Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa ảnh hưởng của FDI từ nhật bản đến phát triển kinh tế tỉnh thanh hóa 2004 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.88 KB, 27 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................iii
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI- FDI...........................................................................................................1
1.1. Tổng quan về FDI.........................................................................................1
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài –FDI.........1
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI.................................7
1.2. Mối quan hệ giữa FDI và sự tăng trưởng kinh tế........................................10
1.2.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế...........................10
1.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.....12
1.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực................................13
1.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô..............14
1.3. Tổng quan về chính sách thu hút FDI tại Việt Nam....................................14
1.3.1. Khung khổ chính sách thu hút FDI.......................................................14
1.3.2. Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của
FDI.................................................................................................................15
1.3.3. So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số
nước khác trong khu vực................................................................................16
1.3.4. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22


2

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam lớn nhất


trong 10 tháng năm 2012…………………………………………………………11

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 So sánh những chính sách thu hút FDI chủ yếu giữa Việt Nam và một
số nước trong khu vực ………………………………………………............16


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AIPO
APEC
APPF
APF
ASEAN
FDI
GDP
ICOR
IFC
OECD
UNCTAD
UNDP
USD
TRIMS
WTO

Tiếng Anh

Tiếng Việt


Asia Inter Parliamentary

Nghị viện Hiệp hội các nước Đông

Organization
Asia-Pacific Economic

Nam Á
Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái

Cooperation
Asia Pacific Parliamentary

Bình Dương
Diễn đàn Nghị viện châu Á –Thái Bình

Forum

Dương

Asemble’e parlementaire de la
Francophonie
Association of Southeast Asian
Nations
Foreign Direct Investment
Gross Domestic Product
Incremental Capital Output Ratio
International Finance
Corporation

Organization for Economic
Cooperation and Development
United Nations Conference on

Nghị viện cộng đồng Pháp ngữ
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ số đầu tư tăng trưởng
Tập đoàn Tài chính Quốc tế
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Hội nghị của liên hợp quốc về thương

Trade and Development
United Nations Development

mại và phát triển
Chương trình Phát triển Liên Hợp

Programme
United States Dollar
Trade Related Investment

Quốc
Đô-la Mỹ
Hiệp định về biện pháp đầu tư liên

Measures
World Trade Organization


quan đến thương mại
Tổ chức Thương mại Thế giới


1

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI- FDI
1.1. Tổng quan về FDI
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài –FDI
1.1.1.1. Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài; trong đó, phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là một số định nghĩa sau
đây:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment)được
định nghĩa là một khoản đầu tư liên quan đến mối quan hệ dài hạn và
phản ánh mối quan tâm lâu dài được kiểm soát bởi một cơ quan thường
trú khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài
sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
sản đó”. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ
tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản
mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đượcc gọi là "công ty mẹ"
và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty”.
(UNCTAD, 1997a, phụ lục B)
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thực hiện những mối quan hệ
kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư
mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói
trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc
một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại

toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới;
(iv) Cấp tín dụng dài hạn(>5 năm)” (Theo OECD, 1996)


2

Các định nghĩa trên đều tập trung nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện lợi ích dài
hạn của một chủ thể cư trú tại một nước chủ nhà- nước nhận đầu tư thông qua một
chủ thể khác. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có mối quan hệ lâu dài giữa nhà
đầu tư tư trực tiếp với doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư.
Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư
của một nước khác đầu tư vốn bằng tiền hay bất kỳ một tài sản nào khác với một
phần vừa đủ hoặc toàn bộ vào một dự án ở nước chủ nhà nhằm giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó và qua đó nhằm tối đa hóa lợi ích của mình.
1.1.1.2. Đặc điểm của FDI
 FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi
nhuận. Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định
của pháp luật nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, Luật pháp của một số
nước, trong đó có Việt Nam thì FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước.
FDI hay bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác đều có mục tiêu cuối cùng là
hướng đến lợi nhuận. Cũng chính vì lý do trên nên các nước nhận đầu tư phải tự
xây dựng cho mình hành lang pháp lý vững chắc vừa thu hút nguồn vốn FDI vừa
đảm bảo FDI phục vụ cho mục tiêu phát triển của nước mình mà không phải đơn
thuần là phục vụ cho mục đích lợi nhuận của nhà đầu tư.
 Nước chủ đầu tư sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp. Họ có quyền điều hành tất cả hoạt động của doanh nghiệp nếu đó là doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động
của dự án phù hợp với số vốn mà họ bỏ ra. Do vậy, thu nhập của chủ đầu tư cũng
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và việc phân chia kết quả
kinh doanh cho các bên tham gia dựa trên tỷ lệ góp vốn. (MT UVA BMS, 12/2012,

