Huỳnh Ngọc Quí
LỜI NÓI ĐẦU
A. XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI:
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, đặc biệt là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước với
quan điểm Giáo dục- Đào tạo và khoa học công nghệ phải là quốc sách hàng đầu.
Đến Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm này, trong đó giải pháp tạo
bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ được xem là một trong ba khâu đột phá để làm chuyển động
toàn bộ nền kinh tế- xã hội, để đến thập niên thứ hai của Thế kỷ 21, cơ bản nước ta
trở thành một nước Công nghiệp.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là nhằm xây dựng và đào tạo thế
hệ trẻ Việt Nam thành những công dân phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy
sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ
luật cao, thật sự là con người vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Việc giáo dục, đào tạo và hình thành nhân cách con người là một nhiệm vụ
lâu dài, gian khó, nhiệm vụ cao cả đó được xã hội giao cho ngành giáo dục và đào
tạo, “Sự nghiệp trồng người” trong nhà trường ở tất cả các cấp học gồm có hoạt
động giáo dục kiến thức khoa học, tự nhiên, xã hội, giao tiếp và giáo dục đạo đức,
nhân cách, lối sống cho người học.
Sản phẩm của ngành giáo dục và đào tạo là con người - là nhân tố quan trọng
nhất trong sự phát triển của xã hội - đòi hỏi cao nhất là sản phẩm cuối cùng đưa ra
phải là những sản phẩm tốt, có ích, đáp ứng được ba mặt “Chân - Thiện - Mỹ”. Đó
là những con người có đủ “Tài - Đức” phục vụ cho đời sống an sinh xã hội và cộng
đồng. Để giáo dục thực hiện được chức năng, vai trò của mình thì đòi hỏi công tác
giáo dục trong nhà trường nói riêng và trong hệ thống giáo dục các cấp nói chung
phải có những bước đi, những giải pháp thiết thực, hoàn thiện đạt yêu cầu đề ra.
Năm học 2009 - 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn chủ đề năm học mang tính đột
phá là “Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, đây là một trong
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 1
Huỳnh Ngọc Quí
những điều kiện cơ bản để ngành giáo dục và đào tạo đổi mới, hoàn thiện dần để
nâng cao hiệu quả đào tạo các cấp học.
Bản thân là một cán bộ quản lý trường học được phân công về phụ trách quản
lý công tác chuyên môn ở Phòng Giáo dục và Đào tạo, trong bốn năm học qua tôi
cũng đã suy nghĩ rất nhiều để tìm các giải pháp nhằm giúp nâng cao chất lượng giáo
dục của địa phương. Điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ
đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục ở Phòng Giáo dục
và Đào tạo thị xã Hà Tiên” cho bài viết của mình.
B. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
I. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Công tác quản lý của các đơn vị trường Tiểu học, Trung học cơ sở và chất
lượng giáo dục trên địa bàn thị xã Hà Tiên với thời gian nghiên cứu được giới hạn
trong 4 năm học, từ 2006 - 2007 đến 2009 - 2010.
II. Mục tiêu của đề tài :
- Đánh giá, khảo sát thực trạng công tác giáo dục trên địa bàn, phân tích
nguyên nhân.
- Nêu ra một số giải pháp đối với từng nhóm đối tượng trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục.
PHẦN NỘI DUNG
A. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
I. Khái quát tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương:
Thị xã Hà Tiên là vùng đất nằm ở tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc Việt
Nam thân yêu, được thành lập theo Nghị định 47/1998/NĐ-CP ngày 8/07/1998 của
Chính phủ (trên cơ sở chia tách Huyện Hà Tiên thành lập Thị xã Hà Tiên và Huyện
Kiên Lương) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1998.
Thị xã Hà Tiên nằm ở Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, tiếp giáp Huyện Kiên Lương,
Huyện Giang Thành và Vương quốc Campuchia. Có diện tích tự nhiên là 9.890,63
ha, bao gồm 07 xã, phường trong đó có 01 xã đảo Tiên Hải và 02 xã, phường sát
biên giới Campuchia (Xã Mỹ Đức, Phường Đông Hồ). Toàn thị xã có 9.489 hộ với
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 2
Huỳnh Ngọc Quí
dân số 45.431 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 85,1%, dân tộc Khmer
chiếm tỷ lệ 10,75%, dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ 3,7%.
