Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 99 trang )





Hứa Thanh Hoa



PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC KHU VỰC
PHÍA TÂY THỊ XÃ SƠN TÂY, HÀ NỘI






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC




Hà Nội, 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


1





Hứa Thanh Hoa



PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC KHU VỰC
PHÍA TÂY THỊ XÃ SƠN TÂY, HÀ NỘI


Chuyên ngành: Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường
Mã số: 60.85.15



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn An Thịnh

Hà Nội, 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU
TRÚC, CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP
LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cấu trúc và chức năng cảnh quan 5
1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu 9
1.2. LÝ LUẬN VỀ HƯỚNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ CẤU TRÚC - CHỨC
NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ
NƯỚC 10
1.2.1. Lý luận về cấu trúc và chức năng cảnh quan 10
1.2.2. Lý luận về tài nguyên và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước 15
1.2.3. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước dựa trên phân tích
cấu trúc và chức năng cảnh quan 19
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU 20
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu 20
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu 21
1.3.3. Các bước nghiên cứu 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO VÀ CẤU TRÚC
CẢNH QUAN KHU VỰC PHÍA TÂY THỊ XÃ SƠN TÂY 29
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN 29
2.1.1.Vị trí địa lý 29
2.1.2. Mẫu chất và địa hình 30
ii


2.1.3. Khí hậu và thủy văn 32
2.1.4. Thổ nhưỡng 34
2.1.5. Lớp phủ sử dụng đất 37
2.1.6. Các hoạt động phát triển có vai trò thành tạo cảnh quan 37
2.2. CẤU TRÚC CẢNH QUAN 39
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan 39
2.2.2. Đặc điểm các đơn vị phân loại cảnh quan 40
2.2.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan 44
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ CẢNH QUAN KHU VỰC PHÍA TÂY THỊ
XÃ SƠN TÂY 47
3.1. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC 47
3.1.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất 47
3.1.2. Đặc điểm và thực trạng sử dụng tài nguyên nước 53
3.2. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM
NGHIỆP 66
3.2.1. Đánh giá thích nghi sinh thái 66
3.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng 73
3.2.3. Phân tích tính bền vững môi trường 77
3.2.4. Phân tích tính bền vững xã hội 78
3.2.5. Đánh giá tổng hợp 78
3.3. PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CẢNH QUAN 78
3.4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG CẢNH QUAN 83
3.4.1. Nguyên tắc chung 83
3.4.2. Định hướng sử dụng cảnh quan 83
3.4.3. Các giải pháp khả thi 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả phân tích tính chất lý hóa học của đất Fp tại xã Xuân Sơn 35
Bảng 2.2. Kết quả phân tích tính chất lý hóa học của đất Pb tại khu vực nghiên cứu 36
Bảng 2.3. Lớp phủ sử dụng đất của khu vực nghiên cứu 37
Bảng 2.4. Diện tích, dân số, mật độ dân số khu vực nghiên cứu năm 2011 37
Bảng 2.5. Phân bố lao động trong các ngành kinh tế năm 2011 38
Bảng 2.6. Tỷ trọng các ngành khu vực nghiên cứu năm 2011 39
Bảng 2.7. Hệ thống phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu 40
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của các xã trong khu vực năm 2011 47
Bảng 3.2. Diện tích, sản lượng một số cây trồng chính của khu vực 48
Bảng 3.3. Diện tích các loại đất nông nghiệp trong khu vực năm 2011 50
Bảng 3.4. Thực trạng phát triển lâm nghiệp của khu vực 50
Bảng 3.5. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản khu vực 51
Bảng 3.6. Diện tích các loại đất phi nông nghiệp trong khu vực năm 2011 52
Bảng 3.7. Diện tích các loại đất trong nhóm đất chưa sử dụng cụm xã năm 2011 52
Bảng 3.8. Diện tích, dân số, mật độ dân số khu vực nghiên cứu năm 2011 55
Bảng 3.9. Tỷ trọng các ngành khu vực nghiên cứu năm 2011 55
Bảng 3.10. Kết quả đo nhanh chất lượng nước mặt khu vực phía tây thị xã Sơn Tây
vào mùa mưa (tháng 8/2012) 58
Bảng 3.11. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm khu vực phía tây thị xã Sơn
Tây vào mùa mưa (tháng 8/2012) 62
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước giếng khoa của nhà máy nước Sơn Tây 63
Bảng 3.13. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt khu vực phía tây thị xã Sơn Tây
vào mùa khô (11/2012) 64
Bảng 3.14. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm xã Thanh Mỹ năm 2012 65
Bảng 3.15. Phân hạng mức độ thích nghi sinh thái đối với cây vải 69
Bảng 3.16. Phân hạng mức độ thích nghi sinh thái đối với cây keo 69
Bảng 3.17. Đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan cho cây vải 70

Bảng 3.18. Đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan cho cây keo 70
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi đối với cây vải 71
Bảng 3.20. Kết quả đánh giá mức độ thích nghi đối với cây keo 72
Bảng 3.21. Phân tích chi phí - lợi ích cây vải 75
Bảng 3.22. Phân tích chi phí - lợi ích cây keo 76
Bảng 3.23. Kết quả đánh giá giá trị đa chức năng của cảnh quan khu vực phía tây thị
xã Sơn Tây 81
iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu 27
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực phía Tây thị xã Sơn Tây, Hà Nội 29
Hình 2.2: Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng Sơn Tây 33




DANH MỤC BẢN ĐỒ
KHU VỰC PHÍA TÂY THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Các bản đồ
Sau trang
Bản đồ địa mạo
29
Bản đồ địa chất
29
Bản đồ thổ nhưỡng
34
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

37
Bản đồ cảnh quan
43
Lát cắt cảnh quan khu vực nghiên cứu
43
Bản đồ phân hạng thích nghi sinh thái đối với cây vải
69
Bản đồ phân hạng thích nghi sinh thái đối với cây keo
64
Bản đồ giá trị đa chức năng cảnh quan bậc I
79
Bản đồ giá trị đa chức năng cảnh quan bậc II
79
Bản đồ giá trị đa chức năng cảnh quan bậc III
79