International Finance)
 Nước nhận đầu tư ngoài việc nhận được dòng vốn đầu tư còn được tiếp cận
với công nghệ kĩ thuật tiên tiến, bằng phát minh, sáng chế, kiến thức quản lý, hay


3

cả với mạng lưới marketing rộng lớn từ nước đầu tư. (Prakash Loungceni & Assaf
Razin, 2001)
 Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt
mức tối thiểu tùy theo Luật đầu tư của từng nước quy định. Chẳng hạn, Việt Nam
quy định chủ đầu tư nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở
Mỹ quy định phải góp tối thiểu 10% vốn pháp định, còn ở một số nước khác là
20%.
1.1.1.3. Phân loại FDI

 Phân loại theo hình thức xâm nhập
 Đầu tư mới (Greenfield investment): khi nước chủ đầu tư thành lập một
doanh nghiệp sản xuất mới, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới tại nước
nhận đầu tư. Đây là cách làm truyền thống và được sử dụng chủ yếu tại các nước
đang phát triển .
 Sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross-border Merger & Acquisition): là
việc các nhà đầu tư mua lại một phần hoặc toàn bộ,hoặc/và sáp nhập những công
ty tại nước chủ nhà, thông qua đó có một lượng vốn được chuyển sang cho nước
nhận đầu tư. (Alexander Roberts, 2012 , tr. 20)
Theo Luật cạnh tranh được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 12 năm 2004
và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005:
“Sáp nhập (Merger) doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh
nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của

doanh nghiệp bị sáp nhập”; “Mua lại (Acquisition) doanh nghiệp là
việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hay một phần tài sản của doanh
nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành của
doanh nghiệp bị mua lại”.


4

 Phân loại theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối
tường tiếp nhận đầu tư
 FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI): Hoạt động FDI được tiến hành
nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã
sản xuất ở nước chủ đầu tư.
 FDI theo chiều dọc (Vertical FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh
nghiệp tiếp nhận đầu tư cùng nằm trong một dây chuyền sản xuất và phân phối
một sản phẩm cuối cùng. (Kim J. Ruhl, 3/2014, tr. 2)
 FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh
nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
 Phân loại theo hình thức pháp lý
 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
“Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu
tư kinh doanh tại nước tiếp nhận, trong đó có quy định rõ trách
nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp
nhân mới”. (Điều 7, Nghị định 12 –CP, 18/02/1997, Quy định chi
tiết về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam)
Hình thức này có đặc điểm:
+ Không ra đời một pháp nhân mới.
+ Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác hinh doanh, các bên cùng nhau
phân chia trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi với nhau.
+ Để phù hợp với tính chất, hoàn cảnh của việc kinh doanh, các bên cần cùng

nhau thỏa thuận đưa ra thời gian hoạt động cần thiết, sau đó phải được các cơ quan
cấp phép chuẩn y.


5

+ Hợp đồng này phải do đại diện có thẩm quyền của các bên ký, các bên giữ
nguyên tư cách pháp nhân của mình trong suốt quá trình kinh doanh đến khi chấm
dứt hợp đồng.
 Doanh nghiệp liên doanh
“Là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư trên cơ
sở ký kết hợp đồng liên doanh giữa hai hay nhiều bên, trường hợp
đặc biệt có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa
Chính phủ các nước để tiến hành đầu tư và kinh doanh tại nước chủ
nhà”. (Vũ Chí Lộc, 2012, Giáo trình Đầu tư quốc tế-NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr.119)
“Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc
nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên
doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp
Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư
nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh” ( Điều 2, Khoản 2, Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1992 )
Hình thức này có đặc điểm:
+ Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm theo phạm vi phần
vốn cam kết góp vào vốn pháp định của công ty.
+ Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên
doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh

nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu
quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, cơ quan cấp giấy
phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn


6

thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định. Ví dụ đối với các dự án xây
dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự
án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn.
+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là Hội đồng quản trị
do các bên đề cử, gồm ít nhất hai người. Mọi hoạt động của của doanh nghiệp
được thông qua, quyết định bởi Hội đồng quản trị theo nguyên tắc nhất trí.
+ Các bên tham gia phân chia lợi nhuận, kết quả kinh doanh và rủi ro phụ
thuộc vào tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định hoặc theo thỏa thuận của các bên.
+ Thời gian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh không quá 50 năm, trong
thời gian đặc biệt được kéo dài không quá 20 năm.
(Theo Văn bản tư vấn luật, Phòng Đầu tư, Công ty Luật Minh Khuê)
 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Là doanh nghiệp sở hữu của nước đầu tư, do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập và tự kiểm soátvà chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.( Điều 26, Nghị định 12 -CP, 18/02/1997
Quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư tại Việt Nam)
Hình thức này có đặc điểm:
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
+ Hoạt động dưới sự chi phối của Lật pháp nước nhận đầu tư. (Điều 15, Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 1996)

 Phân loại theo định hướng của chủ đầu tư

Theo tiêu chí này FDI được chia thành hai hình thức:
 FDI phát triển (expansionary): Nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu
của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này giúp cho chủ đầu tư


7

tăng lợi nhuận nhờ việc tăng doanh thu từ việc mở rộng thị trường sang nước
ngoài.
 FDI phòng ngự (depensive FDI): Nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các
nước nhận đầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và tăng doanh thu.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút FDI
1.1.2.1. Những nhân tố quốc tế
 Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và quốc tế
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia càng
muốn tham gia sâu rộng vào các tổ chức kinh tế quốc tế trong khu vực và trên thế
giới. Do đó, luồng vốn, hàng hóa và dịch vụ có sự lưu chuyển nhanh chóng trên
toàn cầu. (Mohamed Amal và cộng sự, 2010, tr.119)
 Xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế
Khi thế giới bước sang thời đại mới, xóa bỏ hoàn toàn thị trường đơn nhất ở
mọi quốc gia, các nước chuyển sang thực hiện chính sách tự do hóa, mở cửa thị
trường và loại bỏ những cơ chế điều hành cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhờ có tự do hóa thương mại mà các nước có môi trường kinh doanh thông
thoáng, dễ dàng thiết lập các mối quan hệ quốc tế, góp phần cho sự tăng trưởng và
phát triển của mình thông qua thị trường quốc tế.
1.1.2.2. Những nhân tố trong nước

 Nhóm động cơ về kinh tế
 Nhân tố thị trường
Qui mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan

trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Khi đề cập đến qui mô của thị trường,
tổng giá trị GDP - chỉ số đo lường qui mô của nền kinh tế, thường được quan tâm
nhất. Theo UNCTAD, qui mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu


8

tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng,
mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI.
Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh
dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và
có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư
trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng tập trung
đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ.
 Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư. Lợi nhuận sẽ được tối đa
hóa khi hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên
kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phân chia
rủi ro trong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại.
Theo phương pháp tiếp cận thị trường vốn (Capital-market Approach), lý do
quan trọng đối với các dòng vốn là chênh lệch lãi suất, phương pháp này cho rằng
vốn có xu hướng chảy khu vực nơi vốn có được lợi nhuận cao nhất. Cách tiếp cận
này không kết hợp sự khác biệt cơ bản giữa danh mục đầu tư và đầu tư trực tiếp.
(Pravin Jadhav, 2012, tr. 2)
 Nhân tố chi phí
Các nhà đầu tư luôn muốn khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí khi thực
hiện đầu tư FDI. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan
trọng nhất khi ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các nước
đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp
của nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước

ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài cho phép các công ty
tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển và do vậy có thể nâng cao năng
lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu


9

với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng
đất.

 Nhóm động cơ về tài nguyên
 Nguồn nhân lực
Các nước đầu tư luôn chú ý đến nguồn lao động trẻ và tương đối thừa thãi tại
các nước đang phát triển. Thêm vào đó, động cơ, thái độ làm việc và trình độ
nguồn nhân lực vẫn luôn được các nhà đầu tư chú trọng. Theo nguyên cứu, khi qía
lao động tại nước nhận đầu tư tăng thì dòng vốn FDI giảm và khi tỷ lên thất
nghiệp tăng thì tỳ lệ FDI tăng lên. (Nguyen Phi Lan, 2006, tr.13)
 Tài nguyên thiên nhiên
 Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy
thu hút đầu tư nước ngoài.
 Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là nhân tố rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Lợi thế về
vị trí địa lý giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển, dễ dàng mở rộng ra các thị
trường xung quanh, khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực và thúc đẩy các doanh
nghiệp tập trung hóa.

