Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ hàn việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật (nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 112 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
======****======

Lê Thị Thương

Đề tài:

Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật
(Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: châu á học

Hà Nội - 2009


Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
======****======

Lê Thị Thương

Đề tài:

Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi động vật
(Nhìn từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: châu á học
Mã số: 60.31.50



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh cẩm lan

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 4
CHƢƠNG I : ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT CÓ
THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT ........................................... 9
1.1. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật về mặt cấu trúc .... 9
1.1.1. Một số khuynh hướng phân loại về mặt cấu trúc và tiêu chí phân loại của
luận văn .................................................................................................................. 9
1.1.2. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật ................... 10
1.1.3. Đối chiếu cấu trúc của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật .......................................................................................................... 11
1.1.3.1. Cấu trúc của thành ngữ có quan hệ chính - phụ .................................... 11
a. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm................................................ 11
b. Thành ngữ chính phụ có động từ làm trung tâm................................................ 14
c. Thành ngữ chính phụ có tính từ làm trung tâm .................................................. 16
d. Thành ngữ có số từ làm trung tâm .................................................................... 17
e. Thành ngữ chính phụ ẩn từ trung tâm ................................................................ 17
1.1.3.2. Thành ngữ có quan hệ Chủ- Vị ............................................................... 18
a. Thành ngữ có kết cấu C- V, C-V ........................................................................ 18
b. Thành ngữ có kết cấu C - V - B .......................................................................... 19
c. Thành ngữ có cấu tạo kiểu C- V- Trạng ngữ ..................................................... 19
1.1.3.3. Thành ngữ có quan hệ dẳng lập .............................................................. 19
1.1.3.4. Thành ngữ có cấu trúc đặc biệt ............................................................... 20
a. Thành ngữ có trạng ngữ nơi chốn bị đảo lên trước động từ .............................. 20
b. Thành ngữ có bổ ngữ bị đảo lên trước động từ .................................................. 20

c. Thành ngữ có tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ bị đảo lên trước danh từ đó: ...... 21
d. Thành ngữ có phương tiện thực hiện hành động được đảo lên trước động từ: .. 21
e. Thành ngữ có động từ vị ngữ được đảo lên đầu câu: ........................................ 21
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 21
CHƢƠNG II: ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT
CÓ THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT .................................. 23
2.1. Khái quát chung về nghĩa của thành ngữ .................................................... 23
2.2. Đối chiếu cơ chế tạo nghĩa thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật .......................................................................................................... 24
2.2.1. Cơ chế tạo nghĩa của các thành ngữ có quan hệ chính phụ ..................... 25
2.2.1.1. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm .................................. 25
a. Thành tố là tên gọi động vật ở vị trí trung tâm ................................................... 25
b. Thành tố là tên gọi động vật ở vị trí của thành tố phụ ........................................ 26
2.2.1.2. Thành ngữ chính phụ có động từ và tính từ làm trung tâm ................. 27
a. Thành tố là tên gọi động vật chỉ xuất hiện trong phần phụ của thành ngữ. Còn trung

1


tâm của thành ngữ có thể là một hành động, một trạng thái, một tính chất nào đó. ........ 27
b. Về cơ chế tạo nghĩa, có 3 cơ chế sau đây được chúng tôi tìm thấy trong cả thành
ngữ Việt và thành ngữ Hàn: ................................................................................... 28
2.2.2. Thành ngữ trong đó các thành tố có quan hệ Chủ - Vị. ........................... 31
2.2.3. Thành ngữ có quan hệ đẳng lập ................................................................ 32
2.3. Ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn có yếu tố chỉ tên gọi động vật .................... 33
2.3.1. Thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật nói về con ngƣời ..................... 34
2.3.1.1. Thành ngữ nói về hình thức của con người ............................................ 34
2.3.1.2. Thành ngữ nói về tính cách của con người ............................................. 36
a. Thành ngữ nói về tính cách tốt........................................................................... 36
b. Thành ngữ nói về tính cách xấu ......................................................................... 36

2.3.1.3. Thành ngữ nói về hoạt động của con người ............................................ 37
2.3.1.4. Thành ngữ nói về các tình thế của con người ......................................... 39
a. Tình thế tự do, hạnh phúc .................................................................................. 39
b. Tình thế may mắn .............................................................................................. 40
c. Tình thế nguy hiểm ............................................................................................ 40
d. Tình thế bế tắc, tù túng ...................................................................................... 41
2.3.1.5. Thành ngữ nói về thân phận của con người ........................................... 42
2 3.1.6. Thành ngữ nói về quan hệ con người với con người .............................. 43
2.3.2. Thành ngữ nói về kinh nghiệm sống ......................................................... 44
TIỂU KẾT ........................................................................................................... 46
CHƢƠNG III: ĐỐI CHIẾU GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA ĐỘNG VẬT QUA
THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ ..................................... 49
3.1. Vấn đề biểu trƣng ngữ nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ................................... 49
3.2. Cơ sở xác định giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa................................................ 52
3.3. Đối chiếu giá trị biểu trƣng ngữ nghĩa của các loài động vật trong cách
nhìn nhận của ngƣời Hàn và ngƣời Việt qua thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi
động vật ................................................................................................................ 54
3.3.1. Biểu trƣng của nhóm động vật nuôi .......................................................... 54
3.3.1.1. Các biểu trưng của chó ............................................................................ 54
a. Chó là biểu trưng của lòng trung thành ............................................................. 55
b. Chó biểu trưng cho hình thức xấu...................................................................... 55
c. Chó biểu trưng cho sự đau khổ .......................................................................... 56
d. Chó biểu trưng cho tính kiên trì ........................................................................ 56
e. Chó biểu trưng cho sự vô ơn, bội bạc ................................................................ 57
g. Chó biểu trưng cho sự tầm thường, đáng khinh bỉ ............................................. 57
3.3.1.2. Các biểu trưng của gà ............................................................................. 59
a. Biểu trưng của gà nói chung: ............................................................................ 59
b. Biểu trưng của gà qua hành động, tình huống cụ thể:........................................ 60
3.3.1.3. Các biểu trưng của ngựa ........................................................................ 62


