ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ
ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ
LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ
ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ LÃNH THỔ
LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG
Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên
Mã số
: 62 44 02 17
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Trƣơng Quang Hải
2. TS. Lƣơng Thị Vân
GS.TS. Nguyễn Cao Huần
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Huyền
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã được sự hướng dẫn tận
tình, chu đáo của GS.TS. Trương Quang Hải và TS. Lương Thị Vân. Tác giả xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, cô - những người đã thường xuyên giúp đỡ, động viên, cố
vấn khoa học cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn nhận được những chỉ bảo tận tình và
góp ý quý báu của quý thầy cô giáo ở trong và ngoài trường: GS.TS. Nguyễn Cao
Huần, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chương, GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, PGS.TS.
Phạm Quang Tuấn, PGS.TS. Đặng Văn Bào, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khánh, PGS.TS.
Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS.Vũ Văn Phái, PGS.TS. Trần Văn Tuấn, TS. Phạm Quang
Anh, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, PGS. TS. Trần Anh Tuấn, TS. Nguyễn An Thịnh,
PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm, PGS.TS. Nguyễn Trần Cầu, TS. Phạm Thế Vĩnh, TS. Uông
Đình Khanh, Thầy Nguyễn Thành Long,…Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý
Thầy, Cô!
Tác giảxin cảm ơn Đề tài KC09.12/11-15 do GS.TS. Nguyễn Cao Huần chủ trì,
đã tạo điều kiện cho NCS tham gia thực hiện và sử dụng các tư liệu của đề tài.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo, các cán bộ ở Khoa Địa lý
và Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn các anh, chị và cán bộ ở Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình
Định; Phòng Nông nghiệp các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão; Ban Quản lý dự án
rừng phòng hộ đầu nguồn huyện An Lão và huyện Hoài Ân, các cơ quan đã giúp đỡ,
cho phép tác giả thu thập số liệu, tài liệu và khảo sát thực địa tại địa phương.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các cán bộ, thầy cô
giáo và đồng nghiệp Khoa Địa lí- Địa chính, Trường Đại học Quy Nhơn, bạn bè và gia
đình đã khuyến khích, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
Nguyễn Thị Huyền
năm2015
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 9
2.1. Mục tiêu ................................................................................................................ 9
2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................... 9
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 9
3.1.Phạm vi lãnh thổ .................................................................................................... 9
3.2. Phạm vi nội dung ................................................................................................ 10
4. Những điểm mới của luận án ....................................................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................... 10
5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 10
5.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 10
6. Luận điểm bảo vệ ........................................................................................................... 11
7. Cơ sở tài liệu ................................................................................................................... 11
8. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 12
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan ..................................................... 13
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ ................. 13
1.1.2. Tổng quan về phân cấp phòng hộ đầu nguồn trong sử dụng hợp lý lãnh thổ
lưu vực sông ........................................................................................................................ 24
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu ởBình Định và lưu vực sông Lại Giang........................ 30
1.2. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ
định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang ...................................... 35
1.2.1. Các quan niệm và khái niệm ............................................................................. 35
1.2.2. Lý luận chung về nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng sử
dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang ..................................................................... 39
1.3. Quan điểm, hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... 46
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ...................................................................................... 46
1.3.2. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 48
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 55
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG
2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan ............................................................................ 57
2.1.1. Ví trí địa lý ........................................................................................................ 57
1
2.1.2. Địa chất ............................................................................................................ 58
2.1.3. Địa mạo ............................................................................................................ 61
2.1.4. Khí hậu .............................................................................................................. 65
2.1.5. Thủy văn ........................................................................................................... 73
2.1.6. Thổ nhưỡng ....................................................................................................... 75
2.1.7. Lớp phủ thực vật .............................................................................................. 79
2.1.8. Hoạt động của con người .............................................................................. 82
2.1.9. Tai biến thiên nhiên .......................................................................................... 87
2.2. Phân tích cấu trúc cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang ..................................................90
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan ..................................................................................90
2.2.2. Phân tích đặc điểm, chức năng các đơn vị cảnh quan lưu vực sông Lại Giang....... 92
2.2.3. Phân tích động lực và biến đổi cảnh quan ...................................................... 102
2.2.4.Sự phân hóa cảnh quan và lát cắt cảnh quan lưu vực sông Lại Giang ............. 104
