Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TRONG hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa QUỐC tế BẰNG TRỌNG tài tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.12 KB, 25 trang )

MỤC LỤC


1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là: "Sự thoả thuận ý chí giữa các
thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên
gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho
một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán; và Bên nhập khẩu có nghĩa
vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa
thuận.”1
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng song vụ: mỗi bên ký kết hợp
đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng cho Bên
nhập khẩu còn Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng có tính đền bù: bên có nghĩa
vụ thì cũng có quyền lợi và ngược lại. Bên nhập khẩu được hưởng quyền lợi nhận
hàng và đổi lại phải có nghĩa vụ trả tiền cân xứng với giá trị đã được giao. Ngược
lại, Bên xuất khẩu nhận được tiền phải có nghĩa vụ giao hàng.
Theo pháp luật Việt Nam:“Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các
hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn
bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” 2.
Mua bán hàng hóa quốc tế là một quá trình phức tạp, đòi hỏi những quy định
thống nhất và chặt chẽ để hai bên đối tác thuận lợi trong việc tiến hành mua bán. Vì
vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ra đời.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán ngoại
thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu có những đặc điểm như sau:

1 Giáo trình “Giao dịch thương mại quốc tế” xuất bản năm 2002
2 Điều 27 Luật thương mại Việt Nam năm 2005



2


Trước hết hợp đồng mua bán quốc tế mang những đặc điểm của hợp đồng mua
bán trong nước:
-

“Là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, trong đó người bán có
nghĩa vụ chuyển sang cho người mua quyền sở hữu một tài sản nhất định, gọi
là hàng hóa – đối tượng của hợp đồng, còn người mua có nghĩa vụ nhận
hàng và trả một số tiền ngang bằng giá trị của hàng hóa”.

-

“Là sự thỏa thuận giữa ít nhất hai bên. Sự thỏa thuận này có thể bằng miệng
hoặc bằng văn bản”.

-

“Chủ thể của hợp đồng là người bán và người mua. Người bán và người mua
có thể là thể nhân, pháp nhân, hoặc Nhà nước”.

-

“Nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc
chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua và việc
làm thế nào để người bán lấy được tiền và người mua nhận được hàng”.

-


“Về mặt pháp lý, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là hợp đồng song
vụ, có tính bồi hoàn và là hợp đồng ước hẹn”.
So với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và theo Điều 1 Công ước

Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế, những động sản hữu hình, đặc điểm của tính
quốc tế gồm có:
-

Bản chất của hợp đồng:”Là sự thoả thuận ý chí của các Bên ký kết. Đây là
đặc trưng rất cơ bản của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế nói riêng”.

-

Chủ thể của hợp đồng, Bên xuất khẩu và Bên nhập khẩu:“Là các thương
nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau. Nếu các bên không
có trụ sở kinh doanh thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốc tịch của cá
nhân người đại diện của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố
quốc tế của hợp đồng. Hai người trực tiếp ký vào hợp đồng có thể đều mang
quốc tịch Việt Nam, nhưng họ đại diện cho các bên có trụ sở kinh doanh đặt
tại các quốc gia khác nhau thì hợp đồng ký kết giữa các bên này vẫn là hợp
đồng mua bán hàng hoá quốc tế".
3


-

Đối tượng của hợp đồng:“Là hàng hoá di chuyển qua biên giới hải quan của
một nước. Biên giới hải quan được hiểu là tập hợp các cửa khẩu, các văn

phòng hải quan nơi mà hàng hoá phải được tiến hành các thủ tục hải quan
xuất nhập khẩu theo các quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của Chính
phủ các nước. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 khẳng định đặc điểm này
khi định nghĩa: “1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 2. Nhập
khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước
ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”3.

-

Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán:”Không còn là đồng nội tệ của một quốc
gia mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết. Phương thức thanh toán
thông qua hệ thống ngân hang”.

-

Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng và phức tạp:”Không chỉ là luật
quốc gia mà còn gồm cả điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài
cũng như tập quán thương mại quốc tế”.

-

Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng:”Là toà án hay trọng tài
thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế
đối ngoại là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể”.
Theo Điều 1 Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua

bán hàng hóa quốc tế, tiêu chuẩn xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế chỉ là: Các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước
khác nhau và Công ước Viên cũng không quan tâm tới vấn đề quốc tịch của các bên
tham gia hợp đồng.
Theo quan điểm của Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế được xác định trong quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày
31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công Thương) dựa vào ba tiêu chuẩn:

3Điều 28, Luật thương mại năm 2005

4


-

Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương là các bên có quốc tịch khác
nhau.

-

Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng thông thường được di chuyển từ nước
này sang nước khác.

