Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát triển kinh tế xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.23 KB, 23 trang )

M ỤC L ỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, BIỂU ĐỒ...................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................ii
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................... 1
Chương I: Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản..................................3
1.1.

Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức.................................................................3

1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm...........................................................................................................4
1.1.2.1.

Nguồn vốn ODA mang tính chất ưu đãi.........................................................4

1.1.2.2.

Vốn ODA kèm theo các ràng buộc về kinh tế - chính trị:...............................5

1.1.2.3.

ODA gắn liền với các nhân tố xã hội.............................................................6

1.1.2.4.

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ..........................................................6

1.2.

Tổng quan về ODA Nhật Bản..................................................................................7



1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ODA Nhật Bản...............................................7
1.2.2. Các hình thức đầu tư ODA của chính phủ Nhật Bản vào Việt Nam..................8
1.2.3. Tình hình thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam thời gian qua.......................10
1.2.4. Tình hình sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thời gian qua.................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................19


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Thứ tự

Tên bảng, biểu đồ, sơ đồ

Trang

Bảng 1.1

Tốp mười nhà viện trợ ODA vào Việt Nam

12

Bảng 1.2

Khối lượng vốn ODA cam kết và giải ngân giai đoạn

14

2003 -2012 tại Việt Nam
Biểu đồ 1.1


Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam (2003-2012)

13

Biểu đồ 1.2

Mức cam kết và giải ngân vốn ODA từ 2003-2012

14

Biểu đồ 1.3

ODA Nhật Bản đầu tư cho giao thông vận tải (2006-2012)

17

Sơ đồ 1.1

Phân loại vốn ODA

9

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

DAC

Development Assistance Committee

Ủy ban hỗ trợ phát triển

EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FAO

Food and Agriculture Organization

Tổ chức nông nghiệp và
lương thực

FDI

Foreign direct investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross domestic product


Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Gross national product

Tổng sản phẩm quốc dân

IDA

International Development Association

Hiệp hội phát triển quốc tế

JBIC

Japan Bank for International

Ngân hàng hợp tác quốc tế
Nhật Bản

JETRO

Japan External Trade Organization

Tổ chức xúc tiến thương mại
Nhật Bản

JICA


Japan International Cooperation Agency

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản

NGOs

None Government Organizations

Các tổ chức phi chính phủ

ODA

Official Development Asistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Organization of Economic Cooperation Tổ chức hợp tác kinh tế và
and Development
phát triển

OPEC

Organization of the Petroleum Exporting Tổ chức các nước xuất khẩu
Countries
dầu mỏ


TBCN

Tư bản chủ nghĩa

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WHO

World Health Organisation

Tổ chức y tế thế giới

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

2


LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển quan trọng đối với các quốc gia đang
phát triển. Nói đến hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) không thể không nhấn mạnh vai
trò chủ chốt của Nhật Bản. Nhật Bản được coi là nhà tài trợ số một thế giới về viện trợ
phát triển chính thức (ODA) với phần lớn số tài trợ tập trung cho các nước Châu Á
(Potter, D. M, 2011).

Với các nước đang phát triển, nơi đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt thì sự giúp đỡ
của các nước phát triển, trong đó có Nhật Bản là hết sức cần thiết. Không thể phủ nhận
rằng ODA của Nhật Bản đã góp phần giải quyết những khó khăn, đặc biệt là vốn trong
quá trình chuyển đổi và cải tổ nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như
cải thiện cuộc sống ở các nước nhận viện trợ trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, để tạo được một nền móng
vững chắc, thực hiện được kế hoạch lâu dài của Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành
nước công nghiệp phát triển thì việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong
những vấn đề cốt yếu có tính chất quan trọng.
Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong số hơn 20
nước và tổ chức cung cấp ODA cho nước ta. Nguồn vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã
đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xóa đói
giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.
Trước thực tế trên, em đã chọn đề tài: “Vai trò của nguồn vốn ODA đối với phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” nhằm cung cấp thông tin về vai trò đầu tư ODA của
Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn, cũng như thu hút thêm nhiều nguồn tài trợ khác trong tương lai.

