Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

:”Phân tích về các loại giấy tờ có giá được phép chiết khấu và nội dung chiết khấu giấy tờ có giá theo pháp luật hiện hành và những ý kiến pháp lý về việc thực tiễn áp dụng pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.34 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Hoạt động ngân hàng là một hoạt động không thể thiếu cho nền kinh tế
của một đất nước và có sức ảnh hưởng to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống
con người. Bản thân hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là đối với các
Tổ chức tín dụng, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi và đảm bảo cho
các loại hình này được giảm thiểu rủi ro. Hiện nay pháp luật Ngân hàng cũng
như pháp luật khác liên quan đã có những quy định khá cụ thể và chi tiết về
vấn đề thực hiện chiết khấu các loại giấy tờ có giá, bằng cách ban hành Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em xin được chọn đề bài số 9 cho bài
tập nhóm :”Phân tích về các loại giấy tờ có giá được phép chiết khấu và nội
dung chiết khấu giấy tờ có giá theo pháp luật hiện hành và những ý kiến pháp
lý về việc thực tiễn áp dụng pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ
chức tín dụng”.

I.

PHẦN NỘI DUNG
Khái quát chung

Khoản 19 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 có ghi:” Chiết khấu
là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán.”
Tại khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì:” giấy
tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy
tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và điều kiện khác”. Theo qui định trên ta thấy giấy tờ có giá thực
chất là một chửng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản
của một chủ thể nhất định( tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý
với các chủ thể khác và trong đó có ghi nhận rõ về điều kiện trả lãi cũng như


nghĩa vụ trả nợ của hai bên với nhau.
Đối với vấn đề công cụ chuyển nhượng cũng được coi là loại giấy tờ có
giá được phép chiết khấu bởi theo khoản 1 Điều 4 Luật các công cụ chuyển
nhượng 2005 có ghi:”1. Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận
lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định
vào một thời điểm nhất định”. Có thể thấy, công cụ chuyển nhượng là giấy tờ
có giá ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một
số tiền xác định vào một thời điểm nhất định, vì vậy cũng có thể coi công cụ
chuyển nhượng là một loại giấy tờ có giá được phép chiết khấu.
Các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được lựa chọn chiết khấu được quy định tại Điều 6 Thông tư
04/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển
1


nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành cụ thể như sau:
“Điều 6. Loại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết
khấu
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết
khấu các công cụ chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở
nước ngoài được chuyển nhượng ở Việt Nam, bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ;
b) Hối phiếu nhận nợ;
c) Séc;
d) Các loại công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định
của pháp luật.”
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết
khấu các loại giấy tờ có giá khác bao gồm:

a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trái phiếu Chính quyền địa phương;
đ) Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được
chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.”

II.
khấu

Phân tích về các loại giấy tờ có giá được phép chiết

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy
định về loại công cụ chuyển chuyển nhượng, giấy tờ có giá được phép chiết
khấu như sau:
“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết
khấu các công cụ chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở
nước ngoài được chuyển nhượng ở Việt Nam, bao gồm:
2


a) Hối phiếu đòi nợ;
b) Hối phiếu nhận nợ;
c) Séc;
d) Các loại công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định
của pháp luật.”
Trong đó, hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu

cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có
yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ
hưởng. Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết
thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một
thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. Séc là giấy tờ có giá
do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ
hưởng.
Như vậy, có thể hiểu Công cụ chuyển nhượng là giấy tờ có giá ghi nhận
lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định
vào một thời điểm nhất định.
Các công cụ chuyển nhượng khi chiết khấu phải đáp ứng đủ các điều
kiện được pháp luật quy định tại Khoản1 Điều 7 Thông tư 04/2013/TT-NHN
như sau:
“1. Công cụ chuyển nhượng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài nhận chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau:
a) Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam,
pháp luật của nước phát hành hoặc tập quán thương mại quốc tế phù hợp với
pháp luật Việt Nam;
b) Thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng, không có tranh
chấp, không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
c) Trên công cụ chuyển nhượng không ghi cụm từ “Không được chuyển
nhượng”, “Cấm chuyển nhượng”, “Không trả theo lệnh” hoặc cụm từ có ý
nghĩa tương tự;
d) Chưa đến hạn thanh toán;
đ) Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.”
Các quy định về điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá như trên nhằm đảm
bảo tính hợp pháp của hoạt động chiết khấu. Các điều kiện này quy định cụ
thể về quyền thụ hưởng hợp pháp của khách hàng, không có nội dung “cấm