Cơ cấu kinh tế của thị xã được xác định trọng tâm là Thương mại - Dịch vụ -
Du lịch, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Nông lâm ngư nghiệp. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của thị xã năm 2009 đạt 17,24%, thu nhập bình quân đầu người đạt
13,878 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo là 3,01% so với dân số toàn thị xã.
Trong những năm qua, kinh tế thị xã Hà Tiên tiếp tục được tăng trưởng, cơ sở
hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển, quốc phòng anh ninh được giữ vững, văn
hóa- xã hội được nâng lên, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, công tác
xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thực hiện khá tốt, đời sống nhân dân được
cải thiện.
Hà Tiên là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh
và di tích lịch sử – văn hoá từ lâu đời gắn liền với dòng học Mạc. Truyền thống hiếu
học của người dân Hà Tiên cũng được hình thành và phát triển theo thời gian, với
Tao Đàn Chiêu Anh Các của Mạc Thiên Tích, Trí Đức học xá của Đông Hồ Lâm
Tấn Phác… như những nét son chấm phá cho sự nghiệp giáo dục của Hà Tiên có
tiếng vang trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
II. Tình hình của ngành Giáo dục và Đào tạo:
Công tác giáo dục trên địa bàn thị xã Hà Tiên được sự quan tâm chỉ đạo của
Sở GD-ĐT Kiên Giang, của Thị ủy, UBND thị xã và sự phối hợp của các ban,
ngành đoàn thể địa phương, đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng được nâng cao cả
về số lượng lẫn chất lượng, tỉ lệ đảng viên trong toàn ngành đạt 30,37% (140/461).
Hệ thống trường lớp được mở rộng đều khắp kể cả vùng sâu, vùng biên giới, hải
đảo. Cơ sở vật chất được tăng cường và tu sửa, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học
tập. Hầu hết các phòng học đều được kiên cố hóa, cơ sở vật chất, trang thiết bị
được tăng cường từ nhiều nguồn kinh phí, đảm bảo cho các hoạt động giảng dạy
bình thường ở các trường học. Chất lượng giáo dục luôn được giữ vững. Hiện nay
có 03 trường đạt chuẩn quốc gia là Tiểu học Đông Hồ, Tiểu học Pháo Đài 1 và
Mầm non Đông Hồ, đang phấn đấu để xây dựng một số trường Tiểu học và THCS
đạt chuẩn quốc gia từ nay đến năm 2015, toàn thị xã hiện có 09 trường đạt chuẩn
“xanh - sạch - đẹp”, trong đó có 02 trường đạt mức độ cao.
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 3
Huỳnh Ngọc Quí
Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng và phát huy, ngành giáo dục và
đào tạo đã thực hiện tốt sự phối kết hợp với địa phương, các ban ngành đoàn thể,
Hội Khuyến học các cấp trong việc huy động tối đa trẻ đến trường, duy trì sĩ số học
sinh và công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS.
Từ đó góp phần nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, thu ngắn dần sự chênh lệch
giữa các vùng đô thị và nông thôn trên địa bàn thị xã.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, ngành còn có những khó khăn nhất định.
Đó là đầu tư cho giáo dục tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát
triển, nhất là về giáo viên và về cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp Mầm non và
Trung học cơ sở còn thiếu; một số xã, phường chưa có trường Mầm non và Trung
học cơ sở làm ảnh hưởng đến việc phát triển bậc học và công tác Phổ cập Giáo dục
Trung học cơ sở; một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên còn hạn chế về trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề. Một bộ phận học sinh phổ cập còn yếu, học
sinh vùng dân tộc tiếp thu tiếng Việt phổ thông và kiến thức mới còn chậm.
1. Quy mô trường lớp, học sinh:
Thị xã Hà Tiên hiện có 16 trường, trong đó có 04 trường THCS, 01 trường PT
DTNT (Sở GD-ĐT quản lý), 01 Trung tâm KTTH-HN, 01 trường Mầm non và 09
trường Tiểu học (trong đó có 04 trường có lớp THCS). Cơ sở vật chất cơ bản đảm
bảo đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh.
Tổng số học sinh và số lớp tiểu học và THCS đầu năm học 2009 - 2010 toàn
thị xã là 6.464 em/ 209 lớp. Trong đó: Tiểu học 4.044 em/ 133 lớp, THCS 2.420 em/
76 lớp.
Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% (637/ 637), tuyển sinh vào lớp 6
THCS đạt 98,9% (672/ 682); tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi 6 - 10 tuổi là
98.22%; học sinh trong độ tuổi 11 - 14 là 93.29%.
2. Tình hình nhân sự:
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 461 đồng chí, Đảng viên có
140 đồng chí (chiếm tỉ lệ 30,37%). Chia ra: CBQL: 46/ 17 nữ. Giáo viên 347/ 233
nữ. Trong đó: Mầm non: 25/ 25 nữ, Tiểu học : 164/ 114 nữ, THCS: 151/ 89 nữ, Dạy
nghề: 08/ 05 nữ. Nhân viên : 68/ 42 nữ.
2.1. Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trường học:
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 4
Huỳnh Ngọc Quí
Đội ngũ cán bộ quản lý các đơn vị trường học được thị xã quan tâm bổ nhiệm
hàng năm, nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của các
đơn vị trường học. Tình hình thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, được bồi
dưỡng kiến thức quản lý giáo dục và phần lớn được bổ nhiệm từ đội ngũ giáo viên
có năng lực. Tuy nhiên hiệu quả quản lý và kết quả công tác không đồng đều, còn
một số hạn chế nhất định.
2.2. Về đội ngũ giáo viên:
Tổng số giáo viên đang giảng dạy ở các đơn vị trường Tiểu học, Trung học
cơ sở toàn thị xã là 312 đồng chí. Trong đó giáo viên Tiểu học là 163, giáo viên
THCS là 149.
Giáo viên được đào tạo từ nhiều hệ, nhiều nguồn khác nhau: chính quy, tại
chức, công đoạn, từ xa… nên trình độ kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ
giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mặc dù có đầy đủ bằng cấp chuyên môn
theo quy định nhưng năng lực chuyên môn thì chưa đáp ứng được yêu cầu.
a. Về trình độ đào tạo:
Số giáo viên đạt chuẩn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: khối Tiểu học đạt
chuẩn 99,38% (162/163), trên chuẩn 60,73% (99/163); THCS đạt chuẩn 96,64%
(144/149), trên chuẩn 53,02% (79/149). Chia ra:
- Khối Tiểu học: ĐH: 99, CĐSP: 29, THSP: 34, khác: 01.
- Khối THCS: ĐH: 79, CĐSP: 65, THSP: 03, khác: 02.
b. Về trình độ năng lực thực chất của giáo viên:
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên là một trong những
nhân tố quyết định góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của các cấp. Thực tế về
đội ngũ giáo viên ở một số trường trên địa bàn thị xã Hà Tiên cho thấy đa số cơ bản
đáp ứng được yêu cầu, hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên từng đơn
vị trường học còn tình hình giáo viên vừa thiếu vừa thừa; thiếu giáo viên giỏi cốt
cán, lại thiếu đồng bộ, được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều loại hình, có trường
không có giáo viên đầu tàu để làm tổ trưởng chuyên môn vì tất cả đều có trình độ
sàn sàn như nhau, kinh nghiệm thì quá ít, đào tạo từ hệ tại chức, rất hiếm có giáo
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 5
Huỳnh Ngọc Quí
viên đào tạo hệ chính quy. Có trường thì thừa giáo viên cục bộ nên bố trí giảng dạy
chéo môn.
Qua tự đánh giá của Ban Giám hiệu, Công Đoàn, Tổ trưởng tổ khối chuyên
môn cùng với kết quả thanh, kiểm tra nghiệp vụ sư phạm hàng năm của các đơn vị
trường học, kết quả như sau:
- Khối Tiểu học: Giỏi: 82, Khá: 55, Đạt yêu cầu: 14, yếu - kém: 04, không
đánh giá: 05 (GV mới).
- Khối THCS: Giỏi: 58, Khá: 78, Đạt yêu cầu: 13, yếu - kém: 0.
3. Về cơ sở vật chất:
Hầu hết các phòng học đều được kiên cố hóa, đảm bảo cho các hoạt động
giảng dạy bình thường ở các đơn vị. Tất cả các trường học đều được trang bị máy vi
tính phục vụ cho công tác quản lý nhà trường và hành chánh. Có 5/5 trường Trung
học cơ sở đã được trang bị máy vi tính để giảng dạy cho học sinh. 100% thư viện
các trường đảm bảo đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh, phấn đấu đạt chuẩn
01 của Bộ giáo dục - đào tạo.
