Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Phương thức hoạt động của đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

LÊ THỊ HẢI HÀ

PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------------

LÊ THỊ HẢI HÀ

PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01.

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ KHÁNH

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ

Lê Thị Hải Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 10
7. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 10
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN
HỒ CHÍ MINH VÀ PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ......................... 11
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ..................................................................................... 11

1.1.1. Thanh niên và công tác thanh niên ......................................................... 11
1.1.2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và hệ thống tổ chức Đoàn............................. 14
1.1.3. Phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ......................... 18
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÕ, CHỨC NĂNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH .................. 21
1.2.1. Vị trí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ....................................................... 21
1.2.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh................. 22
1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH ................................................................................. 25

1.3.1. Chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thanh
niên và công tác thanh niên .............................................................................. 25
1.3.2. Đặc điểm, tình hình thanh niên ............................................................... 31
1.3.3. Nội dung công tác Đoàn ......................................................................... 33
Tiểu kết chƣơng 1.............................................................................................. 35
Chƣơng 2: PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG
SẢN HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA .................. 37
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN ........................................................ 37

2.1.1. Tình hình thế giới và trong nƣớc ............................................................ 37
2.1.2. Tình hình thanh niên và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh .................. 40
2.2. THỰC TRẠNG PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ
MINH .................................................................................................................. 45

2.2.1. Công tác tuyên truyền, cổ động, giáo dục thanh niên ............................ 45
2.2.2. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng nhằm phát huy vai trò
xung kích, tình nguyện của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và
bảo vệ Tổ quốc .................................................................................................. 51


2.2.3. Tổ chức các chương trình đồng hành với thanh niên lập thân, lập
nghiệp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên ................. 55
2.2.4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và
Nhà nước trong sạch, vững mạnh ..................................................................... 59
2.2.5. Tổ chức các hoạt động giao lưu quốc tế góp phần thực hiện đường
lối ngoại giao nhân dân .................................................................................... 64
2.2.6. Phát huy vai trò phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; chăm lo, giáo
dục thiếu niên, nhi đồng .................................................................................... 66

2.3. THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................... 68
2.3.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân....................................................... 68
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................... 70
2.3.3. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 73
Tiểu kết chƣơng 2: ............................................................................................ 74
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH ................... 76
3.1. DỰ BÁO VÀ PHƢƠNG HƢỚNG ..................................................................... 76

3.1.1. Một số dự báo .......................................................................................... 76
3.1.2. Phương hướng đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh ............................................................................................................ 78
3.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN TNCS HỒ
CHÍ MINH ........................................................................................................... 79

3.2.1. Đổi mới công tác giáo dục của tổ chức Đoàn ........................................ 79
3.2.2. Đổi mới công tác cán bộ Đoàn và xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn .......... 83
3.2.3. Đẩy mạnh công tác chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp
của thanh niên ................................................................................................... 85
3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa Đoàn Thanh niên các cấp với chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị ................. 89
3.2.5. Tích cực, chủ động tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
trong sạch, vững mạnh và mở rộng công tác quốc tế thanh niên ..................... 91
Tiểu kết chƣơng 3: ............................................................................................ 93
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 96
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 106


DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu

Ý nghĩa

BCH

Ban Chấp hành

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CTQG

Chính trị quốc gia

CTQT - ST

Chính trị quốc gia - Sự thật

ĐVTN

Đoàn viên thanh niên

LHTN


Liên hiệp Thanh niên

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

Nxb

Nhà xuất bản

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

TNCS

Thanh niên Cộng sản

TNTP

Thiếu niên Tiền phong

TTN

Thanh thiếu nhi

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị - xã hội của thanh
niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn Thanh niên là một thành viên trong hệ thống
chính trị Việt Nam, có chức năng tập hợp, đoàn kết, giáo dục, bồi dƣỡng
thanh niên để bổ sung lực lƣợng cách mạng kế cận cho Đảng, đồng thời giữ
vai trò nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên, phối hợp với các cơ
quan đoàn thể, gia đình chăm lo giáo dục, bảo vệ quyền lợi chính đáng của
thế hệ trẻ.
Trải qua 88 năm xây dựng và trƣởng thành, dƣới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thƣờng xuyên đổi mới
phƣơng thức hoạt động để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị đƣợc giao và thực tiễn tình hình thanh niên; trở thành một trong
những cơ sở chính trị của Đảng, của Nhà nƣớc, cầu nối giữa thanh niên với
Đảng, với chính quyền.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nội dung, phƣơng thức hoạt động của tổ
chức Đoàn cấp cơ sở còn chậm đổi mới, chƣa phát huy tốt vai trò là ngƣời đại
diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐVTN; vẫn có biểu
biện “hành chính hóa”, chƣa sâu sát cơ sở. Phong trào của Đoàn chƣa đến đƣợc
với thanh niên tín đồ tôn giáo, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên ở ngoài
nƣớc, thanh niên sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nƣớc ngoài trở về
nƣớc. Tại một số nơi, hoạt động Đoàn có biểu biện dàn trải, “xơ cứng”, hình
thức, chƣa thu hút thanh niên hoặc mới chỉ thu hút đƣợc một bộ phận thanh
niên tích cực. Việc ứng dụng công nghệ thông tin; nắm bắt, định hƣớng dƣ luận
xã hội trong thanh niên còn chậm, chƣa đáp ứng yêu cầu… [10, tr.24].

