Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKNLớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.44 KB, 16 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghịêm Năm học : 2008-2009
Đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI TỐT
CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ TÌM THÀNH PHẦN
CHƯA BIẾT TRONG MÔN TOÁN LỚP 2
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ.
- Môn toán là một môn học rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học.
Môn học này nhằm cung cấp kỹ năng tính toán rất cơ sở và thiết thực
thông qua việc giải toán, học sinh sẽ có điều kiện phát triển trí tuệ. Việc
nghiên cứu đưa ra các giải pháp; giải pháp rèn kỹ năng tính toán là việc
hết sức cần thiết, yêu cầu học sinh tính đúng, hiểu nhiều và nắm chắc chắn
các dạng phương trình đơn giản đã học được ở lớp 2 để vận dụng vào giải
toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính như: cộng, trừ, nhân, chia.
Đây có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giai đoạn này học sinh
được chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất, được chuẩn bị về phương
pháp tự học toán dựa vào các hoạt động tích cực chủ động sáng tạo và góp
phần không nhỏ vào việc học tốt môn toán sau này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Để đạt các yêu cầu trên về kiến thức, kỹ năng tính toán và kết hợp
giải các bài tập,quy về dạng " tìm thừa số chưa biết"; " số bị chia
chưa biêt".... Muốn dạy và học tốt các kiến thức toán học các em
phải
Người thực hiện : Lưu Văn Thùy Giáo viên Trường Tiểu Học Mỹ Tú “A”

Trang
1
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Năm học : 2008-2009
- có khả năng tính nhẩm, tính viết về bốn phép tính, về các số tự
nhiên, phân số, số thập phân , số đo các đại lượng....
Có những hiểu biết ban đầu sơ giản về dùng chữ thay số về biểu thức toán


học và giá trị biểu thức số học. Giải các phương trình đơn giản. Nếu ở lớp
1,2. Việc tìm x chỉ yêu cầu ở mức độ điền dấu vào ô trống hoặc xác định
tên thành phần của phép tính của x..
Trong khi các thành phần đã chỉ là số thì ở lớp 4,5 đòi hỏi cao hơn, mức
độ cao hơn là ở chỗ các thành phần đã cho không phải là một số mà là một
biểu thức toán. Để giải quyết rõ ràng chính xác đòi hỏi phải giúp các em
nắm kiến thức ngay từ ban đầu việc tìm được các thành phần và hiểu cách
tìm x ở ngay chương trình thay sách lớp 2.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Học sinh lớp 2A
2
Trường Tiểu Học Mỹ Tú A.
IV. KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng học sinh lớp 2 Trường Tiểu Học Mỹ Tú A.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh biết tìm một thành phần chưa biết dạng:
a + X = b ; a - X = b ; X : a = b ; a x X = b ; a : X = b.
Với a,b là các số trong phạm vi 100.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tổng hợp sách báo và tài liệu .
Người thực hiện : Lưu Văn Thùy Giáo viên Trường Tiểu Học Mỹ Tú “A”

Trang
2
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Năm học : 2008-2009
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp điều tra thăm dò.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm....

B. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
- Môn toán góp phần xây dựng một số phẩm chất, tính chất của người lao
động như tính cẩn thận, chính xác, kiên nhẫn, vượt khó, trung thực. Có
thói quen làm việc có kế hoạch, yêu lao động hay tìm tòi... Làm cho học
sinh nắm được phương pháp học tập tốt, phát triển hứng thú về năng lực
phẩm chất trí tuệ của học sinh.
- Theo phương pháp dạy học toán ở tiểu học thì hạt nhân của toán học là
số học.
Sự sắp xếp nội dung trong mối quan hệ gắn bó hỗ trợ nhau với hạt nhân,
số học. Sự sắp xếp nội dung trong mối quan hệ gắn bó hỗ trợ nhau với hạt
nhân, số học không thể làm mất đi hoặc mờ nhạt đi nét đặt trưng của từng
nội dung. Vì vậy, học các yếu tố số học, vừa giúp cho việc chuẩn bị tốt
các nội dung có liên quan ở trung học. Vừa phục vụ cho việc dạy học. Nội
dung đó là bước đầu thực hiện quan điểm tích hợp trong nội dung môn
toán ở tiểu học. Các kiến thức kỹ năng chủ yếu bằng thực hành luyện
tập,ôn tập củng cố thường xuyên và vận dụng trong học tập trong đời
sống. Ở lớp 2 ngoài việc yêu cầu về kiến thức kỹ năng học sinh phải nắm
Người thực hiện : Lưu Văn Thùy Giáo viên Trường Tiểu Học Mỹ Tú “A”

