Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.65 KB, 14 trang )

NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Nghiên cứu tư liệu
Trước khi tiến hành quan sát tham gia để thu thập những thông tin tại
địa bàn nghiên cứu thì việc đầu tiên, trước hết là phải tiến hành thu thập
những tài liệu có liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề lao
động trẻ em theo thời vụ, tôi đã tự trang bị cho mình những kiến thức, thông
tin liên quan đến vấn đề qua việc khảo sát tư liệu thu nhận được từ các thư
viện của các cơ quan, bộ ngành có liên quan (Thư viện Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, thư viện Quốc gia, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện Xã hội
học, Viện Khoa học - Xã hội, Trung tâm lưu trữ quốc gia…). Ngoài ra, thông tin
về vấn đề này còn có thể tìm thấy tại các trung tâm, tổ chức phi chính phủ như,
Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (Save the Children Sweden), Tổ chức cứu trợ
trẻ em Anh (Save the Children), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Quỹ Nhi đồng
Liên Hiệp Quốc (UNICEF)…
2.2 Nghiên cứu trường hợp
Như đã nêu trên, trong nghiên cứu này thông tin thu thập chủ yếu qua
cách tiếp cận nghiên cứu trường hợp thực hiện trong khuôn khổ một khoá
luận tốt nghiệp chuyên ngành Nhân học. Hơn nữa, với thời lượng một tháng
nghiên cứu điền dã khó có thể tiến hành nghiên cứu trên diện rộng, quy mô
lớn. Mặt khác, những nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em theo thời vụ cho
đến nay vẫn mang tính khái quát chung mà chưa đi sâu vào những trường hợp
cụ thể. Thông thường, các tác giả chú trọng tìm hiểu ảnh hưởng của lao động
thời vụ tới các mối quan hệ xã hội của trẻ tại địa bàn Hà Nội (nơi các em tới
làm việc) mà chưa quan tâm đến những mối quan hệ của các em tại địa
phương. Chính vì thế, dựa trên ba trường hợp nghiên cứu sâu, tôi muốn tập
trung phân tích những tác động của việc tham gia lao động giúp việc theo thời
vụ dẫn đến sự định hình quan niệm sống của các em cũng như mối quan hệ xã
hội ở cộng đồng mà các em sinh sống.
Ngoài ra, tôi lựa chọn nghiên cứu ba trường hợp cụ thể này vì hai lý do
chính sau. Thứ nhất là do tôi có thể tiếp cận thuận lợi hơn với ba trường hợp
cụ thể này thông qua một số mối quan hệ (người môi giới dịch vụ lao động,


người quen tại địa phương). Thứ hai là thông qua người môi giới lao động tôi
có thể tự lựa chọn ba trường hợp cụ thể (trẻ em gái có lứa tuổi dưới 16 tuổi,
đang còn đi học tại thời điểm diễn ra hoạt động lao động thời vụ giúp việc gia
đình) . Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn tôi cũng kết hợp lựa chọn những
trường hợp có đặc thù riêng về hoàn cảnh gia đình. Cụ thể ở đây là ba trường
hợp: Hoa (16 tuổi, học lớp 11) - có đầy đủ bố, mẹ; Hồng (16 tuổi, học lớp 9) -
mẹ mất sớm; Lan (15 tuổi, đã nghỉ học) - bố, mẹ không hoà hợp (bố có vợ bé)
(11)
.
Lựa chọn những trường hợp cụ thể có đặc thù riêng về hoàn cảnh gia
đình, tôi muốn có cái nhìn tổng quan và khoa học về quá trình hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ. Khi xem xét về vấn đề này, chúng ta cần xem xét
nó trên nền tảng gia đình của trẻ. Bởi như chúng ta đã biết, gia đình là nền
tảng cơ bản hình thành nên tính cách và có ảnh hưởng lớn tới tâm tư tình cảm
của trẻ em. Trong đó, vai trò của cha mẹ có thể nói là đặc biệt quan trọng. Nhất
là vai trò của người mẹ. Chăm sóc con cái là vai trò cơ bản của phụ nữ ở nông
thôn. Trong một nghiên cứu của Joyce Halliday và Jo Little- được tiến hành ở
vùng nông thôn Devon và đi đến nhận định rằng “…việc chăm sóc con cái chủ
yếu (hoặc thậm chí hoàn toàn) là công việc của phụ nữ” ( Halliday & Little,
2004: tr.113 ). Mặc dù đây chỉ là nghiên cứu ở một vùng nông thôn của nứơc
Anh nhưng khi mang nó xem xét và so sánh với nông thôn Việt Nam thì nhận
xét này phần nào phù hợp. Áp dụng vào ba trường hợp cụ thể trong nghiên
cứu của tôi cho thấy vai trò quan trọng của người mẹ. Cha của các em thường
xuyên vắng nhà, vì thế mọi việngười lớn nhỏ trong gia đình đều dồn lên đôi vai
người mẹ. Thậm chí như trường hợp của Hồng (mẹ mất sớm), bố thường
xuyên vắng nhà nên em vừa phải đảm nhận vai trò của một người mẹ trong
gia đình: chăm sóc em gái (13 tuổi); vừa phải tự lo cho bản thân.
Từ sự khác biệt về hoàn cảnh gia đình đã dẫn đến sự khác nhau trong
nhận thức cá nhân của các em cũng như những đổi thay trong tình cảm, tâm
tư của các em sau thời gian làm việc tại Hà Nội. Hoàn cảnh gia đình tuy chỉ là