chuyển nhượng” ghi trên công cụ chuyển nhượng, phải còn thời hạn thanh
toán và hình thức của công cụ chuyển nhượng phải nguyên vẹn không sửa
3


chữa. Những điều kiện trên là vô cùng hợp lý và cần thiết trong hoạt động
chiết khấu công cụ chuyển nhượng.
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định về loại công cụ
chuyển chuyển nhượng, giấy tờ có giá được phép chiết khấu có ghi:
“2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết
khấu các loại giấy tờ có giá khác bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trái phiếu Chính quyền địa phương;
đ) Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được
chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là giấy tờ có giá ngắn hạn, do
Ngân hàng Nhà nước Việt nam phát hành để tạo ra công cụ trên thị trường
tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước được tự do mua bán, chuyển nhượng, cầm cố
giữa các tổ chức tín dụng, được cầm cố để vay vốn hoặc chiết khấu tại Ngân hàng
Nhà nước, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng
Nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành. Việc mua tín phiếu Ngân hàng Nhà
nước dựa trên cơ sở tự nguyện. Trong những trường hợp cần thiết để phục vụ cho

mục tiêu ổn định tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phát hành tín
phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng.

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có đặc điểm:
+ Được phát hành, hạch toán và thanh toán bằng đồng Việt nam.
+ Có mệnh giá là tối thiểu là 100 triệu đồng và các mức mệnh giá bằng
bội số của 100 triệu đồng.
+ Có thời hạn dưới 1 năm.
+ Là tín phiếu chiết khấu. Ngân hàng Nhà nước bán tín phiếu với giá
bán thấp hơn mệnh giá ghi trên tín phiếu và thanh toán theo mệnh giá của tín
phiếu khi đến hạn. Phần chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán là mức lãi của
tín phiếu.
+ Phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ.
+ Phát hành theo phương thức bắt buộc hoặc đấu thầu.
Hình thức của tín phiếu Ngân hàng Nhà nước: Hình thức chứng
chỉ ; hình thức ghi sổ.
4


- Phương thức phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước:
+ Phương thức bắt buộc: Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ quốc
gia và tình hình thực tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phát
hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc đối với tổ chức tín dụng. Tổ
chức tín dụng phải mua đúng khối lượng, lãi suất và thời hạn tín phiếu Ngân
hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
+ Phương thức đấu thầu: được thực hiện theo một trong 2 phương thức
sau: Đấu thầu khối lượng; đấu thầu lãi suất

“Trái phiếu Chính phủ” là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát
hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho

chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước. Trái
phiếu chính phủ được phát hành nhằm mục đích:
+ Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách
trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
+ Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay trái phiếu
ngắn hạn;
+ Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ;
+ Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa
phương vay lại theo quy định của pháp luật;
+ Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
- “Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh” là loại trái phiếu do doanh
nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của nhà nước thuộc
đối tượng quy định tại Điều 32 Luật Quản lý nợ công phát hành và được
Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được phát hành để đầu tư cho các
chương trình, dự án sau:
+ Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính
phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm cả phương án tái cơ cấu nợ của
các chương trình, dự án này;
+ Chương trình, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án trong lĩnh vực
năng lượng, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc sản xuất hàng hóa, cung ứng
dịch vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
+ Chương trình, dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn được nhà nước khuyến
khích đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ Chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước do Ngân hàng Phát
triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức tài chính, tín dụng
thực hiện theo quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5



- “Trái phiếu chính quyền địa phương” là loại trái phiếu do Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của
địa phương. Trái phiếu Chính quyền địa phương do UBND tỉnh phát hành
nhằm mục đích:
+ Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách
địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
+ Đầu tư vào các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương.

Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành (giấy tờ có giá) là bằng
chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất
định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Chủ thể được phát hành bao gồm: Ngân hàng thương mại; chi
nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; công ty tài chính và
công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn từ tổ
chức; ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành giấy tờ có giá theo quy
định tại Giấy phép thành lập và hoạt động.
Đối tượng mua giấy tờ có giá: Đối tượng mua giấy tờ có giá là
các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đối tượng
mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát
hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty
con của tổ chức tín dụng là cổ đông hiện hữu của tổ chức tín dụng phát hành
thì được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của tổ chức
tín dụng đó trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ
phần.

Về hình thức phát hành: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh,
giấy tờ có giá vô danh.
Đối với người mua giấy tờ có giá là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước
ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phát hành
giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh.
Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy
chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.
Về lãi suất: Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với lãi suất thị trường và
quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ,
đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
6


Trong thời hạn phát hành giấy tờ có giá, tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài chủ động điều chỉnh lãi suất giấy tờ có giá phù hợp với
quy định về điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Phương thức phát hành giấy tờ có giá:Các tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài có thể thực hiện phát hành giấy tờ có giá theo các
phương thức: trực tiếp phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu
thầu.
Việc thực hiện trực tiếp phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành,
đấu thầu phát hành giấy tờ có giá phù hợp với quy định pháp luật.
Phí bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu giấy tờ có giá do tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với tổ
chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, đấu thầu giấy tờ có giá.


III.
Nội dung chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định
pháp luật hiện hành
1.

Chủ thể tham gia giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá

Giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá được xác lập và thực hiện bởi các
chủ thể bao gồm: Bên được chiết khấu (khách hàng) và bên nhận chiết khấu
(tổ chức tín dụng -TCTD).
a. Bên được chiết khấu
Chiết khấu trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng
chính là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin chiết khấu giấy tờ có giá. Trong
trường hợp tái chiết khấu giấy tờ có giá thì khách hàng xin tái chiết khấu đó
chính là tổ chức tín dụng đang sở hữu giấy tờ có giá đó.
Do việc chiết khấu giấy tờ có giá là một quan hệ pháp luật, đồng thời là
một hình thức cấp tín dụng và luôn chứa đựng rủi ro nên khi thực hiện nghiệp
vụ này với khách hàng, TCTD thường đòi hỏi khách hàng xin chiết khấu phải
đáp ứng những điều kiện nhất định như sau:
Thứ nhất, chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng
lực hành vi dân sự. Đây là điều kiện chung bắt buộc phải thỏa mãn đối với
mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.
Thứ hai, giấy tờ có giá đề nghị chiết khấu phải có các tiêu chuẩn1 như:
Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; không có tranh
chấp, không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;

1

Khoản 2 Điều 7 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 quy

định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

7


Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển
nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác) theo quy định của
pháp luật;
-

Chưa đến hạn thanh toán;

-

Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.

Ngoài ra, để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh của TCTD, pháp luật
còn quy định rõ các giới hạn chiết khấu tối đa đối với một khách hàng2.
b. Bên nhận chiết khấu
Bên nhận chiết khấu, tái chiết khấu trong quan hệ chiết khấu, tái chiết
khấu giấy tờ có giá chính là các TCTD. Chủ thể này muốn thực hiện hoạt
động chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá như một nghiệp vụ kinh doanh
cần đáp ứng các điều kiện sau:
a. Có giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng do Ngân hàng Nhà
nước cấp, trong đó có ghi rõ nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có
giá;
b. Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ
có giá;
c. Có điều lệ được Ngân hàng nhà nước chuẩn y;

d. Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để kí kết hợp
đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
Ngoài những điều kiện cơ bản có tính pháp lý nêu trên thì TCTD cần
đảm bảo một số yêu cầu khác nữa như: yêu cầu về nguồn vốn; yêu cầu về kĩ
thuật nghiệp vụ chiết khấu; khả năng tiếp cấn thị trường; … để đảm bảo tính
hiệu quả của hoạt động chiết khấu.
c. Chủ thể có liên quan
- Người bảo lãnh là cá nhân, tổ chức cam kết sẽ thanh toán các
nghĩa vụ tài chính thay cho người có nợ nếu họ không có khả năng thanh toán
khi giấy tờ có giá đến hạn.
- Người có nợ theo giấy tờ có giá là người có nghĩa vụ thanh toán
các khoản nợ cho người nhận chiết khấu xuất trình một cách hợp lệ các giấy
tờ có giá khi đến hạn.
2.

Đối tượng

2

Điều 13 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/3/2013 quy định về
hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đối với khách hàng.

8


Đối tượng của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá là các giấy tờ có giá
chưa đến hạn thanh toán có đủ điều kiện để chiết khấu, tái chiết khấu.
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, giấy tờ có giá là một
trong các loại tài sản. Theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam 2010, giấy tờ có giá được định nghĩa là “bằng chứng xác
nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu
giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện
khác".
Giấy tờ có giá có thuộc tính cơ bản là:
-

Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định

-

Trị giá được bằng tiền

Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao
lưu dân sự.
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng quy định về các loại giấy
tờ có giá được chiết khấu:
“2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết
khấu các loại giấy tờ có giá khác bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trái phiếu Chính quyền địa phương;
đ) Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được
chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.”

Như vậy, các loại giấy tờ có giá kể trên có thể được chiết khấu nếu thỏa
mãn các điều kiện được nêu tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 04/2013/TT-NHNN
như sau:
“2. Giấy tờ có giá khác được các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài nhận chiết khấu khi có đủ các điều kiện sau:
a) Được phát hành hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; không có tranh
chấp, không sử dụng để cầm cố, bảo đảm cho nghĩa vụ khác;
9


c) Được phép giao dịch (mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển
nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác) theo quy định của
pháp luật;
d) Chưa đến hạn thanh toán;
đ) Còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa.”
Thiếu một trong các điều kiện trên, giấy tờ có giá sẽ không được chiết
khấu.
3. Hình thức và nội dung của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá
3.1. Hình thức
Giao dịch chiết khấu GTCG được xác lập và thực hiện giữa tổ chức tín
dụng với khách hàng thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng chiết khấu
GTCG.
Hợp đồng chiết khấu GTCG là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức
tín dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết mua GTCG của
khách hàng trước hạn thanh toán, với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất
định, tính theo tỉ lệ % trên mệnh giá của GTCG được chiết khấu trong thời
gian chiết khấu.
3.2. Nội dung
a. Quyền và nghĩa vụ của các bên nhận chiết khấu

Do bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) vừa đóng vai trò là người
cấp tín dụng, vừa có tư cách là người mua GTCG nên quyền và nghĩa vụ của
chủ thể này sẽ bao gồm3:
- Quyền yêu cầu khách hàng được chiết khấu chuyển giao quyền sở
hữu GTCG cho mình theo quy định pháp luật về chuyển nhượng GTCG.
- Quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu, lợi tức tái chiết khấu từ
mệnh giá của GTCG.
- Quyền truy đòi khoản nợ ghi trên GTCG đối với người xin chiết khấu,
nếu GTCG không được thanh toán bởi người mắc nợ vào ngày đáo hạn
- Nghĩa vụ thanh toán số tiền mua GTCG cho khách hàng được chiết
khấu, sau khi đã khấu trừ phần lợi tức chiết khấu theo thỏa thuận trong hợp
đồng chiết khấu.
- Nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại vật chất đã xảy ra cho khách hàng
được chiết khấu do hành vi có lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện hợp
đồng chiết khấu
b. Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khấu

3

Điều 16 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 04/2013/TT-NHNN ban hành ngày 01/03/2013 quy định về
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng.