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan, ba đặc trưng quan trọng nhất cần quan
tâm là cấu trúc, chức năng và biến đổi cảnh quan (Forman và Godron, 1986). Phân
tích cấu trúc cho thấy mối liên kết không gian liên quan đến sự phân bố vật chất và
năng lượng giữa các hợp phần thành tạo cảnh quan (cấu trúc đứng), quan hệ thứ bậc
giữa các cấp trong hệ thống phân loại cảnh quan, sự phân hóa không gian của các
đơn vị cảnh quan (cấu trúc ngang) và sự biến đổi cảnh quan (cấu trúc thời gian).
Phân tích chức năng thể hiện vai trò về mặt sinh thái, kinh tế, xã hội của cảnh quan
và mối liên hệ giữa chúng (De Groot, 1992; Costanza, 2008). Biến đổi cảnh quan
biểu thị sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của cảnh quan theo thời gian.
Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây và cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40

km theo Quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, là trung tâm kinh tế, văn
hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh khu vực phía Tây Thủ đô Hà Nội. Theo Quy
hoạch tổng thể thành phố Hà Nội đến 2020, thị xã Sơn Tây là một trong những đô
thị vệ tinh quan trọng của Hà Nội. Khu vực nghiên cứu gồm cụm xã Thanh Mỹ -
Xuân Sơn - Xuân Khanh nằm trong thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, cách trung
tâm thị xã khoảng hơn 4 km về phía Tây. Đây là một trong những là trung tâm sản
xuất nông nghiệp của toàn thị xã, có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ nối với trung
tâm thị xã Sơn Tây, với các vùng huyện, xã lân cận.
Hiện nay, sự phát triển kinh tế của khu vực đã làm nảy sinh nhiều vấn đề liên
quan tới sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó nổi cộm nhất là
tài nguyên và môi trường đất và nước. Là vùng được quy hoạch ưu tiên phát triển
nông nghiệp tập trung nhưng đất đá ong khó canh tác, hệ thống sông ngòi thưa thớt
gây ảnh hưởng tới chế độ tưới tiêu, các đập chứa nước nhỏ chưa đủ đáp ứng nhu
cầu tưới vào mùa khô. Khu du lịch Hồ Xuân Khanh đã được đầu tư song chưa được
xây dựng phát triển đồng bộ, bên cạnh đó hồ đã có dấu hiệu ô nhiễm nước do nước
thải sinh hoạt và các hoạt động du lịch xung quanh hồ. Điều này đặt ra yêu cầu cấp
2

thiết có những nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các nguồn tài nguyên đất và nước
nhằm định hướng sử dụng hợp lý.
Xuất phát từ những lý do thực tiễn trên, đề tài luận văn thạc sỹ “Phân tích
cấu trúc và chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên
đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nội” đã được lựa chọn nghiên
cứu và hoàn thành.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a. Mục tiêu
Xác lập hướng phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng cảnh quan
làm cơ sở khoa học cho đề xuất các định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và
nước tại khu vực phía tây thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
b. Nhiệm vụ

Để hoàn thành được mục tiêu trên, các nhiệm vụ sau cần được thực hiện:
- Tổng quan các công trình đã nghiên cứu về cấu trúc và chức năng cảnh
quan trên thế giới và Việt Nam. Thu thập, phân tích và hệ thống hóa các tài liệu liên
quan tới khu vực nghiên cứu.
- Xác lập cơ sở lý luận về hướng phân tích quan hệ cấu trúc - chức năng cảnh
quan phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước.
- Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan (xây dựng, biên tập các bản đồ
hợp phần là bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất), xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, phân tích cấu trúc cảnh quan,
thành lập bản đồ cảnh quan cho khu vực phía tây thị xã Sơn Tây.
- Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và nước; các vấn đề kinh tế, xã
hội và môi trường nảy sinh trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên.
- Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái. Ứng dụng một số
mô hình toán học xác định giá trị đa chức năng của các cảnh quan.
3

- Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước. Thành lập bản đồ định
hướng sử dụng hợp lý cảnh quan.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a) Phạm vi không gian
Đề tài giới hạn nghiên cứu tại các xã Thanh Mỹ - Xuân Sơn - Xuân Khanh
thuộc phía tây thị xã Sơn Tây, tổng diện tích tự nhiên là 27,65 km
2
, cách trung tâm
thị xã khoảng 4 km về phía tây.
b) Phạm vi khoa học
- Phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình
sử dụng tài nguyên đất và nước.
- Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, bao gồm các khía cạnh
của phát triển bền vững: thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và

hiệu quả môi trường. Phương pháp trung bình cộng được sử dụng trong đánh giá
thích nghi sinh thái. Phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên các hệ số chi phí - lợi ích
(NPV, BCR, IRR).
- Xác định chức năng cảnh quan theo hướng tiếp cận định lượng và lý luận về
đa chức năng.
- Định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước trên
cơ sở phân tích cấu trúc và chức năng cảnh quan. Trong đó, định hướng sử dụng
hợp lý tài nguyên đất cho phát triển một số cây trồng phổ biến, có hiệu quả kinh tế
cao tại khu vực nghiên cứu. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho mục
đích tưới tiêu cho nông nghiệp và du lịch.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Hướng nghiên cứu chức năng cảnh quan hiện nay không
có nhiều công nghiên cứu ở Việt Nam. Do vậy, đề tài luận văn góp phần làm phong
phú hướng phân tích chức năng cảnh quan trong hệ thống cơ sở lý luận về cảnh
quan học và sinh thái cảnh quan.
4

