Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận cao học môn cơ sở lí LUẬN báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.11 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN BÁO CHÍ
I/ Quan niệm chung về báo chí.
1. Các quan niệm về báo chí.
1.1/ Quan niệm về báo chí từ các góc nhìn khác nhau.
a. Trong quan niệm dân gian.
Trong xã hội Việt Nam ngày trước, dưới góc độ báo chí, “thằng mõ” được coi là
một trong những dạng thức “người đưa tin” cổ xưa và sơ khai. Người làm công việc
này thường là những người nghèo, không nghề nghiệp, có nhiệm vụ thông báo theo chỉ
thị của các chức sắc trong làng xã. Hình thức này tồn tại đến những năm 60 của thế kỉ
XX ở các tỉnh phía nam vĩ tuyến 17.
Ngày nay, thuật ngữ này, dù ở các mức độ khác nhau, vẫn còn đang tồn tại trong
thực tế đời sống báo chí để chỉ việc báo chí đưa tim không đúng sự thật, thậm chí bịa
đặt, thêm thắt…
Báo chí nhìn từ góc độ chung nhất, thường được hiểu là phương tiện thông báo,
thông tin về những sự kiện, sự việc diễn ra hàng ngày cho nhiều người biết. Báo chí là
phương tiện thông tin thời sự, phương tiện giao tiếp xã hội, là diễn đàn cung cấp, chia
sẻ thông tin công khai…
Từ góc độ lí thuyết, báo chí được coi là “những tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm
thông tin và nói rõ về những sự kiện thời sự đã và đang diễn ra cho một nhóm đối
tượng nhất định, nhằm mục đích nhất định, xuất bản định kì, đều đặn” ( Trích “Giáo
trình nghiệp vụ báo chí” – khoa Báo chí – Trường Tuyên huấn trung ương ). Quan
niệm này chưa phản ánh được những thuộc tính, mối quan hệ bản chất phức tạp bên
trong của hiện tượng báo chí.
1


Một cách quan niệm khác là theo nghĩa rộng, báo chí bao gồm các thể loại: báo
in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Theo nghĩa hẹpbáo chí bao gồm báo và
tạp chí…
b. Hai quan niệm báo chí đối lập.
Có thể nói, hai quan niệm báo chí đối lập cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng theo lí


luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về lịch sử xã hội loài người. Theo đó, chủ nghĩa Mác
– Lênin chỉ ra rằng, lịch sử xã hội loài người cho đến nay có hai giai cấp và theo đó
hình thành hai hệ tư tưởng đối lập nhau là tư sản và vô sản. Hệ tư tưởng này cũng đã
hình thnhf nên quan điểm đối lập về báo chí và quan niệm về báo chí.
Thứ nhất, theo quan điểm nổi trội của giai cấp tư sản, báo chí là phương tiện
thông tin – thông tin sự kiện, khách quan và không phụ thuộc vào chính trị; là
quyền lực thứ tư (giám sát cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp).
Có được điều này là bởi trong xã hội dân chủ tư sản, ý kiến của đại đa số nhân
dân và dư luận xã hội được coi là áp lực rất quan trọng, thậm chí đối trọng với quyền
lực nhà nước. Súc mạnh của báo chí truyền thông chính là bắt nguồn từ sức mạnh của
dư luận xã hội.
Điều nay dường như chỉ tồn tại trên lí thuyết bởi trong thực tế không hẳn như
vậy. Các thế lực chính trị bằng moi cách chi phối báo chí – truyền thông như một công
cụ hữu hiệu nhắm giành và giữ quyền lực chính trị. Sức mạnh báo chí bị chi phối bởi
sức mạnh quyền lực chính trị và đồng tiền.
Thứ hai, theo quan điểm của giai cấp vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền,
là phương tiện đáu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng – văn hoá; báo chí là một
bộ phận không thể tách rời bộ máy tổ chức của Đảng Cộng sản; là cơ quan ngôn
luận của tổ chức Đảng. Báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính trị. Quan điểm
2