Trang
3
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Năm học : 2008-2009
được tên gọi và kết quả của phép tính về ( tìm thành phần chưa biết của
phép tính).
Bên cạnh đó toán học cũng có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh về
nhiều mặt: phát triển tư duy logic, bồi dưỡng phát triển năng lực trí tuệ, nó
còn giúp học sinh phương pháp suy nghĩ làm việc, góp phần giáo dục
những phẩm chất,đức tính tốt đẹp của người lao động và có một hệ thống
kiến thức cơ bản cùng những phương thức rất cần thiết cho đời sống lao

động và sinh hoạt. Kỹ năng toán học là những công cụ cần thiết để học
các môn học khác và ứng dụng trong thực tiển.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Sau những năm tháng được BGH phân công chủ nhiệm lớp 2. Nhiều năm
dự giờ rút kinh nghiệm chấm bài khảo sát của học sinh. Bản thân tôi thấy
việc học sinh lớp giải các bài tập tìm X dạng phương trình đơn giản. Thầy
và trò còn gặp nhiều khó khăn như sau:
* Đối với giáo viên:
- Chưa có quan tâm sâu sát đến việc rèn luyện từng thao tác trong kỹ năng
giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính. Có khi chỉ ghi đề lên
bảng, hướng dẫn học sinh qua loa, cho học sinh tự làm, có khi cho học
sinh làm bài dạng này để câu nệ thời gian. Giáo viên chỉ dùng vài câu hỏi
chung chung để các em tự tìm ra cách giải và tự giải.
+ Ví dụ như bài toán: X x 3 = 12
Trong bài toán này muốn tìm x các em làm tính gì?
- Bên cạnh còn có một số giáo viên ở khối 2 chưa quan tâm nhiều đến
yêu cầu hướng dẫn các em làm bài tập.
Người thực hiện : Lưu Văn Thùy Giáo viên Trường Tiểu Học Mỹ Tú “A”

Trang
4
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Năm học : 2008-2009
- Học sinh phải thuộc các quy tắc về tìm thành phần của phép tính…..
chưa có biện pháp cụ thể và tính trực quan trong việc tìm các thành
phần nên lẫn lộn trong các bài tìm số trừ và tìm số chia…..
* Đối với học sinh:
- Đa số các em học sinh đều học tập một cách thụ động. chủ yếu nghe
giảng ghi nhớ và làm theo mẫu. Do không hình thành được thao tác
giải bài toán dạng này, không xác định được cần phải làm gì? Áp
dụng cái gì? Mà cứ nhìn vào bài cứ thấy có sẳn dấu cộng thì thay

thành trừ, dấu nhân thay là chia… Cho nên đã sai ở dạng bài “ Tìm
số trừ và số bị chia” cụ thể các bài như sau:
Ví dụ
1
: 42 – X = 5
Cần giải: X = 42-5
X = 37
Học sinh lại giải: 42 – X = 5
X = 42+5
X = 47
Ví dụ
2
: X : 4 = 3
X = 3 x 4
X = 12
Học sinh lại giải: X = 3 + 4
X = 7
Người thực hiện : Lưu Văn Thùy Giáo viên Trường Tiểu Học Mỹ Tú “A”

Trang
5
Sáng Kiến Kinh Nghịêm Năm học : 2008-2009
* Nếu ở các bài toán giải như thế không đạt kết quả.
* Qua việc khảo sát đầu năm. Tôi đã nắm được trình độ của các em như
sau: Tổng số học sinh : 21/12
nữ
trong đó:

Giỏi : 04 em ; khá : 04 em ; Trung bình : 06 em ; Yếu : 07 em.
* Đặc biệt vẫn còn nhiều học sinh tuy học lớp 2 nhưng vẫn chưa thực hiện

được kỹ năng tính toán trong phép cộng và phép trừ.
* Khi chưa được cải tiến các em làm bài một cách máy móc nên thường
phải chấp nhận với kết quả sai.
* Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ gây ra các tác hại lớn trong việc dạy
học sau này.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA ÁP DỤNG VÀO THỰC
TẾ TẠO RA HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG MỚI.
- Học sinh tiểu học nói chung đặc biệt là học sinh lớp 1,2 tư duy của các
em luôn gắn liền với cái gì đó mang tính cụ thể hơn là khái quát. Giải một
bài tập tìm thành phần cũng cần có những thao tác thật tỉ mỉ và phải cụ
thể. Tuy có mất nhiều thời gian nhưng chắc chắn chúng ta sẽ hình thành
được cho các em thói quen cẩn thận và con đường phát triển tư duy một
cách chắc chắn, con đường có thể xem như một quy trình có các bước đi
một cách có hệ thống thứ tự như sau:
- Xác định đúng tên thành phần trong phép tính.
- Đọc đúng quy tắc tìm thành phần đó.
Người thực hiện : Lưu Văn Thùy Giáo viên Trường Tiểu Học Mỹ Tú “A”

Trang
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×