Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi và Aristotle - Giá trị và bài học lịch sử đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.1 KB, 10 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 14 (39) - Tháng 3/2016

Tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi và Aristotle Giá trị và bài học lịch sử đối với việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Han Fei and Aristotle’s rule of law thought – Values and history lessons for the
building of the socialist rule of law state of Viet Nam today
ThS. Đỗ Thị Thùy Trang
Trường Đại học Tài chính - Kế tốn
TS. Võ Văn Dũng
Trường Đại học Khánh H a
M.A. Do Thi Thuy Trang
University of Finance and Accountancy
Ph.D. Vo Van Dung
The University of Khanh Hoa
Tóm tắt
Cùng với sự vận động và biến đổi khơng ngừng của lịch sử xã hội, nhận thức của con người được nâng
cao, tư tưởng pháp quyền đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và ngày càng chiếm ưu thế. Dòng chảy tư
tưởng pháp quyền của nhân loại được khơi nguồn bởi các triết gia nổi tiếng như: Hàn Phi và Aristotle.
Trong bài viết này, chúng tơi tập trung phân tích tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi và Aristotle; từ đó,
rút ra những giá trị và bài học lịch sử đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: pháp quyền, Hàn Phi, Aristotle, giá trị, bài học lịch sử, nhà nước, xã hội chủ nghĩa...
Abstract
Along with the movement and continuous change of social history, human awareness is enhanced, the
rule of law thought has appeared since ancient times and has been increasingly dominant. The currents
of human’s rule of law thought have been inspired by the famous philosophers as: Han Fei and
Aristotle. In this article, we focus on analyzing the rule of law thought of Han Fei and Aristotle; from
which, we draw the values and history lessons on building The Socialist Rule of law State of Vietnam
today.
Key words: rule of law, Han Fei, Aristotle, values, history lessons, State, Socialist…



tưởng, nhà chính trị lỗi lạc của Trung Hoa
cổ đại. Ơng đã tổng hợp ba quan điểm về
“pháp”, “thế”, “thuật” của Pháp gia thành
một học thuyết có tính hệ thống; trong đó,

1. Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành
tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi và
Aristotle
Hàn Phi (280 – 233 tr. CN) là nhà tư
115


tư tưởng Pháp gia là bản thiết kế; tư tưởng
vô vi nhi trị của Đạo gia là kỹ thuật thi
công; tư tưởng Nho gia như là chất liệu
xây dựng. Chính sự kết hợp một cách độc
đáo, tài tình ba học thuyết Nho - Lão Pháp, Hàn Phi đã trở thành đại biểu xuất
sắc nhất của Pháp gia và sách Hàn Phi Tử
được coi là bộ “tập đại thành” những tư
tưởng về pháp luật trong thời Xuân Thu Chiến quốc.
Đến cuối thời nhà Chu, xã hội rơi vào
rối ren và loạn lạc vì thiên tử nhà Chu chỉ
lo chơi bời ham mê tửu sắc, bóc lột, hà
hiếp nhân dân. Trong nước, lòng dân oán
thán và nổi dậy để lật đổ nhà Chu. Do đó,
mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trở
nên vô cùng căng thẳng, đã đẩy mâu thuẫn
xã hội lên đến đỉnh điểm.
Trước tình hình đó, tư tưởng pháp

quyền của Hàn Phi ra đời thể hiện một
bước tiến nhất định trong quá trình hoàn
thiện nhà nước, đặc biệt là góp phần
củng cố mối quan hệ giữa nhà nước với
nhân dân.
Aristotle (384 - 322 tr. CN) là triết gia
nổi tiếng và là bộ óc bách khoa của nền
khoa học và triết học Hy Lạp cổ đại. Ông
là người sáng lập ra khoa học chính trị bởi
những cống hiến vĩ đại trong lĩnh vực nhà
nước và pháp quyền. Suốt cả cuộc đời,
Aristotle đã đi đến rất nhiều nơi, trải
nghiệm được rất nhiều điều, tận mắt chứng
kiến những diễn biến chính trị tại nhiều thị
quốc. Chính sự dày công tìm tòi, bám sát
thực tiễn đầy biến động trong đời sống
chính trị kết hợp với lượng lớn tri thức
được tích lũy từ trước, cùng những suy tư
trăn trở của triết gia đã giúp ông vạch ra
được những tư tưởng mang ý nghĩa lớn lao
mà người đời sau phải kính nể.
Xã hội Hy Lạp thời kỳ chiếm hữu nô
lệ chứa đựng bên trong những mâu thuẫn

gay gắt làm nảy sinh những trường phái,
tầng lớp, lực lượng đối lập nhau do lợi ích
giai cấp. Cùng với nó là sự khủng hoảng và
suy yếu của nền dân chủ Athens – đã từng
được ca ngợi là sự thể nghiệm đầu tiên của
nhân loại về mô hình nhà nước dân chủ.