này được hình thành từ thực tiễn hoạt động cách mạng của C.Mác, Lênin, chủ tịch Hồ
Chí Minh và các vị lãnh tụ cộng sản.
Trong thực tiễn, C.Mác là người đã triệt để lợi dụng tự do báo chí tư sản để sử
dụng báo chí như một công cụ và phương thức wuan trọng trong việc truyền bá học
thuyết chủ nghĩa cộng sản khoa học của mình, tuyên truyền, giáo dục và giác ngộ giai
cấp công nhân. Ngay từ khi bước lên vũ đài chính trị, C.Mác đã lập tờ báo “Tinh
Ranh”. Sau này, Lênin cũng thành lập tờ “Tia Lửa” năm 1900, chủ tịch Hồ Chí Minh
sang lập, trực tiếp xuất bản tờ “Thanh niên” vào năm 1925 để tuyên truyền chủ nghĩa

Mác – Lênin vào Việt Nam.
Tiểu kết: Như vậy, trong cùng một hiện tượng xã hội, ngoài những quan niệm
dân gian và đời thường, đã tồn tại ít nhất hai quan điểm trái ngược nhau của hai giai
cấp đối lập trong xã hội hiện đại. Thực tế cho rằng, mặc dù quan điểm khác nhau
nhưng thế lực nào cũng sử dụng và khai thác triệt để báo chí vì mục đích chính trị,
kinh tế và truyền bá hệ giá trị của mình.
1.2/ Khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống.
Quan điểm hệ thống là quan điểm nhìn nhận mọi sự vật,hiện tượng trong sự
cấu thành của nhiều yếu tố. Các yếu tố này được liên kết với nhau thông qua các quan
hệ ràng buộc và chi phối lẫn nhau trong những điều kiện cụ thể, trong không gian, thời
gian xác định và cùng vận động theo một hướng nhất định.
Quan điểm hệ thống đưa ra những điểm chung về báo chí đối với các nước trên
thế giới, mặc dù hệ thống tổ chức quyền lực chính trị khác nhau; quan điểm, chính
sách và phương thức khai thác, sử dụng báo chí khác nhau.
Điểm chung này xuất phát từ bản chất của truyền thông báo chí: là hoạt động
thông tin – giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất và là công cụ, phương thức kết
3


nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất
trong mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và các nhóm lợi
ích, với các nước trong khu vực và quốc tê…
Sơ đồ mô phỏng khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ thống

Kênh
chuyển tải
Quyền lực
chính trị
tối cao



quan
chủ
quản

Sản phẩm
báo chí

Nhà báo – chủ thể
trực tếp

Công
chúng
báo chí

Các tổ
chức
kinh tế
xã hội

Thực tễn đời sống

Sơ đồ định nghĩa khái niệm báo chí theo nghĩa rộng, có thể tiếp cận báo chí
trên bình diễn vĩ mô và vi mô. Từ đó, cách nhìn nhận báo chí và hoạt động bái chí theo
một quan điểm khoa học – thực tế và luôn vận động, chi phối hoạt động thực tiễn trong
quá trình sản xuất các hoạt động báo chí và trong mối quan hệ với các nhân tố khác.

4



Tuy nhiên sơ đồ này chỉ mới mô tả được một số quan hệ trực tiếp, một chiều,
còn mối quan hệ gián tiếp, ngược chiều chưa được thể hiện hết, mặt khác có thể bổ
sung những thành tố và mối quan hệ khác tuỳ theo hoạt động thực tiễn báo chí.
Tiểu kết: Báo chí là hiện tượng xã hội phổ biến và phức tạp, không ngừng phát
triển từng ngày và tác động, chi phối đến nhiều lĩnh vực trong đời sống. Chính bởi vậy
mà khó có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chuẩn xác về báo chí, cốt chỉ là tìm ra
những đặc điểm cơ bản để nhận diện rõ hơn về bản chất và cơ chế hoạt động của hiện
tượng xã hội này.
2/ Những đặc điểm cơ bản của báo chí.
2.1/ Thông tin thời sự.
Tính thời sự có thể hiểu là những sự việc, sự kiện vừa mới xảy ra, nóng hổi,
liên quan đến nhiều người và có ý nghĩa.
Báo chí thông tin sự kiện, vấn đề đã và đang xảy ra, có ý nghĩa xã hội, được
nhiều người quan tâm. Sự kiện là đối tượng phản ánh chủ yếu, là phương tiện chính
yếu của báo chí tác động vài công chúng xã hội.
Thông tin thời sự là những sự kiện mà công chúng muốn biết, cần biết nhưng
chưa biết hoặc những sự kiện lãnh đạo cần thông tin cho công chúng để thực hiện mục
đích chính trị của mình. Sự kiện đã xảy ra lâu, nhưng nay mới biết, hoặc xảy ra đã lâu
nhưng nay mang ý nghĩa thời sự, thời cuộc.
Sự kiện bản thể là sự kiện nguyên dạng trong thực tế cuộc sống với đầy đủ
các chi tiết vốn có của nó.
Sự kiện nhận thức là sự kiện đã được tái tạo thông quan lăng kính nhận thức
của nhà báo.
5