1



Thực tiễn trên cho thấy, cần phải nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng
để đề xuất giải pháp phù hợp trong việc đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt
động của Đoàn. Về mặt lý luận, khi phƣơng thức hoạt động của Đoàn hiệu
quả sẽ có ý nghĩa quyết định thành công trong phƣơng thức lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên. Từ đó, giúp Đảng Cộng sản Việt Nam phát
huy tốt nhất, hiệu quả nhất vai trò tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị hiện
nay, nhất là trong bối cảnh năm 2019 này - tròn 10 năm Đảng ta tổng kết,
đánh giá việc thực hiện Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ
Chính trị “Về việc tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Phương thức hoạt động của Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề trên, tác giả đã tìm hiểu các công trình khoa học,
luận văn, luận án; sách chuyên khảo; bào báo, bài viết có liên quan đến nội
dung đề tài, cụ thể nhƣ sau:
2.1. Nhóm sách chuyên khảo:
- Cuốn sách “Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và củng cố tổ
chức Đoàn” [81] (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999) đã khái quát chủ nghĩa
Mác- Lênin về giáo dục và tổ chức thanh niên; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng đối với công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn và chỉ ra
những vấn đề cần quan tâm hiện nay.
- Tác giả Nguyễn Văn Hùng chủ biên cuốn“Đảng Cộng sản Việt Nam
với công tác vận động Thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước” (Nxb CTQG, Hà Nội, 2001) [56] đã khái quát tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và vai trò của Đảng trong công tác vận động thanh

2



niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc.
- Tác phẩm “Một số vấn đề về công tác thanh niên trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001), [69]
tác giả Văn Tùng cũng đề cập cách tiếp cận nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng
về xây dựng Đoàn Thanh niên trong thời kỳ đổi mới.
- Thông qua cuốn sách “Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh
niên”, tập thể tác giả Trần Kim Duyên, Quang Vinh, Văn Song (Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 2003) [43] đã nêu lên những vấn đề cơ bản nhất trong tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn và xây dựng tổ
chức Đoàn vững mạnh.
- Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách
mạng Việt Nam” (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004) [72], tác giả Trần Qui
Nhơn làm rõ cơ sở hình thành và quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của
thanh niên trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam.
- Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên, tác giả Dƣơng
Tự Đam đã công bố cuốn “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh
niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Nxb Thanh niên,
Hà Nội, 2005) [31]. Tài liệu này cung cấp một phần cơ sở lý luận, phƣơng pháp
luận, hệ thống các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về công tác
thanh niên nói chung, xây dựng Đoàn Thanh niên nói riêng.
- Tiếp cận thanh niên từ góc độ xã hội học, có cuốn sách của GS. Đặng
Cảnh Khanh “Xã hội học Thanh niên” (Nxb CTQG, Hà Nội, 2006) [60].
Công trình nghiên cứu khá toàn diện và chuyên sâu về thanh niên từ góc độ
tiếp cận lý luận đến những nghiên cứu thực nghiệm.
- Cuốn sách “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hệ thống
chính trị” của tác giả Nguyễn Thọ Ánh (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2006) [2]
đã nghiên cứu một cách hệ thống về chức năng, vị trí, vai trò của Đoàn TNCS


3


Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích mối quan hệ cơ bản giữa Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc, Mặt trận và
các thành viên khác trong hệ thống chính trị Việt Nam.
- TS. Đỗ Quang Tuấn, TS. Nguyễn Văn Hùng, PGS,TS. Trần Hậu có
cuốn sách “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới” (Nxb CTQG, Hà Nội, 2006) [93]
đã làm rõ sơ sở lý luận và thực trạng phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hiện nay.
- Cuốn sách “Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi dưỡng thanh, thiếu niên và
nhi đồng”, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Nxb Lao động - Xã
hội, Hà Nội, 2008) [99] là công trình sƣu tầm, biên soạn công phu, có hệ thống
những bài nói, bài viết, lời dạy bảo ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng nhằm giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
- Cuốn sách “Tuổi trẻ Việt Nam làm theo lời Bác” (Nxb CTQG-ST, Hà
Nội, 2011) [97 ra đời phục vụ Đại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần II
đã khắc họa chân dung các gƣơng mặt tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong thực
hiện Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”.
- TS. Lâm Quốc Tuấn, TS. Đỗ Tất Thắng, “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay” (Nxb CTQG-ST, Hà
Nội, 2011) [94]. Nội dung cuốn sách làm rõ cơ sở lý luận; thực trạng của vấn
đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên; đề xuất phƣơng
hƣớng và những giải pháp nhằm tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên.
- Cuốn sách “Công tác đoàn và phong trào thanh niên qua góc nhìn báo
chí” (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2012) [29] là sản phẩm của cuộc thi báo chí viết
về đề tài thanh niên qua phong trào thanh niên tình nguyện về vùng sâu, vùng xa.
Đây là một minh chứng sống động về phƣơng thức hoạt động Đoàn hiện nay.