- Ý nghĩa thực tiễn: là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đất đai, các nhà
quy hoạch và các nhà quản lý tại địa phương xây dựng các kế hoạch, quy hoạch phù
hợp để phát triển kinh tế, xã hội của khu vực.
5. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Các tài liệu về lý thuyết: các giáo trình, sách chuyên khảo trong và ngoài
nước về cảnh quan học và sinh thái cảnh quan (cấu trúc cảnh quan, chức năng cảnh
quan, đánh giá cảnh quan), kinh tế môi trường (phân tích chi phí - lợi ích), khoa học
môi trường và phát triển bền vững (tài nguyên và môi trường đất, nước; sử dụng
hợp lý tài nguyên).
- Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu bản đồ hợp phần thị xã
Sơn Tây (Bản đồ địa chất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất); Quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) thị xã Sơn Tây; Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020; Báo cáo

Quy hoạch môi trường thị xã Sơn Tây đến năm 2020.
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cấu trúc, chức năng
cảnh quan phục vụ định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước
- Chương 2: Phân tích các nhân tố thành tạo và cấu trúc cảnh quan khu vực
phía tây thị xã Sơn Tây
- Chương 3: Phân tích chức năng cảnh quan và định hướng sử dụng hợp lý tài
nguyên đất và nước khu vực phía tây thị xã Sơn Tây.

5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƯỚC

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cấu trúc và chức năng cảnh quan
a) Trên thế giới
Đầu thế kỷ XIX, cảnh quan được nhà địa vật lý vĩ đại Alecxander von
Humboldt (1802) định nghĩa một cách khoa học là "Der Totalcharakter einer
Erdgegend" nghĩa là toàn bộ đặc tính của một vùng trên Trái Đất (dẫn theo Navel và
Lieberman, 1992; Antrop, 2000). Sau đó, cảnh quan học tiếp tục được phát triển với
những đóng góp của các nhà địa lý học Đức và Xô Viết. Nhà địa lý học Xô Viết
Docutraev đưa ra quan niệm về địa tổng thể, đề xuất các nghiên cứu định hướng tôn
trọng và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên thống nhất toàn vẹn chứ không tách rời
chúng ra từng phần. Ông là người đầu tiên trình bày tính đới như một quy luật thế
giới và đã đưa ra học thuyết về các đới thiên nhiên. Tuy nhiên, người đưa thuật ngữ
“cảnh quan” lần đầu tiên vào trong khoa học địa lý Xô Viết năm 1913 là L.S. Becgơ
- một trong số các học trò của Docutraev. Ông đã nêu lên rằng chính cảnh quan là

đối tượng nghiên cứu của địa lý. Học thuyết về cảnh quan chỉ là một bước tiếp theo
có tính chất tự nhiên trong sự phát triển học thuyết Docutraev về thể tổng hợp địa lý
và học thuyết về các đới thiên nhiên. Sự hình thành khoa học địa lý tự nhiên hiện
đại phát sinh trên cơ sở quan niệm về cảnh quan và ý nghĩa phương pháp luận của
quan niệm này là ở chỗ khái niệm về tổng hợp thể tự nhiên, khái niệm về sự tác
động tương hỗ. Trong giai đoạn này, học thuyết về cảnh quan vẫn chưa hoàn thiện.
Cho đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, cảnh quan học mới thực sự phát triển ở
Liên Xô (cũ) và cảnh quan được coi như “một đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất
các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới” (A.G. Ixatrenco, 1953).
6

So với các công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Đức, các nhà địa lý Xô
Viết xây dựng khái niệm cảnh quan rộng hơn, bao gồm cả các nhân tố vô sinh lẫn
hữu sinh trong khái niệm cảnh quan, và gọi khoa học nghiên cứu cảnh quan theo
quan điểm địa lý là địa lý cảnh quan: cảnh quan là một khái niệm chung (Minkov,
Armand, ), đồng nghĩa với tổng thể địa lý thuộc các đơn vị khác nhau; là khái
niệm loại hình (Polưnov, Gvozdetxki, ); và là khái niệm cá thể (Xoltsev,
Ixatrenko, ). Dù hiểu cảnh quan theo quan điểm nào đi chăng nữa thì cảnh quan
vẫn được xem là một tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các quan niệm trên ở
chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và thể
hiện trên bản đồ theo cách thức nào, quy nạp hay diễn giải. Trong nghiên cứu địa lý
phục vụ thực tiễn sản xuất, cảnh quan được xem xét ở cả 3 khía cạnh, là đơn vị địa
tổng thể (theo khái niệm chung), đơn vị phân kiểu (theo khái niệm loại hình), đơn vị
cá thể (theo khái niệm cá thể) (Shishenko, 1988).
Phân tích chức năng cảnh quan là bước quan trọng sau bước phân tích cấu
trúc cảnh quan. Tuy nhiên, so với rất nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc cảnh
quan, số lượng công trình nghiên cứu chức năng không nhiều. Một trong những
định nghĩa và hệ thống phân loại chức năng cảnh quan đầu tiên được Niemann
(1977) đưa ra. Trong hệ thống này, chức năng cảnh quan được chia thành 3 cấp là
cấp nhóm chức năng (các chức năng bậc 1), cấp chức năng chính (các chức năng

bậc 2) và cấp chức năng phụ (các chức năng bậc 3). Một hệ thống phân chia chức
năng cảnh quan khác được de Groot (1992), sau đó Costanza (1997) và de Groot
(2002) bổ sung, áp dụng chủ yếu cho các cảnh quan tự nhiên và bán tự nhiên. Trong
hệ thống này, chức năng cảnh quan được chia thành 5 nhóm, bao gồm chức năng
điều tiết, chức năng nơi sống, chức năng sản xuất, chức năng thông tin và chức năng
giá thể. Các khái niệm, quan điểm và hệ thống phân loại chức năng cảnh quan này
gần đây được áp dụng trong một số công trình nghiên cứu thực tiễn ở châu Âu.
Bastian (1998) đã xác định cơ sở khoa học và mục tiêu quản lý lãnh thổ dựa trên
đánh giá chức năng cảnh quan ở nước Đức. Andrea Weber và cộng sự (2001) thực
hiện một nghiên cứu tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội tới sự biến
7

