Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.09 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III-VINASHIP.
I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HOẠCH
ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỨC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI
BIỂN III-VINASHIP.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Năm 1984, công ty vận tải biển III- VINASHIP được thành lập trên cơ sở xí
nghiệp vận tải biển trực thuộc công ty vận tải biển miền Nam Việt Nam , cơ sở
vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu. Số lượng tàu công ty có là 4 tàu chủ yếu
là tàu cũ, tình trạng kỹ thuật khai thác của từng tàu kém hơn nữa công ty
không tự chủ được trong kinh doanh, không tự chủ trong việc tìm nguồn hàng
và tuyến đường vận chuyển củ yếu thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước
giao dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị đình trệ, đời sống
cán bộ công nhân viên trong công ty gặp nhiều khó khăn. Sau khi có luật doanh
nghiệp Nhà nước, công ty thành lập lại theo quyết định số 463/QĐ - TCCB của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trụ sở công ty đặt tại số 1- Hoàng Văn Thụ
Quận Hồng Bàng-Thành phố Hải Phòng, có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng. Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, có tên
giao dịch quốc tế là VINASHIP. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước hạch
toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại
kho bạc Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và nước ngoài theo quy định của
pháp luật. Hoạt động theo điều lệ tổ chức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
với các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Kinh doanh vận tải biển.
- Đại lý Hàng hải.
- Môi giới Hàng hải.
- Đại lý vận tải hàng hoá và hàng khách.
- Kinh doanh kho bãi.
- Khai thác cầu cảng và xếp dỡ hàng hoá.
Trải qua bao khó khăn, đến nay công ty đã được Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam xếp vào một trong những con chim đầu đàn của ngành vận tải biển.


Năm 1999, công ty đã có 11 tàu đang được khai thác, tình trạng kỹ thuật từng
tàu hiện tại phù hợp với yêu cầu kỹ thuật khai thác tàu trên thế giới.
Tổng số vốn lưu động đã tăng gấp 47 lần so với thời kỳ mới thành lập,
vòng quay của vốn tăng 7 lần/ năm. Doanh thu toàn bộ mỗi năm đều tăng,
năm 1996 doanh thu là 54,578 tỷ thì năm 1999 là 104,192 tỷ tăng gần gấp 2
lần( tăng 90%). Lợi nhuận năm 1996 là 374399507 đồng thì năm 1999 là
4300000000 đồng tăng gấp 11,5 lần so với năm 1996. Đời sống cán bộ công
nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao nhờ thu nhập bình quân
tăng từ 789.405 đồng năm 1996 lên tới 1.850.000 năm 1999, tăng 2,4 lần.
Nhìn chung tình hình hoạt động của Công ty vận tải biển III-VINASHIP
phát triển tốt, vững chắc. Công ty có nhiều mặt sản xuất kinh doanh vận tải
bằng đường biển, liên doanh với nước ngoài, liên doanh trong nước, nghiên
cứu nhu cầu của thị trường, hiện đại hoá đội tàu, tổ chức quản lý nguồn nhân
lực... Nhằm giữ vững, phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống cán
bộ công nhân và hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
2. Đặc điểm chung về vận tải biển.
2.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải.
• Đặc điểm lớn nhất của sản xuất vận tải là mang tính phục vụ. Vận tải là
hoạt động phục vụ không chỉ trong phạm vi sản xuất: Vận chuyển nguyên nhiên
vật liệu... mà còn trong khâu lưu thông phân phối, không có hoạt động vận tải
thì hoạt động sản xuất xã hội không tồn tại được, hoạt động vận tải là mạch
máu của nền kinh tế quốc dân. Vận tải là cơ sở sự ràng buộc sự phát triển của
các ngành khác. Ở đây dùng với sự phân bố tài nguyên, nhân lực và nhân tố
quốc phòng, vận tải là một nhân tố quan trọng trong quy hoạch phân vùng
kinh tế.
• Đặc điểm thứ 2 của vận tải là tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu
dùng: Chúng ta biết rằng trong hoạt động sản xuất vận tải không có đặc tính
vật hoá vì kết quả của nó là sự di chuyển người hay hàng hoá từ nơi này đến
nơi khác. Hay nói cách khác hoạt động này gắn liền với sản xuất và tiêu thụ.
• Đặc tính tiếp theo của vận tải trong hoạt động vận tải trong hoạt động