-

Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là ngoại tệ đối
với một hoặc hai bên ký hợp đồng.
Trong giai đoạn tiếp theo, tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế của Việt Nam được quy định tại Luật Thương mại Việt Nam 1997. Luật Thương
mại Việt Nam 1997 đưa ra một khái niệm mới: “Hợp đồng mua bán hàng hóa với

thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa một bên
là thương nhân nước ngoài với một bên là thương nhân Việt Nam”. Còn tính quốc tế
của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo luật này được xác định dựa trên dấu
hiệu quốc tịch của thương nhân4.
Trong quá trình thay đổi của cơ chế thị trường, Việt Nam đã và đang tích cực
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu để tiến tới
việc gia nhập hoặc thừa nhận các điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các điều
ước về thương mại như Công ước Viên 1980 nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó,
pháp luật trong nước cũng có những thay đổi đáng kể. Luật Thương mại Việt Nam
2005 (có hiệu lực từ 1/1/2005) quy định: Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện
dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và
chuyển khẩu5:
Xuất khẩu hàng hoá:”Là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”6.

4 Điều 80 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997
5 Điều 27 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
6 Điều 28 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005

5


Nhập khẩu hàng hoá:”Là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt
Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”7.
Tạm nhập, tái xuất hàng hoá:”Là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ
nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập

khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”8.
Tạm xuất, tái nhập hàng hoá:”Là việc hàng hoá được đưa ra nước
ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam”9.
Chuyển khẩu hàng hoá:”Là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh
thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam”10.
Ngoài ra, tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn được thế
hiện ở: Ngôn ngữ của hợp đồng, đồng tiền thanh toán được quy định trong hợp
đồng và luật áp dụng đối với hợp đồng.
Tổng hợp lại các khái niệm đã phân tích ở trên, có thể hiểu tổng quát hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế với những đặc điểm như sau:
- Về chủ thể: “Trụ sở kinh doanh của hai bên mua bán phải đặt ở hai

quốc gia khác nhau, phải có năng lực pháp lý, cụ thể theo luật pháp quy
định tại Việt Nam”.
- Về đối tượng của hợp đồng: “Hàng hóa (hay dịch vụ) phải được

chuyển giao từ một nước qua khỏi biên giới nước đó đến một nước khác”.
7 Điều 28 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
8 Điều 29 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
9 Điều 29 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005
10 Điều 30 khoản 1 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005

6


- Về đồng tiền thanh toán: “Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội


tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Trừ trường hợp đồng tiền thanh
toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc
các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền
chung”.
- Về ngôn ngữ của hợp đồng: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài đối với ít nhất một bên. Trừ
trường hợp hai quốc gia cùng sử dụng một ngôn ngữ như Mỹ và Anh đều sử
dụng tiếng Anh”.
- Về cơ quan giải quyết tranh chấp: “Tranh chấp phát sinh từ việc

giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án
hoặc trọng tài nước ngoài”.
- Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng):“Luật áp

dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và
phức tạp. Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể
phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của
luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của
bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước
quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều
chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”.
Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của hợp
đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và
nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc
vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp
đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan

trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh
chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật Thương mại Việt Nam
7


không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào.
Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải
chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán,
thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những
điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định
của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không
thỏa thuận trong hợp đồng.
1.1.1.2. Kết cấu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tuỳ vào thực tiễn giao dịch giữa các bên và đối tượng của hợp đồng mà mỗi
một hợp đồng sẽ được soạn thảo với những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên,
về cơ bản, mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều có những nội dung chủ yếu
như sau:
Phần mở đầu của hợp đồng:
-

Tiều đề: thường được thể hiện bằng các thuật ngữ như Hợp đồng (Contract)
hoặc Bản thoả thuận (Agreement)

-

Số và ký hiệu của hợp đồng: thường được ghi kèm với tiêu đề nhằm giúp cho
việc quản lý và lưu trữ hợp đồng của các chủ thể ký kết. Vì vậy, số và ký hiệu
thường được thể hiện sao cho có thể nhận biết được các bên ký kết hợp đồng
một cách dễ dàng và nhanh nhất.


-

Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. Cũng có nhiều trường hợp người ta
lại ghi địa điểm và ngày tháng ký kết ở phần cuối hợp đồng. Địa điểm ký kết
hợp đồng có ý nghĩa góp phần xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu
các bên không thoả thuận nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng, đó là luật nơi
ký kết hợp đồng. Thông thường nếu các bên không có thoả thuận gì khác về
thời có sinh hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm này tính từ thời điểm các bên
ký kết hợp đồng.

