Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của hoa kỳ dưới thời tổng thống george w bush

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.56 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

Nguyễn Lan Hương

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
HOA KỲ DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG GEORGE W.
BUSH

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – tháng 4 năm 2008

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4

MỞ ĐẦU



5

CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TỔNG THỐNG

14

GEORGE W. BUSH

1.1.

Bối cảnh của việc Tổng thống G. W. Bush điều chỉnh chính sách đối ngoại

14

1.1.1. Bối cảnh quốc tế

14

1.1.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới

14

1.1.1.2. Các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế và quan hệ giữa các nước lớn

18

1.1.2. Bối cảnh nước Mỹ

26


1.1.2.1. Về kinh tế

26

1.1.2.2. Về chính trị

28

1.1.2.3. Về văn hoá - xã hội

31

1.1.2.4. Về quân sự

35

1.1.2.5. Về khoa học công nghệ

36

1.2.

Giới thiệu sơ lƣợc về học thuyết Bush

37

1.2.1. Từ sự cạnh tranh giữa các cường quốc chuyển sang cuộc chiến chống khủng bố

40


1.2.2. Chính sách “rảnh tay” và học thuyết đánh đòn phủ đầu

42

CHƢƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TỔNG THỐNG

46

GEORGE W. BUSH

2.1.

Điều chỉnh về mục tiêu và các ƣu tiên trong chính sách đối ngoại

46

2.1.1. Thay đổi thứ tự các ưu tiên

46

2.1.1.1. Ưu tiên của Tổng thống Clinton

46

2.1.1.2. Ưu tiên của Tổng thống G. Bush

47

2.1.1.3. Sự điều chỉnh các ưu tiên của Tổng thống G. Bush


49

2.1.2. Từ „mở rộng các nền dân chủ thị trường‟ của Tổng thống Clinton sang cuộc

55

chiến chống khủng bố toàn cầu của Tổng thống G. Bush

2


2.1.2.1. ‘Mở rộng các nền dân chủ thị trường’ của Tổng thống Clinton

55

2.1.2.2. Tổng Thống G. Bush với vấn đề toàn cầu hoá và cuộc chiến chống khủng bố

57

2.1.2.3. Sự điều chỉnh của vấn đề hoà bình và thương mại quốc tế của Tổng thống G.

58

Bush
2.1.3 Những điều chỉnh trong vấn đề thúc đẩy dân chủ

56

2.1.3.1. Khái niệm ‘mở rộng dân chủ’ của Tổng thống Clinton


59

2.1.3.2. Tổng thống G.W.Bush và vấn đề thúc đẩy dân chủ trong thời đại những tên

63

khủng bố, bạo chúa và vũ khí huỷ diệt hàng loạt
2.1.3.3 Sự điều chỉnh vấn đề thúc đẩy dân chủ của Tổng thống G. Bush
2.2.

Điều chỉnh các phƣơng thức thực hiện chính sách đối ngoại

65
66

2.2.1. Điều chỉnh phương thức tập hợp lực lượng

66

2.2.2. Chủ nghĩa đơn phương và phương châm rảnh tay hành động

71

2.2.3. Chuyển từ chiến lược kiềm chế sang chiến lược đánh đòn phủ đầu

74

2.2.4. Điều chỉnh công cụ quân sự trong chính sách đối ngoại


76

2.2.4.1. Các khái niệm chiến lược quân sự của chính quyền Clinton

77

2.2.4.2. Một chiến lược mới cho cuộc chiến tranh mới của chính quyền G. W. Bush

79

2.2.4.3. Sự điều chỉnh công cụ quân sự của Tổng thống G. Bush

82

2.3.

Cơ sở của sự điều chỉnh chính sách của Tổng thống G.W. Bush

2.3.1. Quan điểm của Tổng thống Clinton: đánh giá tình hình quốc tế và vai trò của

85
86

Hoa Kỳ
2.3.2. Quan điểm của Tổng thống G.W. Bush: đánh giá tình hình quốc tế và vai trò

87

của Hoa Kỳ
2.3.3. Những điều chỉnh trong quan điểm nhận thức của Tổng thống G.W. Bush


89

CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TỔNG THỐNG G.W. BUSH ĐIỀU CHỈNH CHÍNH

95

SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ VÀI NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA KỲ

3.1. Tác động của những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống G.W. Bush

95

3.1.1. Tác động tới thế giới

95

3.1.1.1. Tới nền kinh tế thế giới

95

3.1.1.2 . Tới an ninh quốc tế

101

3


3.1.2. Tác động tới khu vực Châu Á


104

3.1.3. Tác động tới Việt Nam

107

3.1.3.1. Lợi ích của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á

107

3.1.3.2. Tầm quan trọng của Việt Nam

108

3.1.3.3 Các vấn đề trong quan hệ hai nước

108

3.2. Vài nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

111

3.2.1. Một số đặc điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Tổng thống G. Bush

114

3.2.2. Tương lai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

114


3.2.2.1. Tác động của chính quyền tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

114

3.2.2.2. Tác động của xã hội tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

115

3.2.2.3. Tác động của môi trường bên ngoài tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

119

3.2.2.4. Thế kỉ Mỹ thứ hai

122

KẾT LUẬN

124

TÀI LIỆU THAM KHẢO

127

PHỤ LỤC

134

4



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BTA: Hiệp định thương mại song phương
CSĐN: Chính sách đối ngoại
EU: Liên minh châu Âu
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân
IMET: Chương trình Giáo dục và đào tạo quân sự quốc tế
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
LHQ: Liên hợp quốc
MCA: Quỹ thách thức thiên niên kỷ
NATO: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NDS: Chiến lược quốc phòng toàn dân
NSS: Chiến lược an ninh quốc gia
QDR: Tổng quan quốc phòng bốn năm một lần
WB: Ngân hàng thế giới
WMD: Vũ khí huỷ diệt hàng loạt
WTO: Tổ chức thương mại thế giới