một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá sự phát triển ý thức cá nhân của
trẻ em nhưng cũng là một khía cạnh quan trọng cần được xem xét tới.
Khi tôi muốn tìm hiểu ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình tới quyết định
ra Hà Nội làm việc của các em như thế nào? (Trong trường hợp cụ thể với câu
hỏi của tôi có nên ra Hà Nội giúp việc gia đình không?) thì ba đối tượng nghiên
cứu này có cách suy nghĩ, phân tích khác nhau mặc dù cuối cùng tất cả đều đi
đến quyết định ra đi. Như vậy, đối với cùng một vấn đề, những trẻ em có hoàn
cảnh gia đình khác nhau sẽ có những cách tiếp nhận, đánh giá khác nhau.
Trường hợp của Lan, khi quyết định đi giúp việc ở Hà Nội Lan đã nghĩ
rằng: “Nhà vốn đã nghèo mà không thể trông cậy gì ở bố, một mình mẹ xoay
sở nuôi 4 chị em đã khổ rồi thì làm sao mà có tiền cho em học tiếp! Em rất
muốn đi học và giúp đỡ mẹ. Em nghe nói đi làm 10 ngày tết được 350 nghìn thì
bằng số tiền đóng học cả năm của em rồi còn gì…Mà ở nhà cũng chán lắm! Bố
mẹ em toàn đánh nhau thôi!…”
“ Bố không muốn cho em đi làm đâu ! Mẹ em mất lâu rồi, bố hay đi làm
xa nên nhà thường chỉ có 3 anh em. Mà nhà em cũng không phải là nghèo, bố
vẫn có thể nuôi 3 anh em ăn học được nhưng em vẫn muốn đi! Mọi người đi
làm ngoài ấy về bảo là ở Hà Nội sướng lắm! Em muốn đi Hà Nội để xem thế
nào lại có thể kiếm thêm tiền tiêu mà không phải xin bố!”. Đó chính là những
suy nghĩ của Hồng trước khi em đưa ra quyết định đi làm. Những lý do mà
Hồng đưa ra thuyết phục bản thân và mọi người không giống với các lý do của
Lan. Sự khác biệt này được quy định bởi sự khác nhau giữa hoàn cảnh của hai
gia đình.
2.3 Tạo dựng quan hệ
Mặc dù có thuận lợi căn bản là được một nhân vật trung gian vốn là
người trong làng, nhưng tôi vẫn phải đối diện với một vài trở ngại trong quá
trình tiếp cận với người dân địa phương. Điều trở ngại lớn nhất là ngay từ
đầu, họ đã coi tôi là người lạ từ Hà Nội tới. Phần lớn trong số họ chưa hiểu rõ
về Hà Nội mà chỉ biết đến qua phim ảnh, sách báo. Vì thế, họ tỏ ra dè dặt, e
ngại khi tiếp xúc với tôi. Thêm nữa, họ cũng ít nhiều bộc lộ vẻ lo lắng, hoài nghi