đổi sử dụng đất lâu dài trong lưu vực, ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng cảnh
quan. Bastian và Lütz (2006) nghiên cứu chức năng cảnh quan với vai trò là các chỉ
thị cho phát triển các thước đo môi trường nông nghiệp ở một số khu vực nông thôn
tại châu Âu.
Đầu thế kỷ XXI đánh dấu sự phát triển của một hướng nghiên cứu mới về đa
chức năng (multifunctionanity) và cảnh quan đa chức năng (multifunctionanity
landscape) (Barkmann, 2004). Đa chức năng sau đó sử dụng phổ biến trong thiết kế
và quy hoạch cảnh quan, đặc biệt phổ biến ở châu Âu dựa trên Công ước Cảnh quan
châu Âu (European Landscape Convention) của Hội đồng châu Âu (2000, 2007).
Pinto-Correia và Jongman (2004) trên cơ sở sử dụng các tư liệu trong quá khứ và
hiện tại đã tiến hành phân tích biến đổi và dự báo giá trị đa chức năng của các cảnh
quan Địa Trung Hải. Naveh (2001) đề xuất 10 giả thiết về hướng nghiên cứu tổng
hợp các cảnh quan đa chức năng. de Groot (2006) thực hiện một nghiên cứu về cách
tiếp cận phân tích đa chức năng trong đánh giá xung đột sử dụng đất phục vụ quy
hoạch phát triển bền vững cảnh quan.
b. Tại Việt Nam
Khoa học về cảnh quan và những công trình phân tích, đánh giá tổng hợp
cảnh quan tại Việt Nam đã được phát triển từ rất sớm (khoảng giữa những năm 50)

trên cơ sở kế thừa những nền tảng, lý luận khoa học cảnh quan Xô Viết. Trước năm
1992, hầu hết các công trình nghiên cứu thể tổng hợp lãnh thổ chủ yếu dựa trên nền
tảng lý luận khoa học cảnh quan của trường phái Liên bang Xô Viết (cũ). Tuỳ vào
từng giai đoạn phát triển và để đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà nội dung các công
trình nghiên cứu cảnh quan được thể hiện dưới các tiêu đề: “Phân vùng địa lý tự
nhiên”, “Cảnh quan địa lý”, “Nghiên cứu cảnh quan”, “Cơ sở cảnh quan”, “Phân
vùng cảnh quan”, “Phân tích cảnh quan”, Vũ Tự Lập (1976) đã nghiên cứu và xây
dựng bản đồ cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam theo quan niệm cảnh quan là cá
thể. Quan niệm cảnh quan là đơn vị kiểu loại được các nhà khoa học thuộc Viện Địa
lý (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Khoa Địa lý (Đại học Quốc gia Hà
8

Nội) áp dụng để xây dựng nhiều bản đồ cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau (Nguyễn
Thành Long, 1993; Nguyễn Cao Huần, 1991, 2002, 2003; Phạm Quang Anh, 1996,
2001; Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh, 1997, 2002; Nguyễn An Thịnh,
2006, 2011). Với sự tiếp thu có hệ thống và vận dụng một cách mềm dẻo trong điều
kiện cụ thể, các kết quả nghiên cứu cảnh quan trong nước đã và đang xâm nhập vào
thực tiễn góp phần định hướng, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ. Một số công
trình tiêu biểu về nghiên cứu cảnh quan tại Việt Nam bao gồm: “Cảnh quan địa lý
miền Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập (1976); Bản đồ cảnh quan Tây Nguyên
1:250.000. của Nguyễn Thành Long, Phạm Thế Vĩnh và nnk; Bản đồ cảnh quan
Việt Nam tỉ lệ 1:1.500.000 của Phạm Quang Anh, Phạm Thế Vĩnh và nnk; Cơ sở
cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường
lãnh thổ Việt Nam của Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc
Khánh; Nghiên cứu xây dựng cảnh quan các tỉ lệ trên lãnh thổ Việt Nam của
Nguyễn Thành Long, Phạm Thế Vĩnh và nnk ; “Đánh giá cảnh quan theo hướng
tiếp cận kinh tế sinh thái” của Nguyễn Cao Huần (2005).
Những nghiên cứu về cảnh quan học cho đến năm 1992 đã đủ tạo cho các
nhà cảnh quan học Việt Nam có những kinh nghiệm nghiên cứu theo hướng tổng
hợp và liên ngành cho một số vùng lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên

nhiên và bảo vệ môi trường. Những nhu cầu thực tiễn làm nảy sinh xu thế tất yếu là
cảnh quan học phải tiếp cận với các bộ môn khoa học khác có liên quan, quan trọng
nhất là hướng tiếp cận sinh thái và kinh tế trong nghiên cứu cảnh quan.
Hướng phân tích chức năng cảnh quan và đa chức năng hiện không được đề
cập nhiều trong các công trình công bố ở Việt Nam. Trương Quang Hải và cộng sự
(2008) ứng dụng chỉ số đa chức năng để phân tích khả năng phát triển kinh tế liên
ngành cho khu vực có núi đá vôi thuộc tỉnh Ninh Bình. Nguyễn An Thịnh và
Trương Quang Hải (2009) tiến hành phân loại chức năng cho các hệ thống công
trình thủy lợi vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, sau đó thực hiện phân tích hiệu ích
tổng hợp dựa trên các công cụ phân tích chi phí - lợi ích. Quy trình này áp dụng
phân tích hiệu ích tổng hợp của hệ thống các công trình thủy lợi vùng kinh tế trọng
9

điểm Bắc Bộ đến năm 2020, bao gồm hệ thống công trình chia sẻ và phân bổ tài
nguyên nước, hệ thống công trình bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh,
hệ thống công trình phòng chống lũ và giảm thiểu thiên tai, cho thấy hiệu quả cao
về kinh tế và môi trường của các công trình này.
Một trong những hướng nghiên cứu cảnh quan học ứng dụng hiện nay chú
trọng vào khu vực ven biển. Đây là khu vực tập trung các đô thị lớn nhất, chiếm
phần lớn dân số của Việt Nam, nhưng tương đối nhạy cảm. Với đường bờ biển dài
3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên đã tạo nên những cảnh quan ven biển tương đối
đa dạng. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cảnh quan vùng ven
biển với các mục đích khác nhau bởi tính đa dạng sinh học và sự nhạy cảm của khu
vực này. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình về vấn đề này do khu vực ven biển
không chỉ cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, đây còn là
có các hệ sinh thái quan trọng với sự đa dạng sinh học cao và năng suất sinh học
lớn. Đồng thời đây cũng là khu vực dễ bị tổn thương bởi các tai biến thiên nhiên và
hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ô nhiễm do con người. Bởi vậy, nghiên cứu
cảnh quan khu vực ven biển là thực sự rất cần thiết nhằm định hướng phát triển bền
vững lãnh thổ. Hướng nghiên cứu này được đề cập tới trong một số công trình.

