Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quan điểm của mác, ăngghen, lênin về nhà nước xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.98 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trương Quốc Chính

Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội
chủ nghĩa và việc vận dụng để xây dựng Nhà nước của dân,
do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay
Luận án TS. Triết học: 62 22 80 05
Người hướng dẫn: GS.TS. Trần Phúc Thăng

HÀ NỘI - 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1

Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN, LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
NHÀ NƯỚC XHCN ............................................................................................................... 14

1.1. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước................................... 14
1.1.1. Về nguồn gốc nhà nước ............................................................... ...... 14
1.1.2. Về bản chất và chức năng của nhà nước ................................................ 24
1.2. Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước XHCN ....................... 29
1.2.1. Về bản chất của nhà nước XHCN ......................................................... 29
1.2.2. Về chức năng của nhà nước XHCN ...................................................... 40
Chương 2: SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA MÁC, ĂNGGHEN, LÊNIN VỀ NHÀ
NƯỚC XHCN TRONG TIẾN TRèNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, Vè
DÂN Ở VIỆT NAM ................................................................................................................. 52

2.1. Vận dụng quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước XHCN


trong xây dựng nhà nước Việt Nam thời kỳ trước đổi mới ............................. 52
2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vỡ dõn - sự vận
dụng sáng tạo quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin trong điều kiện đặc thù
của Việt Nam................................................................................................ 52
2.1.2. Thực tiễn xây dựng nhà nước của dân, do dân, vỡ dõn ở Việt Nam
thời kỳ trước đổi mới .................................................................................... 62
2.2. Tiến trỡnh nhận thức và triển khai xõy dựng nhà nước của dân, do dân,
vỡ dõn ở Việt Nam theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN ...................... 75
2.2.1. Nhận thức về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam .......................... 75
2.2.2. Thành tựu và một số hạn chế của tiến trỡnh xõy dựng nhà nước của
dân, do dân, vỡ dõn ở Việt Nam theo hướng nhà nước pháp quyền XHCN ..... 92
Chương 3:

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG

TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, Vè DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.......................................................................................................................................... 115


3.1. Những quan điểm có tính nguyên tắc trong xây dựng nhà nước Việt
Nam hiện nay............................................................................................. 115
3.1.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vỡ dõn ở
Việt Nam phải trên cơ sở giữ vững bản chất giai cấp công nhân ..................... 115
3.1.2. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vỡ dõn ở
Việt Nam phải xuất phỏt từ yờu cầu phỏt triển kinh tế - xó hội và phục vụ
cho sự phỏt triển kinh tế - xó hội ....................................................................120
3.1.3. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vỡ dõn ở
Việt Nam phải dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những ưu điểm của các
nhà nước đó cú trong lịch sử ..........................................................................124
3.2. Một số giải pháp xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay theo hướng

nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vỡ dõn .................................126
3.2.1. Thực hành dân chủ XHCN, đa dạng hoá các hỡnh thức dõn chủ trong
tổ chức, xõy dựng và hoạt động của nhà nước ............................................... 126
3.2.2. Đổi mới phương thức lónh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ........................................................ 130
3.2.3. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước...............135
3.2.4. Kế thừa có chọn lọc những phương thức tổ chức và hoạt động có
hiệu quả của các nhà nước trong lịch sử Việt Nam và trên thế giới hiện nay . 151
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 161
DANH MỤC CÁC CễNG TRèNH LIấN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CễNG BỐ ..164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 165


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Song,
đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa, việc giành chính quyền nhà nước không
có mục tiêu tự nó, mà nhằm giải phóng sức sản xuất, phát triển toàn diện con
người. Muốn vậy, trong khi xem phát huy cao độ vai trò nhân tố con người động lực thường xuyên của lịch sử - là vấn đề mang tính quyết định, chủ
nghĩa Mác - Lênin cũng không xem nhẹ tác động mạnh mẽ của nhà nước tới
giải phóng sức sản xuất, giải phóng con người. Bởi lẽ, nhà nước tuy do con
người lập ra, nhưng sau khi ra đời, nó có tác động mạnh mẽ tới bản thân con
người, tới việc kìm hãm hoặc phát huy sức mạnh của con người. Một nhà
nước được tổ chức và vận hành hợp lý, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, yêu cầu giải phóng con người, sẽ nâng sức mạnh sáng tạo của con người
lên một trình độ cao về chất. Ngược lại, nó sẽ là lực cản rất lớn tới việc phát
huy vai trò của nhân tố con người, từ đó, có tác động kìm hãm ghê gớm đối
với sự phát triển xã hội nói chung.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã dẫn tới sự ra đời ở nước ta một
nhà nước mới về bản chất - nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau Tổng