2.3.Phân vùng cảnh quan lƣu vực sông Lại Giang ........................................................ 108
2.3.1. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng .......................................................... 108
2.3.2. Chỉ tiêu phân vùng cảnh quan ......................................................................... 110
2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang ............. 112
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................................. 114
Chƣơng 3:ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ PHÂN TÍCH LƢU VỰC PHỤC VỤ ỊNH
HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG LẠI GIANG
3.1. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lƣu vực sông Lại Giang ................................................... 116
3.1.1. Phân tích xói mòn tiềm năng đất ở lưu vực sông Lại Giang ........................... 116
3.1.2. Phân cấp phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Lại Giang .................................. 122
3.2. Đánh giá cảnh quan phụcvụ định hƣớng sử dụng hợp lýlãnh thổ lƣu vực sông
LạiGiang ............................................................................................................................ 127
3.2.1. Đánh giá cảnh quan về khả năng sử dụng đất phục vụ định hướng phátriển
nông, lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang ......................................................................... 127
3.2.2. Đánh giá cảnh quan và phân hạng mức độ thích hợp các loại cây trồng
phục vụ định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ lưu vực sông Lại Giang .............................. 132
3.2.3 Kiểm tra kết quả đánh giá cảnh quan với hiện trạng phân bố, sử dụng............ 140
3.3. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp
ở lƣu vực sông Lại Giang ................................................................................................. 143
3.3.1. Đề xuất định hướng sử dụng lãnh thổ theo chức năng của các loại cảnh quan......... 143
2
3.3.2. Đề xuất định hướng không gian sử dụng lãnh thổ cho phát triển nông lâm
nghiệp theo tiểu vùng cảnh quan ........................................................................................ 154
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................................. 165
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 168
1. Kết luận ................................................................................................................. 168
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 169
Danh mục các công trình khoa học ................................................................................. 170
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 171
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
:
Bảo vệ môi trường
CQ
:
Cảnh quan
DTTN
:
Diện tích tự nhiên
CQH
:
Cảnh quan học
ĐGCQ
:
Đánh giá cảnh quan
KHCQ
:
Khoa học cảnh quan
KNSDĐ
:
Khả năng sử dụng đất
KT – XH
:
Kinh tế - xã hội
LHSDĐ
:
Loại hình sử dụng đất
LNKH
:
Lâm - nông kết hợp
LNSX
:
Lâm nghiệp sản xuất
LVS
:
Lưu vực sông
NCCQ
:
Nghiên cứu cảnh quan
NLKH
:
Nông - lâm kết hợp
NNVC
:
Nông nghiệp vùng cao
NNVT
:
Nông nghiệp vùng thấp
PHĐN
:
Phòng hộ đầu nguồn
PTBV
:
Phát triển bền vững
PHXY
:
Phòng hộ xung yếu
PHRXY
:
Phòng hộ rất xung yếu
PVCQ
:
Phân vùng cảnh quan
RKTX
:
Rừng kín thường xanh
SDHL
:
Sử dụng hợp lý
SKH
:
Sinh khí hậu
TNTN
:
Tài nguyên thiên nhiên
TVCQ
:
Tiểu vùng cảnh quan
XMTN
:
Xói mòn tiềm năng
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
BẢNG
TIÊU ĐỀ
1
Bảng 2.1
Diện tích các kiểu địa hình LVS Lại Giang
62
2
Bảng 2.2
Diện tích và phân bố các dạng địa hình ở LVS Lại Giang
63
3
Bảng 2.3
Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại các trạm Hoài Nhơn, An Hòa
66
4
Bảng 2.4
Lượng mưa trung bình nhiều năm (1978 - 2008) trên LVS Lại Giang
68
5
Bảng 2.5
Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH ở LVS Lại Giang
71
6
Bảng 2.6
Đặc trưng hình thái một số sông chính ở lưu vực Lại Giang
74
7
Bảng 2.7
Diện tích các nhómđất chính ở LVS Lại Giang
76
8
Bảng 2.8
Hiện trạng sử dụng đất ở lưu vực Lại Giang năm 2010
83
9
Bảng 2.9
Diện tích và tỷ lệ % các loại đất sử dụng trong nông nghiệp ở
LVS Lại Giang
84
10
Bảng 2.10 Diện tích đất rừng ở LVS Lại Giang
85
11
Bảng 2.11 Hệ thống phân loại cảnh quan LVS Lại Giang
92
12
Bảng 2.12 Diện tích lớp và phụ lớp cảnh quanLVS Lại Giang
96
13
Bảng 2.13 Phân vùng CQ lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1: 1.000.000)
111
14
Bảng 2.14 Diện tích các TVCQ lưu vực sông Lại Giang
112
15
Bảng 3.1
Hệ số xói mòn của các loại đất ở LVS Lại Giang
119
16
Bảng 3.2
Diện tích các cấp XMTN đất LVS Lại Giang
121
17
Bảng 3.3
Thống kê diện tích các cấp XMTN theoTVCQ
122
18
Bảng 3.4
Diện tích quy hoạch ba loại rừng LVSLại Giang năm 2010
theo TVCQ
123
19
Bảng 3.5
Phân bổ diện tích phân cấp phòng hộ theo TVCQ
125
20
Bảng 3.6
Ngưỡng phân cấp diện tích phòng hộ theo TVCQ
126
21
Bảng 3.7
Kết quả ĐGCQ về khả năng sử dụng đất cho các LHSDĐ
chính trên LVS Lại Giang
130
22
Bảng 3.8
Bảng đánh giá riêng các chỉ tiêu một số nhóm, loại cây trồng
137
23
Bảng 3.9
Bậc thang điểm trong đánh giá cảnh quan
138
24
Bảng 3.10
Tổng hợp diện tích phân hạngthích nghi các CQ đối với cây
trồng ở LVS Lại Giang
139
25
Bảng 3.11 Diện tích các loại CQ có phân hạng S1 và S2 theo TVCQ
5
Trang
140
26
Bảng 3.12
So sánh hiện trạng và kết quả đánh giá thích nghi sinh thái
CQ một số cây trồng ở LVS Lại Giang
142
27
Bảng 3.13
Định hướng sử dụng đất đến năm 2020 ở LVS Lại Giang
thuộc tỉnh Bình Định
144
28
Bảng 3.14 Biến động diện tích các LHSDĐ ở LVS Lại Giang (2000, 2010)
147
29
Bảng 3.15 Biến động tổng diện tích các loại rừng trong LVS
147
30
Bảng 3.16
Đề xuất định hướng SDHL lãnh thổ cho phát triển nông, lâm
nghiệp trên LVS Lại Giang
150
31
Bảng 3.17 Diện tích KNSDĐ đất cho các LHSDĐ chính trên các TVCQ
164
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
HÌNH
TIÊU ĐỀ
Trang
1
Hình 1.1
Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các CQ
43
2
Hình 1.2
Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án
51
3
Hình 1.3
Sơ đồ các tuyến thực địa chính
53
4
Hình 2.1
Bản đồ vị trí nghiên cứu lưu vực sông Lại Giang
58
5
Hình 2.2
Bản đồ địa chất lưu vực sông Lại Giang
59
6
Hình 2.3
Bản đồ phân tầng độ cao địa hình lưu vực sông Lại Giang
62
7
Hình 2.4
Bản đồ địa mạo lưu vực sông Lại Giang
65
8
Hình 2.5
68
8
Hình 2.6
Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại các trạm trên
LVS Lại Giang
Bản đồ các loại sinh khí hậu lưu vực sông Lại Giang
9
Hình 2.7
74
10
Hình 2.8
Biểu đồ quy mô diện tích LVS sông An Lão, Kim Sơn và
Lại Giang - dòng chính
Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Lại Giang
11
Hình 2.9
Bản đồ lớp phủ thực vật LVS Lại Giang năm 2010
81
12
Hình 2.10
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất LVS Lại Giangnăm 2010
87
13
Hình 2.11
Bản đồ cảnh quan lưu vực sông Lại Giang
94
14
Hình 2.12
Biểu đồ quy mô diện tích các phụ lớp cảnh quan của