vận tải không có sản xuất dự trữ. Trong tất cả các hoạt động sản xuất chúng
ta đều biết rằng có thể sản xuất để tiêu dùng ngay và sản xuất để dự trữ.
Lượng dự trữ này nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào đặc tính của loại sản phẩm và
từng ngành sản xuất. Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên
không có sản xuất dự trữ.
• Đặc điểm thứ 4 của sản xuất vận tải là trong vận tải không có hoạt
động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các lĩnh vực khác giữa sản
xuất và tiêu thụ có hàng loạt các hoạt động khác nhau thuộc khâu lưu thông
phân phối, các hoạt động tạo ra mối liên hệ kinh tế giữa sản xuất và người tiêu
dùng nhưng trong vận tải điều này không xảy ra.
2.2. Chu kỳ sản xuất vận tải.
Chu kỳ sản xuất vận tải là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất trong vận
tải. Những yếu tố này là: Phương tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ hàng hoá,
điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng, sức lao động của con người.
Ngoài ra còn có các hoạt động phụ trợ khác đó là: Chủ hàng, đại lý môi giới, xí
nghiệp sửa chữa...sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất vận tải. Nhìn chung chu kỳ sản xuất vận tải bao
gồm các giai đoạn sau:
+ Các hoạt động chuẩn bị.
+ Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng.
+ Xếp hàng.
+ Lập đoàn tàu.
+ Vận chuyển.
+ Nhận phương tiện tại nơi đến.
+ Giải phóng đoàn tàu.
+ Dỡ hàng.
+ Chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp.
• Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn chuẩn bị cho quá trình vận tải bao gồm
các công việc sau: Chuẩn bị hàng để vận chuyển và ký hợp đồng để vận chuyển.
Việc chuẩn bị hàng để vận chuyển chủ yếu là việc đóng gói và xác nhận nơi

nhận đúng và chính xác. Ngoài việc chuẩn bị hàng hoá còn một loạt công việc
có tính pháp lý chuẩn bị cho quá trình vận chuyển là việc ký kết hợp đồng vận
chuyển.
• Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng: Sau khi thống nhất về thể
thức vận chuyển và chuẩn bị hàng hoá là việc đưa phương tiện đến nơi nhận
hàng hoặc đưa hàng hoá tới nơi bố trí phương tiện nhận hàng(tại ga, cảng).
Tuỳ theo nội dung của các loại hợp đồng nêu trên mà có thể có phương án
khác nhau hoặc đưa phương tiện tới nơi nhận hàng hoặc đưa hàng hoá tới
ga, cảng nơi bố trí phương tiện nhận hàng.
• Xếp hàng: Sau khi bố trí phương tiện vận chuyển đến lấy hàng thì bắt
đầu giai đoạn xếp hàng. Việc xếp hàng phụ thuộc hàng loạt các yếu tố như: Độ
lớn, hình dạng, kích thước, cách thức đóng gói, đặc tính lý hoá của hàng hoá
cũng như đặc tính của phương tiện và cuối cùng là sơ đồ xếp hàng và phương
tiện. Trong vận tải biển kế hoạch bố trí hàng hoá trên tàu là rất quan trọng,
khi mà đối tượng hàng hoá trên tàu có thể có hàng chục vạn tấn. Không có kế
hoạch này có thể dẫn tới tình trạng phải dỡ hàng cả tàu để tìm một chủ hàng.
• Lập đoàn tàu: Lập đoàn tàu phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm an toàn đoàn tàu đi lại bằng cách phân bố lực hãm đồng đều
cho các thành phần của đoàn tàu.
- Giảm bớt thao tác khi lập và giải phóng đoàn tàu đến mức thấp nhất.
- Tận dụng sức kéo, đẩy của đầu máy.
• Vận chuyển: Đây là giai đoạn chính của quá trình vận tải là giai đoạn
dịch chuyển đưa hàng từ nơi phát hàng đến nơi nhận hàng. Giai đoạn vận
chuyển có thể liên tục từ ga cảng đến cảng cuối cùng và có thể bị gián đoạn bởi
các thời gian dừng đỗ dọc đường.
• Đón nhận phương tiện từ nơi đến: Trước tiên khi tiến hành giữ hàng
hoá tại nơi đến cần phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của phương tiện và tình
hình của hàng hoá.
• Giải phóng đoàn tàu: Cũng như lập đoàn tàu, không phải tất cả các
phương tiện vận tải đều phải trải qua giai đoạn tháo dỡ đội hình đoàn tàu.

