Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2020 TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 123 trang )

Quy ho ch phát tri n chăn nuôi theo vùng và xã tr ng đi m đ n năm 2020 t nh Vĩnh Phúc

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO
VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2020
TỈNH VĨNH PHÚC

ViÖn quy ho¹ch vµ
ThiÕt kÕ n«ng nghiÖp

N¡M 2014

i
Vi n quy ho ch và Thi t k nông nghi p


Quy ho ch phát tri n chăn nuôi theo vùng và xã tr ng đi m đ n năm 2020 t nh Vĩnh Phúc

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO
VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2020
TỈNH VĨNH PHÚC

Chủ đầu tư

Së N«ng nghiÖp vµ PTNT
TØnh VÜnh Phóc


Cơ quan tư vấn

ViÖn Quy Ho¹ch vµ
ThiÕt kÕ n«ng nghiÖp

Năm 2014
ii
Vi n quy ho ch và Thi t k nông nghi p


Quy ho ch phát tri n chăn nuôi theo vùng và xã tr ng đi m đ n năm 2020 t nh Vĩnh Phúc

i


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc – PA1

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

I
II

S Ự CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH…………………….
CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH…………………………………….

1
2
3


Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương, Chính Phủ………
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn…………………………...
Tỉnh Vĩnh Phúc……………………………………………………..

1
2
3

Mục tiêu tổng quát …………………………………………………
Mục tiêu cụ thể……………………………………………………..
Đối tượng, phạm vi quy hoạch……………………………………..

I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ
TRỌNG ĐIỂM
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN………………………………………….

1
2
3
4
5
6
7

Vị trí địa lý………………………………………………………….
Địa hình, địa mạo địa chất………………………………………….

Khí hậu……………………………………………………………..
Tài nguyên nước phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp…….
Tài nguyên đất ……………………………………………………..
Tài nguyên sinh vật…………………………………………………
Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc …………………………….

1
2
3

Điều kiện kinh tế……………………………………………………
Đặc điểm xã hội…………………………………………………….
Đặc điểm các hệ thống kết cấu hạ tầng……………………………..

III

IV
V

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI QUY HOẠCH…………

PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ……………..
S ẢN PHẨM QUI HOẠCH……………………………………….

PHẦN THỨ NHẤT

II

III


1
2

I

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI…………………………………

ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC CHO PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

Thuận lợi……………………………………………………………
Khó khăn, hạn chế………………………………………………….
PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI VÀ CHĂN NUÔI THEO
VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN
2008- 2012…………………………………………

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

1
2
2
3
4
5
5
5
5

6
6

7
7
7
8
9
9
10
11
11
12
12
15
16
18

18
19

21
21


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc – PA1

2
3
4

5
6
7
8

II

1
2
3
4
5

I

1
2
3
4

II

1
2
3
4

III

1

2

IV

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong phát triển nông nghiệp……
Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi……………..
Quy mô, cơ cấu đàn vật nuôi………………………………………
Tình hình tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi………………………
Các giống vật nuôi chủ lực, hệ thống sản xuất và tình hình quản lý
giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh …………………………………..
Hoạt động thú y và công tác phòng chống dịch bệnh…………….
Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi……………………...
Kết quả ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi………….
HIỆN TRẠNG VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CÁC VÙNG VÀ XÃ CHĂN
NUÔI TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH……….

Địa bàn, quy mô các vùng và xã chăn nuôi trọng điểm ………….
Các phương thức chăn nuôi theo hướng tập trung hiện tại……….
Các biện pháp đã thực hiện trong chăn nuôi tại các vùng, xã chăn
nuôi trọng điểm ………………………………………………….
Các chính sách của Tỉnh và Trung ương liên quan đến phát triển
các vùng chăn nuôi……………………………………………….
Đánh giá chung về phát triển chăn nuôi của Tỉnh giai đoạn 20082012………………………………………………………………
PHẦN THỨ BA
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ
TRỌNG ĐIỂM TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
NHỮNG DỰ BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM …………

21

22
22
29
33
34
37
40
41
41
42
43
49
51
54
54
54

Chiến lược phát triển chăn nuôi cả nước đến năm 2020…………..
Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật nuôi chính cả nước
đến năm 2020, tầm nhìn 2030……………………………………..
Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2020…
Dự báo các yếu tố tác động………………………………………..

55
56
57

Quan điểm phát triển ……………………………………………...
Định hướng phát triển …………………………………………….
Mục tiêu phát triển ………………………………………………..

Xây dựng phương án phát triển chăn nuôi đến năm 2020…………

65
65
66
66
67

Luận chứng chọn phương án thực hiện …………………………...
Quy hoạch phát triển đàn vật nuôi và sản phẩm ……………………

68
68
69

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020…………………………...

QUY HOẠCH NGÀNH CHĂN NUÔI CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020
THEO PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG……………………….

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN VẬT NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc – PA1

TRỌNG ĐIỂM …………………………………………...


1
2
3
4

V

Cơ sở cho phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm ……….
Dự báo số lượng đàn bò sữa, đàn bò thịt, đàn lợn, đàn gia cầm tại
các vùng và xã trọng điểm đến năm 2015 và 2020…………………
Xác định tiêu chuẩn, định mức đất đai cho xây dựng các vùng phát
triển chăn nuôi trọng điểm …………………………………………
Đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư………………………..
HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM …………

11

Giải pháp về phân vùng và cân đối đất đai cho phát triển chăn nuôi
Giải pháp về khoa học công nghệ………………………………….
Giải pháp về xử lý môi trường trong chăn nuôi……………………
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống quản lý
nhà nước về chăn nuôi, thú y………………………………………
Giải pháp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ chăn nuôi, thu
mua, giết mổ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi………...
Giải pháp về tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất trong chăn nuôi…..
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phảm chăn nuôi………………
Giải pháp về thông tin tuyên truyền………………………………..
Giải pháp về chế tài…………………………………………………
Giải pháp về cơ chế và chính sách trong chăn nuôi theo vùng và xã

trọng điểm…………………………………………………………..
Giải pháp về phần kỳ đầu tư………………………………………..