8


-

Các bên ký kết hợp đồng: Trong phần này, các bên sẽ ghi rõ tên của các bên
ký kết, địa chỉ, số tel, số fax, địa chỉ email, số tài khoản và tên ngân hàng,
người đại diện ký kết hợp đồng

-

Những định nghĩa dùng trong hợp đồng. Những định nghĩa này có thể rất
nhiều, ví dụ "hàng hóa" có nghĩa là..., "Thiết kế" có nghĩa là... Chí ít người ta
cũng đưa ra định nghĩa sau đây:
Công ty ABC, địa chỉ..., số điện thoại..., đại diện bởi Ông... dưới đây gọi
là Bên bán (ABC company, address..., Tel...represented by Mr. ...hereinafter
referred to as the Seller)

-


Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Đây có thể là hiệp định ký kết giữa các
Chính phủ, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa các Bộ thuộc các quốc
gia khác nhau. Chí ít, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của các bên khi ký
kết hợp đồng. Ví dụ:
Các bên đã cùng nhau thỏa thuận rằng Bên bán cam kết bán và Bên
mua cam kết mua những hàng hoá dưới đây theo các điều khoản và điều kiện
sau (It has been mutually agreed that the Seller commits to sell and the Buyer
commits to buy the undermentioned goods on the following terms and
conditions).
Phần các điều khoản bắt buộc của hợp đồng:

-

Các điều khoản về hàng hóa: Tên hàng (Commodity); số lượng (Quantity);
phẩm chất (Quality); bao bì đóng gói, ký mã hiệu (Packing and Making); bảo
hành, trách nhiệm đối với khiếm khuyết (Warranty, Guarantee/ Defect
Liability);…

-

Các điều khoản tài chính: Giá cả (Price), phương thức thanh toán (Terms of
Payment);…

-

Các điều khoản vận tải, giao nhận: Phương thức giao nhận (Delivery); nghiệm
thu (Commisioning); bảo hiểm (Insurance);…

9



-

Các điều khoản pháp lý: Luật áp dụng (Applicable Law); bất khả kháng
(Force Majeure); khiếu nại (Claim); trọng tài (Arbitration); trách nhiệm do vi
phạm (Penalties, Liquid Damages);…
Đây là phần quan trọng nhất của một hợp đồng mua bán hàng hóa. Các bên

thường sẽ phải dành nhiều thời gian và công sức nhiều nhất cho phần này khi đàm
phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Phần các điều khoản tùy ý của hợp đồng:
-

Ngôn ngữ của hợp đồng (Language)

-

Hiệu lực của hợp đồng (Coming into Force)

-

Những quy định liên quan đến sửa đổi, bổ sung hợp đồng (Modification/
Amendment)

-

Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên


-

Chữ ký có thẩm quyền của các bên ký kết (For and On behalf of)
Các phụ lục của hợp đồng:

- Tùy từng hợp đồng cụ thể, hai bên có thỏa thuận có các phụ lục kèm theo

(Annex/ Appendies). Có phụ lục hiệu lực cùng thời điểm với hợp đồng, có
phụ lục được bổ sung vào sau, khi quá trình thực hiện hợp đồng đang diễn ra.
- Cuối cùng là phần chữ ký và con dấu của các bên. Phần này có ý nghĩa chứng

minh đó là bản hợp đồng chính thức đã được các bên thỏa thuận và thống
nhất. Sau này khi nảy sinh tranh chấp, có thể dựa vào bản hợp đồng chính
thức này để xem xét trách nhiệm của các bên.
1.1.2. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Tranh chấp, theo Từ điển Tiếng Việt năm 2004 của Viện Ngôn ngữ
học, được hiểu là “đấu tranh giằng co nhau khi có ý kiến bất đồng, thường là trong
vấn đề quyền lợi giữa hai bên”.
10


Trong đời sống có rất nhiều loại tranh chấp xảy ra hàng ngày như tranh chấp
về quyền thừa kế, tranh chấp về lợi ích các thành viên trong công ty, tranh chấp về
quyền sử dụng đất đai… Trong lĩnh vực kinh tế thì có tranh chấp kinh doanh,
thương mại. Tranh chấp phát sinh từ việc kinh doanh, thương mại là tranh chấp giữa
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và phải có mục đích vì lợi nhuận.
Yếu tố quan trọng để phân biệt tranh chấp trong kinh tế với các tranh chấp khác
trong đời sống chính là yếu tố lợi nhuận. Vì đây là lợi ích cốt lõi mà các chủ thể
kinh doanh mong muốn đạt được. Các yếu tố khác như uy tín, danh tiếng… cũng
được gây dựng nhằm mục đích thu về lợi nhuận.

