Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa tại PHÒNG KINH DOANH CÔNG TY cổ PHẦN PHÚ lợi đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.13 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP...................................2
1. Thông tin nơi thực tập...........................................................................................3
1.1.Thông tin Công ty...............................................................................................3
1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt............3
1.3.Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt...........................5
2. Phòng ban thực tập:..............................................................................................8
3. Người hướng dẫn:.................................................................................................8
CHƯƠNG II.NHẬT KÝ THỰC TẬP............................................................................8
1. Tuần 1................................................................................................................... 9
2. Tuần 2................................................................................................................. 10
3. Tuần 3.................................................................................................................11
4. Tuần 4................................................................................................................. 12
5. Tuần 5................................................................................................................. 13
CHƯƠNG III.CẢM NHẬN, ĐÁNH GIÁ VỀ THỜI GIAN THỰC TẬP..................14
1. Bài học kinh nghiệm...........................................................................................14
2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................15
CHƯƠNG IV. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP...........................16
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN..............................................................................................17


CHƯƠNG I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1. Thông tin nơi thực tập
1.1.

Thông tin Công ty

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ LỢI ĐẠT( PHU LOI DAT J.S.C)
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: PHU LOI DAT JOINT STOCK COMPANY


Công ty thành lập và hoạt động ngày: 25/09/2009
Vốn điều lệ: 38.888.000.000 (VND)
Trụ sở chính: Khu Hồng Phong, Phường Ninh Dương, TP.Móng Cái, Tỉnh Quảng
Ninh, Việt Nam.
Số điện thoại: (033)360-8526
Fax: (0333) 773 669
Email:
Người đại diện: Lê Thị Bắc
Tổng số nhân viên của Công ty: 40 người
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt
Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt được sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5701318311 đăng ký ngày 24/9/2009 với các ngành
nghề:
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê (đầu tư kinh doanh hạ tầng đô thị);
- Tư vấn môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất;


- Kho bãi và lưu trữ hàng hóa;
- Chuyển tải, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất;
- Hoạt động giáo dục và đào tạo;
- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục;
- Hoạt động các câu lạc bộ và thể thao;
- Giáo dục mầm non;
- Tạm nhập – tái xuất.
Hoạt động tạm nhập - tái xuất: Công ty chú trọng việc nhập khẩu các linh kiện điện
tử, hàng đông lạnh Đồng thời nhập mua phân đạm, phân lân, vải may mặc, .…
Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt là 1 trong số 900 doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Móng Cái.
Ngày 25/9/2009, Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt đã tổ chức khánh thành trụ sở chính tại

Khu Hồng Phong, Phường Ninh Dương, TP. Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh,Việt Nam.
Ngày 15/10/2009, Công ty chính thức đi vào hoạt động với 10 nhân viên, 2 container.
Trong năm 2011, Công ty đa mở rộng thêm quy mô và tăng thêm 3 container và 15
nhân viên.
Cuối năm 2012, Công ty đã đạt danh hiệu “Đơn vị nộp thuế tiêu biểu 2012”
Trong năm 2013, Công ty đã đăng ký rất nhiều hợp đồng lớn với các Công ty nước
ngoài đáng kể đến là tập đoàn Gia Trình HONGKONG.
Ngày 24/9/2014, Bà Lê Thị Bắc được thành phố Móng cái Trao tặng nữ doanh nhân
tiêu biểu.