 Nhóm động cơ về cơ sở hạ tầng
 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh

hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tưnước ngoài vào một nước hoặc một địa
phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu
chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) là điều mong muốn đối với mọi nhà
đầu tư nước ngoài. (Pravakar Sahoo, 10/2006, tr.3)


10

 Cơ sở hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người
dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra,
các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa ... cũng cấu thành
nên cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương.
Nghiên cứu của UNDP/ World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực
Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào “tính kỷ luật của lực lượng
lao động” cũng như“sự ổn định về chính trịvà kinh tế” tại nhiều quốc gia trong
khu vực này.

 Nhóm động cơ về cơ chế chính sách
Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, kết hợp với các ổn định về chính trị được
xem là rất quan trọng. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút FDI. (Nguyen Phi Lan, 2006, tr.13)
Ta có thể thấy rõ qua ví dụ tại Châu Á, dòng chảy FDI vào các nước đang phát
triển tương đối ổn định trong những năm 1980. Những năm 1990 chứng kiến tăng
lên đáng kể của FDI, chủ yếu là do tác động của những thay đổi lớn trong cấu trúc
chính sách của FDI, mà đã bắt đầu bắt tay vào chương trình tự do hóa thương mại
và cải cách mở cửa thị trường, nhằm mở ra một giai đoạn tăng trưởng xuất khẩu.
(Pravakar Sahoo, 10/2006, tr.21)


1.2. Mối quan hệ giữa FDI và sự tăng trưởng kinh tế.
1.2.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Với xuất phát điểm thấp để tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam cần đến
lượng vốn phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển. Trong đó, nguồn vốn FDI là
thành phần vô cùng quan trọng cho nguồn vốn đầu tư trong nước.
Nhận thức được những lợi ích của FDI, Việt Nam đã và đang thực hiện các
chính sách liên quan để tạo ra môi trường hiếu khách và cởi mở đối với các nhà


11

đầu tư nước ngoài. FDI là một trong những tính năng quan trọng nhất các phong
trào của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường. Kể từ lần
đầu tiên pháp luật về đầu tư nước ngoài vào cuối năm 1987 được cấp tư cách pháp
nhân cho dòng vốn FDI, Việt Nam đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư
và tiếp tục thu được dòng vốn FDI lớn hơn trong những năm tiếp theo. (ChungMin Wu & Lưu Quốc Đạt, 2013, tr.2)
Vốn đầu tư bao gồm: đầu tư tư nhân, đầu tư chính phủ và đầu tư nước ngoài.
Ngoài những máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, vốn đầu tư của toàn xã hội còn
bao gồm cả lượng vốn đầu tư để phát triển lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là
lượng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, mà phần lớn là do Chính
phủ đầu tư.
Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng không
kém. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng GDP với tăng vốn đầu tư.
Harod Domar đã nêu công thức tính hiệu suất sử dụng vốn- ICOR (Incremental
Capital Output Ratio) .
“Hệ số ICOR là tỷ lệ tăng vốn đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị
GDP gia tăng - mặc dù thường là tỷ lệ vốn và sản lượng trung bình được
thảo luận, người ta thường nhìn vào tỷ suất lợi nhuận”.(Theodore
Panayotou, 2003, tr. 6)
Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển kinh tế với

các chỉ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là muốn tăng 1% GDP thì
vốn đầu tư phải tăng 3%.


12

Hình 1.1 Các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam lớn
nhất trong 10 tháng năm 2012
(Đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)
Qua Hình 1.1 có thể thấy rằng Việt Nam là quốc gia thu hút được nguồn vốn
FDI lớn trong khu vực. Đi đầu là Nhật Bản, sau đó là các nhóm nước đầu tư ở mức
trung như Hàn Quốc, Samoa, Singapore, British Virgin Island, Hồng Kông và các
nước đầu tư ở mức thấp như Síp, Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan. Nhật
Bản đứng đầu với vốn đăng ký là 4920 triệu USD gấp 5,25 lần so với Hàn Quốc
có vốn đăng ký là 937 triệu USD và 30,18 lần tương đương với 4.757 triệu USD