tuyển cử năm 1946, đó là một thiết chế chính trị do chính nhân dân lập ra
thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, mang đầy đủ tính hợp hiến và
hợp pháp. Nhà nước đó đã cùng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam làm nên thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp và
đế quốc Mỹ, mang lại hoà bình, thống nhất, độc lập cho đất nước và đưa cả
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo mô hình
cũ, do cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, tuy nhà nước có nhiều biến
dạng, nhưng nó cũng có những đóng góp quan trọng vào tiến trình khôi phục
đất nước sau chiến tranh, tạo ra những tiền đề kinh tế - văn hoá - xã hội để


từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất
và văn hoá của nhân dân.
Tuy nhiên, cuộc chiến càng lùi vào quá khứ bao nhiêu, khi công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới càng được triển khai về
chiều rộng và chiều sâu bao nhiêu, thì những khuyết tật của mô hình tổ chức,
hoạt động của nhà nước cũ càng bộc lộ rõ bấy nhiêu. Do chậm được khắc
phục, những yếu kém của bộ máy nhà nước dần dần trở thành vật cản đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế đáng kể tiềm năng sáng tạo của con
người. Những yếu tố trì trệ xuất hiện ngày một nhiều. Đất nước rơi vào tình
trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX.
Để thoát khỏi khủng hoảng, chúng ta đi vào đổi mới toàn diện đất
nước, lấy đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá. Trên
nền tảng đó, những nhận thức mới về nhà nước của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội từng bước ra đời và đi vào cuộc sống. Một hình thức tổ chức
quyền lực nhà nước kiểu mới so với trước đây đã được khẳng định về mặt lý
luận và đang từng bước hiện thực hoá trong thực tiễn: Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Trên một ý nghĩa nhất
định, đây là một cuộc cách mạng trên cả lĩnh vực nhận thức lý luận lẫn trên

lĩnh vực tổ chức xây dựng một cách thực tiễn một kiểu nhà nước mới trong
lịch sử - nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bước tiến đạt được trong xây dựng nhà
nước có tác động tích cực đến phát huy dân chủ. Nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa đang từng bước được hình thành, sự tham gia của nhân dân vào công
việc nhà nước và xã hội ngày càng tăng lên. Những tiềm năng sáng tạo của
con người không ngừng được khai thác vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là cội nguồn thắng lợi của hơn 20 năm
đổi mới vừa qua.
Mặt khác, như Đại hội X Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ ra, tuy việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân,


vì dân có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng so
với nhu cầu thực tiễn đổi mới, nhà nước ta còn tỏ ra chưa ngang tầm. Tổ chức
và hoạt động của nhà nước còn có một số khâu chậm đổi mới. Quốc hội còn
lúng túng trong việc thực hiện chức năng của mình. Bộ máy quản lý nhà nước
các cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền,
thiếu trách nhiệm… chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức chính quyền địa
phương còn những điểm chưa hợp lý. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu.
Dân chủ trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi không
nghiêm.
Để đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản, nước ta trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chúng ta không thể không
tiếp tục đổi mới nhà nước, làm cho nhà nước có thể góp phần phát huy cao
hơn nữa tác động tích cực của mình trong phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội
và hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, Đại hội X của Đảng
xem tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với mục tiêu “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền
XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân

dân… Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy
định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát
tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan
công quyền” [18, tr. 126] là một nhiệm vụ trọng điểm trong đổi mới trên lĩnh
vực chính trị, làm cho đổi mới chính trị đồng bộ hơn đối với đổi mới kinh tế ở
nước ta hiện nay.
Thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải xuất phát từ thực tiễn xây
dựng nhà nước ở Việt Nam nói riêng, kinh nghiệm xây dựng nhà nước
trên thế giới nói chung. Nhưng, bất kỳ hoạt động nào của con người
cũng bị chi phối bởi nhận thức nhất định. Tính đúng sai của nhận thức


