Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.58 KB, 13 trang )

MỞ BÀI
Quyết định hành chính là một trong những cơng cụ quan trọng để thực hiện
các nhiệm vụ, chức năng quản lí hành chính nhà nước, đây được xem là hình thức
cơ bản, chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lí vì hầu hết mọi hoạt động
quản lí hành chính như hoạt động tổ chức xã hội, các tác nghiệp vật chất – kĩ
thuật… đều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động xây dựng và ban hành
các quyết định hành chính, hoặc là để tổ chức các quyết định đó, quyết định hành
chính cịn là phương tiện hữu hiệu để các chủ thể có thẩm quyền thực hiện chức
năng quản lí hành chính nhà nước. Chính vì những lí do trên mà quyết định hành
chính có vai trị vơ cùng to lớn trong hoạt động quản lí hành chính ở nước ta. Trên
cơ sở đó em xin phép được lựa chọn đề tài “ Phân tích khái niệm quyết định
hành chính và nêu vai trị của quyết định hành chính trong quản lí hành chính
nhà nước ” để được đi sâu và làm rõ hơn về vấn đề này.
NỘI DUNG
I, MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÀNH
CHÍNH
1, Khái niệm quyết định hành chính
Thuật ngữ “ quyết định” bắt nguồn từ tiếng latinh “ actus” có nghĩa là hành
động, hành vi, theo tiếng anh thì quyết định là “ decisions” tức là kết quả của q
trình thể hiện ý chí, bản thân quyết định mang tính đơn phương dù quyết định đó
do ai ban hành, trong nhiều trường hợp có thể có sự tham gia của những chủ thể
khác trong quá trình tạo ra quyết định nhưng điều đó vẫn khơng làm cho quyết
định vì thế trở thành sản phẩm của quá trình đàm phán, thương lượng.


Trong giáo trình Luật hành chính và các sách báo pháp lí khác có sử dụng
các thuật ngữ khác nhau về quyết định của cơ quan hành pháp, có quan điểm cho
rằng đó là “ quyết định quản lí hành chính nhà nước” bởi vì những quyết định này
là của cơ chủ thể quản lí hành chính nhà nước trong hệ thống cơ quan hành pháp,
hoặc lại có quan điểm cho rằng đó là “ quyết định quản lí nhà nước ”. Bên cạnh đó
thì khái niệm “ quyết định hành chính” xuất hiện khơng những trong khoa học mà


cịn xuất hiện ở cả trong những quy định của luật thực định như trong Luật khiếu
nại, Luật tố cáo… Mặt khác, quyết định hành chính khơng những do cơ quan hành
chính ban hành mà cịn có cả các cơ quan hành pháp, tư pháp ban hành nhằm quản
lí mọi mặt của đời sống xã hội, nhưng trong số các chủ thể có thẩm quyền ban
hành quyết định hành chính thì các chủ thể trong cơ quan hành chính nhà nước có
vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ đây là những chủ thể cơ bản, chủ yếu thực hiện
hoạt động quản lí hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội.
Như vậy, có thể bước đầu kết luận rằng quyết định hành chính là kết quả của
của sự thể hiện ý chí mang tính đơn phương của chủ thể thực hiện hoạt động hành
chính, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng được nhà nước giao.
Từ đó cho thấy các tác giả xem xét quyết định hành chính chủ yếu là quyết
định hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành bởi quản lí hành
chính là chức năng cơ bản của các cơ quan hành chính nhà nước, do đó những
quyết định do cá nhân, cơ quan có thẩm quyền ban hành ra là những quyết định
quan trọng nhất, thể hiện đặc trưng cơ bản của quyết định hành chính. Do đó khi
tìm hiểu quyết định hành chính nói chung chỉ cần tìm hiểu các quyết định do cơ
quan hành chính nhà nước ban hành là có thể khái qt tồn bộ những vấn đề thuộc
về quyết định hành chính.


Từ những cơ sở nêu trên, ta có thể đưa ra định nghĩa về quyết định hành
chính đó là:
“ Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết
quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các
chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính
nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy
định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra những quy
tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một cơng việc cụ thể trong đời
sống xã hội nhằm thực hiện chức năng lí hành chính nhà nước”.

