Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hóa của cư dân làng việt cổ đường lâm, thị xã sơn tây, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.75 KB, 16 trang )

đại học quốc gia hà nội
viện việt nam học và khoa học phát triển

nguyễn thị phơng anh

quan hệ tơng tác giữa điều kiện tự nhiên với
đời sống văn hoá của c dân làng việt cổ đờng
lâm, thị xã sơn tây, hà Nội.

luận văn thạc sĩ

hà nội, 2008

i


đại học quốc gia hà nội
viện việt nam học và khoa học phát triển

nguyễn thị phơng anh

quan hệ tơng tác giữa điều kiện tự nhiên với
đời sống văn hoá của c dân làng việt cổ đờng
lâm, thị xã sơn tây, hà Nội.
Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 603160

luận văn thạc sĩ việt nam học

Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TSKH Vũ Minh Giang



hà nội, 2008
ii


Mục lục
M U ..................................................................................................................... 64
1. Lý do chn ti .....................................................................................................64
2. í ngha khoa hc v tớnh thc tin ..........................................................................65
3. Mc ớch v phm vi nghiờn cu............................................................................65
4. Lch s nghiờn cu vn ....................................................................................... 66
5. Phng phỏp nghiờn cu ......................................................................................... 68
6. úng gúp ca lun vn ............................................................................................ 68
7. Cu trỳc ca lun vn............................................................................................... 69
CHƯƠNG 1. ĐIềU KIệN Tự NHIÊN Và LịCH Sử HìNH THàNH LàNG VIệT Cổ
ĐƯờNG LÂM ...............................................................................................................70
1.1. iu kin t nhiờn v mụi trng sinh thỏi .......................................................... 70
1.2. Lch s hỡnh thnh lng Vit c ng Lõm ....... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. ĐờI SốNG VĂN HOá SảN XUấT Và Tổ CHứC Xã HộI CủA CƯ DÂN
LàNG VIệT Cổ ĐƯờNG LÂM ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. VN HO SN XUT .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Sn xut nụng nghip .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.1 Trng trt ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1.2 Chn nuụi ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1.3. Cụng c sn xut ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hot ng th cụng nghip v dch v .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Hot ng thng nghip ................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. T CHC X HI ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. B mỏy hnh chớnh ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Kt cu cng ng ............................................. Error! Bookmark not defined.

2.2.2.1 Gia ỡnh............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2 Dũng h............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2.3 Xúm- ngừ ........................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. ĐờI SốNG SINH HOạT VĂN HOá CủA CƯ DÂN LàNG VIệT Cổ
ĐƯờNG LÂM ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. VN HểA M BO I SNG ...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. m thc v y dc c truyn ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1.1 n..................................................................... Error! Bookmark not defined.

iii


3.1.1.2. Uống................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1.3. Ăn trầu, hút thuốc .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1.4. Thuốc và phương thức chữa bệnh cổ truyền .. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Trang phục ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Nhà ở .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Đi lại .................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2 VĂN HOÁ QUY PHẠM ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Phong tục tập quán theo chu trình đời người ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.1.1 Sinh đẻ ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1.2 Hôn nhân .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1.3 Tang ma ........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Các lễ tết và lễ hội trong năm ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3. VĂN HOÁ TÂM LINH .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Tín ngường thờ Nhiên thần ................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.1.1 Tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng (Tản Viên Sơn Thánh) . Error! Bookmark
not defined.
3.3.1.2 Tín ngưỡng thờ thần linh bản thổ .................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1.3 Một số tín ngưỡng thờ cúng của cư dân nông nghiệp ... Error! Bookmark not

defined.
3.3.2 Tín ngường thờ Nhân thần .................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2.1 Tín ngưỡng thờ cúng các vị Anh hùng ............ Error! Bookmark not defined.
3.3.2.2 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ............................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2.3. Tín ngưỡng thờ cúng Mẫu (Bà chúa Mía) ...... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
PHỤ LỤC........................................................................ Error! Bookmark not defined.

