Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

báo cáo thực tập giữa khóa thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nông sản tại công ty cổ phần MB khải minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.8 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016-2018
Bảng 3: Trị giá hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 3: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 4: Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2016-2018
Bảng 5: Phân tích số hợp đồng và giá trị hợp đồng nhập khẩu của công ty giai đoạn 2016201

2


LỜI MỞ ĐẦU
Khơng khó để thấy rằng, kinh tế là ngành mũi nhọn, trọng tâm phát triển của mỗi
quốc gia bởi tác động to lớn và sâu rộng của nó tới các lĩnh vực khác, góp phần thay đổi
diện mạo của các quốc gia và rộng hơn là cả thế giới. Từ nền kinh tế tự cung tự cấp (selfsufficient), ngày nay một quốc gia để tồn tại thì khơng thể tách rời khỏi các mối liên hệ
với các quốc gia khác về kinh tế, nhằm đảm bảo một sự phát triển bền vững và có chiều
sâu. Bởi vậy, ngành công nghiệp xuất-nhập khẩu đang ngày một phát triển và đóng góp
rất lớn vào GDP của các quốc gia. Nếu như xuất khẩu liên quan tới sự chun mơn hóa
trong sản xuất, tập trung vào những mặt hàng mà một nước có lợi thế cạnh tranh, thì nhập
khẩu giải quyết nhu cầu nội địa, giải quyết tình trạng sản xuất thiếu hiệu quả, gây lãng
phí nguồn lực sản xuất. Trong thời gian qua, hệ thống cũng như quy trình xuất nhập khẩu
ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng tham gia
trao đổi hàng hóa với bên ngồi, từ đó có những tăng trưởng trong thời kỳ hội nhập.
Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ Trường Đại học Ngoại Thương, em đã có cơ hội làm
quen và cọ xát với môi trường doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần MB Khải Minh. Trên
cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận chung của hoạt động nhập khẩu cũng như phân tích


thực trạng hoạt động nhập khẩu nơng sản tại cơng ty, báo cáo này sẽ đề xuất một số kiến
nghị và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu nông sản tại Công ty Cổ phần
Khải Minh một cách có hiệu quả hơn.
Kết cấu của bài báo cáo gồm ba chương:
1.

Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu và tổng quan về Công ty Cổ

phần MB Khải Minh
2.
Thực trạng hoat động nhập khẩu nông sản tại Công ty Cổ phần MB
Khải Minh
3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu nông sản của

Công ty Cổ phần MB Khải Minh trong thời giang tới.

3


Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên tại công ty
Cổ phần MB Khải Minh đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hồn thành đợt thực tập giữa
khóa tại cơng ty. Em cũng xin cảm ơn GVHD của mình - ThS Trần Minh Nguyệt đã
tận tình chỉ bảo và đưa ra những góp ý bổ sung giúp em hồn thành bản báo cáo này.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

VÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MB KHẢI MINH
1.1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu
1.1.1: Khái niệm và vai trò của hoạt động nhập khẩu
a) Các khái niệm về nhập khẩu
Hiện nay, nhập khẩu là một hoạt động diễn ra phổ biến trong thương mai quốc tế,
thuật ngữ “ nhập khẩu” xuất hiện ngày một nhiều trên các diễn đàn kinh tế. Thực tế, có
rất nhiều cách hiểu về hoạt động này, và dưới đây tác giả xin giới thiệu ba khái niệm
được nhiều người biết đến nhất:
- Theo điều 28, khoản 1 của Luật Thương mại 2015, Nhập khẩu hàng hóa là việc
hàng hố được đưa vào lãnh thổ quốc gia từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Theo VOER, Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá của các doanh nghiệp trong
nước từ nước ngoài nhằm mục tiêu thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất trong
nước và là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia.
- Theo Wikipedia, nhập khẩu là hoạt động kinh doanh bn bán trên phạm vi quốc
tế, là q trình trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá
lấy tiền tệ là môi giới.
Trong nội dung bài báo cáo này, tác giả sẽ sử dụng khái niệm về nhập khẩu theo
Luật Thương mại 2015
b) Vài trò của nhập khẩu
Ngày nay, dưới tác động của xu thế tự do hoá thương mại, hầu hết các quốc gia đều
nỗ lực tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, đều hướng các chính sách kinh tế,
5


thương mại của quốc gia mình theo khn khổ các khối mậu dịch mà họ sẽ tham gia ở
tầm khu vực như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA), Khu vực mậu dịch tự do
Bắc Mỹ( NAFTA), ... ở cấp độ liên lúc địa như ASEM, và cao hơn nữa là cấp độ toàn cầu
như tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong bối cảnh ấy hoạt động xuất nhập khẩu nói
chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế. Hoạt