2, Đặc điểm của quyết định hành chính
a, Đặc điểm chung
Quyết định hành chính mang tính quyền lực nhà nước:Nó thể hiện ở hình
thức của những quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật chỉ có cơ quan nhà
nước mới được đơn phương đưa ra các quyết định pháp luật xuất phát từ những lợi
ích chung. Tính quyền lực, đơn phương cịn thể hiện rõ ở nội dung và mục đích của
quyết định, để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở luật và để thi hành luật, quyết
định hành chính ln thể hiện tính mệnh lệnh rất cao và nó được đảm bảo thi hành
bằng những biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước, ngay cả khi
những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lí.
Quyết định hành chính mang tính ý chí nhà nước: đó là kết quả của sự thể
hiện ý chí của các chủ thể quản lí có thẩm quyền thực hiện nhân danh nhà nước, vì
lợi ích của nhà nước. Tính ý chí của nhà nước thể hiện ở chỗ, khi ban hành quyết
định cơ quan hành chính nhà nước có thể xem xét, lấy ý kiến của đối tượng tác
động của quyết định về những vấn đề có liên quan đến nội dung nhưng các ý kiến
đó chỉ có giá trị tham khảo, giảm bớt khả năng nhìn nhận vấn đề một cách phiến


diện, một chiều của cơ quan hành chính. Nội dung của quyết định không bao giờ là
sự thỏa thuận ý chí giữa chủ thể quản lí và đối tượng chịu sự quản lí. Vì vậy, quyết
định hành chính ln thể hiện sự tập trung nhất ý chí của nhà nước.
Quyết định hành chính mang tính pháp lí: Các quyết định hành chính khi
ban hành đều mang những giá trị về mặt pháp lí, bởi nó là kết quả của sự thể hiện ý
chí nhà nước, quyết định hành chính khi xuất hiện đã tác động ngay đến cơ chế
điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thể đưa ra những biện pháp hoặc
chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính. Mặt khác, tính pháp lí cịn thể
hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm
pháp luật hoặc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Quyết định hành chính được ban hành theo hình thức, trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định: Cũng giống như tất cả các hoạt động sử dụng quyền lực nhà

nước, hoạt động ban hành quyết định hành chính phải tn theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định để từ đó hướng tới mục đích chung là tạo ra quyết định hành
chính có chất lượng cao,việc không tuân thủ các quy định khi ban hành quyết định
hành chính có thể làm cho quyết định ban hành khơng có giá trị pháp lí trên thực
tế.
b, Đặc điểm riêng
Quyết định hành chính mang tính dưới luật: Xuất phát từ vị trí là cơ quan
chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước, nên hoạt động quản lí hành chính nhà
nước đều mang tính chấp hành – điều hành, điều đó được thể hiện trong việc ban
hành ra các văn bản pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành
chính nhà nước thực hiện nhằm để cụ thể hóa, chi tiết hóa, hướng dẫn và tổ chức
thực hiện những quy định của luật và pháp lệnh, do vậy nó có hiệu lực thấp hơn
luật.


Quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành chính: hoạt động
quản lí hành chính nhà nước được thực hiện theo thủ tục hành chính, hoạt động ban
hành quyết định hành chính cũng là một trong các hoạt động quản lí hành chính
nhà nước, vì vậy nó cũng phải tuân theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
Quyết định hành chính do nhiều chủ thể có thẩm quyền trong quản lí hành
chính ban hành: cụ thể đó là những cơ quan nhà nước, các nhân, tổ chức có thẩm
quyền hoặc được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước đều có quyền
ban hành ra quyết định hành chính.
Quyết định hành chính có mục đích và nội dung phong phú: Xuất phát từ
chính sự phong phú đa dạng của hoạt động quản lí hành chính nhà nước, ngồi ra
quyết định hành chính là những quyết định mà về mặt hình thức có những tên gọi
khác nhau theo quy định của luật như nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thơng tư…
3,Tính hợp pháp và tính hợp lí trong quyết định hành chính
a, Tính hợp pháp của quyết định hành chính
Quyết định hành chính khi ban hành cần phải đúng thẩm quyền, tức là phải

do chủ thể có thẩm quyền một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật ban
hành.
Quyết định hành chính khi ban hành phải có nội dung, hình thức, tên gọi, thể
thức, bố cục phù hợp với quy định của pháp luật, có sự hài hịa, thống nhất với
những quyết định hành chính đã ban hành.
Quyết định hành chính phải được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định, thì mới đảm bảo quá trình sử dụng quyền lực nhà nước đúng đắn,
thống nhất.