4


- Công trình “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - Những chặng
đường phát triển” (Vũ Quang Hiển, Nxb CTQG-ST, Hà Nội, 2014) [49], đã
tổng hợp nhiều bài viết của các tác giả khác nhau nhằm tái hiện những trang
sử vàng của các thế hệ thanh niên Việt Nam, khẳng định vai trò của lực lƣợng
thanh niên Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển đất nƣớc hiện nay.
2.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn
- Chu Mạnh Sinh (2008), “Xây dựng chiến lược truyền thông quốc gia
về định hướng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên” [79], đề tài cấp Bộ, Ban
Thanh niên công nhân và đô thị Trung ƣơng Đoàn đã đƣa ra giải pháp mới
trong việc định hƣớng nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên trên cơ sở xây
dựng chiếc lƣợc truyền thông quốc gia về nghề nghiệp và việc làm. Tuy
nhiên, đề tài này vẫn chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp cụ thể giúp giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên.
- Các tác giả Nguyễn Bích Điểm (2010), “Thực nghiệm Bộ tiêu chí đánh
giá năng lực cán bộ Đoàn cấp Trung ương” [38]; Đỗ Ngọc Hà (2013),
“Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá cán bộ khối các ban phong trào
cơ quan Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” [46], đều là đề tài cấp Bộ,
Viện Nghiên cứu Thanh niên đã đƣa ra giải pháp xây dựng Bộ tiêu chí đánh
giá năng lực cán bộ Đoàn cấp trung ƣơng, đặc biệt khối phong trào cơ quan
Trung ƣơng Đoàn - một nét mới trong phƣơng thức hoạt động Đoàn hiện nay.
- Trƣơng Văn Phƣớc (2011), “Thanh niên Việt Nam trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thực trạng, vấn đề và giải pháp” [78], Đề tài của Đại học Quốc gia Hà Nội là
một góc nhìn về thanh niên, quá trình xây dựng hình ảnh mới cho thanh niên.
- Dƣơng Văn An (2012), “Đổi mới mô hình tổ chức Đoàn tại một số khu
vực đặc thù trong điều kiện hiện nay” [1], đề tài cấp Bộ, Ban Tổ chức Trung
ƣơng Đoàn đã nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đổi mới mô hình tổ


5


chức Đoàn trong giai đoạn 2012 - 2017. Kết quả thực hiện đề tài là cơ sở để
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung Điều
lệ Đoàn cũng nhƣ công tác chỉ đạo sắp xếp mô hình tổ chức Đoàn ở các cấp
phù hợp với thực tiễn.
- Trần Thanh Giang (2013) với “Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh về giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi trong giai đoạn hiện
nay” [45], đề tài cấp Bộ, Ban Thanh niên nông thôn Trung ƣơng Đoàn đã chỉ
ra giải pháp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện nhằm làm tốt
công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho TTN.
- Nguyễn Hải Đăng (2015), “Những yếu tố tác động đến quá trình khởi
nghiệp của thanh niên nông thôn hiện nay” [37], đề tài cấp Bộ, Học viện
Thanh thiếu niên Việt Nam, đề cập đến vấn đề khởi nghiệp và các yếu tố tác
động lên quá trình khởi nghiệp của thanh niên nông thôn.
- Nguyễn Xuân Hùng (2018), “Nghiên cứu tổng kết 10 năm Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [57], đề tài cấp Bộ, Văn
phòng Trung ƣơng Đoàn, đã khảo sát thực tiễn, đánh giá kết quả 10 năm triển
khai thực hiện Nghị quyết 25 trong hệ thống tổ chức Đoàn và nêu các đề xuất,
kiến nghị để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
- Luận án tiến sĩ: Ngô Thị Khánh (ĐHQGHN, 2013), “Đảng lãnh đạo xây
dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ 1986 đến 2006” [62], trong đó khái quát
chủ trƣơng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và kết quả quá trình xây dựng Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh.
- Các luận văn thạc sỹ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, gồm: Trần
Hữu Hà (2013), “Tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh tỉnh Nam Định trong thời kỳ hội nhập quốc tế” [47]; Lê Thị Thu
Trang (2014), “Quận ủy Cầu Giấy, thành phố Hà Nội lãnh đạo Đoàn TNCS