10


Bên được chiết khấu (khách hàng) do vừa có tư cách là người hưởng tín
dụng, vừa có tư cách là người bán GTCG nên quyền và nghĩa vụ pháp lí của
chủ thể này sẽ bao gồm4:
- Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu GTCG được chấp nhận chiết

khấu cho tổ chức tín dụng theo phương thức do pháp luật quy định.
- Quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu trả tiền mua GTCG theo giá cả
thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu GTCG. Quyền năng này chỉ có thể
được bên nhận chiết khấu đáp ứng nếu khách hàng đã làm tròn nghĩa vụ
chuyển giao quyền sở hữu GTCG cho tổ chức tín dụng nhận chiết khấu.
- Quyền khiếu nại và khởi kiện đối với bên nhận chiết khấu về các hành
vi vi phạm hợp đồng của chủ thể này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.
- Nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu hợp pháp khác của bên nhận chiết
khấu liên quan đến GTCG được chiết khấu.
4. Thủ tục chiết khấu GTCG
Theo quy định hiện hành5, thủ tục chiết khấu GTCG bao gồm các bước
sau đây:
Bước thứ nhất: Khách hàng có nhu cầu chiết khấu lập hồ sơ xin chiết
khấu theo mẫu quy định và gửi cho tổ chức tín dụng nơi mình lựa chọn. Hồ sơ
xin chiết khấu bao gồm các tài liệu như giấy đề nghị chiết khấu; bảng kê
GTCG kèm theo các tài liệu bản gốc các GTCG đề nghị chiết khấu; các giấy
tờ khác chứng minh năng lực chủ thể của khách hàng là tổ chức, cá nhân đề
nghị chiết khấu…
Bước thứ hai: Tổ chức tín dụng nơi nhận hồ sơ chiết khấu tiến hành
thẩm định các điều kiện chiết khấu đối với GTCG do khách hàng đề nghị
chiết khấu.
Bước thứ ba: Trong trường hợp được tổ chức tín dụng chấp nhận chiết
khấu, khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu các GTCG được
chấp thuận chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về
chuyển nhượng đối với mỗi loại GTCG.
Bước thứ tư: Trên cơ sở các GTCG đã được chuyển giao quyền sở
hữu, tổ chức tín dụng thanh toán cho khách hàng số tiền mà họ được hưởng,
sau khi đã khấu trừ đi phần lợi tức chiết khấu, tái chiết khấu và các khoản phí
dịch vụ (nếu có).

4

Điều 15 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước sô 04/2013/ TT-NHNN ban hành ngày 01/03/2013 quy định về
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng.
5

Điều 14 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước sô 04/2013/ TT-NHNN ban hành ngày 01/03/2013 quy định về
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng.

11


Riêng đối với trường hợp các bên thỏa thuận chiết khấu với điều khoản
cam kết mua lại (hay chiết khấu có thời hạn – theo cách gọi của người soạn
luật), khi khách hàng đã thực hiện đúng cam kết mua lại GTCG thì tổ chức tín
dụng phải làm thủ tục chuyển giao về quyền sở hữu GTCG cho khách hàng
(với tư cách là người mua GTCG) theo thủ tục luật định và nhận tiền thanh
toán GTCG theo giá cả do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu.
5. Các phương thức chiết khấu GTCG
Pháp luật hiện hành quy định hai phương thức chiết khấu GTCG để các
bên lựa chọn như sau6:
- Chiết khấu có thời hạn GTCG
- Chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi khoản nợ phát sinh từ GTCG
5.1. Chiết khấu có thời hạn GTCG
Chiết khấu có kì hạn (mua có kì hạn) GTCG là việc tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu
công cụ chuyển nhượng, GTCG khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng,
đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại GTCG đó sau một khoảng thời gian