1


Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản
Chương 2: Vai trò của ODA Nhật Bản với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Chương 3: Triển vọng thu hút và một số kiến nghị nhằm phát huy vai trò vốn
ODA Nhật Bản tại Việt Nam.

2



Chương I: Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản
1.1.

Khái quát về hỗ trợ phát triển chính thức.

1.1.1. Khái niệm
Hỗ trợ phát triển chính thức (tiếng Anh là: Oficial Development Agency được gọi
tắt là ODA) ra đời và hình thành trong một thời gian dài và có nhiều đóng góp tích cực
cho phát triển của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Thuật ngữ ODA được dùng
chính thức lần đầu tiên vào năm 1961 trong bản báo cáo của tổ chức DAC nhưng đến nay
vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về ODA. Mỗi tổ chức, quốc gia lại có những định
nghĩa khác nhau về nguồn vốn này:
Theo tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) định nghĩa: ODA là các
nguồn hỗ trợ do các tổ chức Chính phủ bao gồm: chính quyền địa phương hoặc do các cơ
quan của các tổ chức thực thi này hoặc do các tổ chức đa phương cung cấp cho các nước
đang phát triển với các tiêu chí sau:
 Được thực hiện với mục tiêu chính là khuyến khích phát triển kinh tế và phúc
lợi xã hội tại các nước phát triển.
 ODA có đặc tính ưu đãi và yếu tố không hoàn lại từ 25% trở lên.
Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành
kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được
định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt
động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và
các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.
Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn
từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát

3



triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.
1.1.2. Đặc điểm
1.1.2.1.

Nguồn vốn ODA mang tính chất ưu đãi.

ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi bởi vì trong ODA bao giờ cũng chiếm
một phần không nhỏ là các khoản viện trợ không hoàn lại và phần cho vay ưu đãi với lãi
suất thấp hơn các khoản tín dụng thông thường (thường dưới 3%).Với mục tiêu trợ giúp
các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ
nào khác. Thể hiện:


Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD.



Mức độ ưu đãi nhiều hay ít được thể hiện ở mức lại suất, thời gian ân hạn và thời
gian trả nợ. Một khoản ODA có thời gian sử dụng vốn dài, thường từ 20-50 năm,
tùy thuộc vào từng nhà tài trợ gồm 2 phần:
 Thời gian ân hạn từ 5-10 năm
 Thời gian trả nợ cũng đa dạng gồm nhiều giai đoạn và tỉ lệ trả nợ khác nhau
ở từng giai đoạn.
Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25%

tổng số vốn vay. Một ví dụ điển hình là: OECD cho không 20-25% tổng vốn ODA. Đây
chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại.

Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Lãi suất dao
động từ 0,5% đến 5% /năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên
7% /năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ như lãi suất của
ADB là 1%/năm; của WB là 0,75% /năm; Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm
tài khoá ( từ năm 1997-2000 thì lãi suất là 1,8%/năm).

4


Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưu tiên
riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật
và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các
nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể.
1.1.2.2.

Vốn ODA kèm theo các ràng buộc về kinh tế - chính trị:

ODA là một trong những phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của các nước cấp
viện trợ đối với nước nhận viện trợ. Trong thời kì chiến tranh lạnh ODA được sử dụng để
lôi kéo đồng minh do có sự đối đầu Đông- Tây, giữa hệ thống TBCN và XHCN. Sau khi
hệ thống XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ sụp đổ, các nước phương Tây dùng tiền giúp
đỡ các nước này trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo
những điều kiện ràng buộc nhất định. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là
các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với
nước nhận tài trợ, được coi như một biện pháp nhằm tăng cường khả năng thâm nhập và
làm chủ thị trường xuất khẩu.
Theo báo cáo của DAC thì 17.7 % viện trợ song phương của DAC năm 1997 phải
được dành để mua hàng hóa dịch vụ từ các nước tài trợ. Trong đó, các nước như Bỉ, Đức
và Đan Mạch yêu cầu khoảng 40% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước

mình, Canada yêu cầu tới 68%, Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1.7%, Hà Lan 2.2%, hai nước này
được coi là những nước có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài
trợ thấp.
Ngoài ra, rủi ro của đồng tiền viện trợ khi có sự biến động bất lợi về tỉ giá hối đoái
làm cho nghĩa vụ trả nợ của các nước nhận viện trợ thêm nặng nề. Thông thường, nước
tiếp nhận không có quyền lựa chọn đồng tiền đi vay mà sự lựa chọn này do bên cấp quy
định.
Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của
nước viện trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình,
5


vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào
nước tiếp nhận viện trợ.
1.1.2.3.