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều chỉnh chính sách đối ngoại là một hiện tượng dành được sự quan tâm
thích thú của nhiều nhà khoa học chính trị cũng như những người làm công tác thực
tiễn trong quan hệ quốc tế. Khi sự điều chỉnh chính sách đối ngoại diễn ra thường
kéo theo tác động lớn tới các chủ thể bên ngoài, nhất là khi sự điều chỉnh chính sách
đó lại là của một siêu cường như Hoa Kỳ.

Với tiềm lực kinh tế và chính trị của mình, Hoa Kỳ có vai trò rất quan trọng
trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi
xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia, việc hoạch định chính sách và điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến các nước khác, cũng như đến
các mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.
Tình hình quốc tế phức tạp cộng với ưu thế vượt trội của Mỹ trên trường quốc
tế kết hợp với tình hình chính trị – xã hội biến động trong nội bộ nước Mỹ đánh dấu
bằng việc Tổng thống G.W. Bush lên nắm quyền với chiến thắng gây nhiều tranh
cãi đã báo hiệu trước một thời kì có nhiều chuyển biến trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ. Sự kiện 11/9 càng làm bộc lộ rõ hơn những định hình mới trong chính
sách đối ngoại đó. Các tuyên bố, văn kiện mới trong chính sách đối ngoại của
G.Bush đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong giới học thuật về những điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống G. W. Bush.
Việc nghiên cứu Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay vừa có
ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển của nước ta hiện
nay, chúng ta có thể tìm hiểu thực chất, nội dung của chính sách, điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ, những tác động của nó đến thế giới, khu vực và nước
ta, trên cơ sở đó, có thể có một số khuyến nghị bước đầu về quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Như vậy việc nghiên cứu đó hiện nay có ý nghĩa thời sự cấp bách, chính vì
vậy, được sự đồng ý của Khoa, người viết đã chọn đề tài “Sự điều chỉnh chính

6


sách đối ngoại của Hoa Kỳ dƣới thời Tổng thống George W. Bush” làm đề tài
luận văn cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nước:

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ,
những công trình đó tập trung nghiên cứu nội dung chính sách đối ngoại chính sách
an ninh toàn cầu của Hoa Kỳ, vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới và khu vực Châu ÁThái Bình Dương, ví dụ như cuốn Hoa Kỳ – Cam kết và mở rộng của Lê Bá Thuyên
(1998), Chiến lược đối ngoại Mỹ trong những năm 90 của Vụ Châu Mỹ - Bộ ngoại
giao (1995), Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tránh lạnh
của TS Lê Khương Thuỳ (2003) ….. Tuy nhiên còn ít công trình nghiên cứu chính
sách đối ngoại Mỹ tập trung giai đoạn sau khi G. Bush lên nắm quyền. Chỉ có một
số bài báo và tạp chí nghiên cứu về chính sách đối ngoại của G. Bush: Chính sách
đối ngoại cứng rắn của chính phủ Bush và những hệ luỵ của Vũ Văn Hoà (2002),
Một số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời kỳ tổng thống G. W. Bush
của Nguyễn Thái Yên Hương (2001), Điều chỉnh chính sách của Mỹ một năm sau
sự kiện 11/9 của Lê Linh Lan (2002), Chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền
tổng thống G.W. Bush trước vụ khủng bố 11/9 của Trần Bá Khoa (2001)… Hầu hết
các công trình này mới chỉ phác thảo được những đường nét cơ bản trong chính
sách đối ngoại của tổng thống G. Bush mà chưa nghiên cứu sâu sắc và tập trung vào
vấn đề điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ của tổng
thống Bush, những tác động của nó đối với thế giới, khu vực và Việt Nam, đặc biệt
chưa làm bật được những nét điều chỉnh của tổng thống G. Bush so với B. Clinton.
Ngoài nước:
Có nhiều công trình nghiên cứu của cả các học giả trong và ngoài nước Mỹ
với nhiều quan điểm khác nhau về chính sách và điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ: chẳng hạn những công trình nghiên cứu về học thuyết Bush, nghiên
cứu so sánh chính sách đối ngoại của Bush trong lịch sử chính sách đối ngoại Hoa
Kỳ, tác động của chính sách của Hoa Kỳ đối với việc mở rộng NATO, sự phát triển

7


ở Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông, các vấn đề Mỹ và Đông Á, các mối quan hệ
giữa các nước lớn...Những công trình trên nghiên cứu khá toàn diện chính sách và

điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tác động của nó đến đời sống chính trị
và quan hệ quốc tế; nhưng vẫn còn ít công trình đề cập trực tiếp đến sự tác động của
chính sách của Mỹ đến sự phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Dưới
đây chúng ta sẽ điểm qua một số công trình nổi bật nghiên cứu những điều chỉnh
CSĐN của tổng thống G. Bush:
Các học giả ủng hộ học thuyết Bush đưa ra giải thích 11/9 đánh dấu sự bắt đầu
thời kì mới trong lịch sử: đe doạ mới đòi hỏi chiến lược an ninh quốc gia mới nhằm
biện minh cho hành động của Hoa Kỳ từ Iraq tới Afghanistan…những người khác
thì cho là sứ mệnh của Hoa Kỳ là cải tạo thế giới và vì vậy nhằm bảo vệ hoà bình
thế giới. Họ tìm cánh biện giải cho học thuyết Bush bằng việc tìm ra liên kết của nó
trong lịch sử đối ngoại Mỹ, phóng đại cơ hội lịch sử, khác biệt đáng kể với những
người tiền nhiệm, nhất là với Wilson. Chẳng hạn nhà sử học David M. Kenedy trên
tờ Atlantic (tháng 3/2005) cho rằng các nguyên tắc chính sách đối ngoại của Bush là
được kế thừa từ Wilson, phù hợp với các mục tiêu đối ngoại Mỹ trong lịch sử, chỉ
có hành động tấn công trước là mới chưa từng thấy [63]. Nói chung Kenedy tập
trung vào mục tiêu hơn là vào biện pháp thực hiện của Bush và không giải thích
được cả hai đặc trưng này. Cũng giống như Kenedy, Melvyn P. Leffler trên tờ
Diplomatic History (2005) cũng khẳng định có sự liên tục hơn là thay đổi trong
chính sách của chính quyền Bush con và cũng nhấn mạnh vào tính liên tục về hệ tư
tuởng trong chính sách đối ngoại của Bush [69]. Nhưng Leffler tiến xa hơn so với
Kenedy khi chỉ rõ các đặc trưng phủ đầu, chủ nghĩa đơn phương và bá quyền không
phải là đặc trưng mới mà đã có từ thời Theodore Roosevelt tới Clinton, đặc biệt là
trong chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, Leffler đã phóng đại những cái mà ông cho là
tiền lệ trước đó, đặc biệt là với trường hợp của Clinton. Leffler bỏ qua khác biệt
giữa hành động tấn công phủ đầu chống lại „các cá nhân‟ của chính quyền Clinton
và cuộc tấn công tổng thể chống lại nước khác của chính quyền G. Bush. Leffler tập
trung vào cam kết hệ thúc đẩy tự do dân chủ nhằm nêu lên những khác biệt cơ bản

8



giữa Bush và các vị tổng thống trong thế kỉ XX, bao gồm cả Clinton trong thực tiễn.
Tuy nhiên Leffler không đánh giá được sự tương ứng đồng thời giữa mục tiêu Hoa
Kỳ theo đuổi sau 11/9 và biện pháp hợp lý được thông qua trong giới hạn quyền lực
trong chính sách đối ngoại của Bush. Ông cũng bỏ qua giữa sự không tương ứng
trong lời nói và hành động của chính quyền Bush.
Nhà sử học Arnold A. Offner phê phán cả mục tiêu và biện pháp trong chính
sách đối ngoại mới của Bush [79]. Ngược với Leffler Offner cho rằng chính sách
của Bush là sự lệch hướng hoàn toàn so với các nguyên tắc được chấp nhận và vì
vậy gây nguy hiểm cho lợi ích và lí tưởng của Hoa Kỳ.
Ngược với Kenedy và Leffler, John B. Judis, biên tập viên cho tờ New
Republic coi học thuyết Bush đánh dấu một sự thay đổi triệt để so với chủ nghĩa
Wilson [62]. Theo Judis, trong khi Bush cha và Clinton theo đuổi hứa hẹn về hoà
bình và sự thịnh vượng trong một trật tự thế giới mới với hệ thống an ninh tập thể
và nền kinh tế mở toàn cầu thì Bush lại chuyển sang chủ nghĩa đế quốc Cộng hoà.
Ngược với Judis, John Lewis Gaddis phân biệt Bush với Wilson và di sản đối
ngoại của Hoa Kỳ từ thế kỉ XIX và XX. Trong cuốn Surprise, Security and the
American Experience (2004) ông phân tích sợi dây dẫn truyền thống này từ John
Quincy Adam tới Bush con [51, 52]. Dù đôi khi có chỉ trích Bush, Gaddis nói chung
ca ngợi NSS của Bush như sự tích hợp các truyền thống đối ngoại của Hoa Kỳ.
Giống như Kenedy, Gaddis tập trung vào mục tiêu hơn là biện pháp, ca ngợi các
mục tiêu do Bush đề ra mà không tính tới chi phí và khoảng cách giữa mong đợi và
kết quả thực tiễn. Gaddis bỏ qua những hậu quả nguy hiểm mà học thuyết Bush sẽ
mang lại. Gaddis cũng không giải thích tại sao những đe doạ sau 11/9 quá mới tới
mức cần từ bỏ chiến lược can dự và kiềm chế. Ông cũng không nhận thấy rằng lập
luận về sự kế thừa liên tục trong chính sách đối ngoại của Bush sẽ không phải là
luận điểm hợp lí để biện giải cho đại chiến lược mới của Bush, mà cần tìm ra sự
khác biệt giữa quá khứ và tương lai. Gaddis cũng không tìm ra được luận điểm biện
minh cho cuộc chiến tranh của G.W. Bush. Lôgic mà Gaddis tìm ra là sai lầm, lấy
người Mỹ làm trung tâm mà bỏ qua tác động với thế giới trong tương lai.


