Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG MÃ (THUỘC TỈNH THANH HÓA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.28 MB, 192 trang )

i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

VŨ VĂN DUẨN

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CẢNH QUAN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ
LƢU VỰC SÔNG MÃ (THUỘC TỈNH THANH HÓA)

LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ

HÀ NỘI - 2020


ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

VŨ VĂN DUẨN


PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CẢNH QUAN
PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ
LƢU VỰC SÔNG MÃ (THUỘC TỈNH THANH HÓA)

Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số: 9.44.02.17

LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phạm Thế Vĩnh
2. PGS.TSKH. Nguyễn Văn Cư

HÀ NỘI – 2020


iii
LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học 1: TS. Phạm Thế Vĩnh và Người hướng dẫn
khoa học 2: PGS, TSKH. Nguyễn Văn Cư. Hệ thống các dữ liệu, số liệu, kết quả trong
luận án là trung thực và của nghiên cứu sinh thực hiện, chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào trước đây. Các nội dung tham khảo được trích dẫn, dẫn nguồn đầy
đủ và trung thực.

Nghiên cứu sinh

Vũ Văn Duẩn



iv
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Viện Địa lý, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ
Việt Nam, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thế Vĩnh và PGS,TSKH. Nguyễn
Văn Cư. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy - những người đã thường
xuyên dạy dỗ, chỉ bảo tận tình NCS trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô, các nhà khoa học trong Viện Địa lý, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ
Việt Nam, và các cơ sở đào tạo ngoài Viện như: Khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội; Viện Điều tra Quy hoạch rừng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở tài
nguyên và Môi trường, Sở nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục kiểm lâm tỉnh
Thanh Hóa,...
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban
Chủ nhiệm Khoa khoa học Xã hội, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho tôi có
cơ hội phấn đấu, vươn lên trong công tác cũng như trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học
của mình. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong trường Đại học Hồng Đức,
khoa Khoa học Xã hội, bộ môn Địa lý.
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự
giúp đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè trong quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận án.

Nghiên cứu sinh

Vũ Văn Duẩn


v
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………….... 1

1. Tính cấp thiết của luận án ………………………………………………………............. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 2
4. Các luận điểm bảo vệ ........................................................................................................ 3
5. Những điểm mới của luận án............................................................................................. 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................................... 3
7. Cơ sở tài liệu ...................................................................................................................... 3
8. Cấu trúc của luận án........................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC,
CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ 5
LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA.............................................
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan......................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ trên thế giới......................... 5
1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ ở Việt Nam.......................... 9
1.1.3. Các nghiên cứu trên lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến luận án.... 11
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ..... 13
1.2.1. Cảnh quan……………………………………………………………………………. 13
1.2.2. Phân loại cảnh quan………………………………………………………………...... 14
1.2.3. Bản đồ cảnh quan……………………………………………………………………. 17
1.2.4. Đa dạng cảnh quan ...................................................................................................... 18
1.2.5. Cấu trúc cảnh quan....................................................................................................... 19
1.2.6. Chức năng cảnh quan .................................................................................................. 21
1.2.7. Đánh giá cảnh quan………………………………………………………………….. 24
1.2.8. Tổ chức lãnh thổ .......................................................................................................... 26
1.2.9. Nguyên tắc phân vùng cảnh quan……………………………………………………. 27
1.3. Sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông............................................................................. 28
1.3.1. Trên thế giới................................................................................................................. 28
1.3.2. Ở Việt Nam................................................................................................................... 29
1.3.3. Lãnh thổ lưu vực sông.................................................................................................. 31
1.4. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu ........................................................ 33

1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................................. 33
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 35
1.4.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 39
Tiểu kết chương 1: ................................................................................................................. 39
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG MÃ TỈNH
42
THANH HÓA.......................................................................................................................
2.1. Các hợp phần, yếu tố thành tạo cảnh quan...................................................................... 42
2.1.1. Đặc điểm các hợp phần, yếu tố tự nhiên trong thành tạo cảnh quan............................ 42
2.1.2. Đặc điểm các yếu tố kinh tế - xã hội trong thành tạo, sử dụng cảnh quan lãnh thổ
66
nghiên cứu…………………………………………………………………………………..
2.2. Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa…………………………………... 69
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa........... 69


vi
2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan....................................................................
2.2.3. Bản đồ cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa ………………………
2.2.4. Các đơn vị phân loại cảnh quan....................................................................................
2.2.5. Đặc điểm cấu trúc cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa……………….
2.2.6. Đặc điểm cấu trúc động lực cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa....
2.2.7. Phân tích chức năng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa…………
2.3. Phân vùng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa ……...............................
Tiểu kết chương 2…………………………………………………………………………...
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG
MÃ TỈNH THANH HÓA....................................................................................................
3.1. Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý ngành nông, lâm nghiệp lãnh
thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa……………………………………………….............
3.1.1. Quy trình các bước đánh giá cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa………….

3.1.2. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá cảnh quan ........................................................
3.1.3. Lựa chọn đơn vị đánh giá ............................................................................................
3.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển các ngành
sản xuất kinh tế lãnh thổ nghiên cứu .....................................................................................
3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.....................................................
3.2.2. Đánh giá thích nghi cho các nhóm cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp
ngắn ngày, cây ăn quả............................................................................................................
3.2.3. Đánh giá thích nghi cho rừng phòng hộ và rừng sản xuất............................................
3.3. Thực trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
3.3.1. Thực trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước………………………………………
3.3.2. Thực trạng sử dụng đất (theo mục đích sử dụng)………………………………….....
3.3.3. Thực trạng diện tích và độ che phủ rừng lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa....…
3.3.4. Thực trạng tài nguyên sinh học....................................................................................
3.3.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội………………………………………………...
3.3.6. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030......................................................................................................
3.4. Định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển nông – lâm nghiệp lãnh thổ lưu
vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa.................................................................................................
3.4.1. Quan điểm và căn cứ định hướng.................................................................................
3.4.2. Định hướng không gian các hoạt động nông lâm nghiệp lãnh thổ lưu vực sông Mã
tỉnh Thanh Hóa.......................................................................................................................
3.5. Định hướng không gian ưu tiên phát triển nông – lâm nghiệp lãnh thổ lưu vực sông
Mã tỉnh Thanh Hóa.................................................................................................................
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………………...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………………..
Danh mục công trình của tác giải.......................................................................................
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………....
Phụ lục……………………………………………………………………………………...

69

72
78
79
96
97
100
108
109
109
109
110
111
112
112
112
119
125
125
127
128
129
132
133
136
136
137
142
145
146
149

150
155


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BĐ: Bản đồ.
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên.
BVMT: Bảo vệ môi trường.
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân.
CN: Công nghiệp.
CQ: Cảnh quan.
CQST: Cảnh quan sinh thái.
ĐKTN: Điều kiện tự nhiên.
ĐGCQ: Đánh giá cảnh quan
HST: Hệ sinh thái.
KT - XH: Kinh tế xã hội.
KTST: Kinh tế sinh thái.
MTST: Môi trường sinh thái.
NCS: Nghiên cứu sinh.
NCCQ: Nghiên cứu cảnh quan.
QH: Quy hoạch.
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
SDHL: Sử dụng hợp lý.
SKH: Sinh khí hậu.
TCLT: Tổ chức lãnh thổ.
TTS: Tổng chất hòa tan.
TN: Tài nguyên.
TNST: Thích nghi sinh thái.

