Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XĐGN Ở HUYỆN MỘC CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.47 KB, 24 trang )

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NHẰM
THỰC HIỆN MỤC TIÊU XĐGN Ở HUYỆN MỘC CHÂU
3.1. Những cơ hội và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và xoá đói
giảm nghèo ở huyện Mộc Châu
3.1.1. Cơ hội
Huyện Mộc Châu có điều kiện khí hậu, đất đai màu mỡ thuận lợi, phù hợp với điều
kiện sinh trưởng của các loại giống cây trồng, con nuôi, đặc biệt là cây chè, cây ăn quả,
phát triển chăn nuôi bò sữa, bò lai sind, bò thịt địa phương.
Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước đã tạo ra nhiều cơ hội cho các thành phần kinh tế trong và ngoài địa bàn
phát triển.
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong những năm qua tương đối ổn định có mức
tăng trưởng khá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XVII, XVIII đã đề ra là: "Đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ - du lịch; đẩy
mạnh phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
các xã vùng cao biên giới, vùng đặc biệt khó khăn".
Sự ổn định về chính trị, xã hội của đất nước là nền tảng vững chắc cho sự phát triển
kinh tế - xã hội và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển. Đảng và Nhà nước ban
hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi và luôn
luôn được sự đồng tình ủng hộ của cán bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện.
Xu hướng hội nhập, hợp tác quốc tế là cơ hội thuận lợi để tiếp cận những thành tựu
khoa học kỹ thuật công nghệ mới, góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong giai
đoạn tới
Luôn được Đảng, Chính phủ, tỉnh quan tâm ban hành các chính sách ưu tiên đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi và đã được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Quốc Hội và Chính phủ quyết định khởi công xây dựng Công trình Thuỷ điện Sơn La
là công trình lớn nhất nước ta và khu vực Đông Nam á, công xuất 2.200 MW vào năm
2005; xây dựng Trường Đại học Tây Bắc; Dự án 1382 ( DA747 giai đoạn II ) 2001 - 2005;
Dự án di dân TĐC thuỷ điện Sơn La trong đó gắn với các điểm TĐC thuỷ điện Sơn La trên
địa bàn huyện đang được triển khai xây dựng và thực hiện, nâng cấp quốc lộ 6, quốc lộ 43,


hệ thống điện lưới đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới và vùng Sông Đà…
Dự án giảm nghèo, thực hiện chương trình 135 tại xã đặc biệt khó khăn của huyện và
các chương trình dự án khác cũng được triển khai trên địa bàn.
Dự án Đa mục tiêu phát triển kinh tế Mộc Châu đã xây dựng và được các bộ ngành
Trung ương thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt.
Chương trình 925 của tỉnh tiếp tục được triển khai nhằm hỗ trợ nhân dân trong huyện
giải quyết những khó khăn trước mắt trong cộng đồng dân cư trong toàn huyện.
Các chính sách thu hút vốn đầu tư của tỉnh được ban hành tạo cơ hội, môi trường kinh
doanh thuận lợi và khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.
Huyện Mộc Châu nằm ở vị trí tương đối thuận lợi, do địa hình phân cắt nên có mạng
lưới sông suối lớn phân bố tương đối đồng đều; có thể xây dựng được các công trình thuỷ
lợi, thuỷ điện vừa và nhỏ trong việc trao đổi hành hoá và có khả năng sản xuất những mặt
hàng tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu như: Chè, tơ tằm, hoa quả, sữa, gỗ
ván ép, thức ăn gia súc tổng hợp, khoáng sản: bột tan, than…
Với những điều kiện trên Mộc Châu sẽ trở thành một trong những huyện có tốc độ
tăng trưởng kinh tế đứng hàng đầu của tỉnh Sơn La trong những năm tới và những năm
tiếp theo. Tạo đà cho công cuộc xoá đói giảm nghèo của huyện nhanh và bền vững.
3.1.2. Thách thức
Xu thế hội nhập của nền kinh tế phát triển dẫn đến thách thức ngày càng gay gắt đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt là sự cạnh tranh của các sản phẩm sản
xuất tại Mộc Châu trên thị trường.
Nguồn lao động dồi dào, nhưng chủ yếu lao động thủ công thuần thuý, mang nặng
tính thời vụ nên chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển.
Xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, trình độ sản xuất còn lạc hậu trong khi đó
nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nhà nước và huy động nguồn
nội lực trong dân còn hạn chế.
Nền kinh tế của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, trình độ sản xuất
còn lạc hậu, năng suất, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh sản phẩm còn yếu; cơ cấu sản
xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động của thị
trường.