Những phương tiện nào có lập đoàn tàu mới có giai đoạn này. Giải phóng đoàn
tàu là việc tháo dỡ đội hình đoàn tàu và đưa phương tiện vào nơi dỡ hàng.
•Dỡ hàng là công việc về nguyên tắc được gắn liền với xếp hàng.
• Chạy rỗng đến nơi nhận hàng: Nếu như sau khi dỡ hàng quá trình vận
chuyển hàng hoá là kết thúc thì đối với phương tiện vận tải, chu kỳ hoạt động
chưa kết thúc, chu kỳ này bắt đầu từ việc chuẩn bị nhận hàng và sẽ kết thúc
bằng việc chạy rỗng đến nơi nhận hàng mới.
2.3. Vai trò của vận tải:
Vận tải là ngành kinh tế ảnh hưởng đến hàng loạt mặt sản xuất vật chất
đó là: Khuynh hướng định vị có thể đưa vào hoặc là thiên hướng vươn tới thị
trường tiêu dùng hoặc thị trường nguyên vật liệu. Sự phát triển của vận tải
được biểu hiện bằng việc tăng mật độ mạng lưới đường vận tải, nâng cao tính
đều đặn của những thao tác vận tải và giảm chi phí của chúng điều này làm dễ
dàng cho sự gần lại nhau giữa khu vực sản xuất và khu vực tiêu dùng vận tải
làm chắc chắn cho xí nghiệp công nghiệp hoạt động khi mà nó đảm bảo cung
cấp nhịp nhàng nguyên vật liệu trong suốt cả năm. Sự bảo đảm này càng lớn
nếu như toàn bộ hệ thống vận tải của đất nước càng phát triển tốt hơn. Khi
tồn tại khả năng lựa chọn phương tiện vận tải thì triển vọng hoạt động nhịp
nhàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng được tăng lên. Ở mức ý nghĩa nhỏ hơn vận
tải ảnh hưởng quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất ở khu vực đã cho phụ thuộc
vào vận tải khi vận tải là cổ họng hẹp trong sự phát triển của ngành sản xuất
đó chẳng hạn việc khai thác nguyên liệu tự nhiên ở khu vực vận tải khó khăn
sẽ bị hạn chế bởi khả năng vận chuyển thậm chí khi tồn tại cả những việc lắp
đặt những thiết bị khai thác hiện đại có năng suất cao.
3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác
hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận
tải biển III-VINASHIP.
3.1. Đặc điểm về đội tàu:
Để hiểu rõ và giải quyết các vấn đề kinh tế của Công ty VINASHIP trước
hết chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm, tính chất, tính trạng và các đặc trưng kinh

tế kỹ thuật của đội tàu công ty bởi vì đội tàu của công ty là tư liệu sản xuất
chính của Công ty VINASHIP . Từ năm 1996->1999, đội tàu khai thác của công
ty đã tăng lên qua hình sau:
Bảng 2.1: Số lượng tàu của công ty từ 1996->1999:
Năm 1996 1997 1998 1999
Số lượng tàu. 6 10 10 11
(Nguồn: Công ty vận tải biển III-VINASHIP)
Bảng 2.2: Đặc điểm kỹ thuật của tàu.
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tên tàu
Hà giang
Hưng Yên
Hà Tây
Nam Định
Ninh Bình
HùngVương
01
HùngVương
02

