Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.72 KB, 25 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG
VIỆC TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HỒNG HÀ
I. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH
1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 6/4/2007 Ngân hàng No&PTNTVN đã long trọng tổ chức lễ
đổi tên chi nhánh No&PTNT chi nhánh Quảng An thành No&PTNT chi
nhánh Hồng Hà. Chi nhánh No&PTNT chi nhánh Hồng Hà mà tiền thân
là chi nhánh No&PTNT Quảng An được thành lập từ cuối năm 2004
trong lộ trình phát triển mạng lưới, thực hiện đề án phát triển kinh doanh
trên địa bàn các đô thị loại I. Từ ngày đầu thành lập với hơn 30 cán bộ
từ chi nhánh từ chi nhánh cấp II Tây Hồ với nguồn vốn 346 tỷ đồng, dư
nợ 194 tỷ đến nay chi nhánh No&PTNT chi nhánh Hồng Hà đến hết quý
I năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 2715 tỷ đồng, dư nợ đạt 737 tỷ đồng, nợ
xấu dưới 2% với 1 chi nhánh cấp 2 và 6 phòng giao dịch, biên chế cán
bộ công nhân viên trên 80 người.
2. Đặc điểm của chi nhánh
2.1. Đặc điểm về mặt hàng dịch vụ
Với đặc thù của một ngành dịch vụ Ngân hàng chi nhánh No&PTNT
chi nhánh Hồng Hà nên mặt hàng dịch vụ kinh doanh là: Trực tiếp kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp No&PTNT Việt
Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính
2.2. Đặc điểm lao động
2.2.1. Số lượng lao động
Số lượng lao động 83 người, trong đó:
- Điều động trong hệ thống: 9 người
- Tuyến mới: 3 người
2.2.2. Về bố trí lao động
- Giám đốc, phó giám đốc cấp I: 4 người
- Trưởng phòng phó Trưởng phòng cấp I: 7 người


- Giám đốc, Phó Giám đốc cấp II: 1 người
- Trưởng phòng, phó Trưởng phòng cấp II: 3 người
- Trưởng phòng, phó Trưởng phòng giao dịch: 6 người
- Phòng tín dụng: 16 người
- Kế hoạch: 4 người
- Phòng Kế toán: 19 người
- Phòng KTKS nội bộ: 1 người
- Phòng ngân quỹ: 6 người
- Phòng Tin học: 1 người
- Phòng Thanh toán Quốc tế: 3 người
- Phòng hành chính sự nghiệp: 9 người
- Phòng thẩm định: 3 người
2.2.3. Về chất lượng lao động, trình độ chuyên môn
- Trên đại học: 4 người
- Đại học: 57 người
- Cao đẳng: 4 người
- Trung cấp: 4 người
- Sơ cấp: 9 người
- Khác: 5 người
2.3. Đặc điểm hoạt động quản trị nhân lực
2.3.1. Cơ cấu phòng quản trị nhân lực
Chi nhánh có bộ phận quản lý nguồn nhân lực và bộ phận hành chính kết
hợp lại với nhau thành một bộ phần quản lý hành chính nhân sự với số lượng
của phòng hành chính nhân sự là 11 người và được bố trí gồm: 1 phó giám đốc
hành chính nhân sự, 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, còn lại là nhân viên hành
chính nhân sự.
2.3.2. Chức năng quản trị nhân lực
Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT thì
phòng Hành chính nhân sự có nhiệm vụ:
a. Xây dựng lề lối làm việc trong chi nhánh và mối quan hệ với các tổ chức

Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
b. Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn.
c. Đề xuất và hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước trong
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm
vi cấp uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
d. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ
sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam và của nhà nước.
e. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.
f. Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề.
g. Thực hiện các nhiệm vụ hành chính, bảo vệ cho chi nhánh.
h. Thực hiện các nhiệm vụ khác cho giám đốc chi nhánh giao.
II – PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI
NHÁNH HỒNG HÀ.
Ở chương I chúng ta đã tìm hiểu về cơ sở lý luận về đánh giá thực hiện
công việc để cho người đọc hiểu rõ hơn về công tác này. Trong phần này chúng
ta sẽ đi tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể công tác ĐGTHCV tại chi nhánh
về nội dung, những điểm yếu điểm mạnh; theo từng bước của tiến trình
ĐGTHCV.
1. Phương pháp đánh giá.
Hiện tại Chi nhánh Hồng Hà đang áp dụng phương pháp đánh giá
thực hiện công việc được là phương pháp thang đo đánh giá đồ hoạ.
Đây là phương pháp được sử dụng trong toàn bộ hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam.
Theo đó thì Chi nhánh sẽ dựa vào thang đo dưới đây để xem xét,
đánh giá sự thực hiện công việc của người lao động: (Bảng 1)
A.Thực hiện chương trình công tác: 30 điểm
a.Hoàn thành xuất sắc chương trình công tác 30 điểm
b.Hoàn thành 100% chương trình công tác 25 điểm