Người Hy Lạp phát minh ra dân chủ nhưng
đồng thời họ cũng biến dân chủ trở thành
tr chơi chính trị. Trước một nền dân chủ
đang bộc lộ dần những khuyết tật; kéo theo
đó là sự khủng hoảng niềm tin và chao đảo
trong đời sống tinh thần do mâu thuẫn giữa
khát vọng và hiện thực, giữa nhân dân với
giới cầm quyền…, các nhà tư tưởng thời kỳ
này đã đưa ra nhiều phương án khác nhau
để cứu vãn hệ thống thành thị đang hấp
hối. Trong bối cảnh đó, học thuyết chính trị
của Aristotle ra đời như câu trả lời đầy
trách nhiệm của triết gia đối với thời cuộc.
Ông được xem là người đặt nền móng
vững chắc cho tư tưởng pháp quyền của
nhân loại.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy,
đây là thời kỳ đặc biệt của nhân loại. Thời
kỳ mà theo Karl Jaspers gọi là “Thời trục”
[5, tr.178] của lịch sử loài người, tức là
thời kỳ có nhiều biến đổi lớn lao trong đời
sống xã hội, “đã song song xảy ra những
phép lạ phi thường” [5, tr. 179] như một sự
gặp gỡ tất yếu, lần đầu tiên ở Hy Lạp,
Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại. Hàn Phi và
Aristotle là những tên tuổi lớn đã đặt cột
mốc cho bước ngoặt lịch sử đó. Họ đã
không hẹn mà gặp để giải quyết những vấn
đề mà lịch sử - xã hội đặt ra.
2. Nội dung tư tưởng về pháp quyền

của Hàn Phi và Aristotle
Tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi
Tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi
được thể hiện rõ trong quan niệm về nhà
nước (với đại diện là vua), về nhân dân và
mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân.
116


gắn kết mối quan hệ giữa nhà nước với
nhân dân trở nên vững chắc hơn thì Hàn
Phi chủ trương dùng đạo. “Đạo của bậc
vua sáng là làm đúng pháp luật. Pháp luật
của ông ta hợp với l ng người. Cho nên
khi cai trị thì theo đúng pháp luật, khi rời
b thì nghĩ đến đạo” [6, tr. 2 6]. Việc giáo
hóa dân cũng như trồng cây. Nếu “trồng
cây lê, cây quýt thì lúc ăn được quả ngọt,
lúc ngửi, được mùi thơm. Trồng cây chỉ
cúc thì khi lớn lên gai đâm người. Cho nên
người quân tử cẩn trọng trong việc trồng
cây gì” [6, tr. 361]. Theo tư tưởng Hàn
Phi, việc trồng người là việc làm vô cùng
quan trọng của nhà vua, nó quyết định đến
sự thịnh suy của một nước. Do vậy, nhà
vua phải đặt ra pháp chế để dân không
phạm phải những lỗi lầm. Như vậy, nếu
trên dùng hình phạt thì bọn gian đều chấm
dứt, bọn gian không c n thì sẽ có lợi cho
dân. “Dùng pháp luật làm cho người ta

phục theo. Nhờ vậy mà tiếng khen lan
rộng và tên tuổi có oai, dân trị mà nước
yên, đó là ph p biết dùng dân vậy” [6, tr.
83]. Hàn Phi chủ trương nhà vua phải
“phát chẩn cho k ngh o và thương xót tới
những người mồ côi và góa bụa, thi hành
ân huệ để trợ cấp cho những người không
có đủ” [6, tr. 369] như thế dân sẽ theo.
Những năm gặp hạn hán thì nhà cai trị
phải mở kho thóc để cấp cho dân ngh o,
phân phát của cải trong kho cho dân.
Để đảm bảo pháp quyền được thực thi
một cách có hiệu quả, Hàn Phi chủ trương,
thiết lập nên một hệ thống quan lại giúp
vua thi hành chính sách và tấu tình hình
thực tế. Ông nhấn mạnh, người làm vua tuy
gi i nhưng không thể không có bầy tôi,
không có bề tôi không phải là không có
người mà là không có người trung thành
với vua. “Dùng công việc để sử dụng
người, đó là cái then chốt c n hay mất, trị

Ông cho rằng, dân sẽ vì vua nếu vua tạo
cho dân chúng niềm tin bằng hình thức thi
hành chính sách thưởng phạt thật nghiêm.
Khi dân chúng đã có niềm tin rồi thì họ
“nghe nói đến chuyện chiến đấu đã dẫm
chân, xắn áo xông vào nơi gươm giáo,
giẫm lên lửa đạn, quyết tâm liều chết” [6,
tr. 28]. Nếu nhà vua “miệng nói khen

