Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.2 KB, 14 trang )

Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty bánh kẹo Hải Hà
I. Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2005.
1. Phương hướng chung của ngành
Hiện nay, ngành bánh kẹo nước ta đang phát triển nhanh với tốc độ 10-15% mỗi năm.
Một số sản phẩm đã được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao, không thua kém gì
hàng ngoại. Chính những thuận lợi này đã giúp các nhà sản xuất bánh kẹo thêm tin tưởng
vào sự phát triển trong tương lai.
Theo dự đoán về thị trường bánh kẹo trong nước đến năm 2005 cho thấy Việt Nam có
nhiều thuận lợi trong lĩnh vực phát triển sản xuất ngành bánh kẹo. Cụ thể là:
-Nguồn nguyên liệu phong phú nước ta là một nước nông nghiệp vùng nhiệt đới nên
sản lượng hoa quả, các loại củ, bột, đường thuận lợi cho việc sản xuất.
-Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh nội lực; hợp tác và phát triển với các
nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam là một trong những thành viên của
khối ASEAN do đó rất thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành bánh
kẹo nói riêng.
-Dân số tăng nhanh theo số liệu của Tổng cục thống kê dự đoán đến năm 2005 dân số
nước ta sẽ có khoảng 86 triệu người; Mức sinh hoạt sẽ phấn đấu trên 2200 Kcalo/ người,
trong đó Protein chiếm 11%, lipit 12%, gluco 77% (theo số liệu Bộ y tế )
Như vậy, theo dự đoán mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân 3kg/ người; đến năm 2005
nước ta có nhu cầu sản xuất khoảng 26000 tấn đến 300000 tấn một năm. Dự đoán tổng
doanh thu thị trường là 8000 tỷ đồng, tỷ lệ xuất khẩu 10- 20%.
Qua đó chiến lược của ngành bánh kẹo đến năm 2005 được đặt ra là:
-Đảm bảo sản xuất và cung cấp đầy đủ số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả phù
hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hạn chế tới mức tối đa nhập bánh kẹo ngoại, đồng thời
tiến tới xuất khẩu sang thị trường Đông Âu và các nước trong khu vực.
-Đổi mới công nghệ thiết bị, tiến tới cơ giới hoá, tự động hoá, đồng bộ hoá các dây
chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm sôcôla, cao su, bánh biscuit.. Hoàn chỉnh các phương
tiện vận chuyển(các hệ thống vận chuyển bằng băng chuyền giữa các khâu sản xuất từ
thành phẩm đến nhập kho.)
-Đảm bảo tự túc phần nguyên vật liệu đường, glucoza, sữa tinh bột,dầu thực vật để


sản xuất bánh kẹo. Không nhập khẩu bột mì, sử dụng bột mì xay nghiền trong nước. Tự túc
in trong nước một số phụ liệu như giấy nhôm, giấy sáp, băng dán, nhãn túi, hộp sắt…
-Đa dạng hoá sản phẩm: sản xuất các sản phẩm bánh kẹo đường, không đường, có
chất béo hoặc không và các sản phẩm nâng cao thể lực.
Tổng số đầu tư phát triển ngành bánh kẹo dự tính từ đây đến năm 2005 là 440 tỷ
đồng Việt Nam (tương đương với gần33.846.000 USD)
2. Phương hướng phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Hà từ đây đến năm 2005
Với 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã từng bước trưởng thành
và mở rộng hơn về qui mô. Mục tiêu của Công ty là đến năm 2005, Công ty Bánh Kẹo Hải Hà
thực sự trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo lớn nhất Việt Nam, Với trang thiết bị
hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đủ khả năng cạnh tranh với bánh kẹo của cả
nước và trên thế giới. Đây là mục tiêu to lớn phản ánh quyết tâm của toàn cán bộ công
nhân viên toàn Công ty. Để đạt được mục tiêu trên Công ty đã đề ra một số phương hướng
sau:
-Năng lực sản xuất của Công ty theo thiết kế đạt 20.000 tấn /năm. Hiện nay, Công ty
mới chỉ khai thác được 60%. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao
hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư.
-Thường xuyên thay đổi mặt hàng, cải tiến mẫu mã , bao bì, nâng cao chất lượng sản
phẩm để nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.
-Nghiên cứu, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, thay thế hàng nhập khẩu nhằm hạ
giá thành sản phẩm, hạn chế được sự biến động của ngoại tệ.
-ổn định và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường cũ, mở rộng thị trường mới,
nhất là thị trường phía Nam và thị trường xuất khẩu, ưu tiên khôi phục lại thị trường Đông
Âu từng bước thâm nhập thị trường ASEAN và hướng tới thị trường Châu Mĩ và Bắc Mỹ.
-Nghiên cứu, mở rộng phạm vi khoán cho các đơn vị xí nghiệp thành viên từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ sao cho sâu sát, hợp lý và chặt chẽ.
-Nâng cao chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm bánh kẹo
do Công ty sản xuất. Phấn đấu đạt qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.
II. Biện pháp cơ bản nhằm nâng cao Hiệu quả kinh doanh của Công ty Bánh
Kẹo Hải Hà.