Nguyễn Cao Huần và cộng sự (2005) trên cơ sở phân tích cấu trúc và tính đặc thù
của cảnh quan ven biển Thái Bình đã xác định được chức năng phát triển kinh tế
nông nghiệp nông thôn ven biển (cho cảnh quan trong đê), chức năng phòng hộ, bảo
vệ môi trường kết hợp nuôi trồng thuỷ sản (cho cảnh quan ngoài đê). Nguyễn An
Thịnh và cộng sự (2012) sử dụng phương pháp luận quy hoạch sinh thái cảnh quan,
đã tiến hành phân chia các khu chức năng cho mục tiêu bảo vệ, phục hồi và phát
triển rừng ngập mặn tại khu vực Phù Long - Gia Luận thuộc quần đảo Cát Bà, thành
phố Hải Phòng.
1.1.2. Các công trình liên quan tới khu vực nghiên cứu
Liên quan tới khu vực nghiên cứu hiện có một số công trình nghiên cứu về
quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch môi trường toàn thị xã Sơn Tây.
10

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-
2015 cho thị xã Sơn Tây (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2020): Phân
tích biến đổi sử dụng đất từ năm 2000 - 2010, đồng thời quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020. Nghiên cứu cho thấy quá trình biến đổi sử dụng đất của thị xã Sơn Tây
cũng như biến động trong khu vực nghiên cứu nhằm lập kế hoạch sử dụng hợp lý
lãnh thổ.
- Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Sơn Tây đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 (Viện Khoa học Kỹ thuật và Môi trường, 2009): Nghiên cứu
này không chỉ phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, tiềm năng
tự nhiên của khu vực mà còn đưa ra định hướng phát triển kinh tế. Thị xã Sơn Tây
được định hướng phát triển với 3 vùng chính: vùng phát triển đô thị và du lịch lịch
sử văn hóa, vùng phát triển công nghiệp tập trung và phát triển trồng trọt, vùng dân
cư nông thôn và trồng trọt. Qua đó, có thể thấy, cụm xã nghiên cứu nằm trong khu
vực có định hướng phát triển để trở thành vùng dân cư nông thôn và trồng trọt đan
xen với phát triển đô thị và du lịch.
1.2. LÝ LUẬN VỀ HƯỚNG PHÂN TÍCH QUAN HỆ CẤU TRÚC - CHỨC
NĂNG CẢNH QUAN PHỤC VỤ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ

NƯỚC
1.2.1. Lý luận về cấu trúc và chức năng cảnh quan
a) Cấu trúc cảnh quan
Tương tác có tính hệ thống giữa các hợp phần cảnh quan tạo ra cấu trúc cảnh
quan. Hiện nay có nhiều định nghĩa về cấu trúc cảnh quan: ”cấu trúc cảnh quan là
tính tổ chức của các bộ phận cấu thành trong không gian và tính điều chỉnh trạng
thái theo thời gian (được xem như là cấu trúc không gian và thời gian của địa hệ)”
(Kalexnik, 1978); ” đặc điểm tổ chức không gian ba chiều trên bề mặt của cảnh
quan” (Bastian và Steinhardt, 2002). Trong cấu trúc cảnh quan xét đến cả các hợp
phần cảnh quan, đặc điểm kết hợp của các yếu tố cấu trúc cảnh quan cơ bản
11

(Forman và Godron, 1986) và các đặc trưng biến đổi có tính nhịp điệu của cảnh
quan (Ixatrenko, 1965).
Theo Ixatrenko (1965), cấu trúc cảnh quan bao gồm:
- Cấu trúc đứng: sự phân bố theo tầng của các hợp phần tạo nên cấu trúc
đứng của cảnh quan. Cấu trúc này thể hiện đặc điểm kết hợp giữa các hợp phần
cảnh quan, thông qua mối liên hệ và tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo
riêng biệt. Cấu trúc đứng được thể hiện từ dưới lên trên bao gồm tập hợp có quy
luật của các hợp phần cảnh quan, bao gồm mẫu chất (hay nền địa chất), địa hình,
thuỷ văn địa phương (nước mặt và nước ngầm), khí hậu địa phương (phần dưới
cùng của tầng đối lưu), lớp phủ thổ nhưỡng và thảm thực vật. Sự thay đổi cấu trúc
đứng do các nguyên nhân khác nhau sẽ tạo ra các chức năng khác nhau của cảnh
quan khác so với chức năng nguyên thuỷ của nó. Phân tích cấu trúc đứng thực chất
là phân tích đặc điểm và mối quan hệ phát sinh giữa các hợp phần của cảnh quan.
- Cấu trúc ngang: còn gọi là cấu trúc hình thái của cảnh quan, là đặc điểm kết
hợp các yếu tố cấu trúc cảnh quan cơ bản. Cấu trúc này thể hiện quy luật sắp xếp và
mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh quan cơ bản trong không gian địa lý.
- Cấu trúc thời gian: thể hiện những nét quan trọng nhất của nhịp điệu theo
mùa, biến đổi trạng thái cảnh quan. Phân tích cấu trúc thời gian thực chất là phân