ODA gắn liền với các nhân tố xã hội

ODA là một phần được trích từ GNP của các nước tài trợ nên rất nhạy cảm với dư
luận xã hội tại các quốc gia này. Nhìn chung người dân các quốc gia thuộc OECD luôn
ủng hộ sự giúp đỡ thông qua viện trợ với các nước đang phát triển. Ở các nước cung cấp
ODA tỉ lệ dưới 0.7 GNP, hơn 70% người dân cho rằng chính phủ nên tăng ngân sách viện
trợ phát triển, không chỉ về số lượng mà còn quan tâm đến chất lượng viện trợ.
Ở nhiều nước dân chúng yêu cầu Chính phủ cắt giảm viện trợ để tập trung giải
quyết các vấn đề khó khăn trong nước và tỏ ra lo ngại trước một số vấn đề trong việc
cung cấp viện trợ như: tiếp thu chậm dự án, hiệu quả dự án thấp, bên nhận không thực
hiện đúng cam kết, có dấu hiệu tham nhũng viện trợ của các quan chức.
Ngược lại ở các nước nhận viện trợ người dân tỏ ra dè dặt trong việc tiếp nhận
viện trợ, e ngại những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, bản sắc và truyền thống văn hóa
dân tộc.

1.1.2.4.

ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ.

Dù là nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) có điều kiện ưu đãi cao nhất, cho đến
các khoản vốn vay thương mại thông thường trên thị trường tài chính quốc tế thì nghĩa vụ
nợ (bao gồm trả lãi và nợ gốc) cũng luôn luôn đặt ra cho người vay.
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ
thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự
tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả
năng trả nợ.Vấn đề ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất
là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ.
Do vậy, sự chủ động và tỉnh táo khống chế nợ ở mức độ an toàn, theo những dự
án đầu tư cụ thể, được luận chứng kinh tế – kỹ thuật đầy đủ, và chấp nhận sự kiểm tra,
6


giám sát của chủ nợ để tránh hao hụt do tham nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích là
những nguyên tắc hàng đầu cần được tuân thủ trong quá trình vay nợ nước ngoài.

1.2.Tổng quan về ODA Nhật Bản
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ODA Nhật Bản.
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế họach Marshall ( Sagasti,
2005) để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá.
Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nước Châu Âu đã đưa ra một chương
trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu,
nay là (OECD). Thời gian này các nước công nghiệp phát triển đã thỏa thuận trợ giúp các
nước đang phát triển dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi.
Sau chiến tranh nền kinh tế Nhật thiệt hại rất nặng nề, do đó từ năm 1945 – 1954 Nhật
phải nhận viện trợ từ Mỹ và Ngân hàng thế giới để khôi phục đất nước, song cho đến

1954 Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện chương trình viện trợ đối với các nước đang phát
triển ở Châu Á sau khi tham gia kế hoạch Colombo năm 1954.
Từ đó đến nay quá trình viện trợ của Nhật Bản được chia làm 4 giai đoạn:
 Giai đoạn 1946-1976: Giai đoạn hình thành và phát triển của ODA
Nhật Bản bắt đầu thực hiện hợp tác kỹ thuật vào năm 1954 khi tham gia vào kế
hoạch Colombo. Từ năm 1954 đến năm 1976, chính phủ Nhật Bản tích cực phát triển hệ
thống viện trợ của mình. Nền tảng của chính sách hỗ trợ tài chính Nhật Bản bắt đầu từ
việc bồi thường chiến tranh song song với hợp tác kinh tế với các nước Châu Á. Giai
đoạn này Nhật Bản cung cấp viện trợ chủ yếu cho một số quốc gia khu vực Đông Nam Á
như: Miến Điện, Philippine, Indonesia, Lào, Việt Nam.
 Giai đoạn 1977-1991: Giai đoạn tăng cường và đa dạng hóa viện trợ.
ODA của Nhật Bản bước sang một trang mới khi việc thanh toán bồi thường đã
được hoàn thành năm 1976. Phân bổ địa lý của ODA Nhật Bản trở lên đa dạng, tạo cơ hội
7


