Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập thừa kế: Hãy xây dựng một tình huống về chia di sản thừa kế của ông A và đưa ra các giả thiết về chia di sản thừa kế của người chết theo các kết quả chia thừa kế dưới đây (Các giả thiết chia thừa kếtheo từng kết quả này là độc lập với nhau):

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.9 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

A.

ĐẶT VẤN ĐỀ.

Thế giới phát triển không ngừng, mọi vật được tạo ra rồi đi vào dĩ vàng, cành hoa qua
mùa xuân những cánh hoa lại rụng, cây đã lâu ngày cũng đến ngày ngã đổ để rồi cây
con lại mọc lên. Con người cũng không ngoài quy luật sinh tử của tự nhiên cũng như
xã hội. Con người trảy qua bốn cột mốc lớn đó là sinh, lão, bệnh, tử không ai có thể
sống mãi được mà không lão không tử. Có phải một người chết là mội thứ đã được
chấm dứt, người sống cần tiến hành một số công việc liên quan đến người chết như:
làm công việc để lấy được giấy chứng tử, cơ quan quản lý hành chính phải chấm dứt
tư cách của người chết, vấn đề hôn nhân cũng như tài sản cũng được pháp luật điều
chỉnh trong những quuy định thuộc các ngành luật liên quan. Nếu như vấn đề hôn
nhân được sự điều chỉnh cụ thể của Luật Hôn nhân gia đình thì vấn đề tài sản lại được
Bộ luật Dân sự điều chỉnh rất cụ thể các quy định liên quan đến thừa kế. Để tìm hiểu
cụ thể hơn, có cái nhìn chắc chắn hơn kiến thức về thừa kế em xin được chọn đề bài
số 12 để giải quyết:
Hãy xây dựng một tình huống về chia di sản thừa kế của ông A và đưa ra các giả thiết
về chia di sản thừa kế của người chết theo các kết quả chia thừa kế dưới đây (Các giả
thiết chia thừa kếtheo từng kết quả này là độc lập với nhau):
1. M=N=450 tr.
M=M=H=D=900:4=225 tr
Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8:6)x2/3=200 tr. Phần này được lầy từ M và N
1


2. Ông A có thêm số di sản là: (400:2):2=100 tr
Di sản của A: 1,9 tỷ
B=N=H=C=D=1,9 tỷ:5=380 tr


3. Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8:6)x2/3=200 tr.
M=N=C=D=1,6:4=400 tr.
C trả nợ 150 tr còn lại 250 tr
4. C và D được 1,2 tỷ
M=N=B=H=C (E,F)=D=1,2:6=200 tr.
M,N,B thuộc Đ 669 nên được (1,8tỷ:6)x2/3=200 tr. Phần của mọi người đã hưởng đủ.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Những nội dung cơ bản về chế định thừa kế trong Bộ Luật dân sự.
Chế định thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống các quy phạm pháp luật
dân sự Việt Nam. Hơn nữa trong những năm gần đây, số vụ việc tranh chấp về thừa kế
luôn chiếm tỷ trọng trong các tranh chấp dân sự và có tính phức tạp cao. Bởi vậy, việc
nghiên cứu và nắm rõ các quy định pháp luật về thừa kế là một đòi hỏi cơ bản khi luật
sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khác hàng. Nhìn chung, những nội
dung cơ bản của chế định thừa kế được thể hiện qua các vấn đề sau:
1. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế.
Theo qui định tại Điều 636 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có tài sản chết. trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người đã chết, thì
thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết. Nếu không xác
định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản án tuyên bố một người đã
chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà người đó chết. Địa điểm mở thừa kế là
nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối
cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có tòan bộ hoặc phần lớn di sản. Việc xác định
thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên của quan hệ thừa kế và đóng vai
trò rất quan trọng. Vì tại thời điểm và địa điểm này sẽ xác định được người thừa kế
của người chết, di sản mà người chết để lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi
thực hiện nghĩa vụ cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế. Đồng thời việc xác
2