Năm 2015, Công ty đã có thêm 1 kho chứa hàng đông lạnh, 4 container và 15 nhân
viên.
Năm 2016, Công ty đã không ngừng phấn đấu để đạt được lợi nhuận cao nhất trong 7
năm qua.
Năm 2017, Công ty cũng đã đạt được danh hiệu “Đơn vị nộp thuế tiêu biểu 2017’’
Cho đến nay, Công ty đã có doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể, đặc biệt hơn gần 10
năm qua Công ty chưa có năm nào mà doanh thu cũng như lợi nhuận giảm hơn so với
năm trước.
Với trình độ chuyên môn tinh nhuệ, Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt luôn duy trì 40 lao
đông với thu nhập bình quân 7.000.000 VNĐ/người.
1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt
Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt có 6 đơn vị chức năng được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng như sau:

Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị


Chủ tịch hội đồng
quản trị

Tổng Giám đốc


Phòng kinh
doanh

Phòng kế
toán

Phòng tổ
chức hành
chính

Phòng
marketing

Phòng xuất
nhập khẩu

Phòng kế
hoạch

(Nguồn: Phòng Nhân sự)
(1) Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty
để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông. Chỉ trong cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần mới có Hội đồng

Quản trị. Trong Công ty cổ phần thì Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của
Công ty, tiếp đến là Hội đồng Quản trị
- Chủ tịch hội đồng quản trị: có thể giám sát Giám đốc Công ty là người đại diện hợp
pháp của Công ty trước cơ quan Nhà nước và pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn
sau:
 Triệu tập các phiên họp của Hội đồng quản trị.
 Chuẩn bị nội dung chương trình và điều khiển các buổi họp để thảo luận và biểu
quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị.
 Lập chương trình công tác và phân công thành viên thực hiện việc kiểm tra giám
sát hoạt động của Công ty.
(2) Ban Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về quyền và
nghĩa vụ của mình. Là người trực tiếp quản lý, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức
quản lý, lãnh đạo toàn bộ công nhân viên trong toàn Công ty, Thực hiện công việc như
định hướng ra kế hoạch kinh doanh của Công ty. Tổng Giám đốc là người chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.


Phó tổng Giám đốc: Là người giúp việc cho tổng Giám đốc có chức năng và nhiệm
vụ giải quyết mọi công việc do Giám đốc ủy quyền khi vắng mặt hoặc tổng Giám đốc
giao cho.
(3) Phòng Kinh doanh và phòng XNK: là bộ phận giúp việc cho Ban Giám đốc cũng
như Hội đồng quản trị để đưa ra các kế hoạch về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty từng tháng trong năm sao cho phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội,
nghiên cứu thị trường để biết được những mặt ưu những mặt khuyết mà Công ty còn tồn
đọng để đưa ra các giải pháp, kế hoạch xác đáng hơn phù hợp hơn nữa.
(4) Phòng Kế toán: Là một bộ phận giúp việc cho Ban Giám đốc cũng như Hội đồng
quản trị. Phòng kế toán bao gồm 5 người, mỗi người đảm nhiệm một công việc riêng phù
hợp với khả năng trình độ chuyên môn của mình. Chức năng và nhiệm vụ phòng tài vụ kế
toán là quản lý tài chính theo đúng qui định của nhà nước và lập kế hoạch tài chính, thu
nhập các chứng từ kế toán để theo dõi tình hình chi tiêu hàng ngày để cuối tháng qúy năm

tổng hợp chi phí và xác định kết quả, lập báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị đưa lên cho Hội đồng quản trị và các đối tượng quan tâm xem xét.
(5) Phòng Tổ chức hành chính: như các phòng ban đã kể trên thì phòng tổ chức hành
chính cũng là một bộ phận giúp việc cho Ban Giám đốc – Hội đồng quản trị. Phòng tổ
hành chính gồm ba người có chức năng và nhiệm vụ là đưa ra các kế hoạch,tổ chức mọi
hoạt động ở từng bộ phận, phân xưởng và các phòng ban, giúp Ban Giám đốc Công ty lập
kế hoạch chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
(6) Phòng Kế hoạch: Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm
của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị
để tham mưu cho tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch hoạt động SXKD-TM-DV cho kế
hoạch năm. Thực hiện các thủ tục pháp lý về công tác hợp đồng kinh tế và các dự án đầu
tư. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện hợp đồng đã ký kết, phát hiện kịp thời
những vấn đề phát sinh, những bất hợp lý để tham mưu cho TGĐ xử lý. Khi hợp đồng