được xác định tại hợp đồng chiết khấu.
Về bản chất, chiết khấu có thời hạn GTCG là thỏa thuận, theo đó tổ
chức tín dụng cam kết mua GTCG của khách hàng theo giá chiết khấu do các
bên thỏa thuận và khách hàng sẽ cam kết mua lại GTCG từ tổ chức tín dụng
trong thời hạn nhất định, trước khi đến hạn thanh toán của GTCG. Với
phương thức này, khách hàng phải chuyển giao ngay quyền sở hữu GTCG
cho tổ chức tín dụng nhưng có cam kết sẽ mua lại chính GTCG đó trong một
khoảng thời gian nhất định. Trường hợp đến hạn mà khách hàng không thực
hiện cam kết mua lại hoặc tổ chức tín dụng không thực hiện cam kết bán lại
thì có nghĩa các chủ thể này đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và do đó sẽ áp
dụng các chế tài tương ứng theo thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu hoặc
theo quy định của pháp luật.
5.2. Chiết khấu bảo lưu quyền truy đòi
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chiết khấu có bảo lưu quyền
truy đòi GTCG là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua
và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, GTCG khác chưa đến hạn
thanh toán từ khách hàng; khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số
tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến
hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không nhận đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách
nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành có GTCG khác.
6

Điều 10 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước sô 04/2013/ TT-NHNN ban hành ngày 01/03/2013 quy định về
chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đối với khách hàng.

12



Về bản chất, chiết khấu có bảo lưu quyền truy đòi là thỏa thuận, theo
đó tổ chức tín dụng và khách hàng cam kết sẽ trao cho tổ chức tín dụng quyền
được truy đòi đối với khách hàng xin chiết khấu nếu đến hạn thanh toán của
GTCG mà người có nghĩa vụ thanh toán theo GTCG không thực hiện nghĩa
vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng. Với điều khoản cho phép tổ chức tín dụng có
quyền truy đòi, khách hàng xin chiết khấu sẽ tiếp tục bị ràng buộc với món nợ
phát sinh từ GTCG đã được chiết khấu. Nói cách khác, sau khi đã hoàn tất thủ
tục “bán” GTCG cho tổ chức tín dụng theo phương thức chiết khấu, khách
hàng vẫn chưa thoát khỏi sự ràng buộc với món nợ mà mình đã chuyển
nhượng cho tổ chức tín dụng, nghĩa là vẫn có thể bị tổ chức tín dụng “truy
đòi” nếu đến hạn mà người có nghĩa vụ trả tiền theo GTCG không thực hiện
nghĩa vụ của họ đối với tổ chức tín dụng.
IV.
Ý kiến pháp lý về thực tiễn áp dụng pháp luật về chiết khấu
giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng
1. Những thuận lợi
Hiện pháp luật Ngân hàng Việt Nam qui định không chỉ riêng Ngân hàng
Nhà nước mà các tổ chức tín dụng cũng được phép thực hiện các hoạt động
chiết khấu giấy tờ có giá. Hiện nay vai trò của hoạt động này ngày càng được
thể hiện rõ nét. Bản thân nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ
có quy trình đơn giản nhanh chóng và tốn ít chi phí giao dịch cho các bên,
đồng thời nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá là một hoạt động hạn chế rủi ro
cho các tổ chức pháp nhân thực hiện các hoạt động ngân hàng, hoạt động này
không những không làm đóng băng vốn của các ngân hàng mà còn giúp các
ngân hàng sử dụng có hiệu quả và linh hoạt hơn nguồn vốn của mình. Hơn
nữa sự cung ứng vốn trong hoạt động chiết khấu sẽ tạo ra nguồn tiền gửi- một
nguồn vốn mới cho khách hàng để cho vay, đây chính là lí do mà các ngân
hàng hoặc các tổ chức có hoạt động ngân hàng rất chú trọng thực hiện hoạt
động chiết khấu giấy tờ có giá hơn các kỹ thuật tín dụng khác.
Đồng thời đối với bên được chiết khấu cũng nhận được những lợi ích rõ