TNTN: Tài nguyên thiên nhiên.
UBND: Ủy ban nhân dân.

Tiếng anh
AHP: Analytic Hierarchy Process - Phương pháp phân tích thứ bậc.
FAO: Food and Agriculture Organization - Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới.
GIS: Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý.
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc.


viii
DANH MỤC BẢNG
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21

Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Bảng 2.15
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18

22


Bảng 2.19

23
24
25

Bảng 2.20
Bảng 2.21
Bảng 2.22

26

Bảng 2.23

27

Bảng 3.1

28

Bảng 3.2

29

Bảng 3.3

30

Bảng 3.4


31
32

Bảng 3.5
Bảng 3.6

33

Bảng 3.7

34

Bảng 3.8

Tên bảng
Mức độ quan trọng của các chức năng cảnh quan
So sánh cặp đôi các yếu tố tác động các ngành kinh tế hoặc cây trồng
Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên
Đặc điểm cấu trúc địa mạo lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) thời kỳ 1980 - 2012
Đặc trưng tốc độ gió tháng và năm (m/s) thời kỳ 1980 - 2012
Đặc trưng nhiệt độ không khí tháng và năm (oC) thời kỳ 1980 - 2012
Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) thời kỳ 1980 - 2012
Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm (%) thời kỳ 1980 - 2012
Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH lãnh thổ lưu vực sông Mã Thanh Hóa
Tổng hợp sinh khí hậu lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Đặc trưng hình thái sông ngòi tỉnh Thanh Hóa
Phân loại đất lãnh thổ lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa
Kết quả phân tích phẫu diện TH - 05
Kết quả phân tích phẫu diện TH - 20

Kết quả phân tích phẫu diện TH - 18
Kết quả phân tích phẫu diện TH - 11
Kết quả phân tích phẫu diện TH - 16
Kết quả phân tích phẫu diện TH - 08
Lớp thảm thực vật lãnh thổ lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa
Diện tích một số loại cây trồng chính lãnh thổ lưu vực sông Mã năm 2016
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế lãnh thổ
lưu vực sông Mã tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2010 - 2016 (Triệu đồng)
Hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Kết quả phân tích nông hóa phẫu diện TH 1
Kết quả phân tích nông hóa phẫu diện TH 2
Diện tích, tỷ lệ các đơn vị phân vùng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông
Mã tỉnh Thanh Hóa
Phân cấp mức độ thích nghi cho 3 nhóm cây nông nghiệp
Tổng hợp ý kiến chuyên gia so sánh từng cặp chỉ tiêu đánh giá CQ cho
phát triển các nhóm cây trồng lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Ma trận tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển các
nhóm cây trồng lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Trọng số các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển các nhóm cây lãnh thổ
lưu vực sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa
Các thông số tính toán nhất quán cho các nhóm cây trồng
Xác định mức độ thích nghi của 3 nhóm cây trồng
Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu cho phát triển nhóm cây lương
thực, thực phẩm lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với nhóm cây

Trang
22
38
38

PL155
PL155
PL156
51
PL156
PL156
54
PL157
55
PL158
58
58
PL159
PL159
PL159
61
PL160
65
67
70
85
86
101
115
PL160
PL161
116
116
116
PL161

117


ix

35

Bảng 3.9

36

Bảng 3.10

37

Bảng 3.11

38

Bảng 3.12

39

Bảng 3.13

40

Bảng 3.14

41


Bảng 3.15

42

Bảng 3.16

43
44

Bảng 3.17
Bảng 3.18

45

Bảng 3.19

46

Bảng 3.20

47

Bảng 3.21

48

Bảng 3.22

49


Bảng 3.23

50

Bảng 3.24

51

Bảng 3.25

52

Bảng 3.26

53

Bảng 3.27

54

Bảng 3.28

lương thực, thực phẩm
Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu cho phát triển nhóm cây công
nghiệp ngắn ngày lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với nhóm cây
công nghiệp ngắn ngày
Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu cho phát triển nhóm cây ăn quả
lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa

Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với nhóm cây ăn quả
Phân cấp chỉ tiêu thích nghi đối với các loại rừng lãnh thổ lưu vực sông
Mã tỉnh Thanh Hóa
Tổng hợp ý kiến chuyên gia so sánh từng cặp chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát
triển các loại rừng lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Ma trận tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển nông
nghiệp lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Trọng số các chỉ tiêu đánh giá CQ cho phát triển các loại rừng lãnh thổ
lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Các thông số tính toán nhất quán cho rừng sản xuất và rừng phòng hộ
Khoảng điểm và các cấp thích nghi của hai loại rừng
Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu cho phát triển rừng phòng hộ
lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với với rừng
phòng hộ
Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu cho phát triển rừng sản xuất lãnh
thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Kết quả phân cấp mức độ thích nghi của cảnh quan đối với rừng sản xuất
Tổng hợp hiện trạng các công trình đập lấy nước mặt phục vụ tưới, sản
xuất nông nghiệp tại các huyện tỉnh Thanh Hoá
Hiện trạng sử dụng đất lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hoá năm
2016 (Đơn vị: ha)
Hiện trạng diện tích rừng lãnh thổ lưu vực sông Mã, tỉnh Thanh Hóa giai
đoạn 2010 - 2016
Diễn biến diện tích đất có rừng che phủ qua các năm
Tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Định hướng phát triển các ngành sản xuất nông, lâm, nhóm cây trồng và
loại rừng


PL164
118
PL165
119
121
PL166
PL166
122
122
123
PL166
123
PL168
124
PL170
PL171
PL171
129
133
138


x

TT
1 Hình 1.1
2 Hình 1.2
3 Hình 1.3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11

17 Hình 2.12

18 Hình 2.13
19 Hình 2.14

20
21
22
23
24

Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 2.17
Hình 2.18
Hình 2.19

25 Hình 2.20
26 Hình 2.21
27 Hình 2.22
28 Hình 3.1
39 Hình 3.2
30 Hình 3.3

DANH MỤC HÌNH
Tên hình
Các chức năng cơ bản của cảnh quan
Khung phân tích chức năng cảnh quan
Vai trò của phân tích và đánh giá chức năng cảnh quan trong
quy hoạch và quản lý môi trường
Sơ đồ các tuyến khảo sát thực địa
Sơ đồ tiến trình các bước nghiên cứu luận án
Bản đồ hành chính lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ địa chất lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ phân tầng độ cao lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa

Bản đồ địa mạo lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Biến trình mưa năm trạm Hồi Xuân
Biến trình mưa năm trạm Thanh Hóa
Bản đồ sinh khí hậu lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Sơ đồ mạng lưới thủy văn lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ tài nguyên nước mặt lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ đất lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ thảm thực vật lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Phẫu đồ tiêu chuẩn số 1 (Xuân Khao/2008), Rừng thứ sinh
thường xanh mưa ẩm nhiệt đới bị tác động nặng, vỡ cấu trúc
tầng tán, độ che phủ 0,3 (nguồn [47])
Phẫu đồ tiêu chuẩn số 4 (Xuân Liên/2009), Rừng rậm thường
xanh á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng lá kim ở sườn núi, độ che
phủ 0,8 (nguồn [47])
Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất của nền kinh tế phân theo khu
vực kinh tế năm 2016 (%)
Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Lát cắt cảnh quan Mường Lát - Sầm sơn (A - B)
Lát cắt cảnh quan Quan Hóa - Thường Xuân (C - D)
Lát cắt cảnh quan Thạch Thành - Như Xuân (E - F)
Cấu trúc đứng của cảnh quan (N.A. Xolev)
Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa
Bản đồ phân chia lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ phân vùng cảnh quan lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Quy trình đánh giá cảnh quan
Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển cây
lương thực, thực phẩm lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nhóm


