Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.96 KB, 9 trang )

: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH
nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội.
I.Mục tiêu định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.
1. Mục tiêu của Công ty.
- Mục tiêu tổng quát: Tổ chức bộ máy quản lý-điều hành khoa học và hiệu quả.
Thực hiện các nhóm sản phẩm trọng điểm đã xác định: Thiết bị thủy điện, máy
nghiền xi măng, máy công cụ vạn năng và CNC và các thiết bị công nghiệp
khác…; triển khai tốt các chương trình thiết bị thủy điện và thiết bị giấy theo sự
phân giao của Tổng Công ty May & TBCN; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;
ổn định chất lượng và tăng kim ngạch đúc xuất khẩu, phấn đấu doanh thu từ sản
phẩm đúc đạt 2 triệu USD/ năm; phát triển đội ngũ kỹ thuật, phấn đấu thực hiện
cung cấp các dịch vụ tư vấn- thiết kế cho khách hàng; đẩy mạnh kinh doanh
thương mại, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngành nghề khác theo
giấy phép kinh doanh; đầu tư khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng Công ty TNHH
Nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà Nội.
-Mục tiêu cụ thể của Công ty trong năm 2006 như sau:
+Doanh thu bán hàng: 300 tỷ đồng tăng 20% so với 2005.
Trong đó:
-Doanh thu SXCN: 150 tỷ đồng tăng 27.5% so với 2005.
-Doanh thu thương mại: 150 tỷ đồng tăng 13.34% so với 2005.
+Thu nhập bình quân đầu người : 1.7 trđ/người/tháng tăng 8.9% so với 2005.
2. Định hướng phát triển của Công ty.
Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp cơ khí năng động-hiệu quả, phát triển
hàng đầu tại Việt Nam, Lãnh đạo công ty đã có những định hướng phát triển
như sau :
-Luôn luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi yêu
cầu của khách hàng.
-Thực hiện đúng, đầy đủ phương châm “ Vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi”. Luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết với khách
hàng.
-Bằng mọi phương tiện, tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công nhân


viên hiểu rõ chất lượng là sự sống còn của Công ty, lao động có chất lượng là
nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sườn của mỗi người.
-Thường xuyên cải tiến sản phẩm, thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới
công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên đáp ứng mọi yêu
cầu phát triển của công ty.
-Xây dựng duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng theo mô hình TCVNISO
9001-2000.
II. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
Sau một thời gian thực tập tại công ty Cơ khí Hà Nội em xin đề xuất một số giải
pháp sau nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty trong
thời gian tới.
1.Sắp xếp lại từng bộ phận cho phù hợp với nhiệm vụ và đặc điểm của sản
xuất kinh doanh.
-Để phù hợp và thích nghi với điều kiện mới và luôn hoàn thành các nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh đề ra thì Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ
chức quản lý để làm cho cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, linh hoạt.
-Tổ chức bộ máy quản lý phải phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công
ty, phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh mà Công ty vận hành
ứng dụng. Mục tiêu cuối cùng của công việc là có được một cơ cấu tổ chức gọn
nhẹ có hiệu lực, luôn đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới tức là các chức năng
nhiệm vụ của các phòng ban không bị chồng chéo, thông tin được truyền một
cách nhanh chóng, đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Tuy nhiên việc sắp xếp lại các bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
phải luôn đáp ứng các yêu cầu sau:
+Phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực
hiện đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp.
+Phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ
trách nhiệm cá nhận trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của
tập thể lao động trong doanh nghiệp.
+Phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm kinh

tế và kỹ thuật của doanh nghiệp.
+Phải đảm bảo yêu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh trong bộ máy
quản lý.
-Hiện nay như ta thấy bộ máy tổ chức quản lý của Công ty còn quá cồng kềnh,
còn quá nhiều phân xưởng mà đáng lẽ phải sát nhập vào nhau để tạo ra sự thuận
tiện trong việc sản xuất vì các phân xưởng này có đặc điểm kinh tế kỹ thuật gần
giống nhau. Cụ thể như sau:
1.1.Bố trí lại ban lãnh đạo.
-Sản phẩm đúc hiện nay là một trong những sản phẩm có ưu thế của công
ty chính vì vậy mà Tổng giám đốc nên bổ xung một Phó tổng giám đốc chuyên
phụ trách về chất lượng và tiến độ của sản phẩm đúc. Nếu thực hiện được như
vậy thì đầu tiên là sẽ giảm bớt gánh nặng cho giám đốc do phải quản lý quá
nhiều công việc. Mà điều quan trọng là khi có một Phó tổng giám đốc phụ trách
về chất lượng và tiến độ của sản phẩm đúc thì sẽ đảm bảo được tiến độ cũng
như chất lượng của sản phẩm đúc. Điều này không những giúp Công ty hoàn
thành đúng các yêu cầu về hợp đồng mà còn đảm bảo được yêu cầu về chất
lượng của khách hàng. Nó sẽ giúp Công ty giữ được uy tín và hình ảnh đối với
khách hàng.
-Sản phẩm máy công cụ và phụ tùng cũng là sản phẩm chủ yếu của Công
ty. Nhưng do quy trình công nghệ khác so với sản phẩm đúc. Do vậy cũng nên
có một Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng và tiến độ về sản phẩm máy
công cụ và phụ tùng.
-Điều này đồng nghĩa với việc là ta nên bỏ chức danh Phó tổng giám đốc
phụ trách điều hành sản xuất và Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, khoa học
công nghệ, chất lượng sản phẩm đi và thay vào là hai Phó tổng giám đốc mới
phụ trách điều hành trực tiếp sản phẩm đúc và sản phẩm máy công cụ phụ tùng.
-Chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ
bản cũng nên được bãi bỏ. Việc quản lý đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ bản, y tế
sẽ được giao trực tiếp cho các phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng quản trị đời
sống và Trung tâm xây dựng cơ bản. Điều này là hoàn toàn phù hợp vì khi đó

