Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG TRÊN CƠ SỞ MÔ HÌNH HOÁ PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC (SEM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.09 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN VEN BIỂN
ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG TRÊN CƠ SỞ
MÔ HÌNH HOÁ PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC (SEM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN VEN BIỂN
ĐỒNG BẰNG CHÂU THỔ SÔNG HỒNG TRÊN CƠ SỞ
MÔ HÌNH HOÁ PHƯƠNG TRÌNH CẤU TRÚC (SEM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn An Thịnh
TS. Trịnh Quốc Anh



Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn An Thịnh và TS Trịnh Quốc Anh,
không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận
văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Phạm Văn Tuấn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến
thầy giáo hướng dẫn trực tiếp là PGS. TS. Nguyễn An Thịnh và TS Trịnh Quốc Anh,
các thầy đã cho học viên nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, hướng dẫn
và rèn luyện học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Học viên xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cán bộ và thầy cô
trong khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô không chỉ
trang bị cho học viên những kiến thức chuyên ngành quý báu trong lĩnh vực nghiên
cứu biến đổi khí hậu, mà còn tạo mọi điều kiện và chỉ bảo tận tình giúp đỡ học viên
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Học viên cũng xin cám ơn PGS. TS Lưu Thế Anh chủ nhiệm đề tài cấp nhà
nước “Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu tới sử dụng đất tại các tỉnh ven biển

Đồng bằng châu thổ sông Hồng” tại Viện địa lý, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ
Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Toàn cầu, đại học Tài nguyên và môi
trường Hà Nội cho học viên được tham gia điều tra, khảo sát và sử dụng dữ liệu phiếu
điều tra cho luận văn. Học viên cũng cám ơn các cán bộ tại bộ môn Xác suất Thống
kê, khoa Toán – Cơ – Tin Học, trường đại học Khoa học Tự nhiên đã giúp đỡ và hỗ trợ
học viên trong quá trình nghiên cứu.
Lời cuối cùng, học viên xin được cám ơn bạn bè và những người thân trong gia
đình đã luôn chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để học thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2018
Học viên

Phạm Văn Tuấn


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
5. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................................5
7. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................5

8. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước.................................................................7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước...............................................................14
1.1.3. Các công trình liên quan đến khu vực nghiên cứu.............................................20
1.2. Cơ sở lý luận.........................................................................................................29
1.2.1. Ý định thích ứng biến đổi khí hậu......................................................................29
1.2.2. Mô hình lý thuyết động lực bảo vệ (PMT).........................................................31
1.2.3. Mô hình phương trình cấu trúc (SEM)...............................................................35
CHƯƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU........39
2.1. Cách tiếp cận.........................................................................................................39
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................39
2.2.1. Nghiên cứu định lượng......................................................................................39
2.2.2. Nghiên cứu định tính.........................................................................................41
2.2.3. Phỏng vấn cán bộ nông nghiệp và thử nghiệm khảo sát....................................42


2.2.4. Các phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.........................................................43
2.2.5. Các phương pháp xử lý số liệu...........................................................................48
2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu..............................................................................54
2.4. Sơ đồ các bước nghiên cứu...................................................................................57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................59
3.1. Diễn biến khí hậu trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu.............................59
3.1.1. Diễn biến khí hậu trong quá khứ........................................................................59
3.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu..................................................................................61
3.1.3. Thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra.............................................................67
3.2. Xây dựng bộ chỉ số theo mô hình lý thuyết động lực bảo vệ................................78
3.3. Phân tích thống kê mô tả.......................................................................................86
3.4. Phân tích nhân tố...................................................................................................96

3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)....................................................................96
3.3.2. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)................................................................101
3.5. Mô hình hoá phương trình cấu trúc.....................................................................106
3.5.1. Kiểm nghiệm mô hình lý thuyết phương trình cấu trúc....................................106
3.5.2. Kiểm nghiệm ước lương mô hình bằng phân tích Bootstrap...........................107
3.5.3. Phân tích cấu trúc đa nhóm..............................................................................108
3.6. Mô hình ý định thích ứng với biến đổi khí hậu...................................................111
3.6.1. Mô hình ý định thích ứng với biến đổi khí hậu cư dân ven biển đồng bằng châu
thổ sông Hồng............................................................................................................111
3.6.1. Mô hình ý định thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển huyện Thái Thuỵ. .112
3.6.2. Mô hình ý định thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển huyện Hải Hậu...114
3.6.3. Mô hình ý định thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực ven biển huyện Kim Sơn..115
3.7. Một số gợi ý chính sách để thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu..............117
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................119
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................120
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 128


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AMOS
CFA
EFA
SEM
PMT

Nguyên nghĩa
Phân tích cấu trúc Mômen
(Analysis of Momentt Structures)
Phân tích nhân tố khẳng định

(Confirmatory factor analysis)
Phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory factor analysis)
Mô hình cấu trúc mạng
(Structural Equation Modeling)
Lý thuyết động lực bảo vệ
(Promotion Motivation Theory)

AGFI

Điều chỉnh chỉ số phù hợp

AVE

Chênh lệch trung bình được chiết xuất

CB-SEM

Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên phương sai dựa trên
cơ sở Covariance

CFI

Chỉ số so sánh phù hợp

CR

Xây dựng độ tin cậy

NN & PTNT


Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

IPCC

Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường

NFI

Chỉ số phù hợp

BĐKH

Biến đổi khí hậu

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(United Nations Development Programme)