1
2
3

Hiệu quả kinh tế……………………………………………………
Hiệu quả xã hôi…………………………………………………….
Hiệu quả môi trường……………………………………………….

1
2
3
4

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn…………………………..
Các Sở, ngành liên quan…………………………………………...
UBND các huyện…………………………………………………..
Các đơn vị, tổ chức liên quan……………………………………...
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
VI

VII

I
II

HIỆU QUẢ DỰ ÁN……………………………………………….

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH CHĂN NUÔI……….

KẾT LUẬN……………………………………………………….
KIẾN NGHỊ………………………………………………………

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

79
79
80
87
87
88
88
90
92
93
95
96

99
100
100
101
104
107
107
108
108
109
109
109
110
110
110
111


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích đất
tự nhiên 123,75 ngàn ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp 50,01 ngàn ha; đất
lâm nghiệp 32,43 ngàn ha; đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng 41,74 ngàn
ha. Điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc không những thuận lợi cho việc phát triển
trồng trọt mà còn có thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Sau khi tái lập tỉnh vào năm 1997, Vĩnh Phúc là một trong những địa
phương có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm cao nhất cả nước, giai đoạn
1998-2000 đạt 18,12%, giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02%, giai đoạn 2006 - 2010

đạt 15,4%. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, gấp 2 lần so với
trung bình của cả nước.
Đến nay, tuy tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 13,5%
trong toàn ngành kinh tế của tỉnh nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
việc cung cấp lương thực, thực phẩm; nguyên liệu cho công nghiệp, nhất là công
nghiệp chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Riêng ngành chăn nuôi của Vĩnh
Phúc không ngừng phát triển và đóng góp ngày càng cao hơn vào giá trị GDP của
ngành nông nghiệp, nếu năm 2001 tỷ trọng ngành chăn nuôi mới chỉ chiếm
26,26% thì đến năm 2013 tăng lên 52,3%, số lượng vật nuôi, nhất là lợn, gia cầm
đều tăng khá, đã góp phần đáng kể, đáp ứng nhu cầu thực phẩm thịt, trứng cho
nhân dân trong tỉnh và các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và
vùng Thủ đô, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
Với lợi thế về điều kiện đất đai, địa hình có cả đồng bằng, trung du, đồi
núi thấp, Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại.
Năm 2013, tổng đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh có 116.912 con, đàn lợn 498.552
con, đàn gia cầm 9.106 ngàn con. Đã hình thành những trang trại chăn nuôi
chuyên canh bò sữa, lợn hướng nạc, gia cầm, thuỷ cầm…với qui mô khá lớn;
phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang dần từng bước thay thế
phương thức chăn nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa
tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm
trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trung bình từ 50 - 100 con, có những trang
trại nuôi lợn nái lên đến 600 con, trang trại nuôi lợn thịt hàng nghìn con (huyện
Tam Dương). Có hàng trăm hộ chăn nuôi bò sữa theo hướng trang trại ở ngoài
khu dân cư, tập trung ở xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường. Trên địa bàn tỉnh hiện
có trên 1443 trang trại gà với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn con, tập trung
ở các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Tam Đảo. Hiệu quả chăn nuôi theo hình
thức này bước đầu đạt khá, đã tạo được khối lượng hàng hoá, hiện đang được hộ
nông dân quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất gắn với áp dụng kỹ thuật - công nghệ
tiên tiến như chuồng lồng, làm mát, xây dựng hệ thống Biogas vừa tạo khí đốt,

vừa làm sạch môi trường.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

1


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Tuy nhiên, chăn nuôi của tỉnh Vĩnh Phúc nhìn trên bình diện chung vẫn
chủ yếu ở nông hộ, một số vùng chăn nuôi như gà (Tam Dương, Tam Đảo), bò
sữa (Vĩnh Tường),… phát triển nhưng mang tính tự phát, chưa có quy hoạch nên
chưa tạo ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Từ đó chưa phát huy được
việc vận dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư của nhà nước cho phát triển
chăn nuôi, khó khăn áp dụng đồng bộ các giải pháp để tạo ra chuỗi liên kết sản
xuất - chế biến - tiêu thụ; xử lý môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nước ta đã là thành viên chính thức của WTO với việc sẽ triển khai thực
hiện hàng loạt các cam kết, trong đó có cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản và
không áp dụng hạn ngạch thuế suất. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội đối với
sản xuất nông nghiệp nói chung, đối với ngành chăn nuôi nói riêng. Trong nông
nghiệp, sẽ thực hiện những cam kết trong các lĩnh vực kiểm dịch động thực vật
(SPS), đầu tư, dịch vụ; tiếp tục ký các Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú
y với các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam. Những nhân tố này đòi hỏi các nhà
sản xuất và quản lý phải tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh
cao. Muốn vậy, ngoài yếu tố về con giống, kỹ thuật cần điều chỉnh lại cơ cấu đối
tượng nuôi, lựa chọn vật nuôi có thế mạnh, đáp ứng với nhu cầu thị trường, gắn
với lợi thế sản xuất từng vùng sinh thái trên cơ sở xác định các định hướng chính
sách làm điểm tựa chắc chắn cho chăn nuôi phát triển bền vững.
Chính vì vậy, trong nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng của
tỉnh Vĩnh Phúc cần phải tổ chức, sắp xếp lại theo hướng sản xuất hàng hoá, tập
trung, quy mô lớn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với kinh tế thị

trường và hội nhập quốc tế. Đây là những vấn đề đặt ra và cần thiết phải xây dựng
“Quy hoạch chi tiết phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm
2020 tỉnh Vĩnh Phúc”.
II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, BCH Trung ương Đảng, Chính phủ
- Pháp lệnh thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004;
- Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004;
- Luật số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức
ăn chăn nuôi;
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về
khuyến nông;
- Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi;
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

2


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng chính phủ Phê
duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản
đến năm 2020;

- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Quyết định 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc - tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 113/ QĐ- TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030;
2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Quyết định số 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn;
- Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn;
- Quyết định số 1947/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ;
- Quyết định số 1948/QĐ-BNN-CN ngày 23/8/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ;
- Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT về về quản lý và sử dụng lợn đực giống;
- Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật;
- Quyết định số 66/2008/QĐ – BNN ngày 26/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT về việc ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
- Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số vật
nuôi chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 3399/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công
Thương Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam

đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

3


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Thông tư số 43/2011/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2011 của Bộ nông nghiệp
& phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm,
kiểm định giống vật nuôi: (QCVN 01 - 43: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định bò giống hướng sữa; QCVN 01 - 44:
2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định bò
giống hướng thịt; QCVN 01 - 45: 2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về khảo nghiệm, kiểm định vịt giống; QCVN 01 - 46: 2011/BNNPTNT, Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định gà giống);
- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ nông
nghiệp & phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều
kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (QCVN 01 - 14:
2010/BNNPTNT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an
toàn sinh học và QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học);
- Thông tư số 22/2009/TT-BNN ngày 28/04/2009 của Bộ nông nghiệp & phát
triển nông thôn ban hành hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển
giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi;
- Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn;
- Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định việc
kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm
thuỷ sản; Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/08/2011 sửa đổi Thông tư số

14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản
phẩm nông lâm thủy sản;
- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày
01/03/2012 của liên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài Chính, Kế
hoạch & Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật
nuôi và thuỷ sản đến năm 2020.
3. Tỉnh Vĩnh Phúc
- Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03/3/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể nông, lâm, nghiệp, thủy sản Vĩnh Phúc đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 19/2011/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 của UBND tỉnh về
việc ban hành Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2011-2020;
- Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Vĩnh Phúc về Cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật
nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012- 2015;
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

4


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về Ban hành Quy định thực hiện cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển
giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012- 2015;
- Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013- 2020;

- Quyết định số 24/2013/QĐ – UBND ngày 10/10/2013 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc Ban hành thực hiện, đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2013 – 2020;
III. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Mục tiêu tổng quát
- Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi có quy mô vừa và lớn theo
hướng trang trại – công nghiệp, bán công nghiệp; chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm.
- Từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, hiệu
quả và chất lượng sản phẩm.
- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh, xử lý ô nhiễm
môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo duy trì tăng trưởng bền vững
của chăn nuôi hàng năm.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng tăng số lượng đầu con hợp lý, ưu tiên
phát triển những con có tiềm năng tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lực của chăn
nuôi trên địa bàn tỉnh là lợn, gà, bò sữa, bò thịt.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng và phân tích những thuận lợi khó khăn đối với việc
phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định các đối tượng vật nuôi chủ yếu, tạo ngành hàng chủ lực để quy
hoạch các vùng và xã chăn nuôi trọng điểm đến năm 2020 theo hướng sản xuất
hàng hóa, bảo đảm tốt các yêu cầu về quản lý dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực
phẩm và môi trường; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,
vùng ĐBSH và cả nước.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp có tính khả thi, xây dựng lộ trình,
bước đi phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để nâng cao hơn nữa giá trị sản
xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
3. Đối tượng, phạm vi của quy hoạch
3.1. Những vật nuôi có thế mạnh phát triển theo vùng, xã trọng điểm gồm:
- Chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng

- Chăn nuôi bò thịt, bò sữa
3.2. Phạm vi quy hoạch: Các huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc. Thành phố Vĩnh Yên
và thị xã Phúc Yên không thuộc phạm vi quy hoạch này.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

5


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

3.3. Phương thức chăn nuôi tại vùng và xã trọng điểm: Chăn nuôi trang trại,
gia trại; chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp. Riêng chăn
nuôi tận dụng, phân tán nhỏ lẻ không thuộc đối tượng quy hoạch này.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Điều tra - khảo sát tại hộ, trang trại chăn nuôi và các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh liên quan đến chăn nuôi.
- Phân tích thống kê theo hệ thống.
- Phân tích kinh tế các mô hình sản xuất - kinh doanh chăn nuôi.
- Phương pháp bản đồ trên cơ sở số hóa các thông tin dữ liệu.
- Phương pháp dự báo theo xu hướng thị trường,…
- Phương pháp chuyên gia và hội thảo.
V. SẢN PHẨM QUI HOACH
1. Báo cáo thuyết minh tổng hợp và phụ lục kèm theo: 10 bộ.
2. Báo cáo tóm tắt: 10 bộ.
3. Bản đồ hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ
1/50.000.
4. Bản đồ qui hoạch chi tiết chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm tỉnh
Vĩnh Phúc tỷ lệ 1/50.000: 10 bộ.
5. Địa CD lưu các sản phẩm trên: 03 bộ.


Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

6


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Phần thứ nhất
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH
THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO VÙNG VÀ XÃ TRỌNG ĐIỂM
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp
các tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và
phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính gồm:
Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam
Đảo, Tam Dương, Bình Xuyên, Yên Lạc và Vĩnh Tường với diện tích tự nhiên
123,75 ngàn ha, dân số (đến ngày 31/12/2013) là 1029,4 ngàn người.
Tỉnh lỵ của tỉnh là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm Hà Nội 50 km và
cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.
Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2, có đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi
qua và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền
núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua
đường quốc lộ 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục đường 18 thông với
cảng biển nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội. Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển
góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công
nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu xã hội,
du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong những năm qua đã

tạo cho Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công
nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyến hành lang giao
thông quốc tế đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công
nghiệp và những thành phố lớn của các quốc gia thuộc hành lang kinh tế Côn
Minh – Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 Hà Nội – Lào Cai – Trung Quốc, hành
lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai 4 thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý đã mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc nhiều thuận lợi trong phát
triển kinh tế - xã hội. Hiện tại Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô.
Ngày 26/10/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 1883/QĐ - TTg
về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2030 và tầm nhìn 2050. Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành
trung tâm kinh tế lớn của Vùng Thủ đô.
Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là
những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác
trong cả nước và quốc tế.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

