Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCSXHVN chi nhánh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.62 KB, 44 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG
--------------------

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
- CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI

Sinh viên thực hiện

:

Lớp

:

Khóa học

:

Mã sinh viên

:

Giảng viên hƣớng dẫn

:


Hà Nội, tháng 05 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cá nhân.
Chuyên đề đƣợc hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh
nghiệm bản thân và dƣới sự hƣớng dẫn của Ths.Đỗ Thị Thu Hà. Em xin cam đoan về
tính nghiêm túc, trung thực của số liệu và các thông tin trong chuyên đề này chƣa đƣợc
ai công bố dƣới bất kỳ hình thức nào.

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đền Th.s Đỗ
Thị Thu Hà, đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp. Em xin cảm ơn Quý Thầy, Cô trong khoa Ngân Hàng nói riêng
và Quý Thầy, Cô trong Học viện Ngân hàng nói chung đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong suốt bốn năm em theo học tại Học viện. Với vốn kiến thức mà em đã tiếp thu
đƣợc trong quá trình học tập không chỉ là nền tàng cho quá trình nghiên cứu chuyên đề
tốt nghiệp mà còn là hành trang quý báu để em bƣớc vào đời một cách chắc chắn và tự tin.
Trong quá trình nghiên cứu và làm bài chuyên đề, do trình độ lý luận cũng nhƣ
kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận đƣợc những ý kiến chỉ bảo để chuyên đề của em đƣợc hoàn thiện hơn,
và cũng là những kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này trong tƣơng lai.
Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công hơn nữa trong
sự nghiệp trồng ngƣời đầy cao quý này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2019

ii



MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................3
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NHCSXH – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI VÀ VỊ TRÍ
THỰC TẬP ....................................................................................................................3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai..............3
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai ..............................3
1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy nhân sự của NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai ................4
1.4 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động ..........................................................................4
1.4.1. Tình hình huy động vốn ..................................................................................4
1.4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh .....................................................................5
1.4.3. Kết quả kinh doanh .........................................................................................8
1.5. Vị trí thực tập ........................................................................................................8
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................10
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RRTD TẠI NHCSXH- CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
.......................................................................................................................................11
2.1. Thực trạng RRTD tại NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai ......................................11
2.1.1. Quy trình và biện pháp quản RRTD tại NHCSXH ......................................11
2.1.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn .......................................................................................12
2.1.3. Chỉ tiêu trích lập dự phòng RRTD ...............................................................14
2.2. Kết quả đạt đƣợc trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay 14
2.3. Những tồn tại và hạn chế trong quá trình phòng ngừa rủi ro tại NHCSXH- chi
nhánh Đồng Nai .........................................................................................................16
2.4. Nguyên nhân tồn tại ............................................................................................20
2.4.1 Nguyên nhân khách quan...............................................................................20
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................24
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI NHCSXH- CHI NHÁNH

ĐỒNG NAI ...................................................................................................................25
3.1 Định hƣớng phát triển của NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai ...............................25
3.1.1. Định hƣớng phát triển của NHCSXH Việt Nam ..........................................25
3.1.2. Định hƣớng phát triển của NHCSXH- Chi nhánh Đồng Nai .......................25
3.2. Giải pháp hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay tại NHCSXH- chi nhánh
Đồng Nai ....................................................................................................................26
iii


3.2.1. Giải pháp hoàn thiện về quy trình quản trị RRTD .......................................26
3.2.2. Giải pháp thực hiện các biện pháp quản trị quản trị RRTD .........................27
3.2.3. Giải pháp hạn chế sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến RRTD .........28
3.2.4. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả xử lý nợ có vấn đề ......................................29
3.2.5. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ...............................................30
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................32
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................32
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................33
2.1. Đối với Chính phủ và chính quyền địa phƣơng ..................................................33
2.2. Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam ..............................................................34
2.3. Kiến nghị đối với NHCSXH - Chi nhánh Đồng Nai ..........................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .........................................................................................36

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH
WB
IMF
NHNo&PTNT

TW
HSSV
TK&VV
RRTD
DPRR
CIC
PGD
UBND
SXKD
CBTD
NHTM

Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng thế giới
Quỹ tiền tệ thế giới
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn
Trung ƣơng
Học sinh sinh viên
Tiết kiệm và vay vốn
Rủi ro tín dụng
Dự phòng rủi ro
Trung tâm thông tin tín dụng NHNN
Phòng giao dịch
Ủy ban nhân dân
Sản xuất kinh doanh
Cán bộ tín dụng
Ngân hàng thƣơng mại

v



DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH MINH HỌA
Bảng/Hình

Trang

Hình 1.1: Cơ cấu nguồn vốn Chi Nhánh tính đến 30/12/2018

5

Bảng 1.1: Tỷ trọng dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng của Chi nhánh qua
các năm 2016-2018

6

Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại NHCSXH Chi Nhánh Đồng Nai giai
đoạn 2016-2018

6

Bảng 2.1: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn vay vốn của Chi nhánh giai đoạn
2016-2018

12

Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ theo tính chất dƣ nợ của Chi nhánh giai đoạn
2016-2018

12


Bảng 2.3: Tình hình trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh từ 20162018

14

vi


PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam đƣợc thành lập với mục
đích thực hiện việc tiếp nhận các chƣơng trình cho vay chính sách, nhằm tách tín dụng
ƣu đãi ra khỏi tín dụng thƣơng mại. Sau hơn 17 năm thành lập (2002–2019), NHCSXH
đã từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trò trong việc chuyển tải nguồn tín dụng ƣu đãi của
Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm, ổn định xã hội. Đối tƣợng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là hộ
nghèo và các đối tƣợng chính sách khác (nhƣ: hộ cận nghèo, hộ ở vùng khó khăn…).
Đây là những đối tƣợng ít có khả năng đƣợc tiếp cận dịch vụ tín dụng của các ngâ
hàng thƣơng mại (NHTM) do khả năng xảy ra rủi ro trong cho vay rất cao, các NHTM
còn hạn chế triển khai mạng lƣới giao dịch tại các khu vực khó khăn (vùng sâu, vùng
xa…).
Việc hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách vay vốn không có khả năng thanh
toán khi đến hạn không chỉ làm hoạt động của NHCSXH suy yếu, ngân sách nhà nƣớc
bị thiệt hại mà còn là gánh nặng cho chính đối tƣợng vay vốn và cho xã hội.
+ Về mặt kinh tế: rủi ro tín dụng (RRTD) xảy ra làm giảm chất lƣợng tín dụng
(nợ quá hạn cao dẫn đến hệ số vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nguy
cơ mất vốn cao). Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trƣởng tín
dụng.
+ Về mặt xã hội: RRTD xảy ra, thể hiện đời sống xã hội của ngƣời nghèo và
các đối tƣợng chính sách khác còn thấp, không đảm bảo đƣợc cuộc sống dẫn đến phát
sinh các tệ nạn xã hội.

Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng rủi ro, phân tích đƣợc những hạn chế, khó
khăn và các yếu tố ảnh hƣởng đến RRTD để từ đó đề xuất giải pháp hạn chế RRTD
của NHCSXH vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn đƣợc nguồn vốn
của chính phủ, vừa giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách có điều
kiện tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu
nhập, cải thiện điều kiện sống, vƣơn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách
phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Xuất phát từ nhận định trên, em chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Nai” làm chuyên
đề nghiên cứu.
1


Nội dung của chuyên đề đƣợc tóm gọn trong 3 chƣơng cụ thể là:
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NHCSXH - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI VÀ VỊ TRÍ
THỰC TẬP
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RRTD TẠI NHCSXH - CHI NHÁNH ĐỒNG
NAI
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RRTD TẠI NHCSXH- CHI NHÁNH
ĐỒNG NAI

2


PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NHCSXH - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI VÀ VỊ TRÍ
THỰC TẬP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH - chi nhánh Đồng Nai
Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lƣợc quốc gia về xóa
đói giảm nghèo, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ƣu đãi hộ nghèo với

số vốn ban đầu là 400 tỷ đồng, do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NHNo&PTNT), Ngân hàng Ngoại thƣơng và Ngân hàng Nhà nƣớc đóng góp. Quỹ
đƣợc sử dụng cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) với lãi suất ƣu
đãi, mức cho vay 500.000 đồng/hộ, ngƣời vay không phải bảo đảm tiền vay.
Tuy nhiên việc hình thành các nguồn vốn cho vay chính sách nằm rải rác ở
nhiều tổ chức tài chính với cơ chế quản lý khác nhau đã gây nhiều trở ngại cho quá
trình kiểm soát của Nhà nƣớc, không tách bạch đƣợc tín dụng chính sách với tín dụng
thƣơng mại.
Để triển khai Luật các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện chính sách tín dụng
đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách; các nghị quyết của Đại hội Đảng IX,
nghị quyết kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của NHCSXH, tách tín dụng ƣu đãi ra khỏi tín dụng thƣơng mại; đồng thời thực hiện
cam kết với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) về việc thành lập
Ngân hàng Chính sách; ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác,
Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập
NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo, tách khỏi
NHNo&PTNT Việt Nam.
NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai hoạt động theo ủy quyền của NHCSXH Việt
Nam, với ngƣời đứng đầu là ông Huỳnh Công Nam. Ngân hàng tọa lạc tại khu phố 3,
xa lộ Hà Nội, phƣờng Tam Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sau hơn 17 năm
thành lập (2002-2019), NHCSXH chi nhánh Đồng Nai đã từng bƣớc khẳng định đƣợc
vai trò trong việc chuyển tải tín dụng.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHCSXH - chi nhánh Đồng Nai
NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai đƣợc lập ra để thực hiện chính sách tín dụng ƣu
đãi đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
3


Hoạt động của NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai không vì mục đích lợi nhuận,

đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không
phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, đƣợc miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà
nƣớc.
NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai đƣợc thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn,
cho vay thanh toán, ngân q uỹ và đƣợc nhận vốn ủy thác cho vay ƣu đãi của chính
quyền địa phƣơng, các tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ
chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ cho các chƣơng trình dự
án phát triển kinh tế, xã hội.
NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai nói riêng và NHCSXH nói chung là một trong
những công cụ đòn bẩy kinh tể của Nhà nƣớc nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và
đối tƣợng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi để phát triển sản xuất,
tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vƣơn lên thoát nghèo, góp phần
thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh
xã hội, vì mục tiêu dân giàu- nƣớc mạnh- dân chủ- công bằng- văn minh.
1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy nhân sự của NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai
a) Bộ máy quản trị NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai gồm:
+ Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai gồm có 11
thành viên do 01 đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trƣởng ban, các thành viên còn
lại đều là trƣởng, phó đầu ngành của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn.
+ Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện (có 9 huyện) có tổng
cộng 214 thành viên do 01 đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trƣởng ban, các
thành viên còn lại đều là trƣởng, phó đầu ngành của các cơ quan, ban ngành trên địa
bàn và chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
b) Bộ máy điều hành chi nhánh: gồm có Ban Giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp
vụ, các phòng giao dịch (PGD) NHCSXH huyện, thị xã.
1.4 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động
1.4.1. Tình hình huy động vốn
Sau 5 năm từ năm 2015-2019 tổng nguồn vốn của NHCSXH- chi nhánh Đồng
Nai đã tăng 875,75 tỷ đồng. Nguồn vốn đến 31/12/2018 đạt 2200,20 tỷ tăng 214,10%
so với nguồn vốn đầu năm 2015, tƣơng ứng với mức tăng trƣởng là 110,34%.