Khi thể hiện bản chất tình hình, không sự kiện nào xuất hiện đơn lẻ, rời rạc mà
nằm trong một chỉnh thể, trong mối quan hệ nào đó, trong một quá trình, một xu thế
vận động (có thể ngoại trừ những sự liện đột biến như động đất, sóng thần…)
Bản thân sự kiện nói lên vấn đề và vấn đề được bộc lộ qua chính các sự kiện.

Mỗi sự kiện đều có các dấu vết của nó. Do vậy nhà báo cần phát hiện các sự kiện, các
con số và đặt nó trong mối quan hệ so sánh để có thể phân tích, lí giải vấn đề một cách
sang rõ và thuyết phục nhất.
 So sánh cái mới và cái lạ.
Cùng là sự kiện có thật xảy ra, nhưng có sự kiện đặc trưng cho cái mới, có sự
kiện tiêu biểu cho cái lạ. Cái mới và cái lạ có những điểm tương đồng nhưng cũng có
những điểm khác biệt cơ bản.
Cái mới và cái lạ đều là sự kiện có thật, ở mức độ nào đó, có khả năng hấp dẫn
công chúng, thậm chí, cái lạ có sức hấp dẫn hơn.
Cái mới là cái xuất hiện theo quy luật – cái tất nhiên. Cái lạ xuất hiện không
theo quy luật – cái ngẫu nhiên.
Cái mới có khả năng nhân rộng và phát triển, trong khi cái lạ không có khả
năng nhân rộng và phát triển.
Cái mới có ý nghĩa thực trong đời sống cộng đồng. Cái lạ lại không có ý nghĩa
thực. Nhưng điều nhà báo cần chú ý đó là không phải cái mới nào cũng mang giá trị
nhân văn, nhân bản; do đó không phải cái mới nào cũng được cộng đồng đón đợi, hoan
nghênh.
* Ý nghĩa của tính thời sự với thông tin báo chí:

6


Tính thời sự vừa là đặc điểm đặc trưng vừa là yêu cầu và nhiệm vụ của báo chí.
Hàng ngày, hàng giờ trôi qua là những sự kiện mới mẻ được ra đời. Nhiệm vụ của báo
chí là thông tin sự kiện. Và nhu cầu của công chúng là nắm bắt sự kiện nhanh chóng và
nóng hổi. Thông tin thời sự ở một khía cạnh nào đó làm nên thành công của báo chí,
thu hút được công chúng. Bởi vậy, thời sự là vấn đề cạnh tranh của các cơ quan báo
chí.
Nhưng cũng như nhiều đặc trưng khác của báo chí, tính thời sự cũng có tính
hai mặt. Nhà báo mải chạy theo tính thời sự cũng gây nên nhiều hậu quả. Tính thời sự