9


Về chủ nghĩa đơn phương và đa phương, cả Judis và Gaddis đều đúng khi cho
rằng Wilson theo thiên hướng chủ nghĩa đa phương còn Bush theo thiên hướng chủ
nghĩa đơn phương, nhưng Gaddis quên điều khác biệt quan trọng là Wilson kết hợp
cả chủ nghĩa đơn phương và đa phương trong khi Bush thích hành động một mình.
Robert A. Divine nhận thức được vấn đề tập trung vào mục tiêu trong khi hạ
thấp vai trò biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ [40]. Divine phê
phán Bush trong khi theo đuổi mục tiêu kiểu Wilson đã không tính tới những kết
quả không mong đợi, nhất là về mở rộng hoà bình dân chủ tại Trung Đông mà khởi
đầu là tại Iraq. Gaddis không làm rõ điều Bush nên làm là biến chiến thắng tại Iraq
thành giải pháp chính trị bền vững về hoà bình và dân chủ. Kenendy cũng không
giải quyết được vấn đề mà Divine nêu ra – nhiệm vụ xây dựng đất nước và gìn giữ
hoà bình sau chiến tranh. Cả Gaddis và Kenedy bỏ qua sự không tương ứng giữa
mục tiêu và biện pháp của học thuyết Bush.
Giống như Gaddis và Kenedy, Walter Russell Mead ca ngợi chiến lược phủ
đầu, đơn phương và bá quyền của Bush, và chỉ ra rằng nó bắt nguồn từ chủ nghĩa
Wilson và truyền thống đối ngoại Mỹ. Trong cuốn Special Providence (2002),
Mead xác định bốn trường phái chính sách đối ngoại Mỹ: Hamilton với đặc trưng
thúc đẩy chủ nghĩa tư bản dân tộc và toàn cầu hoá kinh tế, Wilson với đặc trưng mở
rộng dân chủ trong thế giới mới có trật tự luật pháp, nhân quyền và an ninh tập thể;
Jefferson với đặc trưng cô lập Mỹ tránh dính líu vào chiến tranh, bảo vệ tự do và
dân chủ của riêng Mỹ; Jackson với đặc trưng thêm lợi ích quốc gia theo cách quân
sự và chủ nghĩa dân tuý. Tuy nhiên, Mead đã không xác định được đúng các truyền
thống đối ngoại này. Ông cho rằng Wilson bảo vệ nhân quyền của người da mầu và
phụ nữ nhưng cũng lại thừa nhận vị trí tối thượng của đàn ông da trắng trong nước
và chính trị quốc tế. Không giống Gaddis, Mead xác định John Quincy Adams và
học thuyết Monroe ít gắn với trường phái kiểu Jefferson. Thêm vào đó, ông ta kiến

nghị cách tiếp cận mang tính sửa đổi có lợi cho chính sách đối ngoại của Bush c ha
và Clinton, hai tổng thống kết hợp trường phái kiểu Hamilton và Wilson, và đôi khi
cách thức của trường phái Jackson trong theo đuổi kinh tế và toàn cầu hoá chính trị

10


trong những năm 1990. Mead cho rằng trường phái Jackson mang đặc trưng của chủ
nghĩa đơn phương và chiến tranh phủ đầu. Ông kiến nghị nên cân bằng giữa tính
hiếu chiến của trường phái Jackson và áp lực toàn cầu kiểu Wilson và Hamilton và
sự tự kiềm chế kiểu Jefferson và vì vậy hoan nghênh những người theo chủ nghĩa
phục hưng các truyền thống này. Theo Mead, chính quyền Bush áp dụng hệ tư
tưởng mang tính cách mạng của những người Mỹ phục hưng và áp dụng nó với
Iraq. Nó khai thác các biện pháp kiểu Jackson để hoàn thành các mục tiêu kiểu
Wilson. Đồng thời Mead lại hi vọng rằng chi phí sẽ tránh được và giống Leffler
rằng đánh giá tốt sẽ bù đắp cho khiếm khuyết cố hữu của CSĐN của chính quyền
Bush [76].
Mead và Lefler cổ vũ cho rằng những mục tiêu kiểu Wilson của Bush là đúng
đắn và việc sử dụng vũ lực không bị hạn chế bởi luật quốc tế, không có khả năng
nào thách thức được CSĐN của chính quyền Bush. Tự Mead đã rời bỏ luận điểm đã
từng đưa ra là ủng hộ tính kiềm chế kiểu Jefferson coi nó như sửa đổi có lợi cho
việc giành quyền lực quốc tế của Bush. Mead trở nên quá cực đoan về những gì mà
ông ta từng chỉ trích sẵn sàng lạm dụng vũ lực nhân danh các giá trị của nền văn
minh phương Tây.
McDougall thì hoàn toàn nhận thức được tính thuyết phục của chủ nghĩa lí
tưởng trong lịch sử Mỹ, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại Mỹ, ông chống lại
việc ủng hộ học thuyết Bush sau 11/9. Ông không tin rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy dân
chủ hoá Iraq. Cân bằng giữa mục tiêu và biện pháp, Hoa Kỳ nên theo đuổi một mục
tiêu hiện thực trong khả năng có giới hạn của mình [75].
Dù vấn đề chính sách đối ngoại của tổng thống G.W. Bush có mang tính cách