Việc buôn bán, giao thương hiện nay không còn bó hẹp trong phạm vi của mỗi
quốc gia mà đã mở rộng phạm vi ra toàn thế giới. Vì thế các vụ tranh chấp liên quan
đến thương mại xuất hiện ngày càng nhiều trên phạm vi quốc tế. Tranh chấp thương
mại quốc tế là một loại tranh chấp quốc tế, là những mâu thuẫn, xung đột và tranh
giành giữa các bên phát sinh từ hoặc có liên quan đến các hoạt động thương mại 11.
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại tranh
chấp thương mại. Trong đó, các bên tranh chấp là các doanh nghiệp ở các nước
khác nhau, nội dung tranh chấp liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế gồm những đặc điểm:
-

“Giữa các bên tranh chấp có mối quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế”;

-

“Có “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ hợp đồng giữa các bên tranh chấp”;

-

“Có sự mâu thuẫn, tranh giành quyền lợi giữa các bên tranh chấp về những
lợi ích cụ thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”.
Mua bán hàng hóa quốc tế là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều quốc

gia, nhiều chủ thể ở những nước có ngôn ngữ, tập quán, luật pháp… khác nhau, dẫn
đến sự khác biệt rất lớn trong cách thực hiện hợp đồng nên dễ dẫn đến mâu thuẫn về
quyền lợi. Vì vậy, tranh chấp phát sinh là điều khó tránh khỏi.
11 Nguyễn Thị Mơ (2006), “Nhận dạng các loại hình tranh chấp thương mại”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại,
(16).


11


1.2.Các loại hình tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế
1.2.1. Tranh chấp liên quan đến tính pháp lý của hợp đồng
1.2.1.1. Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký hợp đồng
Vấn đề tính hợp pháp của chủ thể ký hợp đồng là một vấn đề rất quan trọng.
Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên tham gia. Một hợp đồng muốn có
hiệu lực, trước tiên, chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp. Nếu không có điều kiện
này, khi xảy ra tranh chấp, người bị thiệt hại sẽ không thể yêu cầu người có lỗi bồi
thường cho mình. Vì lúc đó, căn cứ xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên là
bản hợp đồng đã không còn giá trị.
Đối với chủ thể hợp đồng là cá nhân. Cá nhân đó phải có năng lực pháp lý và
năng lực hành vi. Năng lực hành vi của cá nhân về nguyên tắc chung, do luật của
quốc gia người đó mang quốc tịch quy định.
Về năng lực pháp lý, theo khoản 1 điều 14 và khoản 3 điều 15, Bộ luật
Dân sự Việt Nam 2005: “Năng lực pháp lý (năng lực pháp luật dân sự) của cá
nhân là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự, trong đó có quyền tham gia quan hệ
dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó”.
Giao kết hợp đồng là một trong những quan hệ dân sự đó. Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết 12.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp
luật quy định13. Như vậy, để xác định một cá nhân có đủ năng lực pháp lý hay
không thì cần tìm hiểu xem người này có bị hạn chế năng lực pháp lý hay không.
Đối với chủ thể hợp đồng là pháp nhân. Tương tự như trên, muốn xem xét một
tổ chức nào đó ký kết hợp đồng có đủ điều kiện giao kết hợp đồng không, cần xem
tổ chức đó có đủ tư cách pháp nhân hay không. Trước tiên phải tìm hiểu tổ chức đó
mang quốc tịch của nước nào, sau đó xác định xem theo luật của nước đó, tổ chức


12 Điều 4 khoản 3Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005
13 Điều 16 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005

12


này có được công nhận là pháp nhân hay không. Theo điều 84 Bộ luật Dân sự Việt
Nam, tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau:
-

Được thành lập một cách hợp pháp

-

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

-

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó

-

Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Một tổ chức muốn được thừa nhận là chủ thể hợp pháp của hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế, ngoài việc có đủ tư cách pháp nhân thì tổ chức đó còn phải có đủ
tư cách pháp lý.
Đối với nước ngoài, tư cách pháp lý của thương nhân được xác định căn cứ

vào pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
Với Việt Nam, thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với
nước ngoài bao gồm:
-

Các doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật Hợp tác
xã.

-

Các hộ kinh doanh cá thể được tổ chức và đăng ký kinh doanh theo Nghị định
số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

-

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ủy quyền của
thương nhân.

-

Doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài được xuất, nhập khẩu hàng hóa theo
quy định của Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản dưới luật hiện hành có
liên quan.