động nhập khẩu vì thế có vai trị to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và các quốc
gia nói riêng.
Thứ nhất, nhập khẩu có vai trò to lớn trong việc bù đắp những thiếu hụt về cầu do
sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Khơng những thế, nhập khẩu cịn tạo ra những
nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cho thị
trường. Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo nên sự cân đối tích cực giữa cung và
cầu trên thị trường trong nước. Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của
nền kinh tế, đảm bảo phát triển nền kinh tế cân đối ổn định.
Thứ hai, nhập khẩu giúp quốc gia khai thác được lợi thế so sánh của mình, khai thác
được tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi tham gia vào thương mại quốc tế. Không chỉ tạo
thêm hàng tiêu dùng trong nước, nhập khẩu còn tạo nên nguồn nguyên liệu đầu vào phục
vụ sản xuất trong nước, tạo ra chuyển giao công nghệ. Nhờ đó nó góp phần thúc đẩy sự
phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều
về trình độ phát triển kinh tế xã hội, tiết kiệm đựơc chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng
đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, góp phần xố bỏ tình trạng độc quyền trong
nước.
Thứ ba, với những sản phẩm nhập ngoại có tính cạnh tranh cao, nhập khẩu làm tăng
sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra năng lực mới trong sản xuất. Các doanh nghiệp nội
địa phải chịu một sức cạnh tranh lớn, để tồn tại họ buộc phải năng động hơn, vươn lên
chiến thắng trong cạnh tranh. Qua đó, hiệu quả sản xuất trong nước được nâng cao, hàng

6


hố nội địa trở nên có tính cạnh tranh hơn, người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm
hơn góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ tư, kết hợp với xuất khẩu, nhập khẩu tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất
và tiêu dùng trong nước và nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động
quốc tế phát triển. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh quốc tế hố diễn ra mạnh mẽ
ngày nay. Nó mở rộng quan hệ hợp tác giữa các nền kinh tế,.v.v.

Tóm lại, hoạt động nhập khẩu mang lại những lợi ích không thể phủ nhận đối với
các nước tham gia thương mại quốc tế, là một trong những động lực cần thiết để phát
triển nền kinh tế quốc gia.
1.1.2: Các hình thức nhập khẩu
Khơng phải ngẫu nhiên ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào các hoạt
động thương maị quốc tế mà là do kinh doanh quốc tế có sự phong phú đa dạng về các
phương thức hoạt động. Chính sự đa dạng này cho phép các doanh nghiệp tìm thấy được
lợi ích thơng qua việc lựa chọn phương thức phù hợp với khả năng của mình nhất. Trước
sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, đến nay có một số phương thức nhập khẩu chủ
yếu sau mà các doanh nghiệp thường lựa chọn (theo VOER):
1.1.2.1: Nhập khẩu uỷ thác.
Trong giao dịch quốc tế, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia
một cách trực tiếp do các yếu tố về nguồn nhân lực, trong khi đó họ lại muốn được giao
dịch. Từ nhu cầu ấy làm hình thành nên phương thức nhập khẩu uỷ thác. Đó là phương
thức mà doanh nghiệp này uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng giao dịch trực tiếp
tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với
đối tác nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng
một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.

7


Đặc điểm:
- Theo phương thức này, doanh nghiệp nhập khẩu (doanh nghiệp nhận uỷ thác)
không phải bỏ vốn, không phải xin hạn nghạch (nếu có), khơng phải nghiên cứu thị
trường tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra làm đại diện cho bên uỷ thác giao dịch,
ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng cũng như thay mặt cho bên uỷ thác khiếu
nại, bồi thường với bên nước ngồi khi có tổn thất.
- Các doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch nhập khẩu chứ
khơng được tính doanh số, doanh thu.

1.1.2.2: Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp).
Đây là hoạt động nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp. Khi
tiến hành nhập khẩu theo phương thức này, doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu
thị trường trong và ngồi nước, tính tốn đầy đủ chi phí, đảm bảo kinh doanh nhập khẩu
có lãi, đúng chính sách luật pháp quốc gia cũng như quốc tế.
Đặc điểm:
- Do phải đứng ra tiến hành các khâu nên doanh nghiệp phải chịu mọi rủi ro, tổn
thất cũng như lợi nhuận thu được. Vì vậy, để có hiệu quả cao địi hỏi doanh nghiệp phải
thận trọng trong từng bước từ việc nghiên cứu thị trường cho đến khi bán hàng và thu
tiền.
- Ở phương thức này, doanh nghiệp chỉ cần lập một hợp đồng với đối tác nước
ngồi, cịn các hợp đồng liên quan đến khâu tiêu thụ thì có thể lập sau.
1.1.2.3: Nhập khẩu liên doanh.
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết một cách
tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực
tiếp) nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương biện pháp có liên