phải luôn song hành với tính chính xác, khách quan.
2.2/ Tính công khai của thông tin báo chí.
Công khai tức là “không giữ kín, mà để cho mọi người có thể biết”. Công
khai minh bạch là khái niệm của xã hội phát triển và là nhu cầu bức thiết hàng ngày
của nhân dân và cộng đồng và là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá mức độ dân chủ hoá
đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống.
Công khai trên báo chí tức là báo chí thông tin sự kiện, vấn đề từ một góc
phố, làng quê, trong ngõ phố nào đó và làm cho nó có thể trở thành sự kiện và vấn đề
của xã hội, có tính toàn cầu. Từ đó, sự kiện ấy sẽ tác động vào nhận thức, thái độ, hành
vi của hàng triệu người, lay động, cho phối thậm chí làm lũng loạn hàng triệu người.
Đó chính là nguồn gốc quan trọng nhất tạo nên sức mạnh xã hội của báo chí.
Có thể nói, tính công khai tiềm ẩn sức mạnh của báo chí, bởi công khai là căn
nguyên tạo nên dư luận xã hội cũng như khả năng huy động nguồn lực xã hội.
Nhờ sức mạnh của tính công khai báo chí vừa là công cụ, vừa là lực lượng xã
hội trong sự gắn bó chặt chẽ với dư luận xã hội.
 Tạo sao cho rằng tính công khái báo chí có tính hai mặt ?
7


Tính công khai thông tin của báo chí có tính hai mặt bởi một khi sự kiện được
thông tin sai hoặc thông tin sự kiện xác thực, đúng bản chất nhưng chưa đủ, chưa soi
xét dưới nhiều mặt, nhiều phương diện sẽ gây nên những hậu quả khôn lường trong dư
luận xã hội. Bởi vai trò định hướng dư luận của báo chí là vô cùng quan trọng.
Trên thực tế, nhiều nhà báo mải chạy theo tính thời sự và mục đích thu hút
công chúng nên đã đưa những vấn đề nhạy cảm về chính trị, xã hội (mặc dù thông tin
đó là đúng) mà không lường trước hậu quả. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến
đất nước và nhiều cá nhân, tổ chức. Hơn thế, một khi thông tin đã được đưa lên các
phương tiện thông tin đại chúng thì việc giải quyết hậu quả là điều không dễ dàng.



Yêu cầu của việc công khai thông tin trên báo chí:

Thứ nhất, thông tin sự kiện xác thực, đúng bản chất giúp công chúng có cái
nhìn đúng đắn về sự việc, sự kiện.
Thứ hai, thông tin cần được công khai nhiều chiều giúp công chúng nhận rõ bản
chất của vấn đề thông tin, từ đó có thái độ ủng hộ hay phản đối rõ ràng. Thông tin một
chiều, bản chất sự việc dễ bị vo tròn, bóp méo.
Thứ ba, thông tin sự kiện, phân tích vấn đề thời sự cần được tập hợp và phân
tích dưới nhiều góc độ khác nhau để vấn đề được sang tỏ rõ ràng, không gây nên
những hiểu làm tạo ra làn song phản đối trái chiều từ dư luận.
2.3/ Tính mục đích.
Bất cứ hoạt động nào của con người cũng có tính mục đích. Hoạt động thông tin
báo chí của nhà báo và báo chí nói chung cũng thể hiện rõ tính mục đích của mình.
Thông tin báo chí tác động đến đông đảo công chúng một cách thường xuyên và
liên tục, liên quan đến việc tập hợp và thuyết phục công chúng. Do đó tính mục đích
8


của thông tin báo chí trước hết phải nói đến mục đích chính trị. Hoạt động báo chí
luôn gắn với hoạt động chính trị. Tuy nhiên hoạt động báo chí không chỉ nhằm mục
đích chính trị mà còn nhằm các mục đích khác như văn hoá, dân sinh…
Báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính trị của nhà nước, đồng thời thể hiện
vai trò, vị thế chính trị của nhân dân và hình thành dư luận xã hội, huy động nguồn lực
trí tuệ và cảm xúc của nhân dân vào việc tham gia giải quyết các vấn đề lớn trong quá
trình phát triển
2.4/ Tính định kì.
Định kì có thể hiểu là “từng khoảng thời gian nhất đinh, sau đó sự việc lại xảy
ra”. Trong báo chí, cứ sau một khoảng thời gian, sản phấm báo chí lại ra đời, được
xuất bản, truyền phát đi. Cứ như thế lặp đi lặp lại. Thực chất, tính định kì của báo chí
chỉ là sự quy ước với cộng đồng trong việc cung cấp và tiếp nhận thông tin.