7


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

2. Địa hình, địa mạo địa chất
2.1 Địa hình, địa mạo
a. Địa hình miền núi: Theo nguồn gốc hình thành và độ cao, địa hình miền núi
chia làm 3 loại:
- Địa hình núi cao: Trong đó dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận Vĩnh Phúc
bắt đầu từ xã Đạo Trù qua Đại Đình, TT Tam Đảo, Minh Quang (H. Tam Đảo)
đến xã Trung Mỹ (H. Bình Xuyên), Ngọc Thanh (TX Phúc Yên) với chiều dài

trên 30 km, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, với nhiều đỉnh cao trên 1000 m.
- Địa hình núi thấp: với diện tích hàng chục km2, đại diện cho loại địa
hình này là núi Sáng thuộc 2 xã Đồng Quế và Lãng Công (H. Sông Lô)
- Địa hình núi sót: Đây là một trục của nếp lồi khu vực có hướng Tây
Bắc – Đông Nam nằm trên một trục, trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và
huyện Bình Xuyên.
b. Địa hình vùng đồi: với độ cao từ 20 - 200 m, với các dạng :
- Đồi xâm thực bóc mòn: do quá trình phân cắt và bào mòn của nước trên
mặt đất ở những vùng núi cấu trúc được nâng yếu.
- Đồi tích tụ: được hình thành do quá trình tích tụ và xâm thực, phân bố ở
các cửa suối lớn dưới chân núi Tam Đảo thuộc các xã Đạo Trù, Tam Quan, Hợp
Châu, Minh Quang (H. Tam Đảo), Trung Mỹ (H. Bình Xuyên)
- Đồi tích tụ bóc mòn: tạo thành từ đồi tích tụ nhưng bị bóc mòn. Dạng
đồi này phổ biến ở ven sông Lô, đồi có dạng bát úp hoặc kéo dài, cấu tạo bởi các
đá cát kết, sỏi kết…
c. Địa hình đồng bằng: chiếm 40% diện tích toàn tỉnh, có bề mặt tương đối bằng
phẳng, căn cứ vào độ cao tuyệt đối, điều kiện tạo thành có thể chia đồng bằng
Vĩnh Phúc thành 3 loại:
- Đồng bằng châu thổ: là đồng bằng tích tụ liên quan đến quá trình lắng
đọng trầm tích tại các cửa sông lớn. Đồng bằng châu thổ Vĩnh Phúc phát triển từ
sự bồi tụ của các sông Lô, sông Hồng, sông Phó Đáy và các sông suối ngắn từ
dãy Tam Đảo. Đại diện cho loại địa hình này là đồng bằng các xã thuộc các
huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc như Bồi Sao, Lũng Hòa, Đại Đồng, Vũ Di, Tuân
Chính, Tam Phúc, Phú Đa… (H. Vĩnh Tường); Yên Đồng, Yên Phương, Trung
Kiên, Đại Tự, Liên Châu (H. Yên Lạc).
- Đồng bằng trước núi: được kiến tạo do sự phá hủy lâu dài của vùng núi, do sự
bóc mòn, xâm thực của nước mặt. So với đồng bằng châu thổ, đồng bằng trước núi kém
màu mỡ hơn. Đại diện cho loại địa hình này là vùng đất bằng thuộc các xã Hợp Châu
(H. Tam Đảo), TT Gia Khánh, Thiện Kế, Bá Hiến (H. Bình Xuyên).
- Các thung lũng, bãi bồi sông: là các dạng địa hình âm, chiều dài gấp

nhiều lần chiều rộng, được hình thành chủ yếu do tác động xâm thực của dòng
chảy. Đại diện cho loại địa hình này là những vùng đất bằng thuộc các xã Tam
Quan, Hồ Sơn (H. Tam Đảo), Trung Mỹ (H. Bình Xuyên).
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

8


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

2.2 Địa chất
Mặc dù với diện tích lãnh thổ không lớn nhưng cấu trúc địa tầng của Vĩnh
Phúc khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới
địa tầng quyết định rất lớn chất lượng đất và sự có mặt của các loại khoáng sản
khác nhau. Tuy nhiên điều này cung có nghĩa là quy mô diện tích các loại đất
cũng như trữ lượng các loại khoáng sản ở mức hạn chế.
3. Khí hậu
Khí hậu của tỉnh Vĩnh Phúc chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của
Tổng cục khí hậu thuỷ văn, lượng mưa trung bình năm của tỉnh từ 1500 1700mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình
chênh lệch giữa tháng nóng nhất (33,1o C - tháng 7) với tháng lạnh nhất (19,6o C tháng 1) là 13,5o C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1270 giờ (H. Tam
Đảo) đến 1700 giờ (TP Vĩnh Yên). Tổng tích ôn hàng năm từ 6500o C - 8650o C,
thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 18o C) chỉ trong 3 tháng 12, 1 và 2.
Vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung
bình 18o C) cùng phong cảnh núi rừng xanh quanh năm, phù hợp cho phát triển
các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.
Mặc dù với lượng mưa khá lớn, trung bình từ 1500-1700mm/năm, nhưng
do phân bố không đều vào các tháng trong năm, mưa tập trung khoảng 85% vào
các tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Vào mùa khô, đặc biệt là tháng
12, lượng mưa trong tháng chỉ chiếm 1% lượng mưa cả năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Vĩnh Phúc khá thuận lợi về mọi mặt
cho phát triển nông, lâm nghiệp, đây là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.
Tuy vậy vào mùa mưa với lượng nước tập trung lớn, mực nước các sông trong
vùng dâng cao gây lũ nội đồng, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp các huyện
dọc sông các Cà Lồ, sông Phan.
4. Tài nguyên nước phục vụ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp
4.1. Tài nguyên nước mặt
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ
thuỷ văn phụ thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng
chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 50km, mang theo lượng phù sa màu
mỡ cho đất đai, song vào mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cùng với lượng
mưa tập trung vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) gây ra ngập lụt ở
các vùng ven sông thuộc các huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Sông Lô chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 35km, lòng sông
hẹp, nhiều thác ghềnh nên thủy chế của Sông Lô vào mùa lũ rất thất thường.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