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, ít nơi nào làng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cấu trúc
xã hội như ở Việt Nam. Làng là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp lúa nước,
là một bức tranh vừa đồng nhất vừa đa dạng của xã hội Việt Nam trong suốt chiều
dài lịch sử dân tộc. Văn hoá làng xã chính là cái hồn của nền văn hoá Việt Nam.
Trong hệ thống làng Bắc Bộ, Đường Lâm được biết đến là một vùng đất cổ,
mang cảnh quan của vùng trung du bán sơn địa với những đồi gò đá ong thấp, những
“rộc” sâu, những ruộng ven sông với địa hình rất đa dạng, phong phú.
Xã Đường Lâm hiện nay bao gồm 9 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam
Thịnh, Cam Lâm, Đoài Giáp, Văn Miếu, Phụ Khang, Hà Tân, và Hưng Thịnh. Nơi
đây không chỉ là mảnh đất “địa linh” sinh “nhân kiệt” mà còn là một địa chỉ văn
hoá đặc sắc có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu tập quán cư trú
của cộng đồng cư dân nông nghiệp cổ.
Đường Lâm, quê hương của hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, là không
gian còn lưu giữ rất nhiều đặc trưng của làng Việt truyền thống với cơ cấu tổ chức
làng xã khá đậm nét, những quần thể di tích kiến trúc cổ khá nguyên vẹn và nhiều
tập tục phản ánh lối sống của người xưa. Đường Lâm cần được nghiên cứu từ nhiều

góc độ, nhưng nghiên cứu tổng hợp theo hướng tiếp cận khu vực học để có được
những nhận thức tổng hợp là một đề tài khoa học có ý nghĩa.
Trong thời gian gần đây, được tham gia chương trình điều tra văn hoá phi vật
thể ở Đường Lâm, tôi có dịp thâm nhập và tìm hiểu sơ bộ về đời sống văn hoá ở đây
và thấy rằng, để tiến tới nhận thức khoa học tổng hợp, trước hết cần tìm hiểu mối
quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên và đời sống văn hoá để lý giải những đặc
trưng văn hoá của làng Việt cổ Đường Lâm.
Với ý nghĩa đó “Tương tác” giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của
cư dân làng Việt cổ Đường Lâm có thể được hiểu là không phải đi sâu trình bày về
những điều kiện tự nhiên và cũng không phải đi sâu mô tả thuần tuý về những sáng
tạo văn hoá của cư dân mà tác giả cố gắng chỉ ra những quan hệ qua lại của tự nhiên
với đời sống văn hoá của cư dân. Bởi vì, thực chất văn hoá là ứng xử của con người
trong điều kiện tự nhiên nhất định để tìm ra những giải pháp giúp cho con người tồn

64


tại và phát triển trong một không gian văn hoá mà cụ thể địa bàn nghiên cứu là làng
Đường Lâm.
2. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn
Làng cổ Đường Lâm đã được xếp hạng di tích Quốc gia, quyết định số
77/205/QĐ-BVHTT ngày 19/5/2005 - đúng vào dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại . Việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng
cổ như một không gian hoàn chỉnh đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện. Nghiên
cứu tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và đời sống văn hoá sẽ góp phần lý giải
nhiều hiện tượng văn hoá và từ đó có thể hiểu sâu sắc thêm những đặc trưng văn hoá
của Đường Lâm là một nhu cầu cấp thiết.
Cùng với việc được xếp hạng di tích làng Việt cổ đầu tiên ở Miền Bắc Việt
Nam thì sự quan tâm của giới nghiên cứu về làng Đường Lâm ngày càng nhiều và
nhu cầu thăm quan du lịch ngày càng tăng. Làm thế nào để có những giải pháp xử lý

hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, hay nói cách khác là giải pháp phát triển bền
vững cho địa phương cũng đang là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết. Nghiên cứu quan
hệ tương tác giữa con người và điều kiện tự nhiên sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa
học cho những giải pháp nói trên.
Nghiên cứu làng cổ Đường Lâm theo hướng chuyên ngành như: khảo cổ,
kiến trúc, mỹ thuật, bảo tồn đã mang lại một số kết quả khả quan nhất định nhưng
chủ yếu chỉ giúp nâng cao nhận thức theo từng khía cạnh mà chưa chỉ ra quan hệ
tương tác giữa các yếu tố nên rất khó nhận diện được những đặc trưng tổng quát.
Ngày nay, trong quá trình đô thị hoá, những yếu tố truyền thống đang bị tác động
của cuộc sống hiện đại làm mất đi từng ngày nên việc triển khai nghiên cứu về làng
cổ Đường Lâm đòi hỏi phải khẩn trương. Với ý nghĩa đó nghiên cứu quan hệ tương
tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của cư dân làng Việt cổ Đường
Lâm không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn là một đề tài có tính thực tiễn cấp thiết.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc trưng văn hoá làng là nghiên cứu những sáng tạo của con
người trong quá trình ứng xử với điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh
lịch sử, trong đó, trước hết là ứng xử của con người với điều kiện tự nhiên. Quan hệ
tương tác giữa con người và điều kiện tự nhiên là nhân tố cơ bản tạo nên đặc trưng

65


văn hoá. Chính vì vậy, muốn hiểu sâu sắc những đặc trưng của một không gian văn
hoá nào đó không thể không nghiên cứu những điều kiện tự nhiên và tác động qua
lại của nó với cuộc sống của cư dân.
Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là những nhân
tố có tác động mạnh và trực tiếp đến đời sống văn hoá của cư dân của làng Đường Lâm
.
Chỉ ra những mối quan hệ qua lại giữa tự nhiên với đời sống văn hoá của cư dân
làng Việt cổ Đường Lâm.

Đề tài luận văn của chúng tôi chọn làng Việt cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây,
Hà Tây (nay là Hà Nội) là một khu vực làm đối tượng nghiên cứu.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một làng còn lưu giữ rất nhiều đặc trưng của làng Việt truyền thống,
Đường Lâm đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và
ngoài nước.
Trước năm 1990 đã có một số công trình nghiên cứu về làng cổ Đường Lâm.
Công trình đầu tiên phải kể đến là “Mông Phụ một làng ở đồng bằng sông Hồng”
do Nhà xuất bản Văn hoá thông tin ấn hành năm 2003. Công trình này là kết quả của
chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học về các biến đổi của làng xã ở đồng bằng
Bắc Bộ do một nhóm tác giả của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của
Pháp, CNRS và Viện Dân tộc học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia Việt Nam thực hiện. Nội dung của công trình này chỉ tập trung nghiên cứu
ở thôn Mông Phụ (1 trong 9 thôn của xã Đường Lâm). Các tác giả đã đi vào nghiên
cứu từng lĩnh vực chuyên ngành riêng lẻ như lịch sử, xã hội, quan hệ thân tộc ở thôn
Mông Phụ. Kết quả nghiên cứu đó đã góp phần hiểu biết về xã hội nông thôn ở đồng
bằng sông Hồng.
Trong tập Hà Tây, làng nghề - làng văn, Sở Văn hoá thông tin, 1994 của một
nhóm tác giả có bài viết Đường Lâm - Kẻ Mía đất văn vật ngàn năm của tác giả
Kiều Thu Hoạch đã giới thiệu khái quát về Đường Lâm - một vùng đất có bề dày
lịch sử trường tồn, nối tiếp truyền thống văn vật của “Đường Lâm kẻ ấp” vào thời kỳ
hiện đại.