TƯBĐKH

Thích ứng với biến đổi khí hậu


DANH MỤC BẢ

Bảng 2. 1: Một số nghiên cứu lựa chọn kích thước mẫu cho mô hình SEM................44
Bảng 2. 2: Thông tin về phiếu điều tra, khảo sát tại khu vực nghiên cứu.....................47
Bảng 2. 3: Bảng chỉ số phù hợp của mô hình CFA trên AMOS................................52Y
Bảng 3. 1: Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm ( 0C) so với thời kỳ cơ sở................62
Bảng 3. 2: Biến đổi của nhiệt độ trung bình theo mùa ( 0C) so với thời kỳ cơ sở........64
Bảng 3. 3: Bảng biến đổi lượng mưa theo mùa (%) so với thời kỳ cơ sở.....................66
Bảng 3. 4: Tần suất bão tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1960-2016........68
Bảng 3. 5: Đánh giá và kiểm nghiệm thống kê xu thế biến đổi mực nước biển trung
bình.............................................................................................................................. 70
Bảng 3. 6: Kịch bản nước biển dâng theo các kịch bản RCP cho dải ven biển Việt
Nam............................................................................................................................. 70
Bảng 3. 7: Mực nước biển dâng tại khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng theo các
kịch bản....................................................................................................................... 71
Bảng 3. 8: Nguy cơ ngập đối với tỉnh Thái Bình.........................................................72
Bảng 3. 9: Nguy cơ ngập đối với tỉnh Nam Định.........................................................73
Bảng 3. 10: Nguy cơ ngập đối với tỉnh Ninh Bình.......................................................74
Bảng 3. 11: Diễn biến xâm ngập mặn bình quân tại cửa sông Thái Bình, Trà Lý (‰)
ứng với 3 thời kỳ triều.................................................................................................75
Bảng 3. 12: Độ mặn lớn nhất bình quân mặt cắt (‰) dọc sông với 3 thời kỳ triều......76
Bảng 3. 13: Bảng mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thích ứng.........................78
Bảng 3. 14: Các biến đo lường được sử dụng trong mô hình.......................................83
Bảng 3. 15: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Suy nghĩ chủ quan
về BĐKH”................................................................................................................... 86
Bảng 3. 16: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Niềm tin về thiên tai
và BĐKH” ..................................................................................................................87
Bảng 3. 17: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Không thích ứng
thiên tai và BĐKH”.....................................................................................................87
Bảng 3. 18: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Thói quen, tập quán
sản xuất”...................................................................................................................... 88
Bảng 3. 19: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Nhận thức rủi ro về

BĐKH”........................................................................................................................ 88


Bảng 3. 20: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Đánh giá khả năng
thích ứng”.................................................................................................................... 89
Bảng 3. 21: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Sự khuyến khích”..........89
Bảng 3. 22: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Sự không khuyến
khích”.......................................................................................................................... 90
Bảng 3. 23: Thống kê kết quả đánh giá của cộng đồng dân cư về “Ý định thích ứng
BĐKH”........................................................................................................................ 90
Bảng 3. 24: Bảng tóm tắt dữ liệu nghiên cứu...............................................................91
Bảng 3. 25: Giá trị CrA của nhân tố PE và giá trị CrA thay thế khi xóa biến quan sát.92
Bảng 3. 26: Giá trị CrA của nhân tố BN và giá trị CrA thay thế khi xóa biến..............92
Bảng 3. 27: Giá trị CrA của nhân tố NA và giá trị CrA thay thế khi xóa biến..............92
Bảng 3. 28: Giá trị CrA của nhân tố PH và giá trị CrA thay thế khi xóa biến..............93
Bảng 3. 29: Giá trị CrA của nhân tố ST và giá trị CrA thay thế khi xóa biến..............93
Bảng 3. 30: Giá trị CrA của nhân tố LA và giá trị CrA thay thế khi xóa biến quan sát 94
Bảng 3. 31: Giá trị CrA của nhân tố EN và giá trị CrA thay thế khi xóa biến..............94
Bảng 3. 32: Giá trị CrA của nhân tố DI và giá trị CrA thay thế khi xóa biến quan sát. 95
Bảng 3. 33: Giá trị CrA của nhân tố AI và giá trị CrA thay thế khi xóa biến quan sát. 95
Bảng 3. 34: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần đầu (Pattern Matrix)..................96
Bảng 3. 35: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần cuối (Pattern Matrix).................98
Bảng 3. 36: Kết quả kiểm định KMO and Bartletl's Test của mô hình CFA................99
Bảng 3. 37: Các nhân tố và biến đo lường tương ứng................................................101
Bảng 3. 38: Giá trị hồi quy cho mỗi nhân tố đối với các biến đo lường.....................103
Bảng 3. 39: So sánh độ phù hợp của mô hình trước và sau khi hiệu chỉnh................103
Bảng 3. 40: Hệ số CrA của các nhân tố đo lường và số lượng biến của mỗi nhân tố. 105
Bảng 3. 41: Kiểm tra ước lượng mô hình bằng phương pháp Bootstrap....................107
Bảng 3. 42: So sánh và tính toán sai khác giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến
................................................................................................................................... 110



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Mô hình lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch (TPB)..............................30
Hình 1. 2: Mô hình lý thuyết động lực bảo vệ (PMT)..................................................31
Hình 1. 3: Sơ đồ các giai đoạn của lý thuyết động lực bảo vệ PMT (Floyd, PrenticeDunn & Rogers 2000)..................................................................................................32
Hình 1. 4: Quá trình trung gian nhận thức (Floyd, Prentice-Dunn & Rogers 2000).....33
Hình 1. 5: Mô hình áp dụng thuyết động lực bảo vệ trong nghiên cứu hành vi bảo vệ
sức khoẻ (Milne, Sheeran & Orbell 2000).......................................................................
Hình 2. 1: Mô hình CFA trong nghiên cứu...................................................................51
Hình 2. 2 : Các bước phân tích và xử lý số liệu và xây dựng mô hình của nghiên cứu.........54
Hình 2. 3: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu..................................................................55
Hình 2. 4: Sơ đồ các bước nghiên cứu......................................................................58Y
Hình 3.1: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1960-2017 tại khu vực
ven biển Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình..............................................................59
Hình 3. 2. Xu thế biến đổi lượng mưa trung bình năm giai đoạn 1960-2017 tại khu vực
ven biển Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình..............................................................60
Hình 3. 3: Kịch bản biến đổi nhiệt độ trung bình năm ( 0C) ở khu vực đồng bằng Bắc
Bộ................................................................................................................................ 62
Hình 3. 4: Kịch bản biến đổi lượng mưa năm (%) ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ........65
Hình 3. 5: Số lượng bão theo tháng giai đoạn 1960-2016............................................68
Hình 3. 6: Bản đồ nguy cơ ngập ứng mực nước dâng 100 cm, tỉnh Thái Bình............72
Hình 3. 7: Bản đồ nguy cơ ngập ứng mực nước dâng 100 cm,tỉnh Nam Định.............73
Hình 3. 8: Bản đồ nguy cơ ngập ứng mực nước dâng 100 cm, tỉnh Ninh Bình............74
Hình 3. 9: Mô hình lý thuyết nghiên cứu.....................................................................80
Hình 3. 10: Mô hình CFA của nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh....................................102
Hình 3. 11: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết......................................................103
Hình 3. 12: Mô hình khả biến về Ý định thích ứng với BĐKH tại các huyện nghiên
cứu............................................................................................................................. 106
Hình 3. 13: Mô hình bất biến về Ý định thích ứng BĐKH tại huyện Hải Hậu, Kim Sơn

và Thái Thụy.............................................................................................................. 107