Mỗi loại báo chí thể hiện tính định kì theo đặc trưng loại hình và điều kiện cụ
thể về năng lực thu thập, xử lí, sản xuất và chuyển tải sản phẩm báo chí của mình.
Tính định kì có tác động hai chiều tới sản phẩm báo chí, tuỳ thuộc vào năng lực
của nhà báo và cơ quan báo chí. Nó có tác động với hoạt động nghề nghiệp của nhá
báo và quy trình sản xuất các ấn phẩm báo chí.
Tính định kì tác động gián tiếp tới sản phẩm báo chí thông qua nhà báo. Nó chi
phối tư duy, phong cách làm việc của nhà báo. Cách tư duy tiếp cận của người làm
nhật báo, chương trình thời sự khác với tư duy của người làm báo tuần hoặc chương
trình chuyên đề do ảnh hưởng về vấn đề thời gian và tính chất loại hình chương trình.
Ngôn ngữ, cách trình báy thông điệp cũng khác nhau từ đó dẫn đến sự khác biệt cơ bản
từ góc nhìn tổng thể giữa các sản phẩm báo chí.

9


* Tính định kì có ý nghĩa với hoạt động sang tạo của nhà báo và giao tiếp
ứng xử với báo chí:
-Tạo ra phản xạ có điều kiện tiếp nhận thông tin cho công chúng.
-Phản ánh sinh động và kịp thời nhịp điệu của cuộc sống hiện đại.
-Hình thành phong cách lao động, tác nghiệp của đội ngũ nhà báo.
-Xây dựng kỉ luật lao động và nhịp điệu làm việc của sơ quan báo chí.
-Tạo cơ sở hình thành kế hoạch và cách thức làm việc, giao tiếp với công chúng
xã hội.
* Những vấn đề đặt ra trong việc rút ngắn tính định kì:
Việc rút ngắn tính định kì đặt ra nhiều vấn đề cho nhà báo và cơ quan báo chí
thay đổi từ việc tư duy, phong cách làm việc, cách trình bày sản phẩm báo chí… đến
vấn đề quản lí, lên kế hoạch hoạt động. Rút ngắn tính định kì đồng nghĩa với việc nhà
bảo phải hoạt động tích cực hơn, vất vả hơn để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin
của công chúng. Đó cũng là một thách thức lớn bởi thực tế ngày nay, số lượng các cơ
quan báo chí là một con số không nhỏ, thông tin làm sao không chỉ đúng sự thật mà

còn hấp dẫn công chúng là điều không đơn giản. Nó phụ thuộc vào năng lực, tư duy,
sáng tạo của nhà báo.
2.5/ Tính đa dạng, phong phú, nhiều chiều.
“Phong phú” có thể được hiểu là nhiều kiểu cách thông tin.
“Đa dạng” là có nhiều dạng biểu hiện khác nhau.
* Thông tin báo chí đa dạng, phong phú thể hiện ở:

10


-Đối tượng phản ánh là các sự kiện và vấn đề đang diễn ra trên mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội.
-Đối tượng tác động hết sức phong phú đa dạng. Đó là tất thảy công chúng xã
hội. Chính nhu cầu, sở thích, tâm lí tiếp nhận của công chúng quy định tính phong phú,
đa dạng của thông tin báo chí.
-Tính phong phú, đa dạng cũng bị chi phối bởi tâm lí và tâm trạng, sở thích, nhu
cầu, thị hiếu của công chúng.
-Phong phú trong các kênh truyền tải thông tin: báo in, phát thanh truyền hình,
báo mạng điện tử…
-Phương thức thông tin của báo chí cũng rất phong phú, linh hoạt: đưa tin sự
kiện, giải thích, phân tích, bình luận, tiểu phẩm, bút kí…
* Vì sao báo chí phải thông tin nhiều chiều ?
Thông tin nhiều chiều, nhiều góc độ tiếp cận của thông tin báo chí giúp cho
công chúng nhận thức sâu sắc hơn bản chất các sự kiện và vấn đề thực tiễn đang đặt ra.
Tuy nhiên việc thông tin trong báo chí còn phụ thuộc vào tư duy và văn hoá chính trị,
môi trường văn hoá giao tiếp, mức độ dân chủ hoá đời sống xã hội cũng như năng lực
và bản lĩnh nghề nghiệp của nhà báo.
2.6/ Tính tương tác.
Tương tác là động tác qua lại, quan hệ hai chiều giữa các sự vật hiện tượng.
Trong truyền thông, tương tác có nghĩa là sự tác động, giao tiếp hai chiều qua

lại giữa chủ thể với khách thể truyền thông, giữa nhà truyền thông với công chúng
trong những điều kiện và vấn đề cụ thể nào đó. Một trong những nguyên lí quan trọng