thưởng nhưng lại không cho; miệng nói
trừng phạt nhưng lại không thi hành.
Thưởng phạt đều không chắc như đã nói
cho nên dân không liều chết” [6, tr. 28].
Ông nhận thức được nhân dân có vai trò
to lớn trong quá trình xây dựng và bảo vệ
đất nước.
Hàn Phi đề cao vai tr của dân. Ông
nói, “nếu không có đất, không có dân, thì
Nghiêu Thuấn cũng không thể làm vương”
[6, tr. 161]. Sở dĩ nhà vua được yêu và tôn
quý là vì; “bậc vua chúa được thiên hạ nhất
trí ra sức cùng nâng đỡ cho nên yêu. ọi
người cùng đồng l ng lập ông ta lên cho
nên ông ta được tôn quý” [6, tr. 257]. Do
vậy, người làm vua nếu không biết yêu dân
nước mình mà đi yêu dân nước khác, thì
dân trong nước không ủng hộ ông ta. Từ
đó, ông chủ trương, “vua và tôi thân yêu
nhau, cha và con giữ gìn cho nhau” [6, tr.
13 ]. Người làm vua phải nghĩ đến dân,
phải lấy cái lợi lớn của dân đặt lên hàng
đầu, không nên ham cái lợi nh mà hại đến
cái lợi lớn. Trong nước, nếu sưu dịch nhiều
thì dân khổ, dân khổ thì k có quyền thế
nổi lên dẫn đến sưu dịch ngày một tăng. Để
làm cho dân bớt khổ thì nhà vua phải giảm
sưu dịch.
Nhà vua đối với dân thì phải giữ chữ
tín. Nếu “điều tín nh giữ được thì điều tín

lớn được xác lập, cho nên vị vua sáng chứa
chất chữ tín. Việc thưởng phạt không tin
chắc thì mệnh lệnh và những điều ngăn
cấm không được thi hành” [6, tr. 318]. Để
117


hay loạn” [6, tr. 515] của một nước. Người
làm quan phải hết sức phụng sự và xây
dựng đất nước, phải ở gần những người
hiền, tránh xa những người hư h ng, sửa
đổi những điều rối loạn. uốn trị dân, nhà
vua chỉ cần trị quan lại, vì “chỉ nghe có
quan lại làm loạn nhưng dân vẫn cứ tốt,
nhưng không nghe có dân làm loạn nhưng
quan vẫn cứ trị an một mình. Cho nên bậc
vua sáng cai trị quan lại mà không cai trị
dân” [6, tr. 39 ].
Hàn Phi cho rằng, chỉ có việc thưởng
hậu, phạt nặng thì dân chúng mới tận tâm,
tận lực vì nhà vua. Ông cho rằng, “Vua và
tôi không có tinh thần của những người
trong cốt nhục” [6, tr. 127]. Từ việc phân
tích tâm lý của dân, Hàn Phi cho rằng,
“hình phạt nghiêm là điều mà dân vẫn sợ.
Phạt nặng là điều dân vẫn gh t. Cho nên
bậc thánh nhân bày ra cái người ta vẫn sợ
để cấm không cho người ta làm bậy; đưa
cái người ta vẫn gh t để ph ng điều gian
dối của họ” [6, tr. 13 ], chính vì thế mà

nhà nước mới trị an. Việc thưởng phạt phải
“khiến cho k mạnh không lấn át người
yếu, k đông không xúc phạm số ít, người
già cả được th a l ng, người tr và cô độc
được trưởng thành, biên giới không bị xâm
phạm” [6, tr. 13 ]. Khi thưởng phải x t đến
công lao. Nếu nhà vua thưởng những người
không có công thì dân oán thán, vì của cải
hết. “Dùng thưởng mà sai lầm là b mất
dân, dùng hình phạt mà sai lầm thì dân
không sợ. Có thưởng nhưng không đủ để
khuyến khích, có phạt nhưng không đủ để
ngăn cấm thì dù nước có lớn cũng nguy”
[6, tr. 162]. Hình phạt và khen thưởng
không được x t rõ thì dân không có công
mà lại cầu được thưởng, có tội mà mong
được tha. Việc thưởng phạt của nhà vua là
tùy theo chỗ làm đúng hay sai. Nếu người
làm vua “miệng nói khen thưởng nhưng lại

không cho; miệng nói trừng phạt nhưng lại
không thi hành. Thưởng và phạt không
chắc chắn” [6, tr. 28] thì dân không tin.
uốn dân tin trước hết vua biết b điều
riêng tư, cong quẹo, mà theo ph p công thì
dân sẽ được yên mà nước sẽ được trị.
Từ sự phân tích trên cho thấy những
yếu tố pháp quyền trong tư tưởng của Hàn
Phi. Ông đã đánh giá rất cao vai tr của
dân, ông khẳng định “làm vua mà không có

bầy tôi thì làm sao mà có nước được” [6, tr.
73]. Tư tưởng của ông đã có những tiến bộ
nhất định trong mối quan hệ giữa nhà nước
với nhân dân.
Tư tưởng pháp quyền của Aristotle
Tư tưởng pháp quyền của Aristotle
được thể hiện xuyên suốt trong những luận
giải chính trị của ông. Để chỉ ra nguồn gốc
ra đời của nhà nước, Aristotle cho rằng, sở
dĩ con người sống quần tụ với nhau, tập
hợp lại trở thành gia đình, làng xã, rồi đến
quốc gia vì cùng hướng đến chung một lợi
ích là đạt đến đời sống tốt đẹp cho cả cá
nhân và cộng đồng. Aristotle cho rằng,
“mỗi quốc gia là một loại cộng đồng, và
mỗi cộng đồng được thành lập hướng đến
với một số điều tốt đẹp; vì con người luôn
luôn hành động để đạt được những gì mà
họ cho là tốt. Tuy nhiên, nếu tất cả các
cộng đồng đều hướng đến một số mục tiêu
tốt đẹp nào đó thì nhà nước hoặc cao nhất
là cộng đồng chính trị, là bộ phận cao
nhất, và bao gồm tất cả phần còn lại,
hướng đến điều tốt đẹp ở mức độ cao hơn
và nhắm đến mức độ cao nhất” [1, p. 3] và
lý do để nhà nước tồn tại là để giúp cho
công dân sống một đời sống tốt. Điều đó
thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà
nước và công dân. Ở đây, nhà nước như là
phương tiện để giúp công dân đạt được