lớn cho các khu vực ngoài Châu Á, bao gồm cả Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh và
Thái Bình Dương nhận nguồn viện trợ ODA từ Nhật Bản. Giai đoạn này Nhật Bản đã
vươn lên là cường quốc số 1 thế giới về viện trợ song phương vào năm 1989 ( đạt 8.4 tỷ
USD trong khi viện trợ của Mỹ là 8.1 tỷ USD).
 Giai đoạn 1992-2002: Giai đoạn có sự thay đổi trong chính sách và quan
điểm Nhật Bản ( hình thành Hiến chương ODA năm 1992)
Hiến chương trình bày những nội dung về chính sách ODA của Nhật Bản bao gồm:
 ODA Nhật Bản xuất phát từ quan điểm nhân đạo.
 ODA Nhật Bản dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Nhật Bản và các nước
đối tác .
 Viện trợ của chính phủ Nhật Bản tập trung vào bảo vệ môi trường trong
phát triển kinh tế xã hội.
 Nhật Bản hỗ trợ giúp đỡ các nước đang phát triển vươn lên theo hướng tăng
trưởng phát triển.

 Giai đoạn 2003-nay: Những thay đổi đáp ứng thách thức của kỷ nguyên mới
Năm 2003, Nhật Bản đã sửa đổi điều lệ trong hiến chương ODA lần đầu tiên trong
11 năm kể từ khi bản Hiến chương đầu tiên ra đời vào năm 1992. Mục đích hiến chương
mới là “ đóng góp vào hòa bình và phát triển của cộng đồng quốc tế, và từ đó góp phần
đảm bảo an ninh và thịnh vượng của Nhật Bản”.
1.2.2. Các hình thức đầu tư ODA của chính phủ Nhật Bản vào Việt Nam
Hỗ trợ ODA dành cho Việt Nam được chia thành hỗ trợ song phương và hỗ trợ
thông qua các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế … Viện trợ chính thức song
phương của Nhật Bản được thực hiện theo ba hình thức: Viện trợ không hoàn lai, Hợp tác
kỹ thuât và Hợp tác vốn vay (JICA, 2013).

8


Để liên kết thực hiện các hình thức ODA đó, bốn cơ quan là Đại sứ quán Nhật Bản
tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JCA), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JBIC) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã hình thành “
Tổ công tác về ODA”.
Ngoài ra, khi thực hiện ODA, song song với thực hiện các dự án phù hợp với kế
hoạch phát triển của Việt Nam, Nhật Bản chú trọng việc hợp tác viện trợ với các nhà tài
trợ có liên quan.
Sơ đồ 1.1 : Phân loại vốn ODA
O
V
H
D
i


A


p
n
t
r
t
t
á

r
c

t
s
k
v
đ
h
o
k


a
ô
h
n
g
ô
t
p

n
v
h
p
g
u
a
ư
q
u
h

y
ơ
ư
h
t
n
a
g
ơ
o
n
à
c
g
n
á
c
l

t

i

c
h

c
q
u

c
t
ế

a. Hợp tác vốn vay
Hợp tác vốn vay là hình thức cho vay của chính phủ đối với chính phủ các nước
đang phát triển với các điều kiện cho vay mềm dẻo hơn như lãi suất thấp và thời hạn vay
dài. Tại Việt Nam hợp tác vốn vay chủ yếu dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như giao
thông vận tải, điện lực, phát triển nông thôn. Hợp tác vốn vay do Ngân hàng Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JBIC) thực hiện.
b. Viện trợ không hoàn lại
Hợp tác viện trợ không hoàn lại là việc trao tặng vốn cho chính phủ các nước đang
phát triển mà không kèm theo nghĩa vụ hoàn trả. Mục đích chính của hợ tác viện trợ
9