LVS Lại Giang
96
15
Hình 2.13
Lát cắt cảnh quan lưu vực sông Lại Giang
108
16
Hình 2.14
Bản đồ phân vùng cảnh quan lưu vực sông Lại Giang
113
17
Hình 3.1
Mô hình số độ cao (DEM) lưu vực sông Lại Giang
117
6
73
77
18
Hình 3.2
Mô hình độ dốc của lưu vực sông Lại Giang
117
19
Hình 3.3
Mô hình chiều dài sườn lưu vực sông Lại Giang
118
20
Hình 3.4
Mô hình lượng mưa lưu vực sông Lại Giang
118
21
Hình 3.5
Mô hình đại lượng năng lượng dòng chảy mặt Y2
119
22
Hình 3.6
Mô hình đại lượng năng lượng XMTN đất Y3
120
23
Hình 3.7
Sơ đồ phân cấp xói mòn tiềm năng LVS Lại Giang
122
24
Hình 3.8
Biểu đồ quy mô diện tích các cấp XMTN đất lưu vực
sông Lại Giang
122
25
Hình 3.9
Biểu đồ cơ cấu các cấp XMTN đất LVS Lại Giang
122
26
Hình 3.10
Bản đồ quy hoạch ba loại rừng LVS Lại Giangnăm 2010
124
23
Hình 3.11
Bản đồ phân cấp phòng hộ lưu vực sông Lại Giang
127
24
Hình 3.12
Sơ đồ quy trình đánh giá KNSDĐ cho các LHSDĐ chính
128
25
Hình 3.13
Bản đồ khả năng sử dụng đất trong phát triển nông – lâm
nghiệp lưu vực sông Lại Giang
132
26
Hình 3.14
Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp nhóm cây ăn quả
trên lưu vực sông Lại Giang
139
27
Hình 3.15
Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cây hồ tiêu trên lưu
vực sông Lại Giang
139
28
Hình 3.16
Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp nhóm cây hàng năm
trên lưu vực sông Lại Giang
139
29
Hình 3.17
Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp cây lúa nước trên
LVS Lại Giang
139
30
Hình 3.18
Bản đồ đề xuất định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan cho
phát triển nông – lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang
152
31
Hình 3.19
Biểu đồ tổng hàm lượng Fe trong nước sông theo chiều
dòng chính Lại Giang
161
32
Hình 3.20
Biểu đồ biến đổi Coliform trong nước sông theo chiều
dòng chính sông Lại Giang
161
Hình 3.21
Bản đồ định hướng không gian sử dụng lãnh thổ trong
phát triển nông – lâm nghiệp ở lưu vực sông Lại Giang
theo TVCQ
165
33
7
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng hợp lý (SDHL) lãnh thổ trên cơ sở quản lý lưu vực sông (LVS) là một
hướng tiếp cận, được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới từ nửa cuối thế kỷ XX và
phát triển mạnh trong vài thập niên gần đây. Đến nay, hàng trăm tổ chức quốc tế được
thành lập, phục vụ công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên(TNTN) trên các LVS,
nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội nhưng không tổn hại đến tính bền
vững của hệ thống môi trường, duy trì các điều kiện sống lâu bền cho con người. Việc
SDHL một lãnh thổ còn đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về cảnh quan thiên
nhiên khu vực, nhằm xác định cơ sở khoa học về mối quan hệ giữa cảnh quan (CQ)
với bảo vệ, sử dụng và tái tạo TNTN. Do vậy, nghiên cứu cảnh quan LVS phục vụ
quản lý, khai thác, SDHL các nguồn TNTN ngày càng được chú trọng và được xem là
công cụ đắc lực để nâng cao hiệu quả sử dụng, điều phối và giải quyết các mâu thuẫn
trong khai thác tài nguyên giữa các vùng, các khu vực thượng, trung, hạ lưu của LVS
cũng như với các vùng lãnh thổ khác.
Lại Giang là LVS lớn thứ hai của tỉnh Bình Định - một tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ, Việt Nam. Diện tích toàn lưu vực khoảng 1683,27 km2 (bao gồm 3 huyện
phía Bắc Bình Định và một phần xã Ba Trang thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi,
dân số năm 2010 khoảng 325.748 người. Đây là nơi tập trung nhiều tiềm lực phát triển
kinh tế của tỉnh Bình Định. Hệ thống sông Lại Giang là nguồn cung cấp nước quan
trọng cho hầu hết các ngành kinh tế, hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân ở
đây. Địa hình núi, đồi chiếm đến 80% diện tích toàn lưu vực, nhiều nơi có sự hạ thấp
đột ngột của địa hình tạo nên các thung lũng với các dải đất phù sa nhỏ hẹp ven sông.
Do vậy vùng thượng, trung lưu có nhiều tiềm năng phát triển các ngành nông nghiệp
như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng và kinh tế vườn
đồi. Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp nhưng đa dạng về hình thái, vùng hạ lưu sông
được nối với các hồ, đầm ven biển, có nhiều tiềm năng trong phát triển đánh bắt và
nuôi trồng thủy hải sản... Tuy có tiềm năng lớn, nhưng việc phát triển kinh tế còn
nhiều hạn chế, đời sống dân cư ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói
cao, phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) không cân đối giữa các vùng trong lưu vực.
Thời gian gần đây, điều kiện môi trường, sinh thái, CQ trên LVS Lại Giang có những
diễn biến bất lợi như lũ lụt với tần suất cao, cường độ lớn, tình trạng cạn kiệt dòng
8
chảy, chất lượng nguồn nước có dấu hiệu suy giảm, xói mòn, sạt lở bờ sông xảy ra trên
diện rộng, ... Điều đó đã tác động bất lợi đến sự phát triển các ngành kinh tế, gây ra
nhiều tổn thất về người, tài sản và các công trình kinh tế - kỹ thuật không chỉ trong
LVS mà còn của cả tỉnh Bình Định.
Do vậy, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ định hƣớng sử
dụng hợp lý lãnh thổ lƣu vực sông Lại Giang” là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
cả về mặt khoa học và thực tiễn, nhằm khai thác, SDHL tài nguyên thiên nhiên, góp
phần phát triển bền vững (PTBV) lãnh thổ.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng không gian khai thác,
SDHL lãnh thổ LVS Lại Giang trong phát triển nông, lâm nghiệp trên cơ sở nghiên
cứu đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) kết hợp với phân tích LVS thông qua phân cấp
phòng hộ đầu nguồn.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan, hệ thống hóa có chọn lọc các công trình nghiên cứu liên quan. Từ
đó, xác định cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Phân tích các yếu tố thành tạo và đặc điểm, cấu trúc CQ trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000
nhằm phản ánh quy luật phân hoá tự nhiên, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ.
- Phân cấp phòng hộ đầu nguồn (PHĐN) trên cơ sở phân cấp xói mòn tiềm năng
(XMTN) đất đai, kết hợp với phân tích và ĐGCQ.
- Từ kết quả phân cấp PHĐN vàĐGCQ, đề xuất các định hướngSDHL lãnh thổ cho
phát triển nông, lâm nghiệp theo đơn vị CQ và các tiểu vùng cảnh quan (TVCQ) ở LVS
Lại Giang.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.Phạm vi lãnh thổ
Toàn bộ diện tích phần đất liền thuộc LVS Lại Giang với tổng diện tích 1683,27
km2,được xác định theo bản đồ tỷ lệ 1:50.000, gồm 3 huyện thuộc tỉnh Bình Định: huyện
Hoài Ân, huyện An Lão (trừ xã An Toàn thuộc LVS Kôn), huyện Hoài Nhơn và xã Ba
9
Trang, thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài luận án không nghiên cứu khu vực
biển ven bờ.
3.2. Phạm vi nội dung
-Với đặc điểm địa hình núi, đồi chiếm 80% diện tích, việc phát triển KT- XH
ởLVSLại Giang chủ yếu là nông, lâm nghiệp. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu,
phân tích cấu trúc, ĐGCQ kết hợp với phân tích LVStheo hướng phân cấp PHĐN và
đề xuất các định hướng khai thác, SDHL lãnh thổ cho phát triển nông - lâm nghiệp
trong lưu vực.