những mục đích của cuộc sống; nhưng
đồng thời, chính những ước vọng cao đẹp
118


đó sẽ là điều kiện để duy trì sự tồn tại của
nhà nước đó.
Con người “tự bản chất là một động
vật chính trị” [1, p. 5], tồn tại với tư cách là
một bộ phận gắn bó, không thể tách rời của
nhà nước. Chỉ có thể sống trong một cộng
đồng nhà nước, tạo nên một liên hợp bao
gồm nhiều cá nhân với nhau, con người
mới có thể th a mãn được những nhu cầu
và được hưởng đầy đủ những quyền công
dân của mình. Quyền công dân được thể
hiện rõ trong vai tr mà nhà nước mang lại.
Trước hết, mục đích tối cao của việc hình
thành và duy trì sự tồn tại của nhà nước là
mang lại cuộc sống tốt cho con người.
Aristotle đã lấy tiêu chuẩn để xác định các
hình thức nhà nước kiểu mẫu là khả năng
phụng sự lợi ích chung. Thể chế nhà nước
nào lấy lợi ích xã hội làm cứu cánh, thì
được liệt vào hình thức kiểu mẫu; ngược
lại, thể chế nhà nước nào tuyệt đối hóa
quyền lực của cá nhân hay của một nhóm
thiểu số thì bị quy về hình thức lệch lạc.
Tiếp đến, nhà nước phải có vai tr đào tạo
công dân về mặt đức hạnh. Nhiệm vụ chính

của nhà nước là giáo dục công dân đi đến
hoạt động một cách ngay thẳng, dạy cho họ
biết nhắm đến mục tiêu cao thượng của
cuộc sống và vững bước trong cuộc sống
đó. Do đó, công dân sẽ là những người can
đảm, điềm tĩnh, tự do, cao thượng, thực
hiện công bằng, cư xử như những người
bạn hoàn hảo, tóm lại là những con người
“đẹp và tốt”. Với tư cách là thành viên của
cộng đồng chính trị, công dân là người có
quyền tham gia chính sự và giữ những
chức vụ trong chính quyền, tức là được
ph p tham gia vào những công việc của
thành bang; bởi theo ông, mọi công dân có
đức hạnh đều có quyền cai trị.
Như vậy, quyền công dân được thể
hiện rõ trong vai tr mà nhà nước mang lại

cho người dân, khi cá nhân đó được sống
với tư cách là thành viên của xã hội; đó
quyền được hưởng một cuộc sống tốt đẹp
mà nhà nước – một cộng đồng chính trị
hoàn hảo nhất – mang lại, quyền được giáo
dục, quyền được tham gia vào chính
sự…Đây là những quyền hết sức cơ bản và
chính đáng của con người, được Aristotle
đưa ra ngay từ thời cổ đại. Quyền công dân
chính là một trong những biểu hiện cơ bản
của tư tưởng pháp quyền
Aristotle cho rằng, vì con người có khả

năng nhận thức điều tốt và điều xấu, công
bằng và bất công, nên sự xuất hiện của nhà
nước được bắt nguồn trực tiếp từ nhu cầu
quản lý cộng đồng, quản lý xã hội, vì nếu
không có sự quản lý thì con người không
thể sống và sống tốt được, không có sự an
toàn cho mọi người. Sự ra đời của nhà
nước như là nhu cầu tất yếu để th a mãn
khát vọng sống và sống tốt đẹp hơn trong
trật tự và văn minh. “Bởi vì con người, khi
đã hoàn thiện, là động vật cao nhất, nhưng
khi tách rời kh i luật pháp và công lý, thì
con người là động vật tồi tệ nhất, bởi vì sự
bất công được trang bị kỹ là nguy hiểm
hơn, và con người từ khi sinh ra đã có đôi
tay nghĩa là có sự thông minh và đạo đức,
những điều này có thể được con người sử
dụng cho những mục đích tồi. Vậy nên,
nếu con người không có đức hạnh, thì con
người là động vật xấu xa và man rợ nhất,
tham lam và ham muốn nhiều. Tuy nhiên,
công lý là dây buộc của con người trong
các nhà nước, vì quản lý sự công bằng,
quyết định công bằng là gì, đó là nguyên
tắc thiết lập trật tự trong xã hội chính trị”
[1, p. 6].
Để đảm bảo pháp quyền có hiệu quả,
theo Aristotle, cần phải có một hệ thống
các cơ quan chính quyền cần thiết và một
mạng lưới pháp luật để quản lý con người