8


quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi cho
các bên tham gia, lãi cùng hưởng rủi ro cùng gánh chịu.
Đặc điểm:
- Các bên tham gia chỉ phải góp một phần vốn nhất định và tỷ lệ phân chia lãi lỗ
phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp giữa các bên.
- Theo phương thức này, doanh nghiệp đứng ra nhập hàng sẽ được kim ngạch nhập
khẩu, nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ chỉ được tính doanh số bán hàng trên số hàng theo
tỷ lệ vốn góp và chịu thuế trên doanh số đó.
1.1.2.4: Nhập khẩu hàng đổi hàng.
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếu của

bn bán đối lưu, là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, phương tiện thanh toán
trong hợp đồng này không phải là tiền mà bằng hàng hố. Mục đích nhập khẩu ở đây
khơng phải chỉ thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất khẩu được hàng và
thu lợi từ hoạt động xuất khẩu nữa.
Đặc điểm:
- Phương thức này mang lại lợi ích lớn hơn cho các bên tham gia hợp đồng, mặt
khác có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạt động xuất và nhập khẩu.
- Hàng hoá xuất và nhập cũng là bạn hàng trong hoạt động xuất khẩu.
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim nghạch nhập khẩu trực
tiếp và kim nghạch xuất khẩu, doanh số tiêu thụ trên cả hai loại mặt hàng.
- Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, các bên thường sử dụng biện pháp sau:
+ Dùng thư tín dụng đối ứng: Là một loại thư tín dụng mà trong nội dung của nó có
các điều khoản quy định chung. Thư tín dụng chỉ có hiệu lực khi người mở một thư tín
dụng khác có kim ngạch tương đương.

9


+ Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hố. Người này sẽ chỉ giao
chứng từ đó cho người nhận hàng khi người này đổi lại một chứng từ sở hữu hàng hố có
giá trị tương đương.
1.1.2.5 Nhập khẩu tái xuất.
Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hố song khơng phải để tiêu thụ ở
nội địa mà để xuất sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận. Những hàng nhập khẩu
này khơng được qua chế biến ở nước tái xuất. Như vậy, phương thức nhập khẩu này được
thực hiện thông qua 3 nước: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước tái xuất.
Đặc điểm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính tốn chi phí, ghép mỗi bạn hàng
xuất và bạn hàng nhập khẩu, bảo đảm sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chi
phí bỏ ra để tiến hành hoạt động.

- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch cả xuất và nhập khẩu.
Doanh số bán trên trị giá hàng xuất khẩu đối với các mặt hàng kinh doanh.
1.1.3: Quy trình nhập khẩu
Ngày nay, trong bối cảnh thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các nước
tham gia thì hoạt động nhập khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung càng có nhiều
cơ hội để phát triển. Ở từng ngành nghề lại có những đặc thù khác nhau nhưng quy trình
nhập khẩu nhìn chung vẫn tuần theo 8 bước cơ bản sau:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Bước 2: Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
Bước 3: Đôn đốc bên bán giao hàng
Bước 4: Làm thủ tục Hải quan nhập hàng
Bước 5: Giao- nhận hàng hóa

10


Bước 6: Kiểm tra, giám định hàng hóa khi nhận hàng
Bước 7: Thanh toán
Bước 8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1.2: Tổng quan về công ty cổ phần MB Khải Minh
1.2.1: Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch: MB KHAI MINH.,JSC
Loại hình hoạt động: Cơng ty Cổ Phần
Mã số thuế: 0106941550
Địa chỉ: Tầng 23 Tòa nhà văn phòng Intracom, tổ 10, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Đại diện pháp luật: Trần Thị Lý
Ngày cấp giấy phép: 18/08/2015
Ngày hoạt động: 17/08/2015 (Đã hoạt động 4 năm)