có vai trò to lớn tới hiệu quả hoạt động thực tiễn của họ. Do vậy, trong
khi xem trọng việc xuất phát từ thực tiễn, cũng không thể xem nhẹ vai trò chỉ
đạo của nhận thức lý luận. Trực tiếp liên quan tới chủ đề luận án này, phải hết
sức coi trọng vai trò chỉ đạo của quan điểm về nhà nước nói chung, nhà nước
xã hội chủ nghĩa nói riêng do các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
khởi xướng. Thực tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Liên xô trước đây cũng như trong thời kỳ
đổi mới (với hệ quan niệm từng bước phát triển về chủ nghĩa xã hội, về nhà
nước xã hội chủ nghĩa) hiện nay, cho thấy việc trở lại để nhận thức đúng đắn
hơn, chính xác hơn di sản kinh điển về nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xây
dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn là
một vấn đề thời sự, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Chính vì vậy, tôi
chọn vấn đề: “Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về nhà nước xã hội chủ
nghĩa và việc vận dụng để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nhà nước XHCN hay nhà nước vô sản là một trong những nội
dung cơ bản và đặc biệt quan trọng của triết học Mác - Lênin nói riêng và chủ

nghĩa Mác - Lênin nói chung. Vì thế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề
tài này. Chẳng hạn như: các công trình nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những
nội dung chính của quan điểm mácxít về nhà nước vô sản (phần lớn được
thực hiện ở các nước XHCN trước đây); những công trình bàn về việc tìm tòi
những hình thức mới của CCVS, ngoài những mô hình mà C. Mác, Ph.
Ăngghen, V.I. Lênin đã chỉ ra, như công trình nghiên cứu về mô hình "CNXH
tự quản" của Nam Tư; những công trình xét lại quan điểm về nhà nước của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh giá lại nhà nước tư bản hiện đại cũng như
phương thức xây dựng một nhà nước mới của "chủ nghĩa cộng sản châu Âu".
Ví dụ như tác phẩm "Chủ nghĩa cộng sản châu Âu" và nhà nước của S.


Carilô - Tổng bí thư Đảng cộng sản Tây Ban Nha, xuất bản tháng 4 năm
1977; hay tác phẩm "Hãy để chúng tôi nói thật" của G. Mácxe - Tổng bí thư
Đảng cộng sản Pháp, xuất bản tháng 11 năm 1977. Hai tác phẩm đã trình bầy
một cách có hệ thống lý luận và sách lược của "chủ nghĩa cộng sản châu Âu"
và có ảnh hưởng to lớn trong các đảng cộng sản ở các nước Tây Âu. Trong đó
đặt vấn đề: căn cứ lý luận chủ yếu của "chủ nghĩa cộng sản châu Âu" nhằm
kiên trì thông qua con đường dân chủ độc đáo để thực hiện cuộc cải cách
XHCN là "nhận thức lại" quan điểm Mác - Lênin về nhà nước, thậm chí là
việc từ bỏ khái niệm CCVS.
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu nhằm phân tích, bổ sung lý
luận về nhà nước XHCN và tìm ra những hình thức xây dựng nhà nước
XHCN thích hợp trong điều kiện lịch sử mới. Nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa
Mác - Lênin, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung, trong đó
có vấn đề nhà nước và nhà nước XHCN, ở nước ngoài gần đây, đáng kể nhất
là công trình đồ sộ - bộ “Lịch sử chủ nghĩa Mác” gồm 4 tập của tập thể các
nhà nghiên cứu Trung Quốc do Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin thuộc Trường đại học Nhân dân Trung Quốc tổ chức biên soạn.
Bộ sách được Nhà xuất bản Nhân dân Bắc Kinh, Trung Quốc xuất bản lần thứ

nhất năm 1995, tái bản năm 1997. Đây là một công trình khoa học có giá trị
thuộc chuyên ngành lịch sử chủ nghĩa Mác - Lênin, bao quát nhiều chuyên đề
nghiên cứu; trong đó có phần đáng kể những phân tích, đánh giá quan điểm
mácxít cũng như các quan điểm phi mác xít về nhà nước, nhà nước XHCN.
Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu của tác giả hoặc tập thể tác giả
nước ngoài, tuy không trực tiếp đề cập đến di sản kinh điển về nhà nước và
nhà nước XHCN, nhưng có nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề nhà
nước, nhà nước pháp quyền nói chung như: “Nhà nước trong một thế giới
đang chuyển đổi” - Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997 của
Ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 1998; “Nhà