4


Mức tăng trƣởng nguồn vốn bình quân hàng năm đạt 17,21%.Trong đó mức
tăng trƣởng hàng năm so với năm trƣớc liền kề lần lƣợt nhƣ sau: 2015: 22,5%; 2016:
19,41%; 2017: 16,8%; và năm 2018: 10,13%
Về cơ cấu nguồn vốn: tính đến 31/12/2018 tổng nguồn vốn đạt 2200,20 tỷ
đồng, trong đó Nguồn vốn Trung ƣơng (TW) là 2102,07 tỷ đồng, chiếm 95,54% Tổng
nguồn vốn huy động; Nguồn vốn huy động tại địa phƣơng đƣợc TW cấp bù lãi suất
60,5 tỷ đồng chiếm 2,75% Tổng nguồn vốn huy động; Nguồn vốn ngân sách địa
phƣơng 37,62 tỷ đồng chiếm 1,71% tổng nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn vốn qua các năm có sự thay đổi tƣơng đối về tỷ trọng nguồn vốn
TW cấp có xu hƣớng giảm, trong khi tỷ trọng vốn đƣợc huy động tại địa phƣơng đƣợc
TW cấp bù trừ lãi suất ngày càng tăng.
Hình 1.1: Cơ cấu nguồn vốn Chi nhánh tính đến 30/12/2018

Nguồn: NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai
1.4.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Đến 31/12/2018, NHCSXH tỉnh Đồng Nai thực hiện 10 chƣơng trình tín dụng
với tổng dƣ nợ là 1.591,78 tỷ đồng. Tăng 874,42 tỷ đồng so với đầu năm 2016 (tƣơng
ứng mức tăng trƣởng dƣ nợ đạt 97,2%). Mức tăng trƣởng dƣ nợ bình quân hàng năm
đạt 19%, trong đó tỷ trọng cho vay hộ nghèo và HSSV chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó
đến cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng , cho vay giải quyết việc làm và cho vay
các chƣơng trình tín dụng khác.

5


Bảng 1.1: Tỷ trọng dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng của Chi nhánh qua các năm

2016-2018
2016

2017

457.017

Tỷ
trọng
(%)
33,61

511.060

2018

475.740

Tỷ
trọng
(%)
31,99

466.683

Tỷ
trọng
(%)
29,32


37,59

569.905

38,32

562.427

35,33

68.477

5,04

77.199

5,19

78.868

4,95

128.252

9,43

157.695

10,60


172.925

10,86

194.770

14,33

206.761

13,90

310.878

19,53

Các chƣơng trình

Số tiền
(Trđ)

1. Cho vay hộ nghèo
2. Cho vay HSSV có
hoàn cảnh khó khăn
3. Cho vay Giải quyết
việc làm
4. Cho vay nƣớc sạch
&vệ sinh môi trƣờng
5. Các chƣơng trình tín
dụng chính sách khác

Tổng dƣ nợ
Mức tăng trƣởng dƣ
nợ so với năm trƣớc
(%)

Số tiền
(Trđ)

Số tiền
(Trđ)

1.359.576

1.487.300

1.591.781

15,99

9,39

7,02

Nguồn: NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai
Từ bảng số liệu trên có thể thấy tổng dƣ nợ từ các chƣơng trình tín dụng của chi
nhánh tăng dần qua các năm, thể hiện chi nhánh đã tích cực giải ngân để đáp ứng vốn
kịp thời cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, cũng nhƣ giải quyết việc làm
cho các hộ… Tuy nhiên mức tăng trƣởng dƣ nợ so với năm trƣớc thì giảm qua từng
năm, điều này cho biết mặc dù tổng dƣ nợ tăng lên nhƣng mức tăng qua các năm lại
giảm dần thể hiện ngân hàng cũng đã chú trọng các điều kiện trong quá trình cho vay

để nhằm hạn chế rủi ro nhất có thể cho ngân hàng.
Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại NHCSXH Chi Nhánh Đồng Nai
giai đoạn 2016-2018
Năm
2017

Các chỉ tiêu

ĐVT

1. Doanh số
cho vay
2. Doanh số
thu nợ
3. Dƣ nợ cuối
năm
+ Dƣ nợ ủy
thác qua các
tổ chức Chính

Triệu đồng

314.916

324.837

396.348

Triệu đồng


127.522

194.248

591.598

Triệu đồng

1.359.576

1.487.300

1.591.781

Triệu đồng

1.329.676

1.456.985

1.569.776

2016

6

2018


trị xã hội


+ Tỷ lệ dƣ nợ
ủy thác/tổng
dƣ nợ
4. Số tổ
TK&VV
5. Số khách
hàng:
- Khách hàng
là hộ nghèo
- Khách hàng
cho vay giải
quyết việc
làm
- Khách hàng
là HSSV có
hoàn cảnh
khó khăn
- Khách hàng
vay nƣớc sạch
và vệ sinh
môi trƣờng
- Khách hàng
có quan hệ tín
dụng khác
6. Dƣ nợ bình
quân/01
khách hàng

%


97,80

97,96

98,62

Tổ

2.444

2.353

2.277

Khách hàng

97.506

97.407

96.859

Khách hàng

36.522

31.809

26.719


Khách hàng

3.462

3.981

4.235

Khách hàng

26.226

27.225

23.772

Khách hàng

7.031

11.797

25.292

Khách hàng

24.265

22.595


16.841

Triệu đồng

13,94

15,27

16,43

Nguồn: NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai
Qua số liệu ta thấy, doanh số cho vay tăng qua các năm từ 314.916 triệu đồng
(2016) đến 396.348 triệu đồng (2018), thể hiện răng NHCSXH đã tích cực giải ngân
để giúp các hộ nghèo, hộ cận nghèo cải thiện đời sống cũng nhƣ giúp họ có tiền đề để
SXKD, chăn nuôi nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. Bên cạnh đó ngân
hàng cũng tích cực thu hồi các khoản nợ, đặc biệt rõ rệt nhất là trong năm 2018 doanh
số thu nợ đạt 591.598 triệu đồng hơn gấp hai lần năm 2016 và năm 2017, cho thấy
cuộc sống của các hộ trong tỉnh phần nào đƣợc cải thiện, giúp họ có thể hoàn trả số
gốc và lãi đúng hạn, đảm bảo an toàn tín dụng cho ngân hàng.
Đặc thù của NHCSXH là hỗ trợ ngƣời nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn nên
phân khúc khách hàng của họ chủ yếu là hô nghèo, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo qua các
7