119


và giám sát hoạt động xã hội. Do đó,
Aristotle là người đầu tiên chỉ ra những cơ
quan chính quyền trong bộ máy nhà nước
và sự cần thiết phải kết hợp nhiều cơ quan
lại với nhau để hoạt động của nhà nước có
hiệu quả. Trong số những cơ quan đó,
Aristotle đặc biệt nhấn mạnh vai trò của
các cơ quan pháp luật. Ông quan niệm
rằng, trong bất kỳ nhà nước nào cũng cần
phải có những yếu tố bắt buộc: cơ quan
làm ra luật có trách nhiệm trông coi việc
nước, các cơ quan thực thi pháp luật và các
toà án. Từ đó, Aristotle là người đầu tiên
chỉ ra sự phân quyền trong bộ máy nhà
nước, gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Trong nhà nước có sự phân chia quyền lực
như Aristotle nêu ra, để đảm bảo cho việc
mỗi cơ quan thực hiện đúng chức năng và
quyền hạn của mình, quyền lực được thực
thi, thì phải có hệ thống pháp luật nghiêm
minh, chặt chẽ và thống nhất. Điều này
chứng t , ông luôn đề cao vai trò của pháp
luật trong việc quản lý xã hội và giáo hóa
con người vì khi tách rời kh i luật pháp và
công lý, thì con người trở nên tồi tệ nhất
trong số các loài động vật. Như thế, mối
quan hệ giữa nhà nước và công dân sẽ bị

phá vỡ, xã hội sớm hay muộn sẽ rơi vào
vòng loạn lac.
ối quan hệ không tách rời giữa công
dân với nhà nước là mối quan hệ hai chiều
và có tác động biện chứng lẫn nhau; do đó,
mối quan hệ này không chỉ được thể hiện ở
những quyền lợi mà nhà nước mang lại cho
công dân mà c n thể hiện ở nghĩa vụ công
dân phải thực hiện đối với nhà nước. Con
người chỉ có thể tồn tại với tư cách là
“động vật chính trị”, là thành viên của xã
hội và tham gia tích cực vào các hoạt động
xã hội; do đó cần phải có ý thức về bản
thân và trách nhiệm đối với xã hội. Nhiệm
vụ của công dân là giữ cho sự an toàn của

chế độ. Aristotle xem đó là phẩm chất, là
đức hạnh chung của mọi công dân.
Như vậy, người công dân trong quan
điểm của Aristotle không chỉ có những
quyền nhất định mà c n phải có nghĩa vụ
đối với nhà nước. Nhà nước phải đảm bảo
lợi ích chung và mang lại cuộc sống tốt đẹp
cho những công dân của mình; và ngược
lại, công dân phải có những nhiệm vụ nhất
định đối với nhà nước (trong đó nhiệm vụ
cao nhất là tránh làm những việc ảnh
hưởng đến sự tồn vong của chế độ). Như
vậy, mối quan hệ giữa nhà nước và công
dân là sự tương quan hai chiều, quyền lợi

luôn đi đôi với nghĩa vụ. Mối quan hệ giữa
nhà nước và công dân là mối quan hệ chủ
đạo trong xã hội, vừa thể hiện vai trò của
một nhà nước là phục vụ, vừa thể hiện
trách nhiệm của công dân trước nhà nước.
Điều này đã toát lên tư tưởng pháp quyền
khá tiến bộ của ông.
3. Giá trị tư tưởng pháp quyền của
Hàn Phi và Aristotle
Giá trị thứ nhất, tư tưởng pháp quyền
của Hàn Phi và Aristotle hướng đến một xã
hội thịnh trị
Hàn Phi và Aristotle là những nhà tư
tưởng nổi tiếng của thời kỳ cổ đại. Cả hai
ông đều chứng kiến một xã hội đang bị đổ
vỡ những giá trị và niềm tin. Xã hội mà
Hàn Phi đang sống rơi vào tình trạng bạo
loạn và phân tranh. Vì thế, tư tưởng về
pháp quyền của ông ra đời nhằm mục đích
đưa nước từ loạn thành trị. Cũng tương tự
như thế, ở phương Tây, các thành bang của
Hy Lạp cũng lâm vào bế tắc và đang rất
cần có những phương án đưa xã hội để
thoát ra kh i sự khủng hoảng do những
khuyết tật của nền dân chủ mang lại. Do
vậy, tư tưởng về pháp quyền cùng với
những vấn đề khác trong chính trị học của
Aristotle đều nhằm giải quyết những yêu
120