2


a. Ngựa biểu trưng cho của cải và sự dư dật ......................................................... 62
b. Ngựa biểu trưng cho sự nhanh nhẹn trong hành động ....................................... 63
c. Ngựa già biểu trưng cho trí tuệ và tài năng ....................................................... 64
3.3.1.4. Các biểu trưng của bò (bê)...................................................................... 65
a. Các biểu trưng chung của bò ............................................................................. 66
b. Biểu trưng của bò trong những tình thế, hành động cụ thể................................. 68
3.3.2. Biểu trƣng của nhóm động vật hoang dã .................................................. 69
3.3.2.1. Các biểu trưng của hổ ............................................................................. 69
3.3.2.2. Các biểu trưng của chim.......................................................................... 71
3.3.2.3. Các biểu trưng của cá .............................................................................. 75
a. Biểu trưng chung của cá nói chung ................................................................... 76
b. Biểu trưng của cá qua tình huống, hành động cụ thể ......................................... 77
3.3.2.4. Biểu trưng của thỏ ................................................................................... 78
3.3.2.5. Các biểu trưng của rắn ............................................................................ 78
a. Biểu trưng cho sự xấu xa, nguy hiểm, tai vạ....................................................... 78
b. Biểu trưng cho sự lươn lẹo ................................................................................ 79
3.3.2.6. Các biểu trưng của chuột........................................................................ 79
a. Chuột (hay Chuột chù) biểu trưng cho vật ít giá trị .......................................... 79
b. Chuột trong hũ gạo biểu trưng cho sự may mắn ................................................ 80
3.3.2.7. Biểu trưng của con vật tưởng tượng - con rồng ...................................... 81
a. Biểu trưng cho sự vinh quang và thành đạt ........................................................ 81
b. Biểu trưng cho vẻ đẹp hình thức và dũng khí của người đàn ông. ...................... 81
3.3.3. Biểu trƣng của các loài côn trùng, sâu bọ ................................................. 82
3.3.3.1. Biểu trưng của kiến ................................................................................. 82
3.3.3.2. Biểu trưng của muỗi. ............................................................................... 83
3.3.3.3. Biểu trưng của bọ ngựa ........................................................................... 84
3.3.3.4. Biểu trưng của giun ................................................................................ 84

TIỂU KẾT ........................................................................................................... 85
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….96

3


MỞ ĐẦU
01. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ tình hình giao lưu quốc tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam ngày
càng mở rộng và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội…, với tư cách
là một sinh viên đã nghiên cứu Hàn quốc học, chúng tôi muốn tiếp tục nghiên cứu
sâu hơn về một nhân tố liên quan trực tiếp đến con đường giao lưu quốc tế giữa hai
dân tộc Hàn - Việt là ngôn ngữ trong đó thành ngữ là một bộ phận quan trọng đặc
biệt.
Thành ngữ là một loại đơn vị từ vựng đặc biệt tồn tại ở mọi ngôn ngữ. Với tư
cách một sản phẩm tinh thần có liên quan đến ngôn từ, kho thành ngữ trong mỗi
ngôn ngữ được làm đầy cùng với quá trình phát triển tư duy và ngôn từ của dân tộc,
được người dân sử dụng một cách thành thạo, nhuần nhuyễn trong lời ăn tiếng nói
hàng ngày.
Khi nói về thành ngữ, người ta thường hay nói đến một trong những chức
năng quan trọng của nó là tích luỹ, phản ánh đậm nét và truyền tải đặc trưng văn
hóa dân tộc. Do vị trí quan trọng của thành ngữ trong kho từ vựng của một ngôn
ngữ cũng như chức năng của thành ngữ trong thực tế sử dụng mà việc học một ngôn
ngữ nói riêng và việc tìm hiểu một nền văn hoá nói chung thông qua ngôn ngữ luôn
không thể tách rời việc học, tìm hiểu, và nghiên cứu thành ngữ. Điều đó cũng cho
thấy việc hiểu, sử dụng thành ngữ một cách chính xác, thành thạo phải là kết quả tất
yếu của việc nắm bắt tới mức thông thạo một ngôn ngữ và hiểu một cách sâu sắc về
một nền văn hoá. Cũng chính những lý do này khiến thành ngữ trở thành một phạm

vi nghiên cứu thú vị, hấp dẫn và nhận được sự chú ý đặc biệt của giới ngôn ngữ học
cũng như những người quan tâm, yêu mến ngôn ngữ.
Để có một cái nhìn toàn diện về thành ngữ, cần phải quan niệm rằng thành
ngữ là một sản phẩm tinh thần, là những lời ăn tiếng nói gắn liền với quá trình phát
triển của một dân tộc. Thành ngữ không chỉ bao gồm những yếu tố ngôn ngữ, bên
trong nó còn chứa đựng cả những yếu tố văn hoá, phong tục, tâm thức và hàng loạt

4


những quan niệm nhân sinh của chủ nhân sáng tạo. Vì vậy, để hiểu và sử dụng
thành ngữ một cách thành thạo cũng như để nghiên cứu thành ngữ một cách sâu sắc,
cách tiếp cận từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá là một trong những cách tiếp cận hiệu
quả. Để thực hiện việc nghiên cứu của mình, chúng tôi chọn một phạm vi thành ngữ
dựa trên một dấu hiệu hình thức là thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật.
Theo tiến sỹ Trịnh Cẩm Lan, đây là một trong những dấu hiệu được cho là làm cho
thành ngữ mang đậm những đặc trưng tâm lý, văn hoá và tư duy dân tộc.
Là người Việt sử dụng tiếng Hàn, chúng tôi chọn thành ngữ tiếng Hàn là đối
tượng nghiên cứu chính, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ đối chiếu với kết
quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 với phạm vi thành ngữ tương đương
trong tiếng Việt để tìm ra những điểm giống và khác nhau trong cách cấu tạo, diễn
tả, liên hệ... của hai cộng đồng bản ngữ nhằm tìm hiểu những tương đồng và dị biệt
hệ thống biểu tượng, trong nền văn hoá dân tộc của hai cộng đồng này.
Trên thực tế, giới Việt ngữ học đã từng có nhiều công trình nghiên cứu thành
ngữ tiếng Việt. Họ là những người có công lớn trong việc khai phá những vấn đề
liên quan đến thành ngữ. Cùng với sự ra đời của hướng nghiên cứu đối chiếu ở Việt
Nam mà người đặt nền móng đầu tiên là tác giả Lê Quang Thiêm, vài thập kỷ gần
đây, nghiên cứu đối chiếu thành ngữ cũng trở thành mối quan tâm và sự lựa chọn
của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Việt với
thành ngữ ở các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung...

và vài năm gần đây là tiếng Nhật đã dần dần lấp đầy những khoảng trống và những
phạm vi nghiên cứu đối chiếu thành ngữ. Hướng nghiên cứu đối chiếu thành ngữ
Hàn - Việt cũng đã bắt đầu được đặt ra vài năm gần đây nhưng cũng chỉ là những
nghiên cứu ban đầu, có tính chất đặt vấn đề và gợi mở. Đó là nghiên cứu của
Nguyễn Xuân Hoà với nhan đề " Đặc trưng văn hoá dân tộc nhìn từ góc độ đối
chiếu thành ngữ - tục ngữ Hàn - Việt", Ngôn ngữ và Đời sống, số 2, 2001 hay
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thành với đề tài "Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc và ngữ
nghĩa của thành ngữ Hàn bốn chữ Hán trong sự so sánh với thành ngữ Hán Việt",
Luận văn tốt nghiệp cử nhân 2009…. Về cơ bản, đây là một phạm vi nghiên cứu
hầu như còn bỏ ngỏ và vấn đề mà chúng tôi lựa chọn: "Nghiên cứu đối chiếu