6


Hồ Chí Minh của Quận hiện nay” [84]; Ngô Thị Thu Thủy (2016), “Tỉnh ủy
Bắc Ninh lãnh đạo công tác của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay” [80];
Ninh Thu Giang (2016), “Huyện ủy Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh hiện nay” [44]; Nguyễn Việt Anh (2016), “Đổi mới
phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên tỉnh Phú Thọ hiện nay” [3];
Nguyễn Thị Lan (2017), “Huyện ủy Tràng Bảng, tỉnh Tây Ninh lãnh đạo Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh xây dựng nông thôn mới hiện nay” [65] đã đề cập đến thực
trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng
đối với Đoàn Thanh niên các địa phƣơng, trong đó có vấn đề đổi mới phƣơng
thức hoạt động của Đoàn.
2.3. Nhóm bài báo có liên quan
- Lê Quốc Phong, Tạp chí Cộng sản, số 913, tháng 11/2018, “Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về công tác thanh
niên” [74]. Bài viết khái quát những kết quả nổi bật Đoàn đã thực hiện liên
quan đến việc chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên; các giải
pháp, cách làm của Đoàn nhằm phát huy thanh niên và tham gia giải quyết
những vấn đề đặt ra cho thanh niên trong bối cảnh tình hình hiện nay.
- Lê Quốc Phong, Tạp chí Cộng sản, số 917, tháng 03/2019, “Định
hướng giá trị cho thanh niên thông qua các phong trào hành động cách mạng
của Đoàn hiện nay” [75]. Bài viết cung cấp những điểm mới về phƣơng thức
tổ chức các phong trào hành động cách mạng của Đoàn nhằm định hƣớng giá
trị cho thanh niên Việt Nam, tạo cơ sở hình thành các giải pháp của đề tài liên
quan đến việc tổ chức phong trào hành động cách mạng của Đoàn hiện nay.
- Nguyễn Anh Tuấn, Tạp chí Cộng sản, số 919, tháng 05/2019, “Phong

trào hành động cách mạng của thanh niên Việt Nam qua 50 năm thực hiện Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [95]. Bài báo nhấn mạnh quá trình hình
thành, triển khai thực hiện, rút ra những điểm mới về phong trào hành động

7


cách mạng của Đoàn qua 50 năm thực hiện Di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh
(1969-2019), nhất là giai đoạn từ 2017 đến nay. Qua đó khẳng định việc tổ
chức các phong trào hành động cách mạng là phƣơng thức hoạt động hữu hiệu
của Đoàn Thanh niên nhằm thu hút, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên
để bảo vệ quyền lợi chính đáng và phát huy vai trò xung kích của thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, luận văn nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề phƣơng thức hoạt động
của Đoàn qua các bài báo liên quan đăng trên tạp chí điện tử, website chính
thống của Đảng, Nhà nƣớc, Đoàn Thanh niên ở Trung ƣơng và địa phƣơng; các
bài viết trên Thanhnien Online, Tienphong Online, Tạp chí Thanh niên.
Các công trình nghiên cứu, bài viết, bài báo trên đã đề cập đến một lĩnh
vực, khía cạnh hoạt động của tổ chức Đoàn, quan điểm lãnh đạo của Đảng,
chính sách của Nhà nƣớc đối với công tác thanh niên. Qua đó cho thấy tính đa
dạng trong phƣơng thức hoạt động của Đoàn Thanh niên, giúp luận văn kế
thừa, xây dựng đƣợc cơ sở lý luận, thực tiễn về nội dung, phƣơng thức hoạt
động của Đoàn; bố cục và một số nội dung cơ bản trong luận văn. Điểm mới
của luận văn là hình thành một nghiên cứu khái quát nhất, đầy đủ nhất khung lý
thuyết về phƣơng thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, những yếu tố
tác động, từ đó nêu thực trạng và giải pháp đổi mới phƣơng thức hoạt động của
Đoàn thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực trạng
phƣơng thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một

số giải pháp đổi mới phƣơng thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ:
+ Luận giải cơ sở lý luận về phƣơng thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh.

8


+ Phân tích, đánh giá phƣơng thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh hiện nay.
+ Đề xuất một số giải pháp đổi mới phƣơng thức hoạt động của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phƣơng thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Các cấp bộ Đoàn, Đoàn các cấp từ Trung ƣơng đến cơ sở.
+ Cán bộ Đoàn
+ Đoàn viên, thanh niên
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung nghiên cứu: Các hình thức và phƣơng pháp triển khai các
hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian nghiên cứu: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu phƣơng
thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay trong nhiệm kỳ Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ X, XI, tức là từ tháng 12/2012 đến tháng 6/2019.
+ Về địa bàn nghiên cứu: Từ thực trạng phƣơng thức tổ chức hoạt động
của Đoàn Thanh niên tại các tỉnh, thành trên cả nƣớc (miền Bắc, Trung,
Nam); giữa các khu vực, vùng miền (nông thôn, đô thị, miền núi); trong các
ngành nghề, đối tƣợng thanh niên (trƣờng học; công chức viên chức; lực
lƣợng vũ trang; địa bàn dân cƣ; khu công nghiệp, khu chế xuất), đề tài lựa

chọn 07 tỉnh, thành Đoàn để khảo sát nghiên cứu là Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh, Sơn La, Vĩnh Phúc, Hƣng Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở các phƣơng pháp chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Phƣơng pháp cụ thể: Nghiên cứu tƣ liệu; phân tích - tổng hợp; logic -