định chính xác địa điểm mở thừa kế còn đóng vai trò quan trọng khi xác định việc từ
chối nhận di sản có hợp pháp hay không. Theo quy định Điều 645 BLDS “việc từ chối
nhận di sản phải được lập thành văn bản; Người từ chối phải báo cho những người
thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, công chứng nhà nước hoặc
UBND xã , phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”.
2. Người thừa kế.
Để xác định được người thừa kế của người chết vào thời điểm người này chết, cần
phải xác định được là người chết có để lại di chúc hay không. Nếu có di chúc thì
người thừa kế sẽ được xác định theo di chúc. Nếu không có di chúc hoặc di chúc
không hợp pháp hoặc di chúc không phát sinh được hiệu lực pháp luật thì người thừa
kế sẽ được xác định theo quy định của pháp luật. Theo đó người thừa kế theo pháp
luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thứ nhất: vơ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, me nuôi, con đẻ, con nuôi của
người chết.
b. Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chi ruột, em ruột của
người chết.
c. Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngọai của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột,
dì ruộc của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa
kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc
từ chồi nhận di sản (Điều 679). Tuy nhiên trong một số trường hợp kể cả thừa kế theo
di chúc hay theo pháp luật, thì những người sau đây không có quyền được hưởng thừa
kế: Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược
đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân
phẩm của người đó. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế nhằm hưởng một phần
hoặc tòan bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền được hưởng. Người có hành
vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo,
sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc tòan bộ di sản trái với ý

muốn của người để lại di sản. Nhưng những người có hành vi này vẫn được hưởng di
sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di
sản. Như vậy, người thừa kế có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Trường hợp
người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
3


kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ
chức, thì cơ quan, tổ chức phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 638 Bộ Luật
Dân Sự).
3. Di sản thừa kế.
Theo quy định tại Điều 637 di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản
của người chết trong tài sản chung với người khác. Quyền sử dụng đất cũng thuộc di
sản thừa kế và được để lại thừa kế theo quy định tại phần thứ năm của BLDS. Một
thực tế hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về di sản, dẫn đến tình trạng các vụ án
thừa kế phải xét xử lại do xác định di sản không chính xác. Vậy hiểu thế nào mới
chính xác và đầy đủ? Tại Điều 172 BLDS quy định “tài sản bao gồm vật có thực, tiền,
giấy tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản ”. Như vậy, quyền tài sản đã
nằm trong khái niệm tài sản. Cho nên cần phải hiểu khái niệm di sản còn bao gồm cả
các quyền tài sản như: quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế
giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước. Mặt khác, di sản thừa kế không bao
gồm nghĩa vụ của người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có
cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh tóan bằng
tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chia
theo di chúc hay quy định của pháp luật. Theo đó, nghĩa vụ của người chết được thực
hiện như sau: Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế sẽ có trác nhiệm thực
hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản mà mình đã
nhận. Trong trường hợp di sản chưa được chia, thì nghĩa vụ tài sản do người chết để
lại được người quản lý di sản thực hiện theo đúng thỏa thuận của những người thừa

kế. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc, thì cũng
phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
4. Di chúc.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết. Di chúc phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp tính mạng
của một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không
htể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được coi là
hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít
nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại,
cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người để
lại di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Trong trường
hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản
4


và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; Di chúc của người bị hạn chế về thể
chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và
có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị
trấn. Tuy nhiên, một di chúc dù bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ được coi là hợp
pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Người lập di chúc đã thành niên, minh
mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa đối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Nội
dung di chúc không phải trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái
quy định của pháp luật. Nếu việc lập di chúc có người làm chứng thì người làm chứng
không phải là những người sau: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của
người lập di chúc gồm tất cả các hàng thừa kế theo Điều 679 BLDS. Người có quyền
nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc. Người chưa đủ 18 tuổi, hoặc đủ 18
tuổi nhưng người đó bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và
làm chủ được hành vi của mình.
5. Thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế.
Theo qui định tại Điều 648 Bộ Luật Dân Sự: “thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là

mười năm, kể từ ngày mở thừa kế”. Trong thời hạn này, người thừa kế có quyền yêu
cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kế của mình, truất quyền thừa kế của
người khác. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa
án giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ
được tính bắt đầu từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người
để lại di sản chết và do đó, thời điểm kết thúc là thời điểm kềt thúc ngày tương ứng 10
năm sau. Tuy nhiên phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng
giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người
chết… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế. Như vậy, thừa kế là việc chuyển
giao tài sản của một người sau khi người này chết cho những người khác theo qui
định của pháp luật. Việc chuyển giao này có thể thực hiện theo di chúc, nếu người có
tài sản đã lập di chúc trước khi chết. Trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp
pháp hoặc di chúc không phát sinh được hiệu lực pháp luật, thì việc chuyển giao tài
sản sẽ thực hiện theo pháp luật. Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản thừa kế thì
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
II. Xây dựng tình huống.
Ông Trần Văn A trú tại phường Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội là
người sản xuất kinh doanh bình thường và đã tích lũy được rất nhiều tài sản. Tuy
nhiên, do ông làm việc trong môi trường kinh doanh với những chất độc hại nên ông
5


đã mất vào 12h trưa ngày 15/5/2016. Về quan hệ hôn nhân ông đã kết hôn với bà
Phạm Thị B và đã có những đưa con.
1.