- Trong đề xuất định hướng sử dụng không gian cho phát triển nông, lâm nghiệp của
lưu vực, luận án chỉ dừng lại ở việc đề xuất cho các loại hình sử dụng đất chính trên các
loại CQ và TVCQ, gồm: Đất rừng phòng hộ (rất xung yếu và xung yếu); đất rừng đặc
dụng; đất rừng sản xuất (lâm nghiệp sản xuất, lâm - nông kết hợp, nông – lâm nông kết
hợp); đất nông nghiệp và đất khác.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được cấu trúc, sự phân hóa không gian và thành lập được bản đồ cảnh
quan LVS Lại Giang tỷ lệ 1:50.000.
-Đã ứng dụng thành công và mang tính khoa học hướng liên kết phân tích lưu
vực (thông qua phân cấp PHĐN) với phân tích và ĐGCQ, phục vụ định hướng SDHL
lãnh thổ LVS Lại Giang.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án thể hiện đặc trưng tự nhiên và sự phân hóa CQ
của lãnh thổ LVS Lại Giang, góp phần làm phong phú thêm phương pháp luậnvà
phươngpháp nghiên cứu, ĐGCQ kết hợp với phân tích lưu vực, phục vụđịnh hướng tổ
chức không gian SDHL lãnh thổ LVS.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu,đề xuất, giải pháp được trình bày trong luận án sẽ đóng
góp những luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch, tổ chức lãnh thổ và hỗ trợ cho
các cấp chính quyền địa phương trong định hướng chiến lược, lập kế hoạch, quy hoạch
khai thác hợp lý TNTN gắn với bảo vệ môi trường (BVMT), nâng cao chất lượng đời
sốngcho người dân ở các huyện thuộc LVS Lại Giang.
10
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
Luận điểm 1: Sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên kết hợp với tác động của
con người đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của CQ ở LVS Lại Giang. Nằm trong phụ
hệ thống thống CQ nhiệt đới ẩm gió mùa không có mùa đông lạnh, LVS Lại Giang
bao gồm 1 kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa, 3 lớp CQ, 6 phụ lớp
CQ, 13 hạng CQ và 111 loại CQ, phân thành 6 TVCQ.
Luận điểm 2: Kết hợp phân tích LVS (theo hướng phân cấp PHĐN) với đánh giá
CQ là cơ sở khoa học tin cậy cho định hướng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ trong
phát triển nông lâm nghiệp từ tổng thể đến các TVCQ ở LVS Lại Giang.
7. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Luận án đã thu thập, tham khảo nhiều nguồn tư liệu, dữ liệu và thông tin khác
nhau của tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, gồm:
* Hệ thống các bản đồ, sơ đồ
- Bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:50.000 do Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Bình Định chủ trì thành lập năm 2000;
- Bản đồ địa chất, địa mạo (tờ An Lão - Tam Quan, tờ Tăng Bạt Hổ - Bồng Sơn)
tỷ lệ 1:50.000 lưu trữ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
- Bản đồ địa hình tỉnh Bình Định, tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1/50.000;
- Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ 1:100000 và
1:50.000, Viện Nông hóa thổ nhưỡng Việt Nam thành lập năm 2000;
- Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 do Sở Tài nguyên và Môi trườngtỉnh
Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi thành lập;
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi năm 2010;
- Bản đồ rừng tỉnh Bình Định tỷ lệ 1/50.000, Đội Điều tra quy hoạch rừng tỉnh
Bình Định thành lập năm 2010;
- Sơ đồ phân vùng đầu nguồn LVS Lại Giang, Viện Điều tra Quy hoạch rừng
Nam Trung bộ và Tây Nguyên thành lập 1986.
* Các tƣ liệu liên quan khác
- Chuỗi số liệu khí hậu, thủy văn các trạm An Hòa, Bồng Sơn giai đoạn 1978 đến
năm 2010;
11
- Các báo cáo và đề án Quy hoạch tổng thể các ngành Nông -Lâm - Ngư nghiệp
tỉnh Bình Định: 1991-2000, 1995-2000, 2000-2005, 2005- 2010;
-Báo cáo và đề án quy hoạch tổng thể các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp của
tỉnh Bình Định đến năm 2020;
-Báo cáo đánh giá đất đai tỉnh Bình Định năm 1997 và Tập hồ sơ phẫu diện đất
(mô tả và phân tích 1210 phẫu diện do Hội Khoa học Đất Việt Nam thực hiện;
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giai đoạn 2011 – 2020 tỉnh Bình Định;
- Số liệu thống kê, tổng kiểm kê đất đai năm 2000, 2005, 2010 của UBND tỉnh
Bình Định;
- Các số liệu về dân cư, kinh tế, xã hội qua các năm và niên giám thống kê từ năm
2005 - 2012 của các huyện thuộc LVS Lại Giang;
- Các tư liệu, số liệu nghiên cứu từ các đề tài cấp trường, cấp cơ sở mà tác giả chủ
trì. Tư liệu, số liệu từ đề tài nhà nước KC09.12/11-15 mà tác giả tham gia.
- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích, các ảnh chụp của tác giả qua các đợt
khảo sát thực địa từ năm 2009 đến nay.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo
và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bàytrong155 trang với 31 bảng biểu,
33 hình ảnh về bản đồ, sơ đồ, biều đồ và được bố cục thành 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Lại Giang
Chương 3: Đánh giá cảnh quan và phân tích lưu vực phục vụ định hướng không
gian phát triển nông lâm nghiệp lưu vực sông Lại Giang
12
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ
Là một đối tượng nghiên cứu cơ bản của các đơn vị lãnh thổ tự nhiên, CQ học
ngày càng trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng, một phương pháp tiếp cận hiệu
quả của Địa lý ứng dụng[152].
Ra đời từ rất sớm (cuối thế kỷ XIX), đến nay Khoa học Cảnh quan (KHCQ) đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, ngày càng hoàn thiện hơn về cả lý luận, phương
pháp và hướng tiếp cận nghiên cứu. Theo đó,CQ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
lý thuyết cơ bản, nghiên cứu cấu trúc không gian lãnh thổ mà còn nghiên cứu cả cấu
trúc chức năng, động lực, đánh giá cho các mục đích phát triển kinh tế, sử dụng tài
nguyên và BVMT, phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ.
Đặc biệt với xu thế hiện nay, cùng với các vấn đề cấp bách về môi trường, các
NCCQ không chỉ dừng lại ở các hợp phần, lãnh thổ riêng lẻ mà đòi hỏi phải NCCQ
một cách toàn diện, trên cơ sở tiếp cận liên ngành, liên vùng và liên quốc gia. Trong
đó, NCCQlưu vực sông là mộthướng tiếp cận có hiệu quả cao. Có thể nói, NCCQ
phục vụ định hướng SDHL lãnh thổ đã trải qua một thời gian dài, nội dung nghiên cứu
đa dạng, gắn với nhiều công trình của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới cũng
như trong nước.