5


thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn
ngữ - văn hoá" trở thành vấn đề được quan tâm lần đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù
vậy, chúng tôi vẫn cho rằng nghiên cứu này cũng mới chỉ đáp ứng được một phần
rất nhỏ nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về tiếng Hàn, văn hoá Hàn, cũng như nhu
cầu tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá đang có
những bước tiến mạnh mẽ trên con đường giao lưu này của người Việt Nam mà
thôi.
02. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn Thạc sĩ, đề tài tập trung vào những nhiệm vụ
chính sau đây:
1. Nghiên cứu đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi
động vật.
2. Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của các thành ngữ trong phạm vi đã lựa chọn
dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá.
3. Nghiên cứu đối chiếu hệ thống giá trị biểu trưng của thế giới loài vật được thể
hiện qua thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt thuộc phạm vi nghiên cứu nhằm tìm ra

những tương đồng và dị biệt trong cách diễn tả, liên hệ... của hai cộng đồng là chủ
nhân sáng tạo thành ngữ, trên cơ sở đó tìm ra những tương đồng và khác biệt giữa
hai nền văn hoá của người Hàn và người Việt.
03. Tƣ liệu nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu này, chúng tôi đã sưu tầm, lựa chọn được 387 câu
thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật từ các nguồn sau đây:

1. Lee Woo Young (2002), 대백과사전- Đại Bách khoa từ điển
thành ngữ, NXB Sholbitch, Hàn Quốc
2. Chon Chea Kuk, (2008), 네글자세상- Thế giới thành ngữ bốn
chữ NXB Cty CP Shee Kong Sha, Hàn Quốc
3. Choo Kang Hyun (2008), 100 가지 민족문화 상징 사전, 100
đặc trưng văn hoá dân tộc Hàn, NXB Hiệp hội xuất bản văn hoá
Đại Hàn, Hàn Quốc

6


4. Hong Chol Won (2006), 사자성어- Thành ngữ bốn chữ, NXB
Shan Kwa Bus, Hàn Quốc
5. LeeYongTal,(2008)수능,논술,취업,면접대비,승진,국가고시대
비 100%활용하는가자성어고사성어- Thành ngữ, cổ ngữ
thường tục về khả năng, luận thuật, nghề nghiệp, ứng xử, thăng
tiến, cai trị nước (2008), NXB Hengbok Maltunul Seshang,
Hàn Quốc
6. Lee Chan Kul (2000), 2000 thành ngữ của chúng tôi, NXB
TooSho, Hàn Quốc
Ngoài ra, để có cứ liệu đối chiếu, chúng tôi đã xin phép sử dụng kết quả
nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 với phạm vi thành ngữ tương đương trong
tiếng Việt làm cứ liệu đối chiếu. Việc sử dụng này đã được sử đồng ý của tác giả.

04. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu thành ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu trong tiếng
Hàn và đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp đối chiếu là phương pháp cơ bản được sử dụng trên phạm vi toàn bộ
luận văn để đối chiếu các thành ngữ thuộc phạm vi nghiên cứu trong tiếng Hàn và
tiếng Việt.
Trên các bình diện cụ thể của ngôn ngữ, chúng tôi sẽ sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu đặc thù bên cạnh việc thực hiện thao tác đối chiếu như:
- Phương pháp phân tích thành tố để phân tích cấu trúc của các thành ngữ.
- Phương pháp phân tích và miêu tả ngữ nghĩa để phân tích ngữ nghĩa của các thành
ngữ. Trên cơ sở phân tích và miêu tả ngữ nghĩa, thủ pháp liên tưởng sẽ giúp chúng
tôi tìm ra những giá trị biểu trưng liên quan đến tư duy và nền văn hoá của mỗi dân
tộc.
05. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương sau:
Chƣơng 1 : Đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên

7


gọi động vật
Chương này tiến hành nghiên cứu và phân loại về mặt cấu trúc; miêu tả tỉ mỉ
các loại cấu trúc của thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật và
đối chiếu với phạm vi thành ngữ tương đương trong tiếng Việt.
Chƣơng 2: Đối chiếu ngữ nghĩa của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo
là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá
Chương này nghiên cứu cơ chế tạo nghĩa và các nội dung ngữ nghĩa của các
thành ngữ tiếng Hàn có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật và đối chiếu với cơ chế
tạo nghĩa cũng như những nội dung ngữ nghĩa của phạm vi thành ngữ tương đương

trong tiếng Việt.
Chƣơng 3: Đối chiếu những giá biểu trƣng của thế giới động vật liên quan đến
tƣ duy và văn hóa của hai dân tộc dân tộc Hàn - Việt qua thành ngữ
Chương này nghiên cứu hệ thống giá trị biểu trưng của thế giới động của
người Hàn qua thành ngữ, đối chiếu với những giá trị biểu trưng của thế giới động
vật của người Việt để từ đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong tư duy
và văn hóa dân tộc của hai cộng đồng là chủ nhân sáng tạo thành ngữ.

8


CHƢƠNG I
ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT
CÓ THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT
1.1. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật về mặt cấu trúc
1.1.1. Một số khuynh hƣớng phân loại về mặt cấu trúc và tiêu chí phân loại của
luận văn
Như một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, thành ngữ được chú ý trên
phương diện cấu trúc. Ở phương diện này có rất nhiều các nhà nghiên cứu tiến hành
việc phân loại và cho ra các kết quả như sau :
- Dựa trên quan hệ cú pháp, tác giả Đái Xuân Ninh chia thành ngữ thành ba loại:
Thành ngữ là một câu bình thường.(Ví dụ: Cá nằm trên thớt). Thành ngữ là một câu
đặc biệt (Ví dụ: Run như cầy sấy). Thành ngữ là một đoạn của lời nói (Ví dụ: Đầu
sóng ngọn gió).
- Dựa vào cơ chế cấu tạo, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng thành ngữ là những
cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm. Ông cũng
chia thành ngữ làm hai loại : Thành ngữ hợp kết (Ví dụ: Rách như tổ đỉa) và thành
ngữ hoà kết (Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi).
- Dựa vào kết cấu cú pháp gốc của thành ngữ, tác giả Đỗ Hữu Châu chia thành ngữ
làm hai loại: Thành ngữ có kết cấu câu (Ví dụ: Ma cũ bắt nạt ma mới) và Thành

ngữ có kết cấu cụm từ (Ví dụ: Chạy long tóc gáy)
- Dựa vào đặc điểm hình thức, một số tác giả khác chia thành ngữ làm ba loại:
Thành ngữ so sánh (Ví dụ: Lạnh như tiền), thành ngữ đối và thành ngữ thường [16,
tr.10]
Nói chung, các khuynh hướng phân loại trên đều khá rõ ràng. Dựa trên các
tiêu chí phân loại của mình, các bảng phân loại đưa ra đều khá toàn diện và triệt để,
bao quát được tất cả các thành ngữ có thể có về mặt cấu trúc. Tuy vậy, hầu hết các
tác giả chỉ dừng lại ở kết quả phân loại, rất ít tác giả đi vào mô tả kỹ đặc điểm cấu
trúc thành ngữ theo các tiểu loại. Cố gắng khắc phục điều đó, để có thể đối chiếu
cấu trúc thành ngữ Hàn - Việt, luận văn cố gắng phân loại và mô tả kỹ cấu trúc của
từng tiểu loại thành ngữ rồi đối chiếu giữa hai ngôn ngữ. Như đã nêu, chúng tôi sẽ