mạng hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật thì rõ ràng
chính sách đó chắc chắn mang trong mình dấu ấn của hoàn cảnh quốc tế mới, môi
trường nội bộ Hoa Kỳ đang thay đổi, thể hiện dấu ấn cá nhân của tổng thống G.
Bush và những xu hướng nhận thức của giới lãnh đạo chính quyền G. Bush khác so
với chính quyền Clinton. Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi mang lại sự điều

11


chỉnh chính sách đối ngoại mới. Ngay cả bản thân chính sách đối ngoại của tổng
thống G. Bush cũng đã có sự điều chỉnh trong quá trình triển khai trong thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ tác động tình hình quốc tế,
trong nước, nhận thức giới lãnh đạo Mỹ dưới chính quyền G. Bush tạo ra những
điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền G.W. Bush giống và khác gì so với
chính quyền Bill Clinton, tác động của những điều chỉnh đó tới thế giới, khu vực
nói chung và Việt Nam nói riêng như thế nào và đưa ra dự báo về một số chiều
hướng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:
 Phân tích bối cảnh quốc tế và bối cảnh nước Mỹ làm cơ sở cho sự ra hoạch
định chính sách đối ngoại của tổng thống G. W. Bush
 Phân tích một số điểm chính trong chính sách đối ngoại của tổng thống G.
Bush để từ đó làm cơ sở phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của
tổng thống Bush so với tổng thống B. Clinton, làm rõ sự giống và khác
nhau qua sự điều chỉnh đó, cũng như giải thích tại sao có sự điều chỉnh đó.
 Những tác động của việc chính quyền G. Bush điều chỉnh chính sách đối
ngoại đối với quốc tế, khu vực và Việt Nam, đồng thời đưa ra một số dự
báo về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài của luận văn là “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới

thời Tổng thống George W. Bush” nên người viết chỉ tập trung tìm hiểu những
điểm chính trong chính sách đối ngoại của chính quyền G. Bush để làm cơ sở phân
tích những điều chỉnh giống và khác nhau so với chính quyền Clinton, những điều
chỉnh đó tác động như thế nào tới tình hình quốc tế, khu vực và quan hệ hai nước
Việt Nam – Hoa Kỳ, dự báo chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong tương lai. Như vậy
về mặt thời gian luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu trong hai nhiệm kỳ của tổng
thống G. Bush (2001 tới nay).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

12


Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại và phổ biến trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế, như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, đối
chiếu, thu thập dữ liệu định tính, tổng hợp và phân tích, và phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, Riêng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, luận văn sử
dụng một số cách tiếp cận từ góc độ các lý thuyết hiện thực, tự do, tân bảo thủ…

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích thực trạng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai
đoạn hiện nay cũng như hệ thống hoá các luận điểm so sánh đối chiếu chính sách
đối ngoại của hai tổng thống G. Bush và B. Clinton. Luận văn đưa ra những giải
thích khoa học tại sao lại có những điều chỉnh đó trên cơ sở bối cảnh quốc tế, bối
cảnh nước Mỹ và nhận thức của giới lãnh đạo Mỹ dưới chính quyền Bush. Đây
cũng là căn cứ để đưa ra những dự báo về chiều hướng trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ trong thời gian tới, từ đó làm cơ sở đưa ra dự báo cho những tác động
của nó tới quốc tế và Việt Nam và đưa ra đối sách phù hợp. Luận văn đóng góp vào
việc nghiên cứu một hiện tượng đáng quan tâm trong quan hệ quốc tế - điều chỉnh
chính sách đối ngoại. Luận văn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham
khảo phục vụ cho những độc giả quan tâm.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấu
luận văn gồm các phần chính:
Chƣơng 1: Bối cảnh điều chỉnh chính sách đối ngoại của tổng thống
George W. Bush. Chương này sẽ đề cập tới bối cảnh quốc tế (những vấn đề về kinh
tế, chính trị thế giới, quan hệ quốc tế) và trong nước của Hoa Kỳ (những vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quân sự, khoa học công nghệ) làm cơ sở nền tảng
cho sự ra đời chính sách đối ngoại của Bush. Đồng thời chương này cũng sẽ giới
thiệu về chính sách đối ngoại của Bush để tạo cơ sở tìm hiểu về sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của G. Bush so với B. Clinton