tích động lực và nhịp điệu cảnh quan.
Hệ thống phân loại và các cấp phân vị cảnh quan được sử dụng để phân tích
cấu trúc cảnh quan ở các quy mô khác nhau. Hiện nay, có khá nhiều hệ thống phân
loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước. Với quy mô diện tích nhỏ và sự
phân hoá đa dạng của khu vực nghiên cứu, đề tài đã tham khảo các hệ thống phân
loại của các tác giả nêu trên và sử dụng hệ thống phân loại gồm 4 cấp phân vị: Kiểu
cảnh quan - Hạng cảnh quan - Loại cảnh quan - Dạng cảnh quan để thành lập bản
đồ cảnh quan. Trong 3 cấp phân loại trên, dạng cảnh quan được sử dụng làm đơn vị
cở sở cho phân tích sự phân hóa cảnh quan. Đây là một cấp phân vị thể hiện quy
12

luật mang tính đặc thù địa phương và sự tác động của con người, thể hiện trạng thái
hiện tại trong diễn thế phân hóa, phát triển cảnh quan.
b) Chức năng cảnh quan
Chức năng cảnh quan biểu hiện những đặc tính là hệ quả của cách tổ chức kết
cấu nội dung của cảnh quan. Cấu trúc quy định chức năng cảnh quan, ngược lại
chức năng thể hiện ra bên ngoài của cấu trúc cảnh quan. Cảnh quan có hai chức
năng cơ bản: chức năng tự nhiên và chức năng kinh tế xã hội. Chức năng tự nhiên
đảm nhiệm việc điều khiển cấu trúc cảnh quan để tiếp nhận các dòng năng lượng,
vật chất đầu vào sao cho sự tồn tại và phát triển của cảnh quan được tốt nhất và thải
ra đầu ra những gì thừa hoặc có hại, đồng thời là dấu hiệu để điều tiết đầu vào
(Ixatrenko, 1965). Chức năng kinh tế xã hội là khả năng sử dụng cảnh quan vào
mục đích phát triển kinh tế - xã hội, là thuộc tính thể hiện bên ngoài của chức năng
tự nhiên và chỉ xuất hiện khi có con người. Nếu sự tác động của con người phù hợp
với chức năng kinh tế thì sẽ dẫn đến bền vững về mối quan hệ giữa tự nhiên và con
người (de Groot, 1992; Costanza (1997).
Hiện nay, các nghiên cứu về chức năng cảnh quan vẫn còn ít được quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt cách tiếp cận đồng thời cả cấu trúc và chức năng phục vụ sử
dụng hợp lý tài nguyên là một hướng còn khá mới mẻ. Trên thế giới có một số công
trình tiêu biểu theo hướng này.

Niemann (1977) đưa ra hệ thống phân loại chức năng cảnh quan gồm 3 cấp:
- Chức năng bậc 1 (nhóm chức năng): gồm các nhóm chức năng tổng hợp là
chức năng sản xuất (chức năng kinh tế), chức năng sinh thái và chức năng xã hội.
- Chức năng bậc 2 (chức năng chính): gồm các chức năng cơ bản là cung cấp
các tài nguyên tái tạo, cung cấp các tài nguyên không tái tạo, điều chỉnh các dòng
vật chất và năng lượng, điều chỉnh và phục hồi các quần thể và quần xã (thực vật và
động vật), chức năng tâm lý, chức năng thông tin và chức năng sinh thái nhân văn.
13

- Chức năng bậc 3 (chức năng phụ): gồm các chức năng cụ thể như cung cấp
sản phẩm từ sinh khối (thích hợp với canh tác), cung cấp chất dinh dưỡng và vật
liệu xây dựng, bảo tồn nguồn gen, hoặc chức năng lọc và đệm (các ảnh hưởng hóa
học-đất/nước/không khí),
Một hệ thống phân chia chức năng cảnh quan được de Groot (1992), sau đó
Costanza (1997) và de Groot (2002) bổ sung, áp dụng chủ yếu cho các cảnh quan tự
nhiên và bán tự nhiên. Trong hệ thống này, chức năng cảnh quan được chia thành 5
nhóm:
- Chức năng điều tiết: bao gồm điều hòa không khí, điều hòa khí hậu, ngăn
ngừa xáo động, điều hòa môi trường nước, cung cấp nước, bảo vệ đất, hình thành
đất, điều tiết chất dinh dưỡng, xử lý chất thải, thụ phấn, điều khiển sinh học. nhóm
chức năng này liên quan tới khả năng điều chỉnh các quá trình của hệ sinh thái thiết
yếu và các hệ thống phục vụ đời sống thông qua chu trình sinh địa hóa và dòng
năng lượng. Đồng thời, nó cho phép duy trì năng lực của cảnh quan ở các quy mô
khác nhau. Ở quy mô toàn cầu, chức năng này cho phép cung cấp và duy trì các
điều kiện cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Trong nhiều trường hợp, chức năng
điều tiết cung cấp các điều kiện tiên quyết cho tất cả các chức năng khác. Về mặt lý
thuyết, số lượng chức năng điều tiết không giới hạn. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp cụ thể, ví dụ quy hoạch cảnh quan, chỉ có một số chức năng cung cấp dịch vụ
mới được quan tâm.
- Chức năng nơi sống: chức năng này cho phép các cảnh quan tự nhiên và

bán tự nhiên cung cấp nơi sống, nơi ẩn náu và sinh sản cho các loài sinh vật trong tự
nhiên, đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn nội vi. Chức năng nơi sống có quan hệ
mật thiết với đặc điểm phân hóa không gian để duy trì đa dạng sinh học và. Hiệu
quả hoặc yêu cầu của chức năng này khác nhau đối với các nhóm sinh vật khác
nhau, nhưng đều có thể được xem xét thông qua ”sức tải” và ”kích thước nơi sống
tối thiểu” (thể hiện nhu cầu không gian sinh sống của sinh vật) của các cảnh quan.
14