nước pháp quyền” do tập thể các nhà nghiên cứu pháp luật của Cộng hoà
liên bang Đức biên soạn dưới sự biên tập lại của Josepf Thesing, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia năm 2003, cuốn sách đề cập nhiều nội dung liên
quan đến lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền tại Đức và một số
quốc gia có liên quan.
Những năm gần đây, ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về
nhà nước, nhà nước XHCN, nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền
XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những nghiên cứu của các tác
giả trong nước gồm:
Một là, những nghiên cứu cơ bản các quan điểm của Mác, Ăngghen,
Lênin về nhà nước, nhà nước XHCN. Các công trình đề cập đến một số nội
dung quan trọng trong di sản của các nhà kinh điển về vấn đề nhà nước như:
quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa chủ nghĩa xã hội và dân chủ với tư
cách một hình thức nhà nước; vấn đề bản chất nhà nước XHCN được đề cập
trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng"; vấn đề mối quan hệ giữa quan niệm
về dân chủ vô sản với tư cách cơ sở triết học - chính trị với sự hình thành và
phát triển tư tưởng về nhà nước kiểu mới cũng như bản thân nhà nước kiểu mới
ở Việt Nam. Có thể đề cập một số cuốn sách và các bài báo sau đây:

- "Về nhà nước xã hội chủ nghĩa" Trích tác phẩm của C.Mác, Ph.
ĂNgghen, V.I. Lênin, I.V. Xtalin. Nxb Sự thật, Hà Nội năm 1978. Tập hợp
các đoạn trích tiêu biểu của các Nhà kinh điển về vấn đề nhà nước, nhà nước
XHCN.
- “Tìm hiểu tác phẩm Nhà nước và cách mạng” của GS. TS Nguyễn Hữu
Vui, do Nhà xuất bản Sự thật xuất bản năm 1986.
- “Quan điểm của V.I. Lênin về sự kết hợp tất yếu, hữu cơ giữa dân chủ
và chủ nghĩa xã hội” của Đặng Hữu Toàn (Triết học, số 2, 2000).
- “Mấy suy nghĩ về bản chất nhà nước kiểu mới qua nghiên cứu "Nhà
nước và cách mạng" của Lê nin”, của Vũ Trọng Dung (Triết học số 3, 1999).


- “Dân chủ vô sản - cơ sở triết học - chính trị cho sự hình thành và phát
triển nhà nước kiểu mới ở Việt Nam” của Trần Kỳ Đồng (Triết học, số 2, 1999).
Hai là, các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.
Các công trình đề cập và đi sâu phân tích một số nội dung như vị trí vấn đề
nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh; nguồn gốc và quá trình hình thành,
phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam;
bản chất và việc xây dựng nhà nước kiểu mới - nhà nước của dân, do dân, vì
dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
“Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật” của Bộ Tư
pháp - Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Chương trình khoa học - công nghệ
cấp nhà nước KX 02, Đề tài KX 02-13, năm 1993.
- “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo Nhà nước” của Học
viện Hành chính quốc gia, năm 1997.
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam” do
tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn chủ biên, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2003.
- “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” của tập
thể tác giả là các nhà nghiên cứu quân đội, do nhà xuất bản Quân đội nhân dân

xuất bản năm 2003.
Ba là, các công trình nghiên cứu về công cuộc xây dựng nhà nước XHCN
Việt Nam. Đó là các công trình đã phân tích tính tất yếu của việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tầm quan trọng của việc xây dựng nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân, các nguyên tắc tổ chức, xây
dựng và hoạt động của nhà nước này.
- Đề tài KX. 05-04 “Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị nước ta trong
giai đoạn quá độ lên CNXH” (1992 -1994), do GS. TS Nguyễn Ngọc Long làm
chủ nhiệm, đề cập và phân tích một số đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam .


- “Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam và những vấn đề cấp bách của
khoa học về nhà nước và pháp luật” của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
quốc gia - Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do GS.TS. Đào Trí Úc
chủ biên năm 1997.
- “Về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Bộ Tư pháp - Viện
Nghiên cứu Khoa học Pháp lý năm 1997.
- “Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” của Lê Minh Quân,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2003.
- “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay”
(2004) của Đỗ Trung Hiếu.
- “Thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam”
(2004) của Lê Quốc Hùng.
- Chương trình KX-04 “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân” (2001 – 2005) gồm 10 đề tài nhánh, đã nghiệm thu, do
GS. VS Nguyễn Duy Quý làm chủ nhiệm đề tài.
- “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm
2005 do GS. TS Đào Trí Úc chủ biên, tham gia đề tài khoa học mã số

KHXH.05.05: “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng” (thuộc chương trình KHXH. 05).
- “Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới”, (2006) do GS. TS Lê Hữu Nghĩa và đồng chí Nguyễn Văn Yểu đồng
chủ biên.
- "Tư tưởng pháp trị của Pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam", (2007) của PGS. TS Doãn Chính và TS Nguyễn Văn
Trịnh


Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
và một số luận án, luận văn về vấn đề nhà nước, nhà nước pháp quyền
XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam :
Các bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học: “Đảm bảo sự thống
nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân của nhà nước - Vấn
đề cấp bách trong việc củng cố nhà nước ta hiện nay” của Phạm Ngọc Quang,
Tạp chí Triết học, số 2/2000; “Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Phạm Văn Đức, Tạp chí Triết học, số 9/2005;
“Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội trong sự nghiệp đổi mới
- một số vấn đề đặt ra” của Hoàng Chí Bảo, Tạp chí Cộng sản, số 17/2006; “Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng trong điều kiện nước ta hiện nay” của Nguyễn Duy Quý, Tạp chí
Triết học, số 10/2002; “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây
dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” của Nguyễn Trọng
Thóc, Tạp chí Triết học, số 6/2005; “Tính tất yếu kinh tế và chính trị trong sự hình
thành và phát triển của nhà nước pháp quyền” và“Hoàn thiện chức năng và nhiệm
vụ nhà nước pháp quyền - cơ sở thiết yếu của sinh hoạt dân sự” của Nguyễn Hữu
Khiển, Tạp chí Triết học, số 6/1997; Tạp chí Cộng sản, số 20/2006; “Tính tất yếu
của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” của Trần Hữu Tiến,
Tạp chí Triết học, số 5/2002); “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng

thể nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của Hoàng Văn Hảo, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2003.
Các luận văn, luận án: “Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp
theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ”
của Lê Văn Hoè, Luận văn thạc sĩ; “Tư tưởng nhà nước pháp quyền với vấn
đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” của
Nguyễn Xuân Tuệ, Luận văn Thạc sĩ, (1999); “Vai trò của pháp luật trong
việc bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp, tính dân tộc, tính nhân


dân của Nhà nước ta hiện nay” của Lê Văn Hởi, Luận văn Thạc sĩ (2000);
“Bệnh quan liêu của bộ máy nhà nước trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt
Nam - nguyên nhân và phương hướng khắc phục”, của Nguyễn Trần Thành,
Luận án tiến sĩ (2000); “Tính phổ biến và tính đặc thù trong xây dựng nhà
nước pháp quyền Việt Nam” của Đào Ngọc Tuấn, Luận án tiến sĩ (2002); “Vận
dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Mai Đình Chiến, Luận án
tiến sĩ (2003); “Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam
hiện nay” của Đỗ Trung Hiếu, Luận án tiến sĩ (2003)…
Các công trình trên đã tập trung đề cập những vấn đề căn bản về nhà
nước như: tư tưởng của các nhà kinh điển về nguồn gốc, bản chất, chức năng
và tính tất yếu của nhà nước; vấn đề bản chất, chức năng nhà nước xã hội chủ
nghĩa; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước; một số đặc thù của quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; một số “căn bệnh” của bộ máy
nhà nước cũng như một số đặc điểm của nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam mà chúng ta đang xây dựng; mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và việc
thực hiện dân chủ với xây dựng và thực hiện nhà nước pháp quyền trong điều
kiện Việt Nam... Tuy nhiên, các công trình này phần nhiều chỉ là những
nghiên cứu về nhà nước, nhà nước XHCN chủ yếu từ góc độ khoa học pháp
lý. Nếu có tiếp cận từ góc độ triết học thì cũng chủ yếu là những nghiên cứu