b, Tính hợp lí của quyết định hành chính
Quyết định hành chính khi ban hành phải đảm bảo lợi ích của Nhà nước và
nguyện vọng của nhân dân, không được tách rời giữa lợi ích của nhà nước với
nguyện vọng của nhân dân.
Quyết định hành chính khi ban hành phải phù hợp với nhu cầu khách quan
có tính cụ thể, phân hóa theo từng vấn đề, theo chủ thể ban hành và đối tượng thực
hiện, giúp cho quá trình thực hiện diễn ra dễ dàng, thuận tiện hơn.
Quyết định hành chính phải đảm bảo tính hệ thống tồn diện, tức là phải có
sự đồng bộ để quả trình thực hiện diễn ra một cách thơng suốt, có hiệu quả cao.Bên
cạnh đó cũng cần phải có ngơn ngữ trang trọng, nghiêm túc, chính xác và dễ hiểu
tạo điều kiện thuận lợi trong q trình thực hiện.
II, VAI TRỊ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÍ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Quyết định hành chính có vai trị to lớn và quan trọng trong hoạt động quản
lí hành chính nhà nước, điều đó được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
a, Quyết định chủ trương chính sách lớn trong quản lí hành chính nhà
nước
Các quyết định hành chính khi ban hành nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa các
quyết định lập pháp, bởi vì các quyết định lập pháp thường ít nhiều mang tính chất
khung, tức là thường điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng, nó

giúp cho các quyết định lập pháp trên được cụ thể hóa, chi tiết hóa, thực hiện một
cách dễ dàng trong thực tế.Có những quyết định khi ban hành nhằm đưa ra những
chủ trương, chính sách, những giải pháp lớn về hoạt động quản lí hành chính đối
với cả nước, cả một vùng hay đối với một đơn vị hành chính nhất định.


Trong thực tiễn, những quyết định lập pháp chỉ điều chỉnh mức độ chung,
trong khi đó hành pháp lại cần phải cụ thể linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng
của thực tiễn cuộc sống, bên cạnh hoạt động lập pháp cần phải có hoạt động lập
quy để đảm bảo tính ổn định, mềm dẻo, linh hoạt trong các quan hệ xã hội.
b, Thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, hướng dấn thi hành luật,
pháp lệnh và các văn bản có liên quan
Quyết định hành chính có vai trị quan trọng trong việc chuyển tải chủ
trương, chính sách lãnh đạo của Đảng vào trong quản lí hành chính nhà nước, với
tư cách là một cơng cụ điều chỉnh trực tiếp, chi tiết các hoạt động của xã hội thì
quyết định hành chính phải thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước, một mặt bảo đảm cho sự phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, mặt khác tích cực mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của cơng dân, nhờ đó mà những chủ trương, chính sách
của Đảng và nhà nước được thực thi có hiệu quả hơn, tạo ra sự biến đổi lớn lao và
tích cực trong đời sống xã hội.
Quyết định hành chính được ban hành nhằm để thực hiện nhiệm vụ thực thi
pháp luật, truyển tải luật vào cuộc sống, luật và các văn bản khác có liên quan chỉ
thực sự đi vào đời sống và phát huy được tác dụng của mình khi chúng được cụ thể
hóa và chi tiết hóa bằng các quyết định hành chính, nếu như luật khơng được cụ thể
hóa, chi tiết hóa thì khơng chỉ làm chậm q trình đưa luật vào đời sống mà còn
gây ra những hậu quả xấu cho các quan hệ xã hội không được điều chỉnh một cách
đúng đắn và kịp thời.
c, Quy định quy tắc xử sự để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong
các lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước



Để duy trì trật tự xã hội địi hỏi phải có quyết định hành chính để điều chỉnh
các mối quan hệ phát sinh trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định trong lĩnh
vực quản lí hành chính nhà nước. Nhìn chung, số lượng của các quyết định hành
chính ngày càng nhiều và chiếm tỉ trọng lớn trong số các quyết định của pháp luật,
các quyết định pháp luật đã bao quát được một phạm vi rộng lớn các quan hệ xã
hội cần điều chỉnh, chất lượng của các quyết định hành chính ngày càng được nâng
cao, đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn quản lí, góp phần tích cực vào việc
tăng cường pháp chế, ổn định, phát triển của xã hội.
d, Giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước
Để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lí thì nhu cầu
trong việc ban hành ra các quyết định hành chính của các chủ thể có thẩm quyền
ngày càng quan trọng, đặc biệt là các quyết định hành chính mang tính chất cá biệt,
bởi nó là căn cứ để phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính
cụ thể, hướng cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được những quyền
và nghĩa vụ trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Nếu khơng có hoạt động ban hành
quyết định hành chính cá biệt thì khi đó pháp luật chỉ là khung pháp lí tĩnh, nhiều
trường hợp pháp luật khơng thực hiện được, quyết định hành chính cá biệt được
ban hành trên cơ sở của quyết định hành chính chủ đạo và quyết định hành chính
quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải quyết cơng việc cụ
thể trên từng lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó, các quyết định hành chính cịn mang tính bắt buộc đối với mọi
cá nhân, tổ chức cho nên trong những trường hợp nhất định họ phải làm theo nhằm
đưa ra các chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các hành vi xử sự theo mong muốn
nhằm thiết lập trật tự xã hội ổn định, các biện pháp chế tài của luật hành chính