ràng khi tham gia vào hoạt động này. Quyền lợi mà bên được chiết khấu có
thể nhận được từ hoạt động này đó là họ có thể sử dụng hình thức chiết khấu
giấy tờ có giá như một hình thức lưu hoạt hóa nguồn vốn kinh doanh của
mình, chiết khấu sẽ giúp họ có thể biến những khoản nợ trên giấy tờ thành
tiền trước thời hạn thanh toán, giúp họ giải quyết kịp thời nhu cầu vốn, đồng
thời bên được chiết khấu không bị ràng buộc bởi mục đích sử dụng số tiền
chiết khấu như những hoạt động tín dụng khác.
2. Những rủi ro, vướng mắc
Các quy định về chiết khấu GTCG nằm tản mạn ở nhiều văn bản QPPL
khác nhau và chứa đựng nội dung mâu thuẫn, không thống nhất, thậm chí có
những quy định chưa làm rõ ý tưởng, gây ra không ít sự vướng mắc, sự lúng
13


túng trong việc áp dụng pháp luật trong quá trình giao kết, thực hiện và giải
quyết tranh chấp hợp đồng chiết khấu GTCG.
Ví dụ 1: thông tư 21/2012/TT-NHNN chỉ sử dụng thuật ngữ “giao dịch
mua, bán có kì hạn” mà không sử dụng “chiết khấu” hay “tái chiết khấu”
được quy định tại Luật các TCTD 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017
Ví dụ 2: thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy
tờ có giá khác. Tuy nhiên, thông tư 21/2012/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ
có giá( không quy định đối với công cụ chuyển nhượng) chưa đến hạn thanh
toán từ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
Theo quy định của pháp luật thì một trong những điều kiện để GTCG được
phép chiết khấu là: “còn nguyên vẹn, không tẩy xóa, sửa chữa”. Tuy nhiên,
trên thực tế, trong suốt quá trình giao dịch đã không thể tránh khỏi trường hợp
GTCG bị mối mọt, rách nát đã gây nhiều khó khăn, tranh cãi trong quá trình
xử lý của các TCTD.

Rủi ro do tỷ giá hối đoái: nhất là khi quan hệ thương mại quốc tế ngày
càng phát triển cũng như ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam thì rủi ro này càng dễ xảy ra theo nguyên tắc “nếu lúc thanh
toán, đồng tiền mà ngân hàng đã trả tăng giá thì ngân hàng có lợi và ngược
lại”.
Rủi ro do lạm phát: lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, tùy theo mức độ
mất giá của đồng tiền cao hay thấp hơn lãi suất mà ngân hàng sẽ lỗ nhiều hay
ít.
3. Một số kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật về chiết khấu GTCG
Để đảm bảo cho hoạt động chiết khấu GTCG được áp dụng một cách
thống nhất trong thực tiễn, đảm bảo cho hoạt động này được ổn định và ngày
càng phát triển thì chúng em xin đưa ra một số kiến nghị đề xuất như sau:
Một là, nhà nước cần ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp
luật để tạo được sự thống nhất, tập trung khi áp dụng pháp luật về chiết khấu
GTCG của các tổ chức tín dụng. giải quyết vấn đề các quy định về chiết khấu
nằm tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật, gây ra các mâu thuẫn, không đồng
nhất khi áp dụng các văn bản pháp luật của tổ chức tín dụng.
Hai là, để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên trong hoạt động chiết
khấu GTCG, đảm bảo sự thống nhất trong cách giải quyết của các TCTD,
pháp luật cần quy định thêm về hướng giải quyết trong trường hợp GTCG
không còn nguyên vẹn do những nguyên nhân khách quan.
Ba là, để đảm bảo hoạt động chiết khấu GTCG được diễn ra một cách ổn
định và ngày càng phát triển thì các tổ chức tín dụng cũng như các tổ chức, cá
nhân khi tham gia vào hoạt động này phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định
của pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá.
14


15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017;
2. Thông tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 của Thống đốc NHNN
quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa
các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
3. Thông tư 04/2013/TT-NHNN ngày 01/03/2013 của Thống đốc NHNN
quy định về hoạt động chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
4. Thông tư 18/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 của Thống đốc NHNN quy định
về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn GTCG giữa các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
5. Thông tư 21/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư 04/2013/TT-NHNN quy định về hoạt động chiết khấu công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài;

16



×