Hình 3. 14: Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới Ý định thích ứng BĐKH của cộng đồng cư
dân đồng bằng sông Hồng..........................................................................................108
Hình 3. 15: Mô hình tác động của các nhân tố độc lập đến nhân tố Ý định TƯBĐKH
huyện Thái Thụy........................................................................................................110
Hình 3. 16: Mô hình tác động của các nhân tố độc lập đến nhân tố Ý định TƯBĐKH
huyện Hải Hậu...........................................................................................................111
Hình 3. 17: Mô hình tác động của các nhân tố độc lập đến nhân tố Ý định TƯBĐKH
huyện Kim Sơn..........................................................................................................113


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thích ứng với biến đổi khí hậu là một chủ đề nghiên cứu quan trọng, thách thức
các nhà ra quyết định tại nhiều quốc gia trên thế giới (Adger và nnk 2003; Deressa và
nnk 2011; Moss và nnk, 2013; Đặng và nnk, 2014). Điều này lại càng trở nên cấp bách
đối với ngành nông nghiệp tại các nước có nền kinh tế đang phát triển khi mà hoạt
động sản xuất phần lớn còn phụ thuộc vào các nguồn lực tự nhiên và khí hậu (Bryant
và nnk, 2000; Bradshaw và nnk, 2004; Bryan và nnk, 2009; Mertz và nnk, 2009; Apata
và nnk, 2009; Deressa và nnk, 2011; Below và nnk, 2012; Pachauri và nnk, 2014).
Tại Việt Nam, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng và là nguồn
thu nhập chính cho phần lớn nông dân nghèo ở nông thôn (Viện Môi trường Nông
nghiệp, 2014). Trong tổng số 33,123 triệu ha đất tự nhiên, đất nông nghiệp (không tính
đất rừng) chiếm khoảng 27,302 triệu ha (xấp xỉ 35%) và phân bố thành 8 vùng sinh
thái khác nhau (Tổng cục thống kê, 2016).
Trong giai đoạn hiện nay, BĐKH là nguy cơ hiện hữu đối với xóa đói giảm nghèo và
sự phát triển bền vững của đất nước (sản lượng lương thực giảm từ 50,4 triệu tấn năm
2015 xuống còn 48,8 triệu tấn năm 2016). Với bất kỳ kịch bản nào, kể cả kịch bản

BĐKH lạc quan nhất (dưới 20 0C) thì bài toán thích ứng cho ngành trồng trọt để đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia và an sinh xã hội trở thành thách thức lớn đối với hai
vùng sản xuất trọng điểm như đồng bằng sông Hồng và động bằng sông Cửu Long.
Theo kịch bản BĐKH gần đây nhất, nếu mực nước biển dâng lên 50cm, khoảng 6,93%
diện tích toàn bộ đồng bằng sông Hồng có nguy cơ ngập và nếu mực nước biển dâng
lên 100cm thì diện tích có nguy cơ bị ngập lên tới 16,8%. Trong đó, hai tỉnh có nguy
cơ ngập cao nhất là Thái Bình với 50,9% và Nam Định là 58,0% (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2016).
Thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng,
thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; thời gian thích
nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại (UNDP,
2015) .
Gió mùa, bão và nước biển dâng cũng góp phần tăng các trận mưa có cường độ mạnh,
tổng lượng mưa lớn vượt thiết kế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của đập
1


và hồ chứa, gây ngập lụt tại khu vực hạ lưu, tăng nhanh tốc độ xói mòn bờ biển, phá
hủy rừng ngập mặn, tàn phá môi sinh của hàng ngàn sinh vật và ảnh hưởng đến sinh kế
người dân (Phạm Thị Trầm và Nguyễn Song Tùng, 2010; Lương Ngọc Thuý và Phan
Đức Nam, 2015).
Nhu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng chiến lược hiệu quả, hỗ trợ chính sách và nâng
cao khả năng thích ứng BĐKH cho người dân. Nghiên cứu duy nhất theo hướng này là
sử dụng mô hình hóa phương trình cấu trúc (SEM) đã được áp dụng nghiên cứu điều
tra thái độ và hành vi của nông dân trồng lúa theo hướng thích ứng với biến đổi khí
hậu ở đồng bằng sông Cửu Long (Đặng và nnk, 2013). Đây cũng là một trong những
nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên sử dụng các lý thuyết đưa ra quyết định vào nghiên
cứu thích ứng với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển.
Hiện nay, nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp đã được
triển khai rộng rãi theo các cách tiếp cận khác nhau, bởi nhiều nhà nghiên cứu đa

ngành, liên ngành (Apata và nnk, 2009; Deressa và nnk, 2009; Deressa và nnk, 2011;
Đặng và nnk, 2012; Davis và Ali 2014; Lee và nnk, 2018). Quá trình gia tăng tần suất,
cường độ của các sự kiện thời tiết cực đoan và tác động của chúng tới các khu vực là
khác nhau tuỳ thuộc vào nhận thức về rủi ro cũng như thói quen, tập quán của người
nông dân tại khu vực đó (Taylor và nnk, 2014). Tiếp cận nghiên cứu ý định thích ứng
xuất phát từ việc phân tích định lượng nhận thức của nông dân về khái niệm, biểu
hiện, tác động của biến đổi khí hậu (Diggs 1991; Vedwan and Rhoades 2001;
Maddison 2007; Mertz và nnk, 2009; Gbetibouo 2009; Deressa và nnk, 2011; Đặng và
nnk, 2013).
Cách người nông dân nhận thức, cảm nhận về biến đổi khí hậu sẽ giúp hình thành
nên các biện pháp thích nghi của riêng họ (Đặng và nnk, 2012; Taylor và nnk, 2014;
….). Nói cách khác, quá trình nghiên cứu cần tập trung vào phân tích động lực bảo vệ
(PMT) trong mối liên hệ với ý định và hành vi thích ứng của người nông dân. Việc
chọn mẫu được bắt đầu trên một quần thể lớn, phát triển bảng câu hỏi thu thập dữ liệu
và sử dụng các kỹ thuật thống kê để kiểm tra các giả thiết (Neuman 2006). Cách tiếp
cận này đảm bảo tính tin cậy và tổng quát của các kết quả nghiên cứu (Weinreich
1996). Hướng nghiên cứu nhằm thu thập, phân loại ý định thích ứng vì thế cũng ngày
càng được quan tâm nhiều hơn, góp phần xây dựng chiến lược ứng phó hiệu quả
2