Điều kiện khí hậu thời tiết còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng và gây ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Do địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp, hạ tầng cơ sở còn yếu kém nên việc đầu tư, tổ
chức thực hiện triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước còn nhiều hạn chế. Nguồn
lực lao động dồi dào nhưng mang tính thời vụ, thủ công nên hiệu quả kinh tế còn thấp.
Nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội còn hạn hẹp chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển. Việc khai thác nguồn lực trong dân chưa có hiệu quả.
3.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc
Châu đến năm 2015
3.2.1. Mục tiêu chung
Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao của nền kinh tế; thực hiện có hiệu quả các biện
pháp kiềm chế lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động và đầu tư, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế,
đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững và sinh xã hội; hoàn thành nhiệm vụ di dân tái định
cư thuỷ điện Sơn La; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy
mạnh cải cách hành chính; bảo đảm ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống; xây
dựng khu vực phòng thủ vững chắc, tăng cường củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt
Việt Nam – Lào giữa huyện Mộc Châu và huyện Sốp Bâu; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; thực hiện thắng lợi Chỉ thị của Bộ Chính trị về đại hội
đảng các cấp.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể
3.2.2.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong huyện (giá so sánh) năm 2015 dự kiến đạt 2.620,2 tỷ đồng. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ (2011-2015) dự kiến đạt 14,77%/năm. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2015 khoảng 19,5 triệu đồng. Cơ cấu GDP đến năm 2015 dự
kiến: Nông, lâm nghiệp 30,85%; công nghiệp xây dựng 34,68%; dịch vụ - du lịch 34,47%.
a. Về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp
Cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi mạnh theo hướng giảm dần tỷ lệ trồng trọt, tăng tỷ lệ
chăn nuôi; áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và thâm canh (giống có tiềm năng, năng
suất cao, có giá trị kinh tế) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và hàng hoá có chất lượng

cao phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp thời kỳ (2011-2015) tăng bình quân
11,46%/năm; giá trị thu nhập sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 30 - 35 triệu đồng/1ha đất
canh tác. Cụ thể như sau:
+ Cây lương thực: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất các cây trồng, phát triển quy
mô, diện tích một cách phù hợp, giảm diện tích cây trồng trên nương (trong đó diện tích
ngô giữ mức 22.000 ha), khai hoang phục hoá nâng diện tích ruông nước lên 2.500 ha vào
năm 2015. Đến năm 2015 sản lượng lương thực có đạt 144 nghìn tấn, trong đó thóc đạt
khoảng 20 nghìn tấn.
+ Cây chè: Diện tích 4.000 ha, năng xuất ước đạt khoảng 77,5 tạ/ha, sản lượng đạt
khoảng 31-32 nghìn tấn. Chè sơ chế các loại đạt khoảng 6.500 tấn, tập trung chủ yếu ở thị
trấn Nông trường, Phiêng Luông, Vân Hồ, Lóng Luông, Chiềng Khoa, Chiềng Sơn…
+ Cây dâu tằm: Giữ vững diện tích hiện có 150 ha, sản lượng kén đạt khoảng 100 tấn.
+ Cây cao su: Phấn đấu đến 2015 trồng được 4.000 cây cao su ở các xã Suối Bàng
400 ha, Chiềng Khoa 700 ha, Hua Păng 800 ha, Mường Men 600 ha, Xuân Nha 500 ha,
Chiềng Xuân 600 ha, Tân Xuân 400 ha.
+ Cây ăn quả: Diện tích 3.467 ha chủ yếu là mận, nhã, đào, hồng…; chú trọng cải tạo
vười tạp mở rộng diện tích cây ăn quả phù hợp với điều kiện của từng vùng.
+ Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung
phát triển theo hướng trang trại chăn nuôi tập trung gắn với các hộ gia đình, chú trọng lai
tạo giống. Phấn đấu đến năm 2015 đàn trâu 35.300 con tăng bình quân 3,1%/năm; đàn bò
43.000 con tăng bình quân 2,5%/năm (trong đó đàn bò sữa 8.000 con); đàn lợn 50.000 con
2% năm.
+ Lâm nghiệp: Chăm sóc và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng
theo các chương trình dự án . Tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch và phát triển vốn rừng, phấn
đấu đến năm 2010 trồng mới được 4.700 ha, trong đó rừng kinh tế nguyên liệu giấy 4.000
ha với cơ cấu cây trồng hợp lý, đáp ứng nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp
như nguyên liệu giấy, sản phẩm từ tre, gỗ; bảo vệ và phát triển các vùng rừng đa dạng, sinh
học, các khu rừng có giá trị du lịch... nâng độ che phủ đạt 55%.
Tận dụng mặt nước hiện có vào nuôi trồng thuỷ sản bằng nhiều hình thức như: nuôi