9


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Các hệ thống sông nhỏ khác như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ
có mức tác động thuỷ văn rất nhỏ so với các Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có
ý nghĩa quan trọng về mặt thuỷ lợi, cấp nước sản xuất cho địa bàn tỉnh. Hệ thống
các sông này kết hợp với các tuyến kênh Liễn Sơn, Bến Tre…cung cấp nước
tưới cho sản xuất nông nghiệp và tiêu úng về mùa mưa.
Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các hồ chứa với dung tích hàng triệu

3
m (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục,…) tạo
nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động
kinh tế và dân sinh.
4.2. Tài nguyên nước ngầm
Trên địa bàn tỉnh nguồn này có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu
3
m /ngày đêm.
Hiện nay, nguồn nước này đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và
thị xã Phúc Yên với công suất 28.000m3 /ngày đêm phục vụ cho nhu cầu dân
sinh nhưng đòi hỏi phải xử lý khá tốn kém. Tại một số vùng nông thôn, nhân
dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan nhỏ (với tổng lưu lượng khoảng
15.000m3 /ngày đêm) nhưng chất lượng hạn chế.
Với các nguồn nước trên địa bàn tỉnh khá phong phú song phân bố không
đều theo không gian và thời gian, do vậy vào mùa khô vẫn có nơi, có thời điểm
bị thiếu nước đặc biệt ở các huyện vùng núi và trung du như Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương, Bình Xuyên.
Để khai thác hiệu quả các nguồn nước cho phát triển kinh tế và dân sinh,
cần quan tâm xây dựng các công trình điều tiết nước mặt và khai thác hợp lý
nguồn nước ngầm.
5. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra phân loại trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Viện Quy hoạch
và Thiết kế Nông nghiệp, đất đai của Vĩnh Phúc bao gồm 7 nhóm đất với 14 loại
đất như sau:
Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng, chiếm 37,10% tổng
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, tiếp theo là nhóm đất phù sa với 32638 ha chiếm
26,50%; nhóm đất bạc màu với 21927 ha, chiếm 17,80%. Các nhóm đất còn lại
chỉ chiếm 5,40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Đất đai của Vĩnh Phúc khá đa dạng về chủng loại, dù hàm lượng các chất
dinh dưỡng trong đất ở mức nghèo đến trung bình, nhưng đất có thành phần cơ

giới nhẹ là chủ yếu nên thuận lợi cho canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau
như: cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây
ăn quả, cây lâm nghiệp. Nhóm đất đồi núi đa phần có tầng mỏng, nhiều đá lẫn ít
thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

10


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

6. Tài nguyên sinh vật
6.1 Tập đoàn cây trồng nông nghiệp
Theo kết quả điều tra, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một tập đoàn cây
trồng khá phong phú có nguồn gốc từ nhiệt đới đến á nhiệt đới và ôn đới.
Các cây trồng nhiệt đới gồm: lúa, ngô, đậu tương, chuối, na…Các cây
trồng á nhiệt đới như: chè, cam, quít, bưởi. Các cây trồng ôn đới gồm: khoai tây,
rau bắp cải, su su, cây dược liệu…
6.2 Tài nguyên rừng
Vĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản
xuất là 10,4 ngàn ha, rừng phòng hộ là 6,6 ngàn ha, rừng đặc dụng là 15,4 ngàn
ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn quốc gia Tam Đảo với trên
15 ngàn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (với trên 620 loại cây thảo
mộc, 165 loài chim thú) trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ
như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen
động thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát
triển các dịch vụ tham quan du lịch. Chính vì vậy việc khôi phục vốn rừng đã
mất, trồng thêm và tái tạo rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm
trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt trong việc duy trì,

bảo vệ môi trường sinh thái.
6.3 Tài nguyên thuỷ sản
Kết quả điều tra của ngành thuỷ sản tại các khu hệ đầm, hồ, sông trên địa
bàn tỉnh phát hiện thấy hàng trăm loại cá (trong đó có hơn một chục loại cá
nuôi) thuộc 62 giống, 17 họ, 6 bộ. Trong đó bộ cá chép có số lượng loài nhiều
nhất (58 loài), bộ cá vược (16 loài), bộ cá nheo (12 loài) …
7. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc
Theo kết quả kiểm kê năm 2013, đất đai của tỉnh được sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp: 86,929 ngàn ha, chiếm 70,24% diện tích tự nhiên
(DTTN); trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 50,01 ngàn ha.
- Đất phi nông nghiệp năm 2013 là 35.183 ha, chiếm 28,43 % DTTN.
- Đất chưa sử dụng năm 2013 là 2.920 ha, chiếm 2,35 % DTTN.
- Diện tích đất trồng cỏ: 200 ha, phân bố ở các huyện phát triển chăn
nuôi bò sữa như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và Tam Đảo.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

11


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

II ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Điều kiện kinh tế
Kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2008 - 2013 (Thời điểm theo nghị
quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa
giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh tỉnh có liên quan, trong đó toàn
bộ diện tích huyện Mê Linh được sáp nhập về thành phố Hà Nội nên diện tích
của tỉnh giảm từ 1.372,44 km2 xuống còn 1.238,62 km2) tăng trưởng khá cao,
bình quân đạt 11,10%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng
giảm tỷ trọng khu vực I (Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản) từ 9,71% năm

2008 xuống còn 5,77%/ năm 2013, tăng tỷ trọng khu vực II và III (Khu vực
công nghiệp và xây dựng, Dịch vụ) từ 90,29% năm 2008 lên 94,23% năm 2013,
vừa tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, vừa gây áp lực
đòi hỏi ngành chăn nuôi phải nhanh chóng đổi mới phương thức và kỹ thuật
nuôi dưỡng phù hợp với sự phát triển chung của ngành kinh tế.
Bảng 1a: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành các khu vực kinh tế
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
TT

Hạng mục
2008

2009

2010

2011

2012

2013

I

Tổng(1)+(2)+(3)