13


Chƣơng 2: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của tổng thống George W.
Bush. Nội dung phần này tập trung vào những điều chỉnh của G. Bush so với B.
Clinton trên cơ sở các vấn đề: về các mục tiêu, ưu tiên (thứ tự các ưu tiên, vấn đề
dân chủ và cuộc chiến chống khủng bố, thúc đẩy dân chủ) cũng như phương thức
thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (tập hợp lực lượng, thay đổi chiến lược
kiềm chế sang tấn công phủ đầu, chủ nghĩa đơn phương và phương châm rảnh tay
hành động, và điều chỉnh chiến lược quân sự). Chương này còn có nhiệm vụ giải
thích tại sao lại có sự điều chỉnh như vậy trên cơ sở tập trung vào nhận thức khác
biệt của G. Bush so với B. Clinton.
Chƣơng 3: Tác động của việc G. Bush điều chỉnh và vài nhận xét về chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Chương này tập trung vào những tác động của việc G.
Bush điều chỉnh chính sách đối ngoại trên ba cấp độ: tới kinh tế, chính trị và an ninh
quốc tế, khu vực và Việt Nam. Đồng thời một số dự báo chiều hướng chính sách đối
ngoại Hoa Kỳ trong tương lai gần và xa cũng được đề cập tới trong chương này.
Do đề tài nghiên cứu mang tính thời sự cao, nguồn tài liệu tuy phong phú
nhưng nhiều chiều cần được bổ sung và cập nhật thêm, với thời gian có hạn cùgn sự

hiểu biết và kinh nghiệm của người viết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý độc giả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005), Tác động của Hiệp định thương mại song phương
Việt Nam – Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ
tại Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Hà Mỹ Hương (2002), “Chiến lược toàn cầu của Mỹ – từ Bush (cha) đến Bill
Clinton”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4/2002.

14


3. Hoàng Anh Tuấn (2001), “Vụ khủng bố 11/9 và những thay đổi trong chính sách an
ninh và đối ngoại Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 42
4. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ – Cam kết và mở rộng, Trung tâm Khoa Học Xã hội
và Nhân văn Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
5. Lê Linh Lan (2001), “Sự kiện ngày 11/9/2001: nguyên nhân và hệ quả đối với
chính sách đối ngoại của Mỹ và cục diện thế giới”, tạp chí Nguyên cứu quốc tế, số
42.
6. Lý Thực Cốc (1998), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
7. Mai Hoài Anh (2001), “Những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của Tổng
thống George W. Bush”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4/2001.
8. Nguyễn Cao, “Cái giá của chiến tranh Iraq: 600 tỉ hay 6000 tỉ USD?”
/>9. Nguyễn Thái Yên Hương (2001), “Một số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời kỳ tổng thống G. W. Bush”, tạp chí Nguyên cứu quốc tế, số 38 – tháng

2/2001.
10. Nguyễn Thiết Sơn (2002), “Một số vấn đề chiến lược toàn cầu của Mỹ”, Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 8/2002.
11. Nguyễn Thiết Sơn (2002), Nước Mỹ những năm đầu thế kỉ XXI, Trung tâm Khoa
Học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hạnh (2002), “Một số vấn đề chính trị nước Mỹ năm 2001”, Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 5/2002.
13. Randall B. Ripley và James M. Lindsay (chủ biên) (2002), Chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới, Trung Quốc, số 4/2000
15. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Số 5(48)/tháng 10 – 2002
16. Tập thể tác giả (2001). Đề tài cấp vụ “Dự báo chính sách của chính quyền Bush
đối với châu á - Thái Bình Dương”. Vụ Châu Mỹ, Bộ ngoại giao, Hà Nội.
17. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu á Thái Bình Dương”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 9+ 10/2001

15


18. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Mỹ: những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại
(Phần 2)”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 10/2002
19. Trần Bá Khoa (2001), “Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cho thế kỉ XXI”, Tạp chí
Châu Mỹ ngày nay, số 4/2001.
20. Trần Bá Khoa (2001), “Chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền Tổng thống G.
W. Bush trước vụ khủng bố 11/9”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 8 – 10/2001.
21. Vũ Văn Hoà (2002), “Chính sách đối ngoại cứng rắn của chính phủ Bush và những
hệ luỵ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3/2002.
+

Tài liệu tiếng Anh

22. „Clinton Warns of Perils Ahead Despite Cold War‟s End‟. London, United States
Information Service, September 28, 1993.
23. “Excerpts from Pentagon‟s Plan: „Prevent the Re-Emergence of a New Rival”, New
York Times, March 8, 1992
24. Banlaoi, Rommel C. (2003), “Southeast Asian Perspectives on the Rise of China:
Regional Security after 9/11, Parameters, Vol.33 (2): pp. 98 - 107
25. Biddle, Stephen D. (2005), American grand strategy after 9/11: an assessment,
April 2005. www.cartisle.arrmy.mil/ssi
26. Brinkley, Douglas (1997), „Democratic Enlargement: the Clinton Doctrine‟,
Foreign Policy, No.106 : pp. 111 - 127
27. Buckley, Mary and Robert Singh (2006), The Bush Doctrine and the War on
Terrorism: Global responses, global consequences, Routledge, London and New
York.
28. Bush, Georege W. (2004), „Remarks by President Bush and NATO Secretary
General de Hoop Scheffer, November 10
www.whitehouse.gov/news/releases/2004/11/20041110-6.html.
29. Bush, George W. (2001), „Remarks to the Warsaw Conference on Combating
Terrorism‟. Warsaw, Poland, November 6,
www.whitehouse.gov/news/release/2001/11/20011106-2.html