HùngVương
03
Tân trào
Bạch Long Vĩ
Thắng lợi
Nơi SX
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nga
Nhật
Nhật
Năm SX
1984
1984
1986
1986
1985
1981
1981
1984
1976
1986
1981
Trọng

tải(tấn)
11849
11849
8294
8294
8294
4747
4071
5932
4303
2118
8294
Tốcđộ(hải
lý/h)
14-17
14-17
14-17
14-17
14-17
14-17
14-17
14-17
14-17
14-17
14-17
Đội tàu của công ty đang khai thác phát triển theo xu hướng tăng trọng
tải tàu, tăng tốc độ, đóng những tàu chuyên môn hoá hẹp, chế tạo và ứng dụng
những thiết bị tự động hoá quá trình vận hành và công tác buồng máy. Tàu
của công ty có độ tuổi trung bình là 16 tuổi, đa số tàu của công ty được sản
xuất ở Nhật, hầu hết đội tàu của công ty đều có tình hình kỹ thuật hiện đại. Tàu

của công ty là loại tàu có boong dùng để vận chuyển các loại hàng bao kiện dời
như: Xi măng, clanke, than, phân bón, gạo... đảm bảo chất lượng vận chuyển
tốt, thuận lợi cho công tác xếp dỡ và yêu cầu khai thác. Khả năng vận chuyển
của tàu là quy mô khối lượng hàng hoá vận chuyển hoặc là quy mô công tác
vận chuyển mà tàu thực hiện trong những điều kiện khai thác cụ thể mà những
điều kiện này giới hạn việc lợi dụng trọng tải và tốc độ kỹ thuật tàu.
- Trọng tải toàn bộ tàu được đo bằng khồi lượng biểu thị sức tải lớn nhất
của tàu khi đầy hàng, nhiên liệu dầu nhờn và vật liệu khác. Nhìn chung tốc độ
tàu của công ty có trọng tải tương đối lớn so với các loại tàu đang được khai
thác và sử dụng ở Việt Nam hiện nay.
- Tốc độ của tàu biển là 1 trong 2 thông số kinh tế kỹ thuật quan trọng
nhất của con tàu đưa vào khai thác. Tốc độ tàu biển của đội tàu công ty là
14-17 hải lý/h. Tốc độ tàu nhanh làm giảm thời gian khai thác trong 1 chuyến
đi và làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng chuyến đi cho từng tàu trong năm.
Nhìn chung đội tàu công ty đang đưa vào khai thác và sử dụng có tình
trạng kỹ thuật tương đối tốt, có một cơ cấu hợp lý về trọng tải, tốc độ phù hợp
với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển, phù hợp với nguồn hàng,
tuyến đường vận chuyển mà công ty đang khai thác.
3.2. Đặc điểm về nguồn hàng và tuyến đường công ty đang khai
thác.
Tư liệu sản xuất của công ty là đội tàu thì đối tượng sản xuất của công ty
là nguồn hàng và tuyến đường vận chuyển. Hàng hoá của công ty vận chuyển
thuộc loại hàng hoá vụn: Than, xi măng, gạo, phân... các loại hàng này thường
vận chuyển một lần với khối lượng lớn và thường là cả tàu, yêu cầu bảo quản
các loại hàng này cao, loại hàng trên không chỉ ra được khả năng tách biệt các
lô hàng hoá trong quá trình xếp dỡ và như vậy cho phép sử dụng các thiết bị
xếp dỡ hoạt động liên tục. Bên cạnh hàng vụn là mặt hàng vận chuyển chính
thì công ty vận chuyển bách hoá là các hàng có khả năng tách biệt các đơn vị
hàng hoá trong quá trình xếp dỡ không kể hàng hoá trong bao. Hàng bách hoá
cho phép sử dụng các chu kỳ xếp dỡ có chu kỳ hoạt động. Bên cạnh nguồn hàng