- Chức năng sản xuất: các chức năng cụ thể bao gồm: cung cấp thức ăn,
nguyên liệu hữu cơ, tài nguyên di truyền, dược liệu. sinh vật sản xuất sử dụng năng
lượng bức xạ mặt trời, CO
2
, nước và các chất dinh dưỡng trong quá trình quang hợp
để tạo ra sản lượng sinh vật sơ cấp (trong cơ thể thực vật), sau đó cung cấp cho các
sinh vật tiêu thụ (sản lượng thứ cấp) để tạo ra một lượng sinh khối lớn trong cảnh
quan. Sinh khối này là nguồn tài nguyên có giá trị sử dụng đối với con người, cung
cấp thức ăn, vật liệu sản xuất - sinh hoạt, nguồn năng lượng và vật liệu di truyền.
- Chức năng thông tin: Các chức năng này cung cấp thông tin thẩm mỹ, tiêu
khiển, văn hóa và mỹ thuật, tâm linh và lịch sử, khoa học và giáo dục. Chức năng
thông tin cung cấp các nhận thức nhằm tăng sự hiểu biết cho co người.
- Chức năng giá thể: chức năng giá thể bao gồm: cư trú, trồng trọt và chăn
nuôi, chuyển hóa năng lượng, khai thác khoáng sản, chất thải, giao thông, du lịch.
Hầu hết các hoạt động phát triển của con người đều yêu cầu không gian và một giá
thể hoặc một môi trường thích hợp. Do vậy, năng lực cung cấp chức năng giá thể
của cảnh quan trên một cơ sở bền vững thường bị hạn chế.
Một hướng nghiên cứu mới về chức năng cảnh quan, đặc biệt phát triển tại
châu Âu, là phân tích đa chức năng, được định nghĩa là ”tiềm năng và khả năng
thực tế cung cấp nhiều hàng hóa vật chất và phi vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu xã
hội hoặc đáp ứng các yêu cầu xã hội” (Barkmann, 2004). Đa chức năng được sử
dụng phổ biến trong thiết kế và quy hoạch cảnh quan, đặc biệt phổ biến ở châu Âu

dựa trên Công ước Cảnh quan châu Âu (European Landscape Convention) của Hội
đồng châu Âu (2000, 2007).
Do cảnh quan là một đơn vị cấu trúc đặc thù, nên tính đa chức năng của cảnh
quan phải được xác định gián tiếp dựa trên tính đa chức năng của các đơn vị chức
năng cơ bản trong cảnh quan. Hiện nay, ở Châu Âu có 2 hướng tiếp cận xác định
tính đa chức năng của cảnh quan:
- Tính tổng đa chức năng của hệ sinh thái
- Tính tổng đa chức năng của đơn vị đất đai.
15

Có nhiều chức năng cảnh quan cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Các chức năng
có thể cùng tồn tại trong một cảnh quan và các hệ sinh thái trong cảnh quan đó, hình
thành đặc tính ”đa chức năng”. Do đó, cảnh quan có thể cung cấp các hàng hóa và
dịch vụ cho nhiều mục đích kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường khác nhau, thông
qua tích hợp không gian trong sử dụng đất và các hoạt động phát triển của con
người. Nhìn chung, đa chức năng là đặc tính mong muốn, cho phép sử dụng hiệu
quả cảnh quan. Ví dụ, tại châu Âu, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 80%
tổng diện tích đất tự nhiên. Do các cảnh quan nông thôn chứa đựng các chức năng
cảnh quan khác nhau, chẳng hạn như chức năng sản xuất nông nghiệp và văn hóa,
không gian của chúng vẫn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích hơn là chỉ cho
mục đích sản xuất nông nghiệp (Công ước Cảnh quan châu Âu, 2007).
1.2.2. Lý luận về tài nguyên và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước
a) Tài nguyên đất và cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả
năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và là nơi sống của động vật. Cho tới nay đã
có nhiều định nghĩa về đất nhưng định nghĩa của nhà thổ nhưỡng học người Nga,
V.V. Dokutraev, là được sửa dụng rộng rãi nhất. Dokutraev cho rằng ”Đất là một
thực thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động của 5
yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Đất được coi là khác
biệt với đá. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ

thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của
nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết. Sau này
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung thêm một yếu tố khác đặc biệt quan
trọng, đó là con người. Chính con người tác động vào đất đã làm thay đổi nhiều tính
chất đất và nhiều khi tạo hẳn ra một loại đất mới chưa từng có trong tự nhiên (như
đất trồng lúa nước ).
Tài nguyên đất thuộc loại tài nguyên phục hồi và tài nguyên đất được hiểu
theo hai quan điểm :
16

- Quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng (Khoa học đất: soil Science) (Đất:
soil). Đất (Soil): là lớp mỏng trên cùng của bề mặt lớp vỏ Trái Đất (từ hàng chục
centimét đến 1,5-2m) có thuộc tính về độ phì tự nhiên được hình thành do tác động
lẫn nhau của khí trời (Khí quyển), nước (Thủy quyển), sinh vật (Sinh quyển) và đá
mẹ (Thạch quyển) qua thời gian lâu dài, có ý nghĩa trong nông - lâm - ngư nghiệp.
- Quan điểm theo Kinh tế học (Đất đai: land): là một dạng tài nguyên thiên
nhiên được đặc trưng bởi một lãnh thổ, một chất lượng của các loại đất, bởi một
kiểu khí hậu, một dạng địa hình, một chế độ thuỷ văn, một kiểu thảm thực vật,
Xu hướng phát triển sử dụng đất theo mục tiêu phát triển bền vững hiện nay
tập trung vào 3 mục tiêu chính:
- Sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm, hiệu quả: nguyên tắc này trước hết phải
được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, và trong quá trình tổ chức
thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Tận dụng đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
một cách có hiệu quả, giữ vững và phát triển vốn đất sản xuất nông nghiệp và vốn
đất có rừng. Đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về sử dụng đất trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Bảo vệ, cải tạo, bồi bổ đất: Đất đai là hữu hạn vì vậy khi sử dụng thì bao
giờ cũng phải bảo vệ, cải tạo để không làm mất đi những thuộc tính vốn có lợi cho
con người. Và ngày càng nâng cao giá trị sử dụng từ đất.