không hoàn lại là đáp ứng cho những nhu cầu căn bản của con người ( nâng cao mức
sống cho tầng lớp người dân nghèo đói ), đào tạo nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Hợp tác viện trợ không hoàn lại do Bộ Ngoại giao thực hiện, trong đó các dự án viện trợ

không hoàn lại cho các địa phương hoặc viện trợ không hoàn lại cho các tổ chức phi
chính phủ (NGOs) của Nhật Bản do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện.
c. Hợp tác kỹ thuật
Hợp tác kỹ thuật là hình thức cử chuyên gia, nghiên cứu phát triển, chương trình đào
tao, cung cấp thiết bị nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo nguồn nhân lực và
xây dựng thể chế. Hợp tác kỹ thuật của Chính phủ Nhật Bản phần lớn do cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện.
1.2.3. Tình hình thu hút ODA Nhật Bản vào Việt Nam thời gian qua.
Trước năm 1989, nguồn vốn ODA viện trợ cho Việt nam chủ yếu đến từ Liên
bang Xô Viết cũ, các nước Đông Âu, một vài nước tư bản chủ nghĩa ở Bắc Âu, và các tổ
chức quốc tế (Ph.D. Nguyen Xuan Thien and MA. Nguyen Viet Khoi, 2007). Nhưng kể
từ khi Liên Xô cũ sụp đổ thì Việt Nam mất một nguồn viện trợ nước ngoài quan trọng.
Tuy nhiên cùng với hoạt động mở cửa của nền kinh tế và sự hội nhập với thế giới, Việt
Nam lại nhận được nguồn viện trợ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế từ năm
1993
Đến nay, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã được mở rộng rất nhiều và hiện có 51
nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương 1 đang hoạt

1 a) Các nhà tài trợ song phương: Ai-xơ-len, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-oét, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn
Quốc, Hungari, I-ta-lia, Lúc-xem-bua, Mỹ, Na-uy, Nhật Bản, Niu-di-lân, Ôt-xtrây-lia, Phần Lan, Pháp, Séc, Tây Ban
Nha, Thái Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Xin-ga-po.
b) Các nhà tài trợ đa phương gồm:
- Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu (NIB), Quỹ Phát triển Bắc Âu (NDF), Quỹ Phát triển
quốc tế của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OFID - trước đây là Quỹ OPEC), Quỹ Kuwait;

10


động thường xuyên tại Việt Nam. Ngoài các nước là thành viên của Tổ chức OECD-DAC

còn có các nhà tài trợ mới nổi như Trung Quốc, Ấn độ, Hung-ga-ri, Séc,...
Ngoài nguồn vốn tài trợ ODA, ở Việt nam còn có khoảng 600 các tổ chức phi
Chính phủ quốc tế hoạt động với số tiền viện trợ hàng năm lên đến 200 triệu USD trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân tại các vùng nông
thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Bảng 1.1: Tốp mười nhà viện trợ ODA vào Việt Nam
ST

Quốc gia

(Triệu USD)

1

Japan

1693

2

IDA

1112

3

AsDB

T


Special 346

funds
4

France

241

5

Korea

177

6

Australia

141

7

Germany

118

8

United States


100

9

EU Institutions

91

10

Denmark

64
Nguồn: OECD/DAC

- Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Ủy ban châu Âu (EC), Cao uỷ Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR),
Quỹ Dân số của Liên hợp quốc (UNFPA), Chương trình Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO),
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS), Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Quỹ Đầu tư Phát triển của
Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ Quốc tế
và Phát triển nông nghiệp (IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức
Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

11


Nguồn vốn viện trợ đầu tư vào Việt Nam là một phần trong chiến lược kinh doanh
để tránh sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc. Trong các nước Asean, các doanh
nghiệp sản xuất đã bắt đầu di chuyển