9


lịch sử; khảo sát, điều tra qua thực tiễn công tác; xin ý kiến chuyên gia.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học, khảo sát bằng phiếu: Để đảm bảo tính
khách quan trong đánh giá thực trạng phƣơng thức hoạt động của Đoàn, đề tài
thiết kế 02 mẫu phiếu khảo sát với 450 phiếu xin ý kiến trong các đối tƣợng:
cán bộ Đoàn, ĐVTN (thuộc hệ thống tổ chức Đoàn) và cán bộ cấp ủy Đảng,
chính quyền tại 07 tỉnh, thành trên cả nƣớc, gồm:
+ 200 phiếu khảo sát dành cho đối tƣợng cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh
niên tại các tỉnh, thành Sơn La, Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
+ 250 phiếu khảo sát dành cho cấp ủy Đảng, chính quyền tại các tỉnh
Hƣng Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về phƣơng
thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; yêu cầu tất yếu của việc đổi
mới phƣơng thức hoạt động.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho sinh viên ngành Công tác thanh niên tại Học viện Thanh Thiếu
niên Việt Nam và vận dụng vào thực tiễn công tác tham mƣu các hoạt động
kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (năm 2021);
chuẩn bị cho quá trình xây dựng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII (năm 2022).

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội
dung của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Một số vấn đề chung về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và
phƣơng thức hoạt động của Đoàn.
Chƣơng 2. Phƣơng thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Thực
trạng và những vấn đề đặt ra.
Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp đổi mới phƣơng thức hoạt động
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

10


Chƣơng 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
VÀ PHƢƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thanh niên và công tác thanh niên
- Thanh niên
Có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau tùy theo phƣơng diện phân tích,
góc độ tiếp cận khi nói về thanh niên. Mỗi dân tộc, giai cấp, mỗi lĩnh vực
khoa học chuyên ngành lại có quan điểm khác nhau về độ tuổi thanh niên.
Đối với nhân bản học, xem xét tuổi thanh niên đã có những giới hạn khá
rộng, đi từ giới hạn thấp nhất của tuổi thiếu niên (11 -12 hay 12-13 tuổi) đến
giới hạn cao nhất của tuổi trƣởng thành (nam 35 tuổi, nữ 30 tuổi).
Theo xã hội học, việc phân chia giai đoạn lứa tuổi chủ yếu dựa trên sự
thay đổi vị trí xã hội và hoạt động xã hội của cá nhân, đồng thời chú ý nhiều
vào những thuộc tính của tuổi thanh niên với tƣ cách là một nhóm dân cƣ - xã
hội. Các nhà xã hội học không chỉ chú ý tới giới hạn giữa lứa tuổi thiếu niên

và lứa tuổi thanh niên mà còn xem xét ranh giới, tiêu chuẩn xác định thời kỳ
quá độ trở thành ngƣời lớn. Đây là những vấn đề đang còn nhiều tranh cãi.
Trong các sách hƣớng dẫn về sinh lí học lứa tuổi ngƣời ta khẳng định
rằng, tuổi thanh niên bắt đầu từ 17 và kết thúc ở tuổi 22 - 23 đối với nam, còn
đối với nữ là ở tuổi 19 - 20 [77].
Tâm lý học lứa tuổi chỉ ra rằng tuổi thanh niên đƣợc tính từ 15 đến 25
tuổi, bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn (tƣơng
đƣơng với giai đoạn học sinh THPT 15-18 tuổi và sinh viên đại học 18-25
tuổi). Việc phát triển tâm lý của tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới
hạn lứa tuổi, mà trƣớc hết là do điều kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã
hội; khối lƣợng tri thức, kỹ năng kỹ xảo mà họ nắm đƣợc và một loạt nhân tố