1.1.1.1. Nghiên cứu cảnh quan trên thế giới
a. Khái quát về phát triển nghiên cứu cảnh quan cho sử dụng hợp lý lãnh thổ
Nhiều nghiên cứucho rằng, KHCQ bắt đầu được định hình từ những mô tả đầu
tiên về thiên nhiên của Hans Sachs (1537), Frankfurt (1556) [152] và trở thành học
thuyết CQ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trên cơ sở nhận định của
V.V.Docusaev về tính toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất nội tại của mối quan hệ nhân
quả giữa các hợp phần tự nhiên. Trong đó, công trình kinh điển của ông là Học thuyết
về các đới thiên nhiên (còn gọi là đới lịch sử - tự nhiên).
- Vào những năm 1920 - 1930, NCCQ được đặc trưng chủ yếu bởi các quá trình
khảo sát, điều tra, khai thác lãnh thổ, tập trung ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ)
[65], với 2 hướng nghiên cứu chủ yếu, gồm: Hướng mô tả, lập bản đồ các yếu tố thành
13
tạo và bản đồ CQ, tiêu biểu B.B Polunov, I.V. Larin [83]; Hướng chú trọng về nghiên
cứu sinh thái các quần xã (chủ yếu ở các nước Tây Âu)[122, 123, 125, 133, 138].
- Từ những năm 1930 - 1960, NCCQ bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau
Thế chiến thứ II (1945). Các vấn đề lý thuyết của CQ được quan tâm, bàn luận sôi nổi
ở Nga và một số nước Đông Âu. Nhiều công trình đi vào nghiên cứu phân hoá cấu trúc
và hình thái học của CQ (F. N. Milkov, N. A Xolxev, A. G. Ixatsenko, G. P Miller)
[83]. Điểm nhấn quan trọng của NCCQ thời kỳ này là sự phát triển các hệ thống phân
vùng CQ (theo cá thể) và hệ thống phân loại CQ (theo kiểu loại) được áp dụng trên các
quy mô lãnh thổ khác nhau. Đồngthời, các công trình bắt đầu chuyển từ nghiên cứu
định tính sang định lượng.
Thời kì này còn được đánh dấu bởi quan niệm của C.Troll (1939) về sinh thái
cảnh quan (STCQ) với hai trường phái nghiên cứu: Trường phái Bắc Mỹ tập trung vào
hướng sinh thái của CQ, trường phái Châu Âu tập trung vào tính ứng dụng của CQ
trong phân vùng lãnh thổ, quy hoạch, bảo tồn, đánh giá đất đai. Trong đó, nhân tố con
người được xem là yếu tố thống nhất trong CQ [125, 133, 151].
- Vào những thập niên cuối TK XX, một bước ngoặt quan trọng của NCCQ là
chuyển từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu chức năng, động lực CQ với công trình
điển hình của V.B. Xotsava (1905 - 1978) [83]. Hướng nghiên cứu này thể hiện sự
xâm nhập rộng rãi của quan điểm hệ thống vào khoa học, làm giàu thêm các khái niệm
về CQ như tính hoàn chỉnh, tính thang bậc, tính tổ chức, tính hệ thống, tính vận động
và biến đổi của CQ.
Trong giai đoạn này, KHCQ đã đạt được nhiều thành công vượt bậc cả về lý luận
và thực tiễn ứng dụng. Với một số lượng khổng lồ các công trình nghiên cứu, nội
dung, phương pháp và hướng tiếp cận đa dạng ở cả Châu Âu, Bắc Mỹ [121, 122, 153],
KHCQ đã mang lại hiệu quả to lớn cho việc khai thác, sử dụng TNTN lãnh thổ gắn với
BVMT. Sự phát triển về phương pháp nghiên cứu gắn với khả năng tiếp cận dữ liệu và
thông tin không gian nhờ công nghệ viễn thám, hệ thông tin địa lí (GIS), đã chuyển
các NCCQ thiên về định tính (mô tả) sang định lượng và mô hình hóa. Nội dung
NCCQ được mở rộng, ngoài những nghiên cứu CQ tự nhiên, còn NCCQ văn hóa, CQ
nhân sinh,.., và mở rộng các ứng dụng CQ cho nhiều lĩnh vực quy hoạch hóa lãnh thổ,
quốc tế hóa NCCQ.
Điều này khẳng định, NCCQ luôn là một lựa chọn hiệu quả cho các nghiên cứu
định hướng khai thác TNTN, tổ chức không gian SDHL lãnh thổ.
14
- Những năm đầu thế kỷ XXI: Các NCCQ trong thời gian này đã chứng tỏ sức
mạnh to lớn của mình trong việc hoạch định không gian sử dụng lãnh thổ, phù hợp với
đặc trưng và tiềm năng vốn có của nó, giải quyết hàng loạt vấn đề cấp bách trên toàn
cầu về môi trường, cũng như KT - XH. Đặc biệt, sự phát triển như vũ bão của công
nghệ thông tin, với nhiều công cụ hiện đại (GPS, viễn thám,.....), vai trò của NCCQ càng
được tăng cường. Các NCCQ mở rộng ra nhiều hướng nghiên cứu, ứng dụng, thực hiện
với nhiều quy mô lãnh thổ lớn, các nghiên cứu định lượng, tính toán, đo đạc thể hiện
tính chính xác, khách quan, mang lại hiệu quả cao trong kết quả nghiên cứu. Một vấn đề
đáng chú ý ở đây là các NCCQ bắt đầuphát triển mạnh ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt
là Đông Á [131, 135, 137, 154, 161, 163].
Có thể nhận thấy, ngay từ khi mới hình thành, NCCQ đã luôn thể hiện mục tiêu
cao nhất của mình trong tối ưu hóa việc sử dụng lãnh thổ. Việc tiếp cận theo nhiều
hướng nghiên cứu, nhiều phương pháp, trên các quy mô lãnh thổ khác nhau của NCCQ
đều không nằm ngoài mục đích trên.
b. Một số hướng nghiên cứu cảnh quan liên quan đến luận án
- Hướng phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan phục vụ định hướng sử
dụng hợp lý lãnh thổ
Cácđơn vị CQ trên Trái đất rất khác nhau về quy mô, cấu trúc hình thái và biểu
hiện. Do đó, phân tích cấu trúc, chức năng của CQ luôn là một nhiệm vụ quan trọng
trong NCCQ.
Từ đầu thế kỷ XX, các nhà CQ Đức đã quan tâm đến“gestalt - cấu hình” để chỉ
ra những đặc trưng không gian địa lý của CQ [152], xác định mục tiêu NCCQ cho các
định hướng sử dụng lãnh thổ.