từ Thái Lan và Malaysia sang

Indonesia,

Philippines, Việt Nam. Tuy nhiên, với sự bất ổn chính trị ở Indonesia và Philippines, Việt
Nam có lợi thế chi phí sản xuất thấp, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển đã trở thành quốc
gia thu hút được lượng lớn nguồn vốn ODA. Các nhà viện trợ chính là Nhật Bản, IDA,
ADB, chiếm đến 80% tổng Viện trợ cho Việt Nam (GRIPS Development Forum, 2002)
Các biện pháp hợp tác kinh tế giữa các nước phát triển về cơ bản có những đặc
điểm riêng của nó. ODA Nhật Bản có một vài đặc điểm nổi trội tạo nên sự khác biệt của
nó với nước khác. Những đặc điểm đó là sự phản ánh từ lịch sử lâu dài của nước Nhật, đi
từ việc là một nước đã từng nhận viện trợ trở thành nước cung cấp viện trợ hàng đầu.
Nhật Bản là một hình mẫu kinh tế thành công trong vai trò là nước nhận viện trợ.
Mục đích viện trợ của ODA Nhật Bản nhìn chung cũng giống như các nhà tài trợ
khác đó là giúp các nước đang phát triển giải quyết những vấn đề khó khăn mà họ vấp
phải như: nghèo đói, giáo dục, phát triển công nghiệp và những vấn đề thuộc môi trường.
Riêng Nhật Bản đã chiếm đến 40% tổng nguồn viện trợ ODA của Việt Nam.
Biểu đồ 1.1: Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam (2003-2012)

Viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam (2003-2012)

Triệu USD

2000
1800
1600
1400
1200
1000

800
600
400
200
0

Hợp tác kỹ thuật
Viện trợ không hoàn lại
Hợp tác vốn vay

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012


Nguồn: OECD/DAC
12


Tính đến hết năm 2010, qua 18 Hội nghị CG thường niên, tổng vốn ODA cam kết
của các nhà tài trợ đạt trên 64,322.88 tỷ USD với mức cam kết năm sau cao hơn năm
trước, kể cả những lúc kinh tế của các nhà tài trợ gặp khó khăn. Mức cam kết ODA cao
trong suốt thời gian qua đã thể hiện sự đồng tình và sự ủng hộ chính trị mạnh mẽ của
cộng đồng quốc tế với công cuộc đổi mới và chính sách phát triển đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta, sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA
của Việt Nam. Tình hình thu hút ODA thời gian qua có thể được xem xét ở một số khía
cạnh sau đây:
Nhờ những nỗ lực liên tục của các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc cải
tiến và hài hòa quy trình, thủ tục, hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực ở tất cả các
khâu cho nên qua các giai đoạn mức cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA đã có những
tiến bộ nhất định.
Biểu đồ 1.2: Mức cam kết và giải ngân vốn ODA từ 2003-2012

Mức cam kết và giải ngân vốn ODA
từ 2003-2012
3000

Tổng vốn cam kết
viện trợ

2500

Tổng vốn giải ngân

2000

Triệu USD

1500
1000
500
0

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Nguồn: OECD/DAC
Để chi tiết hoá biểu đồ 1.2, bảng 1.2 sẽ cho chúng ta biết những con số cụ thể về
vốn ODA cam kết, ký kết và thực hiện qua từng năm từ 1993 - 2005. Rõ ràng có thể nhận


13


thấy là khối lượng vốn ODA ký kết có năm tăng, có năm giảm không đồng đều nhưng
nguồn vốn ODA giải ngân đã có nhiều tiến bộ qua từng năm.
Bảng 1.2: Khối lượng vốn ODA cam kết và giải ngân giai đoạn 2003 -2012
tại Việt Nam

Đơn vị: Triệu USD

Năm Tổng vốn cam kết viện trợ Tổng vốn giải ngân
200

821.05

484.24

911.15

615.33

841.87

602.66

839.36

562.73


905.41

640.04

1045.11

619.04

1187.81

1191.36

777.25

807.81

3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
201

0
2011 2545.43

1013.05

201

1646.71

1928.08

2
Nguồn: OECD/DAC
14


Trong giai đoạn 2006 – 2010, mặc dù trong một thời gian dài nền kinh tế của các
nước tài trợ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu, song lượng vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam vẫn tăng mạnh,
đặc biệt là đạt mức kỷ lục trong hai năm gần đây (năm 2009 đạt 2287.81triệu USD và
năm 2011đạt 2545.43 triệu USD).
1.2.4. Tình hình sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam thời gian qua.
Mặc dù ODA chỉ chiểm khoảng 4% GDP song lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng
nguồn đầu tư từ NSNN (bình quân chiếm khoảng 15-17%). Điều này rất có ý nghĩa trong
bối cảnh ngân sách dành cho đầu tư phát triển của nước ta còn hạn hẹp trong khi nhu cầu
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội lại rất lớn.
Kể từ khi nối lại viện trợ năm 1992, Nguồn viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam
đã ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế với 2 mục tiêu chính : tạo điều kiện cơ bản cho sự phát
triển bền vững, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo (“Country Assistance Program for Vietnam”
by the Government of Japan, June 2000). Để đạt được mục tiêu này thì chính sách sử