13

so với Thái Lan. Tính đến hết năm 2009, tại Việt Nam đã có 89 quốc gia và vùng
lãnh thổ có dự án FDI được ký kết.
1.2.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
FDI tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng góp
phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa của đất nước.Trong những năm gần đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của
khu vực FDI luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Khu vực FDI
chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các máy móc, thiết bị hiện đại cũng được đưa vào sản xuất nên

các nước nhận đầu tư sẽ được tiếp cận với những công trình khoa học tiên tiến, từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh và bắt kịp được với phương thức quản lý công
nghiệp hiện đại góp phần hình thành đội ngũ doanh nghiệp giỏi trong nước.
1.2.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
Theo Niên giám thống kê năm 2009 và số liệu điều tra “Doanh nghiệp Việt
Nam 9 năm đầu thế kỷ 21” của Tổng cục Thống kê, đến 1/1/2009, tổng số doanh
nghiệp thực tế đang hoạt động là 205.732, trong đó: Doanh nghiệp Nhà nước là
3.328 (chiếm 1,6%); doanh nghiệp FDI là 5.625 (chiếm 2,7%) và doanh nghiệp
ngoài nhà nước là 196.779 (chiếm 95,7%). Tổng số lao động doanh nghiệp đang
sử dụng là: 8,26 triệu người, trong đó doanh nghiệp Nhà nước: 1,71 triệu người
(chiếm 20,7%); doanh nghiệp FDI: 1,83 triệu người (chiếm 22,2%); doanh nghiệp
ngoài quốc doanh: 4,72 triệu người (chiếm 57,1%).
Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực ở nước nhận đầu tư thường không cao.
Để dự án FDI đạt hiệu quả, các nhà đầu tư nước ngoài cần tiến hành đào tạo, để họ
có thể thực hiện tốt việc sử dụng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Việc giáo
dục này sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động nước nhận đầu tư, dẫn
đến sản lượng cao hơn và tăng trưởng trong dài hạn. (Mary-Ann Juma, 5/2012, tr.
17)


14

Do FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao
động có trình độ kỹ năng cao. Nên mức thu nhập trung bình của lao động trong
khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Đặc biệt,
một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế
dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý
doanh nghiệp và điều khiển các qui trình công nghệ hiện đại. Nhờ vậy mà trình độ
lao động trong nước được cải thiện và nâng cao hơn.
1.2.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô

FDI đóng góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việc
nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu từ việc cho thuê đất,.... Chính sách quốc
gia về FDI là một trong những nhân tố quan trọng bên cạnh các yếu tố về kinh tế
vĩ mô như GDP, GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng. Việc giảm thuế
có tác động tích cực tới dòng FDI, tuy các biện pháp khuyến khích đầu tư không
có vai trò quan trọng bằng việc dỡ bỏ các rào cản về hoạt động trong việc thu hút
FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước
tiếp nhận đầu tư. Cán cân thanh toán được cải thiện trực tiếp bởi dòng vốn đầu tư
nước ngoài. FDI được định hướng theo xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ dài hạn
cho nước chủ nhà.

1.3. Tổng quan về chính sách thu hút FDI tại Việt Nam
1.3.1. Khung khổ chính sách thu hút FDI
Chính sách tài chính nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban
hành lần đầu tiên vào tháng 12/1987, trở thành khung khổ luật quan trọng trong
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam 26 năm qua.
Cho đến nay Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và hoàn thiện qua 4 lần,
bắt đầu từ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1990 do quốc hội khóa 8 thông qua; Luật sửa đổi bổ sung một số điều


15

của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1992, Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam 1996 ; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 2000.
Nghiên cứu toàn bộ lịch sử của sự hình thành và phát triển của pháp Luật Đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam cho thấy, từ năm 1977 cho đến nay, pháp Luật Đầu tư
nước ngoài đã luôn luôn được hoàn thiện, tạo dựng một khung pháp lý cơ bản điều

chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, trên cơ sở quán triệt quan điểm mở cửa, hội
nhập kinh tế quốc tế của Đảng, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. (Cục
đầu tư nước ngoài, 2014)
Có thể thấy rõ ràng xu hướng chung của các thay đổi chính sách trên đều là nới
rộng quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Một chỉ số rõ rệt nhất đó là mức thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 1997 từ
32% xuống còn 28% năm 2003, và còn 25% năm 2009 . Và suất thuế TNDN là
22% kế từ ngày 01/01/2014 và chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày
01/01/2016. (Khoản 6, Điều 1, Luật số 32/2013/QH13 – Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, 19/06/2013)
1.3.2. Chuyển biến về nhận thức và quan điểm của Việt Nam về vai trò của
FDI
Nhận thức rõ được vai trò của FDI, Đảng và Nhà nước đã có những quan niệm
đúng đắn và ngày càng hoàn thiện về FDI và tăng trưởng kinh tế. Theo Luật
Doanh nghiệp năm 2000, các doanh nghiệp FDI không được công nhận là một chủ
thể độc lập trong nên kinh tế. Từ năm 2001, qua Đại hội Đảng lần thứ IX, các
doanh nghiệp FDI được chính thức là một trong 6 thành phần của nền kinh tế .
Lần đầu tiên những khu vực kinh tế nước ngoài được công nhận với vai trò là
“hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn với thu hút
công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm...”. Trong Hội nghị toàn quốc lần thứ
IX, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề nghị nhiệm vụ phải tạo chuyển biến cơ bản


16

trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (Tài liệu của Hội nghị toàn quốc lần thứ 9
-khoá IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2004)
Nhà nước đã đưa ra chính sách mới nhằm thu hút luồng vốn FDI từ các tập
đoàn xuyên quốc gia và sử dụng hiệu quả nguồn FDI vào phát triển kinh tế. Ngoài
ra, nhà nước còn đưa ra những định hướng nhằm thúc đẩy phát triển những ngành

công nghệ cao, công nghệ nguồn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Việc Đảng và Nhà nước thay đổi quan niệm và nhận thức về doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra những cơ chế chính
sách thu hút FDI. Điều đó có vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động của các
doanh nghiệp rộng hơn nữa là quá trình phát triển, hội nhập kinh tế toàn cầu của
Việt Nam.
1.3.3. So sánh chính sách thu hút FDI hiện hành của Việt Nam với một số
nước khác trong khu vực.
Biểu 1.1: So sánh những chính sách thu hút FDI chủ yếu giữa Việt Nam
và một số nước trong khu vực
Tên

Hạn chế đối với

Qui định về

Tiếp cận về

Chính sách tỷ

nước

loại hình công

cấp phép đầu

đấtđai

giá và quản lý


ty và lĩnh vực



ngoại tệ

doanh nghiệp
Việt

Mở rộng quyền Một

số

lĩnh Doanh nghiệp Kiểm soát tài

Nam

cho

chỉ

cần không được sở khoản vãng lai,

doanh vực

nghiệp tự lựa đăng ký đầu tư, hữu đất đai; áp
chọn hình thức còn

lại


vẫn được thuê đất phí/thuếchuyển

đầu tư, cho phép phải xin phép trong khu công tiền
doanh

nghiệp đầu tư; Phân nghiệp

100% vốn, trừ cấp

cho

một số lĩnh vực phương,

dụng
nước

hoặc ngoài; yêu cầu

địa thuê mặt bằng xin
khu kinh

ra
phép

khi

doanh chuyển tiền sang


17


quan trọng và công

nghiệp theo

quy nước ngoài

nhạy cảm; Được cấp phép đối hoạch;

được

chuyển đổi sang với dự án vừa chuyển
công ty cổ phần; và nhỏ.

nhượng,

thế

được tự do lựa

chấp vay vốn

chọn đối tác đầu

Phi-lip-

Cho phép doanh Chỉ yêu cầu Doanh nghiệp Chế độquản lý

pin


nghiệp có 100% giấy phép nếu FDI
vốn FDI rộng rãi muốn


nhiều



trên ngoại tệ tự do,

hưởng 40% vốn nước không hạn chế

lĩnh chính

sách ngoài

vực, chỉ hạn chế khuyến

không vốn vay ngoại

khích được sở hữu tệ, mức chuyển

tỷ lên tối đa vốn (trong 3 tuần); đất; mà phải ngoại tệ, không
FDI đối với một còn lại thủ tục thuê từ công ty qui định mức
vài

lĩnh

vực. đầu




thực bất động sản; lưu

ngoại

tệ

Nhà đầu tư tự hiện giống như có dưới 40% trong tài khoản
lựa chọn đối tác các nhà đầu tư vốn nước ngoài của
trong nước.

trong

doanh

nước được thuê đất nghiệp.

khác (chỉ phải trong 50 năm
đăng ký).