11


của truyền thông là tương tác càng nhiều thì tần suất càng cao, tương tác càng bình
đẳng bao nhiêu thì năng lực và hiệu quả truyền thông càng cao bấy nhiêu.
Tương tác là hoạt động đồng thời diễn ra giữa chủ thể và khách thể, diễn ra bình
đẳng và tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở tăng dần những tương đồng, giảm dần những
khác biệt giữa chủ thể truyền thông và công chúng xã hội hoặc giữa các nhóm công
chúng khác nhau.
Đảm bảo tính tương tác trong thông tin báo chí về những vấn đề nêu ra, đòi hỏi
người làm báo không những cần có kiến thức, trình độ am hiểu vấn đề mà còn có
phong cách làm báo chuyên nghiệp – có nguyên tắc, kĩ năng tác nghiệp cùng sự hiểu
biết thấu đáo vấn đề, chia sẻ với nhóm công chúng xã hội cũng như hướng dẫn dư luận
xã hội.
Vấn đề nhận thức rõ tính tương tác xã hội trong báo chí có ý nghĩa to lớn, thiết
thực đối với người làm báo chuyên nghiệp và đối với sự phát triển chung.
2.7/ Tính đa phương tiện.
Đa phương tiện có nghĩa rộng là tổ hợp của văn bản, hình, hoạt hình, âm thanh,
video. Các loại hình đa phương tiện có tương tác với nhau.
Đa phương tiện cụ thể là kĩ thuật mô phỏng đồng thời và sử dụng nhiều dạng
phương tiện chuyển hoá thông tin và các tác phẩm tạo từ kĩ thuật đó.
Đa phương tiện cho phép kết hợp các loại hình truyền thông trong việc chuyển
tải thông điệp, nhằm gây chú ý, hấp dẫn và gia tăng khả năng thuyết phục công chúng.
Sản phẩm đa phương tiện có khả nawngtacs động vào nhiều giác quan của con người,
nâng cao tính khách quan, chân thực và độ đáng tin cậy của thông tin.
3/ Bản chất của hoạt động báo chí.
12



3.1/ Là hoạt động truyền thông đại chúng.
Báo chí và truyền thông đại chúng đều là những loại hình truyền thông. Do đó,
bản chất của hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng cũng bao gồm bản chất hoạt
động truyền thông nói chung: phương tiện và phương thức thông tin – giao tiếp xã hội,
phương tiện và phương thức liên kết xã hội, phương tiện và phương thức can thiệp xã
hội.
Báo chí là loại hình mang rõ nét nhất tính chất của truyền thông đại chúng. Bản
chất hoạt động này là hình thành dòng thông tin đại chúng hướng tác động vào đông
đảo công chúng nhắm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo
nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra theo định hướng chính trị nhất
định; hoặc tạo lập diễn đàn xã hội rộng rãi thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân
vào bàn luận những vấn đề thiết thực, liên quan đến đời sống cộng đồng.



Ý nghĩa của bản chất truyền thông đại chúng của báo chí:

Thứ nhất, nhà báo ý thức rõ ràng và nhất quán về tinh thần và thái độ phục vụ
công chúng.
Thứ hai, đòi hỏi nhà báo lựa chọn sự kiện, vấn đề và góc độ tiếp cận thông tin
đối với các sự kiện và vấn đề đã và đang diễn ra với hàm lượng văn hoá cao nhất có
thể và vì lợi ích cộng đồng và xã hội. Bởi trong hoạt động báo chí, cái khó không chỉ là
săn tin mà cái khó còn ở chỗ, lựa chọn cân nhắc nên hay không nên đưa thông tin.
Thứ ba, các cơ quan báo chí cần có cơ chế mở, tập hợp sự them gia của công
chúng càng nhiều càng tốt, đối với những ai có nhu cầu, điều kiện và khả năng tham
gia.