dụng nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung vào những khư vực sau:
 Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm
nghiệp, thuỷ sản kết hợp xóa đói, giảm nghèo).
 Xây dựng hạ tầng kinh tế theo hướng hiện đại.
 Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, dân số và phát
triển và một số lĩnh vực khác).
 Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công
nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai.
Việc sử dụng nguồn vốn ODA thời gian qua được đánh giá đã góp phần tác động tích
cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thể hiện trong việc ODA có mặt ở
hầu hết các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
15


 Trong lĩnh vực nông nghiệp:
ODA Nhật Bản nhằm thúc đẩy nông nghiệp và coi đó là một lĩnh vực ưu tiên trong kế
hoạch phát triển kinh tế. Việt Nam đã sử dụng nguồn vốn này để xây dựng hệ thống thủy
lợi, các kênh cấp 1, cấp 2, cải tạo và nâng cấp đê biển, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn,


 Trong lĩnh vực năng lượng:
Nhật Bản chú trọng vào xây dựng các nhà máy điện, công nghệ sản xuất dầu, vì
thế ODA của họ thường tập trung vào vào qui trình công nghệ tiết kiệm năng lượng, giúp
sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. Hiện nay, nguồn vốn ODA được sử dụng để tạo nguồn
và lưới điện (các nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ, Ô Môn, các nhà máy thủy điện
Đại Ninh, Hàm Thuận-Đa Mi, hệ thống đường dây, trạm biến thế, lưới điện nông thôn…).


Trong lĩnh vực giao thông vận tải:


Suốt thập kỷ 90, Nhật Bản đã bắt đầu hỗ trợ bằng việc cải tạo, xây dựng các tuyến
đường liên tỉnh ở miền Bắc nối với Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và các cầu (Cầu Bãi
Cháy ở Hạ Long, Cầu Bính ở Hải Phòng), mở rộng các cảng (Cảng Hải Phòng và Cảng
Cái Lân), nâng cấp Quốc lộ 1 nối liền Bắc Nam, cải tạo cầu đường sắt tuyến Hà Nội – TP
Hồ Chí Minh, tiếp đó là xây dựng đường hầm Hải Vân, vốn là điểm khó cho giao thông ở
khu vực miền Trung, và cải tạo cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, cảng hàng không sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất (JICA Việt Nam, 2012).
Tổng số vốn ODA đã được phê duyệt cho lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam
từ 2006 đến 2012, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới là 6,3 tỷ USD , trong đó thị
phần của Nhật Bản là 71%
Biểu đồ 1.3: ODA Nhật Bản đầu tư cho giao thông vận tải (2006-2012)

16


ODA Nhật Bản đầu tư cho giao thông vận tải (2006-2012)
1400

1294.97

1200

1069.35

1000
Nhật Bản

800
Triệu USD


600
400
240.89
200

488.21
370.93

597.32
461.62

0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: OECD
 Trong lĩnh vực giáo dục:
ODA đã hỗ trợ phổ cập giáo dục thông qua các dự án về giáo dục tiểu học, trung
học, đại học, giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn,…Đào tạo giáo viên, tăng
cường năng lực công tác kế hoạch và quản lý giáo dục, cung cấp học bổng đào tạo đại
học và sau đại học ở nước ngoài (IDCJ, 2002). Ngoài ra, trong 5 năm (1994-1999) chính
phủ Nhật đã viện trợ 9.5 tỷ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và
vùng ven biển.đến năm 200, chính phủ Nhật Bản đã tài trợ 6 dự án về giáo dục tại các
tỉnh, thành phố phía Nam với tổng giá trị hơn 246.000 USD


Trong lĩnh vực y tế:

ODA hỗ trợ xây dựng các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, các bệnh viện khu
vực, y tế và chăm sóc sức khỏe đồng bào khu vực miền Trung, Tây Nguyên, đồng bằng

sông Cửu Long,….