c. Chương trình công tác cứ giảm 10%( theo
mức độ khối lượng, chất lượng công việc được
giao)
trừ 03 điểm tương
ứng
B/Châp hành kỷ luật lao động: 30 điểm
a.Chấp hành tốt chủ trương đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của
Ngành
10 điểm
b.Chấp hành tốt nội quy lao động :mặc đồng
phục, đeo phù hiệu, thẻ viên chức, đúng thời
gian, thái đội trong việc giao dịch)
20 điểm
c.Nếu mỗi lần vi phạm các quy định trên trừ 5 điểm
C/Thực hiện ngày công lao động: 20 điểm
a.Làm việc đủ ngày công lao động trong tháng
(bao gồm các ngày nghỉ hưởng nguyên lương theo
chế độ và nghỉ bù)
20 điểm
b.Trường hợp nghỉ không đúng theo chế độ mỗi ngày trừ 5 điểm
c.Trường hợp nghỉ không lương dưới 15ngày mỗi ngày trừ 1 điểm
D/Học tập tham gia hoạt động đoàn thể: 10 điểm
a.Tích cực tham gia các phong trào đoàn thể và
học tập kiến thức chuyên môn, các văn bản của
Nhà nước, của Ngành
10 điểm
b.Không nhiệt tình, thiếu ý thức trong hoạt động
đoàn thể
trừ 5 điểm

E/Sáng kiến áp dụng mang lại hiệu quả thiết
thực (Được hội đồng thi đua Chi nhánh ghi nhận)
10 điểm
Sau đó người lãnh đạo tổng kết điểm cho nhân viên và tiến hành xếp loại cho
nhân viên theo thang xếp loại sau: (Bảng 2)
Số điểm đạt được Xếp loại
86 – 100 đ Xuất sắc
71 – 85 đ Loại I
61 – 70 đ Loại II
51 – 60 đ Loại III
Từ 50 đ trở xuống Loại IV

Dựa vào mẫu phiếu này người đánh giá sẽ xác định xem mức độ thực hiện
các tiêu chuẩn đánh giá đó thuộc về các thứ hạng nào ( xuất sắc hay trung
bình…)
Việc tính điểm số sẽ được thực hiện theo cách tính tổng cộng các điểm ở
từng tiêu chí lại với nhau
Đây là quy chế chung áp dụng cho toàn bộ các đơn vị trong hệ
thống NHNo&PTNT Việt Nam , các đơn vị chỉ lấy đó làm nền tảng, tuỳ
theo thực tế của từng đơn vị, từng phòng (ban) mà có những điều chỉnh,
thay đổi riêng.
• Về tiêu chuẩn thực hiện công việc:
Chi nhánh xây dựng tiêu chuẩn công việc dựa trên quá trình người
lao động và cán bộ quản lý cùng bàn bạc để đưa ra quyết định về
các tiêu chuẩn thực hiện công việc.
Quá trình này được thực hiện qua 3 giai đoạn:
+ Thứ nhất: Cán bộ quản lý các phòng ban sẽ có cuộc họp với nhân
viên dưới quyền và bàn bạc về việc xây dựng tiêu chuẩn và phổ
biến cách thức viết các tiêu chuẩn đó cho họ.
+ Thứ hai: Mỗi nhân viên dự thảo tiêu chuẩn cho công việc của

