Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.27 KB, 1 trang )
Trường THCS Phương nam ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – MÔN GDCD LỚP 9
Tổ Sử - Địa- GDCD ( Học kì I- Năm học 2010- 2011 )
Thời gian làm bài: 45 phút
A. ĐỀ BÀI
Câu 1: Chí công vô tư là như thế nào? Em hiểu như thế nào câu nói sau đây của Bác Hồ: “ Không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng .”
Câu 2: Tại sao nói : “ Dân chủ và ki luật là sức mạnh của một tập thể ”. Chúng ta cần làm gì để thực
hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường ?
Câu 3: Thế nào là hợp tác ? Sự hợp tác đã mang lại những lợi ích gì cho nước ta ? Em cần làm gì để
rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh ?
B. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2.5đ)
- Trình bày được thế nào là chí công vô tư (0.5đ)
- Giai thích câu nói của Bác Hồ : Câu trên Bác muốn nói khi giải quyết công việc, dù đó là việc gì, ở
trong hoàn cảnh và điều kiện nào mà giải quyết một cách công bàng, không thiên vị ( tức là chí công vô
tư ) thì mọi việc sẽ ổn thỏa (2đ)
Câu 2: (4đ)
- Dân chủ sẽ góp phần phát huy tiềm năng trí tuệ của con người. Có dân chủ thì mọi người được biết,
được tự do bàn bạc, tư do đóng góp ý kiến của mình. Qua đó sẽ xuất hiện nhiều ý kiến hay có giá trị cho
công việc chung của tập thể.
- Kỉ luật là những qui định tạo nên tính thống nhất trong mọi hoạt động, giúp định hướng mọi thành
viên trong tập thể tập trung vào giải quyết những công việc mà tập thể đang đòi hỏi ở mỗi cá nhân để
hoàn thành nhiệm vụ chung.
Như vậy, dân chủ và kỉ luật sẽ góp phần tạo ra sự tự giác và thống nhất giúp huy động được một cách
có hiệu quả tiềm năng và sự nhiệt huyết của mọi người đóng góp cho tập thể. Đó chính là sức mạnh của
một tập thể. ( 2đ)
- Thực hiện dân chủ và kĩ luật trong nhà trường:
+ Tự giác chấp hành nội qui của lớp, của trường.
+ Tích cực tham gai đóng góp ý kiến cho tập thể.
+ Thẳng thắn đấu tranh chống các hiện tượng vi phạm kỉ luật và những biểu hiện thiếu dân chủ trong