66


Tiếp đó là các cuộc hội thảo hợp tác triển khai dự án bảo tồn và phát huy giá
trị di tích ở Đường Lâm của trường Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) với Cục Di
sản văn hoá và Sở Văn hoá thông tin tỉnh Hà Tây. Kết quả có được một tập kỷ yếu
với chủ đề bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm do

Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2005. Các báo cáo tập trung chủ yếu
vào 2 phần: Bảo tồn, tôn tạo danh nhân lịch sử, di tích, di vật tại Đường Lâm; Hiện
trạng và kiến nghị bảo tồn, tôn tạo khu di tích Đường Lâm.
Năm 2004 trường Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) phối hợp với trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành điều tra
khảo sát văn hoá phi vật thể làng cổ Đường Lâm. Kết quả điều tra đã được tập hợp
thành 5 tập tư liệu về văn hoá phi vật thể Đường Lâm.
Kế thừa kinh nghiệm của các cuộc điều tra về nhà ở dân gian truyền thống,
Cục Di sản văn hoá và trường Đại học Nữ Chiêu Hoà (Nhật Bản) đã phối hợp với
Viện Nghiên cứu Kiến trúc - Bộ Xây dựng điều tra khảo sát nhà ở truyền thống và
các công trình công cộng trong làng cổ Đường Lâm. Kết quả khảo sát được xây
dựng thành một bộ tư liệu với các số liệu, khảo sát, đo vẽ cụ thể kiến trúc sân vườn
các ngôi nhà ở truyền thống và các công trình công cộng hiện có trong làng. Ngoài
ra còn có được bộ hồ sơ bản vẽ kiến trúc và ảnh chụp của toàn bộ các ngôi nhà ở
dân dụng có giá trị.
Trên các báo và tạp chí cũng có nhiều bài viết về làng Việt cổ Đường Lâm:
Báo Văn nghệ trẻ, số 21(ra ngày 21/5/2006) Làng cổ từ góc nhìn văn hoá của tác giả
Đặng Bằng; Một làng quê cổ kính của tác giả Lê Quang Chắn; Làng văn- làng nghề
của tác giả Nguyễn Khải Hưng; Báo Gia đình và xã hội số 80 ra ngày 20/5/2006 có
bài: Làng cổ đầu tiên được xếp hạng di tích quốc gia của tác giả Việt Hà; Báo Sức
khoẻ và đời sống số 61 ra ngày 23/5/2006 có bài: Công bố di tích quốc gia làng cổ
Đường Lâm của tác giả Lan Phương; Báo Lao động số 138 ra ngày 21/5/2006 có
bài: Đường Lâm trước bao việc phải làm của tác giả Lê Quang Vinh; Báo Quân đội
nhân dân ra ngày 21/5/2006 có bài: Cầm vàng đừng để vàng rơi của tác giả Quang
Minh; Tạp chí Di sản kiến trúc có bài: Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá làng cổ
Đường Lâm của tác giả Đặng Văn Tu; Báo Lao động xã hội số 38 ra ngày
23/3/2006 có bài: Bảo tồn Đường Lâm - chuyện không chỉ một sớm một chiều của
tác giả Vũ Xuân Khoa ... Tất cả các bài viết đều tập trung giới thiệu và khẳng định