11


khác…) có ảnh hƣởng đến sự phát triển lứa tuổi. Cho nên, sự trƣởng thành về
mặt xã hội có khi chậm hơn sự phát triển về mặt sinh học (mặt này các em
đƣợc coi là ngƣời lớn, nhƣng mặt khác thì lại không). Điều đó cho thấy thanh
niên là một hiện tƣợng tâm lý xã hội.
Các nhà khoa học Mác xít nhƣ V.N. Borjaz, I.A. Gromov, I.X. Kon
(Liên Xô), P. Mitov (Bungari), W. Sziwesuk (Ba lan) đã thống nhất quan
niệm nhƣ sau: Giới thanh niên là một nhóm nhân khẩu xã hội đƣợc phân hóa
về giai cấp, trong đó bao gồm những ngƣời ở lứa tuổi từ 15 - 30, địa vị và vai
trò, những chức năng và các dạng hoạt động cũng nhƣ các định hƣớng giá trị,
thế giới quan, những sở thích, những nhu cầu và các thuộc tính tâm lí xã hội
của họ do tính chất của chế độ chính trị, những quan hệ xã hội và hoàn cảnh
lịch sử của xã hội đem lại [77].
Ở nƣớc ta, nói tới thanh niên là nói tới sức trẻ, lý tƣởng và tinh thần
xung kích; nói tới một lực lƣợng xã hội có vai trò quan trọng trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo Từ điển Tiếng Việt dùng cho học sinh,

thanh niên là ngƣời còn đang độ tuổi trƣởng thành [70, tr.437]. Theo Luật
Thanh niên đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI thông qua tại kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 quy
định: “Thanh niên Việt Nam là những người đủ 16 đến 30 tuổi” [56, tr.590].
Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên và xây dựng tổ chức Đoàn
Thanh niên Cộng sản Việt Nam, GS.TS Triết học Hoàng Chí Bảo đã chỉ ra
những đặc điểm nổi bật của lứa tuổi thanh niên, từ đó nhấn mạnh vấn đề lý
tƣởng, lẽ sống, niềm tin của tuổi trẻ [87, tr.15-17]. Khái niệm “thanh niên”
đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc dùng với nghĩa nhƣ quy định của Luật
Thanh niên, bao gồm cả lực lƣợng thanh niên trong nƣớc và thanh niên Việt
Nam ở nƣớc ngoài.
Trong hệ thống chính trị nƣớc ta, quan niệm về thanh niên đƣợc xem xét
gắn liền với quan niệm về công tác thanh niên với tính chất là một nội dung

12


công tác đặc thù trong phƣơng thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam là Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh. Tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên, các tổ chức thanh niên Việt
Nam yêu nƣớc theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và lý tƣởng của Đảng Cộng sản
Việt Nam là Hội LHTN Việt Nam.
- Công tác thanh niên
Theo “Thuật ngữ về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi”, công
tác thanh niên là “một bộ phận quan trọng trong công tác quần chúng của
Đảng, bao gồm toàn bộ những hoạt động của Đảng, Nhà nƣớc và các chủ thể
xã hội khác, trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam và
Hội Sinh viên Việt Nam nhằm tác động một cách đồng bộ để bồi dƣỡng, tổ
chức, động viên thanh niên phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh, tạo điều
kiện cho thanh niên phát triển, cống hiến, trƣởng thành vì sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” [86, tr.152].
Dƣới góc độ QLNN, công tác thanh niên là một loại hoạt động xã hội
hàm chứa sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể xã hội và thanh niên,
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thanh niên và yêu cầu phát triển của xã
hội; là quá trình tạo ra môi trƣờng kinh tế, văn hoá, xã hội và là trƣờng học
cộng sản cho thanh niên học tập, rèn luyện và trƣởng thành; là quá trình đƣa
thanh niên vào hoạt động thực tiễn cách mạng, đồng thời định hƣớng giúp
thanh niên tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của mình [64].
Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của
Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên 2005 quy
định: “Công tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội
nhằm giáo dục, bồi dƣỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và
trƣởng thành; đồng thời phát huy vai trò xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng
to lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

13


Nhƣ vậy, bản chất và nội dung cơ bản của công tác thanh niên bao gồm
một hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc;
Nghị quyết, chƣơng trình, kế hoạch của Đoàn Thanh niên và các chủ thể xã
hội khác cùng với các phƣơng thức, giải pháp thích hợp trong sự phối hợp và
phân công trên phạm vi toàn xã hội nhằm tạo ra những tác động tích cực trong
quá trình tổ chức, đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy thanh niên.
Từ khái niệm trên cho thấy: chủ thể của công tác thanh niên là tổ chức
Đảng mà trực tiếp là cấp ủy cơ sở với vai trò là ngƣời trực tiếp thực hiện và
lãnh đạo; chính quyền là ngƣời tổ chức thực hiện, tạo hành lang pháp lý, cơ sở
vật chất; các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
và Hội LHTN các cấp là lực lƣợng nòng cốt; ban dân vận các cấp và cán bộ,
công chức, viên chức, chiến sĩ lực lƣợng vũ trang đều có trách nhiệm tham gia

công tác vận động nhân dân và vận động thanh niên nói chung. Đối tƣợng của
công tác vận động thanh niên là toàn thể thanh niên Việt Nam đang học tập,
công tác, sinh sống ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Hiện nay, Bộ Nội vụ là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về công tác
thanh niên; Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam là cơ quan tƣ vấn của
Thủ tƣớng Chính phủ về công tác thanh niên, Bí thƣ thứ nhất BCH Trung
ƣơng Đoàn đồng thời là Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam.
Hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập phòng Công tác thanh niên thuộc Sở
Nội vụ, bố trí cán bộ làm công tác thanh niên; ban hành Chiến lƣợc phát triển
thanh niên giai đoạn 2011-2020 của địa phƣơng.
1.1.2. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và hệ thống tổ chức Đoàn
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Tại Khoản 2, Điều 9, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công đoàn Việt
Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt
Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội đƣợc thành