năm lại giảm trong giai đoạn 2016-2018, từ 36.552 hộ năm 2016 xuống còn 26.719 hộ
năm 2018, thể hiện một điều là NHCSXH đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc
thoát nghèo của các hộ gia đình.
1.4.3. Kết quả kinh doanh
Bản chất là một ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên không

giống nhƣ NHTM, mục tiêu mà NHCSXH hƣớng tới là thực hiện tín dụng chính sách
xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo, góp phần
cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Trong gian đoạn trong giai đoạn 2016-2018, NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai đã
giải ngân trên một ngàn tỷ đồng giúp cho trên 39 ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ
mới thoát nghèo trên toàn tỉnh đƣợc vay vốn để tổ chức SXKD, cải thiện đời sống và
từng bƣớc vƣơn lên thoát nghèo.
Mức cho vay trung bình là 26 triệu đồng/1 hộ. Nhờ đó trong ba năm từ năm
2016-2018 toàn tỉnh đã có trên 16 ngàn 600 hộ vƣợt nghèo, giúp tỷ lệ hộ nghèo và hộ
cận nghèo giảm nhanh từ 4,01% (năm 2016) xuống còn 1,48% cuối năm 2018.
1.5. Vị trí thực tập
Tại PGD NHCSXH huyện Thống Nhất, em đƣợc thực tập ở vị trí chuyên viên
quan hệ khách hàng cá nhân. Với vị trí thực tập thì một số công việc em đƣợc làm
hàng ngày là gọi điện cho khách hàng để nhắc các khoản nợ đến hạn, các khoản lãi,
phí hàng tháng. Nhập các số liệu để hoàn thành hồ sơ cho vay, tƣ vấn cho khách hàng
về các sản phẩm nhƣ tiền gửi tiết kiệm, các sản phẩm tín dung dành cho học sinh, sinh
viên, các hộ nghèo…, Bên cạnh đó em đƣợc theo các anh, chị tiếp xúc trực tiếp với
khách hành để hiểu rõ hơn nhu cầu cũng nhƣ tƣ vấn giúp họ để hoàn thành thủ tục, hồ
sơ vay vốn.
Trong quá trình thu thập hồ sơ khách hàng bao gồm hồ sơ nhân thân, hồ sơ
nguồn thu, hồ sơ phƣơng án kinh doanh, em cũng đã hƣớng dẫn khách hàng điền thông
tin, hoàn tất các hồ sơ, thủ tục. Ngoài ra em cũng đƣợc theo chân anh, chị đi ra tận cơ
sở kinh doanh của khách hàng, nhà ở, để có đƣợc thông tin đáng tin cậy nhất, chụp ảnh
lại để theo dõi sau khi giải ngân. Nếu khách hàng đủ điều kiện thì chuyên viên đẩy hồ
sơ lên bộ phận thẩm định qua các công cụ máy tính để đánh giá lại hồ sơ của khách
hàng và ra quyết định đồng ý hay từ chối cho vay đối với từng khách hàng cụ thể.
8


Định kỳ 6 tháng 1 lần, hoặc 12 tháng 1 lần em đƣợc theo chân các anh chị đi

cần đi kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng nhƣ cam kết để hạn chế
rủi ro thấp nhất cho ngân hàng bằng cách đến tận nơi khách hàng sinh sống, làm việc
để chụp ảnh và xác nhận lại thông tin khách hàng.
Trong quá trình thực tập em cảm thấy mặc dù là sinh viên mới ra trƣờng chƣa
có nhiều kinh nghiệm sống và làm việc song dƣới sự chỉ dẫn nhiệt tình của các anh chị
trong PGD đã giúp em có động lực hơn để làm việc. Bên cạnh đó em cũng cảm thấy
may mắn khi là một sinh viên của trƣờng Học viện Ngân hàng bởi những kiến thức,
chuyên môn, kỹ năng mà các thầy, cô truyền tải đã là một hành trang vững chắc để em
bƣớc vào một môi trƣờng hoàn toàn mới so với việc ngồi trên ghế nhà trƣờng.
Tuy nhiên, chính ở một môi trƣờng hoàn toàn mới nên em cũng gặp không ít
những khó khăn thách thức có thể kể đến nhƣ:
Thứ nhất, xuất phát điểm là một sinh viên ra trƣờng chƣa có nhiều kinh nghiệm,
nên việc tạo ấn tƣợng đối với khách hàng em vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù bản thân
cũng đã cố gắng thể hiện thái độ tích cực, nhiệt tình trong cách cƣ xử với khách hàng,
nhƣng đôi khi do công việc áp lực khiến em nhiều lúc vẫn chƣa cân bằng đƣợc cảm
xúc và đó là một thách thức mà em phải vƣợt qua
Thứ hai là, cảm nhận của bản thân, em thấy đây là một công việc khiến mình rất
dễ gặp rủi ro, bởi là một công việc liên quan tới tài chính- ngân hàng nên mỗi sai sót
mà chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân gặp phải cũng có thể khiến em phải đền
bù số tiền lớn. Từ những nhầm lẫn về thông tin sản phẩm hay khách hàng khiến ngân
hàng mất tiền đến những rủi ro làm giả hồ sơ, giấy tờ để mong hoàn thành chỉ tiêu
cũng có thể khiến em vƣớng vào vòng lao lý, vì vậy em cần có một thái độ làm
nghiêm túc, tập trung, đạo đức làm việc tốt thì mới có thể đứng vững trong nghề mà
mình đã lực chọn.
Ngoài ra đối với một chuyên viên nhƣ em, không chỉ có việc tiếp xúc và giới
thiệu sản phẩm mà còn liên quan đến thu hồi nợ và chăm sóc khách hàng. Vì vậy gặp
một số khách hàng họ không hợp tác trong việc thu hồi các khoản nợ thì thật sự gây rất
nhiều bất lợi cũng nhƣ sự vất vả, mệt mỏi cho bản thân em.