67



Đường Lâm là nơi hội tụ đủ các giá trị văn hoá của một làng cổ Việt Nam. Trên bất
kỳ phương diện nào cũng có thể tìm thấy ở Đường Lâm những giá trị tiêu biểu của
một làng cổ. Từ đó các nhà nghiên cứu đã đưa ra những ý kiến nhằm bảo tồn và lưu
giữ và những giá trị quý báu của ngôi làng cổ.
Như vậy, có thể nói cho đến nay làng cổ Đường Lâm được nghiên cứu, giới
thiệu chủ yếu trên từng khía cạnh, nhưng mối quan hệ tương tác giữa điều kiện tự
nhiên và đời sống văn hoá, tiếp cận theo hướng nghiên cứu khu vực học để có được
những nhận thức tổng hợp chưa một công trình nào đề cập tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thu thập tài liệu, phương pháp điền dã, phỏng vấn, điều tra xã hội học và
nhân học được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu.
Để tiến hành nghiên cứu, tiếp cận theo hướng khu vực học (area studies)
được chúng tôi sử dụng làm phương pháp chủ đạo. Đây là hướng nghiên cứu đang
được giới khoa học trong và ngoài nước quan tâm. Hướng nghiên cứu này có thể
hạn chế được tính chủ quan, tư biện của các nghiên cứu khoa học để tìm ra các cứ
liệu cụ thể, xác thực.
Luận văn cũng đã sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành để
tiếp cận đối tượng bằng nhiều hướng khác nhau, từ đó có thể rút ra những kết luận
mang tính tổng hợp và đa chiều làm cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu và các
nhà quản lý khi tìm hiểu về làng Việt cổ Đường Lâm.
Ngoài ra, tất cả các phương pháp chuyên ngành của văn hoá, lịch sử, xã hội,
nhân học, địa lý… đều được áp dụng trong luận văn này ở mức độ thích hợp, cần
thiết.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn bước đầu có được một bức tranh tương đối toàn diện về điều kiện
tự nhiên - môi trường sinh thái và lịch sử hình thành làng Việt cổ Đường Lâm nhằm
hệ thống hoá tư liệu, cung cấp những nhận biết một cách tổng quát và cụ thể về lịch
sử làng Việt cổ Đường Lâm.

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những tư liệu thu thập được, chúng tôi đã
chỉ ra những mối quan hệ qua lại của điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá sản

68


xuất, tổ chức xã hội, văn hoá đảm bảo đời sống, văn hoá quy phạm và văn hoá tâm
linh tín ngưỡng của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm
Từ việc tìm hiểu, phân tích ... chúng tôi đã rút ra được những kết luận đặc
trưng về mối quan hệ tương tác giữa điều kiện tự nhiên với đời sống văn hoá của cư
dân làng Việt cổ Đường Lâm.
Kết quả nghiên cứu này phần nào giúp cho các nhà chính sách có cơ sở để
đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn những phong tục tập quán, lối sống của cộng
đồng cư dân nông nghiệp cổ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được
chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Điều kiện tự nhiên và lịch sử hình thành làng Việt cổ Đường Lâm
Chương 2: Đời sống văn hoá sản xuất và tổ chức xã hội của cư dân làng Việt
cổ Đường Lâm
Chương 3: Đời sống văn hóa của cư dân làng Việt cổ Đường Lâm
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH Vũ Minh Giang.
Nhân dịp hoàn thành, tác giả luận văn xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Giáo sư về sự giúp đỡ tận tình quý báu đó.