9


lựa chọn thành ngữ Hàn làm cơ sở chỉ đạo, là đối tượng cần phân tích và làm sáng
tỏ về mặt cấu trúc, thành ngữ Việt sẽ trở thành phương tiện, là điều kiện cho phép
làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc của thành ngữ Hàn.
Để phân loại thành ngữ về mặt cấu trúc, tiêu chí mà chúng tôi dựa vào là
quan hệ ngữ pháp của các thành tố trong thành ngữ.
1.1.2. Phân loại thành ngữ có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật
Dựa trên tư liệu cụ thể mà chúng tôi thu được là 387 thành ngữ tiếng Hàn có
thành tố cấu tạo là tên gọi động vật, chúng tôi đã căn cứ vào quan hệ giữa các thành
tố cấu tạo để phân loại về mặt cấu trúc, đó là Quan hệ chính phụ (Quan hệ của kết
cấu một trung tâm trong đó yếu tố đứng làm trung tâm chi phối toàn bộ các yếu tố
phụ đứng quanh nó); Quan hệ chủ vị (Quan hệ giữa hai trung tâm chi phối nương
tựa lẫn nhau, mỗi trung tâm đều có thể phát triển và mở rộng theo đặc điểm và tính
chất của trung tâm nhưng nòng cốt của quan hệ vẫn là hai trung tâm); Quan hệ đẳng
lập (Quan hệ giữa các thành tố hoặc bộ phận tham gia trong thành ngữ có quan hệ
giá trị ngang bằng và bình đẳng với nhau). Ngoài ra, kết quả xử lý tư liệu cho thấy

có một nhóm thành ngữ không thuộc quan hệ nào trong ba quan hệ trên nên chúng
tôi xếp thành loại thứ tư gọi là Thành ngữ quan hệ đặc biệt.
Như vậy, về cấu trúc, có thể chia các thành ngữ tiếng Hàn là đối tượng
nghiên cứu thành 04 loại như sau:
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ chính - phụ. Loại này có 215/
387 thành ngữ, chiếm khoảng 55%.
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ chủ - vị. Loại này có 165/387
thành ngữ, chiếm khoảng 43%.
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ đẳng lập. Loại này có 02/ 387
thành ngữ, chiếm 0.5%.
+ Thành ngữ trong đó các thành tố cấu tạo có quan hệ đặc biệt. Loại này có 05/ 387
thành ngữ, chiếm 1.3%.
Kết quả phân loại về mặt cấu trúc của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 trên tư liệu
thành ngữ là 904 thành ngữ thì thành ngữ Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động
vật như sau: thành ngữ có quan hệ chính phụ (58,8%), thành ngữ có quan hệ chủ -

10


vị (39,8%), thành ngữ có quan hệ đẳng lập (0,3%) và thành ngữ có quan hệ đặc biệt
(4,5%).
Hai kết quả phân loại trên cho thấy có một sự tương ứng tương đối giữa
thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt về mặt cấu trúc thể hiện ở tỉ lệ các tiểu loại trong
đó thành ngữ có quan hệ chính phụ ở cả hai ngôn ngữ đều chiếm tỉ lệ cao nhất: 55%
trong tiếng Hàn và 58,8% trong tiếng Việt; tiếp đến loại thành ngữ có quan hệ chủ
vị với 43% trong tiếng Hàn và 39,8% trong tiếng Việt. Loại thành ngữ có quan hệ
đẳng lập chiếm tỉ lệ thấp nhất trong cả hai ngôn ngữ, chỉ với 0,5% trong tiếng Hàn
và 0,3% trong tiếng Việt. Sự tương ứng này thể hiện một phương thức tư duy chung
trong cách diễn tả, cấu tạo thành ngữ ở nhiều ngôn ngữ. Về mặt cấu trúc, theo lý
thuyết đại cương, thành ngữ là một loại cụm từ cố định, vì thế, quan hệ ngữ pháp

giữa các thành tố cấu tạo ở dạng cụm từ sẽ là cấu trúc phổ biến hơn cả. Kế đến, có
thể thấy nhiều thành ngữ có khả năng diễn đạt một ý niệm tương đối trọn vẹn nên
loại quan hệ chủ vị trong nội bộ thành ngữ cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Loại quan
hệ đặc biệt, thực chất (xét trên thực tế tư liệu) chỉ là một dạng biến thể của quan hệ
chủ vị, có thể dùng phương pháp cải biến để đưa về quan hệ chủ vị. Còn loại quan
hệ đẳng lập xuất hiện ở một số ít thành ngữ do khả năng diễn tả đặc biệt của loại
đơn vị ngôn ngữ này.
Vì những lý giải như trên, chúng tôi thấy sự tương ứng về tỉ lệ thành ngữ ở
các loại cấu trúc trong tiếng Hàn và tiếng Việt là một sự tương ứng hợp lý và có thể
hiểu được.
1.1.3. Đối chiếu cấu trúc của thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu tạo là tên
gọi động vật
1.1.3.1. Cấu trúc của thành ngữ có quan hệ chính - phụ
Theo thống kê, thành ngữ loại này có số lượng lớn nhất trong số các thành
ngữ đã được khảo sát. Dựa vào bản chất từ loại của từ trung tâm trong kết cấu chính
phụ, chúng tôi phân loại như sau:
a. Thành ngữ chính phụ có danh từ làm trung tâm
Căn cứ vào đặc điểm quan hệ ngữ pháp trong nội bộ thành tố phụ, có thể
phân loại như sau:

11


a1. Thành tố phụ là từ
Thành ngữ Hàn có các câu:
1. 호랑지심(虎狼志心) → Tâm chó sói (Lòng lang dạ sói)
Trong trường hợp này thì Tâm là từ trung tâm, chó sói là yếu tố phụ. Thành
ngữ Việt với cấu trúc tương đương có các câu như: Mồm cá ngão, Chim đầu đàn,
Mắt cú vọ, Ngựa Tái Ông... Về số lượng, thành ngữ dạng này trong tiếng Việt nhiều
hơn, phổ biến hơn.