Trong lĩnh vực phát triển đô thị:

ODA hỗ trợ phát triển đô thị và cải thiện môi trường các thành phố Hà Nội, Hải
Phòng, Nam định, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, T.P. Hồ Chí
Minh, Cần thơ,…
17




Trong lĩnh vực phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người
 Hỗ trợ hoàn chỉnh luật pháp

Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA, đang thực hiện dự án hợp tác kỹ thuật về
hoàn chỉnh luật pháp với Bộ Tư pháp của Việt Nam từ năm 1996. Dự án hỗ trợ hoàn
chỉnh luật pháp hỗ trợ cho Việt Nam xây dựng luật Dân sự là cơ sở cho kinh tế thị trường
và luật tố tụng dân sự, cải cách tư pháp của Việt Nam mà chủ yếu là đảm bảo tính minh
bạch của chế độ tư pháp. Ngoài ra giai đoạn ba của dự án còn chú trọng việc đào tạo cán
bộ tư pháp cho Việt Nam, hỗ trợ một cách toàn diện cho xây dựng các cơ quan đào tạo
thống nhất các cán bộ tư pháp ( luật sư, chánh án, kiểm sát viên)

 Hỗ trợ cải cách hành chính
Từ năm 1998 đến nay, chính phủ Nhật Bản hợp đã hợp tác kỹ thuật với Việt Nam
về mặt nhân sự của các cơ quan hành chính. Hỗ trợ cho Việt Nam thông qua hình thức
giới thiệu về chế độ của Nhật Bản như quản lý nhân sự đối với công chức, chế độ tiền
lương hoặc những góp ý về chính sách cho Bộ Nội vụ Việt Nam
Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ nguồn lực trong việc nghiên cứu, xây dựng nhiều luật

và các văn bản dưới luật của nhiều bộ, cơ quan như Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật
Đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp,…Thông qua các chương trình, dự án ODA nhiều
công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã được chuyển giao, một đội ngũ
đáng kể sinh viên, cán bộ các cơ quan của các bộ và địa phương được đào tạo, nâng cao
trình độ tại các trường đại học, các cơ sở và trung tâm đào tạo ở nước ngoài.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tatsuya Watanabe, 2005, History of Japan’s ODA in brief, Available through:
Japan NGO Center for International Cooperation
2. Potter, D. M, 2011, Japan’s Official Development Assistance
3. JICA, 2013, Japanese ODA to Vietnam, Available through: Japan International
Cooperation Agency
4. Aung Aung, 2007, Japanese ODA and Socialist Republic of Vietnam
5. United Nations Development Programme, Official Development Assistance
6. Ph.D. Nguyen Xuan Thien and MA. Nguyen Viet Khoi, 2007, Impact of Japan’s
official development assistance on Vietnam’s socio-economic development.
VNU Journal of Science, Economics and Business 26, No. 5E (2010) 1 ‐10
7. Kenichi KAWASAKI, The Impact of Japanese Economic Cooperation on Asian
Economic Development
8. IDCJ, 2002, Evaluation Study of Japanese ODA for Vietnam Summary
9. GRIPS Development Forum, 2002, Japan’s Development Cooperation in Vietnam
10. Pham Thu Hien, The Effects of ODA in Infrastructure in FDI Inflows in Provinces
of Vietnam, 2002-2004
11. JICA Việt Nam, 2012, ODA và JICA
12. OECD,(2014). Is it ODA. [online] Available at:
[Accessed 10 Aug. 2014].
13. Ministry of Foreign Affairs of Japan, 2005, japan’s medium-term policyon official

development assistance, Available at: ( )
14. F. Sagasti, 2005, official development assistance: Background, context, issues and
prospects.
19


15. Cjs.inas.gov.vn, (2013). Nhìn lại 20 năm ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam Trung Tâm Nghiên Cứu Nhật Bản. [online]
Available at: [Accessed 10 Aug. 2014].

20



×