thì tuyến đường vận chuyển của công ty do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
phân tuyến chủ yếu là vận chuyển nội địa và tuyến nước ngoài thì vận chuyển
tuyến Đông Nam Á. Công ty có tuyến đường vận chuyển ngắn, chưa có tuyến
vận chuyển sang Đông Âu, Bắc Mỹ những thị trường rộng lớn.
3.3. Đặc điểm về lao động:
Lao động của con người là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất và
là yếu tố quyết định dù kỹ thuật hiện đại và hoàn hảo đến đâu thì yếu tố lao
động vẫn giữ vai trò chủ đạo. Với doanh nghiệp vận tải nói chung và với công
ty VINASHIP nói riêng thì khối lượng công việc không hoàn toàn quy định số
lượng lao động. Công ty đã bố trí số thuyền viên phù hợp với đặc điểm kỹ thuật
của từng tàu, công ty đã căn cứ vào điều lệ chức trách của các thuyền viên trên
tàu biển Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải ký ngày5/2/1994 theo quyết
định số 174/ QĐ-TCCB. Thuyền viên trên tàu gồm: Cán bộ thuỷ thủ và nhân viên
làm việc trên tàu. Cán bộ gồm có thuyền trưởng và máy trưởng, đại phó, phó 1,
phó 2, phó 3, máy 1, máy 2, máy 3, điện trưởng ngoài thuyền trưởng và máy
trưởng các cán bộ khác còn được gọi là sỹ quan trên tàu. Tổng số cán bộ công
nhân viên của công ty năm 1999 là 1570 trong đó:
- Thuyền viên: 1200
- Nhân viên gián tiếp:
+ Nhân viên hành chính: 150 người
+ Nhân viên kỹ thuật: 220 người.
- Nếu căn cứ theo trình độ học vấn thì số người có trình độ đại học là
706 người (chiếm gần 45%) trong tổng số công nhân viên, số còn lại có trình
độ cao đẳng và trung cấp.
- Nếu căn cứ theo độ tuổi và giới tính thì công ty có trên 95% là nam giới,
có độ tuổi trung bình là 35-40 tuổi.
Những con số đó nói lên công ty vận tải biển VINASHIP có một lực lượng
lao động tương đối trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật đang độ tuổi sung sức
P. Tổ chức hành chính
Giám đốc

P.Tài chính kế toán
P. Kinh doanh
P. Vật tư
P. Kĩ thuật
P. Pháp chế
Đội sửa chữa
Phó giám đốc
trong sáng tạo và điều này thể hiện qua số lượng các sáng kiến cải tiến kỹ
thuật tăng lên trong những năm qua. Năm 1996 có 41 sáng kiến, năm 1997
có 45 sáng kiến cải tiến nhằm tiết kiệm cho công ty hàng tỷ đồng. Tổng số tiền
thưởng cho 1 sáng kiến là 15 triệu đồng. Năm 1999 có trên 50 sáng kiến cải
tiến mức kỹ thuật về khai thác đội tàu trong đó có sáng kiến cải tiến trạng thái
của hệ thống lực và tổ hợp máy-vỏ- chong chóng làm thay đổi chế độ làm việc
của động cơ, làm tăng tần số quay làm cho tàu sử dụng hết công suất của động
cơ chính và cuối cùng là tăng tốc độ của tàu. Cũng năm 1999 vừa qua, công ty
có trên 90% công nhân viên đạt lao động giỏi, 5 người được cấp bằng sáng
tạo, 21 người đạt danh hiệu lao động đặc biệt giỏi.
3.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý công ty VINASHIP:
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của công ty VINASHIP mô hình tổ
chức được xây dựng hoàn chỉnh với một bộ máy phù hợp nhất: Cơ cấu tổ chức
quản lý được mô tả qua sơ đồ sau:
(Sơ đồ tổ chức quản lý công ty VINASHIP).
• Bộ phận chỉ huy: Ban giám đốc.
- Giám đốc chỉ huy chung: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp
luật, cơ quan cấp trên và chính quyền địa phương về nghĩa vụ đối với Nhà
nước. Giám đốc công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công
quản lý một số lĩnh vức hoạt động theo chuyên môn nghiệp vụ và được ký một
số văn bản hợp đồng kinh tế khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc phụ trách kỹ