9



Thứ ba là, đây là một công việc đòi hỏi thƣờng xuyên phải đi lại để tiếp xúc,
gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Vì thế cũng đòi hỏi ở bản thân em phải có một sức
khỏe tốt, sự kiên trì, chăm chỉ thì mới có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Trong gần ba tháng thực tập, một thời gian không quá dài cũng không quá ngắn
nhƣng bản thân em cảm thấy may mắn khi đƣợc thực tập trong một môi trƣờng chuyên
nghiệp để bản thân có thể trau dồi kinh nghiệm chuyên môn cũng nhƣ các kỹ năng
mềm cần thiết, và em cũng cảm thấy biết ơn các anh, chị trong PGD đã giúp đỡ tận
tình, dạy bảo em trong thời gian thực tập.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: Chƣơng 1 đã khái quát đƣợc quá trình hình thành và phát
triển; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy; một số chỉ tiêu hoạt động của ngân
hàng. Ngoài ra chƣơng 1 cũng đã nêu lên đƣợc vị trí thực tập cũng nhƣ những kinh
nghiệm thực tế mà em học tập đƣợc trong quá trình thực tập của mình. Đó là tiền đề, là
cơ sở để tiếp tục nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng của NHCSXH- chi nhánh
Đồng Nai trong chƣơng 2.

10


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RRTD TẠI NHCSXH- CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
2.1. Thực trạng RRTD tại NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai
2.1.1. Quy trình và biện pháp quản lý RRTD tại NHCSXH
a) Nhận diện RRTD
Việc nhận diện RRTD tại NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai đã đƣợc chú trọng
thực hiện nhằm đƣa ra những cảnh báo sớm, nhận diện đƣợc rủi ro tiềm ẩn để có biện
pháp hạn chế phát sinh, giảm thiểu ảnh hƣởng của RRTD. Hiện nay NHCSXH đã có
hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát các trƣờng hợp có dấu hiệu, có
khả năng cao xảy ra RRTD.
Tuy nhiên, mặc dù đã có hệ thống dấu hiện nhận diện và phần mềm hỗ trợ công

tác kiểm tra, rà soát các trƣờng hợp có dấu hiệu, có khả năng cao xảy ra RRTD nhƣng
số lƣợng cán bộ ngân hàng theo dõi địa bàn ít, trong khi địa bàn rộng, các cán bộ làm
công tác ủy thác, ủy nhiệm năng lực, sự nỗ lực và kỹ năng kiểm tra còn hạn chế nên
việc xác định và đánh giá tình hình thực tế chƣa chính xác. Số lƣợng khách hàng lớn,
số lƣợng hồ sơ lớn nên khâu kiểm duyệt rất khó khăn.
b) Đo lường RRTD
Việc đo lƣờng RRTD đƣợc thực hiện tại NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai chủ
yếu là đo lƣờng bằng các chỉ tiêu phản ánh tình hình và mức độ RRTD nhƣ: tỷ lệ nợ
quá hạn, tỷ lệ tồn đọng lãi phải thu, tỷ lệ món vay trên 3 tháng không hoạt động…
c) Kiểm soát RRTD
Việc kiểm soát RRTD tại NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai luôn đƣợc quan tâm
thực hiện, bằng nhiều biện pháp nhƣ:
+ Né tránh rủi ro: biện pháp này chủ yếu đƣợc áp dụng đối với những trƣờng
hợp hộ vay chƣa có kinh nghiệm SXKD, dịch vụ nhƣng đề xuất mức vay vốn lớn để
đầu tƣ vào ngành nghề, con giống, cây trồng mới tại địa phƣơng.
+ Ngăn ngừa rủi ro: thực hiện công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nhằm
đảm bảo vốn vay đƣợc sử dụng đúng mục đích, tăng cƣờng tuyên truyền về cách kiểm
soát số dƣ trên biên lai thu định kỳ hàng tháng nhằm hạn chế phát sinh nợ bị chiếm
dụng, đồng thời tăng cƣờng tính tuân thủ trong thực hiện hợp đồng vay vốn….

11


+ Giảm thiểu tổn thất: nhƣ phân kỳ trả nợ (gốc, lãi), thực hiện trích lập rủi ro
theo quy định, vận động khách hàng tích cực thực hiện gửi tiền tiết kiệm thông qua các
tổ TK&VV…
+ NHCSXH tỉnh không thực hiện biện pháp chuyển giao rủi ro.
+ Đa dạng hóa sản phẩm: cho vay nhiều lĩnh vực, vận động hộ vay đa dạng mục
đích sử dụng vốn, đa dạng về thời gian và địa điểm cho vay.
d) Tài trợ RRTD: nguồn tài trợ chủ yếu của NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai là nguồn

bù đắp từ quỹ dự phòng rủi ro (DPRR) đƣợc NHCSXH Việt Nam trích lập và nguồn
DPRR do NHCSXH tỉnh trích lập.
2.1.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn
Cơ cấu dƣ nợ phân theo thời gian vay có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại,
trong đó đa số các khoản vay tại NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai là vay trung và dài
hạn (trên 99%), loại vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp qua các năm. Bởi bản chất
của ngân hàng chủ yếu là cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các hộ có điều kiện khó
khăn tiếp cận vốn nên khả năng trả nợ trong ngắn hạn là điều khó khăn với họ, chính
vì điều đó nên dƣ nợ của ngân hàng tập trung chủ yếu là trung và dài hạn.
Bảng 2.1: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn vay vốn của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018
Năm 2016
Phân loại dƣ nợ
1. Ngắn hạn
2. Trung hạn
3. Dài hạn
Tổng dƣ nợ

Dƣ nợ
(trđ)
6.803
970.593
382.180

Năm 2017

Năm 2018

Tỷ lệ
Dƣ nợ
Tỷ lệ

Dƣ nợ
Tỷ lệ
(%)
(trđ)
(%)
(trđ)
(%)
0,50
3.947
0,27
4.908
0,31
71,39 1.036.362
69,68 1.115.465
70,08
28,11
446.991
30,05
471.408
29,62
1.359.576
1.487.300
1.591.781
(Nguồn: NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai)