thực hiện xong phải nghiệm thu đưa vào sử dụng đồng thời tiến hành thủ tục thanh lý hợp
đồng để làm cơ sở thanh toán giữa các bên, thanh toán công nợ.
(7) Phòng Marketing: Lập kế hoạch marketing, nghiên cứu thị trường, trên cơ sở đó,
đề xuất kế hoạch hành động cho từng giai đoạn phát triển. Phối hợp và hỗ trợ Phòng kinh
doanh trong quá trình làm việc nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan truyền thông đồng thời cũng xây dựng, duy trì và
phát triển văn hóa của Công ty.
2. Phòng ban thực tập:
Phòng Kinh Doanh
3. Người hướng dẫn:
Anh Vũ Huy Hùng – Phó phòng kinh doanh.
Số điện thoại 036.612.0000
CHƯƠNG I. NHẬT KÝ THỰC TẬP

Lịch dự kiến: Các buổi sáng trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6

Thời gian
Tuần
Thứ

Công việc


- Đến gặp Giám đốc công ty cổ phần Phú Lợi Đạt để xin
vào thực tập ở công ty trong 5 tuần.
- Xác định sẽ thực tập ở phòng Kinh doanh.
- Được giới thiệu người hướng dẫn là anh Hùng – Phó

Thứ 2
(1/7)

phòng kinh doanh.
- Vào phòng Kinh doanh và làm quen với các anh chị
trong phòng.
- Được anh Hùng phỏng vấn và hỏi qua một số kiến thức
về chuyên ngành và những gì mong muốn nhận được
trong quá trình thực tập.

- Chính thức bắt đầu quá trình thực tập tại công ty.
- Bắt đầu làm quen với môi trường làm việc tại công ty,
tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng và lĩnh vực hoạt
4. Tuần 1
(1/7-7/7)

Thứ 3


động của công ty.

(2/7)

- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng và công việc cụ
thể của phòng Kinh doanh
- Đánh máy một số văn bản cho anh Hùng và các anh

Thứ 4

chị khác.
- Học được cách sử dụng máy scan và máy photocopy.

(3/7)

Thứ 5
(4/7)

Thứ 6
(4/7)

- Chạy những việc bên lề cho anh chị.
- Được giao nhiệm vụ ra ngoài mua các thiết bị văn
phòng cho công ty.
- Chuẩn bị phòng và đồ dùng cho anh Hùng tiếp khách.
- Tiến hành đón khách tại cửa văn phòng công ty, dẫn
khách lên phòng Meeting
- Order cơm trưa cho phòng.



Vì đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với các công
việc trong thực tế nên em còn khá bỡ ngỡ, chưa quen

Kết quả hoạt động

lắm với công việc và chưa thực sự hòa nhập với các anh
chị trong phòng Kinh doanh.
- Được anh Hùng giới thiệu cụ thể về quy trình nhập khẩu
các mặt hàng của công ty. Các quy trình chung cho các

Thứ 2

mặt hang, tuy nhiên có sự khác biệt giữa mặt hang điện

(8/7)

tử, hàng đông lạnh, phân đạm, vải may mặc…
- Tự đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Xin mượn tài liệu mang về nghiên cứu them.
- Gặp anh Hùng nhờ giải đáp một số thắc mắc khi nghiên

Thứ 3

cứu tài liệu, một số từ ngữ chuyên ngành.
- Quan sát các anh chị nhân viên của phòng Kinh doanh

(9/7)

thực hiện giao dịch với các đối tác, trong đó có cách viết
email và nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh để trao đổi

và đàm phán với các bạn hàng.
- Xin tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu

5. Tuần 2
(8/7-14/7)
Thứ
(10/7)
Thứ 5
(11/7)

4

tổ chức của công ty để viết báo cáo thực tập.
- Trao đổi với các anh chị trong phòng Kinh doanh về
những vấn đề xung quanh lịch sử hình thành và cơ cấu tổ
chức của công ty.
- Giúp anh Hùng giao một số giấy tờ cho đối tác bằng xe
máy
- Được anh Hùng cho tiếp xúc và làm quen với các loại
chứng từ trong xuất nhập khẩu: Vận đơn đường biển