khơng chỉ mang tính chất để trừng trị người vi phạm mà quan trọng hơn là nó tác

dụng trong việc răn de, phòng ngừa người vi phạm, ngăn chặn hành vi mới, nhờ đó
mà trật tự xã hội được đảm bảo.
III, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG
CAO VAI TRỊ CỦA QUYẾT ĐỊNH HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÍ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1, Thực trạng ban hành quyết định hành chính trong quản lí hành chính
nhà nước giai đoạn hiện nay
a, Những mặt tích cực của quyết định hành chính hiện nay
Một là, quyết định hành chính được ban hành kịp thời với chất lượng tốt,
giúp cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà
nước diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả cao.
Hai là, chất lượng của quyết định hành chính ngày càng được nâng cao, thể
hiện trong hình thức, nội dung phù hợp, tình trạng ban hành các quyết định hành
chính trái pháp luật, khơng đúng thẩm quyền, hoặc là không được thực thi trên
thực tiễn ngày càng giảm bớt.
Ba là, các quyết định hành chính khi ban hành đã kịp thời thể chế hóa, cụ thể
hóa những chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước cùng với luật, pháp lệnh và
các văn bản pháp luật khác có liên quan phù hợp với nhu cầu của xã hội, từ đó góp
phần triển khai có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu
cầu trong cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, ví dụ: Nghị định của Chính Phủ số
171/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và đường sắt [1].


Bốn là, hoạt động ban hành quyết định hành chính cá biệt trong thời gian
qua của nhiều cấp chính quyền khi giải quyết những vấn đề chung rất hợp với lòng
dân, thể hiện được bản chất của nhà nước dân chủ của dân, do dân, vì dân. Củng cố
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
b, Những mặt hạn chế còn tồn tại của quyết định hành chính hiện nay
Một là, các quyết định hành chính hiện nay đang trong tình trạng “vừa

thừa”, “vừa thiếu”, nhiều vấn đề xã hội tuy chưa đặt ra nhu cầu phải có những quy
định điều chỉnh có tính chất pháp lí nhưng vẫn ban hành, hay trong một số lĩnh
vực, quan hệ xã hội mặc dù cần phải có sự điều chỉnh kịp thời thì lại khơng ban
hành hoặc ban hành những quyết định không chi tiết khiến cho hoạt động quản lí
hành chính trở nên lỏng lẻo. Ví dụ: Quyết đinh số 26/UB- TP Hà Nội 3/2003 quy
định về thời gian hoạt động của các phương tiện vận tải. Kết quả thực hiện đã làm
cho nhiều phương tiện giao thông không thể hoạt động theo các quy định. Chỉ sau
2 ngày thực hiện đã phải tạm đình chỉ và sửa đổi.[2]
Hai là, tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất về nội dung giữa các quyết
định hành chính cịn khá nhiều, nhiều văn bản cơng bố sau có nhiều điểm mâu
thuẩn với các văn bản trước đó ban hành, tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa các
quyết định hành chính cịn khá phổ biến, từ đó gây nhiều khó khăn cho việc áp
dụng, thống nhất đồng bộ các quyết định hành chính trên thực tế.
Ba là, Tình trạng ban hành ra các quyết định hành chính trái pháp luật,
không đúng thẩm quyền, xâm phạm đến quyền và lợi ích trực tiếp của cơng dân
vẫn cịn tồn tại, gây bất lợi trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Ví dụ:
Ngày 23/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã ban hành Thông tư số
22/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng
danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (gọi tắt là Thông tư 22). Tuy nhiên,