68885.0


76424.0

103546.1

147212.6

157582.5

182407.5

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

6690.7

6101.5

7847.2

10780.7

10370.1

10522.9

- Nông nghiệp

6340.3


5703.5

7380.9

9979.9

9444.0

9563.4

- Lâm nghiệp

64.4

57.9

65.7

62.6

62.0

64.4

- Thủy sản

286.0

340.1


400.6

738.2

864.1

895.1

Công nghiệp và x ây dựng

55597.7

62135.7

84918.7

121643.5

128011.2

150876.7

- Công nghiệp

53107.4

55104.6

81155.9


115435.3

121169.4

- Xây dựng

2490.3

7031.1

3762.9

6208.2

6841.8

Dịch vụ

6596.6

8186.8

10780.2

14788.4

19201.2

2


3

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

21008.0

12


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 1b: Cơ cấu sản xuất theo giá hiện hành các khu vực kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %
Năm
TT

Hạng mục

2008

2009

2010

2011

2012


2013

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

I

Tổng(1)+(2)+(3)

1

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

9.71

7.98

7.58

7.32


6.58

5.77

- Nông nghiệp

9.20

7.46

7.13

6.78

5.99

5.24

- Lâm nghiệp

0.09

0.08

0.06

0.04

0.04


0.04

- Thủy sản

0.42

0.45

0.39

0.50

0.55

0.49

Công nghiệp và x ây dựng

80.71

81.30

82.01

82.63

81.23

82.71


- Công nghiệp

77.10

72.10

78.38

78.41

76.89

- Xây dựng

3.62

9.20

3.63

4.22

4.34

Dịch vụ

9.58

10.71


10.41

10.05

12.18

2

3

11.52

Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Bảng 2: Giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2013
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm
STT

Hạng mục
2009

2010

2011

2012


2013

Tổng số

91365.1

101612.8

119853.2

136056.6

139242.3

152002.3

10.72

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

7275.3

7348.7

8218.9

8386.1

8210.3


8751.552

3.76

- Nông nghiệp

6774.5

6802

7617.5

7743.6

7569.6

8084.66

3.60

- Lâm nghiệp

56.7

53.9

50.8

51.3


51.5

54.111

-0.93

444.1

492.8

550.6

591.2

589.2

612.781

6.65

Công nghiệp và xây dựng

75848.5

84881.9

100486.5

115247.6


116311.4

128642.7

11.14

- Công nghiệp

72729.3

81270.2

96645.9

109822.3

110695.1

122299.7

10.95

- Xây dựng

3119.2

3611.7

3840.6


5425.4

5616.3

6343

15.25

Dịch vụ

8241.3

9382.2

11147.8

12422.9

14720.6

14608

12.13

- Thủy sản

3

( % / năm)
2008


1

2

Tăng B Q

2013/2008

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

13


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

1.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản (khu vực I)
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Vĩnh Phúc (theo
giá so sánh năm 2010) tăng khá trong giai đoạn 2008- 2013.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản chủ yếu
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2013
Năm
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính


Tăng B Q
( % / năm)

2008

2010

2011

2012

2013

2013/2008

96,05

-0.98

1

Diện tích trồng cây hàng năm

1000 ha

100.915

100.718


98.301

92.775

2

Diện tích cây lâu năm

1000 ha

8.5

8.3

8.3

8.579

3

Sản lượng sản phẩm chủ yếu

-

Sản lượng cây lương thực có hạt

1000 tấn

376.1


388.7

405.5

355.6

373,71

-0.13

4

Sản lượng thịt hơi các loại các loại

Tấn

-

Thit trâu

Tấn

1171

1601

1864

1908


2.000

11.30

-

Thit bò

Tấn

3830

4684

5475

6020

5.800

8.65

-

Thit lợn

Tấn

52966


63742

64134

65008

67.200

4.88

-

Thịt gia cầm

Tấn

18021

20035

20826

22183

24.100

5.99

-


Trứng

1000 quả

165373

221647

307469

333732

372.830

17.65

-

Sữa tươi

1000 lit

2017

3395

3616

5189


7.470

29.93

-

Mật ong

1000 lit

66.2

73.2

74

71.5

-

Kén tằm

Tấn

376

157

245


265

5

Sản lượng thủy sản các loại

Tấn

13267

16427

17845

17934

18.510

6.89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc

Đáng chú ý là diện tích trồng cây hàng năm và cây lâu năm, sản lượng cây
lương thực có hạt giảm trong giai đoạn 2008-2013, nhưng sản lượng thịt hơi các
loại, sản lượng thủy sản đều tăng trong giai đoạn trên, có vai trò đóng góp quan
trọng vào tăng trưởng của nông nghiệp.
1.2. Công nghiệp – xây dựng (khu vực II)
Công nghiệp – xây dựng của tỉnh tăng trưởng nhanh và khá ổn định, bình quân
giai đoạn 2008-2010 đạt 15,1%/năm và giai đoạn 2008-2013 đạt 11,14%/năm. GDP
công nghiệp – xây dựng (theo giá hiện hành) năm 2013 đạt 150.876 tỉ đồng, gấp 2,71

lần giá trị năm 2008 và chiếm 82,71% tổng GDP nền kinh tế. Các ngành công nghiệp
chủ lực là sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất động cơ, sản xuất các sản phẩm may
mặc, sản xuất các sản phẩm từ các khoáng phi kim loại.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

14


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

1.3 Thương mại - dịch vụ (khu vực III)
Ngành thương mại - dịch vụ của tỉnh tăng khá nhanh: 16,30%/năm giai
đoạn 2008-2010; 12,13%/năm giai đoạn 2008 – 2013. GDP theo giá hiện hành
năm 2013 đạt 21.007 tỉ đồng, gấp 3,18 lần GDP của năm 2008, chiếm 11,52%
GDP nền kinh tế. Các hoạt động thương mại – dịch vụ tuy phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu đầu vào và đầu ra cho ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm,
nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: hệ thống cung ứng và thu mua còn qua nhiều
cấp trung gian, giá cả không ổn định, đầu vào luôn có xu thế tăng và đầu ra có
xu thế giảm.
2. Đặc điểm xã hội
2.1 Dân số và lao động
a) Về dân số
Dân số trung bình của tỉnh tăng từ 993,8 ngàn người năm 2008 lên 1.029,4
ngàn người năm 2013, bình quân tăng khoảng 0,67%/năm. Mật độ dân số tăng từ 807
người/km2 năm 2008 lên 831 người/km2 năm 2013, tăng 24 người/km2 .
Dân số nông thôn của tỉnh năm 2008 là 770,9 ngàn người (chiếm 77,57%
tổng dân số) và thành thị là 222,9 ngàn người (chiếm 22,43%).Năm 2013, tỷ lệ
dân số nông thôn là 76,31%, dân số thành thị là 23,69%.
Như vậy, xét cả về quy mô và mật độ dân số của tỉnh trong 5 năm qua
(sau thời điểm theo nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội

về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh tỉnh có
liên quan) tăng không cao, cơ cấu dân số vẫn chủ yếu sống ở nông thôn.
b) Về lao động