Tuy nhiên so với yêu cầu giảng dạy 2 buổi/ ngày ở khối Tiểu học và đặc biệt
là yêu cầu đạt chuẩn quốc gia thì nhiều đơn vị còn thiếu tiêu chí như Nhà hiệu bộ,
phòng chức năng, hội trường, phòng học, phòng bộ môn và phòng thiết bị. Trang
thiết bị khối Trung học cơ sở ở các trường có lớp nhô Trung học cơ sở còn thiếu.
Toàn thị xã hiện có 2 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia, chưa có trường Trung
học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Việc phát triển số trường đạt chuẩn Quốc gia gặp
nhiều khó khăn do thiếu diện tích, thiếu phòng chức năng, thiếu khuôn viên và còn
nhiều cấp học tồn tại trong một trường học.
III. Tình hình chất lượng giáo dục:
1. Về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng
cao chất lượng giáo dục:
Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục được xem là
nhiệm vụ hàng đầu của ngành trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong từng
năm học. Toàn ngành đã tích cực thực hiện các biện pháp đổi mới công tác quản lý,
nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, duy trì sĩ số học sinh, đẩy mạnh công tác phụ
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 6
Huỳnh Ngọc Quí
đạo học sinh có học lực yếu kém, tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy và học trong
nhà trường, tổ chức giảng dạy 2 buổi/ ngày cho học sinh ở các trường Tiểu học có
điều kiện và trường Phổ thông dân tộc nội trú.
Hầu hết giáo viên đã được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ để nắm được mục
đích, yêu cầu và vận dụng phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm.
2. Chất lượng giáo dục hai mặt:
2.1. Khối Tiểu học:
Năm học Học lực
Môn Toán Môn Tiếng Việt
Giỏi Khá Tr.bình Yếu Kém Giỏi Khá Tr.bình Yếu Kém
2006-2007 28,2 40,7 25,7 5,34 0 37,2 35,1 22,2 5,5 0
2007-2008 34,2 38,9 21,4 5,5 0 31,3 36,2 26,2 6,3 0
2008-2009 39,9 36,6 18,8 5,0 0 27,2
40,
8
26,0 6,0 0
Giỏi Khá Tr.bình Yếu Kém
2009-2010 29,0% 35,0% 30,8% 5,2% 0%
Năm học
Hoàn thành chương
trình Tiểu học
Hạnh kiểm
Hoàn thành Chưa hoàn thành
2006-2007 94,74% 99,8% 0,2%
2007-2008 97,24% 99,9% 0,1%
2008-2009 97,17% 99,9% 0,1%
2009-2010 98,7% 99,95% 0,05%
2.2. Khối Trung học cơ sở:
Năm học
Học lực TN
THCS
Hạnh kiểm
Giỏi Khá TrB Yếu Kém Tốt Khá Tr.B Yếu
2006-2007 8,1 26,9 53,5 10,6 0,9 97,97 73,5 21,5 5,0 0
2007-2008 7,5 26,2 5,4 12,1 0,8 95,52 71,7 24,0 4,3 0
2008-2009 8,9 26,8 52,3 10,8 1,2 97,55 72,6 23,2 4,2 0
2009-2010 9,2 25,9 50,5 13,0 1,4 98,54 74,8 21,4 3,8 0
3. Những tồn tại – hạn chế:
3.1. Công tác quản lý trường học:
- Một số cán bộ quản lý năng lực chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện còn
nhiều hạn chế, chưa thể hiện hết vai trò của người đứng đầu đơn vị trường học. Tính
phối hợp trong công tác giữa các thành viên trong Ban Giám hiệu nhà trường ở một
số đơn vị chưa cao, chưa được nhịp nhàng và đồng bộ.
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 7
Huỳnh Ngọc Quí
- Công tác quản lý chuyên môn ở một số đơn vị còn lỏng lẽo, còn thờ ơ với
công tác nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị. Việc xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch chưa được quan tâm. Một số hiệu trưởng chỉ xử lý công
việc theo cảm tính, theo “thời vụ”, chưa tìm tòi, nghiên cứu những giải pháp quản lý
ở đơn vị để đạt hiệu quả cao.
- Chưa hình thành được quy chế hoạt động của nhà trường để gắn trách
nhiệm cho từng thành viên. Chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm của tổ - khối
trưởng trong việc quản lý, theo dõi hoạt động chuyên môn của giáo viên.