trách nhiệm sẽ giao trực tiếp cho các Trưởng phòng, các trưởng phòng sẽ chịu
trách nhiệm trước Tổng giám đốc. Thông tin sẽ không phải đi qua Phó tổng
giám đốc nữa tạo điều kiện cho thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng
đáp ứng kip thời các nhiệm vụ.
1.2. Kết hợp một số xí nghiệp và phân xưởng.
-Xưởng GC AL&NL, xưởng kết cấu thép, xưởng Cán thép nên ghép vào thành
một Xí nghiệp riêng do những xưởng này có đặc điểm về quy trình công nghệ
sản xuất là tương đồng. Khi ghép vào một xí nghiệp sẽ đảm bảo hơn cho việc
quản lý và kiểm tra tiến độ cũng như chất lượng của sản phẩm.
-Hơn nữa phải duy trì xưởng cơ khí chính xác nhưng nên ghép cả xưởng chế tạo
bánh răng vào xưởng cơ khí chính xác bởi vì chế tạo bánh răng cũng đòi hỏi
phải có độ chính xác cao.
- Ngoài ra Xí nghiệp đúc phải được duy trì vì sản phẩm đúc là một trong những
mặt hàng có ưu thế của công ty.
-Các xưởng cơ khí lớn và xưởng cơ khí chế tạo nên ghép vào thành xí nghiệp
chế tạo thiết bị toàn bộ.
1.3. Kết hợp một số phòng ban.
- Bộ phận kinh doanh và phòng kinh doanh, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
nên chuyển thành một phòng riêng biệt có thể lấy tên là phòng Kinh doanh.
Điều này sẽ tạo ra sự tập trung hơn trong việc tung ra các chiến lược về sản
phẩm, các nghiên cứu thị trường và các chương trình về tiêu thụ sản phẩm của
Công ty. Không những thế mà còn làm gọn nhẹ hơn cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý của Công ty.
- Các trợ lý giúp việc của Tổng giám đốc thì ta vẫn nên duy trì bởi vì họ là đội
ngũ chuyên gia giúp ích rất nhiều cho Tổng giám đốc trong việc tham mưu các
vấn đề có liên quan đến việc ra quyết định.
2.Xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ.
Trong bất kỳ tổ chức, công ty hay doanh nghiệp nào thì cán bộ quản lý luôn có
những vai trò cực kỳ quan trọng. Chính quyết định của họ sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quyết định đúng đắn

sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nếu quyết định sai lầm sẽ làm cho
công ty gặp khó khăn. Vì vậy mà tiêu chuẩn cho cán bộ quản lý sẽ rất cao.
Tiêu chuẩn của cán bộ quản lý gồm có:
-Trình độ văn hóa chuyên môn: phải có kiến thức phổ thông, kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ, có bằng cấp về ngoại ngữ, có trình độ giao tiếp xã hội.
-Trình độ, năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý: Biết sử dụng, phát hiện cán bộ
có trình độ, biết sa thải kỷ luật những người lao động không hoàn thành nhiệm
vụ, biết khen thưởng động viên những cá nhân suất sắc, Biết phát hiện những
khâu trọng tâm trong từng thời kỳ trên cơ sở nắm toàn diện các khâu quản lý,
biết giải quyết công việc có hiệu quả, nhanh, nhạy bén.
-Tư cách đạo đức: Cán bộ quản lý phải la người làm gương cho nhân viên trong
doanh nghiệp, hăng say, nhiệt tình, tận tụy với công việc kinh doanh, có đạo
đức kinh doanh, giữ được chữ tín với khách hàng, hoàn thành mọi nhiệm vụ
đóng góp với Nhà nước và cộng đồng xã hội.
-Sức khỏe và tuổi tác: Tuổi bắt đầu làm cán bộ quản lý tốt nhất là từ 25-35.
*Dựa vào các tiêu chuẩn trên em có ý kiến về tiêu chuẩn cho cán bộ quản lý của
Công ty như sau:
+ Ban giám đốc:
-Trình độ học vấn: phải có trình độ từ đại học hoặc trên đại học một chuyên
ngành cơ bản. Đặc biệt phải có bằng ngoại ngữ về một hoặc một số ngoại ngữ

×