Số liệu minh họa trong bảng 2.1 cho thấy tổng dƣ nợ của Chi nhánh tăng qua
các năm, điều này thể hiện chi nhánh đã tích cực trong việc giải ngân để giúp các hộ
khó khăn tiếp cận vốn một cách nhanh nhất.
Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ theo chất lƣợng nợ của Chi nhánh giai đoạn 2016-2018
Phân loại dƣ nợ

theo chất lƣợng
nợ

Năm 2016
Dƣ nợ
(trđ)

Năm 2017

Tỷ lệ
(%)

Dƣ nợ
(trđ)
12

Tỷ lệ
(%)

Năm 2018
Dƣ nợ
(trđ)

Tỷ lệ
(%)


1. Nợ trong hạn

1.348.152


99,16

1.475.108

99,18

2. Nợ quá hạn

11.033

0,81

12.053

0,81

9.370

0,59

3. Nợ khoanh

391

0,03

139

0,01


202

0,01

Tổng dƣ nợ

1.359.576

1.487.300

1.582.209 99,40

1.591.781

Nguồn: NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai
Qua số liệu bảng 2.2 ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh có xu hƣớng
giảm dần qua các năm, nợ quá hạn từ 0,81% năm 2016 xuống còn 0,59% năm 2018,
nợ khoanh từ 0,03% năm 2016 xuống còn 0,01% năm 2018.
Nợ quá hạn năm 2016 và 2017 của Chi nhánh đƣợc giữ ở mức tỷ lệ 0,81%/tổng
dƣ nợ; năm 2018 nợ quá hạn chỉ còn chiếm 0,59%/tổng dƣ nợ, đây là một tín hiệu tích
cực đối với NHCSXH vì nó thể hiện rằng ngƣời dân cũng đã có ý thức trong việc trả nợ
đúng hạn cũng nhƣ các biện pháp hạn chế RRTD của ngân hàng đƣa ra có hiệu quả rõ
rệt.
Tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh vẫn nằm trong mức mà NHNN
quy định là 3% và có xu hƣớng giảm dần từ 0,84% năm 2016, xuống còn 0,82% năm
2017 và giảm mạnh trong năm 2018 với mức 0,6%. Điều này thể hiện NHCSXH- chi
nhánh Đồng Nai cũng đã có những biện pháp quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu và
thể hiện tỷ lệ này giảm dần qua các năm
Tuy nhiên, hiện nay NHCSXH chỉ tập trung chủ yếu đánh giá chất lƣợng tín

dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn (nợ đến hạn kỳ cuối cùng không đƣợc gia hạn nợ
nhƣng chƣa trả cho ngân hàng). Còn những trƣờng hợp nợ đến hạn kỳ con, nợ gia hạn
… chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Trong khi việc chấp hành trả nợ theo phân kỳ sẽ là tiền
đề để thực hiện nghiêm túc việc tất toán nợ khi đến hạn cuối cùng. Đồng thời theo dõi
khách hàng chấp hành việc trả nợ kỳ con, nợ đến hạn cuối cùng sẽ giúp cho ngân hàng
rà soát và nắm bắt kịp thời tình hình, hiệu quả sử dụng vốn và ý thức chấp hành cam
kết của khách hàng, từ đó dự báo đƣợc khả năng rủi ro phát sinh, phối hợp cùng các tổ
chức Chính trị xã hội nhận ủy thác và Ban quản lý tổ TK&VV để đƣa ra các biện
pháp, giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phát sinh RRTD.

13


2.1.3. Chỉ tiêu trích lập dự phòng RRTD
Bảng 2.3: Tình hình trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh từ 2016-2018
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ
tiêu
Tổng
dƣ nợ
Trích
DPRR
Tỷ lệ
trích
DPRR

So sánh
2017/2016
Tƣơng

Tuyệt
đối
đối
(%)

So sánh
2018/2017
Tƣơng
Tuyệt
đối
đối
(%)

2016

2017

2018

1.359.576

1.487.300

1.591.781

127.724

9,39

104.481


7,02

16.451

17.552

18.443

1.101

6,7

891

5,08

1,21

1,18

1,16

-

-

-

-


Nguồn: NHCSXH- chi nhánh Đồng Nai
Từ năm 2016-2018 tổng dƣ nợ của chi nhánh tăng dần qua các năm, năm 2017
tăng 127.724 triệu đồng tƣơng đƣơng với mức tăng là 9,39%. Năm 2018 mặc dù tổng
dƣ nợ vẫn tăng lên so với năm 2017 nhƣng tốc độ tăng lại giảm xuống, năm 2018 tăng
104.481 triệu đồng, tƣơng đƣơng với mức tăng là 7,02%.
Bên cạnh đó, trong ba năm qua, chi nhánh luôn thực hiện phân loại nợ và trích
lập DPRR đúng và đủ theo quy định. DPRR luôn đảm bảo bù đắp đƣợc dƣ nợ mất vốn
(dƣ nợ nhóm 5). Năm 2017, DPRR tăng 1101 triệu đồng tƣơng ứng với mức tăng
6,7%. Năm 2018, con số này là 891 triệu đồng tƣơng ứng với mức tăng 5,08%. Mặc
dù DPRR đƣợc trích lập tăng dần qua các năm, mức tăng lại giảm dần qua các năm thể
hiện qua tỷ lê trích lập DPRR giảm dần qua các năm từ 1,21% năm 2016, xuống còn
1,16% năm 2018. Sở dĩ, tỷ lệ này giảm xuống là do tỷ lệ nợ xấu giảm dần nên trích lập
DPRR giảm dần phù hợp với khả năng mất vốn của chi nhánh và tránh tình trạng ứ
đọng vốn quá nhiều trong danh mục DPRR.
2.2. Kết quả đạt đƣợc trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay
Thứ nhất, về xây dựng mô hình quản trị RRTD tại NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai:
(i) Tại NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai đã có đầy đủ các quy định về tổ chức bộ
máy cấp tín dụng (phòng, tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng), bộ máy giám sát (Ban đại
diện, Banh lãnh đạo và phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ). Riêng bộ máy xử lý rủi ro
14


thì chƣa có phòng, tổ nghiệp vụ chuyên biệt mà do phòng, tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín
dụng kiêm thực hiện.
(ii) Hiện nay quy định tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ đƣợc thực
hiện theo Quyết định số 170/QĐ-HĐQT ngày 27/9/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản
trị NHCSXH, việc thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ đƣợc thực hiện theo Quyết
định 110/QĐ – HĐQT ngày 17/6/2008 của Hội đồng quản trị NHCSXH và văn bản số
2229/NHCS-TCCB ngày 09/9/2010 của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam.