Công ty Cổ phần MB Khải Minh được thành lập vào ngày 18 tháng 8 năm 2015
theo Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0106941550 tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, được Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch
và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Người đại diện pháp luật của công ty là bà Trần Thị
Lý, hiện đang giữa chức vụ Giám đốc Công ty.
Khởi đầu là một công ty kinh doanh mặt hàng nông sản và thức ăn chăn nuôi, với
mục tiêu là phục vụ thị trường trong nước, hiện nay công ty đã mở rộng quy mô kinh
doanh để đáp ứng những nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, song song với việc duy trì và
11


mở rộng ngành kinh doanh chủ đạo là bán buôn nông sản, công ty cũng phát triển them
những hoạt động khác để khai thác những thị trường mới như: sản xuất đường, các loại
bánh từ tinh bột, bán lẻ hàng may mặc,… Cơng ty đã vượt qua những khó khăn thách
thức, và ngày càng lớn mạnh khẳng định thương hiệu, vị thế của mình và trở thành một
trong những nhà phân phối các sản phẩm nông sản và thức ăn chăn nuôi lớn nhất miền
Bắc với doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đồng. Giá trị sản lượng và doanh thu
hàng năm của Công ty đều tăng trưởng vươt kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước.
Với định hướng rõ ràng và các bước thực hiện theo đúng trình tự, Cơng ty Cổ phần
MB Khải Minh đã có những bước tiến vượt bậc và ngày càng tiến gần đến mục tiêu đã đề
ra, là mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và các dịch vụ bán hàng
hồn hảo, khơng chỉ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà cịn xuất khẩu sản phẩm ra
ngồi lãnh thổ.

1.2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Cổ phần Mb Khải Minh thuộc loại hình cơng ty Cổ phần.

12



Hội đồng quản trị

Giám đốc

Ban cố vấn
Trợ lý Giám đốc

Phòng Kinh doanh

Phịng Kế tốn - Tài chính

Phịng Hành chính - Tổng hợp

Phịng Kế hoạch

(Nguồn: Phịng hành chính – Tổng hợp Công ty Cổ phần MB Khải Minh)
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu phân cấp quản lý, theo chức
năng và phân công công việc. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có tồn
quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
Ban Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, gồm Giám đốc điều hành, Phó Giám đốc
điều hành và các Giám đốc của các phòng ban. Ban Giám đốc tham gia điều hành trực
tiếp công việc hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ được giao. Hỗ trợ Ban Giám đốc sẽ là Ban cố vấn và Trợ lý giám đốc, cuối cùng là các
phòng ban chuyên môn. Cơ cấu này nhằm giúp cho các phịng ban có thể hỗ trợ cho Ban
Giám đốc của Cơng ty vừa điều hành tốt vừa đảm bảo tính tuân thủ tại công ty. Giám đốc
là người quyết định cơng việc, các phịng ban chức năng giúp Giám đốc về chuyên môn,
nghiệp vụ, chỉ huy hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty.

13



Quan hệ giữa các phòng ban với nhau là quan hệ phối hợp, các phịng ban chun
mơn chỉ tham mưu và làm nhiệm vụ nghiệp vụ, các phòng ban chức năng khơng có
quyền ra quyết định hay mệnh lệnh. Quan hệ cấp dưới là quan hệ hướng dẫn, hỗ trợ, giúp
đỡ nhằm cụ thể hóa để thực thi mệnh lệnh của Giám đốc.
Có thể nói cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đóng vai trị là yếu tố quan trọng nhất
quyết định sự thành công hay thất bại cho hoạt động sản xuất của công ty, tạo nền tảng
cho sự phát triển bền vững lâu dài. Mơ hình quản lý được Công ty Cổ phần MB Khải
Minh áp dụng phù hợp với quy mô và tầm hoạt động của Công ty, thực hiện được chế độ
thủ trưởng có hiệu quả, tránh trùng lặp, chồng chéo công việc, những vẫn phát huy được
năng lực và trí tuệ của đội ngũ chuyên môn, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.3: Các ngành nghề kinh doanh của công ty
Trong những năm qua, bên cạnh các ngành nghề chủ đạo như bán buôn nông sản,
thực phẩm chăn nuôi, Công ty Cổ phần MB Khải Minh đã đa dạng hóa loại hình kinh
doanh sang các mặt hàng khác, nhằm khai thác tối đa các thị trường tiềm năng cũng như
đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của các đối tác trong và ngoài nước. Hiện nay, công ty đang
kinh doanh trên 21 ngành nghề sau:

-

Đại lý, môi giới, đấu giá

-

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống

-

Bán buôn gạo


-

Bán bn thực phẩm

-

Bán bn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

-

Bán buôn tổng hợp

-

Vận tải hành khách đường bộ khác

14


-

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

-

Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh

-


Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

-

Xay xát và sản xuất bột thô

-

Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột

-

Sản xuất các loại bánh từ bột

-

Sản xuất đường

-

Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo

-

Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự

-

Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn


-

Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

-

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản

-

Sản xuất bao bì bằng gỗ

-

Sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa
Có thể thấy, các ngành nghề kinh doanh của công ty đang ngày một đa dạng hơn,
trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Nhờ vậy, doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng trong
những năm qua, thể hiện trong phần “Kết quả hoạt động kinh doanh” dưới đây.
1.2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
a) Nguồn vốn
Nguồn vốn của Công ty Cổ phần MB Khải Minh được cấu thành từ vốn chủ sở hữu
và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu gồm vốn góp của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối. Nợ phải trả bao gồm: phải trả người bán ngắn hạn, người
mua trả tiền trước ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao

15


động, chi phí phải trả ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác, vay và nợ thuê tài chính ngắn
hạn.