Trang
22
23
23
35
40
41
43
47
49
51
51
53
56
PL172
60
63
PL173

PL174
67
71
72
72
72
79
95
PL175
103
110

PL176
PL177


xi

31 Hình 3.4
32 Hình 3.5
33 Hình 3.6
34 Hình 3.7
35 Hình 3.8
36 Hình 3.9
37 Hình 3.10

cây công nghiệp ngắn ngày lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển nhóm
cây ăn quả lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển rừng
phòng hộ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng phát triển rừng
sản xuất lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa năm 2016 (%)
Bản đồ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa
Bản đồ phân vùng ưu tiên cho phát triển nông - lâm nghiệp lãnh
thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Các hình ảnh đi khảo sát

PL178

PL179
PL180
127
139
143
PL181


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Sử dụng hợp lý lãnh thổ là sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên,
tài nguyên và kinh tế - xã hội, phù hợp với tiềm năng vốn có của lãnh thổ, đảm bảo sự
phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường một cách bền vững. Đã có nhiều quan
điểm và phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề trên, trong đó có quan điểm và cách
tiếp cận của khoa học Địa lý. Dưới góc độ địa lý tự nhiên tổng hợp, để xác lập được cơ
sở khoa học giải quyết vấn đề trên trước hết phải nắm bắt được quy luật của sự phân hóa
lãnh thổ bằng sự nghiên cứu, phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan của các đơn vị
cảnh quan trên lãnh thổ. Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc
ngang và cấu trúc động lực. Bằng cách phân tích cấu trúc cho phép xác định được tiềm
năng tự nhiên và kinh tế - xã hội qua đó xác định được chức năng của các đơn vị cảnh
quan phục vụ cho việc đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Trong hoạt động thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích cấu trúc
và chức năng cảnh quan trên quy mô lãnh thổ khác nhau. Song các công trình nghiên cứu
theo hướng này áp dụng trên lưu vực sông còn tương đối ít về số lượng. Do đó còn nhiều
vấn đề về lý luận và phương pháp cần được giải quyết để rút ra từ các công trình nghiên
cứu. Chẳng hạn như hệ thống phân loại, phân vùng cảnh quan theo lưu vực có khác biệt
gì so với hệ thống phân loại và phân vùng cảnh quan theo đơn vị hành chính, quan điểm
sử dụng hợp lý lãnh thổ theo lưu vực sông có gì khác biệt, từ đó rút ra và bổ sung vào lý
luận cũng như phương pháp nghiên cứu cảnh quan theo lý thuyết “Địa hệ” khép kín.

Lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa là lưu vực xuyên quốc gia, với khoảng 2/3
thuộc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phần lưu vực sông mã tỉnh Thanh Hóa được giới
hạn từ 19o18‟B đến 20o40‟B và 104o22‟Đ đến 106o04‟Đ, có diện tích 1.061.000 ha,
chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên toàn lưu vực và trên 95% diện tích tự nhiên tỉnh
Thanh Hóa, tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ có chiều dài khoảng 102 km. Ở vị trí địa lý như
vậy, lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa có đặc điểm khí hậu mang tính chuyển
tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Trung Việt Nam, là nơi giao lưu hội tụ các luồng di
cư của thực động vật với thực động vật bản địa. Với những điều kiện tự nhiên đặc thù
làm cho lãnh thổ nghiên cứu có tiềm năng tự nhiên và tài nguyên phong phú, thuận lợi
cho sự phát triển đa dạng các loại hình kinh tế nhất là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng thực tế sản xuất còn chưa tương xứng với tiềm
năng hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Bên cạnh đó
đã nảy sinh các vấn đề bất cập như: lũ lụt, hạn hán, trượt sạt, lở đất, một số tài nguyên có
biểu hiện suy thoái,... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân
chính là trải qua thời gian dài do thiếu những dẫn liệu, luận cứ khoa học nên các vấn đề
quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế nói chung, cho nông nghiệp,
lâm nghiệp nói riêng vẫn còn khá nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng. Nhất là
trong quy hoạch các ngành chỉ chú ý đến lợi ích riêng của từng ngành mà chưa chú ý đến
lợi ích tổng thể dẫn đến xung đột trong sử dụng, gây lãng phí tài nguyên. Chưa phát huy


2
hết lợi thế so sánh của lãnh thổ nghiên cứu. Do đó, trên quan điểm phân tích cấu trúc và
chức năng cảnh quan sẽ dung hòa các mâu thuẫn nội tại của lãnh thổ, đồng thời có được
cái nhìn tổng thể về tiềm năng các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, từ đó tìm
ra được tính quy luật tự nhiên và phát huy được những thế mạnh, tiềm năng của lưu vực
sông Mã.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn, nghiên cứu sinh (NCS) lựa
chọn đề tài “Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng
hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã (thuộc tỉnh Thanh Hóa)” làm luận án với hy vọng

đóng góp một phần nhỏ bé về cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường lãnh thổ nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Làm rõ được đặc điểm cấu trúc, chức năng và sự phân hóa cảnh quan, từ đó xác
định tính quy luật phân hóa lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa.
- Xác lập cơ sở khoa học sử dụng hợp lý các đơn vị cảnh quan cho mục đích phát
triển nông, lâm nghiệp, góp phần định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã
tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu trên luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các tài liệu theo hướng nghiên cứu cấu trúc và chức năng CQ và
nghiên cứu cảnh quan theo lưu vực sông. Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm các hợp phần thành tạo cảnh quan và mối quan hệ của hợp
phần trong sự thành tạo các đơn vị cảnh quan.
- Thành lập bản đồ cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, bản đồ định hướng
sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nông lâm nghiệp tỷ lệ 1:100.000 chung cho toàn
lưu vực. Phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng CQ, từ đó xác lập cơ sở khoa
học để phát triển các ngành kinh tế trong lãnh thổ nghiên cứu.
- Đề xuất các định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1.Phạm vi không gian
Diện tích lưu vực sông Mã thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa phần đất liền với diện
tích 1.061.000 ha.
3.2. Phạm vi khoa học
- Tiếp cận lý thuyết phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan theo lưu vực sông.
- Giới hạn phạm vi sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa cho
sự phát triển ngành kinh tế nông - lâm nghiệp (nhóm cây lương thực, thực phẩm; cây

công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả; rừng sản xuất và rừng phòng hộ).