cầu cấp bách mà thời đại ông đặt ra. Bối
cảnh lịch sử và dấu ấn đẳng cấp được in
đậm trong tư tưởng, tư tưởng pháp quyền
của cả hai ông đều thể hiện khát vọng
hướng đến một xã hội thịnh trị, một nhà
nước tốt đẹp nhất dành cho con người.
Tư tưởng pháp quyền là đ i h i vô
cùng bách cấp trong bối cảnh xã hội rơi
vào loạn lạc. Vì thế, nó góp phần tạo ra
hiệu quả to lớn cho học thuyết chính trị của
Hàn Phi và Aristotle. Tư tưởng của cả hai
ông đều được trọng dụng và được ứng
dụng vào mô hình nhà nước cụ thể (tuy nó
còn mang tính sơ khai). Trên thực tế, tư
tưởng chính trị của Hàn Phi đã giúp cho
Tần Thủy Hoàng thống nhất được Trung
Hoa, thành lập nên nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền, chấm dứt một thời
kỳ dài phân quyền loạn lạc; c n tư tưởng
chính trị Aristotle đã góp phần giúp cho
học trò của ông – Alexander Đại đế trở
thành vị tướng thành công nhất trong lịch
sử nhân loại, người đã chinh phục gần như
toàn bộ thế giới mà ông biết đến trước khi
qua đời. Thế mới biết được cái tài hoa và
những đóng góp to lớn của nhà tư tưởng
đối với lịch sử.
Giá trị thứ hai, tư tưởng pháp quyền
của Hàn Phi và Aristotle đề cao mối quan

hệ giữa nhà nước với nhân dân. Hai ông
đã đại diện cho hai quan điểm - phương
Đông và phương Tây, và đã nhận thức
được tầm quan trọng của mối quan hệ này.
Họ khẳng định vai trò không thể thiếu của
nhà nước; bên cạnh đó, cũng không thể hạ
thấp, xem thường vai trò của dân. Nếu Hàn
Phi cho rằng, nước một ngày cũng không
thể thiếu vua và người làm vua, nếu không
có dân thì cũng không có nước; sở dĩ, xuất
hiện vua ở đây là vì trong ý thức hệ phong
kiến, vua là đại diện cho nhà nước, nhà
nước là nhà nước của vua; thì Aristotle lại

đưa ra quan điểm, nhà nước phải biết chăm
lo cho dân và xem việc phụng sự cho lợi
ích chung là mục đích, là điều kiện để duy
trì sự tồn tại của mình; đồng thời, người
dân chỉ có thể đạt đến cuộc sống đức hạnh
khi được sống trong cộng đồng nhà nước
và phải có nghĩa vụ bảo vệ nhà nước đó.
Như vậy, ngay từ thời cổ đại, cả hai ông
đều khẳng định mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ, không thể tách rời giữa nhà nước với
nhân dân.
Trong mối quan hệ giữa nhà nước với
nhân dân của Hàn Phi và Aristotle là họ
không chỉ dừng việc ở việc đề cao mối
quan hệ này mà còn ra sức củng cố, giữ
gìn và bảo vệ để nó càng trở nên chặt chẽ.

Cả hai người đều là những nhà pháp trị nổi
tiếng nên đã chủ trương sử dụng pháp luật
làm công cụ để gắn kết mối liên hệ giữa
nhà nước với nhân dân. Nhà nước quản lý
các hoạt động xã hội và kiểm soát những
hành vi của dân chúng bằng hệ thống pháp
luật; đồng thời cũng thông qua pháp luật,
nhân dân được đảm bảo sự bình đẳng và
các quyền cơ bản của mình, ý thức được
nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với
nhà nước.
Giá trị thứ ba, tư tưởng pháp quyền
của Hàn Phi và Aristotle hướng đến việc
củng cố bộ máy nhà nước vững mạnh
Để đảm bảo cho những giá trị của
pháp quyền được thực thi, Hàn Phi và
Aristotle đều đưa ra những biện pháp cụ
thể hết sức hữu hiệu. Nếu như Hàn Phi chủ
trương sử dụng hệ thống quan lại để giúp
vua quản lý xã hội, thực thi chính sách và
báo cáo tình hình thực tế; thì Aristotle lại
nêu lên sự cần thiết để thiết lập nên các cơ
quan chính quyền để theo dõi và giám sát
các hoạt động của nhà nước. Tư tưởng
quan lại phải hết lòng phụng sự và xây
dựng nước; đồng thời quan lại còn là phụ
121


mẫu của dân, chăm lo cho dân và đối xử

công bằng đối với mọi người của Hàn Phi;
hay tư tưởng “không có một thị quốc nào
có thể tồn tại mà không có những cơ quan
cần thiết và không một thị quốc nào có thể
được quản lý tốt nếu không có những cơ
quan hướng tới duy trì sự hài h a cân đối
và trật tự” [1, p. 1 9], xác định rõ bản chất
và chức năng của những cơ quan này của
Aristotle; tất cả chứng t cả hai ông đều
chủ trương, tổ chức bộ máy nhà nước chặt
chẽ từ trên xuống dưới để công việc của
nhà nước hoạt động có hiệu quả, quản lý
tốt các hoạt động của nhân dân và của toàn
xã hội. Ở đây, hệ thống quan lại và các cơ
quan chính quyền được xem như những
“cây cầu nối” để gắn kết giữa nhà nước với
nhân dân, là những người thực thi giá trị
pháp quyền một cách hiệu quả nhất.
4. Bài học lịch sử rút ra từ tư tưởng
pháp quyền của Hàn Phi và Aristotle đối với
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội
Chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Từ những giá trị được rút ra, tư tưởng
pháp quyền của Hàn Phi và Aristotle đã để
lại những bài học lịch sử quý giá cho việc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay.
Bài học lịch sử thứ nhất, phải xây
dựng một bộ máy nhà nước vững mạnh
với một hệ thống pháp luật chặt chẽ và