trước tình hình tệ nạn xã hội ngoài thành phố như: buôn người qua biên giới,
ép buộc, lôi kéo các em gái đi vào con đường nghiện hút, mại dâm…
Sau thời gian tiến hành nghiên cứu, tôi đã thu thập được một số kinh
nghiệm mà những kinh nghiệm này chỉ có thể thu được trên thực địa trong khi
tiến hành quan sát tham gia. Những kinh nghiệm này được tích luỹ dần từng
ngày cùng với sự tiến triển của quá trình nghiên cứu trên thực địa.
Không thể không nhắc đến kinh nghiệm trong ngày đầu tiên tôi tới xã
Quảng Châu. Khi tôi đi bộ lững thững vào làng tới nhà chị Hà (nhân vật trung
gian), tôi đi ngang qua một chợ cóc ven đường. Thấy tôi một người dân nói:
“Không biết con cái nhà ai mà mồm để đâu không chào ai cả ?!”. Với sự cảm
nhận của cá nhân tôi thì đây chính là khó khăn đầu tiên tôi gặp phải trong
ngày đầu nơi thực địa. Chính bài học kinh nghiệm này đã giúp tôi rất nhiều
trong việc thiết lập mối quan hệ dân làng. Ở làng có lệ gặp người lớn tuổi hơn
phải chào hỏi lễ phép không kể có quen hay không. Đấy có lẽ là một trong số
những chuẩn mực đạo đức địa phương để xác định thế nào là một người hiểu
biết, có trên có dưới. Tôi nhận thấy sau khi chào hỏi thì dường như tôi có thể
phá vỡ phần nào tảng băng vô hình ngăn cách tôi và người dân nơi đây. Đó
chính là một trong những điều kiện thuận lợi giúp tôi gây dựng được quan hệ
thân thiện với mọi người. Về phía người dân, họ luôn muốn biết tôi làm gì và
với mục đích gì? và tôi có làm điều gì xấu không? Chính vì lẽ đó, thường xuyên
giao tiếp, trao đổi với họ là rất cần thiết. Nó giúp tôi phá bỏ được khoảng cách
“vô hình” giữa một sinh viên đến từ thành phố với người dân quê.
Trong quá trình điền dã, khoảng thời gian để tôi có thể tạo lập các mối
mối quan hệ với từng cá nhân thường khác nhau. Giai đoạn đầu là giai đoạn
mà việc tiếp cận, xây dựng mối quan hệ với những người trong địa phương
khó khăn nhất và tốn nhiều thời gian nhất. Vì sau khi đã sự quen biết nhất
định với một vài người làng thì việc tiếp cận với những người còn cũng trở nên
thuận lợi hơn. Ở đây tôi áp dụng phương pháp quả bóng tuyết, một phương
pháp rất phổ biến trong các nghiên cứu mang tính đặc thù cao.
Ngày đầu tiên đến Quảng Châu, tôi nghỉ tại nhà chị Hà và cũng trong

ngày ấy chị đã giới thiệu tôi với Hoa. Sang ngày thứ hai, tôi tự tiếp cận với gia
đình Hoa. Mặc dù tỏ ra dễ gần, nhưng họ vẫn có chút gì đó e ngại và chưa tin
tưởng vào tôi- một người hoàn toàn xa lạ. Vì họ vẫn chưa hiểu rằng tôi cần gì
ở họ và con cái họ nên cũng không muốn tôi tiếp xúc với con cái họ khi không
có mặt họ. Mặ dù lúc đó phần nào đã có sự bảo đảm từ mối quan hệ cuat chị
Hà, người trung gian nhưng vì những tin đồn về người chuyên đi lừa phụ nữ
để bán sang Trung Quốc khiến họ ban đầu còn e sợ tiếp xúc với tôi. Sau một
ngày, tôi đã cố gắng bằng thái độ, lời nói đã khiến họ bớt vẻ nghi ngờ và tối
hôm ấy tôi đã nghỉ lại ở nhà họ.
Khoảng 1 tuần ở Quảng Châu, tôi đã tạo lập được mối quan hệ với nhiều
người trong làng Hạ (Một trong số 6 làng của xã Quảng Châu). Mọi công việc
có thể tiến hành thuận lợi hơn và cũng từ những mối quan hệ ở làng Hạ cộng
thêm người quen giới thiệu, tôi có thể làm quen với những đối tượng cụng cấp
tin ở các làng khác trong khoảng thời gian rút ngắn hơn rất nhiều. Vì lẽ đó,
việc tiếp xúc với người dân địa phương càng về sau càng thuận lợi hơn do có
nền tảng từ các mối quan hệ trước đó.
Một điểm nữa dẫn đến sự khác biệt về khoảng thời gian cần thiết để
thiết lập mối quan hệ với đối tượng cung cấp tin là do sự khác biệt về: lứa tuổi,

×