Thơng tư 22 đã có dấu hiệu vượt q Điều 62 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003
[3].
2, Một số giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao vai trò của quyết
định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước hiện nay
a, Giải pháp về xây dựng, ban hành quyết định hành chính
Thứ nhất, thu thập, xử lí thơng tin để ban hành quyết định hành chính cần
dựa trên thực tiễn quản lí,nhu cầu cấn thiết phải ban hành quyết định hành chính,
việc khảo sát thực tiễn phải đảm bảo tính tồn diện và chính xác, quyết định hành
chính khi ban hành cần phải có sự kết hợp hài hịa giữa quan điểm, lợi ích của tất

cả các nhóm đối tượng bị quản lí trong xã hội và thuận lợi cho việc quản lí.
Thứ hai, hồn thiện quy trình báo cáo đánh giá tồn diện các quy định có
liên quan trước khi xây dựng văn bản mới, thực hiện rà sốt những văn bản hiện
có, hủy bỏ những quyết định khơng cịn hiệu lực hoặc khơng phù hợp... đồng thời
xác định các hình thức văn bản một cách phù hợp, kết hợp hài hòa giữa chi tiết và
khái quát trong mỗi văn bản để nó được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên gia trong việc xây dựng các
quyết định hành chính, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan được lấy ý kiến đóng
góp, đẩy mạnh cơng tác phối hợp giữa các bộ, ban, ngành tạo nên tính đồng bộ
nhất quán khi thực hiện, tích cực tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, xã hội,
nhất là những đối tượng chịu sự quản lí để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của các
quyết định hành chính được ban hành.
b, Giải pháp về tổ chức thực hiện quyết định hành chính
Thứ nhất, tăng cường sự chỉ đạo của Đảng trong việc thực hiện các quyết
định hành chính, sự chỉ đạo này có thể thơng qua nhiều hình thức khác nhau như


ban hành nghị quyết, kiểm tra, giám sát... từ đó thể chế hóa đường lối, tư tưởng của
Đảng vào trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Thứ hai, cần tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các cơ như Uỷ ban
nhân dân, hội đồng nhân dân, tòa án, viện kiểm sát... sự phối hợp này là một yêu
cầu tất yếu trong tổ chức và thực hiện quyết định hành chính,đảm bảo sự phối hợp
có hiệu quả giữa các cơ quan này với nhau. Ngoài ra cần tiếp tục tăng cường sự chỉ
đạo, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan trong hệ thống cơ quan quản lí hành
chính nhà nước, tạo ra sự thống nhất, hoạt động một cách có hiệu quả.
Thứ ba, đẩy mạnh cơng tác thơng tin tuyên truyển về nội dung của các quyết
định hành chính trên các phương tiện thơng tin đại chúng để mọi người nắm bắt và
thực hiện một cách nghiêm túc, cùng với đó là hoạt động kiểm tra giám sát, báo
cáo tình hình thực hiện quyết định hành chính để từ đó có biện pháp chấn chỉnh,
khắc phục kịp thời đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân.

c, Đề xuất một số phương hướng, giải pháp khác để nâng cao vai trị của
quyết định hành chính
Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức theo hướng chun nghiệp có năng lực
và trình độ, đổi mới khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để xây dựng đội ngũ nhân lực
cho bộ máy quản lí hành chính nhà nước có chất lượng tốt hơn.
Thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước, thực hiện đổi mới cơ chế
hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, quy định rõ thẩm quyền quản lí
hành chính nhà nước của từng cơ quan, phân định nhiệm vụ một cách rành mạch sẽ
giúp cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước diễn ra một cách thống nhất, hiệu
quả.


Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa, nhanh chóng,
cơng khai, phù hợp với quy định của pháp luật, đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu
nại tố cáo, từ đó phát hiện ra sai phạm để kịp thời xử lí, khắc phục, tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
KẾT LUẬN
Quyết định hành chính là một bộ phận quan trọng trong thể chế hành chính
nhà nước, nó giúp cho hoạt động quản lí hành chính được thực hiện hài hịa, nhịp
nhàng, các quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện trên thực tế, từ đó nâng
cao vai trị, năng lực hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên,
trong thực tế hiện nay, quyết định hành chính ở nước ta bên cạnh những mặt đã đạt
được, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lí thì vẫn còn nhiều
những điểm bất cập, hạn chế ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quyết định hành
chính nói riêng và hoạt động quản lí hành chính nhà nước nói chung. Do vậy,
chúng ta cần phải đề ra nhiều biện pháp, cải cách, định hướng nhằm nâng cao hơn
nữa vai trị của quyết định hành chính để từ đó phát huy được hiệu quả to lớn của
chúng trong quản lí hành chính nhà nước, tạo niềm tin cho người dân với nhà
nước, với pháp luật, góp phần to lớn vào sự phát triển đi lên của xã hội.




×