riêng biệt các vấn đề lý luận về nhà nước XHCN hoặc thực tiễn xây dựng nhà
nước XHCN Việt Nam. Nhìn chung còn ít những công trình chuyên biệt
nghiên cứu về sự vận dụng quan điểm kinh điển trong thực tiễn xây dựng nhà
nước XHCN Việt Nam. Chính vì vậy, vấn đề nhận thức, nhận thức lại một
cách thấu đáo và đúng đắn hơn những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
về nhà nước XHCN và đặc bịêt là việc vận dụng quan điểm của các nhà kinh
điển cũng như những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức xây
dựng nhà nước XHCN Việt Nam để làm rõ thực trạng cũng như phương


hướng tiếp tục xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay
còn nhiều điểm cần được làm sáng tỏ thêm. Mặt khác, tiến trình xây dựng nhà
nước XHCN Việt Nam mặc dù luôn được định hướng và dẫn dắt bởi học
thuyết Mác - Lênin về nhà nước, nhưng được thực hiện trong những điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nghiên cứu tiến trình xây dựng nhà nước
Việt Nam kiểu mới sau cách mạng Tháng Tám 1945 cho đến nay như là sự
vận dụng lý luận mácxít về nhà nước XHCN đồng thời là sự hiện thực hoá
những tư tưởng độc lập sáng tạo của Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ nhân
dân, nhà nước XHCN là một hướng nghiên cứu nhằm bổ sung những điểm
cần được làm sáng tỏ thêm đó. Sự ra đời của luận án này là một cố gắng theo
hướng nghiên cứu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: nghiên cứu quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin
về nhà nước XHCN và thực tiễn vận dụng quan điểm đó trong tiến trình xây
dựng và phát triển của nhà nước XHCN Việt Nam. Từ đó góp phần nêu ra và
luận giải một số quan điểm có tính nguyên tắc cũng như giải pháp nhằm tiếp
tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước Việt Nam thực sự là nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân.
Nhiệm vụ: để đạt mục đích, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về nguồn gốc,

bản chất, chức năng của nhà nước, nhà nước XHCN và quá trình xây dựng
nhà nước XHCN.
- Phân tích sự vận dụng quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
trong tiến trình xây dựng, tổ chức và hoạt động của nhà nước Việt Nam gắn
liền với vai trò chỉ đạo, định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ ra những
hạn chế của tiến trình đó và nguyên nhân cơ bản của hạn chế.


- Làm rõ các quan điểm có tính nguyên tắc và phân tích một số giải
pháp mang tính định hướng nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước
XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay.
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở việc phân tích một số quan
điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về nhà nước và nhà nước
XHCN; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ nhân dân tiến lên nhà
nước XHCN; tiến trình xây dựng, hoạt động của nhà nước Việt Nam từ sau
cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước
và Nhà nước XHCN.
- Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật là cơ bản,
trong đó đặc biệt quán triệt nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn. Ngoài
ra cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,
so sánh, tổng hợp, kết hợp lôgíc và lịch sử, quy nạp và diễn dịch.
6. Cái mới của luận án
- Góp phần chứng minh việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước
XHCN trong điều kiện cụ thể của Việt Nam; bước chuyển từ nhà nước dân
chủ nhân dân lên nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là nét

đặc thù của Việt Nam.
- Làm rõ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những
hạn chế về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức hoạt động của nhà nước
XHCN Việt Nam trước đổi mới và hiện nay. Phân tích được một số quan
điểm có tính nguyên tắc và giải pháp cơ bản để để vận dụng tốt hơn lý luận chủ


nghĩa Mác - Lênin trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm rõ sự vận dụng lý luận mácxít về nhà nước vào
quá trình xây dựng và hoạt động của nhà nước XHCN Việt Nam.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học...
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương với 6 tiết.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân ở Việt
Nam, Tạp chí “Giáo dục lý luận” số 4/2003, tr. 56-59.
2. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa và một số nhiệm vụ cơ
bản thể hiện chức năng xã hội của nhà nước ta, Tạp chí “Triết học”, số
8/2006, tr. 58 - 63.
3. Thống nhất chức năng chính trị và chức năng xã hội trong hoạt
động của Nhà nước ta, Tạp chí "Lý luận chính trị", số 9/2006, tr. 70-74