3
4. Các luận điểm bảo vệ
- Tính đa dạng cấu trúc, chức năng CQ lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
là kết quả của sự tổng hợp, phân hóa các hợp phần và các yếu tố thành tạo trong thể
thống nhất của lưu vực sông Mã.
- Kết quả phân tích cảnh quan trong sự thống nhất lưu vực là cơ sở khoa học của
việc đề xuất sử dụng hợp lý không gian phát triển nông, lâm nghiệp của lãnh thổ lưu vực
sông Mã tỉnh Thanh Hóa.
5. Những điểm mới của luận án
- Đã xây dựng được hệ thống phân loại, thành lập bản đồ cảnh quan, bản đồ phân
vùng cảnh quan tỷ lệ 1:100.000 và phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan lãnh thổ lưu
vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá cảnh quan và định hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp theo cảnh
quan và tiểu vùng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ quy luật phân hóa đa dạng, phức tạp của các đơn
vị cảnh quan trong điều kiện nhiệt đới gió mùa Việt Nam nói chung, trong điều kiện
phân hóa tự nhiên lưu vực sông Mã nói riêng.
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan
theo lưu vực sông cho mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa.
7. Cơ sở tài liệu
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của luận án, NCS đã sử dụng một số tài
liệu sau:

- Cơ sở dữ liệu bản đồ nền và chuyên đề: bản đồ địa hình tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ
1:50.000, nguồn Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, năm 2013; Bản
đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1: 200.000, nguồn Cục địa chất Việt Nam, năm 1995; hiện
trạng và quy hoạch rừng tỷ lệ 1:50.000, nguồn Chi cục lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa, năm
2015; Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ 1:50.000, nguồn Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, năm 2015; Bản đồ địa mạo, nguồn Phòng Địa mạo - Địa
động lực - Viện Địa lý; Bản đồ khí hậu tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ 1:50.000, nguồn Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, năm 2015; Bản đồ tài nguyên nước dưới
đất và bản đồ tài nguyên nước mặt tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ 1:50.000, nguồn Sở tài nguyên
và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, năm 2015; Bản đồ thảm thực vật, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất tỉnh Thanh Hóa (tỷ lệ 1:100.000 và 1:50.000), nguồn Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, năm 2015.
- Các đề tài, dự án, báo cáo khoa học về điều tra ĐKTN, TN và môi trường. Niên
giám thống kê tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2010 - 2016.


4
- Hệ thống tài liệu: các tài liệu về phân tích và nghiên cứu cấu trúc cảnh quan. Các
tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các đề tài nghiên cứu về tỉnh
Thanh Hóa. Các số liệu về dân cư, KT - XH tỉnh Thanh Hóa qua các năm, nguồn niên
giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, năm 2014; 2015; 2016; 2017.
- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích, các ảnh chụp và phim của tác giả qua
các đợt thực địa trong thời gian NCS thực hiện luận án.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận
án gồm 3 chương với 143 trang đánh máy A4, 37 hình (gồm biểu đồ, bản đồ, sơ đồ), 54
bảng số liệu, 12 công trình của NCS đã công bố liên quan đến luận án và danh mục 84
tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cấu trúc, chức năng cảnh
quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa

Chương 2. Đặc điểm cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa
Chương 3. Định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƢỚNG
SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ LƢU VỰC SÔNG MÃ TỈNH THANH HÓA
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ trên thế giới
Ra đời từ rất sớm, cảnh quan học đã và đang có nhiều đóng góp vào thực tiễn của
nhân loại. Hiện nay nhu cầu nghiên cứu, làm sáng tỏ điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ ngày càng lớn. Vì vậy nghiên cứu cảnh
quan với những tiến bộ mới ngày càng góp phần quan trọng trong việc tối ưu hóa khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình
thành khoa học cảnh quan, với nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan của các tác giả
thuộc nhiều trường phái khác nhau từ trường phái Nga và các nước Đông Âu đến trường
phái nghiên cứu cảnh quan của Tây Âu và Bắc Mĩ. Mỗi trường phái đều có những đặc
trưng nghiên cứu riêng, với nhiều công trình khoa học có giá trị, nhưng tất cả đều hướng
tới sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và lãnh thổ.
Đi đầu trong NCCQ là các nhà cảnh quan học Nga và một số nước thuộc Liên Xô
cũ. Học thuyết về CQ được sáng lập bởi nhà bác học người Nga L.S. Berg với tiền đề là
học thuyết của nhà bác học V.V. Docutraiev về địa tổng thể và các đới tự nhiên. Năm
1913, L.X. Berg đã công bố công trình phân vùng theo đới đầu tiên của toàn lãnh thổ
Liên Xô cũ và đưa khái niệm CQ vào trong địa lí học, ông khẳng định chính CQ là đối
tượng nghiên cứu của địa lí học. Đến năm 1931, L.X. Berg công bố tác phẩm “Các đới
cảnh quan địa lí Liên Xô”, đã góp phần hoàn thiện lí luận cảnh quan. Cũng theo hướng
nghiên cứu này năm 1963, G.N.Annhenxkaia và cộng sự đã trình bày rõ cách phân chia

các đơn vị cảnh quan trong tuyển tập “Cảnh quan học”. Năm 1967 F.N. Milkov đề cập
đến các tổng thể thiên nhiên trên Trái Đất với tên gọi là các “Tổng thể cộng sinh” còn
A.D. Armanđ gọi “Địa hệ” trong công trình “Khoa học về cảnh quan” (1975) [1], [2].
Sau những thành công to lớn của thế hệ các nhà cảnh quan học trước đó, các thế hệ
sau vẫn tiếp tục gặt hái được những thành công trong nghiên cứu cảnh quan. Trong đó tiêu
biểu là A.G.Ixatsenko với hàng loạt các công trình nổi tiếng như:“Bản đồ cảnh quan Liên
Xô, tỉ lệ 1:4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan” (1961), “Cơ sở cảnh
quan học và phân vùng địa lí tự nhiên” (1969) [3]. Các công trình này đã góp phần bổ
sung phương pháp NCCQ, cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lí
tự nhiên. Vào năm 1974, cùng với A.A. Shliapnikov công bố công trình “Về những nội
dung của bản đồ cảnh quan địa lí”. Đến năm 1976, ông cho xuất bản cuốn “Cảnh quan
học ứng dụng” [4], đã phân tích những mối quan hệ tác động của con người lên CQ, làm
cho các CQ nguyên thủy đã bị biến đổi sâu sắc thay vào đó các cảnh quan văn hóa - nhân
tạo xuất hiện ngày càng phổ biến. Nhiệm vụ của cảnh quan học trong giai đoạn mới là phải


6
tìm cách tối ưu hóa trong khai thác tự nhiên. Khu vực Lêningrat trong công trình này được
chọn làm điểm chìa khóa cho tiếp cận cảnh quan học ứng dụng trong định hướng tổ chức
sử dụng hợp lý (SDHL) tài nguyên thiên nhiên (TNTN). Công trình thể hiện tầm nhìn và
khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khi đưa quan điểm ứng dụng vào cảnh
quan học, khẳng định tiến bộ mới trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan, phục vụ thiết thực
hơn cho khai thác tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội.
Vào năm 1975, G.A.Kuznetxov đã trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về
vai trò của “Địa lý và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp”. Các ĐKTN là cơ sở
ban đầu để khoa học phân vùng nông nghiệp, nhấn mạnh vai trò của thổ nhưỡng và khí
hậu, hai nhân tố quan trọng trong phân vùng nông nghiệp [5].
Thời gian sau có nhiều công trình về cảnh quan ứng dụng cũng được công bố như:
“Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M. Rakovskaia, I.R.
Dorphman (1980)); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển

tối ưu lãnh thổ” (M. Ruzichka, M. Miklas (1980)). G.T. Naranhicheva (1984) đã phân tích
cảnh quan vùng Gomen là cơ sở cho tổ chức sử dụng hợp lý lãnh thổ. M.I. Lopurev (1995),
và V.A.Nhicolaev, I.V.Kopưn, V.V. Xưxuev (2008) đã tổng luận những vấn đề cơ bản của
cảnh quan tự nhiên - nhân sinh (cảnh quan nông - lâm nghiệp) trong xu hướng cảnh quan tự
nhiên đã biến đổi sâu sắc, cần có những cách tiếp cận theo định hướng SDHL tài nguyên.
M.M.Geraxki tiến hành tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phân vùng cảnh
quan nông nghiệp. V.A Sannev và P.A Dizenko (1998) tiếp cận cảnh quan sinh thái để đánh
giá thích nghi nông nghiệp. Các kết quả NCCQ ứng dụng ở Ucraina phải kể đến công trình
về thiết kế lãnh thổ sản xuất vùng đồng bằng Nam Ukraina của tác giả Sichenko (1980).
Ngoài ra, cũng có thể kể đến công trình của tập thể các tác giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học Nga về nghiên cứu tổ chức lãnh thổ (TCLT) sản xuất vùng Viễn Đông của Liên Bang
Nga. Về sau, hướng tiếp cận này tiếp tục được các nhà khoa học khác củng cố về mặt lý
luận và thực tiễn trong tổ chức định hướng không gian sản xuất cho các ngành nông, lâm
nghiệp và du lịch (A.G.Ixatsenko, 2009) (dẫn theo [6], [7]).
Những kết quả nghiên cứu nổi bật của các nhà địa lý theo hướng cảnh quan học
ứng dụng trong TCLT được thể hiện trong tuyển tập Hội nghị khoa học cảnh quan quốc
tế lần thứ XI (2006) tại Matxcơva, với 46 báo cáo khoa học (mục Tổ chức lãnh thổ và
Quy hoạch cảnh quan) của các nhà khoa học nổi tiếng như: V.N.Xônxev, N.O.Tenova,
L.A.Tlephilov, V.E.Menchenko, A.V.Drodov, Yu.V. Bonkov,… đã công bố các kết quả
nghiên cứu cảnh quan (NCCQ) học ứng dụng trong tổ chức, quy hoạch lãnh thổ ở nhiều
nước khác nhau trên thế giới [8].
Hướng ứng dụng cảnh quan trong TCLT còn được thể hiện trong các ngành kinh
tế. Trong đó ngành nông nghiệp với kết quả nghiên cứu của L.I.Yegorenkov (1995)
NCCQ sinh thái để tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý đất đai trong nông nghiệp (dẫn theo
[6], [7]); R.A Ziganshin và V.V Sysuev (2006) nghiên cứu những cơ sở khoa học cảnh
quan để quản lý rừng tối ưu (dẫn theo [6], [7]); Ro Haines - Yong định lượng hóa cấu


7
trúc CQ qua các chỉ số cảnh quan để quản lý rừng có hiệu quả [9]; đối với du lịch là các

nghiên cứu của I.I.Schastnaya (2007) về tổ chức không gian du lịch trên cơ sở kết quả
đánh giá cảnh quan [10]; ngoài ra các kết quả nghiên cứu giá trị chức năng giải trí cảnh
quan để phục vụ mục đích quy hoạch, phát triển du lịch của D.A. Dirin (2004, 2010,
2011), Y.Kokine (2011), T.M Kracovkaia (2014) về những vấn đề cơ bản đánh giá giá trị
chức năng giải trí CQ và phương hướng bảo tồn (dẫn theo [6], [7]).
Một hướng nghiên cứu tương đối phổ biến hiện nay là nghiên cứu cấu trúc cảnh
quan. Hướng nghiên cứu này được thể hiện hầu ở hết tất cả các công trình nghiên cứu về
CQ của bất kỳ lãnh thổ nào. Nếu không nghiên cứu cấu trúc cảnh quan, thì không khái
quát được quy luật phân hóa tự nhiên đặc thù của lãnh thổ. Theo hướng nghiên cứu này
có các nhà khoa học tiêu biểu: L.I. Ivansutina và V.A.Nhikolaev (1969) đã có những kết
quả ban đầu khi tính toán chỉ số cấu trúc hình thái ở Kazăcxtan. S.Rodolphe, H.Philipp
(2003) tiếp cận vấn đề này theo hướng “Định tính và định lượng trong phân tích cấu trúc
cảnh quan”, với khu vực nghiên cứu là Monteverda thuộc Costa Rica [11].
Trong hướng nghiên cứu CQ phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ trường phái Tây
Âu và Mỹ đã vận dụng các phần mềm tích hợp trong GIS để nghiên cứu cấu trúc hình
thái cảnh quan. Nổi bật là Stejskalova và cộng sự (2013), Angela Lausch cùng cộng sự
(2015) nhấn mạnh vai trò của các chỉ số cấu trúc hình thái cảnh quan trong phân tích
cấu trúc cảnh quan [12], [13]; Evelyn Uuemaa và cộng sự (2011) đi tìm các chỉ số cảnh
quan để nhận diện sự khác nhau cơ bản giữa các cảnh quan của Estonia [14]; Szilárd
SZABÓ và cộng sự (2008) chứng minh các chỉ số cảnh quan và hiện trạng sử dụng đất
là công cụ để quản lý cảnh quan [15]; Martin Balej (2011) nghiên cứu sự thay đổi cấu
trúc hình thái cảnh quan qua các chỉ số chủ yếu như: Nu P, PD, ED, MPS, AWMSI và
các chỉ số đa dạng CQ của 2 vùng Petrovice and Tˇrebenice vùng tây bắc Cộng hòa Séc
từ 1948 đến 2005 [16].
Đánh giá vai trò của các nhân tố trong cấu trúc cảnh quan theo hướng đi sâu vào
mối quan hệ tác động, trao đổi vật chất giữa các thành phần đó phải kể đến
A.A.Xorokovoi (2008) với kết quả nghiên cứu “Phân tích cấu trúc cảnh quan vùng hồ
Bai Can bằng hệ thông tin địa lý”. Trong công trình này ông đã chỉ ra rằng: sự phức tạp
trong cấu trúc CQ vùng này là do các yếu tố như độ dốc và độ cao địa hình, điều kiện
hình thành lớp băng vĩnh cửu, độ dày mạng lưới thủy văn, cán cân năng lượng bức xạ

Mặt Trời và cuối cùng là sự tác động của con người. Những kết quả nghiên cứu là cơ sở
để tổ chức không gian sản xuất các ngành kinh tế. A.Valeri (2011), nghiên cứu cấu trúc
CQ bờ trái phần trung lưu sông Vyatka (Nga), đã có những kết quả cụ thể về sự di
chuyển vật chất và chức năng của các thành phần tự nhiên trong một cảnh quan theo
hướng định lượng (dẫn theo [6], [7]).
Phân tích chức năng CQ nhằm làm sáng tỏ giá trị sử dụng của cảnh quan. Tiêu
biểu trong lĩnh vực này là E.Niemann (1977) và R.de Groot (1992) đã đưa ra cách phân
loại chức năng CQ; R.Forman v M.Godron (1986) trong công trình “Sinh thái cảnh