C. Troll (1939) cũng đã khẳng định ―Bởi vì tất cả các yếu tố CQ, yếu tố địa lý
động và tĩnh, các chức năng của nền kinh tế và văn hóa của con người được kết nối với
nhau, phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ, nên cần tiếp cận nghiên cứu theo các
chức năng của CQ‖ [152]. Rất nhiều các NCCQ gần đây cũng đều khẳng định điều đó.
O. Banstian (2000, 2001) cho rằng, việc tiến hành phân loại CQ, xác định lợi thế
và đánh giá chức năng của CQ sẽ biến CQ trở thành một công cụ toàn diện cho việc
hoạch định không gian sử dụng lãnh thổ [124, 125].
R. Schlaepfer, I. Iorgulescu và C. Glenz. (2002) khẳng định, để đưa ra những
quyết định phù hợp cho quản lý và sử dụng được tài nguyên một lãnh thổ, cần phải
dựa trên việc phân tích cấu trúc CQ [147].
15
S.Tomasz và cộng sự (2003) cho rằng, nghiên cứu cấu trúc, chức năng của CQ sẽ
xác định được tính năng độc đáo về điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tiềm năng của CQ;
là một việc làm rất hữu ích và cần thiết trong phân loại lãnh thổ, phục vụ cho xây dựng
chính sách phát triển KT – XH của khu vực, với các chiến lược về môi trường [149].
S. Zang, H.Yuan, J. Ning (2002) đã đề xuất xử lý tối ưu hóa không gian cho các
loại rừng với các khu vực chức năng CQ khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc CQ lưu
vực hồ trên núi Erlong, tỉnh Hắc Long Giang. Ông cho rằng, đây là cơ sở khoa học cho
việc phục hồi sinh thái của toàn bộ thung lũng và PTBV cảnh quan vùng hồ [163].
M. Fujihara và nnk (2005) trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc cảnh quan
LVS Nagara (Nhật) cho thấy, những thay đổi cấu trúc CQ có liên quan đến các mô
hình sử dụng đất [135].
X. Dong và cộng sự (2009) quan tâm đến sự thay đổi cấu trúc CQ trong LVS
Weigou (Trung Quốc) và khẳng định, cấu trúc CQ chịu ảnh hưởng sự tương tác phức
tạp của các yếu tố tự nhiên và các hoạt động của con người, quyết định đến chức năng
sinh thái của nó trong lưu vực [131].
Như vậy, việc phân tích cấu trúc, chức năng của CQ cho phép xác định được
những tính năng đặc trưng, tiềm năng vốn có của tự nhiên và các nguyên nhân, chiều
hướng biến đổi của nó, sẽ là cơ sở quan trọng để đưa ra định hướng sử dụng lãnh thổ
một cách hiệu quả.
- Nghiên cứu sự biến đổi cảnh quan theo thời gian phục vụ sử dụng hợp lý lãnh thổ
CQ là một thể tổng hợp địa lý luôn nằm trong sự vận động và chịu sự thay đổi
theo thời gian. Mặc dù CQ thiên nhiên thường chỉ thay đổi theo niên đại địa chất,
nhưng CQ nhân sinh trải qua một sự thay đổi rất nhanh từ thế hệ này sang thế hệ khác,
ngay cả trước mắt của một người quan sát. Do vậy. ―cảnh quan‖ trong các thuật ngữ
khoa học là một khái niệm về địa lý khu vực và có tính so sánh [152]. Việc NCCQ, so
sánhsự biến đổi của nó theo thời gian là một cơ sở rất quan trọng cho các đề xuất định
hướng sử dụng lãnh thổ.
Theo C.Troll (1939), một nhiệm vụ khác rất quan trọng của NCCQ là phân tích
về căn nguyên của CQ hiện nay. Nhiệm vụ này đòi hỏi phải chú trọng xây dựng lại các
trạng thái CQ trước đó để hiểu các quá trình chuyển đổi,dẫn đến diện mạo và thành
phần của CQ hiện tại (vi khí hậu, đất, quần thể sinh vật, nước,…) theo thời gian. Việc
làm này mang lại một kiến thức khá chính xác về sự biến đổi trạng thái CQ hiện tại so
với CQ nguyên thủy, thể hiện vận động của CQ và sự can thiệp của con người (sự biến
16
đổi của CQ nông nghiệp gây ra bởi phát triển kinh tế, sự thay đổi không gian của tài
nguyên và nhu cầu thị trường). Phân tích được căn nguyên này, sẽ là một nền tảng cho
việc phát huy tiềm năng của của khu vực [152].
N.A. Xolsev (1948) cho rằng, mỗi CQ địa lý cụ thể có mô hình đặc trưng của nó
về quá trình địa vật lý, nên cách phát huy tiềm năng tự nhiên cho mỗi CQ chỉ khả thi
trong từng bối cảnh được nghiên cứu chi tiết. Tuy nhiên, tiềm năng của nó cũng thay
đổi liên tục bởi sự phức hợp liên kết nội bộ của những tiềm năng cụ thể. Vì vậy, cần
lưu tâm đặc biệt tới sự vận động của CQ và xác định con đường phát triển cho nó thật
chính xác [148].
J. W. Simpson và các cộng sự (1994) qua nghiên cứu sự biến đổi của các CQ ở
Ohio, Hoa Kỳ đã khẳng định, muốn thấy được sự phát triển hợp lý phía trước của CQ,
nhất thiết phải nghiên cứu lịch sử phát triển của nó. Bởi sự thay đổi liên tục các trạng
thái của CQ có liên hệ mật thiết với các yếu tố vật lý và sự chi phối của con người theo
thời gian. Để hoạch định phương án sử dụng CQ, cần phải nắm được bối cảnh không
gian và thời gian đó [140].
M. Antrop (1997, 2000, 2005, 2013) trong nhiều nghiên cứu của mình đã cho
rằng, CQ nguyên thủy đang có sự thay đổi một cách mạnh mẽ với một tốc độ nhanh
chóng. Cần nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế và trạng thái thay đổi (thông qua các chỉ số
hình thái, cấu trúc, …) của nó để đưa ra các hướng giải quyết tối ưu [120 - 123].
Xiu-qin Wu, Yun-long Cai (2004)khi điều tra biến động cảnh quan LVS Tarim
(Trung Quốc) thông qua biến động lớp phủ thực vật từ năm 1988 - 2000, xác định
được động thái biến đổi CQ lưu vực theo thời gian. Các tác giả đã khẳng định rằng:
Ghi nhận các động thái biến đổi CQ sẽ là một cơ sở vững chắc cho một tầm nhìn trong
cải tạo, sử dụng một khu vực vốn dĩ khô cằn điển hình của Trung Quốc [160].