(Fu¨ssel and Klein 2006; Thomas và nnk, 2007; Adger và nnk, 2009; Below và nnk,
2012).
Với ưu thế về tính liên ngành, mô hình này được học viên lựa chọn để nghiên
cứu ý định thích ứng biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển đồng bằng châu
thổ sông Hồng. Do đó, đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu ý định thích ứng biến đổi
khí hậu của các cộng đồng cư dân ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng trên cơ
sở mô hình hoá phương trình cấu trúc (SEM)” được lựa chọn và triển khai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng khung khái niệm lý thuyết động lực bảo vệ (PMT) kết hợp các yếu tố kinh

tế xã hội, tâm lý và mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để tìm hiểu về ý định thích
ứng với biến đổi khí hậu và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định thích ứng của người dân
các xã ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, quá trình nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ
chính sau đây:
1. Phân tích diễn biến khí hậu trong quá khứ, kịch bản biến đổi khí hậu và
những thiệt hại do thiên tai ảnh hưởng đối với trồng trọt tại các xã ven
biển khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng;
2. Xây dựng bộ chỉ số đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định thích
ứng với biến đổi khí hậu của người dân trong trồng trọt;
3. Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định thích ứng với biến
đổi khí hậu của người dân;
4. Đề xuất một số gợi ý chính sách để thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí
hậu cho người dân trồng trọt vùng ven biển đồng bằng sông Hồng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn giới hạn trong
những yếu tố ảnh hưởng đến ý định thích ứng của cá nhân đối với biến đổi khí hậu

3


trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tập trung vào những người dân trồng trọt tại các
xã ven biển vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian
- Đề tài giới hạn nghiên cứu tại các xã ven biển thuộc huyện Thái Thụy (tỉnh Thái
Bình), huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) và huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) :
+ Huyện Thái Thụy lựa chọn 5 xã Thuỵ Trường, Thuỵ Xuân, Thuỵ Hà, Thái

Thượng, Thái Đô. Có tổng diện tích là 4137,80 ha, dân số 43.033 người, mật độ dân số
1.040 người/km2.
+ Huyện Hải Hậu lựa chon 6 xã : TT Thịnh Long, Hải Chính, Hải Triều, Hải Lý,
Hải Đông, Hải Lộc. Tổng diện tích là 4.626 ha, dân số là 50.789 người, mật độ dân số
1.097 người/km2.
+ Huyện Kim Sơn lựa chọn 6 xã: Kim Tân, Kim Mỹ, Cồn Thoi, Kim Hải, Kim
Trung và Kim Đông. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với tổng diện tích đất
tự nhiên trên 4.042 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 2.792 ha; toàn vùng có
10.965 hộ với 40.934 nhân khẩu.
Phạm vi thời gian
Luận văn xem xét, nghiên cứu số liệu về các đặc trưng của khí hậu (Lượng mưa,
nhiệt độ, ...) từ thời điểm năm 1960 đến năm 2017; phân tích diễn biến khí hậu các giai
đoạn 2016 – 2035; giai đoạn 2046 – 2065; giai đoạn 2080 – 2099.
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018.
Trong đó, học viên tham gia vào 04 lần điều tra khảo sát, thu thập thông tin, số liệu tại
thực địa, cụ thể:
- Lần 1: Tháng 10 năm 2017, khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, thu thâp tài liệu
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các tài liệu liên quan. Tiến hành xây dựng đề
cương, khung lý thuyết nghiên cứu và bảng hỏi sơ bộ.
- Lần 2: Tháng 11 năm 2017, Tham gia cùng đoàn khảo sát, phỏng vấn sâu 06
cán bộ nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn thử nghiệm 30 người dân tại

4


khu vực nghiên cứu. Tiến hành thảo luận nhóm, chỉnh sửa bảng hỏi cụ thể phục vụ
điều tra chính thức và định hướng câu hỏi phỏng vấn sâu.
- Lần 3: tháng 12 năm 2017, tổ chức thực hiện điều tra, phỏng vấn chính thức
560 phiếu điều tra. Trong lần thực địa này, để đảm bảo số lượng phiếu điều tra và thời
gian cho phép, học viên nhờ tới sự giúp đỡ rất lớn của các cán bộ nghiên cứu của đề tài

“Đánh giá tác động của BĐKH tới sử dụng đất tại các tỉnh ven biển Đồng bằng châu
thổ sông Hồng”.
- Lần 4: tháng 4 năm 2018, học viên thực hiện điều tra, khảo sát bổ sung, sau khi
xử lý thông tin và đánh gia sơ bộ kết quả điều tra của các đợt 1, 2, 3. Phục vụ công
việc viết luận văn.
Phạm vi khoa học
- Nghiên cứu áp dụng lý thuyết động lực bảo vệ (PMT) trong việc điều tra ý định
thích ứng của người nông dân đối với biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu áp dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) xác định mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định thích ứng với BĐKH của người dân.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Biến đổi khí hậu khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng tới ý định thích thích ứng với biến đổi khí hậu trong trồng
trọt của người dân tại các xã ven biển vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng như thế
nào?
- Có sự khác nhau về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định thích ứng ở các
địa phương nghiên cứu hay không?
- Có những vấn đề gì cần chú ý để nâng cao hiệu quả các biện pháp thích ứng với
biến đổi khí hậu cho người dân trồng trọt vùng ven biển đồng bằng sông Hồng?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Có sự phụ thuộc thuận chiều của các yếu tố “Nhận thức rủi ro về BĐKH”, “thói
quen, tập quán sản xuất”, “sự khuyến khích và không khuyến khích” của những cơ chế
chính sách nhà nước; “khả năng thích ứng” và “suy nghĩ chủ quan” đến “Ý định thích
ứng biến đổi khí hậu” người dân tại khu vực ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng.
5