thuật, pháp chế Hàng hải, vật tư, đội sửa chữa.
• Các phòng chức năng:
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ đôn đốc các đơn vị thực hiện chế
độ chính sách và các quy định về hành chính của Nhà nước và các quy định của
cấp trên trực tiếp.
Nghiên cứu xây dựng bộ máy, tổ chức sản xuất cho phù hợp với từng giai
đoạn phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở xếp lại lao động
hợp lý đảm bảo không ngừng tăng năng suất lao động. Nghiên cứu xây dựng
và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ công nhân trong công ty nhằm
không ngừng nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý, hướng dẫn đôn đốc, lập và
thực hiện kế hoạch lao động và tiền lương, an toàn lao động và chế độ khen
thưởng, kỷ luật, nghiên cứu chế độ của Nhà nước. Tổng hợp và thông báo
chương trình công tác hàng tháng, hàng tuần của giám đốc, có biện pháp
chăm lo cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Là phòng giúp việc cho giám đốc công ty quản
lý về hành chính, thống kê kế toán, giá cả và hạch toán kế toán của công ty theo
đúng chế độ quy định của Nhà nước và cấp trên. Cụ thể là: Lập kế hoạch tài
chính và biện pháp sử dụng nguồn vốn và quỹ để kịp thời phục vụ cho sản xuất
kinh doanh và dịch vụ của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Thường xuyên tổ
chức kiểm tra các hoạt động tài chính kế toán, đảm bảo sổ sách chứng từ và
chấp hành các chế độ thể lệ về tài chính kế toán của Nhà nước, kịp thời phát
hiện ngăn chặn hành vi biểu hiện tham ô lãng phí và vi phạm chế độ chính sách
pháp luật tài chính kế toán đề xuất với giám đốc những biện pháp cụ thể ngăn
ngừa và xử lý kịp thời.
- Phòng kinh doanh: Giúp giám đốc chuẩn bi xây dựng các văn bản kế
hoạch hàng tháng, quý, năm dài hạn trên mọi hoạt động của công ty để báo
cáo lên trên cũng như việc thực hiện triển khai các kế hoạch báo cáo tổng hợp.
Phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ thăm dò nguồn hàng vận chuyển của công
ty.
- Phòng vật tư: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về vật tư sử dụng

dựa trên kế hoạch hàng tháng, quý, năm.
- Phòng kỹ thuật : Nghiên cứu, tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong và ngoài nước vào hoạt động khai thác tàu.
- Phòng pháp chế : Nghiên cứu về pháp chế để đảm bảo cho tàu được an
toàn khai thác.
- Đội sửa chữa.
II. THỰC HIỆN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN III-VINASHIP.
1.Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty.
Công ty vận tải biển III-VINASHIP khi hoạch định chiến lược kinh doanh
của mình cũng áp dụng các bước chủ yếu trong qui trình hoạch định chiến
lược kinh doanh trong các doanh nghiệp.
1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty.
1.1.1 Môi trường vĩ mô.
a/ Các yếu tố kinh tế.
Nền kinh tế nước ta trước đây do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên
kém phát triển, đồng thời kéo dài cơ chế quản lí bao cấp nên nền kinh tế nước
ta bị tụt hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn mới hiện nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới
về kinh tế xã hội do đại hội Đảng lần VI của Đảng đề ra được cụ thể hoá và
phát triển trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là những giải pháp tích cực từ
cuối năm 1988 đã đưa tới những thành tựu bước đầu quan trọng. Hình thành
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, giảm tốc độ
lạm phát, đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm và tiêu dùng, tăng
nhanh xuất khẩu và có bước phát triển về kinh tế đối ngoại. Nền kinh tế ổn
định và phát triển không ngừng theo đánh giá bước đầu nền kinh tế nước ta
đạt được những thành tựu đáng kể. Sản lượng lương thực đạt đến mức 28
triệu tấn/ năm. Trong đó sản lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng. Việt Nam là
nước đứng

thứ 3 thế giới về xuất khẩu lương thực. Từ năm 1991-1995 giá trị sản xuất

×