G. Liang, S. Ding (2006) khi xây dựng lại cấu trúc CQ trước đây, làm sáng tỏ sự
thay đổi CQ rừng của sông Yiluo, Trung Quốc đã thừa nhận, việc nghiên cứu lịch sử
biến đổi của CQ, xác định được động lực chính của sự biến đổi là rất quan trọng đối
với các chính sách sử dụng chúng[137].
N. Levin & nnk (2007) khẳng định, cần phải phân tích tính liên tục trong CQ, bởi
đây là một yếu tố quan trọng cho đánh giá CQ nhạy cảm và xem đó là cơ sở để lập kế
hoạch sử dụng lãnh thổ[141].
W. Gregory Hood (2007) trong nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ) vùng cửa
sông đã nhận định: Sự thay đổi địa hình và các quá trình vật lý liên quan đếnCQ vùng
17
cửa sông, có mối tương quan mật thiết giữa các trạng thái hiện tại, quá khứ và lịch sử
tác động của con người. Việc nghiên cứu các mối tương quan đó, sẽ dự đoánđược quy
mô, trạng thái và quá trình sinh thái của CQ, phục vụ đề xuất giải pháp hoạch định sử
dụng lãnh thổ và có thể nhân rộng giải pháp cho các mô hình CQ biến đối tương tự
(cảnh quan tương đồng)[136].
Yixing Feng, Geping Luo& nnk (2011) qua nghiên cứu sự biến đổi mô hình
cảnh quan LVS Manas ở Tân Cương, Trung Quốcdo các hoạt động sử dụng đất trên
lưu vực (từ 1976 đến 2008), xác định được xu hướng biến đổi và thấy rõ sự phân
mảnh của CQ trên lưu vực. Các tác giả đã khẳng định kết quả nghiên cứu biến đổi CQ
theo thời gian dưới động lực nhân sinh là có ý nghĩa quan trọng trong đề xuất chiến
lược sử dụng tài nguyên, PTBV lãnh thổ [161].
- Hướng tiếp cận nghiên cứu cảnh quan liên ngành, liên vùng
Trong xu hướng NCCQ hiện đại, với nhiều vấn đề kinh tế, môi trường cấp bách,
CQ được nhận định như một hệ thống ―sinh thái - xã hội phức tạp‖ [121], đòi hỏi có sự
tiếp cận liên ngành, liên vùng và đa quy mô. Điều này đã được rất nhiều nhà NCCQ
quan tâm.
M. Antrop (1997, 2000) cho rằng, sự tương tác giữa tự nhiên và nhân văn được
xem là một thuộc tính quan trọng của CQ. Với tiếp cận liên ngành, CQ sẽ phát huy hết
vai trò của nó và hình thành nên đặc tính bền vững của CQ [121,122].
Z. Naveh (2001) trên cơ sở quan niệm về tính toàn diện, đa chức năng của CQ
(multifunctional landscape), đã nhấn mạnh tới sự cần thiết của tính liên ngành trong
các NCCQ [143].
B. Tress B, G.Tress, A. Van der Valk. (2003) đã đề xuất kết nối khoa học nhân
văn, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các tổ chức, cá nhân có cùng chung lợi ích
trong tiếp cận liên ngành [150].
Bên cạnh tiếp cận liên ngành, tiếp cận liên vùng, liên quốc gia cũng là mục tiêu
đặt ra cho các NCCQ giai đoạn gần đây.
B.J. Fu và nnk (2007) cho rằng, các tác động đến CQ của các hoạt động nhân
sinh là lâu dài và diễn ra trên phạm vi rộng, do vậy cần có những nghiên cứu điểm ở
một vùng cụ thể với quy mô nhỏ sau đó được thảo luận cho các khu vực tương tự.
Việc thiết lập một mạng lưới nghiên cứu và một cơ sở dữ liệu liên vùng sẽ đem lại hiệu
quả ứng dụng CQ để giải quyết tốt hơn các vấn đề thực tiễn mang tính khu vực, tiến tới
PTBV lãnh thổ và mở ra nhiều hướng đi mới cho NCCQ ở tương lai [134].
18
Bloemers (2010), Angelstam (2013), cho rằng kết quả NCCQ của quốc gia này là
một bài học kinh nghiệm lớn cho các quốc gia khác trong định hướng sử dụng lãnh
thổ. Sự chia sẻ các kinh nghiệm và thách thức liên quan đến sử dụng lãnh thổ của các
quốc gia là những thử nghiệm hiệu quả cho các nghiên cứu ở lãnh thổ khác [119]
Ngoài ra, tiếp cận liên ngành, liên vùng, liên quốc gia còn được thể hiện trong
nhiều nghiên cứu liên quan đến cảnh quan LVS và quản lý tổng hợp lưu vực sông.
- Các hướng nghiên cứu cảnh quan làm cơ sở cho sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên trong lãnh thổ
Trước sự suy giảm TNTN một cách nhanh chóng do tác động mạnh mẽ của các
hoạt động nhân sinh, nhiều nhà Cảnh quan học (CQH) nhắm đến mục tiêu NCCQ làm
cơ sởcho sử dụng hợp lý TNTNnhư tài nguyên đất, nước, rừng, sinh vật, đa dạng sinh
học và các hệ thủy sinh. Điển hình ở châu Âu và Bắc Mỹ là các nghiên cứu của
Dagerman (2004) về bảo tồn các HST thủy sinh; Angelstam (2010b) về nghiên cứu
phục hồi đa dạng sinh học ở Thụy Điển; Rodolphe Schlaepfer và Chris Elliott (2000)
về phát triển tài nguyên rừng [147]; K.Bruce Jones và nnk (2000) trong NCCQ cho tài
nguyên nước phía Tây Hoa Kì [129]; Brrow W.P, Schutel. A. L.(2011) [128] nghiên
cứu sự thay đổi CQ nông nghiệp và cả những NCCQ cho tài nguyên trầm tích (Philip
N. Owens - 2009) [145]. Ở Châu Á, các nhà CQH Nhật, Trung Quốc cũng tập trung
NCCQ cho SDHL tài nguyên đất, rừng; tiêu biểu như nghiên cứu của Uea Hirofumi
(2012) [154].
Hầu hết các nghiên cứu này đều cho rằng kết quả NCCQ là một cơ sở khoa học
tin cậy trong định hướng sử dụng TNTN phù hợp cho từng lãnh thổ.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, KHCQ trên thế giới đã để lại một khối
lượng các công trình nghiên cứu khổng lồ, ngày càng phát triển mở rộng không chỉ ở
các quốc gia thuộc châu Âu, Bắc Mỹ mà còn đang phát triển mạnh ở một số quốc gia
khu vực châu Á. Dù xuất phát điểm và hướng tiếp cận khác nhau, đến nay các xu
hướng nghiên cứu CQ trên thế giới đã đạt được những điểm giao thoa nhất định về mặt
phương pháp và ứng dụng, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất cho các định hướng, quy
hoạch, SDHL lãnh thổ. Điều này cho thấy, tiếp cận NCCQ trong SDHL lãnh thổ luôn
là một hướng nghiên cứu quan trọng và hợp lý.