7. Ý nghĩa của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của luận văn làm phong phú tri thức khoa học về thích ứng

với biến đổi khí hậu quy mô hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời, là cơ sở tài liệu cho
hướng nghiên cứu ý định và hành vi thích ứng của cộng đồng địa phương đối với ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu. Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, liên
ngành giúp hiểu rõ hơn về quá trình ra quyết định của nông dân trong việc thích ứng
với biến đổi khí hậu.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học cho các cơ quan quản lý tại
huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) và huyện Kim Sơn
(tỉnh Ninh Bình) hiểu rõ hơn về ý định thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu;
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của người dân để thích ứng. Những nội dung này
cũng có thể được điều chỉnh và áp dụng cho các bối cảnh hoặc vùng khác, trong đó
một số điều kiện khí hậu và kinh tế xã hội tương đối tương tự như ở khu vực nghiên
cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và khu vực nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
a. Các công trình nghiên cứu về ý định thích ứng BĐKH của cư dân ven biển
Biến đổi khí hậu đề cập đến bất kỳ thay đổi nào về khí hậu theo thời gian, dù đó
là tiến trình phát triển của tự nhiên hay do kết quả từ hoạt động của con người (IPCC,
2007). Thích ứng với BĐKH là quá trình điều chỉnh nhằm làm giảm những tác động

bất lợi hoặc sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại (Adger
và nnk., 2003I; PCC, 2007; Trần Thục và nnk, 2008) đối với hoạt động nông nghiệp,
sinh kế và cuộc sống của con người (Bryant và nnk, 2000). Sự thích ứng có thể là tự
phát được thực hiện bởi chính cá nhân, cộng đồng chịu tác động của BĐKH; hay được
lên kế hoạch trong các chính sách, chiến lược của địa phương; và có thể được thực
hiện để đối phó với những biến đổi trong nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau (Đặng và
nnk, 2012T; Trần Thục và nnk, 2008). Bối cảnh BĐKH và mức độ nhạy cảm của sản
xuất nông nghiệp đối với sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên đã có ảnh hưởng trực
diện tới nhận thức, ý định và hành vi thích ứng của người nông dân (Bryant và nnk.,
2000). Đây cũng là chủ đề nghiên cứu được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Nghiên cứu ý định thích ứng BĐKH xuất phát từ lý thuyết về hành vi trong
kinh tế học - behavioural economics (Đặng và nnk, 2012). Theo đó, các khái niệm tâm
lý học và kinh tế được sử dụng giải thích quá trình ra quyết định của cá nhân (Simon,
1994). Cư dân ven biển sống dựa vào các dịch vụ hệ sinh thái như tài nguyên nhiên
nhiên, đặc biệt những người nghèo nhất là đối tượng chịu mức tổn thương cao nhất
(Morton, 2007). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, họ là những người có được nhận
thức rõ ràng nhất về sự thay đổi của khí hậu và tự điều chỉnh chính hoạt động, thói
quen, tập quán của mình để thích nghi với sự thay đổi đó (Thomas và nnk, 2007;
Ishaya & Abaje 2008; Mertz và nnk, 2009). Nông dân sống ở những vùng khô hạn có
nhận định được các biểu hiện của sự gia tăng nhiệt độ ấm và khô tốt hơn những người
nông dân sống ở khu vực ẩm ướt (Diggs, 1991). Quá trình thích ứng với biến đổi khí
hậu có thể xảy ra trên các quy mô khác nhau, từ địa phương cho tới khu vực(Bryant và
nnk., 2000). Và mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và toàn diện của BĐKH nhưng
dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường khác nhau, ý định của mỗi
7


cá nhân hay cộng đồng trong thích ứng với BĐKH luôn tồn tại sự khác biệt (Semenza
và nnk, 2008; Sampei & Aoyagi-Usui 2009; Akter & Bennett 2009; Deressa và nnk,
2011).

Thích ứng với BĐKH bao gồm hai quá trình: nhận thức được việc thay đổi của
khí hậu và phản ứng với những thay đổi đó thông qua sự thích ứng (Maddison, 2004).
Grothmann và Patt (2005) xây dựng mô hình giải thích vai trò của các yếu tố xã hội
ảnh hưởng tới ý định thích ứng dựa trên lý thuyết Động lực bảo vệ (Protection
Motivation Theory – PMT). Ngay sau đó, mô hình này được kiểm chứng thông qua
hai nghiên cứu điển hình, một từ đô thị Đức và một từ nông thôn Zimbabwe. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, mô hình là công cụ đắc lực hỗ trợ xây dựng các mô hình lý luận
và góp phần giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới ý định thích ứng.
Cùng xuất phát từ lý thuyết động lực bảo vệ, Hassan & Nhemachena (2008)
trình bày về vai trò của đất đai, nâng cao khoa học công nghệ trong cảnh báo thiên tai
và các chính sách hỗ trợ vốn đối với ý định thích ứng của nông dân tại Châu Phi. Cũng
tại đây, Deressa & Hassan (2009) sử dụng phương pháp Lợi thế so sánh - Ricardian
trong phân tích hiệu quả của các ý định thích ứng đối với BĐKH trong nông nghiệp tại
Ethiopia. So sánh các lợi ích mang lại cho phép lựa chọn được biện pháp phù hợp.
Tiếp theo đó, Frederick và nnk, (2014) tập trung vào xây dựng các cuộc thảo luận và
phỏng vấn sâu với 30 nhóm nông dân khác nhau tại Ghana. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng, hạn hán, lũ lụt, bão và sự gia tăng nhiệt độ là những biểu hiện có tác động mạnh
nhất tới sản xuất nông nghiệp tại khu vực. Và vì vậy, ý định thích nghi tập trung vào
phát triển các cây trồng chịu hạn, thay đổi lịch canh tác, trồng rừng tăng cường độ ẩm
của đất và chắn gió.
Ngoài ra, các yếu tố như trình độ học vấn, giới tính, tuổi, quy mô canh tác,…
cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh có ảnh hưởng tới ý định thích ứng của người
nông dân (Maddison 2006; Gbetibouo 2009). Kinh nghiệm canh tác, thường gắn liền
với tuổi tác, đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức về biến đổi khí hậu (Diggs
1991; Maddison 2006; Ishaya và Abaje, 2008). Việc tiếp xúc với các phương tiện
thông tin đại chúng làm tăng nhận thức và mối quan tâm về thiệt hại liên quan đến
biến đổi khí hậu (Sampei và Aoyagi-Usui, 2009; Akter và Bennett, 2009). Semenza và
nnk (2008) chỉ ra rằng những người có thu nhập cao hơn đánh giá sự thay đổi của các
yếu tố khí tượng ở mức lớn hơn so với những người có thu nhập thấp.
8