4. Tìm hiểu sự phát triển nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí "Quản lí nhà nước", số 140 (tháng 9/2007), tr.
8-11
5. Quan điểm Mác, Ăngghen, Lênin về vấn đề quan liêu hoá của Nhà
nước vô sản, Tạp chí "Giáo dục lý luận", số 12 năm 2007, tr. 31 - 36
6. Ý thức chính trị trong xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa qua các bản Hiến pháp, Tạp chí "Giáo dục lý luận chính trị quân sự",
số 6 (106) / 2007, tr. 15 - 18.
7. Một số hạn chế trong hoạt động của nhà nước, nguyên nhân khách
quan và chủ quan, Tạp chí “Phát triển nhân lực”, số 1(5) năm 2008, tr. 88-94


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Yên, Nhị Lê (1998), Một số vấn đề về định
hướng XHCN ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.
2. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên 1998), Những bài giảng về môn học tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Tư pháp-Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1997), Về nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chương trình Thông tin quốc tế (2004), Các
nguyên lý của nền pháp quyền, Trung tâm thông tin-tư liệu, phòng thông
tin-văn hoá, Đại sứ quán Hoa Kỳ.
5. Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006), Lịch sử
Chính phủ Việt Nam, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006), Lịch sử
Chính phủ Việt Nam, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam (2006), Lịch sử
Chính phủ Việt Nam, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Vũ Trọng Dung (1999), Mấy suy nghĩ về bản chất nhà nước kiểu mới
qua nghiên cứu "Nhà nước và cách mạng" của Lê nin, tạp chí Triết học

(3), tr. 49-51
9. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2002), Nhà nước và pháp luật
Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Công an nhân dân , Hà Nội.
10. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự
hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
TW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà
Nội.


12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý
luận chính trị. Vũ Văn Hiền, Đinh Xuân Lý đồng chủ biên (2003), Tư
tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb chính trị
quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Văn Đồng (1964), Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb

Sự thật, Hà Nội.
21. Trần Ngọc Đường (1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Võ Nguyên Giáp (1991), Thế giới sẽ còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ
Chí Minh vẫn sống mãi, tạp chí Triết học (1), tr. 3-8.
23. Võ Nguyên Giáp (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hiến pháp Việt Nam (1995) Năm 1946, 1959, 1980 và 1992), Nxb chính
trị quốc gia, Hà Nội.


25. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006) Đã được sửa
đổi, bổ sung năm 2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lê nin (1999), Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. Hoàng Văn Hảo (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới sự
hình thành và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Hoàng Văn Hảo (2005), Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Lý luận
chính trị (8), tr 38-42.
29. Đỗ Trung Hiếu (2004), Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt
Nam hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Nhà nước và pháp luật
XHCN, tập 1, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Nhà nước và pháp luật
XHCN, tập 2, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Học viện hành chính Quốc gia (1997), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về Đảng lãnh đạo nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (1998), Về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, chủ nghĩa xã hội và con

đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
42. Hồ Chí Minh(1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


43. Lê Quốc Hùng (2004), Thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực
nhà nước ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
44. Nguyễn Hữu Khiển (1999), Tìm hiểu về hành chính nhà nước, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
45. Nguyễn Hữu Khiển (1991), "Triết học mới": Vấn đề quyền lực và nhà
nước, tạp chí Triết học (1), tr. 68-70.
46. Lê nin (1976), Mác-Ăng ghen-chủ nghĩa Mác, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
47. V.I. Lê nin (1981), Toàn tập, tập 31, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
48. V.I. Lê nin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
49. V.I. Lê nin (1978), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
50. V.I. Lê nin (1978), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
51. V.I. Lê nin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
52. V.I. Lê nin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
53. V.I. Lê nin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
54. V.I. Lê nin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
55. V.I. Lê nin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
56. V.I. Lê nin (1975), Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô-viết,
Nxb Sự thật, Hà Nội.

57. Nguyễn Văn Long (2000), Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp
quyền trong công cuộc đổi mới ở nước ta, tạp chí Giáo dục lý luận (8),
tr. 24-28.
58. Nguyễn Ngọc long (2005), “Vận dụng bài học kinh nghiệm những năm
qua, đẩy mạnh công cuộc đổi mới”, tạp chí Lý luận chính trị (5), tr.30-34
59. Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (dịch, 2001), Lịch sử các học thuyết
chính trị trên thế giới, Nxb Văn hoá - thông tin, Hà Nội.
60. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1983), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
61. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.


62. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
63. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
64. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
65. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
66. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
67. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội.
68. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
69. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
70. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.

71. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (1996), Toàn tập, tập 28, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
72. C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin, I.V. Xtalin (1978), Về nhà nước xã
hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
73. Đỗ Mười (1999), Bài học từ sự kiện Thái Bình, tạp chí Cộng sản, (4), tr.11-16.
74. Đỗ Mười (1996), Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì CNXH, Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội.
75. Maridôn Tuarenơ (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Môngtétxkiơ, Nxb Giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Khoa Luật (1996), Tinh thần pháp luật, Hà Nội.


77. Ngân hàng thế giới (1998), Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi
(Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 1997), Nxb chính trị quốc gia, Hà
Nội.
78. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên-2000), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb Lao
động, Hà Nội.
79. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh (Đồng chủ biên-2001), 55 năm xây dựng
nhà nước của dân, do dân, vì dân - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Vũ Hữu Ngoạn (chủ biên-2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện
Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên-2001), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
82. Nguyễn Văn Niên (1996), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam – một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
83. Đỗ Nguyên Phương, Trần Ngọc Đường (1992), Xây dựng nền dân chủ
XHCN và nhà nước pháp quyền, Nxb Sự thật, Hà Nội.
84. Phạm Ngọc Quang, Trần Đình Nghiêm (chủ biên-2001), Thời kỳ mới và sứ

mệnh của Đảng ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
85. Phạm Ngọc Quang (2000), Đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội ở nước ta lược khảo lịch sử, tạp chí Triết học (3), tr. 16-23.
86. Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh (2003), Quan hệ giữa nhà nước và xã hội
dân sự Việt Nam lịch sử và hiện tại, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
87. Lê Văn Quang, Văn Đức Thanh (2006), Nhà nước pháp quyền XHCN và
các định chế xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
88. Lê Minh Quân (2000), Vấn đề đổi mới và hoàn thiện nhà nước theo hướng
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạp chí Triết học (3), tr. 59.


89. Lê Minh Quân (2003), Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb
chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Nguyễn Duy Quý (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tạp chí Triết học (3), tr. 1014.
91. Lê Doãn Tá (1996), Triết học Mác xít quá trình hình thành và phát triển,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
92. Đặng Đình Tân (chủ biên-2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
93. Tập thể tác giả (2003), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
94. Nguyễn Văn Thảo (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
95. Trần Thành (2005), Nhận thức và vận dụng quan điểm mácxít về nhà
nước, tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr. 25-29.
96. Nguyễn Trọng Thóc (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
97. Lê Minh Thông (chủ biên-2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.

98. Hồ Văn Thông (1998), Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
99. Đặng Hữu Toàn (2000), Quan niệm của Ăng-ghen về thời kỳ quá độ và
những dự báo của Ông về Xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai, tạp chí Triết
học (3), tr. 38-40.
100. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên-2001), Về định hướng XHCNvà con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


101. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia-Viện nghiên cứu nhà
nước và pháp luật (1996), Bình luận khoa học Hiến pháp nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Khoa học – xã hội, Hà Nội.
102. Trần Xuân Trường (1996), Định hướng XHCN ở Việt Nam – một số vấn
đề lý luận cấp bách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
103. Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên-2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh.
104. Phùng Văn Tửu (1999), Xây dựng, hoàn thiện nhà nước và pháp luật của
dân, do dân, vì dân ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
105. Đào Trí úc (chủ biên-1997), Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam và
những vấn đề cấp bách của khoa học về nhà nước và pháp luật, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
106. Đào Trí úc (chủ biên- 2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
107. I.V. Xta-lin (1976), Những nguyên lý của Chủ nghĩa Lê nin, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
108. Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện thông tin khoa học xã hội (1991),
Sưu tập chuyên đề: Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân , Hà Nội.
109. Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin, Trường đại
học Nhân dân Trung Quốc (2003), Lịch sử chủ nghĩa Mác, tập 1, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
110. Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin, Trường đại
học Nhân dân Trung Quốc (2003), Lịch sử chủ nghĩa Mác, tập 2, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
111. Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác – Lê nin, Trường đại
học Nhân dân Trung Quốc (2003), Lịch sử chủ nghĩa Mác, tập 3, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.


×