Một dạng khác có số lượng phổ biến hơn ở cả hai ngôn ngữ là thành ngữ
chính phụ danh từ làm trung tâm trong đó yếu tố phụ là từ nhưng có hai trung tâm
như vậy ghép với nhau. Loại này có hình thức của thành ngữ đối trong đó mỗi vế
đối được cấu tạo theo mô hình từ ghép chính phụ. Có một số tiểu loại phổ biến sau
đây :
- Thành tố phụ là tên gọi động vật, thành tố chính chỉ một bộ phận nào đó của con
vật. Tiểu loại này rất phổ biến ở cả hai ngôn ngữ.
Ví dụ:

Tiếng Hàn:
1. 심원의 마 (心猿醫 馬) → Lòng vượn ý ngựa (Ông chẳng bà chuộc)
2. 토각귀모 (兔角龜毛) → Sừng thỏ, lông rùa (Rất hiếm)
3. 어두귀면→ Đầu cá mặt quỉ (Mặt người dạ thú)
Tiếng Việt:
1. Dạ cá lòng chim
2. Cổ trâu cổ bò
3. Lòng lang dạ sói

- Thành tố phụ chỉ môi trường sống của con vật, thành tố chính chỉ con vật. Tiểu
loại này khá phổ biến trong thành ngữ Việt nhưng không thấy xuất hiện trong thành
ngữ Hàn (trên phạm vi tư liệu của chúng tôi).
Ví dụ:

1. Chim trời cá nước
2. Mèo mả gà đồng
3. Cá bể chim rừng
Ở thành ngữ có danh từ từ làm trung tâm trong đó thành tố phụ là từ, về trật

tự của các thành tố, nếu trong thành ngữ Hàn, từ trung tâm đứng sau và thành tố phụ


12


đứng trước thì trật tự trong thành ngữ Việt là ngược lại. Đây cũng là trật tự thuận cú
pháp ở cả hai ngôn ngữ.
a2. Thành tố phụ là một cụm từ
Loại này có số lượng không nhiều ở cả hai ngôn ngữ và tên gọi động vật
thường nằm trong phần phụ. Thành ngữ Việt thường có dạng so sánh.
Ví dụ: Thành ngữ Hàn:
1. 날샌 올빠미 신세 → Thân thế cú ban ngày (Thân cô, thế cô)
2. 범꼬리를 잡은 격 → Tình thế nắm đuôi hổ (Cưỡi lên lưng hổ)
Thành ngữ Việt:
1. Thân như thân trạch
2. Mắt như mắt rắn ráo
3. Công như công cốc
a3. Thành tố phụ là một cụm C - V
Ví dụ:

Thành ngữ Hàn:

1. 등욯문 → Cửa rồng lên (Vinh quy bái tổ)
2. 상가지구 (喪家志狗) → Chó nhà có tang (Buồn bã, mệt mỏi, cô đơn)
Thành ngữ Việt:
1. Mặt nghệt như ngỗng ỉa
2. Chữ như cua bò sàng
3. Ngang như cua bò đường nhựa...
a4. Thành tố phụ là một kết cấu so sánh kiểu „A như B‟
Đây là tiểu loại chỉ có trong thành ngữ Việt
Ví dụ:


1. Da trắng như trứng gà bóc
2. Mặt rỗ như tổ ong bầu
Có thể nói, ở cả hai ngôn ngữ, cấu trúc của thành ngữ chính phụ có danh từ

làm trung tâm hoàn toàn không có cấu trúc kiểu danh ngữ, ngoài một bộ phận trong
đó có cấu trúc kiểu cụm từ chính phụ thông thường. Bên cạnh thành tố chính là
danh từ, phần phụ có cấu tạo khá phong phú: có thể là một từ, một cụm từ, một kết
cấu C-V, có khi là một kết cấu so sánh... Những đặc điểm này làm cho thành ngữ có
diện mạo khác hẳn những tổ hợp tự do thông thường khác. Một đặc điểm nổi bật

13


trong thành ngữ Việt, khác hẳn với thành ngữ Hàn, là sự xuất hiện nổi trội của kết
cấu so sánh, dạng kết cấu xuất hiện ở hầu hết các tiểu loại thành ngữ chính phụ
danh từ làm trung tâm này.
b. Thành ngữ chính phụ có động từ làm trung tâm
Dựa vào chức năng ngữ pháp của thành tố phụ, có thể phân loại như sau :
b1. Thành tố phụ là một bổ ngữ trực tiếp
Ví dụ: Thành ngữ Hàn:
1. 주마간산 (走馬肝山) → Cưỡi ngựa xem núi (Cưỡi ngựa xem hoa)
2. 매검매우 (賣劍買牛) → Bán kiếm mua bò (Cuộc sống thanh bình không
cần đến vũ khí nữa)
3. 수주대토(守株待兎) → Ôm cây đợi thỏ (Há miệng chờ sung)
4. 이리를 내쫓고 양을 기른다 → Đuổi sói, nuôi cừu (Cứu thiện, trừ ác)
Thành ngữ Việt:
1. Chém rắn đuổi hươu
2. Bán hươu buôn sói
3. Cưa sừng làm nghé
Đây là dạng thành ngữ đối 4 thành tố khá phổ biến trong cả hai ngôn ngữ. Về

trật tự của các thành tố, ở cả hai ngôn ngữ đều là động từ đứng trước và bổ ngữ
đứng sau. Đây là trật tự thuận cú pháp trong tiếng Việt và ngược cú pháp trong
tiếng Hàn. Tuy vậy, trong tiếng Hàn, đại bộ phận các thành ngữ này là các thành
ngữ gốc Hán nên khi chuyển dịch sang chữ Hangul (Chữ Hàn), người Hàn vẫn giữ
nguyên trật từ này. Chỉ có thành ngữ cuối cùng (이리를 내쫓고 양을 기른다 →
Đuổi sói, nuôi cừu) là thành ngữ thuần Hàn nên trật tự các thành tố vẫn theo trật tự
thuận cú pháp Hàn, khác hẳn với trật tự cú pháp trong thành ngữ Việt.
b2. Thành tố phụ gồm một bổ ngữ trực tiếp và một bổ ngữ gián tiếp
Ở tiểu loại này, các bổ ngữ được nối với nhau bằng giới từ “cho”.
Ví dụ: Thành ngữ Hàn
1.호랑이에게 개를 꾸어준다 → Gửi chó cho hổ (Gửi trứng cho ác)
Thành ngữ Việt:
1. Thêm vây cho cá

14


2. Đuổi gà cho vợ
b3. Thành tố phụ là một bổ ngữ và một trạng ngữ
Ví dụ: Thành ngữ Hàn:
1.묘두현 령→ Đeo chuông vào cổ mèo (Hành động không cần thiết)
2.공사무척 → Đo rắn trong hang (Việc làm khó khăn)
3.할계언용우도 → Giết gà bằng dao mổ bò (Đao to, búa lớn)
Thành ngữ Việt:
1. Giấu voi ruộng rạ
2. Đánh rắn giữa khúc
3. Đuổi hùm cửa trước rước voi cửa sau
Ở cả hai ngôn ngữ, trạng ngữ trong tiểu loại này có thể là trạng từ chỉ vị trí
(thường là các từ chỉ bộ phận cơ thể của các con vật như cổ, tai, đầu...), hoặc là các
trạng từ chỉ cách thức.