69


CHƯƠNG 1


ĐIềU KIệN Tự NHIÊN Và LịCH Sử HìNH THàNH
LàNG VIệT Cổ ĐƯờNG LÂM
iu kin t nhiờn v hon cnh lch s l nhng nhõn t cú tỏc ng trc
tip n s hỡnh thnh c trng vn hoỏ nờn khi tỡm hiu bt k mt khu vc no
rt cn phi nghiờn cu sõu sc nhng nhõn t ny. Tuy nhiờn, õy khụng phi ch l
nhng tham s a lý hay s kin lch s thun tuý, m phi c xem xột trong mi
quan h vi con ngi v vn hoỏ.
1.1. iu kin t nhiờn v mụi trng sinh thỏi
iu kin t nhiờn v mụi trng sinh thỏi thng c hiu l cỏc yu t t
nhiờn nh a hỡnh, khớ hu, thu vn, t ai, Nhng trong lun vn ny, iu
kin t nhiờn v mụi trng sinh thỏi c xem xột l mụi trng sng ca con
ngi - mt trong nhng yu t quan trng hng u to nờn bn sc vn hoỏ. Nhiu
nh nghiờn cu gi ú l a vn hoỏ.Vn hoỏ cú th hiu l ton b nhng mi
quan h giỏ tr do con ngi sỏng to trong quỏ trỡnh hot ng thc tin, trong s
tng tỏc ca con ngi vi mụi trng t nhiờn, mụi trng xó hi. Trong ú mụi
trng t nhiờn l nn tng u tiờn gúp phn to nờn c trng vn hoỏ ú. iu
ny tht ỳng khi cỏc nh dõn tc hc phng Tõy ó nhn thy rng nu miờu t
nn vn hoỏ ca mt tc ngi m khụng t nú trong mt khuụn viờn c th, chng
khỏc no i xem bo tng : ton b hin vt ó b a ra khi mụi trng sng ca
chỳng [6, tr.37].
ng Lõm trc õy thuc th xó Sn Tõy, tnh H Tõy (nay thuc H Ni)
cỏch trung tõm th xó v phớa Tõy bc 4 km (theo quc l 32). So vi cỏc xó trong
vựng, ng Lõm l mt xó ln gm 9 thụn: Mụng Ph, Cam Thnh, ụng Sng,
Cam Lõm, oi Giỏp, Vn Miu, Ph Khang, H Tõn v Hng Thnh vi din tớch
t nhiờn l 800,25 ha, trong ú cú: 415 ha t canh tỏc, 385, 25 ha t th c, dõn s
9337 nhõn khu vi 1,937 h gia ỡnh. Phớa ụng giỏp phng Phỳ Thnh (th xó
Sn Tõy), Phớa Tõy giỏp xó Cam Thng (huyn Ba Vỡ), phớa Nam giỏp xó Thanh
M v Xuõn Sn, phớa Bc giỏp sụng Hng (bờn kia sụng l tnh Vnh Phỳc). Trung
tõm lng c ng Lõm c xỏc nh l thụn Mụng Ph, mt thụn cú dõn s ln,
vo v trớ trung tõm ca lng.


70


Nằm trên vùng văn hoá cổ xứ Đoài, Đường Lâm kẹp giữa sông Hồng và các
ngọn đồi đá ong thấp kéo dài của chân núi Ba Vì về phía Bắc, xen giữa những cánh
đồng, những dải đất trũng. Theo quan niệm xưa, Đường Lâm là đất đắc địa, nằm ở
thế “toạ sơn vọng thuỷ” (Lưng dựa vào núi Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng) [33,
tr.149].

71


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toan Ánh (19960), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam. Nxb Văn hoá
Dân tộc, Hà Nội.
2. Nguyễn Lân Cường (1997), Những phát hiện khảo cổ học quanh vùng Ba Vì, Sơn
Tinh và vùng văn hoá cổ Ba Vì, nhiếu tác giả, Sở văn hoá Thông tin Hà Tây xuất
bản.
3. Phan Đại Doãn (1981), Mấy vấn đề về làng xã cổ truyền, Tạp chí Dân tộc học, số
2.
4. Phan Đại Doãn (viết chung) (1995), Một số vấn đề về làng xã Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam, một số vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Đức Dương (2005), Hội thảo Khoa học: Nghiên cứu và đào tạo về khu vực
học, Từ khu vực đến khu vực học: Quá trình thể nghiệm và xây dựng ngành Đông
Nam Á học Việt Nam, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
7. Phạm Đức Dương (2000), Văn hoá Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb

KHXH, Hà Nội.
8. Vũ Minh Giang (2001), Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia Đông Phương học lần
thứ nhất, Khu vực học với nghiên cứu phương Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Pierre Gourou (2003), Người Nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Nxb Trẻ, Viện Viễn
đông Bác cổ Pháp.
10. Haudricourrt, André- Georges and Louis Hđdin (1987), L’Homme et les plantes
cultivees, Pari: A.M Metailie
11. Diệp Đình Hoa (2000), Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nxb KHXH, Hà
Nội.
12. Diệp Đình Hoa (1990), Tìm hiểu làng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