được

chuyển

nhượng,

thế

chấp

Thái

Không hạn chế Chỉyêu

Lan

đầu tư vào các giấy phép nếu 50 năm, sau đó ngoại hối, không
lĩnh

vực,

và muốn

doanh nghiệp tự chính

cầu Được thuê đất Chế
hưởng thời

hạn

tự hạn

độ tự do
chế

vay

sách động kéo dài ngoại tệ, chuyển

lựa chọn hình khuyến khích. khi


hết

hạn; ngoại

tệ,

lưu

thức đầu tư, trừ Nhà đầu tư chỉ hợp đồng thuê

ngoại tệ tại tài

một số rất ít lĩnh phải đăng ký

khoản của doanh


18

vực cấm FDI với Bộ thương được dùng để nghiệp.
hay

hạn

chế mại

FDI.




Cục thế chấp vay

thuế

vốn.

In-

Một số ít lĩnh Qui trình phức Doanh nghiệp Không có hạn

đô-nê-

vực cấm doanh tạp, tình trạng FDI có thểđầu chế đáng kể gì

xi-a

nghiệp
vốn

100% tham

FDI,

nhũng tư

vào

khu về chế độ ngoại


tuy phổ biến trong công nghiệp để hối.

nhiên nhà đầu tư quá trình cấp được dễ dàng
được tự do lựa phép đầu tư; thuê đất, nhưng
chọn hình thức đòi hỏi sự đồng không dễ; phần
đầu tư và lĩnh ý

của

Tổng lớn là thuê đất

vực đầu tư, trừ thống nêu dự trong 30 năm.
một số ít ngành án
nhạy cảm

trên

100 Quyền sử dụng

triệu USD; còn đất

được

nhiều loại giấy chuyển đổi, thế
phép sau khi chấp để vay
doanh
đã

nghiệp vốn


được cấp

phép đầu tư.
Malay-sia

Chỉcho
doanh

phép Mọi dự án FDI Doang nghiệp Sau

khủng

nghiệp đều phải xin FDI có thể lựa hoảng tài chính,

100% vốn FDI phép (thời hạn chọn mua hay đã áp dụng chế
đối với dự án 6-8 tuần). Đối thuê đất trong độ

thu

thuế

định hướng xuất với một số dự 99 99 năm; có chuyển tiền ra
khẩu, còn hạn án đòi hỏi thời thể

chuyển nước ngoài.

chế đối với các gian xem xét đổi, thế chấp
lĩnh vực khác.

dài hơn.


để vay vốn.

(Tổng hợp của nhóm tác giả dự án SIDA, 2/2006 từ nhiều nguồn: “Vietnam
Attracting More and Better FDI”, FIAS IFC at the World Bank, 1999;“Chính


19

sách phát triển kinh tế: Kinh nghiệm và bài học từ Trung Quốc”, Viện NCQLKT
TƯ, 2003)
Từ Biểu 1.1 có thể nhận thấy Việt Nam có môi trường thu hút FDI khá cạnh
tranh do với các nước khác trong khu vực. Chính Phủ đã thực hiện cải thiện mạnh
mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Những quy định và chính sách ưu đãi nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh tại nước
mình. Cụ thể là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và khung khổ pháp luật, đơn
giản hóa các thủ tục hành chính.
Trong trung và dài hạn, Việt Nam chủ trương tiếp tục thu hút mạnh mẽ và sử
dụng hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên
của Việt Nam sẽ hướng vào nguồn vốn FDI “chất lượng cao”, cụ thể là các dự án
có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài
nguyên, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia vào mạng lưới sản
xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
1.3.4. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về đầu tư nước ngoài
Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế mà Việt
Nam là thành viên hoặc tham gia thúc đẩy đàm phán và ký kết các Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó, với việc coi thành công của các doanh
nghiệp FDI cũng chính là thành công của mình, Chính phủ Việt Nam cam kết bảo
đảm môi trường chính trị - xã hội ổn định, bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của
các nhà đầu tư, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI

hoạt động tại Việt Nam. (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2014, Phát biểu Hội nghị
toàn quốc ngành Kế hoạch & Đầu tư)
Cho đến nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định song phương về khuyến khích và
bảo hộ đầu tư với 45 nước và vùng lãnh thổ. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của các
hiệp định này đều mở rộng hơn so với những quy định hiện hành của Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Chẳng hạn, các hiệp định này có những điều khoản quy