Bảng 1: Bảng cơ cấu nguồn vốn
Năm

Tăng trưởng

Chỉ tiêu

Vốn chủ
sở hữu
Nợ phải
trả

2016

2017

2018

30.235.863.780

32.030.656.770

25.600.770.030

31.778.880.590

40.350.871.210

55.836.633.810


63.809.537.360

75.351.546.210

35.000.675.000

2016 - 2017

1.794.792.990

6.178.110.560

2017 - 2018

2.970.018.230

8.571.990.620

Tổng
nguồn

7.972.903.550

11.542.008.850

vốn

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016,2017,2018 Cơng ty Cổ phần Mb Khải Minh)
Từ bảng phân tích trên có thể thấy thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty
tăng liên tục từ năm 2016 đến năm 2018. Cụ thể là: tổng nguồn vốn kinh doanh năm

2017 tăng 7.972.903.550VNĐ so với năm 2016, ứng với mức tăng 14,28%; năm 2018
tăng 11.542.008.850VNĐ so với năm 2017, ứng với mức tăng 18,09%
Tổng nguồn vốn tăng qua các năm là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả. Vốn chủ sở hữu tăng nhẹ qua các năm: vốn chủ sở hữu năm 2017 tăng 1.794.792.990
VNĐ so với năm 2016, ứng với mức tăng 5,93%; năm 2018 tăng 2.970.018.230VNĐ so
với năm 2017, ứng với mức tăng 9,27%. Trong khi đó, nợ phải trả tăng nhanh hơn, cụ thể
là: nợ phải trả năm 2017 tăng 6.178.110.560 VNĐ so với năm 2016, ứng với mức tăng
24,13%; năm 2018 tăng 8.571.990.620 VNĐ so với năm 2017, ứng với mức tăng
26,97%.

16


Việc tăng nhanh về tổng nguồn vốn kinh doanh chứng tỏ hoạt động kinh doanh của
Công ty đang diễn ra khá tốt. Vốn chủ sở hữu tăng chính vì hoạt động kinh doanh diễn ra
thuận lợi, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng. Đồng thời Công ty cũng đã tạo dựng
được uy tín và tên tuổi trên thị trường, vì vậy việc vay vốn từ các ngân hàng đã trở nên dễ
dàng hơn, khiến nguồn vốn từ nợ phải trả của Công ty tăng . Tổng nguồn vốn tăng đã
giúp Cơng ty có thêm thêm vốn để thanh tốn kịp thời các đơn hàng lớn từ nhà cung cấp,
mở rộng quy mô công ty và cải thiện chất lượng các mặt hàng và dịch vụ cung cấp cho
khách hàng.
b) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trong giai đoạn từ 2016-2018, do mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh cùng
việc nâng cao chất lượng mặt hàng, dịch vụ cung cấp, công ty đang tạo dựng được uy tín
ngày càng lớn trên thị trường, thu hút được nhiều tệp khách hàng mới và tạo dựng mối
quan hệ tốt với những đơn vị nhập khẩu lớn từ các quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn
này, doanh thu công ty không ngừng tăng cao và đạt được những con số tích cực.
Hằng năm, doanh thu của Cơng ty Cổ phần MB Khải Minh đến chủ yếu từ hoạt
động kinh doanh các mặt hàng nông sản và thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, Công ty cũng

phải chi trả các khoản chi phí bao gồm: chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài
chính và chi phí quản lí doanh nghiệp. Ngồi ra, Cơng ty phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