Nhìn chung, các nghiên cứu trên phần lớn dựa trên lý thuyết động lực bảo vệ
(PMT) tiếp cận, xây dựng và phát triển mô hình lý luận trong nghiên cứu ý định thích
ứng với BĐKH. Vai trò của nhận thức đã được nhấn mạnh trước khi hình thành các ý
định và hành vi thích ứng. Tuy nhiên, hạn chế của các nghiên cứu này là không cho
thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng cũng như quá trình hình thành nên
các ý định thích ứng của người nông dân. Số lượng các nghiên cứu vẫn khá ít, chỉ tập
trung phần lớn tại các quốc gia như Etiopia, Ghana, Anh, Zimbabwe và khu vực châu
Phi. Các nghiên cứu tại Đông Nam Á và Việt Nam khá khiêm tốn.
b. Các công trình nghiên cứu ứng dụng mô hình SEM
Tiếp cận định lượng đã được sử dụng để ước lượng, phân tích mối quan hệ giữa
các biến và ứng dụng rộng rãi trong các khoa học nghiên cứu về hành vi (Denzin &
Lincohn 2008). Các phương pháp thường được sử dụng đều dựa trên lý thuyết phân
tích hồi quy như: mô hình probit (đơn vị xác suất) (Bryan và nnk, 2009); mô hình
probit đa biến (Yegbemey và nnk, 2013); mô hình logit (mô hình hồi quy logistic)
(Fosu-Mensah và nnk, 2012); mô hình logit đa thức (Deressa và nnk, 2009), mô hình
hồi quy tuyến tính (Hisali và nnk, 2011); mô hình Tobit (Idrisa và nnk, 2012); mô hình
phương trình cấu trúc SEM (Đặng và nnk, 2014); mô hình hồi quy đa biến (Arimi
2013);…
Trong đó, mô hình phương trình cấu trúc (SEM- Structural Equation Modeling)
là một dạng mô hình thống kê tổng quát, kết hợp giữa phân tích nhân tố và hồi quy hay
phân tích đường dẫn (Hair và nnk, 2010; Reut Sadia và nnk, 2017). Kể từ khi ra đời,
SEM trở thành một trong những phương pháp thống kê nhiều chiều được sử dụng phổ
biến nhất nhằm áp dụng để nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (như tâm lý học, giáo dục, xã
hội học, quản lý, khoa học chính trị, y tế công cộng). Một nghiên cứu ứng dụng SEM
thường bắt đầu từ việc xác định các nhóm nhân tố có tác động tới đối tượng nghiên
cứu, xây dựng sơ đồ tổng quát với nhiều giả định về mối quan hệ giữa các nhóm và
các biến đại diện cho nhân tố đó. Giai đoạn tiếp theo, bảng hỏi khảo sát được thiết kế,
và được gửi tới đối tượng phỏng vấn, thu thập đánh giá của họ về vai trò và định lượng

tầm quan trọng của từng biến thông qua thang đo giá trị. Cuối cùng, dựa trên kết quả
thống kê, các phương trình (tương tự như các phương trình hồi quy bội) được thiết lập
và cho biết mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến đồng thời chứng minh các giả thiết đã
đưa ra. Trong phương trình cấu trúc, một biến có thể đóng vai trò là biến phụ thuộc
9


trong mối quan hệ này nhưng vẫn có thể là biến độc lập trong mối quan hệ với một yếu
tố khác. Ngoài ra, biến độc lập cũng sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến từng biến phụ
thuộc (Hair và nnk, 2010). Nói cách khác, SEM cho phép ước lượng đồng thời một số
phương trình các biến độc lập và phụ thuộc mà nhờ đó nó cho phép tính toán và biểu
diễn trực quan mối quan hệ giữa các biến (Kline, 2010; Reut Sadia và nnk, 2017).
Theo Washington và nnk, (2010), mô hình phương trình cầu trúc cũng có khả
năng biểu diễn các biến ẩn (biểu diễn các khái niệm không quan sát được) và tính đến
sai số đo lường trong quá trình ước tính. Biến ẩn được ám chỉ bởi hiệp tương quan
giữa hai hay nhiều biến quan sát hoặc đóng vai trò là nhân tố giải thích cho phương
sai, hiệp phương sai trong một nhóm quan sát. Dựa trên cơ sở lý thuyết chung, mục
đích chính của nghiên cứu là xác định lượng và chất của các biến ẩn này. Nhờ đó, việc
ứng dụng và mở rộng các mô hình SEM thường được sử dụng trong các nghiên cứu
liên quan đến ý định, hành vi được lên kế hoạch, thói quen, đánh giá mức độ hài lòng,
… Các nghiên cứu theo hướng này cũng được chứng minh là mang lại ưu điểm hơn và
phù hợp cho quá trình nghiên cứu ở cấp độ cộng đồng, hệ sinh thái,… so với nhiều mô
hình thống kê khác (Valdés và García, 2011).
Nhìn chung, các mô hình phương trình cấu trúc thông thường có thể chia ra hai
nhóm: nhóm các mô hình cấu trúc hiệp phương sai cơ sở SEM (Covariance Base – CB
SEM) và nhóm các mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu (Partial Least Squares –
PLS SEM) (Hair và cộng sự 2013). Dựa trên đặc điểm của đối tượng và cơ sở dữ liệu
có được mà các tác giả quyết định việc lựa chọn mô hình hợp lý trong nghiên cứu của
mình.
Trước đây, SEM được ứng dụng trong các nghiên cứu nhằm kiểm tra và xác nhận