16


30. Bush, George W. (2002), „Remark at the 2002 Graduation Exercise of the United
States Military Academy‟, West Point, News York
www.whitehouse.gov/news/releases/2002/06/20020601-3.html
31. Bush, George W. (2002), State of the Union Address. Washington D.C. January 29,
www.whitehouse.gov/news/releases/2002/01/20020129.html
32. Bush, George W., „Remarks on Winston Churchill and the War on Terror,
www.whitehouse.gov/news/releases/2004/02/20040204-4.html

33. Cameron, Fraser (2002), US Foreign Policy after the Cold War: Global hegemony
or reluctant sheriff, Routledge, Lodon and New York.
34. Center for National Policy (2004), Currents U.S. – Vietnam Policy: A Discussion,
July 8, www.cnponline.org/Press%20Releases/Events/Vietnam%20Discussion.html
35. Council on Foreign Relations (2004), Remarks Delivered by Secretary of Defense
Donald H. Rumsfeld, New York, October 4.
/>36. Cox, Michael (2000), Wilsonianism Resurgent? The Clinton Administration and
American Democracy Promotion in the late 20 th century. International Studies
Association, Los Angeles. />37. Cox, Michael (2001), „Whatever Happened to American Decline? International
Relations and the New United States Hegemony‟, New Political Economy, 6 (3).
38. Cox, Michael, John G. Ikenberry and Takashi Inoguchi (2000), American
Democracy Promotion: Impulses, Strategies, and Impacts, Oxford Univeristy Press,
Oxford.
39. Daalder, Ivo H and James M. Lindsay (2003), American Unbound: The Bush
Revolution in Foreign Policy, Brooking Institution Press, Washington D.C.
40. Divine, Robert A. (2000), Perpetual War for Perpetual Peace, College Stration, TX
41. Dolan, Chris J. (2004), The Bush Doctrine and U.S. Interventionism, American
Diplomacy, />42. Dowd, Maureen (1999), “Freudian Face-off”, New York Times, June 16.
43. Drezner, Daniel W. (2008), The Future of US Foreign Policy, IPG I/2008, pp.11 35

17


44. Eggen, Dan (2004), „No evidence connecting Iraq to Al Qaeda, 9/11 panel says‟,
Washington Post, June 16
45. Evinger, William R. (1998), Directory of U.S. Military Bases Worldwide (3rd
Edition), Oryx Press, London
46. Fabbrini, Sergio (2006), The United States Contested, Routledge, London and New
York.
47. Foreign Affairs, Vol 5 + 6/1998, pp. 31

48. Freedman, Lawrence (2003), “Prevention, not preemption”, Washington Quarterly
26 (2): pp. 105 – 114
49. Fukuyama, Francis (1992), „The Beginning of Foreign Policy‟, The New Republic,
August 17 and 24.
50. Fukuyama, Francis (1992), The End of History and the Last Man, The Free Press,
New York, pp. 39 – 51.
51. Gaddis, John Lewis (2004), Surpise, Security, and the American Experience
(Cambridge, MA, 2004).
52. Gaddis, John Lewis (2005), “Grand Strategy in the Second Term”, Foreign Affairs
84 (Jan/Feb 2005): 1453. Gelmann, Barton (2002), „A Strategy‟s Curious Evolution‟, Washington Post,
January 20
54. Global Posture Testimony (2004), Delivered by Secretary of Defense Donald H.
Rumsfeld, September 23, www.defenselink.mil/speeches/2004/sp20040923secdef0783.html
55. Gurtov, Mel and Peter Van Ness (ed) (2005), Confronting the Bush Doctrine:
Critical views from the Asia-Pacific, RoutledgeCurzon, New York.
56. Haass, Richard (2002), "Defining U.S. Foreign Policy in a Post-Post-Cold War
World.", />57. Haass, Richard (2002), “U.S. - Russian Relations in the Post-Post-Cold War
World," June 1, 2002. />58. Heisbourg, Francois (2004), “A work in progress: the Bush Doctrine and its
consequencess”, Washington Quarterly 26 (2): pp. 76 – 88
59. Hutchings, Robert L. (1998), At the End of American Century: America‟s Role in
the Post-Cold War World, Woodrow Wilson International Center for Scholar,

18


60. Ikenberry, Joseph S. (2002), America‟s Imperical Ambition, Foreign Affairs, 81
(5): 44 - 60
61. Jervis, Robert (2003), „Understanding the Bush Doctrine‟, Political Science
Quarterly, 118 (3) : 365 – 388.
62. Judis, John B. (2003), “What Woodrow Wilson Can Teach Today‟s Imperialists”,