Tình huống thứ nhất.

M=N=450 tr.
M=M=H=D=900:4=225 tr

Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8 : 6)x2/3=200 tr. Phần này được lầy từ M và N.
Để thỏa mãn điều kiện này ta xây dựng tình huống như sau:
Khối tài sản của ông A có rất nhiều tài sản: ô tô, nhà, sổ tiết kiệm sau khi trừ phần tài
sản chung thì tài sản của ông có giá trị 1,8 tỷ. Ông Trần Văn A trước khi chết đã để lại
di chúc hợp pháp trong đó nội dung di chúc ghi rõ như sau Di tặng cho anh M và anh
N mỗi người được 450 triệu. Còn 900 triệu còn lại sẽ để lại cho các M, N, H, D.
Thông tin bổ sung là ông có tất cả 5 người con ruột là M, N, H, D, K.
Giải quyết chia thừa kế trong trường hợp trên:
Ta xác định được di sản của ông A là 1,8 tỷ.
Ta thấy ông A để lại di sản bằng cách để lại di chúc vì vậy ta phải lựa cho chia di sản
theo di chúc trước;
Thứ nhất, M, N sẽ mỗi người được hưởng 450 triệu đây là phần di tặng. Di tặng thực
chất là người lập di chúc dành một phần di sản của mình hay một hiện vật hoặc một
số hiện vật trong khối di sản của mình để tặng cho người khác sau khi người lập di
chúc chết. Người được di tặng có thể là cá nhân hoặc tổ chức, trong hay ngoài diện
thừa kế theo quy định của pháp luật. Mặt khác, có thể xem di tặng thực chất là hợp
đồng tặng cho tài santr trong trường hợp đặc biệt, do vậy người nhận tài sản di tặng
không phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết đối với phần tài sản được
di tặng.
Thứ hai, còn lại 900 triệu ông để lại cho các con của ông là M, N, H, D vì không thể
hiện từng phần của mỗi người sẽ được phần bằng nhau bằng cách lấy di sản còn lại để
chia đều.

6


Tuy nhiên bà B là người thuộc Điều 669 pháp luật bảo vệ quyền lợi cho những người
thuộc quy định của điều này nên chúng ta cần chia cho bà B 2/3 của một suất thừa kế
theo pháp luật. Và ta sẽ tính như sau:
1 suất thừa kế theo pháp luật = 1,8(tổng di sản của ông A) : 6 (B(vợ), M, N, H, D, K

(các con của ông A với bà B) = 200 triệu.
Mặc dù pháp luật quy định cá nhân có rất nhiều quyền như chỉ định người thừa kế,
truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế…,
nhưng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một số người thuộc diện thừa kế thuộc
hàng thừa kế thứ nhất, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, cá nhân với tư cách là một thành viên trong gia đình không thể bỏ qua lợi ích của
những người thân thuộc gần gũi mình như vợ chồng, cha, mẹ con cái mà mình có
nghĩa vụ trông nom, chăm sóc.
Ta thấy, bà di sản đã chia theo di chúc hết rồi để bảo đảm quyền lợi cho bà A thì ta
lấy phần di tặng của M, N để bù vào phần còn thiếu của bà B vì phần di tặng là phần
mà không phải thực hiện bất cứ các nghĩa vụ gì.
2.

Tình huống thứ hai.

Ông A có thêm số di sản là: (400:2):2=100 tr
Di sản của A: 1,9 tỷ
B=N=H=C=D=1,9 tỷ:5=380 tr.
Ngoài những tài sản mà ông Trần Văn A như ở câu 1 ta đã nêu thì ông Trần Văn A
cũng ông Trần Văn Ba đã cùng nhau thành lập một công ty hợp danh Hoa Phát để
kinh doanh. Ông A chết công ty cũng đóng của làm ăn không phát đạt và đã dẫn tới
giải thể. Ta xác định định được tài sản của công ty sau khi đã thanh toán các khoản
tiền theo Luật Doanh nghiệp thì số tài sản còn lại là 400 triệu. Và thêm một thông tin
là số tài sản của công ty được tạo lập là trong thời gian hôn nhân hợp pháp giữa ông
Trần Văn A và bà Phạm Thị B. Ông chết và không để lại di chúc ông Trần Văn A và
bà Phạm Thị B có các con chung là N, H, C, D.
Chia thừa kế trong trường hợp này.
Ta xác định được di sản của ông A là 1 tỷ 9 vì:

7



Thứ nhất, ông A có 400 triệu sở hữu chung với ông Ba trong công ty hợp danh Hoa
Phát nên ông A được chia nửa số tiền 400 triệu nên có 200 triệu.
Thứ hai, đây là tài sản được tạo lập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân giữa ông và bà B
nên bà B được 1 nửa nên ông ta chỉ còn có 100 triệu mà thôi. Tài sản chung của vợ
chồng là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia vì vậy khi vợ hoặc chồng chết trước,
phần di sản của người chết trước là chồng hoặc vợ được xác định là ½ giá trị trong
tổng giá trị chung hợp nhất của vợ chồng.
Tài sản chung hợp nhất của vợ chồng gồm:
Tài sản do vợ, chồng tạo lập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân.
Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân.
Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Tài sản mà vợ chồng thừa kế chung hoặc được tặng cho chung.
Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân chấm dứt thì việc giải quyết vấn đề tài sản
do các bên thỏa thuận nếu không được thì ta áp dụng nguyên tắc trong Luật Hôn
nhân và gia đình “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến hoàn
cảnh của gia đình và của vợ chồng”.
Ông A không để lại di chúc nên phần tài sản của ông được chia theo pháp luật và chia
theo hàng thừa kế thư nhất:
1,9 tỷ chia cho 5 B(vợ); N, H, C, D(các con) nên mỗi người được hưởng 380 triệu.
3. Tình huống thứ ba.
Bà B thuộc Đ 669 nên được: (1,8:6)x2/3=200 tr.
M=N=C=D=1,6:4=400 tr.
C trả nợ 150 tr còn lại 250 tr.
Ông Trần Văn A chết để lại di chúc để tài số tài sản của mình cho bốn đưa con của
ông đó là M, N, C, D. Biết rằng ông có một khoản nợ với bà Trần Thị Len với tổng số


8


tiền là 150 triệu và khi để lại di chúc ông đã thể hiện ý của mình rằng số tiền nợ đó sẽ
do C lấy phần được hưởng để trả nợ.
Chia thừa kế trong tình huống trên.
Vì ông A không được ông A để lại tài sản trong di chúc nên bà B vợ của ông A sẽ
thuộc vào Điều 669 tức là những người được hưởng di sản không theo di chúc:
Ta tính 2/3 một suất theo pháp luật: (1.8:6).2/3=200 triệu.
Vậy số di sản còn lại chỉ còn 1,6 tỷ chia đều cho M, N, C, D những nguwoif mà ông A
chỉ định chia theo di chúc: M=N=C=D=1,6:4=400 tr
Tuy nhiên, ông A chỉ định anh C trả khoản nợ mà ông vay của bà Len nên phần của C
chỉ còn lại là 400- 150=250 triệu. Việc ông A chỉ định người thực hiện nghĩa vụ là phù
hợp theo quy định của pháp luật vì: Theo Khoản 4 Điều 648 thì ông hoàn toàn có
quyền đó.Người thừa kế có quyền hưởng phần di sản được thừa kế và thực hiện
những nghĩa vụ của người để lại di sản trong phạm vi di sản hưởng. Tuy nhiên, người
lập di chúc có thể giao cho một người thừa kế thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
4. Tình huống thứ tư.
C và D được 1,2 tỷ
M=N=B=H=C (E,F)=D=1,2:6=200 tr.
M, N, B thuộc Đ 669 nên được (1,8tỷ:6)x2/3=200 tr. Phần của moi người đã hưởng
đủ.
Ông Trần Văn A trước khi chết đã để lại di chúc thể hiện ý chí của mình rằng để lại
1,2 tỷ cho C, D. Biết tổng số di sản mà A có là 1,8 tỷ. Và tại thời điểm mà A chết thì C
là con của A cũng chết cùng thời điểm với A. C thì có hai đứa con là E, F. A có các
đứa con là M, N, B, H, C, D. Trong đó M và N là hai anh em sinh đôi chưa thành
niên.
Chia thừa kế trong trường hợp này:
Ta xác định được di sản thừa kế là 1,8 tỷ đồng.
Tiếp theo, ông Trần Văn A để lại di chúc vì vậy ta chia di sản cho C và D mỗi người

được 600 triệu theo di chúc. Tuy nhiên để trở thành người thừa kế theo quy định tại
Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:
9