Thứ 6

(B/L), Hóa đơn (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing list),

(12/7)

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)…
- Scan và photo một số tài liệu cho các anh chị nhân viên


Kết quả hoạt động

trong phòng Kinh doanh.
Vì tuần này em đã gần như làm quen hết với các công
việc cũng như phong cách làm việc phòng Kinh doanh
nên không còn nhiều bỡ ngỡ như tuần đầu tiên nữa. Em


cũng đã cố gắng hòa nhập với các anh chị trong phòng
hơn tuần trước.
- Ban đầu, em không được xem các tài liệu nội bộ của
công ty nhưng sau khi trình bày lý do một cách chân thật
là để có số liệu làm báo cáo thực tập, em đã thuyết phục
Thứ 2

được anh Hùng cho phép đọc một số tài liệu với điều

(18/7)

kiện không được để lộ ra ngoài.
- Được anh Hùng cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc
viết báo cáo và giới thiệu sang phòng Kế toán để tìm hiểu
và xin thêm các tài liệu có liên quan.
- Thu thập số liệu và thông tin về cơ cấu thị trường nhập

6. Tuần 3
(15/7-21/7)

Thứ 4
(20/7)


khẩu, nghiên cứu sự tác động của thị trường đối với xuấtnhập khẩu tại từng mốc thời gian
- Nhập dữ liệu từ sổ ghi chép vào máy và thực hiện xử lý
số liệu thô bằng Excel.
- Thu thập số liệu và thông tin về phương thức thanh

Thứ 6
(22/7)

toán.
- Sắp xếp và phân loại lại một số hồ sơ, giấy tờ và các
hợp đồng nhập khẩu của phòng Kinh doanh.
Tuy lúc đầu gặp phải một số khó khăn trong việc xin số
liệu nhưng sau đó em cũng đã hoàn thành được công việc
của mình. Em rút ra bài học rằng tài liệu nội bộ của công

Kết quả hoạt động

ty là những tài liệu vô cùng quan trọng, do đó không
được phép công khai ra bên ngoài để tránh việc các công
ty đối thủ nắm được thông tin về các mặt hàng của công

7. Tuần 4
(22/7-28/7)

Thứ 2
(22/7)

ty và cạnh tranh với công ty.
- Đọc và nghiên cứu các hợp đồng nhập khẩu mà công

ty đã thực hiện để nắm được tình hình nhập khẩu linh

Thứ 3

khiện điện tử trong những năm gần đây của công ty.
- Xin phép công ty nghỉ một buổi để gặp một người bạn

(23/7)

thân ở Quảng Ninh


- Tìm hiểu kĩ hơn về quy trình nhập khẩu hóa chất của
Thứ 4
(24/7)

công ty để viết báo cáo thực tập.
- Nhờ anh Hùng giải đáp một số thắc mắc của mình về
quy trình nhập khẩu.
- Đến công ty và nhờ anh Hùng đưa ra cảng Thành Nga

Thứ 5
(25/7)

tham quan.
- Tham quan cảng Thành Nga xung quanh những hoạt
động bốc, dỡ hàng của tàu thuyền.
- Hỏi thêm các anh chị nhân viên trong phòng giải đáp

Thứ 6

(26/7)

những thắc mắc về quy trình nhập khẩu.
- Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của quy trình