b4. Thành tố phụ là một trạng ngữ
Ở loại này, trạng ngữ có thể là một từ hoặc kết cấu (cụm từ, cụm C-V) chỉ
cách thức của động từ. Tổ chức ngữ của trạng ngữ phong phú hơn trong thành ngữ
Việt và kém phong phú hơn trong thành ngữ Hàn. Cụ thể, thành ngữ Việt có 3 tiểu
loại là: (1) Trạng ngữ chỉ cách thức không thông qua từ so sánh kiểu Sởn da gà,
Câm miêng hến, Ngủ gà ngủ vịt... ; (2) Trạng ngữ chỉ cách thức là một từ (cụm từ)
gọi tên động vật nối với trung tâm bằng một từ so sánh kiểu Chạy như vịt, Trốn như
chuột, Chửi như ó, Hót như khướu, Bám như đỉa... và (3) Trạng ngữ chỉ cách thức
là một kết cấu C-V nối với trung tâm bằng một từ so sánh kiểu Chạy như chó phải
pháo, Kêu như bò rồng, Rình như mèo rình chuột... Tuy vậy, thành ngữ Hàn trên tư
liệu của chúng tôi chỉ có tiểu loại thứ hai:
1. 망양지탄 (亡羊之歎) (Khóc như mất cừu)
2. 견마지로 (Làm như trâu ngựa)
3. 개같이 벌어서 정승 같이 산다 (Kiếm tiền như chó, sống như đại thần)
Thông thường, trong các kết hợp tự do, trạng ngữ chỉ cách thức thường có
bản chất từ loại là một tính từ (chạy nhanh, nói chậm, kêu to, khóc thảm thiết, làm
vất vả...) nhưng trong những thành ngữ trên đây, ở cả tiếng Việt và tiếng Hàn, và

15


cũng qua việc khảo sát tất cả những thành ngữ tương tự trong tư liệu của chúng tôi,
có thể rút ra mấy đặc điểm của trạng ngữ chỉ cách thức trong thành ngữ như sau:
- Không một thành ngữ nào có trạng ngữ chỉ cách thức của hành động có bản
chất từ loại là một tính từ.
- Vì đặc điểm trên nên các kết cấu chỉ cách thức không nói về cách thức một
cách trực tiếp mà chỉ nêu một cách gián tiếp thông qua đặc điểm, thuộc tính, hành
động, tình thế... của các con vật. Những cách thức đó chỉ có thể hiểu được khi người
sử dụng hiểu được những đặc điểm, thuộc tính, hành động, tình thế... điển hình đó
của các con vật trong sự đánh giá của chủ nhân sáng tạo.

- Trong tất cả những phần phụ chỉ cách thức này, tên gọi các con vật bao giờ
cũng là yếu tố trọng tâm, nghĩa là thông tin liên quan đến các con vật, sự hiểu biết
về các con vật trở nên vô cùng quan trọng trong việc hiểu đúng về thành ngữ đó.
c. Thành ngữ chính phụ có tính từ làm trung tâm
Dựa vào đặc điểm của yếu tố phụ, chúng tôi phân loại như sau:
c1. Phần phụ là một từ hoặc cụm từ
Ở thành ngữ loại này, cả tiếng Hàn và tiếng Việt, phần phụ có thể được ghép
trực tiếp với từ trung tâm hoặc nối với từ trung tâm bằng các từ so sánh.
Ví dụ: Thành ngữ Hàn:
1. 파리종통 만하다 → Giá trị chân ruồi (Rất ít ỏi)
2. 삶은 개다리 뒤틀리듯 → Méo mó như chân chó luộc (Xấu xí)
3.개미한잔등이 만큼 걸린다→Tốn kém bằng cái lưng kiến (Không đáng kể)
Thành ngữ Việt:
1. Hăng máu gà
2. Gầy xác ve
3. Cao như sếu vườn
4. Len lét như rắn mùng năm…
c2. Phần phụ là một cụm C- V nối với trung tâm bằng từ so sánh
Ví dụ: Thành ngữ Hàn:
철부지급 (轍鮒之急) → Gấp như cá vào bánh xe (Rất gấp)
Thành ngữ Việt:

16


1. Lèo nhèo như mèo vật đống rơm
2. Lôi thôi như cá trôi xổ ruột
3. Nơm nớp như cá nằm trên thớt…
Như vậy, so với thành ngữ chính phụ có danh từ và động từ làm trung tâm,
thành ngữ có tính từ làm trung tâm có cấu tạo đơn giản hơn, đồng nhất hơn, và như

vậy, số lượng các tiểu loại cũng ít hơn. Cũng như thành ngữ có động từ làm trung
tâm, ở loại này, thông tin liên quan đến các con vật tập trung ở phần phụ, vì vậy, để
hiểu và sử dụng đúng thành ngữ, cần có thêm những tri thức văn hoá dân tộc liên
quan đến những quan niệm của chủ nhân sáng tạo về những đặc điểm, tình thế điển
hình của con vật được sử dụng trong thành ngữ.
d. Thành ngữ có số từ làm trung tâm
Loại thành ngữ này số lượng không lớn và đều có hai trung tâm với bốn
thành tố đối nhau. Về mặt cấu trúc, thành ngữ loại này có yếu tố phụ đều là các
danh từ. Trong tiếng Hàn, đây đều là những thành ngữ gốc Hán, và vì vậy, trật tự
các thành tố được giữ nguyên trật tự Hán (giống trật tự trong thành ngữ Việt) nghĩa
là ngược cú pháp tiếng Hàn.
Ví dụ:

Thành ngữ Hàn:
1. 구우일모(九牛一毛) → Chín bò, một lông ( Không đáng kể như nhổ đi

một sợi lông của 9 con bò mà thôi)
2. 십양구목(十羊九牧) → Chín cừu, mười mục (Dân ít quan nhiều)
3. 일용일사(一龍一事) → Nhất long, nhất xà (Hoặc thành công hoặc
không thành công là do tu dưỡng)
Thành ngữ Việt:
1. Chín đụn mười trâu
2. Ba bò chín trâu
e. Thành ngữ chính phụ ẩn từ trung tâm
Các thành ngữ này, ở cả tiếng Hàn và tiếng Việt, có đặc điểm chung là đều
bắt đầu bằng các từ so sánh. Đó là các từ: “như – 듯/지, giống - 같다, bằng - 만큼”.
Về mặt cấu trúc, có lẽ đây chính là các yếu tố để xác định rằng chúng có đặc điểm
cấu trúc là thành ngữ chính phụ ẩn từ trung tâm. Và theo sự liên hệ về nghĩa, chúng
tôi thấy hoàn toàn có khả năng phục hồi lại từ trung tâm khi cần thiết. Cũng theo sự