(iii) Đã cơ bản hoàn thiện các định hƣớng chính sách, quy chế, quy trình và các
hƣớng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hoạt động và quản trị RRTD.
(iv) Hệ thống đào tạo cán bộ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân
hàng, tại chi nhánh hàng năm tự tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng cho cán
bộ, đồng thời phối hợp cùng chính quyền địa phƣơng và các tổ chức chính trị xã hội tổ
chức hoặc lồng ghép đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ hội, cán bộ chính quyền và các
thành viên Ban quản lý tổ TK&VV.
(v) Hệ thống thông tin tín dụng, báo cáo quản trị và cảnh báo rủi ro cơ bản đƣợc
hình thành: nhƣ công khai tình hình số dƣ tại các điểm giao dịch, hệ thống tổ chức hội
và ban quản lý tổ TK&VV thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách cũng
nhƣ nắm bắt tình hình tại địa bàn, khai thác các thông tin CIC,…
Thứ hai, việc xây dựng và thực hiện chính sách quản trị RRTD tại NHCSXH
Chi nhánh Đồng Nai:
(i) Việc xây dựng phƣơng pháp xác định và đo lƣờng RRTD tại NHCSXH Chi
nhánh Đồng Nai, đã chuẩn hóa hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tài sản phù hợp
với quy định pháp luật, nguyên tắc tín dụng và quy định của NHCSXH.
(ii) Đã có các quy định về các điều kiện, quy trình thẩm định và quyết định việc
cho vay và nhận tài sản bảo đảm tiền vay. Quy định về kiểm tra, giám sát việc chấp
hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; Có quy
trình quy định nội bộ về quản trị RRTD, đánh giá chất lƣợng tín dụng và xử lý các khoản
nợ xấu.
Thứ ba, tuân thủ những nguyên tắc tín dụng thận trọng ở NHCSXH:
(i) Chi nhánh đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo
lãnh và bảo đảm tiền vay. Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và đánh giá sơ bộ
15


về khả năng trả nợ trƣớc khi quyết định tài trợ; thực hiện phân tán rủi ro bằng cách cho
vay đa dạng ngành, lĩnh vực kinh tế, cho vay với nhiều đối tƣợng khách hàng, không
dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc một ngành, lĩnh vực kinh tế;

nghiêm túc thực hiện về quy định hạn mức cho vay đối với khách hàng hay nhóm
khách hàng vay, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cho vay.
(ii) Việc đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn huy
động và việc trích lập DPRR để có ngu ồn bù đắp tổn thất RRTD (nguồn do NHCSXH
Việt Nam giao) không thực hiện tại cấp chi nhánh.
(iii) NHCSXH tỉnh chỉ thực hiện trích lập DPRR đối với các khoản vay từ
nguồn vốn Ngân sách tỉnh chuyển sang theo hợp đồng ủy thác hoặc quy chế về tạo lập và
quản lý nguồn vốn ngân sách địa phƣơng để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tƣợng
chính sách.
Thứ tư, về công tác kiểm tra, giám sát, chi nhánh thực hiện đúng quy trình
kiểm tra trong khi cho vay bằng biện pháp phỏng vấn khách hàng nhận tiền vay, kiểm
tra đối chiếu về chứng minh nhân, chữ ký,...; Quản lý và giám sát sau khi cho vay định
kỳ và đột xuất với sự tham gia của các thành viên và ban quản lý tổ, các tổ chức Chính
trị xã hội, các cấp ngành và chính quyền địa phƣơng và cán bộ ngân hàng (gồm kiểm
tra tình hình sử dụng vốn, đối chiếu nợ vay định kỳ, đôn đốc ngƣời vay thực hiện đúng
quy định về trả nợ, trả lãi và huy động tiền tiết kiệm (nếu có)).
Thứ năm, quản trị RRTD bằng biện pháp xử lý nợ, đối với NHCSXH ngay từ
khi thành lập đã sớm xây dựng các quy định, quy trình chuẩn hóa công việc này. Theo
đó mỗi cán bộ tín dụng (CBTD) thực hiện công việc cấp tín dụng cũng là một nhân
viên xử lý nợ. Hiện nay các biện pháp đƣợc áp dụng trong việc xử lý nợ đến hạn, quá
hạn của NHCSXH gồm: gia hạn nợ, cho vay lƣu vụ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chuyển
nợ quá hạn và dùng các biện pháp thích hợp để đôn đốc thu hồi, xử lý nợ bị rủi ro theo
quy định trên nguyên tắc đã tận thu.
2.3. Những tồn tại và hạn chế trong quá trình phòng ngừa rủi ro tại NHCSXHchi nhánh Đồng Nai
Thứ nhất, hệ thống quản lý rủi ro tại cấp tỉnh, huyện chưa chuyên biệt. Tại Chi
nhánh, phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng làm kiêm công tác xử lý rủi ro, thực hiện
hƣớng dẫn, kiểm soát việc xử lý rủi ro ở cấp huyện, tổng hợp chuyển lên tỉnh và
16