các giả thuyết và sau đó tiến tới tiếp cận xây dựng phát triển các lý thuyết ở một số
nghiên cứu hiện nay như:
Kalim và nnk, (2013) nghiên cứu cách xác định và phát triển các chỉ số tổn
thương sinh kế (LVI) đối với các quốc gia đang phát triển. Quá trình phân tích tập
trung vào khảo sát ý kiến của hai đối tượng là hộ gia đình, cán bộ địa phương. Các chỉ
số tổn thương là kết quả phân tích tổng hợp từ kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên và
các đặc điểm kinh tế - xã hội tại khu vực (như nhân khẩu học, tài sản sinh kế,..) cùng
tính hiệu quả của các kế hoạch thích ứng. Ngoài ra, việc áp dụng tại hai khu vực khác
10


nhau là Trinidad và Tobago là cơ sở để áp dụng rộng rãi tại các khu vực và quốc gia
khác nhau.
Một nghiên cứu khác về xây dựng chính sách bảo tồn rừng tại lưu vực sông
Magdalena, Mexico của Andrade và nnk, (2015), chiến lược được xác định dựa trên
các chỉ số đa dạng sinh học (cấu trúc, thành phần, chức năng của hệ sinh thái), chất
lượng môi trường (vị trí địa lý, độ ẩm, nhiệt độ không khí, đô dốc, lớp phủ thổ
nhưỡng,..) và áp lực từ hoạt động phát triển (du lịch, rác thải, tỷ lệ cháy,..) trên 21 phân
vùng môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các áp lực từ hoạt động của con người
có tác động mạnh nhất tới thành phần, cấu trúc và tác dụng nhỏ nhất các chức năng
của hệ sinh thái.
Gianluca Grilliv và nnk, (2018) ứng dụng mô hình phương trình cấu trúc nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác cá vược biển của ngư dân Ireland.
Sử dụng hai cách tiếp cận khác nhau nghiên cứu cho thấy chi phí, chất lượng thuỷ sản
có thể ảnh hưởng tới phương thức đánh bắt của người dân và sản lượng cá khai thác
được cũng bị phụ thuộc.
Xuất phát từ khả năng ước tính và biểu thị mối tương quan giữa nhiều biến mà
các mô hình SEM đã được sử dụng trong xây dựng các chiến lược giảm thiểu chất thải
trong các dự án xây dựng (Saheed O. Ajayi và nnk, 2018). Ưu điểm nổi bật khi sử
dụng SEM trong nghiên là phân tích nhân tố khẳng định (CFA) giúp xác nhận mối

quan hệ giữa các biến đo lường được đưa ra và chiến lược thiết kế hiệu quả về chất
thải như một biến độc lập. Công cụ đã giúp xác định biến số quan trọng dựa trên độ
lớn của các giá trị tương quan.
Qua các phân tích ở trên, có thể thấy SEM là phương pháp phân tích thống kê
tổng quát. Nó được sử dụng trong nhiều nghiên cứu phân tích đa biến và kế hoạch
hành vi bởi khả năng ước lượng và biểu diễn trực quan mối quan hệ tương tác giữa các
biến độc lập, biến phụ thuộc và đặc biệt là các biến ẩn. Đồng thời SEM cũng cho thấy
ưu điểm vượt trội trong các nghiên cứu liên quan tới xây dựng chính sách dựa trên kết
quả tham vấn cộng đồng. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi các nghiên cứu phải
xây dựng được phương pháp luận rõ ràng, chính xác và cơ sở dữ liệu được thu thập
trên quy mô lớn để đảm bảo tính tin cậy và tổng quát của kết quả.
c. Các công trình nghiên cứu ý định thích ứng BĐKH trên cơ sở mô hình SEM
11


Như đã nói ở trên, các nghiên cứu ý định thích ứng đều xuất phát dựa trên lý
thuyết động lực bảo vệ (PMT). Dưới áp lực của BĐKH, những thay đổi về tần suất và
mức độ nghiêm trọng của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, mực nước biển dâng,… sẽ
có tác động đối với sinh quyển và tạo nên các mối nguy hiểm mà cộng đồng địa
phương trước đây chưa từng trải qua. Những tác động này được người nông dân nhận
thức rõ ràng và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới phương thức canh tác cũng như các biện
pháp thích ứng với thiên tai của họ. Nhận thức và ý định thích ứng của người nông dân
vì thế cũng được hình thành và khi nghiên cứu nó có ý nghĩa quan trọng trong xây
dựng chiến lược phát triển tại mỗi địa phương. Tuy nhiên, do ý định là một hàm được
quyết định bởi nhiều yếu tố nên việc xác định vai trò của các yếu tố đó là mục đích
chính mà nhiều nghiên cứu hướng tới. Việc áp dụng các phương pháp định lượng trong
ước lượng và phân tích mối quan hệ giữa các biến cũng được quan tâm triển khai.
Trong đó, mô hình phương trình cấu trúc (SEM) được nhấn mạnh như là một phương
pháp định lượng tiên tiến để phân tích các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường dựa trên
các trọng số.

Islam và nnk, (2013) đã sử dụng SEM để khám phá mức độ hoài nghi biến đổi
khí hậu chiếm ưu thế trong nông dân chăn nuôi bò sữa, các yếu tố ảnh hưởng đến thái
độ hoài nghi của họ và những bài học có thể xuất phát để đối phó với thách thức này.
Gandure và nnk, (2013) nghiên cứu nhận thức, ý định của người nông dân Nam
Phi. Các câu hỏi mở đã được sử dụng để tìm kiếm thông tin về biện pháp thích ứng mà
người nông dân thực hiện để thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức của nông dân về rủi ro khí hậu chịu ảnh hưởng
của các yếu tố kinh tế - xã hội và chính trị. Chính sách của chính phủ đã tạo ra sự phụ
thuộc và không khuyến khích nhu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu. Kỹ thuật thu
hoạch nước mưa được hỗ trợ từ bên ngoài và các chiến lược thích ứng bền vững. Giáo
dục và nhận thức về các vấn đề biến đổi khí hậu ở cấp cộng đồng, lập trình và chính
sách cần được ưu tiên.
Alauddin và nnk, (2014) đã xác định các yếu tố kinh tế - xã hội và khí hậu quan
trọng trong chiến lược thích ứng bằng cách sử dụng dữ liệu từ 1.800 hộ nông dân
Bangladesh ở 8 huyện bị hạn hán và nước ngầm ở ba khu vực khí hậu. Kết quả cho
thấy một số yếu tố củng cố ý định của người dân để thích nghi. Chúng bao gồm mức
độ hạn hán, mức độ cạn kiệt nước ngầm, trình độ học vấn, quy mô trang trại, tiếp cận
12