17


liên hệ về nghĩa, có thể xác định các từ trung tâm chủ yếu là các tính từ.
Căn cứ vào tổ chức ngữ pháp trong nội bộ thành tố phụ, có thể phân loại như sau:
+ Yếu tố phụ là cụm từ
Ví dụ: Thành ngữ Hàn
1. 초상집개 같다 → Giống như chó nhà mồ (Thân cô thế cô)
2. 도소지양 (屠所之羊) → Như bò lò mổ (Đáng thương)
Thành ngữ Việt
1. Như rắn mùng năm
2. Như chim lìa cành
+ Yếu tố phụ là cụm C – V
Ví dụ: Thành ngữ Hàn
1. 천등에 개뛰어둘듯 → Như chó chạy sấm (Chạy như chó phải pháo)
2. 고양이 새수하듯한다 → Như mèo rửa mặt
3. 수어지교(水魚之交) → (Như cá gặp nước)
Thành ngữ Việt:
1. Như chim sổ lổng
2. Như cá gặp nước
3. Như khỉ leo cây
1.1.3.2. Thành ngữ có quan hệ Chủ- Vị
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của thành ngữ, chúng tôi phân loại như sau:
a. Thành ngữ có kết cấu C- V, C-V
Đây thường là trường hợp của những thành ngữ 2 vế đối. Trong tiếng Hàn,
đây hầu hết là những thành ngữ gốc Hán.
Ví dụ : Thành ngữ Hàn:
1. 용행호보(龍行虎步) → Rồng bay, hổ lượn
2. 오비이락(烏飛梨落)→ Quạ bay táo rơi
3. 우음마식(牛飮馬食)→ Ngưu ẩm, mã thực

Thành ngữ Việt:
1. Ngựa dập voi giày

18


2. Cua máy cáy đào
3. Diều tha quạ mổ
b. Thành ngữ có kết cấu C - V - B
Theo tư liệu của chúng tôi, đây là loại chiếm số lượng lớn nhất trong các
thành ngữ có kết cấu C-V ở cả tiếng Hàn và tiếng Việt
Ví dụ: Thành ngữ Hàn
1. 호가호위(狐假虎威) → Cáo mượn oai hùm
2. 학구소붕(鷽鳩笑鵬)→ Hạc, bồ câu cười phượng hoàng
3. 원숭이 곳수를 만났다 → Khỉ gặp cây xanh
Thành ngữ Việt:
1. Chó ăn trứng luộc
2. Cá mè đè cá chép
3. Cò gỗ mổ cò thịt
4. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã
c. Thành ngữ có cấu tạo kiểu C- V- Trạng ngữ
Ví dụ:

Thành ngữ Hàn:
1. 비둘기는 콩밭에 만 마음이 있다 → Bồ câu để tâm trí ngoài ruộng đậu
2. 고추밭에 말달리다 → Ngựa chạy trên ruộng ớt (Ném đá giấu tay)
3. 원숭이도 나무에서 떨어진다 → Khỉ cũng rơi từ trên cây xuống
4. 감정지와 → Ếch ngồi đáy giếng
Thành ngữ Việt:
1. Cá cả ở vực sâu

2. Chó chui gầm chạn
3. Chó nhảy bàn độc
4. Ếch ngồi đáy giếng

1.1.3.3. Thành ngữ có quan hệ dẳng lập
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi và kết quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm
Lan, loại này chỉ chiếm 0.5 % trong thành ngữ Hàn và 0,3% trong thành ngữ Việt.
Ở cả hai ngôn ngữ, đây đều là những thành ngữ gốc Hán
Ví dụ:

Thành ngữ Hàn:

19


1. 연작홍곡 → Én sẻ hồng hạc
2. 금수어충(禽獸魚蟲)→ Cầm thú ngư trùng
Thành ngữ Việt:
1. Long li quy phượng
2. Cà kê dê ngỗng
Với số lượng ít ỏi như vậy, 100% các thành ngữ chỉ mượn hình ảnh con vật để
đại diện cho con người. Và như vậy, để hiểu nghĩa của những thành ngữ loại này,
người ta cần có những hiểu biết sâu hơn, không chỉ dừng lại ở những đặc điểm tự
nhiên của các loài vật mà còn cần những hiểu biết về đặc trưng văn hoá liên quan đến
hệ thống quan niệm, sự nhìn nhận và đánh giá của chủ nhân sáng tạo về các loài vật.
Đây chính là một trong những nhiệm vụ mà chúng tôi cần tìm hiểu trong luận văn
này, ở những chương tiếp theo.
1.1.3.4. Thành ngữ có cấu trúc đặc biệt
Trên tư liệu, chúng tôi thấy mô hình cấu trúc đặc biệt chiếm số lượng khá
nhiều trong thành ngữ Việt nhưng ít hơn trong thành ngữ Hàn. Có thể vì như vậy

mà mô hình này trong thành ngữ Hàn chỉ có 2 tiểu loại, trong khi đó, theo kết quả
nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan, mô hình này trong tiếng Việt có tới 5 tiểu loại khác
nhau. Hai tiểu loại có mặt trong cả hai ngôn ngữ là:
a. Thành ngữ có trạng ngữ nơi chốn bị đảo lên trước động từ
Ví dụ: Tiếng Hàn:
1. 수리청즉무어→ Chỗ nước trong không bắt được cá
2. 중원축록→ Trong vườn đuổi nai
Tiếng Việt:
1. Cửa sổ ngựa qua
2. Thẳng cánh cò bay
b. Thành ngữ có bổ ngữ bị đảo lên trước động từ
Ví dụ: Tiếng Hàn:
1. 주마가편 → Ngựa chạy thêm roi
2. 머리검은 짐승은 구제를 → Thú đầu đen ngăn giúp đỡ
3.낮말이새가듣고 밤말이 →Lời ngày chim nghe, lời đêm chuột nghe