14


lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác
của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ Việt Nam”.
Theo Luật Thanh niên năm 2005, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ
chức thanh niên đƣợc tổ chức, hoạt động theo điều lệ của tổ chức và trong
khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Điều 33 của Luật Thanh niên quy định
rõ: “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên
Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên; tổ chức, hƣớng
dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh”.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng thông qua dành dành một chƣơng (chƣơng X), gồm 02 điều để quy

định “Đảng lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”. Qua đó, xác định rõ: Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, thƣờng xuyên bổ sung lực
lƣợng trẻ cho Đảng, kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh; là lực lƣợng nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trƣờng học
XHCN; đại diện quyền lợi của thanh niên; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện hành (khóa XI, nhiệm kỳ
2017 - 2022): “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến,
phấn đấu vì mục đích, lý tƣởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh... Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh là một thành viên của hệ thống chính trị nƣớc ta và là
thành viên tập thể của MTTQ Việt Nam, hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và Pháp luật của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đoàn phối
hợp với các cơ quan Nhà nƣớc, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức kinh
tế, xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo

15


vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào
việc quản lý nhà nƣớc và xã hội [41, tr.7-9].
Theo sách “350 thuật ngữ xây dựng Đảng” của Nxb Lý luận chính trị
năm 2018, “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh
niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập, lãnh đạo và rèn luyện; là tổ chức xã hội rộng lớn để thu hút, tập hợp thanh
niên Việt Nam có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi...” [96, tr.205].
Tóm lại, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện; là một thành viên của hệ thống chính trị nƣớc

ta, có vai trò nòng cốt trong công tác thanh niên. Nhiệm vụ quan trọng nhất
của tổ chức Đoàn là đoàn kết, tập hợp mọi lực lƣợng thanh niên nhằm thực
hiện thắng lợi các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của
Nhà nƣớc, đồng thời là ngƣời đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng,
hợp pháp của thanh niên, phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có
những tên gọi khác nhau để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ
cách mạng. Trong những năm 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn
TNCS Đông Dƣơng; trong những năm 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân
chủ Đông Dƣơng; từ tháng 11/1939 đến năm 1941: Đoàn Thanh niên phản đế
Đông Dƣơng; từ tháng 5/1941 đến 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt
Nam. Từ ngày 25/10/1956 đến năm 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt
Nam. Từ 2/1970 đến 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh; từ
tháng 12/1976 tại Đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đoàn vinh dự đƣợc mang
tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Hệ thống tổ chức của Đoàn: Theo Điều lệ Đoàn hiện hành, hệ thống tổ
chức của Đoàn gồm 4 cấp: Cấp Trung ƣơng; cấp tỉnh và tƣơng đƣơng; cấp
huyện và tƣơng đƣơng; cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở). Đoàn

16


tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan
lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp
ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là BCH do đại hội cùng cấp bầu ra;
giữa hai kỳ họp BCH, cơ quan lãnh đạo là ban thƣờng vụ do BCH cùng cấp
bầu ra [41, tr.15-17].
Nhiệm kỳ đại hội của Đoàn đƣợc quy định khác nhau tùy theo từng cấp.

Đối với đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn; Đoàn cấp tỉnh; Đoàn cấp huyện;
Đoàn xã, phƣờng, thị trấn nhiệm kỳ đại hội 5 năm/1 lần. Đoàn từ cấp huyện
trở lên đƣợc thành lập cơ quan chuyên trách để giúp việc.
- Các cấp bộ Đoàn: là khái niệm dùng để chỉ cơ quan lãnh đạo của Đoàn
ở từng cấp. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đƣợc tổ chức và hoạt động theo 4 cấp.
Đối với cấp Trung ƣơng, đó là Ban Bí thƣ, Ban Thƣờng vụ, BCH Trung ƣơng
Đoàn. Đối với Đoàn cấp tỉnh, đó là Ban Thƣờng vụ, BCH tỉnh đoàn. Đối với
cấp cơ sở, đó là Ban Chấp hành Đoàn cấp cơ sở.
Các cấp bộ Đoàn có vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo và tổ chức
thực hiện các chủ trƣơng công tác của Đoàn. Nhiệm vụ quan trọng nhất của
các cấp bộ Đoàn là cụ thể hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách
pháp luật của nƣớc; các chỉ đạo của Đoàn cấp trên vào thực tiễn công tác
Đoàn và phong trào TTN, từ đó xác định cách làm, hƣớng đi phù hợp với tổ
chức mình, vận động đông đảo TTN và các tầng lớp nhân dân tham gia nhằm
hoàn thành hiệu quả mục tiêu đã đƣợc xác lập.
- Đoàn các cấp: là khái niệm chung, dùng để chỉ tổ chức Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh ở các cấp, gồm cấp Trung ƣơng; cấp tỉnh và tƣơng đƣơng; cấp
huyện và tƣơng đƣơng; cấp cơ sở. Khi nói “Đoàn các cấp” nghĩa là đã bao
gồm các cấp bộ Đoàn và tổ chức Đoàn ở các cấp.
- Cán bộ Đoàn: Trong lịch sử hoạt động của tổ chức Đoàn qua các thời
kỳ, sự ra đời của Quy chế cán bộ Đoàn đƣợc xem là “dấu mốc” quan trọng