thống nhất
Tuy là một vấn đề được đặt ra từ thời
cổ đại, song tư tưởng pháp quyền, trong đó
việc đề cao tính nghiêm minh của pháp luật
không hề bị mất đi giá trị trong thời đại của
chúng ta. Trái lại, trong một xã hội văn
minh, nó càng thể hiện vai trò quyết định
đến việc tồn vong của chế độ nói riêng và
sự sống còn của quốc gia, dân tộc nói
chung. Nhìn vào hệ thống chính trị của
nước ta hôm nay, có thể thấy rõ điểm

tương đồng giữa chúng ta với cách tiếp cận
của Hàn Phi và Aristotle về vai trò của
pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, với tất cả tính ưu việt của
mình, nhấn mạnh vai trò của pháp luật.
Chấp hành pháp luật cũng là cách thể hiện
dân chủ. Pháp luật là tối cao, việc tuân theo
pháp luật sẽ làm người dân trở nên bình
đẳng, được bảo vệ những quyền lợi chính
đáng; từ đó là cơ sở để tạo nên sự đồng
thuận xã hội. Do đó, chúng ta không coi
pháp luật như một công cụ cai trị, mà là
công cụ bảo vệ quyền lợi của người lao
động, của toàn thể nhân dân.
Trong thời đại ngày nay để giữ vững
ph p nước đ i h i nhà nước phải nhanh
chóng kiện toàn hệ thống pháp luật, phải
thống nhất pháp luật từ trung ương đến địa

phương, tránh tình trạng ở trung ương chỉ
thị xuống thì đúng nhưng ở cấp cơ sở thì
lại thi hành sai chỉ thị. Để khắc phục những
tình trạng đó thì cần phải nhờ đến tính
nghiêm minh của pháp luật. Pháp luật là
công cụ để ổn định chính trị - xã hội của
đất nước chính vì thế Đảng cộng sản Việt
Nam đã không ngừng quyết tâm hoàn thiện
hệ thống chính trị theo hướng lấy chủ
nghĩa ác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nòng cốt đồng thời tiếp thu
những tinh hoa của nhân loại nhằm xây
dựng một đất nước thực sự của dân, do
dân, vì dân.
Như vậy, với tư tưởng pháp quyền,
Hàn Phi và Aristotle đã đề cao pháp luật
tạo nên sự ổn định và kỷ cương, tổ chức
đời sống xã hội chặt chẽ là điều kiện quan
trọng để tiến đến nhà nước lý tưởng, là
biện pháp hữu hiệu để đưa xã hội đang
khủng hoảng từ tình trạng phân rã, xung
đột chính trị trở lại với quỹ đạo phát triển.
Ngày này, chúng ta cũng đang gắng sức
hoàn thiện hệ thống pháp luật để ổn định
122


chính trị nhằm đạt đến sự phát triển bền
vững. Do đó, chúng ta càng cảm nhận sâu
sắc thông điệp mà Hàn Phi và Aristotle đã

truyền lại cho thời đại sau.
Bài học lịch sử thứ hai, phải đảm bảo
quyền làm chủ của nhân dân
Một trong những nội dung cơ bản của
tư tưởng pháp quyền là khẳng định quyền
của con người. Trong nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền của con
người trước hết được khẳng định qua
quyền làm chủ của nhân dân. Đây là một
trong những nguyên tắc đặc thù trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã
hội chủ nghĩa, xuất phát từ bản chất của
nhà nước xã hội chủ nghĩa. Quyền làm chủ
nhà nước của nhân dân cần phải được đảm
bảo bằng những quy định của Hiến pháp,
pháp luật; đồng thời, phải đảm bảo được
tôn trọng và thực hiện trên thực tế.
Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý
cao nhất đã thừa nhận quyền làm chủ của
nhân dân, nó tiếp tục được khẳng định qua
nhiều lần sửa đổi Hiến pháp khác nhau và
trải qua những kì Đại hội Đảng, Đảng
Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định “Nhà
nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của
nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền
lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”.
Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện
ở những nội dung chủ yếu sau: tham gia
bầu cử các đại biểu của mình vào Quốc hội

và Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia
các công việc quản lý nhà nước ở địa
phương và cơ sở; tham gia xây dựng, đánh
giá các chủ trương chính sách và góp ý
kiến điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để các
chủ trương chính sách phù hợp với thực
tiễn; có quyền giám sát, chất vấn và đ i h i
sự công khai minh bạch trong các hoạt
động của các cơ quan nhà nước; có quyền