- Công tác huy động học sinh yếu kém để phụ đạo nâng cao kiến thức ở các
trường còn nhiều hạn chế do cán bộ quản lý nhà trường chưa quyết tâm, chưa phối
hợp đồng bộ với chính quyền và phụ huynh học sinh. Chất lượng phụ đạo học sinh
yếu kém chuyển biến còn chậm, học sinh yếu kém phần lớn bị hụt hẫng kiến thức
cơ bản.
3.2. Công tác giảng dạy của giáo viên:
- Một số giáo viên chưa đầu tư nhiều cho tiết dạy, còn giảng dạy qua loa, đại
khái, chậm đổi mới phương pháp, soạn giảng chưa có chiều sâu, chưa phát huy tốt
tích tích cực học tập của học sinh.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học, cho học sinh thực hành, thực nghiệm mặc dù
có nhiều cố gắng, song so với yêu cầu thì cũng còn nhiều hạn chế. Học sinh chủ yếu
được tiếp thu qua lý thuyết, thiếu tính thực tiễn nên hạn chế khả năng tư duy, tìm tòi
học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo.
- So với quy định thì vẫn còn thiếu giáo viên một số bộ môn nghệ thuật như
Nhạc, Mỹ thuật nên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
2.3. Ý thức học tập của học sinh và sự quan tâm của gia đình:
- Một số học sinh chưa có động cơ thái độ học tập đúng đắn, còn ham chơi,
lười học, lười suy nghĩ. Do đó tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao.
- Một số học sinh là người Khmer do bất đồng ngôn ngữ nên tiếp thu kiến
thức chậm, gây khó khăn không ít trong việc truyền thụ kiến thức của giáo viên.
- Một bộ phận gia đình học sinh chưa quan tâm trong việc học tập của con
em, thông tin hai chiều giữa phụ huynh và nhà trường còn rất hạn chế nên hiệu quả
phối hợp trong việc giáo dục chưa cao.
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 8
Huỳnh Ngọc Quí
- Một số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục phù hợp với tâm lý lứa
tuổi các em học sinh, chỉ áp dụng hình phạt là chính, còn một số khác thì đặt kỳ
vọng quá lớn ở con mình nên tạo áp lực và ức chế ở các em.
- Một số gia đình có quan tâm đến việc cung cấp yếu tố vật chất, phương tiện
cho con cái nhưng chủ yếu là để vui chơi, chưa hướng các em đến những hoạt động
học tập, không chú trọng đến việc theo dõi, hướng dẫn học tập ở nhà cho các em.
- Một số gia đình do mưu sinh nên chưa chú trọng đến việc học tập của các
em, bắt các em phải làm việc nhà nhiều, không có thời gian học tập và thư giãn.
B. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
I. ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRƯỜNG HỌC:
1. Đổi mới công tác quản lý của Ban Giám hiệu:
1.1. Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện:
Công tác hoạch định, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt
động trong đơn vị là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người cán bộ quản lý,
trong trường phổ thông, trách nhiệm này thuộc về người Hiệu trưởng, trong đó có
vai trò tham mưu tích cực của đội ngũ cán bộ cốt cán của đơn vị (Phó Hiệu trưởng,
Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Bí thư đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, tổ khối
trưởng chuyên môn... ). Để công tác này đạt hiệu quả cao, tôi đề xuất một số giải
pháp sau:
- Đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng quy chế làm việc của đơn vị, phân
công rõ trách nhiệm từng thành viên, đặc biệt là giao trách nhiệm cụ thể cho tổ
trưởng chuyên môn và các ban bệ trong nhà trường; hàng tháng có kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện quy chế, thực hiện nhiệm vụ, trong đó đặc biệt chú ý đến
công tác kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành, tiến độ thực hiện công việc được
giao của từng thành viên theo yêu cầu của từng công việc, kịp thời chấn chỉnh, rút
kinh nghiệm.
- Tất cả mọi hoạt động của đơn vị đều phải thực hiện theo kế hoạch, vì có như
thế hoạt động của nhà trường mới nề nếp, không bị động và lúng túng.
- Kế hoạch đề ra của nhà trường phải là sản phẩn trí tuệ của tập thể, do đó khi
xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng phải dự thảo và tổ chức lấy ý kiến thảo luận trong
nội bộ lãnh đạo nhà trường và toàn thể hội đồng giáo viên rồi mới tổ chức triển khai
Một số giải pháp chỉ đạo đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục Trang 9