New Republic 228: 19 – 23.
63. Kenedy, David M. (2005), “What „W‟ owes to „WW‟,” Atlantic 295: 36
64. Kitfield, James (1996), „Nuclear Arms Prompt Alarm‟, National Journal, April 27,
1996, pp. 936 - 938
65. Korb, Lawrence J. (2003), A new National Security Strategy in an Age of
Terrorists, Tyrants, and Weapons of Mass Destruction, Council on Foreign
Relations, New York
66. Lake, Anthony (1993), "From Containment to Enlargement," Speech given at the
School

of

Advanced

International

Studies,

Johns

Hopkins

University,

/>67. Lake, Anthony (1993), „Lake says U.S. Interests Compel Engagement Abroad‟,
Lodon: United States Information Service, September 22.
68. Lake, Anthony (1995), „Remarks on the Occasion of the 10 th Anniversary of the
Center for Democracy‟, Washington D.C. September 26.
69. Leffler, Melvyn (2005), “9/11 and American Foreign Policy”, Diplomatic History
29 June 2005: pp. 395 – 413.

70. Leffler, Melvyn P. (2003), “9/11 and the Past and Future of American Foreign
Policy”, International Affairs 79 : pp.1045 – 1063.
71. Lemann, Nicholas (2002), "The Next World Order," The New Yorker, April 1, 4248
72. Lemann, Nicholas (2003), “After Iraq”, New Yorker, February 17 and 24, 2003
73. Li Bin (2002), “The New U.S. National Security Strategy: Positives and Negatives
for

China,”

Center

for

Defense

Information

Report,

September

26,

www.cdi.org/national-security-strategy/beijing.cfm
74. Litwak, Robert S. (2002-2003), “The new calculus of pre-emption”, Survial 44 (4):
58-

19



75. McDougall, Walter A. (2003), “What the U.S. Needs to Promote in Iraq”,
American Diplomacy, />76. Mead,Walter Russel (2002), Special Providence: American Foreign Policy and
How It Changed the World, New York
77. New York Times, February 1, 2003
78. Nye, J. Joseph S. (2002), The Paradox of American Power. Why the Wolrd‟s
Superpower Can‟t Go Alone, Oxford University Press, Oxford
79. Offner, Arnold A. (2005), “Rogue President, Rogue Nation: Bush and U.S.
National Security”, Diplomatic History 29 : pp. 433 – 435.
80. Oliver, James K. (2004), „The Foreign Policy Architecture of the Clinton and Bush
Administrations, White House Studies, 4 (1) pp. 47 - 67
81. Radelet, Steven (2003), “Bush and foreign aid”, Foreign Affairs 82 (5): 2.
82. Radelet, Steven (2003), “Will the Millennium Challgene Account be different?”,
The Washington Quarterley 26 (2): pp. 171 – 187.
83. Rice, Condoleez (2000), „Promoting the National Interest‟, Foreign Affairs, Vol 79
(January/February 2000).
84. Rice, Condoleeza, „Remarks at the McConnell Center for Political Leadership,
www.whitehouse.gov/news/releases/2004/03/20040308-15.html
85. Swanda, Al (2005), Military to Military Cooperation with Vietnam, USAWC
Strategic Research Project
86. Sweet, Lynn (2003), “Why we hit first in Iraq”, Chicago Sun Times, April 6
87. Talbott, Strobe (1996), „Democracy and the National Interest‟, Foreign Affairs,
75(6) pp. 47 - 63
88. Taylor, Terence (2004), “The end of imminence”,Washington Quarterly 27 (4): pp.
62-63
89. Theriault, Sean M. (2006), Party Polarization in Congress. University of Texas,
Texas
90. Tucker, Robert W. (2002), “One Year On: Power, Purpose and Strategy in
American Foreign Policy,” National Interest, no. 69 (Fall 2002).

20



91. U.S. Department of Defense (2005), Facing the Future: Meeting the Threats and
Challenges of the 21st Century,
/>92. US Deparment of Defense (1997), Report of the Quadrenial Defense Review,
Washington D.C
93. US Department of Defense (1993), Bottom-Up Review: Force Structure Experts,
Washington, September 1,
94. Verleger, Philip K. (2004), US Energy Policy: In Conflict with the War on
Terrorism, Institute for International Economics,
95. White

House

(1996),

A

National Security Strategy of Engagement and

Enlargement,

Washington,

DC.

www.fas.org/spp/military/docops/national/1996stra.htm
96. White House (1997), „Remarks by the President in Address on China and the
National Interets‟, October 24, Washington, DC.
97. White House (1999), A National Security Strategy for a New Century, Washington,

DC.
98. White House (2002), The National Security Strategy of the United States,
Washington D.C. www.whitehouse.gov/news/releases/2003/01/2003012-19.html
99. Wittkopf, Eugene R., Christopher M. Jones and Charles W. Kegley (2007), Beyond
Bush – American foreign policy pattern and process, Thompson Wadworth, U.S. –
tr..539
100. Wolfowwitz, Paul (2003), “Interview with Sam Tannenhaus of Vanity Fair”, May
9, Washington, D.C.
www.defenselink.mil/transcripts/transcript.aspx?transcriptid=2594
101. Woodward, Bob (2002), Bush at war, Simon and Schuster, Lodon
102.

www.fas.org/sgp/crs/row/RL33316.pdf

21



×