Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

HỘI THẢO BỘ MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.66 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THPT THÁI PHIÊN
TỔ HÓA - SINH
=====***=====
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
======***======
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
HỘI THẢO “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC”
Năm học 2009-2010
Kính thưa các quí vị đại biểu, kính thưa các thầy giáo cô giáo!
Đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, một trong những vấn đề cơ bản, then
chốt để nâng cao chất lượng giáo dục là “Đổi mới kiểm tra đánh giá và đổi mới phương
pháp dạy học”
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và theo kế hoạch của tổ bộ môn, hôm nay
bộ môn Hóa trường THPT Thái Phiên tổ chức buổi Hội thảo “Đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học”
I. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kết quả học tập là sự phân tích, đối chiếu thông tin về trình độ, khả năng học tập
của học sinh cũng là sự phán ánh rõ nét nhất cho hiệu quả của phương pháp dạy học.
Khi tiến hành đánh giá kết quả dạy học trước hết phải xuất phát từ mục tiêu dạy học của
môn học nói chung và của từng khối lớp nói riêng.
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm giúp học sinh hiểu rõ các qui luật biến
đổi, hiểu về chất, sự biến đổi của các chất đặc biệt là các ứng dụng của chúng trong đời
sống, trong sản xuất. Hơn nữa ở cấp THPT hóa học là một trong những môn trọng tâm
liên quan đến các kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi vào Đại học, vì vậy việc đánh giá kết
quả học tập chuẩn xác sẽ giúp học sinh rất nhiều trong quá trình xác định mục tiêu học
tập, lĩnh hội kiến thức. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá giúp ta thẩm định lại kết quả
dạy của thầy và kết quả học tập của trò, nhưng chính việc kiểm tra, đánh giá cũng thúc
đẩy ngược trở lại, tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới phương pháp dạy học của các


thầy giáo cô giáo, đổi mới phương pháp tiếp nhận kiến thức của các em học sinh.
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá đặt ra cho giáo viên không những phải biết xây
dựng cho mình một kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung, chương trình,
mà còn đòi hỏi người thầy nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tất cả các khâu của quá
trình dạy học, từ chuẩn bị bài giảng lên lớp, hướng dẫn học sinh ôn tập, ra đề kiểm tra,
chấm bài kiểm tra, trả và chữa bài kiểm tra.
Cũng chính việc đổi mới kiểm tra, đánh giá cũng thúc đẩy các thầy cô giáo tích cực
đổi mới phương pháp dạy học: dần chuyển từ lối dạy thiên về truyền thụ sang lối dạy
theo hướng tăng cường tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong việc chiếm
lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn của người thầy; các em sẽ dần khắc phục được tình
trạng học thụ động kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận
dụng.
*Việc kiểm tra, đánh giá giúp các thầy cô giáo nắm bắt được kết quả học tập của
học sinh, đánh giá được trình độ học sinh trong việc tiếp thu kiến thức cũng như các kỹ
năng làm bài, qua đó các thầy cô có thể điều chỉnh lại phương pháp dạy học của mình.
Vì vậy việc kiểm tra đánh giá đòi hỏi phải có kết quả nhanh chóng, chính xác,
khách quan, có tính thống nhất, tính đại chúng của hệ thống kiểm tra đánh giá. Để
đạt được những yêu cầu này bộ môn Hóa đã tiến hành các qui trình đổi mới kiểm tra
đánh giá như sau:
1. Lên ma trận đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ môn cho từng khối,
phân công người ra đề và thẩm định đề chéo khối, nhằm bảo đảm tính khách quan và bí
mật của đề thi.
2. Đề nghị với ban giám hiệu tổ chức thi chung, sắp xếp phòng thi theo lực học, chấm
thi chung cho tất cả các lớp trong toàn trường đối với các bài kiểm tra 45 phút và học
kì, nhằm có sự công bằng về kiến thức cho các lớp, hạn chế tính chủ quan của thầy cô
dạy lớp nào thì kiểm tra lớp đó.
3. Xử lí kết bằng phần mềm quản lí điểm có xếp thứ của từng lớp, nhằm thúc đẩy phong
trào thi đua học tập của học sinh giữa các lớp và tăng cường đổi mới phương pháp
giảng dạy của thầy cô để đạt kết quả cao và hạn chế tiêu cực trong giáo dục.
4. Bố trí kiểu đề thi phù hợp với từng khối và theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn của cấp

trên: Thí dụ Khối 10 và 11 cơ cấu tỉ lệ 30% trắc nghiệm và 70% tự luận, Khối 12 là
100% trắc nghiệm.
II. MỘT SỐ ƯU VIỆT CỦA MẠNG HICLASS
1. Giáo viên không cần mất nhiều thời gian bao quát phòng học mà vẫn có thể quản lí
được từng học sinh hoặc nhóm học sinh trong lớp, nhắc nhở học sinh không làm bài
hoặc làm việc riêng mà không ảnh hưởng đến các học sinh khác.
2. Có thể kiểm tra được từng học sinh, giao tiếp với từng học sinh hoặc cả lớp chỉ cần
một cái nháy chuột.
3. Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức và trao đổi trong nhóm mà không ảnh hưởng
đến nhóm khác, đồng thời học sinh cũng có thể nhận xét, trình bày quan điểm của mình
về phần làm bài của các bạn khác trong lớp một cách dễ dàng.
Trên đây là một số việc mà bộ môn Hóa chúng tôi đã làm nhằm “Đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học” và một số ưu
việt của việc ứng dụng mạng Hiclass vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng của bộ
môn. Kính mong sự góp ý của các quí vị đại biểu và các thầy cô giáo để buổi hội thảo
đạt kết quả cao. Cuối cùng tôi xin kính chúc các quí vị đại biểu mạnh khỏe, chúc hội
thảo của chúng ta thành công tốt đep. Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 25 tháng 1 năm 2010.

Người viết
Hoàng Minh Tuấn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×