17


STT Chỉ tiêu
1

Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

2

Giá vốn hàng bán

3

Lợi nhuận bán hàng và
cung cấp dịch vụ

4

Doanh thu hoạt động
tài chính

5


Tổng chi phí

6

Tổng lợi nhuận kế tốn
trước thuế

7

Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp

8

Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

90.292.732.350

110.727.912.420

125.656.721.100

75.670.838.900


95.350.561.890

110.720.210.300

14.621.893.450

15.377.350.530

14.936.510.800

1.230.750.300

685.885.908

356.735.256

11.936.900.380

10.932.756.010

7.843.774.766

3.915.743.370

5.130.480.430

7.449.471.290

656.700.890


973.145.320

1.502.300.702

3.259.042.480

4.157.335.110

5.947.170.588

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016,2017,2018 Công ty Cổ phần Mb Khải Minh)
Từ bảng trên, có thể thấy hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần Khải Minh
trong giai đoạn 2016-2018 dù còn tồn tại một số hạn chế nhưng đã đạt được sự tăng
trưởng khá tích cực. Cụ thể là:
-

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh qua từng năm. Năm 2017, doanh thu
bán hàng tăng 20.435.108.070 VNĐ, tương đương 22,63%. Đến năm 2018, con số này dù
có giảm nhẹ nhưng vẫn rất khả quan với mức tăng trưởng là 14.928.808.680 VNĐ, đạt tỷ
lệ 13,48%. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng liên tục tăng trong thời gian này, với tỷ lệ
tăng của các năm 2017 và 2018 lần lượt là 26,01% và 16,11%, dẫn tới mức tăng trưởng
18


về lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vẫn chưa đáng kể. Đặc
biệt, vào năm 2018 giá vốn tăng với mức cao hơn doanh thu (15.369.648.410 VNĐ so
với 14.928.808.680 VNĐ ) dẫn tới lợi nhuận của công ty giảm nhẹ hơn 400 triệu đồng.
Trong khi đó, doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh: năm 2017 giảm 544.864.392
VNĐ, tương đương 44,27%. Các con số này của năm 2018 lần lượt là 329.150.652 VNĐ

và 47,99%
-

Tổng chi phí của Cơng ty giảm dần từ năm 2016 đến năm 2018: tổng chi phí năm 2017
giảm 1.004.144.370 VNĐ so với năm 2016, tương ứng tỉ lệ giảm 8,41%; năm 2018 giảm
3.089.284.720 VNĐ so với năm 2017, tương ứng tỉ lệ giảm 28,26%. Tỉ lệ tổng chi phí
trên tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính cũng giảm dần qua
các năm với tỉ lệ lần lượt là 13,22%, 9,87% và 6,24%. Ngược lại, thuế thu nhập doanh
nghiệp mà Công ty phải nộp tăng dần qua các năm: năm 2017 tăng 316.444.430 VNĐ so
với năm 2016, đạt mức tăng 48,19%; năm 2018 tăng 529.155.382 VNĐ so với năm 2017,
đạt mức tăng 54,38%.

-

Chính vì mức tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và mức giảm của tổng
chi phí lớn hơn mức giảm của doanh thu hoạt động tài chính và mức tăng của giá vốn
hàng bán cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp cho nên tổng lợi nhuận kế tốn sau thuế
của Cơng ty vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao trong những năm từ năm 2016 đến năm
2018. Cụ thể, tổng lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2017 đạt 4.157.335.110VNĐ, tăng
898.292.630 VNĐ so với năm 2016, đạt tỉ lệ tăng 27,56%; năm 2018 đạt 5.947.170.588
VNĐ, tăng 1.789.835.478 VNĐ so với năm 2016, đạt tỉ lệ tăng 43,05%
Dù là một doanh nghiệp non trẻ với số năm hoạt động dưới 5 năm, Công ty Cổ phần MB
Khải Minh đang dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực phân phối nông sản
và thức ăn chăn nuôi. Trong những năm qua, doanh thu của công ty luôn có sự tăng
trưởng đáng kể, ngồi những ngành chủ đạo như bán bn, sản xuất nơng sản thì cơng ty
đang mở rộng them các ngành nghề mới để chiếm lĩnh những thị trường lớn và đáp ứng
đầy đủ hơn nhu cầu từ các đối tác trong và ngoài nước.
19



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU NÔNG
SẢN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN MB KHẢI MINH
2.1: Tình hình nhập khẩu nông sản tại công ty Cổ phần MB Khải Minh
2.1.1: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
Hoạt động nhập khẩu là một trong các hoạt động chính của Công ty Cổ phần MB
Khải Minh, cung cấp hầu hết nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của Cơng ty. Trong đó, mặt hàng được Công ty nhập khẩu nhiều nhất là thức ăn
chăn nuôi và các mặt hàng khác.