Lao động trong độ tuổi đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh có xu
hướng tăng từ 575,5 ngàn người năm 2008 lên 675 ngàn người năm 2013, bình
quân hàng năm giai đoạn 2008- 2013 tăng gần 20 ngàn lao động/ năm. Trong cơ
cấu lao động của tỉnh, vẫn chưa có sự chuyển dịch đáng kể từ năm 2008 đến
năm 2013, tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,18% năm
2008 xuống còn 50,12% năm 2013, nên vấn đề giải quyết việc làm, thực hiện
chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ lực lượng lao động nông, lâm nghiệp
và thủy sản (trên 300 ngàn người) và trong khu vực nông thôn để tăng thu nhập
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới.
2.2. Đặc điểm phân bố dân cư và phát triển đô thị
a) Đặc điểm phân bố dân cư
Địa bàn phát triển chăn nuôi chủ yếu là các huyện, tuy có mật độ dân số
còn thấp (775 người/km2 so với mật độ dân số bình quân của hai đô thị là thành
phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên là 1126 người/km2 ). Điều này tạo điều kiện
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

15


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

thuận lợi đến việc tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi, nhất là việc hình thành
các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.
b) Đặc điểm phát triển đô thị
Hiện nay, hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh gồm thành phố Vĩnh Yên và

thị xã Phúc Yên với tổng dân số 192 nghìn người, tổng diện tích tự nhiên
170,93 km2 , mật độ dân số bình quân 1126 người/km2 . Ngoài ra, đến năm
2020, trên địa bàn tỉnh còn hình thành các khu dân cư và đô thị mới, các khu
công nghiệp và thương mại dịch vụ, làm cho địa bàn chăn nuôi thu hẹp lại,
gây áp lực lớn và đòi hỏi ngành chăn nuôi phải sớm tổ chức lại theo hướng
sản xuất tập trung ngay từ bây giờ.
3. Đặc điểm hệ thống kết cấu hạ tầng
3.1. Mạng lưới giao thông
a) Giao thông đối ngoại
+) Đường bộ
* Hệ thống đường quốc lộ:
Tổng chiều dài các quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh là 105,3 km, đạt từ cấp
đường phố chính, đường cấp I đồng bằng đến cấp V miền núi, cơ bản đã được
nhựa hóa, trong đó chất lượng chất lượng mặt đường loại tốt và khá có 48 km,
chiếm 45,6%, trung bình có 45 km, chiếm 42,7%; thậm chí vẫn còn 12,25 km
mặt đường loại xấu là đoạn cuối đường QL2C.
Hiện tại chỉ có 2 quốc lộ đối ngoại là QL2 và QL2C có chiều dài 84,75
km với cấp đường đạt từ đường đô thị, đường cấp I đến cấp IV, cụ thể như sau:
- QL2: Từ Hà Giang qua Tuyên Quang chạy dọc theo chiều dài của tỉnh,
phía nam QL2 thông với QL 18 nối từ sân bay Nội Bài đến cảng nước sâu Cái
Lân (Quảng Ninh), phía Bắc QL2 qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) sang
Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa
giữa hai nước.
- QL2C: Nối từ QL32 đến Lăng Quán (Tuyên Quang) có tổng chiều dài
147,25 km, phần chạy qua tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài 45,75 km.
- Đường QL2 mới (đường xuyên Á): chạy từ Nội Bài – Lào Cai đang thi
công, nối Vĩnh Phúc với Trung Quốc và các các nước trong khu vực ASEAN.
* Hệ thống đường tỉnh :
Tỉnh Vĩnh Phúc có 18 tuyến đường, được phân bố khắp các huyện của
tỉnh, nhưng chỉ có 5 tuyến nối thông với ngoại tỉnh có chiều dài 93,5 km với các

loại đường từ cấp II đến cấp V miền núi, cụ thể:
- ĐT301: có chiều dài 27 km từ xã Phúc Thắng (TX Phúc Yên) đi đèo
Nhe nối thông với huyện Phổ Yên (T. Thái Nguyên).

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

16


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- ĐT306: có chiều dài 29 km từ Vân Hội đi Đức Bác qua phà sang tỉnh
Phú Thọ.
- ĐT 307: dài 30,5 km từ Thái Hòa đi Quang Yên sang tỉnh Tuyên Quang.
- ĐT 307B dài 4,5 km từ Nhạo Sơn đi Như Thụy qua phà Then sang tỉnh
Phú Thọ.
- ĐT 308: dài 2,5 km từ TX Phúc Yên đi huyện Mê Linh (Hà Nội).
+) Đường sắt
Hiện tại, Vĩnh Phúc có 1 đường sắt đơn khổ 1m chạy qua, với chiều dài
35 km của tuyến Hà Nôi – Lào Cai – Vân Nam (Trung Quốc) là điều kiện thuận
lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài.
+) Đường thủy
Vĩnh Phúc có 4 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ và
sông Phó Đáy; sông Hồng và sông Lô là 2 con sông lớn, thuận tiện cho việc vận
chuyển hàng hóa và hành khách đến một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng và một số tỉnh phía Bắc, các sông Cà Lồ và sông Phó Đáy là những con
sông nhỏ chỉ khai thác giao thông vận tải vào mùa mưa.
+) Đường hàng không
Dù Vĩnh Phúc không có sân bay,nhưng nằm liền kề với cảng hàng không
Nội Bài, do vậy việc vận chuyển, đi lại tới các nơi trong nước và thế giới rất