“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di
sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là
cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Như vậy, người thừa kế chỉ được hưởng di sản do người chết để lại khi đáp ứng các
điều kiện sau đây:
Phải còn sống (nếu người thừa kế là cá nhân) hoặc phải tồn tại( nếu người thừa kế là
cơ quan, tổ chức) vào thời điểm mở thừa kế.
Phải thành thai trước khi người để lại di sản chết nếu sinh ra và còn sống sau thời
điểm mở thừa kế.
Thế nên C không được hưởng phần tài sản là 600 triệu, D được hưởng 600 triệu.
Vì C chết trước và cùng nên phần thừa kế theo pháp luật của C là 600 triệu chia cộng
với 600 triệu phần di sản mà A chưa định đoạt nên 1,2 tỷ chia cho 6 tức là
M=N=B=H=C (E,F)=D=1,2:6=200 tr. C đã chết nhưng E và F là con của E sẽ được
hưởng thừa kế thế vị theo Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 nên:
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để
lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu
còn sống.
Thừa kế thế vị: ta có thể hiểu thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt thế chân người cha
hoặc mẹ hoặc ông nội hoặc bà nội, ngoại đã chết trước hoặc cùng vòa thời điểm với
ông, bà hoặc các cụ để hưởng di sản của người là ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ nội,
ngoại chết sau hoặc chết cùng một thời điểm với cha, mẹ hoặc ông, bà nội, ngoại của
cháu.

Pháp luật quy định thừa kế thế vị là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cháu, chắt
của người để lại di sản một cách trực tiếp trong trường hợp cha mẹ của cháu hoặc chắt
lại chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản là ông,bà nội, ngoại
hoặc các cụ nội,ngoại.
Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của những người thân thuộc nhất của người để lại di sản. Nhằm bảo
10


vệ quyền hưởng di sản của các cháu của người để lại di sản một cách trực tiếp nhất.
Tránh tình trạng di sản của ông bà mà các cháu không được hưởng, lại để cho người
khác hưởng. Thừa kế thế vị bảo tồn truyền thống và đạo lý trong quan hệ giữa những
người thân thuộc nhất của những người để lại di sản đã và đang được nhận ở Việt
Nam.
Bà B và M, N là những đối tượng thuộc Điều 669 nên ba người được 2/3 một suất
thừa kế theo pháp luật tức là 200 vừa đúng số phần họ được hưởng nên không cần
chia cho họ nữa.
C.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

Qua bài tập học kỳ trên đây đã phần nào cung cấp các kiến thức thiết yếu căn bản cho
em về phần thừa kế. Thừa kế là một quy định của pháp luật nó có ý nghĩa thực tiễn
biết sử dụng kiến thức dân sự thừa kế sẽ giúp giải quyết vấn đề tài sản một cách hợp
lý, đúng quy định của pháp luật, hợp lý, hợp tình vẫn bảo toàn được tình cảm của
người thân của mình. Bài làm còn nhiều sai xót mong cô thầy bỏ qua cho em. Em xin
chân thành cảm ơn!

1.
2.


3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Giáo trình Luật Dân sự tập 1 Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014 Nhà xuất
bản Công an nhân dân.
Bình luận khoa học bộ luật dân sự năm 2005 tập 3 phần 4 thừa kế phần 5 quy
định về chuyển quyền sử dụng đất, phần 7 quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài. Bộ Tư Pháp Viện khoa học pháp lý PSG.TS Hoàng Thế Liên. Nhà xuất
bản chính trị quốc gia năm 2010.
Luật Thừa kế Việt Nam sách chuyên khảo Nhà xuất bản Hà Nội TS, Phùng
Trung Tập năm 2008.
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1 TS. Lê Đình Nghị (chủ biên) Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam năm 2009.
Hướng dẫn học tập-tìm hiểu Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam Nhà xuất bản
Lao Động Ts. Ngô Thị Hường (chủ biên) năm 2015.
Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam Nhà xuất bản Tư Pháp năm 2009 TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên).
Hướng dẫn môn học Luật Dân sự tập 1 TS. Phạm Văn Tuyết. TS. Lê Kim
Giang Nhà xuất bản Tư pháp năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2005.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
11



Di sản thừ kế theo pháp luật dân sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà xuất bản Tư pháp năm 2011TS. Trần Văn Huệ.
11. Thừa kế quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng Nhà xuất bản chính trị
quốc gia TS. Phạm Văn Tuyết Hà Nội năm 2007.
12. Pháp luật thừa kế của Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn Trường đại
học Luật Hà Nội TS. Nguyễn Minh Tuấn Nhà xuất bản Lao động – xã hội năm
2009.
13. Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt Nam Nhà xuất bản trẻ TPHCM
năm 2001 Nguyễn Ngọc Điện.
10.

12



×