20

định đối với nhiều loại hình đầu tư: trực tiếp, gián tiếp, các quyền theo hợp đồng,
tài sản hữu hình, tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ, và các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
Từ năm 1979, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Liên minh
Nghị viện thế giới (IPU). Tháng 9/2000, lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta đã
dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Hội nghị IPU lần thứ 100 tổ chức tại
Mát-xcơ-va, Nga và Hội nghị các vị đứng đầu cơ quan lập pháp các nước trên thế
giới được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York.
Tại đây, Quốc hội ta đã tranh thủ diễn đàn Nghị viện rộng rãi và uy tín này để
giới thiệu với bạn bè và dư luận quốc tế về chính sách đối ngoại rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá và chủ động hội nhập của Đảng và Nhà nước ta, thông
báo những thành tựu của sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam cũng như quan điểm và
lập trường của Việt Nam về các vấn đề quốc tế mà các bên cùng quan tâm.
Năm 1995, ngay khi nước ta trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội
ASEAN, Quốc hội nước ta cũng trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
AIPO- Tổ chức liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam á. Ngoài ra,
còn tham gia vào Liên minh Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), Diễn đàn
Nghị sỹ Châu Á - Thái Bình Dương (APPF) và Hiệp hội các Nghị viện Châu Á vì
hoà bình (AAPP).
Từ khi tham gia APF năm 1991, Quốc hội nước ta đã có nhiều hoạt động tích

cực trong APF. Diễn đàn là một cơ chế để nghị sỹ các nước trong khu vực thảo
luận trao đổi quan điểm về một số vấn đề quan trọng và cấp bách của khu vực như
an ninh, hoà bình, xây dựng khu vực phi hạt nhân và cấm phổ biến vũ khí hạt
nhân, hợp tác kinh tế, chống độc quyền, tự do hoá thương mại, phát triển bền vững
và bảo vệ môi trường.
APPF hoạt động theo nguyên tắc đối thoại mang tính xây dựng và thẳng thắn
với nhiều chủ đề thảo luận. APPF có đại diện của 25 quốc gia tham gia Diễn đàn


21

Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tại diễn đàn này, hoạt động
đối ngoại của Quốc hội nước ta đã góp phần củng cố mối quan hệ nghị viện với
Quốc hội một số nước có vị trí và vai trò quan trọng ở khu vực như Mỹ, Nga,
Nhật, Ca-na-đa, Trung Quốc, Hàn Quốc. (Tài liệu Hội thảo "Quốc hội Việt Nam
60 năm hình thành và phát triển”, 12/2005)
Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổchức thương mại
quốc tế (WTO) vào 11/01/2007. Trong đó, việc cam kết thực hiện Hiệp định
TRIMS là một yêu cầu tất yếu trong tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức này.
Ngoài ra Việt Nam còn ký kết rất nhiều cam kết khác của WTO về các loại sản
phẩm công nghiệp, nông nghiệp, biện pháp bảo hộ nông nghiệp phi thuế ,…


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại


hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng [trực tuyến ] Tại
< />hongTinTongHop/noidungvankiendaihoidang?
categoryId=10000714&articleId=10038377 > [ngày truy cập 4/8/2014]
2.

P.T.P, 2007. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại,

[trực tuyến]. Tại < > [ngày truy cập
6/8/2014].
3.

PGS.TS. Vũ Chí Lộc, 2012. Giáo trình Đầu tư quốc tế, NXB Đại học quốc

gia Hà Nội.
4.

TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006, Tác động của đầu tư trực tiếp

nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Dự án SIDA, Nâng cao năng
lực nghiên cứu chính sách đểthực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của
Việt Nam thời kỳ 2001-2010.
5.

Thanh Hà, 2014. Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc ngành Kế hoạch và đầu

tư. Vov.vn, [trực tuyến] Tại < > [ngày truy cập 7/8/2014]
6.

Vũ Mão, Dấu ấn ngoại giao nghị viện Việt Nam trong quá trình hội nhập


quốc tế [trực tuyến]
Tại< > [ngày truy cập 4/8/2014]


×