STT

Tên mặt hàng

1

2

3

Năm
2016

2017

2018

Gạo

5.348.932.670


6.814.208.560

6.044.924.320

Thức ăn chăn nuôi

40.304.182.270

Các mặt hàng khác
Tổng

40.800.418.380

52.033.461.310

26.923.066.970

32.531.282.260

32.642.200.490

72.576.181.910

80.145.909.200

90.720.586.120

Bảng 3: Trị giá hàng nhập khẩu của công ty ( đơn vị VNĐ)

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng nông sản năm 2016,2017,2018 Công ty Cổ phân MB Khải Minh)


20


Trên cơ sở phân tích bảng 3, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty giai đoạn
2016-2018 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng nông sản năm 2016,2017,2018 Công ty Cổ phân MB Khải Minh)

Qua bảng 3 và biểu đồ 3, có thể thấy các mặt hàng mà công ty Cổ phần MB Khải
Minh nhập khẩu là các loại nông sản và thức ăn chăn nuôi để phục vụ cho thị trường
trong nước và các quốc gia khác trong khu vực. Trong đó, mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn
trong suốt các năm gần đây là thức ăn chăn nuôi. Cụ thể là, từ năm 2016 đến năm 2018, tỉ
trọng nhóm thức ăn chăn ni trong kim ngạch nhập khẩu luôn đạt trên 50% tổng kim
ngạch nhập khẩu của công ty, lần lượt chiếm tỉ lệ 55,53%, 50,90%, 57,36%. Bên cạnh đó,
nhóm “các mặt hàng khác” cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu
của công ty, cao nhất vào năm 2017 khi chiếm 40,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

21


2.1.2: Giá cả và kim ngạch nhập khẩu của công ty
Hoạt động kinh doanh nông sản của công ty trong giai đoạn 2016-2018 đạt được
những tăng trưởng đáng kể, nhờ vậy nhu cầu về nguồn hàng ngày càng cao, dẫn tới kim
ngạch nhập khẩu của công ty tăng mạnh trong thời gian này.
Biểu đồ 4: Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng nông sản năm 2016,2017,2018 Công ty Cổ phân MB Khải Minh)


Năm 2017, tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của công ty đạt 80.145.909.200,
tăng xấp xỉ 7,5 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng trưởng là 10,43%. Năm 2019, kim ngạch nhập
khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt con số 90.720.586.120 VNĐ, tăng hơn 8 tỷ so với năm trước
đó, với tỷ lệ tăng trưởng là 13.19%. Điều đó cho thấy uy tín của công ty đang được nâng
cao trong mắt các đối tác quốc tế, tạo điều kiện cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn
nữa trong thời gian tới.

2.1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu nông sản của công ty
Từ trị giá và tổng kim ngạch ngạch nhập khẩu, có thể thấy hoạt động nhập khẩu của
Công ty trong những năm gần đây thực hiện khá tốt. Ngồi ra, có thể đánh giá kết quả
hoạt động nhập khẩu của Công ty thông qua bảng tổng hợp số lượng và giá trị hợp đồng
được kí kết và thực hiện trong các năm từ 2016 đến 2018 dưới đây
Bảng 5: Phân tích số hợp đồng và giá trị hợp đồng

22


Tổng số hợp

Tổng giá trị hợp đông

đồng

(VNĐ)

2016

35

72.576.181.910


2017

47

80.145.909.200

2018

61

90.720.586.120

12

7.596.727.290

34.29

10.43

14

10.574.676.920

29.79

13.19

Chỉ tiêu


Năm

2016 - 2017
Tăng
trưởng
2017 - 2018

Lượng
Tỉ lệ (%)
Lượng
Tỉ lệ (%)

(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng nông sản năm 2016,2017,2018 Công ty Cổ phân MB Khải Minh)

Từ bảng phân tích trên có thể thấy, trong giai đoạn từ 2016-2018 việc ký kết và thực
hiện hợp đồng của Công ty đã tăng lên cả về số lượng hợp đồng và tổng giá trị các hợp
đồng ký kết. Cụ thể:
-

Về mặt số lượng: số lượng hợp đồng nhập khẩu được công ty ký kết và thực hiện năm
2017 tăng lên 12 hợp đồng so với năm 2016, tương ứng tỷ lệ 34.29%. Đến năm 2018, số
lượng hợp đồng ký kết vẫn tăng nhưng với con số nhỏ hơn là 12 hợp đồng so với năm
2017, ứng với 29.79%. Điều này phần nào thể hiện sự tiến bộ của công ty trong hoạt
động kinh doanh và nhập khẩu nông sản.

-

Về mặt giá trị: Tương ứng với tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty, tổng giá trị các hợp
đồng nhập khẩu cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể, năm 2017 tổng giá

trị hợp đồng tăng 10.43% so với năm trước đó, trong khi con số này của năm 2018 là
13.19%. Các số liệu kể trên chứng tỏ định hướng kinh doanh của Công ty là đúng đắn,
hiệu quả kinh doanh của Cơng ty đã có dấu hiệu khả quan.