-

Đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

-


Được quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hóa không phụ thuộc ngành nghề,
ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa

13


thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và hàng hóa thuộc Danh mục hàng
hóa hạn chế kinh doanh.
-

Được quyền nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1.2.1.2. Tranh chấp về hình thức của hợp đồng
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tùy theo từng hệ thống

pháp luật khác nhau mà có những quy định khác nhau về cách xác định hình thức
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào là hợp pháp.
Mặc dù được soạn thảo bằng văn bản hay những thỏa thuận bằng lời nói thì
hình thức của hợp đồng đều đóng vai trò “hòn đá tảng” cho hoạt động đầu tư, kinh
doanh thương mại của mỗi bên chủ thể. Thực tế đã cho thấy đã có nhiều trường hợp
các bên đã giao kết hợp đồng với nhau và đã tiến hành các hoạt động kinh doanh
thương mại, song khi có tranh chấp nhỏ xảy ra thì một trong các bên lợi dụng tính
thiếu chặt chẽ của hợp đồng để thu lợi riêng cho mình, làm thiệt hại cho các bên đối
tác. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và đang
tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý khi có tranh chấp xảy ra.
Như vậy, hình thức của hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Doanh nhân Việt Nam khi ký kết hợp đồng,
đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì dấu hiệu hình thức có tính bắt

buộc các bên phải tuân thủ. Bởi, khi có sự vi phạm về hình thức hợp đồng thì hợp
đồng có thể bị tuyên bố hủy do vô hiệu hoặc nếu các bên không có sự hiểu biết về
pháp luật của đối tác quy định về hình thức của loại hợp đồng mình giao kết sẽ dẫn
đến phát sinh tranh chấp, gây ra những thiệt hại không mong muốn.
1.2.1.3. Tranh chấp về nội dung của hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có nội dung hợp pháp: “Mục đích và
nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức

14


xã hội”14. Trong thực tế, tính hợp pháp về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế gồm hai vấn đề:
-

Nội dung của hợp đồng phải có các điều khoản chủ yếu, hay còn gọi là điều
khoản cơ bản của hợp đồng. Đây là những điều khoản bắt buộc phải có trong
hợp đồng, nếu thiếu một trong các điều khoản đó thì hợp đồng không có giá
trị pháp lý. Các quốc gia có những quy định không giống nhau về điều kiện
này. Theo luật của Anh, điều khoản chủ yếu chỉ gồm những điều khoản quy
định về đối tượng của hợp đồng: Tên hàng, số lượng và chất lượng hàng.
Theo luật của Pháp là đối tượng và giá cả. Theo Công ước Viên 1980 gồm 8
điều khoản: Giá cả, thanh toán, phẩm chất, số lượng hàng hóa, địa điểm, thời
hạn giao hàng, phạm vi trách nhiệm của các bên và giải quyết tranh chấp15.
Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005: Đối tượng của hợp đồng;

số lượng, chất lượng; giá và phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương
thức thực hiện hợp đồng; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các nội dung khác.
-


Ngoài việc đâu là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nội dung của toàn bộ hợp
đồng, bao gồm cả các điều khoản chủ yếu và điều khoản thông thường, đều
phải hợp pháp, tức là phù hợp với quy định của luật pháp mỗi quốc gia.
Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định rõ nội dung của

hợp đồng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phải theo dõi danh mục các mặt hàng
cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc các mặt hàng xuất nhập khẩu có đủ điều kiện
của Việt Nam và của đối tác để tránh ký các hợp đồng mua bán các loại hàng không
hợp pháp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới danh sách những loại hàng
hóa cần đáp ứng những điều kiện cụ thể như xin giấy phép, giấy chứng nhận…
trước khi thực hiện xuất nhập khẩu.

14 Điều 122 khoản 1 mục (b) Bộ luật Dân sự Việt nam năm 2005
15 Điều 19 khoản 3 Công ước Viên năm 1980

15


1.2.2 Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện hợp đồng
1.2.2.1. Tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bán
Tranh chấp do người bán chậm giao hàng hoặc không giao hàng
Theo Điều 30 của Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, nếu
không giao hàng đúng thời hạn đã quy định trong hợp đồng thì người bán bị coi là
vi phạm hợp điều khoản cơ bản của hợp đồng.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các bên thường có thể thỏa thuận với nhau
về việc gia hạn them một thời gian hợp lý nếu đến hạn giao hàng mà người bán
chưa thực hiện việc giao hàng. Tuy nhiên, nếu hết thời gian bổ sung này mà bên bán
vẫn không giao hàng hoặc đang trong thời gian bổ sung nhưng bên bán tuyên bố

không giao hàng thì bên mua có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi
thường thiệt hại.
Việc quy định nghĩa vụ của bên bán phải giao các chứng từ liên quan đến hàng
hóa đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng hình thức quy định trong hợp đồng nhằm
bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người mua trong việc có đủ cơ sở pháp lý để làm thủ
tục nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
Tranh chấp do người bán giao thiếu hàng
Giao thiếu hàng là một dạng tranh chấp khá phổ biến trong thực tiễn mua bán
hàng hóa quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu thường là do hai bên không thống nhất
được phương án giải quyết hoặc do không xác định được người có lỗi trực tiếp
(người bán hay người chuyên chở), hoặc do hai bên không quy định rõ ràng về dung
sai cho phép của hàng hóa…
Khi phát hiện thiếu hụt hàng hóa do lỗi của người bán, người mua trước tiên có
thể yêu cầu người bán tiếp tục giao thêm hàng, hoặc người mua sẽ mua hàng của
người khác với chi phí do người bán chi trả hoặc yêu cầu người bán trả số tiền
tương ứng với giá trị của số hàng bị thiếu và đòi nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại
(nếu có).
Tranh chấp do người bán giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất

16


Người bán có trách nhiệm phải giao hàng phù hợp với quy định của hợp đồng.
Những khác biệt về phẩm chất của hàng hóa đều có thể gây ra tranh chấp giữa các
bên vì hàng hóa không đủ phẩm chất sẽ ảnh hưởng tới mục đích mua hàng của
người mua. Trong trường hợp người bán giao hàng không đúng quy cách, phẩm
chất so với những quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng, tùy từng trường hợp cụ
thể, người mua có thể yêu cầu người bán thay thế hàng hóa, sửa chữa hàng hóa, tự
loại trừ khuyết tật với chi phí do người bán chi trả; yêu cầu giảm giá; hoặc hủy hợp
đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh nếu sự sai biệt về phẩm chất làm

người mua không thể sử dụng hàng theo mục đích ban đầu của mình.
1.2.2.2. Tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người mua
Tranh chấp do người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán
Trong giao dịch thương mại quốc tế có nhiều cách để người mua thực hiện
nghĩa vụ thanh toán đối với người bán: Chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng
từ (L/C). Trong các phương thức này, L/C là phương thức thanh toán được sử dụng
phổ biến nhất bởi ưu điểm là có tính an toàn cao.
Hiểu một cách đơn giản: “Phương thức tín dụng chứng từ là cách
thức thực hiện chi trả một hợp đồng xuất nhập khẩu thông qua trung gian là ngân
hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản của người mua chuyển vào tài khoản của
người bán căn cứ vào hợp đồng thương mại và những chứng từ mà hai bên cung
cấp cho ngân hàng”.
Đây là một phương thức thanh toán phức tạp và đòi hỏi các bên phải có những
quy định rất rõ ràng, chi tiết. Nếu có những sai sót hoặc khác biệt giữa các chứng từ
liên quan thì tranh chấp xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Dạng tranh chấp thứ nhất là người mua không mở L/C đúng thời hạn quy định
trong hợp đồng. Điều này đồng nghĩa với việc người mua trì hoãn hoặc không thực
hiện nghĩa vụ của mình. Thông thường, khi gần đến hạn chót mở L/C mà người bán
vẫn chưa nhận được L/C thì người bán sẽ thông báo cho người mua và giục người
mua mau chóng mở L/C theo đúng quy định của hợp đồng. Nếu đã đến hạn mà
người mua vẫn chưa mở L/C thì hai bên có thể thương lượng để người bán gia hạn
thêm cho người mua về thời hạn mở L/C. Nếu người mua mở L/C trong khoảng
17


thời gian gia hạn thêm thì không bị coi là vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Nếu quá
thời hạn bổ sung mà người mua vẫn chưa mở L/C thì người bán có quyền hủy hợp
đồng và yêu cầu người mua bồi thường cho những thiệt hại phát sinh từ việc chậm
mở L/C.
Dạng tranh chấp thứ hai thường xảy ra là người mua mở L/C với nội dung

không đúng với các quy định của hợp đồng hoặc. Nếu nội dung trong L/C mà
không thống nhất với nội dung của hợp đồng và các chứng từ chứng minh việc hoàn
thành nghĩa vụ của người bán, khiến người bán không được ngân hàng thanh toán
thì hai bên sẽ xảy ra tranh chấp.
Tranh chấp do người mua chậm hoặc không nhận hàng
Nhận hàng một cách kịp thời và đầy đủ là một nghĩa vụ của người mua. Việc
vi phạm nghĩa vụ trong trường hợp này rất có thể gây ra tổn thất cho người bán. Ví
dụ, khi người bán đã đưa hàng đến cảng đích nhưng người mua lại chậm trễ trong
việc chỉ định tàu đến nhận hàng, lúc đó người bán sẽ phải đưa hàng vào kho ở cảng
và lúc đó người bán là người phải chi trả phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa và
các chi phí liên quan khác. Điều này ảnh hường tới lợi ích của người bán và sẽ gây
ra tranh chấp. Trong những trường hợp như vậy, thường người bán sẽ yêu cầu người
mua khẩn trương đến nhận hàng để tránh những tổn thất, thiệt hại có thể phát sinh.
Nếu người mua cố ý không nhận hàng thì người bán thể tuyên bố hủy hợp đồng và
yêu cầu người mua phải bồi thường những tổn thất phát sinh.