mình và nộp bản dự thảo.
+ Thứ ba: Cán bộ quản lý sẽ thảo luận với từng nhân viên về các
tiêu chuẩn dự thảo để đi đến thống nhất về tiêu chuẩn cuối cùng.
Nếu nhìn ngoài vào chúng ta có thể thấy rằng việc làm này rất phức
tạp tuy nhiên nếu nhìn sâu vào thì chúng ta sẽ thấy nó cũng không
quá là phức tạp khi công việc này được phân công cho từng phòng
ban và có sự xem xét của cán bộ nhân sự. Công tác này được thực
hiện giũa cán bộ quản lý và nhân viên.
Điều này cũng thể hiện được sự chính xác cho các tiêu chuẩn đề ra
của từng công việc điển hình của các phòng ban hki mà cán bộ
quản lý phong ban chính là người hiểu rõ được tính chất công việc
của phòng ban mình và hơn nữa cách thức thực hiện này sẽ tạo
được sự ủng hộ, tự nguyện thực hiện các tiêu chuẩn đánh giá của
người lao động.
Tuy nhiên để qua trình xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá này được
chính xác, hợp lý thì đòi hỏi các cán bộ quản lý phòng ban phải
được đào tạo một cách bài bản để họ hiểu va xây dựng các tiêu
chuẩn cho hợp lý. Công việc này các cán bộ nhân sự phải giám sát
chặt chẽ.
Ví dụ về một số tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của một
số phòng ban.

Tiêu chuẩn thực hiện của nhân viên kinh doanh
ngoại tệ
Trong 6 tháng:
1. Thực hiện đựoc 100 cuộc điện thoại phục vụ khách hàng
2. Thực hiện 120 cuộc giao dịch với khách hàng
3. Liên hệ với 10 khách hàng mới
4. Thu về cho chi nhánh 30.000.000đ
5. Không được quá 2% khách hàng phàn nàn về chất lượng giao dịch


Tiêu chuẩn thực hiện công việc của nhân viên thẻ
tín dụng
Trong 6 tháng:
1. Thực hiện phát hành 250 thẻ ATM
2. Số dư bình quân mỗi thẻ đạt 200.000đ
3. Thực hiện được 10.000 giao dịch chuyển tiền trong ngoài nước
4. Thu về cho chi nhánh 20.000.000đ
Các tiêu chuẩn ĐGTHCV được đưa ra dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh của chi nhánh và hiệu quả
làm việc của các phòng ban và nói chung là hợp lý.
Chúng ta có thể xem xét ví dụ cụ thể một bản đánh giá THCV
(Phiếu giao việc kiêm xếp loại lao động) Tổ Nghiệp vụ Thẻ tại Chi
nhánh dưới đây:
PHIẾU GIAO VIỆC KIÊM XẾP LOẠI LAO ĐỘNG
Tháng.../....
Họ Tên:..............
Đơn vị: Tổ Nghiệp vụ Thẻ
NỘI DUNG
Tự cho
điểm
T.P
cho
điểm
A. Thực hiện chương trình công tác: Tối đa 30
điểm
- Hoàn
thành xuất sắc chương trình công tác: 30 điểm
- Hoàn
thành 100% chương trình công tác: 25 điểm
+ Hướng dẫn khách hàng, tiếp nhận hồ sơ phát

hành, mở TK cá nhân- giao nhận thẻ Agribank.
+ giải quyết vướng mắc cho khách hàng.
+ Giải quyết sự cố ATM
+ Đảm bảo an toàn tài sản, kho quỹ.
+ Duy trì hoạt động 24/24 cho các máy ATM
+ Hoàn thành các công việc khác do Tổ phân công
B. Chấp hành kỷ luật lao động: Tối đa 30 điểm.
1. Chấp hành tốt chủ trương đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy
định của Ngành.
2. Chấp hành tốt nội quy lao động: mặc
đồng phục, đeo phù hiệu, thẻ viên chức, đúng thời
gian, thái độ trong giao dịch.
C. Thực hiện ngày công lao động: Tối đa 20 điểm.
1. Làm việc đủ ngày công lao động trong
tháng (bao gồm các ngày hưởng nguyên lương theo
chế độ và nghỉ bù)
2. Trường hợp nghỉ không đúng chế độ
3. Trường hợp nghỉ không lương dưới 15
ngày
D. Học tập, tham gia hoạt động đoàn thể: Tối đa
10 điểm.
1. Tích cực tham gia các phong trào đoàn
thể và học tập kiến thức chuyên môn, các văn bản của
Ngành, Nhà nước.
2. Không nhiệt tình, thiếu ý thức trong hoạt
động đoàn thể.

×