Kết quả hoạt động

nhập khẩu này.
Vì được trực tiếp đọc và nghiên cứu về các hợp đồng
nhập khẩu nên em đã có cái nhìn thực tế hơn và rút ra
được những ưu điểm, nhược điểm của quy trình nhập
khẩu linh kiện của công ty.
Lần tham quan cảng Thành Nga khiến em được mở mang
đầu óc, mặc dù em có nhiều dịp quan sát tàu thuyền chở
hàng trên song và biển, nhưng hôm đó rất đặc biệt. Em
được trực tiếp quan sát mọi người bắt đầu từ khâu đón tàu
vào bến, làm thủ tục , bốc dỡ hàng hóa… mỗi người đều
có một nhiệm vụ riêng. Em cảm thấy không khí làm việc
sôi nổi, các anh, các chú ai nấy da sạm đi vì nắng gió. Em
có cơ hội nói chuyện với một anh thuyền viên ở đó, nghe
anh chia sẻ về công việc vất vả, nhưng anh nói anh yêu
công việc ấy, xa biển một thời gian là nhớ. Mặc dù thời
gian lênh đênh trên biển nhiều, xa gia đình đôi khi buồn,
nhưng vì đam mê với công việc nên anh chấp nhận hy
sinh. Qua đó em cũng hình dung được về mỗi công việc
đều có một màu sắc khác nhau, nên hãy chọn cho mình
công việc phù hợp nhất, chớ đứng núi này trông núi nọ.


Đó là một buổi sáng ý nghĩa và em thực sự mong muốn ,

trong tương lai gần có dịp làm việc tại đó.
- Hoàn thiện bản báo cáo để kịp đưa cho anh Hùng xem
Thứ 2
(29/7)

và đánh giá.
- Nói chuyện và chia sẻ với anh Hùng về những ngày
thực tập ở phòng Kinh doanh.
- Tập trung hoàn thành nốt bản bảo cáo để nộp cho chú

8. Tuần 5
(29/7-1/8)

Thứ 3
(30/7)

Giám đốc và anh Hùng
- Xin ý kiến anh Hùng về bài báo cáo.
- Đến xin chữ kí của Giám đốc công ty vào vào giấy xác

Thứ 4
(1/8)

nhận của đơn vị thực tập.
- Chia tay và cảm ơn các anh chị trong phòng Kinh
doanh.
Vì phải di chuyển về Hà Nội nên em xin phép anh Hùng
và công ty cho về sớm trước thời gian đăng kí 3 ngày,

Kết quả hoạt động


may mắn là được anh thông cảm và đồng ý, khích lệ.
Trong quá trình thực tập, vì được các anh chị trong phòng
Kinh doanh giúp đỡ và hướng dẫn tận tình nên em đã
hoàn thành bài báo cáo thực tập một cách tốt nhất có thể.

CHƯƠNG II.

CẢM NHẬN, ĐÁNH GIÁ VỀ THỜI GIAN THỰC TẬP

1. Bài học kinh nghiệm
Sau 5 tuần thực tập tại công ty Cổ phần Phú Lợi Đạt, bên cạnh những điều làm được,
em nhận thấy mình vẫn còn một số thiếu sót nhất định về mặt kiến thức cũng như kĩ
năng, thái độ. Từ đó em đã rút ra được những bài học và kinh nghiệm làm việc cho bản
thân như sau:
Thứ nhất là bài học về thái độ đối với công việc. Về mặt thái độ trong quá trình làm
việc, sinh viên thực tập cần có thái độ chăm chỉ và nhiệt tình với công việc được giao, đi


làm đúng giờ giấc, giữ kỷ luật chung. Ngoài ra, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên
cần phải cố gắng tỏ rõ thái độ ham học hỏi, để tạo được ấn tượng tốt với các nhân viên
của công ty. Nếu cảm thấy bản thân có khả năng làm được việc nào thì nên mạnh dạn
nhận làm việc đó. Bản thân em trong quá trình thực tập tại công ty đã có thái độ tương
đối tốt trong quá trình làm việc, tuy nhiên lại chưa thực sự thể hiện được sự ham học hỏi
của mình.
Thứ hai là bài học về thái độ đối với các nhân viên khác trong công ty. Thái độ này
không chỉ thể hiện trong việc lễ phép chào hỏi, giao tiếp mà còn thể hiện thông qua mức
độ tương tác với các thành viên khác trong cùng công ty, đặc biệt là trong cùng phòng
ban. Xuất phát từ tâm lý e ngại và lo sợ, sinh viên thực tập phần lớn chỉ tập trung giao
tiếp với người hướng dẫn trực tiếp của mình mà ít khi trao đổi thông tin với các nhân viên