18


1.3. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

bằng trọng tài
1.3.1.Khái niệm giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế bằng trọng tài
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giả quyết bằng
nhiều phương thức khác nhau. Những phương thức thường được áp dụng là giải
quyết bằng thương lượng., giải quyết bằng hòa giải, giải quyết bằng Tòa án và giải
quyết bằng Trọng tài. Mỗi phương thức giải quyết khác nhau lại có những ưu điểm
và nhược điểm khác nhau. Đôi khi các phương thức giải quyết trên lại đan xen, hỗ
trợ nhau trong quá trình giải quyết vụ việc.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp
không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh
ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng
trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu
thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi
hành.
Theo Điều 3, khoản 1 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010:
“Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến
hành theo quy định của Luật này”. Phương thức giải quyết tranh chấp này thường
có ưu điểm so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau:
-

Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bằng trọng tài
đảm bảo tối đa quyền tự chủ của các bên trong hợp đồng. Trong tài không
phải là phương thức giải quyết bắt buộc, việc đưa tranh chấp ra giải quyết
bằng trọng tài là quyết định của các bên. Các bên có quyền lựa chọn cơ quan
trọng tài, hình thức trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài, trọng tài viên cho mình
không phụ thuộc vào nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên. Đồng thời
giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế còn cho phép các
bên tính toán về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp để từ đó các bên sắp

19


xếp hợp lý đảm bảo việc giải quyết tranh chấp vừa đảm bảo việc kinh doanh
của các bên.
-

Thủ tục giải quyết đơn giản thuận tiện giúp cho việc giải quyết tranh chấp
nhanh chong, dứt điểm và hiệu quả. Tất cả các bên trong tranh chấp đều mong

muốn công lý phải nhanh chóng, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Điều đó rất dễ
hiểu, đặc biệt đối với các thương nhân điều đó cả trở nên cấp thiết.

-

Tính bảo mật và duy trì mối quan hệ với đối tác. Trọng tài là phương thức giải
quyết tranh chấp có tính riêng biệt. Hầu hết pháp luật các nước đều thừa nhận
trọng tài xét xử kín nếu các bên khong quy định khác 16. Trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, đối với các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh thì bí mật
nghề nghiệp, bí kíp kinh doanh là điều cốt lõi của họ, nó mang tính chất sống
còn đối với cả 1 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho nên họ cần được giải
quyết một cách kín đáo, không ồn ào, không nghi thức rườm rà và không
công khai. Việc xét xử không công khai sẽ giúp các bên giữ được bí mất về
kinh doanh, công nghệ.

-

Tính chung thẩm rằng buộc bởi quyết định của trọng tài. Đây là ưu điểm
trọng tài so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác. Sau khi Trọng tài
đưa ra phán xét sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên tham gia, các bên
không được kháng cao. Điều này được giải thích xuất phát từ quyền tự định
đoạt của các bên trọng tranh chấp, do đó khi phán quyết được ban hành các
bên có nghĩa vụ tuân thủ.

-

Tính độc lập của tố tụng Trọng tài. Là một tổ chức phi chính phủ, Trọng tài
không có tổ chức đa cấp nên Trọng tài độc lập trong xét xử, không chịu sự chi
phối bởi yếu tố chính trị, không chịu sự chỉ đạo của cơ quan quản lý nào mà
chỉ chịu sự giám sát của Tòa án trong một số mặt về tố tụng. Cho nên bảo

đảm tính khách quan trung lập trong quá trình giải quyết tranh chấp.

-

Tính chuyên môn của trọng tài viên. Danh sách trọng tài viên của trung tâm
Trọng tài thương mại thường bao gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn

16 Điều 6 Pháp lệnh trọng tài thương mại của ủy ban thường vụ quốc hội

20


cao, uy tín, kinh nghiệm được lựa chọn theo tiêu chí chặt chẽ do trung tâm
Trọng tài đưa ra. Chính vì thế ý kiến của các chuyên gia rất chính xác và có
tính thuyết phục cao, cho nên xét tương đối Trọng tài viên tại các trung tâm
Trọng tài thương mại đáp ứng yêu cầu về chuyên môn để tìm ra giải pháp hợp
lý, hợp pháp cho các tranh chấp.
-