17


ghi nhận sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đối với những ngƣời làm công tác
Đoàn Thanh niên. Theo đó, “cán bộ Đoàn” đƣợc xác định là:
“1- Những ngƣời giữ chức danh bí thƣ chi đoàn, phó bí thƣ, bí thƣ Đoàn
cấp cơ sở trở lên;
2- Những ngƣời làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Đoàn và

trực tiếp làm công tác Đoàn, Hội, Đội, phong trào thanh thiếu nhi từ cấp
huyện và tƣơng đƣơng trở lên;
3- Trợ lý thanh niên, cán bộ ban thanh niên trong Quân đội nhân dân; uỷ
viên ban công tác thanh niên các cấp trong Công an nhân dân” [4].
Trên cơ sở đó, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng xác định quan điểm,
nguyên tắc trong công tác cán bộ Đoàn; nghĩa vụ, quyền của cán bộ Đoàn;
tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ Đoàn các cấp.
- Đoàn viên: Điều 1, Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XI nêu rõ:
“1. Đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên
tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tƣởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nƣớc, tự cƣờng dân tộc; có lối sống lành
mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gƣơng mẫu trong học tập, lao động,
hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nƣớc và Điều lệ Đoàn.
2. Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và
bảo vệ Tổ quốc, đƣợc tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện
hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều đƣợc xét
kết nạp vào Đoàn” [41, tr.10-11].
1.1.3. Phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Phương thức hoạt động:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “phƣơng pháp” là cách thức tiến hành để có
hiệu quả cao; “hình thức là cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung hoặc cách

18


thức tiến hành; “phƣơng thức” là phƣơng pháp và hình thức tiến hành [107,
tr.705; 1276; 1277]. Do đó, nói đến phƣơng thức hoạt động là nói đến phƣơng
pháp và hình thức hoạt động của một chủ thể xác định; là cách thức tiến hành
hoạt động của chủ thể đó, tác động vào đối tƣợng của mình nhằm truyền tải

nội dung đã đƣợc định hình.
Từ đó, có thể hiểu: Phƣơng thức hoạt động là tổng thể các hình thức,
phƣơng pháp, cách thức, quy chế, quy định, quy trình, phong cách, lề lối tác
phong... mà chủ thể hoạt động sử dụng để tác động vào đối tƣợng (thí dụ:
phƣơng thức giáo dục, phƣơng thức tổ chức phong trào, phƣơng thức hoạt động
câu lạc bộ...). Phƣơng thức hoạt động gắn liền với mục đích và nội dung hoạt
động. Mục đích chỉ ra cái cần đạt tới, nội dung chỉ ra cái cần làm, phƣơng thức
là cái cần thực hiện để đạt đƣợc mục đích và nội dung.
- Phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổng thể các
hình thức, phƣơng pháp, cách thức, quy chế, quy định, quy trình, phong cách,
lề lối tác phong... mà tổ chức Đoàn, tổ chức cơ sở Đoàn, các cấp bộ Đoàn lựa
chọn và sử dụng để tác động vào đối tƣợng hoạt động của mình nhằm đạt đƣợc
mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động; từ đó thực hiện thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ đã đề ra, góp phần thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nƣớc giao phó.
Lịch sử xây dựng và trƣởng thành 88 năm qua của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh cho thấy các nhóm phƣơng thức hoạt động chính của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh nhƣ: Tuyên truyền, cổ động để giáo dục thanh niên; tổ chức các
phong trào hành động cách mạng nhằm phát huy vai trò xung kích, tình
nguyện của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tổ
chức các hoạt động chăm lo, bồi dƣỡng thanh niên; kiểm tra, giám sát và phản
biện xã hội góp phần xây dựng Đảng và Nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh; tổ
chức các hoạt động quốc tế thanh niên góp phần thực hiện đƣờng lối ngoại
giao nhân dân; các phƣơng thức để phát huy vai trò lãnh đạo, phụ trách Đội
TNTP Hồ Chí Minh và chăm lo giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

19


×