72


13. Trần Tu Hoà (1984), Tình hữu nghị truyền thống và sự giao lưu văn hoá của
nhân dân hai nước Việt – Trung trong Trung Quốc Hoà Á Phi các quốc hữu hào
quan hệ sử luận tùng, Tam Liên thư điếm xuất bản, Bắc Kinh.
14. Kiều Thu Hoạch (1999), Đường Lâm- Kẻ Mía đất văn vật ngàn năm Hà Tây
làng nghề – làng văn. Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây.
15. Kiều Thu Hoạch (1999), Xứ Đoài, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
16. Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb
KHXH, Hà Nội.
17. Đinh Gia Khánh ( 1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb KHXH,
Hà Nội.
18. Vũ Ngọc Khánh (2001), Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nxb KHXH.
19. Các Mác và Ph.Ăng - Ghen toàn tập (1991), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Keshyo Monogatarri (2001), Truyện kể về nghệ thuật trang điểm.
21. Nguyễn Quang Ngọc...(1994), Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam
trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Quang Ngọc (1990), Mối quan hệ giữa làng xã, gia đình và dòng họ, tạp

chí Xã hội học, số 3.
23. Nguyễn Danh Phiệt (2005), Từ bảo tồn tôn tạo đến xây dựng khu di tích lịch sử
- văn hoá Đường Lâm. Nxb KHXH.
24. Trịnh Sinh, Nguyễn Thị Chịch (Tạp chí lịch sử số 1/1982), Âu lạc và các tộc
Việt.
25. Kiều Vĩnh Toàn (1998), Định hướng và một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ
cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây, Hà
Tây.
26. Trần Lê Thảo (1986), Văn hoá sinh thái - nhân văn. Nxb Đại học Sư phạm Hà
Nội.
27. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. Nxb TP. Hồ Chí
Minh.
28. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá, Nxb Trẻ.

73


29. Ngô Đức Thịnh (1993), “Những giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền và nhu cầu
của xã hội hiên đại”, Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb
KHXH, Hà Nội.
39. Đặng Văn Tu (2006), Báo cáo khái quát về làng cổ Đường Lâm, Hà Tây.
31. Nguyễn Tùng (chủ biên) (2003), Mông Phụ một làng ở đồng bằng sông Hồng.
Nxb Văn hoá thông tin, Hà Tây.
32. Nguyễn Khắc Tụng (2003), Nhà cửa các dân tộc ở Trung du Bắc Bộ Việt Nam.
Nxb KHXH, Hà Nội.
33. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Nxb KHXH,
Hà Nội.
34. Trần Quốc Vượng (2005), Đường Lâm dưới góc nhìn địa - văn hoá- lịch sử. Nxb
KHXH, Hà Nội.
35. Trần Quốc Vượng, Đỗ Văn Ninh: Thời An Dương Vương trong quan hệ với thời

Hùng Vương, Tạp chí Khảo cổ học số 9, 10. 1971
36. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường con người và văn hoá. Nxb Văn hoá
Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.
37. Xã Đường Lâm (1998), Bảng thống kê của Hợp tác xã Đường Lâm, Hà Tây
38. Ban trị sự Phật giáo Hà Tây (1996): Chùa Mía, danh lam nổi tiếng xứ Đoài
39. Nhiều tác giả (1999) Sơn Tây - một vùng đất cổ, Sở Văn hoá Thông tin Hà Tây
xuất bản.
40. Viện quy hoạch đô thị nông thôn (2003), Quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử
văn hoá du lịch Đường Lâm, Sơn Tây
41. Vũ Ngọc Khánh (2001), Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam
42. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), tập 3, xuất bản lần thứ 2, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội
43. Tài liệu báo cáo tổng kết hàng năm (1987), Cơ cấu cây trồng của HTX Đường
Lâm.
44. Tài liệu báo cáo tổng kết (1998), Bảng thống kê của Hợp tác xã Đường Lâm
45. Ty Văn hoá thông tin Hà Tây (1978), Danh nhân quê hương, tập 1, Hà Tây.
46. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây – Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2005), Bảo tồn
tôn tạo và xây dựng khu di tích Đường Lâm. Nxb KHXH, Hà Nội.

74


47. Lý Tế Xuyên (1972), Việt điện u linh, Nxb Văn học, Hà Nội.
48. Insun Y (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.

75




×