- Sử dụng đất đảm bảo vấn đề môi trường: Đất đai là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống. Mọi hoạt động của con người đều tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến môi trường sống. Vì vậy khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng,
phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng phải tính toán đầy đủ đến các yếu tố kinh
tế - xã hội có liên quan đến môi trường và nơi sống.

17

b) Tài nguyên nước và cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý tài nguyên nước
Tài nguyên nước là lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn
ở dạng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể khai
thác(nước mặt và nước ngầm). Nước là tài nguyên tái tạo được sau một thời gian
nhất định được dùng lại. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lệ lớn, 70% khối lượng
cơ thể con người trưởng thành. Nước tác động trực tiếp đến thạch quyển. Nước có
một vai trò rất quan trọng là yếu tố chủ yếu trong hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của
mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế của con người. Tài
nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế xã hội, là đối
tượng lao động và một yếu tố cấu thành trong lực lượng sản xuất. Con người mỗi
ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và
2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống
trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy
cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng
lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực
hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con
người và mọi sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc vào nước.Tài nguyên nước ở trên thế
giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km
3
, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35
tỷ km

3
), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2%
là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước
sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%,
trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên Trái Đất. Lượng nước ngọt con
người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên Trái Đất 105.000km
3
/năm.
Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km
3
, trong đó 8%
cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). Ngoài ra,
nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hằng ngày,
tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều
cảnh quan đẹp.
18

Do có vai trò quan trọng như vậy nên sử dụng hợp lý và phát triển bền vững
tài nguyên nước trở thành nhu cầu cấp thiết. Cơ sở của sử dụng hợp lý tài nguyên
nước là giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên nước ngọt, nước ngầm
và nước biển; đồng thời duy trì các hệ sinh thái nước ngọt thiết yếu, đảm bảo cho
cuộc sống cộng đồng. Theo Lê Văn Khoa (2004), các biện pháp quản lý và bảo vệ
tài nguyên nước thường được phối hợp với nhau và tác động lẫn nhau:
- Quy hoạch nguồn nước để bảo vệ nguồn nước, đưa nước vào sử dụng hợp
lý, khai thác nguồn nước sẵn có để sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn. Biện pháp quy
hoạch quản lý, sử dụng nước nhằm mục đích: sản xuất điện năng, cấp nước cho sinh
hoạt và công nghiệp, cấp nước cho nông nghiệp, cấp nước cho thủy sản , điều hòa
dòng chảy cho giao thông, bảo vệ chống ngập lụt và cạn kiệt.
- Các chính sách, pháp chế và quản lý nước thích hợp: Đây là biện pháp
mang tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính để áp dụng cho việc sử dụng và

phân phối, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước. Tăng cường công tác
hướng dẫn, tuyên truyền luật tài nguyên nước. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý kịp thời các nguồn gây ô nhiễm tài nguyên nước.
Hiện nay đã có hàng loạt những điều kiện thuận lợi khi Nhà nước đã ban
hành các chính sách, pháp chế và quản lý nước thích hợp: Đây là biện pháp mang
tính chất pháp lý, thiết chế và hành chính để áp dụng cho việc sử dụng và phân phối
tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước, cụ thể:
1) Nhà nước sớm ban hành đầy đủ đồng bộ những văn bản dưới Luật hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các Luật có liên quan đến Tài nguyên
nước.
2) Nhà nước sớm sửa đổi Luật Tài nguyên nước cho phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế xã hội hiện nay (đã bộc lộ một số điều bất cập) và các văn bản
dưới Luật.
3) Nhà nước sớm tập trung thống nhất cơ quan quản lý Tài nguyên nước
thông suốt từ Trung ương đến Địa phương và sớm thành lập các Tổ chức quản lý
19

lưu vực sông thích hợp với nhiệm vụ chức năng rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thực
sự do “người trong lưu vực sông” tự quản lý có sự hỗ trợ của Trung ương.
4) Nhà nước nên có cơ chế, chính sách để người dân, các tổ chức cộng động
tham gia thực sự bảo vệ Tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nước, tạo điều kiện
cho người dân tham gia ngay từ khi lập quy hoạch xây dựng đến khai thác sử dụng
và bảo vệ.
5) Nhà nước sớm ban hành văn bản quy định từng bước đảm bảo đủ dòng
chảy môi trường cho các con sông để con sông thực sự được sống, khoẻ và lành
mạnh làm cơ sở cho phát triển bền vững tài nguyên nước.
1.2.3. Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước dựa trên phân tích
cấu trúc và chức năng cảnh quan
Cấu trúc cảnh quan là kết quả của mối quan hệ tương tác phức tạp do các tác
nhân tự nhiên và kinh tế, chính trị, xã hội. Hầu hết các cảnh quan trên Trái Đất đều

bị ảnh hưởng bởi hoạt động sử dụng đất của con người. Hệ quả, cảnh quan được tạo
bởi sự đan xen giữa các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tác (được tạo thành hoặc
chịu tác động của con người) có kích thước, hình dạng và sự sắp xếp khác nhau.
Biến đổi cấu trúc cảnh quan làm thay đổi đặc điểm phân bố của sinh vật, vật chất và
năng lượng trong cảnh quan, dẫn tới những biến đổi về chức năng cảnh quan và khả
năng cung cấp các dịch vụ cho con người của cảnh quan.
Mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của cảnh quan có ảnh hưởng quan
trọng tới hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất và tài nguyên nước. Cấu trúc cảnh
quan tạo ra quan hệ tương tác giữa các chức năng cảnh quan, phụ thuộc vào tác
động của đặc tính cảnh quan và vai trò của mỗi chức năng riêng biệt, ảnh hưởng tới
khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ của cảnh quan. Đối với những khu vực sử
dụng tài nguyên đất đai cao, việc quản lý tốt tương tác đa chức năng trong cảnh
quan là cơ sở quan trọng góp phần sử dụng bền vững đất đai.
Cấu trúc cảnh quan quy định đặc tính đa chức năng của cảnh quan, cụ thể là
tác động tới tương tác giữa các chức năng của cảnh quan. Đối với các cảnh quan

×