Với những thành công đã có, Công ty bánh kẹo Hải Hà tự hào là một trong các doanh
nghiệp Nhà nước đi đầu trong hoạt động sản xuất tự chủ và có hiệu quả trong kinh doanh.
Không ai phủ nhận thành tích mà Hải Hà đã đạt được. Nhưng trong nền kinh tế thị trường,
khi mà hiện tại chưa bắt đầu, tương lai đang đối đầu và thách thức, nếu tự bằng lòng với
những gì mình đạt được rất có thể Công ty sẽ gặp khó khăn trong những năm tiếp theo. Qua
thời gian thực tập tại Công Ty và từ kết quả đánh giá về hiệu quả kinh doanh cũng như nêu
ra những điểm yếu và nguyên nhân, em mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà trong tương lai.
1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường.
Hiện nay, vấn đề quan tâm nhất của Công Ty là tăng sản lượng tiêu thụ và giảm thiểu
hàng tồn kho vì bánh kẹo có tỷ số doanh lợi thấp, nếu lượng hàng tồn kho lớn sẽ làm cho
Công ty hoạt động không có hiệu quả. Muốn được khối lượng tiêu thụ thì sản phẩm sản xuất
ra phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do vậy Công ty phải có một lực lượng cán bộ
nghiên cứu thị trường đủ mạnh mẽ cả về chất lượng và số lượng.
Hiện nay Công ty chưa có phòng Maketing; công việc nghiên cứu thị trường do phòng
Kinh doanh đảm nhiệm nên hiệu quả đạt được chưa cao. Cán bộ nghiên cứu thị trường gồm
có 14 người mà công ty có gần 200 đại lý đặt tại 35 tỉnh, thành; trung bình một cán bộ
nghiên cứu thị trường phải phụ trách 14,29 đại lý đặt tại 2,5 tỉnh thành. Nếu như tính thời
gian theo dõi một tháng thì cán bộ phải đến kiểm tra các đại lý chỉ có đủ 1,54 ngày kể cả
thời gian di chuyển. Điều này dẫn đến các cán bộ phụ trách các thị trường ngoại tỉnh không
nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, các chính sách bán hàng của các đối thủ cạnh tranh từ đó
gây khó khăn cho Công ty trong việc hoạch định các chính sách phân phối.
Hơn nữa, Công ty không có phòng Marketing nên thu thập thông tin thường rời rạc,
khó tổng hợp để nghiên cứu. Việc thành lập phòng Marketing là xuất phát từ yêu cầu của
công việc, đòi hỏi Công ty phải có hệ thống thu thập và xử lý thông tin khép kín.
Từ thực trạng trên, Công ty có thể thành lập phòng Marketing chuyên làm công tác
nghiên cứu thị trường, có nghiệp vụ kỹ thuật Marketing để phân tích , đánh giá thị trường
sâu sát từ đó đưa các loại sản phẩm và chính sách bán phù hợp.
Lợi ích của Công ty khi thành lập phòng Marketing:
Thứ nhất: Khi có phòng Marketing Công ty nắm được tình hình thị trường sâu sát