8
quan”, nhóm tác giả coi cấu trúc và chức năng là các đặc trưng quan trọng của sinh thái
CQ, các tác giả cho rằng chức năng CQ chính là “Sự tương tác theo không gian giữa các
dòng vật chất và năng lượng với các thành phần của hệ sinh thái” [17]; J.Brandt và
H.Vejre (2004) nghiên cứu về “Đa chức năng cảnh quan” [18]; A.Troy và M.Wilson
(2006), Meyer và R.Grabau (2008) đánh giá những ảnh hưởng của đặc điểm phân hóa
cấu trúc tới chức năng CQ. R.de Groot (2006) coi phân tích chức năng CQ là cơ sở để
đánh giá vấn đề SDHL đất đai [19]. W.Drzewiecki (2008), tại “Hội thảo quốc tế về sử
dụng ảnh máy bay và ảnh vệ tinh” lần thứ 38 diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã trình
bày vấn đề “Sử dụng bền vững đất đai trên cơ sở đánh giá chức năng và tiềm năng cảnh
quan bằng công nghệ GIS”, tác giả đã nghiên cứu lưu vực sông Pradnik và Dlubnia
(Nam Ba Lan). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đánh giá chức năng và tiềm năng CQ được
coi là công cụ hữu hiệu trong vấn đề quyết định loại hình sử dụng đất [20]. А.А Garmash
(2009) đánh giá chức năng sản xuất CQ trên quan điểm ứng dụng cho nông nghiệp vùng
Omuntinxki và Tuymen (dẫn theo [6], [7]).
Hướng phân tích chức năng được nhóm nghiên cứu Matthias Röder và Ralf - Uwe
Syrbe với công trình “Mối quan hệ giữa chức năng cảnh quan với sự thay đổi hiện trạng
sử dụng đất và thoái hóa đất” (2000) tại vùng Kreba phía Tây nước Đức, với những dữ
liệu đất đai thu thập từ năm 1938 - 1998 [21], đã chứng minh cảnh quan có quan hệ chặt
chẽ với sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất và sự thoái hóa đất. Nhóm nghiên cứu

F.Kienast, J.Bolliger, M.Postchin, R. de Groot (2009) tiến hành phân tích chức năng
cảnh quan dựa trên cơ sở dữ liệu có quy mô lớn [22]. J.Bolliger v F.Kienast (2010) đề
cập đến vấn đề “Chức năng cảnh quan trong sự thay đổi môi trường”, các tác giả cho
rằng đánh giá không gian chức năng cảnh quan là cơ sở nắm bắt thông tin để tham gia
điều chỉnh sự phát triển CQ đồng thời là cơ sở đánh giá tiềm năng CQ dựa vào những
đặc trưng CQ đã được phân tích công trình tiếp cận nghiên cứu chức năng cho các mục
đích thực tiễn khác [23].
Tổng hợp các công trình nghiên cứu về phân tích chức năng CQ, Cơ quan Liên
bang Giáo dục Đại học của Liên Bang Nga (2008) đã tổng luận qua công trình “Phân
tích chức năng cảnh quan”. Nội dung chính đề cập đến các vấn đề: khái niệm chức năng
cảnh quan, phân loại chức năng CQ, sự thay đổi chức năng CQ và các giai đoạn phân
tích chức năng CQ (dẫn theo [6], [7]). Những kết quả nghiên cứu cấu trúc, chức năng
cảnh quan gần đây đã tập hợp được gần 100 báo cáo trong Hội nghị khoa học cảnh quan
quốc tế lần thứ XI (2006) tại Matxcơva, mà trước đấy Hội nghị khoa học cảnh quan quốc
tế lần thứ X (1997) tại Matxcơva đã lấy chủ đề của Hội nghị “Cấu trúc, chức năng và sự
phát triển của cảnh quan tự nhiên và nhân sinh”. Với các báo cáo của các nhà cảnh quan
nổi tiếng như: A.G.Ixatsenko, Yu.G.Pyzachenko, A.V.Khorosev, A.N.Ivanov, I.I.Mamai,
O. Bastian,… với điểm chung nổi bật là xu hướng ứng dụng công nghệ để đánh giá định
lượng cấu trúc hình thái CQ.


9
Bản chất của việc phân tích cấu trúc, chức năng là hai mặt của một vấn đề nghiên
cứu tổ chức cảnh quan, sự tách biệt cấu trúc, chức năng chỉ để dễ dàng về mặt nhận thức
tư duy. Còn giữa cấu trúc và chức năng cảnh quan luôn có mối quan hệ khăng khít với
nhau. Cấu trúc quy định chức năng của cảnh quan còn chức năng phản ánh cấu trúc của
cảnh quan. Phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan nhằm làm nổi bật tính quy luật phân
hóa của tự nhiên cũng như tổ chức nội tại cảnh quan phục vụ cho TCLT. Đây là mục tiêu
quan trọng trong nghiên cứu cảnh quan.
1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ ở Việt Nam

Nghiên cứu cảnh quan ở nước ta thực sự phát triển vào những năm nửa cuối thế
kỷ XX. Đi đầu là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập. Các tác giả đã công bố công trình
“Địa lí tự nhiên Việt Nam” (1963) [24], đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản của phân vùng
cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 1976, tác giả Vũ Tự Lập tiếp tục
công bố công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam” [25], được xem là một công
trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn đối với cảnh quan học và khoa
học địa lí Việt Nam.
Trên những thành tựu của các nhà khoa học đi trước, công tác phân vùng còn
được tiếp tục tiến hành bởi Tổ phân vùng địa lí tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ
thuật Nhà nước, với công trình “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” (1970)
[26]. Đến năm 1998, Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn Vinh đã công bố công trình
“Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, đảo - biển Việt Nam và lân cận” (dẫn theo [6]). Cho
dù có những quan điểm khác nhau tuy nhiên tài liệu này đã góp phần quan trọng trong
việc cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp.
Hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững
lãnh thổ đã ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó phải kể đến Phạm
Hoàng Hải (1988) với công trình “Vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự
nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”; “Đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển
sản xuất nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường” [27] Các công trình này đã góp phần
bổ sung thêm lí luận và phương pháp đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng lãnh thổ.
Đến năm 1997, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh có
công trình “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường lãnh thổ Việt Nam” [28], đã trình bày một cách khá đầy đủ, sâu sắc những
biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dưới tác động của con người, từ
đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài
nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT). Mới đây nhất là Nguyễn Cao Huần (2004) với
công trình “Nghiên cứu hoạch định tổ chức không gian phát triển kinh tế và sử dụng hợp
lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện (nghiên cứu mẫu tỉnh Lào Cai)” [29],
Phạm Thế Vĩnh (2004) với công trình “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven biển

đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ” [30], Trương Quang


10
Hải (2007) với công trình “Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh Bình” [31].
Hướng phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan cũng đã được nhiều nhà Địa lý
nước ta quan tâm. Tiêu biểu là Phạm Hoàng Hải (1992) với “Cơ sở phân tích chức năng
và động lực phát triển cảnh quan sinh thái Việt Nam” [32]. Các nhà khoa học thuộc
Viện Địa lý do Nguyễn Văn Vinh làm chủ biên đã hoàn thành công trình “Nghiên cứu
chức năng và cấu trúc cảnh quan sinh thái (lấy ví dụ ở tỉnh Quảng Trị)” (2005) [33], đã
phát hiện ra cấu trúc, chức năng làm cơ sở để SDHL cảnh quan vào các mục đích phát
triển KT - XH. Tác giả Nguyễn Cao Huần với các công trình “Phân tích, đánh giá cảnh
quan tỉnh Đắk Lắk cho các mục đích thực tiễn” (1992); “Đánh giá cảnh quan (theo
hướng tiếp cận kinh tế sinh thái” (2005) và “Phân vùng cảnh quan lãnh thổ Việt Nam Lào” (2008), đã đề cập nhiều đến những vấn đề lý luận, phương pháp luận NCCQ ứng
dụng, những vấn đề lý luận đánh giá cảnh quan cả định tính và bán định lượng [34].
Năm 2006 tác giả Phạm Hoàng Hải đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu về
“Nghiên cứu đa dạng cảnh quan Việt Nam - phương pháp luận và một số kết quả thực
tiễn nghiên cứu” [35]; Trương Quang Hải, Phạm Quang Tuấn, Nguyễn Quốc Huân
(2006) tiến hành “Phân tích cảnh quan vườn quốc gia Ba Bể và vùng đệm”, chỉ ra các
nhân tố tác động đến sự phân hóa trong cấu trúc cảnh quan [36]. Năm 2007 trong luận án
tiến sĩ của Nguyễn An Thịnh với “Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan phục vụ mục
đích phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” [37];
Trương Quang Hải, Giang Văn Trọng (2010) “Phân tích cấu trúc, chức năng và đánh
giá cảnh quan khối Karst Tràng An - Bích Động, tỉnh Ninh Bình” [38]; Trần Thị Thúy
Hằng (2012), “Nghiên cứu cấu trúc cảnh quan phục vụ tổ chức không gian sử dụng hợp
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình với sự trợ giúp của công nghệ viễn
thám” [39]. Lại Vĩnh Cẩm (2008), “Tiếp cận sinh thái cảnh quan nghiên cứu, đề xuất
định hướng sử dụng hợp lí các dải cát ven biển miền Trung Việt Nam” [40].
Bên cạnh đó còn có nhiều công trình khác được các nhà khoa học thực hiện như:

Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trong cấu trúc cảnh quan ngoại
thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo chúng, phục vụ phát triển nông nghiệp”
(1991); Nguyễn Thế Thôn với “Tổng luận phân tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan
cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế” (1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề
cảnh quan sinh thái ứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường” (1995) [41].
Về khía cạnh đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội phục vụ
cho tổ chức lãnh thổ là các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng của GS. Lê Bá
Thảo (1994, 1996) trong đề tài cấp nhà nước “Tổ chức lãnh thổ đồng bằng sông Hồng và
các tuyến trọng điểm” và “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý” [42], [43], tiếp sau là
các công trình nghiên cứu về TCLT ở các cấp vùng miền; các ngành sản xuất theo lãnh
thổ và một số luận án về TCLT các ngành kinh tế gắn với lãnh thổ cấp tỉnh cụ thể.


11
Như vậy, quy hoạch lãnh thổ là sự nghiên cứu tổng hợp các ĐKTN và nhân
văn nhằm bố trí các không gian phát triển kinh tế cho từng vùng, lãnh thổ phù hợp
với tiềm năng và thế mạnh của vùng đó. Cơ sở khoa học của nghiên cứu quy hoạch
lãnh thổ cũng chính là nghiên cứu, đánh giá CQ cho từng vùng, từng lãnh thổ cụ thể
với các cấp phân vị phù hợp.
1.1.3. Các nghiên cứu trên lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến
luận án
Về cơ bản nghiên cứu các hợp phần địa lý tự nhiên của lưu vực sông Mã tỉnh
Thanh Hóa đều đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu địa lý tự nhiên Việt
Nam, nhưng với tư cách một bộ phận lãnh thổ quốc gia. Trong đó, nổi bật là tác phẩm
“Địa lí tự nhiên Việt Nam”, năm 1963 của Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập [24]. Đặng
Duy Lợi (2007), “Giáo trình địa lí tự nhiên Việt Nam 2” [44].
Gần đây nhất là Phạm Hoàng Hải và nnk đã thực hiện công trình “Xây dựng bản
đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ 1:200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu
viễn thám” (1990) [45]. Đây được coi là công trình mang tính tổng hợp về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, công trình này đã công bố cách đây gần 30

năm, mặc dù giá trị khoa học là không thể phủ nhận, song trong điều kiện thiên nhiên
nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều sẽ làm cho thiên nhiên biến đổi sâu sắc dẫn đến các cảnh
quan có nhiều thay đổi theo thời gian.
Bên cạnh đó là công trình nghiên cứu mang tính chất tổng hợp nhất các điều kiện
tự nhiên, KT - XH như Địa chí Thanh Hóa tập I, năm 2006. Tương tự là cuốn “Địa lý
Thanh Hóa” (2002) của Lê Văn Trưởng [46]. Các công trình này đã trình bày một cách
khái quát và mang tính chất tổng hợp các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Thanh Hóa mà chưa đánh giá hết được tiềm năng các điều kiện tự nhiên, cảnh quan thiên
nhiên cho mục đích phát triển KT - XH.
Theo hướng nghiên cứu địa lý TNTH phục vụ phát triển KT - XH nổi bật là đề
tài khoa học cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam của TS. Phạm Thế
Vĩnh (2010) „„Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc thảm thực vật đến lũ lụt, hạn hán lưu
vực sông Chu, đề xuất giải pháp giảm thiểu“ [47]. Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ được
các ĐKTN, TNTN lưu vực sông Chu và đề ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm
thiểu lũ lụt và hạn hán tại đây. Năm 2010, TS. Vũ Thị Thu Lan có công trình „„Nghiên
cứu sử dụng hợp lý tài nguyên và phòng tránh thiên tai trên lưu vực sông Mã” [48].
Công trình này đã góp phần làm sáng tỏ điều kiện tự nhiên, TNTN trên toàn lưu vực
sông Mã (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Việt Nam), đồng thời đề xuất định hướng
sử dụng hợp lý lưu vực sông và phòng tránh thiên tai. Cũng theo hướng nghiên cứu địa
lý TNTH công trình “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng
đất đai và đề xuất các mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc lưu vực sông Chu (phần
lãnh thổ Việt Nam)” [49] của TS. Lê Kim Dung, năm 2012, đã đánh giá được các
ĐKTN phục vụ cho việc quy hoạch sử dụng đất và đề xuất được các mô hình sản xuất
trên địa hình dốc lãnh thổ nghiên cứu. Năm 2014, TS. Đào Đình Châm cũng đã công


12
bố công trình “Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) nghiên cứu
thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 - 2020”
[50]. Mặc dù công trình chỉ tập trung nghiên cứu về tài nguyên rừng và thành lập bản

đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng tỉnh Thanh Hóa, song đề tài cũng đã có nghiên cứu và
làm nổi bật được những đặc điểm cơ bản của ĐKTN tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra còn
phải kể đến các đề tài khác như: „„Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất sản xuất nông
nghiệp tại vùng gò đồi các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa” Trường ĐH Hồng Đức
(2015); “Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất nông nghiệp, xây dựng bản đồ nhu cầu
dinh dưỡng và chế độ bón phân cho các loại cây trồng chính tại các huyện miền núi
phía Tây tỉnh Thanh Hóa” năm 2015; “Điều tra, nghiên cứu và đánh giá đất sản xuất
nông, lâm nghiệp vùng gò đồi tỉnh Thanh Hóa theo phương pháp FAO - UNESCO làm
cơ sở khoa học cho công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhằm phát triển nông
nghiệp bền vững và ổn định kinh tế cho người miền núi Thanh Hóa” của Đoàn quy
hoạch nông, lâm nghiệp Thanh Hóa năm 2015.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy
hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, thống
nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của đất nước. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội vùng miền núi của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tập
trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng miền núi; huy động tối đa các
nguồn lực để phát triển KT - XH nhanh và bền vững, gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển
đổi mô hình tăng trưởng. Từng bước nâng cao mức sống người dân trong vùng so với
bình quân chung cả tỉnh; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an
sinh xã hội; ổn định dân cư, khắc phục tình trạng di dân tự do; bảo tồn phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; bảo vệ môi trường
sinh thái, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm
bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020,
tiếp tục khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, lao động, vị trí địa lý
của tỉnh để phát triển công nghiệp theo hướng chế biến sâu; ưu tiên phát triển các ngành
công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao có lợi thế cạnh tranh, có thị trường, giảm dần
và loại bỏ các dự án đầu tư công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nhằm tiết kiệm

tài nguyên, đảm bảo tăng trưởng bền vững; Quy hoạch Bảo tồn và phát triển rừng đặc
dụng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; Thủ tướng Chính phủ, Quyết định phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định
hướng 2030 (số 872/QĐ - TTq, ngày 17/6/2015) [51]; UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết
định phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2025 (số
3230/QĐ - UBND, ngày 29/8/2017) [52]; UBND tỉnh Thanh Hóa, Quyết định phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng


13
đến năm 2030 (số 4833/QĐ - UBND, ngày 31/12/2014) [53]. Các quy hoạch này là yếu
tố đầu vào cho nội dung ĐGCQ phục vụ các mục đích phát triển bền vững lưu vực sông
Mã tỉnh Thanh Hóa.
Như vậy, mỗi công trình xuất phát từ những cách tiếp cận và yêu cầu thực tiễn
khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu địa lý tổng hợp mà cụ thể là cảnh quan học đối với lưu
vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa nói chung còn chưa có công trình nổi bật, chuyên biệt theo
hướng này.
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cảnh quan phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý
lãnh thổ
1.2.1. Cảnh quan
Từ những năm 40 thế kỷ XX trở lại đây, với sự phát triển mãnh mẽ trong lĩnh vực
nghiên cứu phân chia bề mặt Trái Đất, đã hình thành học thuyết về quy luật phân hóa
lãnh thổ lớp vỏ địa lý, cảnh quan học được xác định như “Đơn vị cơ sở dựa trên sự thống
nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới” [3].
Song song với quá trính phát triển thì nhận thức về cảnh quan cũng có nhiều thay
đổi, đánh dấu sự phát triển mới của khoa học cảnh quan:
N.A. Xolsev (1962) đưa ra khái niệm cảnh quan “Cảnh quan là một thể tổng hợp
lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu
địa hình, có một kiểu khí hậu đồng nhất và bao gồm một tập hợp dạng địa lí, chủ yếu và
thứ yếu liên kết với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có quy luật trong không

gian; tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh quan địa lí đó”. Định nghĩa này đã làm sáng
tỏ cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan. Tuy nhiên, ở khái niệm này chưa làm
rõ được vai trò và tương quan giữa các hợp phần thành tạo cảnh quan.
A.G. Ixatsenko lại cho rằng “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh
của một phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng
lớn bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một
cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng” [3]. Ông còn đưa ra định nghĩa về cảnh
quan miền núi “Là một bộ phận của tầng cảnh quan trong phạm vi một hệ thống đai cao
riêng đồng nhất về phương diện cấu trúc và thạch học”. Tuy nhiên lớp vỏ địa lý ở đó
các hợp phần luôn có sự xâm nhập, đan xen và tác động lẫn nhau, tạo thành một quy luật
thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Chính vì vậy, cảnh quan không thể riêng biệt,
độc lập mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình cảnh quan trên thế giới kết hợp với các
công trình nghiên cứu thực tiễn trên lãnh thổ Việt Nam, Vũ Tự Lập đã đưa ra khái
niệm cảnh quan “Cảnh quan là một địa tổng thể, được phân hóa ra trong phạm vi một
đới ở đồng bằng và một đai ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng chỉnh hợp về nền
địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại
tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lí và những
đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [25]. Khái niệm trên đã
một lần nữa khẳng định mối quan hệ của các hợp phần thành tạo cảnh quan được thể


14
hiện qua cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của cảnh quan. Với những đóng góp to lớn
trong lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam, Vũ Tự Lập là người tiên phong trong
việc xác định cấu trúc không gian và đưa ra định hướng cơ bản nghiên cứu về cảnh
quan ở nước ta.
1.2.2. Phân loại cảnh quan
Theo tác giả Vũ Tự Lập và nhiều nhà nghiên cứu cảnh quan cho rằng: mỗi hệ
thống phân loại CQ đưa ra cần phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định sau [25]:

- Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các
quy luật phân hóa không gian phổ biến của địa lý quyển, đây là nguyên nhân chính của
sự hình thành nên các cấp.
- Hệ thống phân loại phải đầy đủ các cấp để có thể áp dụng cho việc thành lập bản
đồ CQ ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ. Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ
các cá thể, không nên để xảy ra trường hợp không biết xếp cá thể vào bậc phân loại nào,
cũng như một cá thể có thể xếp vào nhiều bậc.
- Hệ thống phân loại phải được thể hiện rõ ràng, bằng một mô hình phản ánh
những mối quan hệ giữa các cấp phân loại. Tuỳ thuộc vào mức độ phân hóa của lãnh
thổ mà lựa chọn hệ thống phân loại cũng như tập hợp chỉ tiêu phân loại thống nhất.
Nhưng không nên quá cồng kềnh cũng như không được bỏ qua những bậc và những chỉ
tiêu cần thiết.
Trên quan điểm này khi nghiên cứu đặc trưng mọi cấp phân vị phải dựa vào tổng
thể các dấu hiệu địa đới và phi địa đới. Mặt khác, lại phải thấy rằng sự thống nhất giữa
hai mặt địa đới và phi địa đới là sự thống nhất biện chứng, sự thống nhất có mâu thuẫn,
có đấu tranh, có lúc có nơi một mặt nào đó sẽ trội lên so với mặt kia.
Cho đến nay, cảnh quan học vẫn chưa có một hệ thống phân loại được nhiều
người chấp nhận là đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Vì vậy, xây
dựng hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Mã tỉnh Thanh Hóa, nghiên
cứu sinh có tham khảo, chọn lọc và vận dụng một số hệ thống phân loại của các tác giả
được thừa nhận tương đối rộng rãi hiện nay.
* Về hệ thống phân loại của các tác giả nước ngoài, nghiên cứu sinh tham khảo ba
hệ thống phân loại của các nhà cảnh quan học Xô Viết.
+ Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G.Ixatsenko (1961).
Gồm 8 bậc: nhóm kiểu  kiểu phụ kiểu  lớp  phụ lớp  loại  phụ loại
 thể loại [3], [4].
+ Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.Gvozdeki (1961) (dẫn theo [36]).
Gồm 5 bậc: lớp  kiểu  phụ kiểu  nhóm  loại
+ Hệ thống phân loại của Nhikolaiev (1966) (dẫn theo [36]).
Gồm 12 bậc, áp dụng cho nghiên cứu CQ đồng bằng: thống  hệ  phụ hệ 

lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu  phụ kiểu  hạng  phụ hạng  loại  phụ loại.


×