23


2.2: Đánh giá hoạt động nhập khẩu của công ty
2.2.1: Những kết quả đạt được
Một là, Công ty luôn luôn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp. Do
vậy, việc giao dịch đàm phám và kí kết hợp đồng thường diễn ra nhanh chóng, đơn giản,
dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Đặc biệt, do Công ty luôn chủ động trong việc gửi thư chào
mua rồi đi đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp nên thường thì các hợp đồng được Cơng
ty chủ động soạn trước và cùng với sự hợp tác từ phía bên bán mà các hợp đồng hầu hết
được soạn bằng tiếng Việt Nam, tạo lợi thế cho Công ty về mặt ngơn ngữ.
Hai là, ngồi việc ln duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp truyền
thống của mình thì Cơng ty cũng ln cố gắng tìm kiếm và tạo mối quan hệ làm ăn với
các nhà cung cấp mới. Từ đó, đa dạng hố nguồn cung cấp, tạo lợi thế cho công ty trong
việc chọn lựa nhà cung cấp tốt nhất cho mỗi hợp đồng nhập khẩu.
Ba là, trong quy trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Cơng ty thì việc thanh
tốn bằng L/C của Cơng ty diễn ra rất thuận lợi và có hiệu quả. Các thủ tục để mở L/C
được tiến hành rất trôi chảy. Do có quan hệ tốt với hai ngân hàng là BIDV và
Vietcombank nên Cơng ty thường chỉ phải kí quỹ với tỉ lệ 10%, thậm chí khơng phải ký
quỹ. Đây là một thế mạnh giúp cho Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoàn thiện
hơn quy trình hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Cơng ty.
Bốn là, tiến độ thực hiện quy trình hoạt động nhập khẩu của Cơng ty rất nhanh
chóng, thường từ 01 đến 02 tháng, thậm chí có một số hợp đồng được thực hiện trong
thời gian ngắn hơn rất nhiều. Mọi thủ tục giấy tờ đều được Công ty cố gắng đơn giản hóa
giúp cho việc thực hiện hợp đồng nhanh gọn. Điều này làm giảm thiểu chi phí của hoạt
động nhập khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.


24


2.2.2: Những hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
Thứ nhất, Cơng ty khơng có bộ phận chun trách để thực hiện các nghiệp vụ của
hoạt động nhập khẩu, hầu hết nhân viên trong Công ty đều phải đảm nhiệm nhiều cơng
việc khác nhau trong khi trình độ của họ cịn hạn chế. Tồn tại này có thể ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
Bởi lẽ, hoạt động nhập khẩu là một hoạt động bao gồm các nghiệp vụ rất phức tạp.
Thứ hai, hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chưa được quan tâm đúng
mức, mà đây lại là một nghiệp vụ rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động nhập khẩu. Chẳng hạn, Cơng ty thường chỉ có những kế hoạch ngắn hạn cho việc
nhập khẩu hàng hố mà thường thì đó là những quyết định dựa nhiều vào kinh nghiệm
của Ban Giám đốc Công ty chứ không phải là những quyết định dựa trên sự nghiên cứu
bài bản về: nhu cầu trong nước, sự biến động về nguồn hàng từ các nhà cung cấp nước
ngoài.
Thứ ba, nội dung các điều khoản trong các hợp đồng mà Cơng ty kí kết với các nhà
cung cấp đều khá sơ sài, chung chung. Điều này ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các
nghiệp vụ tiếp theo trong quy trình nhập khẩu của Cơng ty như: làm thủ tục Hải quan,
nhận hàng và giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Thứ tư, việc thực hiện nghiệp vụ làm thủ tục Hải quan nhập khẩu của Cơng ty cũng
cịn khá nhiều sai sót đặc biệt trong khâu khai báo Hải quan như áp sai mã thuế, nhầm lẫn
trong việc ghi số liệu vào tờ khai Hải quan, sai sót trong việc lập phụ lục tờ khai. Điều
này, sẽ làm chậm tiến độ thông quan hàng nhập khẩu của Công ty và đôi khi gây ra
những ức chế đối với cán bộ Hải quan. Các sai sót mà Cơng ty thường mắc phải trong
việc thực hiện thủ tục Hải quan được là: ghi sai số hoá đơn thương mại, sai trên phụ lục
tờ khai trị giá tính thuế, ghi sai tên hàng.
b) Nguyên nhân


25


×