khác. Điều này tuyệt đối không nên bởi nó sẽ gây cản trở trong việc mở rộng và xây dựng
thêm những mối quan hệ mới. Thêm vào đó, việc phải giải đáp quá nhiều câu hỏi có thể
khiến người hướng dẫn trực tiếp khó chịu, không hài lòng khi đang có quá nhiều công
việc cần giải quyết. Ngoài ra, người hướng dẫn trực tiếp không phải là người biết tất cả,
do đó việc e ngại, rụt rè, có thắc mắc mà không dám hỏi các nhân viên khác sẽ làm mất đi
cơ hội học hỏi nhiều điều mới.
Thứ ba là bài học về việc tìm hiểu văn hóa và các quy định về trang phục khi đi làm.
Để có thể chuẩn bị tốt nhất khi bước vào môi trường doanh nghiệp, tránh việc lạc lõng về
ngoại hình, gây mất tự tin khi làm việc, sinh viên đi thực tập cần phải mặc trang phục
trang trọng, tránh mặc theo phong cách thường ngày. Khi có mong muốn được làm việc
cho 1 công ty nào đó, trang phục cũng phải phù hợp và hòa nhập được với văn hóa của
công ty.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong 3 năm đầu học tập tại khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, trường Đại học
Ngoại thương, em đã có cơ hội tiếp thu và tự trau dồi cho bản thân những kiến thức cơ
bản về kinh tế cũng như kiến thức chuyên ngành về các vấn đề thương mại quốc tế, vận
tải giao nhận và bảo hiểm trong ngoại thương… Tuy nhiên, hầu hết những gì em tiếp thu


được đều từ bài giảng của thầy cô cũng như từ sách giáo trình mà chưa được áp dụng vào
thực tiễn. Vì vậy nhà trường đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc với thực tế thông
quá việc thực tập giữa khóa. Đây thực sự là điều cần thiết để em có thể kiểm nghiệm
những gì đã học với những gì diễn ra trong thực tế tại các doanh nghiệp, qua đó có một
sự chuẩn bị tốt hơn sau khi ra trường.
Trước khi đi thực tập, em có nghe các anh chị khóa trước nói là đi thực tập thời gian
ngắn như thế sẽ không có đủ thời gian để công ty dạy mình, vì thế phần lớn sinh viên đi
thực tập chỉ chủ yếu là đi rót nước, pha trà, photo và scan tài liệu. Em cũng biết vì sinh
viên chúng em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên cũng chưa được giao nhiều việc ở
công ty. Do đó, trong kì thực tập mùa hè này, em cố gắng đánh giá nó và nhìn vào công
việc một cách thực tế nhất có thể.

Khoảng thời gian 5 tuần thực tập tại Công ty Cổ phần Phú Lợi Đạt , dưới sự giúp đỡ
tận tình của chị Trưởng phòng mua hàng và các anh chị nhân viên của phòng cũng như
các phòng liên quan của công ty như phòng Kế toán, phòng hành chính…, em đã có điều
kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình hoạt động của công ty và hoàn thành được bài
báo cáo thực tập của mình. Em cũng xác định được cho mình thái độ nghiên túc khi làm
việc và học được cách ứng xử, hòa đồng với tất cả mọi người trong môi trường làm việc.
Em đã tạo được ấn tượng tốt với các anh chị và có thêm nhiều mối quan hệ mới.
Em cảm thấy việc nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên năm 3 đi thực tập giữa khóa
như thế này là một việc rất ý nghĩa, để chúng em trải nghiệm xem công việc đó có phù
hợp với bản thân mình hay không. Từ đó, sau khi tốt nghiệp, chúng em có thể lựa chọn
cho mình một môi trường làm việc thích hợp với bản thân hơn để gắn bó và cống hiến lâu
dài cho công việc đó.

CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC TẬP


Với thực trạng như trên, để đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện,
gắn lý thuyết và thực hành, em xin đề xuất một số giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu
quả thực tập của sinh viên nhà trường.
Thứ nhất, nhà trường cần có các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
quá trình thực tập. Đây là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đầu ra cho
“sản phẩm đào tạo” của nhà trường. Sinh viên thực tập tốt, tìm kiếm được việc làm đúng
chuyên ngành đào tạo sau khi ra trường, đồng nghĩa với chất lượng đào tạo của nhà
trường đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và ngược lại. Đồng thời, dựa vào
kết quả thực tập của sinh viên, nhà trường có cơ sở quan trọng để điều chỉnh chương trình
đào tạo phù hợp. Chỉ khi chương trình thực tập được coi trọng, được đặt đúng vị trí, được
xây dựng phù hợp với sản xuất, khi đó việc phối hợp cùng các đơn vị sử dụng lao động
và sinh viên để tổ chức các kỳ thực tập mới đi đến thành công.
Thứ hai, nhà trường cần có kế hoạch tổ chức hội nghị khách hàng, các doanh nghiệp
phù hợp với các ngành nghề trường đào tạo để làm cầu nối cho sinh viên đi thực tập hoặc

tìm kiếm việc làm sau ra trường
Thứ ba, sau khi sinh viên nhận địa điểm thực tập, bộ phận quản lý thực tập của
trường, của đơn vị cần liên hệ thường xuyên với nơi tiếp nhận để tìm hiểu về tình hình
thực tập của sinh viên, từ đó mới theo dõi thường xuyên tình hình thực tập, nắm bắt kịp
thời chất lượng kỳ thực tập của sinh viên, đồng thời có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà
trường đối với sinh viên.
Thứ tư, nhà trường nên thường niên tổ chức lấy ý kiến phản hồi bằng nhiều hình thức
như: tổ chức hội thảo, làm feedback bằng bảng hỏi, trao đổi trực tiếp v.v…của các cơ
quan, doanh nghiệp để biết được những hạn chế, chưa phù hợp của chương trình đào tạo.
Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp nhà trường hiểu được nhu cầu của thị
trường lao động nhằm trang bị, bổ sung kịp thời kiến thức hữu dụng cho sinh viên.
Cuối cùng, em cảm thấy thời gian thực tập như hiện tại có vẻ hơi gấp gáp, em mong
muốn có một kỳ thực tập dài hơn để có thể tích lũy được nhiều hơn khi vào thực chiến.


CHƯƠNG II. KẾT LUẬN
Tuy thời gian thực tập chưa được nhiều, nhưng em đã có cơ hội làm việc, quan sát ,
trải nghiệm môi trường làm việc thực tế tại Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt. Mặc dù còn
nhiều vụng về , nhưng với sự tận tình của các anh chị , đặc biệt là anh Hùng, em đã cảm
thấy tự tin hơn, cũng như có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc mình làm, sự nghiệp mình
theo đuổi trong tương lai. Cũng nhờ vào kỳ thực tập này, em nhận ra được ngoại ngữ rất
quan trọng và em cần cải thiện ngay lập tức. Tiếng Anh là ngôn ngữ của khoa học, vì vậy,
muốn tiếp cận cái mới, muốn làm việc trong môi trường quốc tế thì tiếng Anh là điều
kiện tiên quyết.
Qua đây, em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới nhà trường, viện Kinh tế và Kinh doanh
Quốc tế. Đặc biệt là thầy Nguyễn Quang Minh đã hướng dẫn sinh viên chúng em tận tình
về tác phong, thái độ khi đi thực tập. Cảm ơn Công ty cổ phần Phú Lợi Đạt đã tạo điều
kiện cho em được học hỏi, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, giúp đỡ em rất
nhiều để hoàn thiện bản thân.




×