20


Tiếng Việt:
1. Chuối đút miệng voi
2. Chỉ buộc chân voi
3. Trạch bỏ giỏ cua
4. Trâu dắt ra bò dắt vào…
Mô thức chủ yếu của loại này là có một bộ phận bị đảo so với trật tự cú pháp
thông thường nhằm mục đích nhấn mạnh.
Ba tiểu loại khác trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Hàn như sau:
c. Thành ngữ có tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ bị đảo lên trước danh từ đó:
1. Đục nước béo cò
2. Yếu trâu hơn khoẻ bò…

d. Thành ngữ có phương tiện thực hiện hành động được đảo lên trước động từ:
1. Thóc chắc nuôi gà rừng
2. Nước gạo tắm cho voi…
e. Thành ngữ có động từ vị ngữ được đảo lên đầu câu:
1. Xôn xao oanh yến
2. Duyên ưa cá nước…
Dễ nhận thấy rằng, tất cả những thành ngữ có cấu tạo đặc biệt nêu trên đều là
dạng mà ở trong các kết hợp thông thường bị coi là không thể chấp nhận được. Các
mô hình này đều là kiểu cấu tạo nhằm nhấn mạnh nội dung thông tin ở phần bị đảo.
Thử làm thủ pháp cải biến, đưa cấu trúc đảo trở về cấu trúc thuận với tất cả các
thành ngữ thì có thể thấy rằng các mô hình đảo đều có sắc thái nghĩa mạnh hơn và
gây ấn tượng mạnh hơn.
TIỂU KẾT
Bằng việc khảo sát, phân loại cấu trúc các thành ngữ tư liệu (387 thành ngữ) có
thành tố cấu tạo là tên gọi động vật trong tiếng Hàn và so sánh với tiếng Việt theo kết
quả nghiên cứu của Trịnh Cẩm Lan năm 1995 (904 thành ngữ), có thể đúc rút một vài
điểm chung sau đây:
1. Có rất ít hư từ và quan hệ từ trong các thành ngữ Hàn, đây là điểm trùng hợp với đặc
điểm cấu trúc của thành ngữ Việt. Các từ loại đó đã bị lược bỏ trong quá trình hình thành

21


thành ngữ. Điều đó chứng tỏ người Hàn và người Việt có lối tư duy cô đọng, súc tích.
Đây là điểm tương đồng trong thành ngữ Hàn và thành ngữ Việt.
2. Thành ngữ có kết cấu chính phụ hầu hết không giống kết cấu của những cụm từ chính
phụ thông thường. Các thành tố phụ trong thành ngữ đặc biệt khác những thành tố phụ
trong cụm từ chính phụ thông thường ở bản chất từ loại. Chúng thường được thay thế
bằng những hình ảnh sinh động, trực quan và những hình ảnh đó phải được hiểu dựa trên
quan niệm và sự đánh giá của chủ nhân sáng tạo.

3. Về trật tự của các thành tố trong cấu trúc, về cơ bản, các thành ngữ thuần Hàn có trật
tự thuận cú pháp Hàn, các thành ngữ Việt có trật tự thuận cú pháp Việt. Tuy nhiên, có
một số lượng đáng kể các thành ngữ Hàn gốc Hán có trật tự như thành ngữ Việt và có
đặc điểm hình thức giống như thành ngữ Việt là do người Hàn khi chuyển dịch sang chữ
Hangul ( Chữ Hàn) đã giữ nguyên trật tự Hán ban đầu. Một số thành ngữ Hàn gốc Hán
và Việt gốc Hán có sự tương ứng 100% về cả cấu trúc và ý nghĩa.
4. Số lượng thành ngữ ở các tiểu loại trong tiếng Hàn và tiếng Việt có một sự tương ứng
tương đối, điều này chứng tỏ một điểm tương đồng trong lối tư duy, trong cách cấu tạo,
diễn tả của hai cộng đồng bản ngữ.
Bên cạnh những nét tương đồng cơ bản đó, đối chiếu cấu trúc thành ngữ Hàn Việt có thành tố cấu tạo là tên gọi động vật, có thể quan sát thấy một số khác biệt sau:
- Ở một số kiểu cấu trúc, các tiểu loại nhỏ trong thành ngữ Việt phong phú hơn thành
ngữ Hàn, đặc biệt là ở tiểu loại thành ngữ chính phụ có động từ làm trung tâm và thành
ngữ có quan hệ C-V.
- Có sự xuất hiện nổi trội của cấu trúc so sánh trong thành ngữ Việt, đặc biệt là ở loại
thành ngữ chính phụ có danh từ và động từ làm trung tâm. Các hình ảnh so sánh trong
thành ngữ Việt cũng cụ thể hơn, chi tiết và sinh động hơn.
- Có sự xuất hiện đáng chú ý của thành ngữ gốc Hán trong tiếng Hàn (hầu hết thành ngữ
4 thành tố trong tiếng Hàn đều có gốc Hán). Đây là một khác biệt đối với thành ngữ Việt
(thành ngữ Việt cũng có một bộ phận gốc Hán nhưng không nhiều bằng thành ngữ Hàn
về số lượng).

22


CHƢƠNG II
ĐỐI CHIẾU NGỮ NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ HÀN - VIỆT
CÓ THÀNH TỐ CẤU TẠO LÀ TÊN GỌI ĐỘNG VẬT
2.1. Khái quát chung về nghĩa của thành ngữ
Xưa nay, hầu hết các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều cho rằng trong thành ngữ
thường có hai loại nghĩa song song tồn tại là nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là

nghĩa định danh, là cơ sở, là gốc để tạo nên nghĩa bóng. Chẳng hạn, thành ngữ Cá nằm
trên thớt có nghĩa đen để chỉ con cá ở vào tình thế đang gặp nguy hiểm, sắp bị kết liễu
cuộc đời ; thành ngữ Ngồi trên lưng cọp có nghĩa đen để chỉ một người đang ngồi trên
lưng hay cưỡi một con cọp, một tình thế cực kỳ nguy hiểm. Còn nghĩa bóng là nghĩa
được tạo bởi nghĩa đen, hình thành trên cơ sở nghĩa đen, là nghĩa trừu tượng, hoàn
toàn thoát khỏi nghĩa của các thành tố riêng lẻ cộng lại. Nghĩa bóng, theo Hoàng Văn
Hành, là nghĩa được hình thành nhờ quá trình biểu trưng hoá [ 9 ]. Chẳng hạn, thành
ngữ Gà mọc lông măng có nghĩa bóng không phải để chỉ một con gà còn non nớt, đang
mọc lông măng, mà ở đây, chủ nhân sáng tạo đã mượn hình ảnh con gà đang mọc lông
măng để chỉ những người còn trẻ, còn non nớt, mới vào đời. Một thành ngữ khác như
Chó mặc váy lĩnh chẳng hạn, nghĩa bóng của nó không phải để nói về một con chó
mặc chiếc váy lĩnh mà để chỉ những người đã xấu lại đua đòi, thích dùng những đồ
đẹp, không tương xứng với mình và trở nên lố bịch và khó coi.
Nếu gọi tầng nghĩa đen của thành ngữ là tầng nghĩa bậc 1 và tầng nghĩa bóng là
tầng nghĩa bậc 2 thì có thể nói trong hoạt động ngôn từ, khi một thành ngữ nào đó
được sử dụng, tầng nghĩa bậc 1 hầu như không hành chức. Tuy vậy, nó vẫn giữ một
vai trò quan trọng vì nó là cơ sở để hiểu tầng nghĩa bậc 2. Chẳng hạn, thành ngữ Treo
đầu dê bán thịt chó để chỉ việc một quán ăn bên ngoài treo đầu con dê (ngụ ý bên

23


×