Tính nhanh chóng tiết kiệm thời gian, tố tụng Trọng tài nhanh chóng hơn tố
tụng Tòa án, vì Trọng tài cho phép các bên tự thỏa thuận về nhiều hoặc tất cả
về thủ tục (lựa chọn Trọng tài viên, quy tắc tố tụng Trọng tài…). Tố tụng
Trọng tài mang tính chất linh hoạt, nhanh chóng hơn tố tụng Tòa án (Tóa án
xét xử theo hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm), chưa kể tới các thủ tục tái
thẩm, giám đốc thẩm trải qua nhiều năm
Tóm lại, ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh

hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian
có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải
quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công

khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng
như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh
thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh
chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội
so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài
đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức
hay tòa án nào.
Ngoài các ưu điểm ra còn một số các nhược điểm như: Giải quyết bằng
phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài
thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào
cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
1.3.2. Các hình thức trọng tài
Trọng tài vụ việc

21


“Là Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải
quyết tranh chấp cụ thể giữa các bên có tranh chấp phát sinh và khi giải quyết xong
tranh chấp đó thì chấm dứt sự tồn tạ”.
Trọng tài vụ việc thường được xem là trọng tài nguyên thủy, được sử dụng rất
lâu và rộng rãi ở các nước trên thế giới. Pháp luật về Trọng tài của các nước trên thế
giới đều thừa nhận sự tồn tại của hình thức Trọng tài này. Ở nước ta cho phép Trọng
tài phi chính phủ được thành lập và hoạt động khi có Nghị định 116/CP ngày
5/9/1994 nhưng trong Nghị định này chưa ghi nhận hình thức trọng tài vụ việc này.
Khi pháp luật Trọng tài thương mại do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày
25/2/2003 mới quy định Trọng tài này17.
Trọng tài thường trực
Trọng tài thường trực:”Là loại Trọng tài được thành lập và hoạt động
thường xuyên theo một quy chế nhất định”18.

Ở các nước trên thế giới hình thức Trọng tài thường trực được tổ chức dưới
nhiều hình thức khác nhau; Như các trung tâm Trọng tài (trung tâm trọng tài quốc tế
Singapore, trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Australia, trung tâm Trọng tài
quốc tế Hồng Kông…), các hiệp hội Trọng tài (Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ, Hiệp hội
Trọng tài Nhật Bản) hay các viện Trọng tài (Viện trọng tài Stoc khom-Thụy Điển)…
nhưng phổ biến được thể hiện dưới hình thức trung tâm Trọng tài.
Trọng tài thường trực đều thể hiện phổ biến dưới dạng trọng tài phi Chính phủ
và là tổ chức xã hội nghề nghiệp. Hệ thống Trọng tài này không nằm trong hệ thống
bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ mang sắc thái riêng trong pháp luật
trong tài của một số nước, như Châu Á (như Trung Quốc, Thái Lan). Ở Trung Quốc
ủy ban trọng tài hợp đồng kinh tế Nhà nước là những cơ quan Nhà nước thuộc cục
quản lý hành chính công thương các cấp. Còn Thái Lan thành lập viện Trọng tài
trực thuộc Bộ tư pháp có quy tắc tố tụng riêng biệt nhằm hỗ trợ và phát triển các
17Điều 19-23 Pháp lệnh Trọng tài thương mại của Ủy ban thường vụ quốc hội số 08/2003/PLTVQH11
18 Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Thông tin
và truyền thông, Hà Nội

22


hoạt động hòa giải và Trọng tài.Ở Việt Nam, Trọng tài thường trực được tổ chức
dưới dạng trung tâm Trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi Chính phủ, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định 19.
Đặc điểm của phương thức này là:”Quyết định Trọng tài của cơ quan
trọng tài có giá trị chung thẩm và các bên đương sự phải có trách nhiệm thi hành,
trừ khi một bên yêu cầu Tòa án hủy quyết định của Trọng tài theo những thủ tục
nhất định”20.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo
quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút
ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết

tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai,
rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như
danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do
các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp
cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so
với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài
đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức
hay tòa án nào.
Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương
đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành
quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành
bản án, quyết định của tòa án.

19Khoản 1 Điều 16 Pháp lệnh Trọng tài thương mại của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 08/2003/PLTVQH1
20 Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Thông tin
và truyền thông, Hà Nội

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Contract sale of goods International United Nations Convention on

Contracts for the International Sale of Goods (Vienna, 1980) (CISG):
/>2. Liên hợp quốc (1980), Công ước Viên năm 1980:

/>3. Nguyễn Thị Mơ (2006), “Nhận dạng các loại hình tranh chấp thương

mại”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại.
4. Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối


ngoại, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
5. Phạm Duy Liên (2012), Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, Nhà

xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. Trang web Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam:

/>
TRANG WEB THAM KHẢO
7. Các khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
24


/>8. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa:

/>9. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam:

/>10. />11. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của mua bán hàng hóa quốc tế:

/>12. www.kh-sdh.udn.vn/zipfiles/So21/hong_phanthithanh.doc

25


×