chuyển lên Hội sở chính để ra quyết định xử lý theo quy định; Công tác kiểm tra, giám
sát thì do phòng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ thực hiện. Tại các PGD cấp huyện, việc
xử lý RRTD do phòng tổ Kế hoạch - Tín dụng thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát
thì do lãnh đạo đơn vị thực hiện. Một số chƣơng trình cho vay từ nguồn vốn từ ngân
sách địa phƣơng, việc ký quyết định xử lý rủi ro đƣợc giao cho NHCSXH cấp tỉnh
trình UBND cấp tỉnh thực hiện.
Thứ hai, nguồn nhân lực còn sự thiếu hụt cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguồn
nhân lực thiếu hụt làm gia tăng tăng áp lực công việc (do quá tải), dẫn đến công tác
kiểm tra, giám sát thực địa bị ảnh hƣởng theo hƣớng tiêu cực (số lƣợng các cuộc kiểm
tra ít; chất lƣợng các cuộc kiểm tra chƣa cao), nên RRTD có nguy cơ gia tăng. Công
tác tập huấn nghiệp vụ đã đƣợc chú trọng, tuy nhiên việc cử cán bộ đi học các khóa
đào tạo về phân tích tín dụng, quản lý RRTD và đánh giá RRTD còn hạn chế. Việc tập
huấn nghiệp vụ xử lý rủi ro tại chi nhánh chỉ tập trung vào nghiệp vụ xử lý rủi ro do
nguyên nhân khách quan (quy trình kiểm tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xử
lý), chƣa có các lớp về phân tích tín dụng, quản lý RRTD và đánh giá RRTD.
Thứ ba, hạn chế trong công tác thực hiện chính sách quản trị RRTD, mặc dù
chi nhánh đã xây dựng đƣợc cơ chế rà soát các khoản vay định kỳ. Tuy nhiên việc thực
hiện cơ chế rà soát còn bất cập do: NHCSXH chƣa phân tích định lƣợng một cách đầy
đủ các loại RRTD, quy trình giám sát nhằm hạn chế RRTD còn hạn chế, chƣa thực
hiện việc theo dõi đối với những trƣờng hợp khách hàng không tuân thủ trả nợ theo kế
hoạch (trả nợ các kỳ con) hoặc những trƣờng hợp khách hàng đã đề nghị gia hạn nợ
(do tất cả các nguyên nhân). Thực tế tại NHCSXH Chi nhánh Đồng Nai cho thấy hơn
90% số khoản vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ kỳ con nhƣ cam kết và có
hơn 50% hộ vay xin gia hạn nợ khi đến kỳ hạn cuối cùng. Các quy định nội bộ về hoạt
động tín dụng chƣa cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân đối với việc thẩm định, kiểm tra,
giám sát các khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Vì vậy không có chế tài xử lý đối
với trƣờng hợp tổ trƣởng, tổ chức hội hoặc CBTD ngân hàng đề nghị sai mức, sai đối
tƣợng vay vốn.
Bên cạnh đó việc phân loại và đánh giá khách hàng chƣa đƣợc quan tâm đúng
mực; chƣa xây dựng thang điểm và thực hiện chấm điểm khách hàng (với bất kỳ loại

khách hàng nào); chƣa có quy chế quy định về sự ràng buộc giữa mức vay vốn tối đa
17


lần đầu, việc chấp hành các cam kết và mức vay vốn tối đa lần sau. Việc giải quyết
mức vay vốn ở các lần vay chỉ căn cứ chung vào mức tối đa theo quy định.
Thứ tư, một số tồn tại trong việc tuân thủ những nguyên tắc tín dụng: nguyên
tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ đúng hạn cả nợ gốc và lãi tại Chi
nhánh chƣa đƣợc thực hiện đúng cam kết, một số khách hàng vẫn ỷ thế cho rằng tín
dụng chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc và chƣa có ý thức trả nợ đầy đủ, đúng hạn, sử
dụng vốn vay sai mục đích…
+ Về thẩm định đối với khách hàng là hộ gia đình vay qua các tổ TK&VV còn
có nhiều hạn chế nhƣ: (i) Ở nhiều chƣơng trình không hề quy định về việc thẩm định
tín dụng mà chỉ xem xét về điều kiện vay vốn, việc xác định mức vay mang tính cảm
tính (chỉ thông qua bình xét của tổ TK&VV). (ii) Đối với các chƣơng trình có yêu cầu
thẩm định thì việc thẩm định lại giao cho cán bộ Hội cấp xã thực hiện, trong khi trình
độ cán bộ hội cấp xã không đồng đều, chƣa đƣợc đào tạo về kiến thức kinh tế, kỹ năng
thẩm định còn hạn chế. Việc tập huấn cho cán bộ tổ chức Hội gặp nhiều khó khăn do:
cán bộ hội thuộc diện bầu theo nhiệm kỳ; Cán bộ hội thƣờng là cán bộ nguồn của xã,
huyện nên hay đƣợc cử đi học tập, luân chuyển, điều động sang công việc khác.
+ Việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản chƣa đƣợc quan tâm đúng mức: hiện nay
đối với đối tƣợng vay là hộ gia đình, NHCSXH hầu hết áp dụng cho vay qua Tổ
TK&VV (ủy thác qua tổ chức Chính trị - xã hội) và không yêu cầu thế chấp tài sản
(đây đƣợc xem nhƣ là một trong những ƣu đãi đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính
sách) nhƣng áp lực trách nhiệm từ phía các thành viên sinh hoạt trong cùng một tổ
TK&VV, trong tổ chức Hội và với địa phƣơng cũng đƣợc xem nhƣ là “tài sản đảm bảo”.
+ Nhiều khoản nợ quá hạn tồn đọng nhiều năm đƣợc xác định là không có khả
năng hoàn trả nhƣng chƣa đƣợc xử lý xóa trong danh sách nợ quá hạn.
+ Tính đa dạng trong hoạt động: hiện nay ngoài hoạt động tín dụng thuần túy,
NHCSXH đã thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác, tuy nhiên hiệu quả mang lại từ

các dịch vụ còn rất hạn chế, cụ thể:
(i) Dịch vụ tiết kiệm của NHCSXH còn nhiều bất cập: Huy động tiết kiệm dân
cƣ bị khống chế về lãi suất và không có chi phí phục vụ khuyến mãi trong công tác
huy động vốn; Việc huy động thông qua các tổ TK&VV vừa góp phần tạo lập thói
quen tiết kiệm cho hộ nghèo vừa góp phần giảm thiểu gánh nặng trả nợ khi đến kỳ hạn
18


×