1.1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Trên cơ sở tham khảo những thành tựu NCCQ trên thế giới, đặc biệt là tiếp nhận
cơ sở lý luận, phương pháp NCCQ theo trường phái của Nga (Liên Xô cũ) và các nước
19
Đông Âu, KHCQ nước ta tuy chỉ mới hình thành và phát triển trong một giai đoạn ngắn,
song đã đạt được nhiều thành công to lớn với nhiều công trình nghiên cứu kể cả lý
thuyết cơ bản lẫn nghiên cứu ứng dụng cụ thể.
Có thể khái quát một số hướng NCCQ chủ yếu ở nước ta như sau:
a. Hướng nghiên cứu lý thuyết cơ bản
Bắt đầu phát triển từ những năm 50 của thế kỷ XX dưới sự hỗ trợ của các nhà
Địa lý Xô Viết, đến những năm 60, Việt Nam đã có các công trình NCCQ cơ bản. Các
công trình này chủ yếu theo hướng phân vùng và phân loại CQ, dựa trên quan điểm CQ
là một cá thể địa lý và CQ là một đơn vị mang tính kiểu loại.
-Các công trình nghiên cứu cảnh quantheo hướng phân vùng
Kế thừa và vận dụng các hệ thống phân vùng CQ từ Đông Âu và Liên Xô (cũ),
cùng với việc nghiên cứu đặc trưng riêng của lãnh thổ, các nhà CQHnước ta đã nghiên
cứu, xây dựng hệ thống phân vùngcho các lãnh thổ có quy mô khác nhau và thành lập
bản đồ CQ gắn với SDHL tài nguyên, quản lý môi trường; thể hiện qua một sô công
trình nghiên cứu điển hình:
Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963) đã tiến hành phân vùng lãnh thổ với hệ
thống phân vị địa lý tự nhiên Việt Nam gồm 6 cấp. Tiếp đến Tổ phân vùng thuộc
UBKH&KT Nhà nước (1970) đã có công trình nghiên cứu ―Phân vùng địa lý tự nhiên
- phần miền Bắc‖[7], [59, tr 103].
Trương Quang Hải (1991) với công trình ―Phân vùng cảnh quan miền Nam Việt
Nam‖ sau khi phân kiểu CQ, đã thành lập bản đồ phân vùng CQ miền Nam Việt Nam
tỷ lệ 1:1.000.000. Trong đó, toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam được phân chia thành
55 vùng CQ [30].
Nhóm các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
(1997) trong ―Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lýtài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam‖ đề cập về những biến đổi tự nhiên của các CQ dưới
tác động của con người, đã phân chia lãnh thổ Việt Nam thành 8 miền với 66 vùng CQ
[27].
-Các công trình nghiên cứutheo hướng phân loại cảnh quan
Vũ Tự Lập (1976), trên cơ sở phát triển, vận dụng những lý luận và phương pháp
Địa cảnh học vào nghiên cứu các cảnh địa lý ở miền Bắc Việt Nam theo quan niệm cảnh
quan là đơn vị cá thể, đã đưa ra một hệ thống phân loại CQ gồm 8 cấp: Hệ Lớp Phụ
lớp Nhóm Kiểu Chủng Loại Thứ [57].
20
Phạm Quang Anh và tập thể tác giả Phòng Địa lý tự nhiên tổng hợp thuộc Viện
Khoa học Việt Nam (1983) đã xây dựng bản đồ ―Cảnh quan Việt Nam‖ tỷ lệ 1/2.000.000
và đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp (dựa trên hệ thống phân loại của Nhicolaev 1979):Khối CQ Hệ CQ Phụ hệ CQ Lớp CQ Phụ lớp CQ Nhóm CQ
Kiểu CQ. Trong đó kiểu CQ là cấp cơ sở [59, tr 49]. Tiếp đó, tập thể tác giả này trong
quá trình xây dựng bản đồ ―Cảnh quan Tây Nguyên‖ tỷ lệ 1/250.000 đã đưa ra hệ
thống phân loại CQ gồm 6 bậc, sau đó bổ sung cho nghiên cứu toàn lãnh thổ Việt Nam
thành 8 bậc[59, tr. 51].
Trương Quang Hải (1991) trong công trình ―Phân vùng cảnh quan miền Nam
Việt Nam‖ đã xây dựng hệ thống phân loại cho CQ miền Nam Việt Nam với tỷ lệ
1:1.000.000 trên cơ sở phân tích tổng hợp các hợp phần thành tạo CQ, gồm 6 cấp: Hệ
CQ Lớp CQ Nhóm CQ Kiểu CQ Hạng CQ Loại CQ [30]
Nguyễn Thành Long & nnk (1993) trong các NCCQ dựa trên quan điểm CQ là
đơn vị kiểu loại đã đưa ra hệ thống phân loại CQ gồm 8 cấp: Hệ CQ Phụ hệ CQ
Lớp Phụ lớp Kiểu CQ Phụ kiểu Hạng CQ Loại CQ và 2 cấp bổ trợ
gồm: nhóm diện, diện và nhóm dạng, dạng [59].
Nhóm các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh
(1997) trên cơ sở phát triển các vấn đề lý luận, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu
CQ cũng trên quan điểm kiểu loại đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan gồm 7
cấp: Hệ thống CQ Phụ hệ thống CQ Lớp CQ Phụ lớp CQ Kiểu CQ Phụ
kiểu CQ Loại CQ [27,tr. 64].
Ngoài ra,các công trình của Phạm Quang Anh (1996)[4]; Nguyễn Cao Huần
(2000, 2002, 2003)[41, 42, 44], Lê Văn Thăng (1995)[81]; Phạm Thế Vĩnh&nnk
(2007) [107, 108]; Hà Văn Hành (2002)[35], Phạm Quang Tuấn (2003)[96], Nguyễn
An Thịnh (2004, 2007) [84] đã phân loại CQ với các cấp lãnh thổ khác nhau.
b. Nghiên cứu cảnh quan theo hướng ứng dụng
Có thể nói, ngay từ khi phát triển, các NCCQ Việt Nam cho dù là nghiên cứu lý
thuyết cũng đã gắn lên mình một vai trò nhất định trong ứng dụng cho các mục tiêu
phát triển, sử dụng lãnh thổ. Ngày nay, trước những biến đổi mạnh mẽ của môi trường,
TNTN và sự bất hợp lí trong khai thác, sử dụng lãnh thổ, các công trình NCCQ đã tiếp
tục phát triển, nâng cao tầm quan trọng và kết quả NCCQ theo hướng ứng dụng. Trong
đó, các hướng nghiên cứu tiếp cận liên ngành, gắn kết giữa NCCQ cơ bản và ứng
21