thông tin khí hậu và điện cho tưới tiêu và trợ cấp nông nghiệp. Bài báo cũng thảo luận
về các hàm ý chính sách cho thích ứng cũng như hỗ trợ các chiến lược dựa trên cở sở
khoa học.
Cũng trong năm này, Somayeh và nnk, (2014) lại thảo luận về các mô hình liên
quan đến hệ thống canh tác bền vững để ứng phó với các tác động từ BĐKH. Nghiên
cứu thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến từ 183 cán bộ tư vấn trong các công ty kỹ thuật
nông nghiệp. Kết quả phân tích từ mô hình cấu trúc cho thấy các biện pháp cải tiến kỹ
thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng. Các động lực tâm lý (PMT) của
người được hỏi là yếu tố quyết định quan trọng nhất tới các đánh giá về ý định của họ
trong quá trình áp dụng các biện pháp thích ứng.

Bahinipati và Venkatachalamb (2015) đã đánh giá một số yếu tố quyết định sự
thích ứng ở cấp độ trang trại với các cực đoan khí hậu. Đó là khuyến nông, tiếp cận
với Chương trình bảo đảm việc làm nông thôn , nhận bồi thường thiệt hại cây trồng và
tiếp cận tín dụng phi chính thức tại Mahatma Gandhi. Một cuộc khảo sát về tác động
của bão và lũ lụt được tiến hành đối với 285 hộ nông dân ở Odisha. Nghiên cứu tìm ra
rằng một số yếu tố quyết định có thể được giải quyết như là một phần của chương
trình phát triển nông thôn. Và vì không cần thiết xây dựng, nó cần một chính sách
thích ứng riêng biệt.
Truelove và nnk, (2015) nhấn mạnh vai trò của các cơ chế tâm lý đối với hành vi
thích ứng của nông dân đối với biến đổi khí hậu. Một mô hình tâm lý xã hội về ý định
thích ứng đã được đề xuất trong một nỗ lực để phân tích thích ứng với biến đổi khí hậu
ở Sri Lanka. Mô hình rủi ro, đối phó và đánh giá xã hội (The risk, coping, and social
appraisal model - RCSA) được xây dựng dựa trên dữ liệu về nhận thức rủi ro hạn hán,
niềm tin hiệu quả, nhận dạng thôn và chỉ tiêu mô tả nhận thức của 192 nông dân trồng
lúa ở Sri Lanka. Người ta tin rằng RCSA là một công cụ tốt hơn để dự đoán ý định
thích nghi nông nghiệp hơn là một mô hình nhân khẩu học. Mô hình cho thấy rằng
niềm tin hiệu quả là yếu tố tiên đoán mạnh nhất về ý định hành vi. Kết quả là thông tin
đáng tin cậy cho phát triển nông nghiệp địa phương.
Arunrat (2017) đã áp dụng mô hình hồi quy logistic để tìm hiểu ý định thích ứng
của nông dân đối với biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Yom và Nan, tỉnh Phichit của
Thái Lan. Một lý thuyết về hành vi được lên kế hoạch được xây dựng để đánh giá ý
13


định của nông dân. Phân tích dữ liệu cho thấy người dân địa phương nhận thức được
những thay đổi khí hậu cũng đáng chú ý từ dữ liệu thời tiết. Nghiên cứu này đưa ra 05
yếu tố ảnh hưởng nhất bao gồm kinh nghiệm nông nghiệp, thu nhập nông nghiệp, đào
tạo, vốn xã hội và truyền thông thích ứng khí hậu hiệu quả. Những yếu tố này có tác
động bất bình đẳng đối với hai nhóm hành vi (nông dân thích ứng thực tế và dự
định). Các chính sách thành công để nâng cao nhận thức của nông dân và khả năng

thích ứng có thể khuyến khích cả hai.
Wang (2018) áp dụng SEM để điều tra vai trò của các động lực tâm lý (động lực
bảo vệ) như kiến thức của người nông dân và nhận thức về rủi ro của họ tới cơ chế
hình thành hành động loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu. Kết quả điều tra với 333 đối
tượng cho thấy khi nhận thức được tăng lên thì người dân sẽ nhận thấy mức độ đe doạ
lớn hơn và ý định thích ứng sẽ được đánh giá cao hơn.
Nhìn chung, khi ứng dụng SEM trong nghiên cứu thích ứng với BĐKH các
nghiên cứu đều đặt trọng tâm vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của người
nông dân đối với biến đổi khí hậu, đánh giá của nông dân về các biện pháp thích ứng
cá nhân, ý định của nông dân để thích nghi và tầm quan trọng của những ảnh hưởng
đó. Quá trình nghiên cứu bắt đầu từ việc chọn mẫu trong một quẩn thể lớn hơn, phát
triển bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu và sử dụng các kỹ thuật thống kê để kiểm tra các
giả thiết. Cách tiếp cận này đảm bảo tính tin cậy và tổng quát của các kết quả nghiên
cứu, do đó nó cho phép các ý nghĩa chính sách kỹ lưỡng được rút ra cho cả khu vực
nghiên cứu và các bối cảnh hoặc khu vực khác.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, BĐKH đã trở thành mối quan tâm cấp bách của nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực và là chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nhiều nghiên cứu khác nhau
(MONRE, 2010; Trương Quang Học, 2010; Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành, 2013).
Nghiên cứu về BĐKH cũng là lĩnh vực đòi hỏi sự liên kết của nhiều ngành khoa học
khác nhau. Việc nghiên cứu có thể chia thành ba nhóm bài toán lớn: (i) Bản chất,
nguyên nhân, cơ chế vật lý của BĐKH; (ii) Đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị
tổn thương do BĐKH và giải pháp thích ứng; (iii) Giải pháp, chiến lược và kế hoạch
hành động nhằm giảm thiểu (Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành, 2013).

14


×