thị). Người đi vay có thể không trả được nợ do những
vấn đề trong dòng tiền, tuy nhiên xác suất người đi vay không trả được cả gốc
lẫn lãi thường không cao (tương ứng với điểm C trên đồ thị). Dù xác suất này
không cao, vẫn luôn tồn tại khả năng xảy ra tình huống khách hàng vay không
trả được một phần hoặc hoàn toàn không trả được gốc và lãi. Do đó tổ chức
tài chính luôn phải ước lượng rủi ro không trả được nợ đối với các tài sản này
và đặt ra một mức bù rủi ro tương xứng với phần rủi ro phải gánh chịu.
Biểu đồ 1.1. Phân bố xác suất trả nợ của khoản vay

(Nguồn: Saunders, A., & Cornett, M. M. (2007). Financial Institutions Management A
Risk Management Approach, 6th edition. Boston: Mcgraw-Hill Irwin)[21]

19


20
Khi tổ chức tài chính đa dạng hoá danh mục đầu tư, tổng mức rủi ro tín
dụng trên toàn danh mục tài sản sẽ giảm xuống. Đa dạng hoá danh mục đầu tư
làm giảm mức rủi ro tín dụng của tổ chức tài chính đối với từng khách hàng
riêng lẻ (individual firm-specific credit risk) nhưng không làm giảm được rủi
ro tín dụng hệ thống (systematic credit risk) – là những rủi ro thường đi cùng
với tình hình kinh tế chung tác động đến tất cả người đi vay, ví dụ như rủi ro
của phần lớn các doanh nghiệp gặp phải(rủi ro vỡ nợ) khi kinh tế khủng
hoảng (Saunders & Cornett, 2007) [21].
- Theo Hull, J. C. (2012). Risk management in Financial Institutions,
3rd edition. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc,[16] rủi ro tín dụng là rủi
ro các bên đối tác trong giao dịch vay và giao dịch phái sinh không trả nợ.
Hull cho rằng rủi ro tín dụng thông thường là rủi ro lớn nhất mà một ngân
hàng phải đối mặt.Tương tự, Greuning, H. v., & Bratanovic, S. B. (2009).

Analyzing Banking Risk: A Framework for Assessing Corporate Governance
and Risk Management, 3rd Edition. Washington, D.C. : The International
Bank for Reconstruction and Development/THE WORLD BANK[14] định
nghĩa rủi ro tín dụng hay còn gọi là rủi ro đối tác (counterparty risk) là rủi ro
người đi vay hoặc người phát hành công cụ tài chính – là cá nhân, công ty
hoặc một quốc gia – không trả được gốc và các dòng tiền liên quan theo các
điều khoản đã được thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.
- Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Ủy ban Basel được
ban hành vào tháng 9/2000 thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay
hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúngnghĩa vụ thanh toán
theo các điều khoản đã thỏa thuận” (Basel Committee on Banking
Supervision , 09/2000) [4].Phạm vi của rủi ro tín dụng theo định nghĩa này
tương tự phạm vi của rủi ro tín dụng trong định nghĩa của Saunders & Cornett
(2007) [21] và Hull (2012) [16]: nó bao hàm cả rủi ro trong quan hệ tín dụng
20


21
giữa ngân hàng với khách hàng vay và trong cả các hoạt động khác như hoạt
động đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện.
- Tại Việt Nam, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hàng của tổ chức tín dụng được định nghĩa “là khả năng xảy ra tổn thất
trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Theo PGS.TS. Phan Thị Thu Hà tại Giáo trình Ngân hàng thương mại
(2013), Trường đại học kinh tế quốc dân, viện Ngân hàng – Tài chính,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân[26], rủi ro tín dụng bao gồm (i) rủi ro tín

dụng đối với một khoản tín dụng - là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng
không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa
ngân hàng và khách hàng; và (ii) rủi ro tín dụng trên cơ sở danh mục tín dụng
của ngân hàng - là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả
hoặc hoàn trả không đầy đủ số tiền gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký
giữa Ngân hàng và khách hàng xét theo danh mục tín dụng (ví dụ như đối với
một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, một nhóm khách hàng hàng liên quan, một
phân khúc khách hàng cụ thể….). Tương tự, theo PGS. TS. Nguyễn Minh
Kiều tại Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (2012), Đại học Mở TP
Hồ Chí Minh & chương trình Giảng dạy kinh tế Fullbright, NXB Lao
Động[27], rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả
năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách
hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Rủi ro tín
dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và tất cả các hình
thức cấp tín dụng của ngân hàng như cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, cho
thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự
án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa đựng rủi ro tín dụng. Như vậy, theo
21


22
hai định nghĩa đưa ra bởi PGS. TS. Phan Thị Thu Hà và PGS. TS. Nguyễn
Minh Kiều, rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến các hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng, không liên quan đến các hoạt động đầu tư, phái sinh mà ngân hàng
thực hiện.
Tóm lại, có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng với các phạm vi định
nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài, luận án chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng. Do đó, trong phạm vi luận án này, rủi ro tín dụng được định nghĩa
như sau:

Rủi ro tín dụng của NHTM là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi
chất lượng của khoản tín dụng hoặc danh mục tín dụng dẫn đến khả năng
phát sinh những tổn thất cho ngân hàng do khách hàng không thực hiện việc
trả gốc và lãitheo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ quá hạn
này trở thành nợ xấu, và buộc các ngân hàng thương mại phải sử dụng vốn
của mình để xóa nợ đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Ở đây, cần làm rõ các khái niệm liên quan đến tổn thất phát sinh đối với
ngân hàng do rủi ro tín dụng, bao gồmkhái niệm Tổn thất ước tính được
(Expected losses – EL),Tổn thất không ước tính được (Unexpected losses)và
Khái niệm “Nợ xấu”, “Nợ quá hạn”.
(i) Tổn thất ước tính được và tổn thất không ước tính được:
Tổn thất ước tính được là mức tổn thất trung bình mà ngân hàng có thể
tính toán, ước lượng được bằng cách sử dụng các số liệu thống kê về những
tổn thất đã phát sinh do rủi ro tín dụng trong quá khứ. Ngân hàng có thể sử
dụng chỉ tiêu Tổn thất ước tính được để làm căn cứ cho các quyết định tín
dụng của mình trong tương lai.Tổn thất ước tính được cũng là căn cứ để ngân
hàng xác định phần bù rủi ro của mình khi cho vay, qua đó xác định lãi suất
đối với khoản vay đó. Mặt khác, tỷ lệ tổn thất ước tính được cũng là căn cứ để
ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro trong quá trình hoạt động tín dụng của
mình. Về mặt kế toán, việc trích lập dự phòng rủi ro làm giảm giá trị của tài
22


23
sản (ở đây là giá trị khoản vay) và làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận ròng và
giảm vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Tuy nhiên, Tổn thất ước tính được về bản chất chỉ là con số mang tính
chất dự kiến, ước lượng của ngân hàng. Trên thực tế, mức tổn thất thực sự xảy ra
có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với Tổn thất ước tính được. Khi mức độ tổn thất
thực tế cao hơn với mức độ tổn thất đã ước tính, ngân hàng phải chịu tổn thất

vượt quá mức ước tính. Tổn thất vượt quá mức ước tính này được gọi là Tổn thất
không ước tính được (Unexpected losses – UL). Các tổn thất không ước tính
được không thường xuyên xảy ra, nhưng khi xảy ra thì mức độ tổn thất có thể là
rất lớn. Các ngân hàng biết rằng có thể xảy ra các tổn thất không ước tính được
này, nhưng rất khó để biết trước thời điểm hoặc mức độ nghiêm trọng của các
tổn thất không ước tính được. Khi tổn thất không ước tính được xảy ra, ngân
hàng phải sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để bù đắp, do đó ngân hàng cần
phải nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho tổn thất không ước tính được.
Tổn thất ước tính được và Tổn thất không ước tính được được minh
hoạ trên đồ thị 1.2 dưới đây.
Biểu đồ 1.2. Tổn thất ước tính được, Tổn thất không ước tính được và tần
suất xảy ra tổn thất

(Nguồn: Basel, 2005)
23


24
Trong mô hình hoá rủi ro tín dụng, Tổn thất không ước tính được
thường được coi là phần đi lệch khỏi đường cong phân bố tổn thất ở một
mức độ tự tin nhất định (confidence level), biểu hiện trong biểu đồ 1.3 dưới
đây. Phần đuôi của đường cong phân bố tổn thất thể hiện những tổn thất
không ước tính được xảy ra trong các tình huống cực điểm, còn được gọi là
sự kiện đuôi.
Biểu đồ 1.3. Tổn thất ước tính được và không ước tính được trong mô
hình hoá rủi ro tín dụng

(Nguồn: Basel, 2005)[4]
Việc phân biệt các loại tổn thất xảy ra cho ngân hàng do rủi ro tín dụng
có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu được bản chất của phương pháp kiểm

tra sức chịu đựng (Stress testing – ST) được phân tích ở mục 1.3 của chuyên
đề này.
(ii)/Nợ quá hạn và nợ xấu:
Khái niệm rủi ro tín dụng được xác định dựa trên khả năng tổn thất
xảy ra khi khách hàng rơi vào tình trạng không trả gốc và lãi. Điều này đòi
hỏi phải xác định được tại thời điểm nào thì khách hàng bị đánh giá là
không trả được gốc và lãi và ngân hàng phải ghi nhận tổn thất. Mặc dù
24


25
Basel đã cung cấp định nghĩa chuẩn về nợ quá hạn (past due) và nợ mất
khả năng thanh toán (defaulted), tuy nhiên các định nghĩa này có thể khác
nhau tại các quốc gia khác nhau hoặc thậm chí khác nhau tại các tổ chức tín
dụng khác nhau.
Tại Việt Nam, khi khách hàng không thực hiện trả gốc và lãi, khoản nợ
sẽ được xem là “Nợ quá hạn” - là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc
và/hoặc lãi đã quá hạn. Các khoản nợ quá hạn được xem là nợ xấu khi bị phân
loại vào nhóm 3, 4, 5 theo quy định của pháp luật1.
Như vậy, rủi ro tín dụng gây ra hai mức độ tổn thất là tổn thất ước tính được
và tổn thất không ước tính được. Và mục đích của việc nghiên cứu kỹ thuật
kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing – ST) mà tác giả muốn đề cập trong
chuyên đề này nhằm đo lường những tổn thất không ước tính được trong hoạt
động cấp tín dụng của Ngân hàng.
1Theo Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN năm 2014 hợp nhất Quyết định về Quy định phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, nợ của các TCTD được phân chia thành 5 nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng
đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn

lại; Các khoản nợ được phân loại lại vào nhóm 1 do thoả mãn các điều kiện để phân loại lại nhóm nợ có rủi
ro thấp hơn theo quy định của pháp luật.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ
sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu); Các
khoản nợ được phân loại lại vào nhóm 2 do bị chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường
hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào
nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không
đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ được phân loại lại vào nhóm 3 do bị chuyển
khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại lại vào nhóm 4 do bị chuyển
khoản nợ vào nhóm có rủi ro cao hơn trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ
khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ được phân loại lại vào nhóm 5 do bị chuyển khoản nợ vào nhóm có rủi
ro cao hơn trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
NHNN cũng quy định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm nhóm nợ như sau: Nhóm 1: 0%;
Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

25


×