13



Thứ tư, hướng ưu tiên chủ yếu của báo chí vừa tuyên truyền đường lối, chủ
trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đồng thời chú trọng phản ánh
tâm tư, nguyện vọng và những vấn đề bức xúc của nhân dân, cộng đồng.
Thứ năm, báo chí và nhà báo ngày càng có năng lực khai thác triệt để các
phương tiện kĩ thuật hiện và công nghệ truyền thông trong quá trình thu thập, xử lí
thông tin, sản xuất tin tức và sản phẩm báo chí
3.2/ Là hoạt động chính trị - xã hội.
a.Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị.
Bản chất này xuất phát từ đặc điểm, tính chất và mục đích của thông tin báo chi.
Nó được thể hiện trên các bình diện khác nhau như tuyên truyền lí tưởng chính trị,
quan điểm và đường lối chính trị, cổ vũ hành động và phong trào chính trị, tổ chức
nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách và nhiệm vụ đối nội đối ngoại. Nói cách
khác, bản chất chính trị của nhà báo thể hiện việc báo chí phục vụ chính sách đối nội,
đối ngoại, đáp ứng yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước.
Báo chí là công cụ thể hiện quyền lực đồng thời là công cụ thể hiện văn hoá
chính trị của quyền lực chính trị.
b.Hoạt động báo chí là hoạt động xã hội.
Sự ra đời của báo chí có một phần xuất phát từ bổn phận, nghĩa vụ xã hội của nó
đối với cộng đồng, do đòi hỏi khách quan từ cuộc sống – không chỉ cung cấp thông tin
mà còn tham gia, tập hợp nguồn lực xã hội giải quyết các vấn đề của cộng đồng.
* Một số hình thức thể hiện bản chất hoạt động xã hội của báo chí:
-Mục đích thông tin báo chí là vì sự phát triển bền vững của xã hội, vì lợi ích
cộng đồng và chất lượng đời sống của nhân dân.
14


-Tổ chức, khơi dậy các phong trào xã hội rộng khắp nhằm giúp đỡ những người
có hoàn cảnh khó khắn, éo le của cuộc sống…

-Tổ chức các hội thảo xã hội thông qua các sự kiện, vấn đề cộng đồng đang quan
tâm nhằm tập hợp nguồn lực trí tuệ của các chuyên gia và nhân dân để tìm cách tháo
gỡ những khó khăn.
-Giáo dục ý thức xã hội cho các thành viên, tạo sự liên kết xã hội rộng rãi trên
cơ sở nhận thức vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi công dân của mỗi người,
nâng cao tính tự giác và tinh thần lao động sáng tạo vì lợi ích chung.
Hoạt động xã hội tích cực góp phần tạo ảnh hưởng xã hội, thương hiệu cơ quan
báo chí trong công chúng, tạo thêm cơ hội gắn bó gần gũi với quần chúng nhân dân,
thêm cơ sở để phát hiện đề tài bám sát thực tiễn xã hội.
3.3/ Là hoạt động kinh tế, dịch vụ.
Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tê, thực tiễn hoạt động báo chí đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy làm báo.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động báo chí không chỉ được coi là hoạt động truyền
thông đại chúng và hoạt động chính trị xã hội mà còn là hoạt động kinh tế - dịch vụ.



Những vấn đề đặt ra cho báo chí trong hoạt động kinh tế và dịch vụ:
Khi nói đến bản chất hoạt động kinh tế - dịch vụ của báo chí cần chống khuynh

hướng chạy theo mục đích hoạt động thương mại đơn thuần nhằm thu lợi cho cơ quan
báo chí mà xâm hại đến lợi ích chính trị - văn hoá – xã hội. Thực chất đó là hiện tượng
“thương mại hoá báo chí”.
Một trong những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của hoạt động báo chí trong kinh
tế thị trường là mâu thuẫn giữa lợi ích chính trị - văn hoá – xã hội với lợi ích kinh tế.
15


Báo chí cần ưu tiên trước hết vì lợi ích chính trị - văn hoá – xã hội, vì lợi ích
công chúng và nhân dân bởi trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo là

yêu cầu khách quan, là nghĩa vụ tự giác bắt buộc từ nhận thức, thái độ đến hành vi
hàng ngày trong thu thập thông tin.

16



×