hơn, giúp cho việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch huy động vốn sát với yêu cầu thực tế,
tránh tình trạng quá dư thừa hoặc thiếu trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường.
Thứ hai: Công ty nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, sức mua tăng giảm của
từng loại sản phẩm, sức mua theo thời vụ để tìm sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ và lập
kế hoạch sản xuất từng mặt hàng cho từng tháng.Ví dụ: một số loại bánh cao cấp thường
chỉ tăng khối lượng sản xuất vào các dịp lễ tết, lễ hội.
Thứ ba: giúp Công ty hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh, so sánh các chính sách giá
cả, chất lượng sản phẩm và các chính sách hỗ trợ bán hàng của họ với công ty của mình,
liệu hiện nay các chính sách giá đang áp dụng có mang lại hiệu quả cho Công ty hơn các đối
thủ cạnh tranh khác không. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty điều chỉnh mức chiết khấu hiện
nay từ 2%-5% tuỳ theo từng mặt hàng cho các đại lý, qui định mức thưởng cho 20 đại lý có
doanh số bán cao nhất và hỗ trợ giá cho các thị trường ở xa.
Thứ tư: Giúp cho Công ty chủ động cho sản xuất kinh doanh, có thái độ phù hợp trên
từng thị trường , từng đối tượng khách hàng và linh động theo từng thời điểm biến động
của môi trường sản xuất kinh doanh.
Thứ năm: giúp cho Công ty giải quyết đầu vào và đầu ra một cánh nhanh chóng, giảm
tồn kho và đặc biệt tăng cường kinh doanh những mặt hàng có hiệu quả, tạo điều kiện cho
Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khó khăn khi thành lập phòng Marketing
Nếu duy trì 14 cán bộ nghiên cứu thi trường ở phòng Kinh doanh sang phòng
Marketing thì họ vẫn không nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, đòi hỏi Công
ty phải tuyển thêm một số lượng lớn nhân viên Marketing. Vì vậy, hàng tháng Công ty phải
trả thêm một khoản lương khá lớn.
- Chi phí cho việc thành lập một phòng mới rất tốn kém như mua sắm bàn ghế điện
thoại, máy vi tính, phòng làm việc…mất khoảng trên 100 triệu đồng.
- Bộ máy quản lý của Công ty cồng kềnh hơn, gây khó khăn cho việc quản lý.
- Chi phí bán hàng tăng lên do tăng chi phí Marketing.
Tuy nhiên, những khó khăn và tăng chi phí này chỉ mang tính trước mắt, xét về chiến
lược dài hạn và phấn đấu hoàn thành kế hoạch đến năm 2005 thì việc lập phòng Marketing
là một yêu cầu tất yếu. Vì khó khăn nhất hiện nay của Công ty là vấn đề tiêu thụ sản phẩm

mà tỉ suất lợi nhuận bánh kẹo thấp, nếu như khâu tiêu thụ là không tốt kéo theo hiệu quả
kinh doanh giảm xuống. Vì thế, Công ty cần phải đặc biệt chú trọng tới công tác nghiên cứu
thị trường, đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Xuất phát từ nhu cầu đó việc thành lập phòng
Marketing là một đòi hỏi tất yếu.
2. Tiết kiệm nguyên vật liêu nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thật, chất lượng sản phẩm ngày càng được
nâng cao, không những thế giá cả sản phẩm cũng luôn được quan tâm. Vì vậy, Công ty bánh
kẹo Hải Hà cần quan tâm tới các yếu tố giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Trong giá thành các sản phẩm kẹo, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn: Kẹo
cứng 73,4%, kẹo mềm 72,1%…. Do đó, việc giảm chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò quyết
định trong công tác hạ giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, với các sản phẩm bánh kẹo của Công ty không thể giảm chi phí nguyên vật
liệu bằng cách giảm thành phần nguyên vật liệu, bớt đi nguyên vật liệu dưới mức công thức
kỹ thuật hoặc giảm chất lượng nguyên vật liệu để có giá nhập nguyên vật liệu rẻ hơn, như
vậy sẽ không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Muốn vậy Công ty cần giảm chi phí nguyên vật
liệu bằng cách tiết kiệm tối đa lượng tiêu hao, lãng phí nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng
công tác thu mua nguyên vật liêu , đổi mới công nghệ sản xuất, sản xuất nghuyên vật liêu
thay thế rẻ hơn nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
Trong quá trình sản xuất bánh kẹo, các tiêu hao lãng phí nguyên vật liêu thường xảy
ra như :rơi vãi nguyên vật liệu, không thu hồi nước đường triệt để rửa nồi, khi nấu kẹo còn
để trào bồng nhiều ra ngoài. Với định mức tiêu hao nguyên vật liệu được Công ty qui định
như sau:
- Kẹo cứng với sản lượng 3tấn/ ca tiêu hoa 2,5% tức tiêu hao là 75kg(287.000đ).
- Kẹo mềm với sản lượng 8tấn/ ca tiêu hoa 3% tức tiêu hao là 240kg(612.000đ).
Nếu độ ẩm của nguyên vật liệu đưa vào sản xuất không cao hơn tiêu chuẩn qui định
và độ keo được phân tích chính xác thì mức tiêu hao đó còn quá lớn buộc Công ty cần phải
quan tâm. Đối với các tổ nấu, hoà đương thì tiêu hao nguyên liệu chủ yếu chiếm ở khâu này
(trên 70% lượng tiêu hao). Do đó , tổ nấu cần giảm bớt tình trạng trào, bồng khi hoà, rơi vãi
đường.
Đối với quá trình sản xuất các loại bánh người tổ trưởng cần tổ chức thu gom ngay

nguyên vật liệu còn thừa sau khi cắt khuôn, đồng thời loại bỏ những chiếc bánh bị vỡ, bị
hỏng, khẩn trương giao cho bộ phận đánh trộn bột chế biến để tái chế nhằm đưa vào sản

×