được cung cấp thông tin kịp thời và chính
xác để tiến hành cơ chế “nhà nước và nhân
dân cùng làm”, “dân biết, dân bàn, dân làm
và dân kiểm tra”; có quyền khiếu nại, tố
cáo, phát hiện và đề nghị thanh tra, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức của
cán bộ, công chức. Vai trò quản lý của Nhà
nước phải đảm bảo thực hiện đúng và đủ
các nội dung trên để thể hiện bản chất của
nhà nước là “của dân, do dân và vì dân”.
Hiện nay, quyền làm chủ của nhân
dân không chỉ được đảm bảo bằng Hiến
pháp và pháp luật; mà còn bằng hệ thống
truyền thông, các phương tiện thông tin
đại chúng, các cuộc vận động, thông qua
việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thực
hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”, thông qua vai tr của các Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, quyền làm chủ

của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi,
trên nhiều lĩnh vực và có nhiều nơi đã
thực hiện dân chủ nhưng chỉ mới là dân
chủ hình thức; tệ quan liêu, mệnh lệnh,
cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây
phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và
nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi,
ngăn chặn được. Do đó, cần phải nghiêm
trị những hành vi nói trên để đảm bảo
quyền làm chủ của nhân dân.
Bài học lịch sử thứ ba, củng cố và tăng
cường mối quan hệ giữa nhà nước với
nhân dân
Tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi và
Aristotle hàm chứa mối quan hệ giữa hai
lực lượng cơ bản của đời sống chính trị xã hội; đó là nhà nước và nhân dân. Tư
tưởng đó để lại cho chúng ta bài học lịch
sử to lớn; bởi ngày nay, Đảng – Nhà nước
cùng với nhân dân song hành trong công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, cùng nhau
thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa
123


đất nước; và chính nhân dân đã trở thành
những người chủ thực sự của quá trình đó.
Dân có giàu thì nước mới mạnh; bởi không
thể nói một đất nước giàu khi người dân
chưa đủ no, một đất nước dân chủ khi
người dân mất đi quyền tự chủ được. Trình

độ dân trí và chất lượng cuộc sống của
nhân dân đã trở thành thước đo chuẩn xác
nhất về trình độ văn minh của xã hội.
Do đó, để tăng cường sự gắn bó giữa
nhà nước với nhân dân thì nhà nước phải
thực sự lấy lợi ích chính đáng của nhân
dân làm mục tiêu cao cả. Nhà nước chăm
lo mọi mặt, tạo điều kiện để phát triển
toàn diện về trí tuệ, thể chất và tinh thần;
nguyên tắc công bằng được khẳng định
thông qua chính sách xã hội phục vụ
người lao động. Tất cả mọi hoạt động của
nhà nước đều hướng đến vì lợi ích của
nhân dân, ngoài lợi ích của nhân dân thì
không còn một lợi ích nào khác. Một khi
mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân
được củng cố và trở nên tốt đẹp thì sẽ
thực thi giá trị của pháp quyền một cách
hiệu quả nhất.
5. Thay lời kết
Hàn Phi và Aristotle là những đại diện
tiêu biểu của phương Đông và phương Tây.
Là nhà pháp trị, hai ông đã đưa ra những tư
tưởng pháp quyền đầu tiên cho nhân loại.
Tuy có sự khác biệt về điều kiện lịch sử và
lập trường giai cấp nhưng tư tưởng pháp
quyền của hai ông chứa đựng những giá trị
to lớn như: đều hướng đến một xã hội thịnh
trị, đề cao mối quan hệ giữa nhà nước với
nhân dân, hướng đến việc củng cố bộ máy

nhà nước vững mạnh. Từ những giá trị đó,
tư tưởng pháp quyền của Hàn Phi và
Aristotle để lại nhiều bài học bổ ích cho
Ngày nhận bài: 22/02/2016

quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đó là
phải xây dựng một bộ máy nhà nước vững
mạnh với một hệ thống pháp luật chặt chẽ
và thống nhất, đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân, củng cố và tăng cường mối quan
hệ giữa nhà nước với nhân dân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristotle (1999), The Politics, Translated in
to English by Benjamin Jowett, Batoche
Books, Kitchener.
2. Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại
cương triết học Trung Quốc, Nxb. Thanh
Niên, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Doãn Chính (chủ biên) (2003), Đại cương
lịch sử triết học Phương Đông cổ đại, Nxb.
Thanh Niên, Hà Nội.
4. Doãn Chính (2005), Triết lý phương Đông
giá trị và bài học lịch sử, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5. Karl Jaspers (2004), Triết học nhập môn, Lê
Tôn Nghiêm dịch và giới thiệu, Nxb. Thuận
hóa, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây, Hà Nội, 2004.
6. Hàn Phi (2005), Hàn Phi Tử, Nxb. Văn học,

Hà Nội, (bản dịch của Phan Ngọc).
7. Marcel Prelot, Georges Lescuyer, Lịch sử
các tư tưởng chính trị, Chương trình khoa
học – công nghệ KX. 5, đề tài KX 05 – 02
(Bùi Ngọc Chương dịch).
8. Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch
(1993), Lịch sử các học thuyết chính trị trên
thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) (2007),
Aristotle và Hàn Phi Tử - con người chính
trị và thể chế chính trị, Nxb. Lý luận chính
trị, Hà Nội.

Biên tập xong: 15/03/2016
124

Duyệt đăng: 20/03/2016



×