thuận lợi.
b) Giao thông đối nội
+) Đường quốc lộ
Có QL2B (bắt đầu từ km33 của QL2 - thị trấn Tam Đảo): với chiều dài 25
km với các cấp đường từ đường đô thị chính đến đường cấp V miền núi.
+) Đường tỉnh lộ
Hệ thống đường tỉnh của Vĩnh Phúc gồm 18 tuyến đường có tổng chiều dài
297,55 km. Về chất lượng mặt đường cơ bản đã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng.
+) Đường liên huyện
Hệ thống đường liên huyện có 13 tuyến với chiều dài 204km, cấp đường
từ đường phố chính, cấp I đến cấp V miền núi.
+) Đường đô thị
Vĩnh Phúc có 2 đô thị lớn thuộc tỉnh, với chiều dài đường đô thị 103,5km;
chiếm 2,6% tổng chiều dài hệ thống đường bộ của tỉnh; chiều rộng nền đường từ
3,5 m đến 22m đã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng toàn bộ.
+) Đường liên xã
Có tổng chiều dài 426 km chiếm 10,5% tổng chiều dài hệ thống đường bộ
của tỉnh; tỷ lệ rải nhựa mặt đường đạt 68% tập trung chủ yếu ở các huyện Yên
Lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch và Vĩnh Tường.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

17


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

+) Đường xã
Hệ thống này có tổng chiều dài 3136 km, chiếm 77,3% chiều dài hệ thống
đường bộ của tỉnh, bề rộng nền từ 2-6,5 m, đã cứng hóa được 1749 km đạt 55,8 % ;
các huyện có tỷ lệ đường xã cứng hóa cao như Vĩnh Tường - 84%, Yên Lạc - 77,3%.

Tóm lại, tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ thống giao thông vận tải tương đối
đa dạng bao gồm đường bộ, đường sắt và đường sông, có khả năng liên kết rộng
rãi địa bàn tỉnh với các tỉnh lân cận, cả nước và giao thương quốc tế. Hoạt động
vận tải trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là giao thông đường bộ, chiếm 80-85%
tổng giá trị sản xuất của ngành vận tải, phục vụ cho vận chuyển hàng hóa từ các
tỉnh khác đến và ngược lại khá thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng.
3.2. Cung cấp nước cho chăn nuôi
Hiện nay, hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh mới tập trung cung cấp
cho nhu cầu nước sinh hoạt cho hai đô thị lớn là thành phố Vĩnh Yên, thị xã
Phúc Yên, các khu công nghiệp tập trung, còn nước sử dụng cho chăn nuôi chủ
yếu được sử dụng từ nước giếng khoan và nước mặt.
3.3. Cung cấp điện
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp
điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy
hoạch và đầu tư đồng bộ, đảm bảo thuận lợi, cung cấp đầy đủ để đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế- xã hội. Riêng điện phục vụ cho các hộ chăn nuôi tập
trung và trang trại chăn nuôi được bảo đảm, góp phần đưa ngành chăn nuôi của
tỉnh tăng trưởng bền vững.
3.4. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Hầu hết khu vực dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống
thoát nước thải, người dân thường xả nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi
trực tiếp xuống ao hồ và hệ thống kênh mương.
Chuồng trại chăn nuôi phần lớn chưa đảm bảo khoảng cách quy định về
chăn nuôi an toàn, số hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải còn
thấp. Việc xử lý heo, gà, vịt chết do dịch bệnh còn thiếu triệt để, gây khó khăn
cho công tác quản lý và phòng chống dịch bệnh.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH VĨNH PHÚC CHO PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
1. Thuận lợi

- Vị trí địa lý của Vĩnh Phúc khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng
hoá, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Hồng
và vùng Thủ Đô, là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn; đồng thời tỉnh Vĩnh Phúc
cũng là tỉnh công nghiệp đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi
trong tỉnh rất lớn.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

18


Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng và xã trọng điểm đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

- Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng
đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong tương lai
Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô.
- Tỉnh Vĩnh Phúc có vùng đất bãi ven sông, có diện tích trồng các cây
màu như ngô, đậu tương, khoai lang... là nguồn thức ăn thô xanh cho phát triển
chăn nuôi bò và gia súc lớn.
- Tỉnh có những chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn
thúc đẩy chăn nuôi phát triển như chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp và có nhiều cơ
chế chính sách hỗ trợ tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển.
- Vĩnh Phúc đã bước đầu hình thành các vùng chăn nuôi tập trung với hình
thức tổ chức sản xuất trang trại, gia trại với phương thức chăn nuôi công nghiệp
và bán công nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi tiên
tiến trong giai đoạn 2014 - 2020.
- Sản phẩm chăn nuôi tăng khá cao trong những năm gần đây, đóng vai trò
quan trọng vào tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp.

- Lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn còn khá lớn, nhạy bén với
kinh tế thị trường và tiến bộ khoa học – công nghệ.
- Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông thủy bộ đã được cải thiện đáng kể,
có khả năng phục vụ chăn nuôi ngày càng tốt hơn.
2. Khó khăn, hạn chế
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống phần lớn quy mô sản xuất
còn nhỏ, kinh doanh đơn thuần, cơ sở vật chất thiếu và không đồng bộ, lao động
kỹ thuật trình độ còn hạn chế … do vậy chất lượng giống sản xuất ra khả năng
cạnh tranh thấp.
- Chưa chủ động được con giống chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh;
chất lượng con giống tuy đã được cải tiến xong còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu
trên địa bàn tỉnh.
- Dịch bệnh tuy được kiểm soát, khống chế xong vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát
dịch cao nhất là bệnh cúm gia cầm, Lở mồm long móng ảnh hưởng tới sự phát triển
bền vững ngành chăn nuôi.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn gặp khó khăn: nhu cầu tiêu
dùng thực phẩm thịt, trứng, sữa tuy tiếp tục gia tăng do thu nhập của người dân
tăng, nhưng yêu cầu về chất lượng cũng cao hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Song giữa người sản xuất, người giết mổ, chế biến và người tiêu thụ
sản phẩm còn có khoảng cách, thiếu thông tin, trong khi hệ thống thương mại,
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

19


×