cá lồng ở những xã, bản có điều kiện và lòng hồ Sông Đà.
b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Phát triển công nghiệp - TTCN gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn.
+ Duy trì tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả
sản xuất công nghiệp. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị. Phấn đấu
giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2011-2015) tăng bình quân 16,76%/năm.
+ Xây dựng và phát triển khu công nghiệp trong huyện gồm: Khu công nghiệp sạch,
công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, cụm kinh tế kỹ thuật
trung tâm cụm xã và các bản, làng nghề sản xuất hàng hoá.
+ Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển TTCN theo hộ gia
đình với quy mô nhỏ, hướng vào sản xuất hàng tiêu dùng là chính như: chế biến lương
thực, chế biến lâm sản, bảo quản nông sản sau thu hoạch; sản xuất gạch, ngói, công cụ cầm
tay; cơ khí sửa chữa, rèn, mộc gia dụng...nhằm tạo việc làm cho người lao động và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt khu công nghiệp Mộc Châu. Chủ động
xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến
đầu tư phát triển trên địa bàn.
+ Hình thành và phát triển mở rộng các làng nghề sản xuất các mặt hàng truyền thống
như: Dệt thổ cẩm, mộc, đan lát …
Sản xuất vôi, gạch, cát, đá, sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ. Năm 2015 đạt 20
triệu viên gạch, đá cát sỏi 12.000 - 15.000m3/năm.
c. Về phát triển các ngành dịch vụ - du lịch
Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại chất
lượng cao tại trung tâm hành chính, đồng thời mở rộng hệ thống dịch vụ cho sản xuất, đời
sống địa bàn nông thôn và các trung tâm cụm xã vừa tạo việc làm vừa thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường nhằm hội nhập với nền kinh tế của cả
nước.
+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP dịch vụ 5 năm (2011-2015) tăng bình quân

19,9%/năm (PA cơ bản) và 20,3%/năm (PA cao); tổng giá trị xuất khẩu đạt 8,5 triệu USD
xây dựng hệ thống dịch vụ phục vụ cho sản xuất địa bàn TĐC, cho việc nâng cấp đô thị và
chia tách huyện mới.
+ Phát triển kinh tế du lịch, hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu trung cư, các khu
thương mại, các khu vui chơi giải trí...xây dựng Mộc Châu thành vùng kinh tế động lực
phát triển toàn diện về nông - công nghiệp chế biến - dịch vụ - du lịch của tỉnh gắn chế
biến nông sản hàng hoá thực sự có giá trị kinh tế cao như chè, bò thịt, bò sữa, hoa quả ôn
đới, tơ tằm, rau hoa cao cấp; với thu nhập bình quân/người đạt 12 triệu năm 2011 và đạt
19,5 triệu vào năm 2015.
+ Khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hoá, tham quan khu di tích
lịch sử, phát triển kinh tế du lịch...
+ Tiếp tục phát triển nhanh, hiện đại hoá dịch vụ bưu chính viễn thông, đẩy mạnh việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống
chính trị trong các hoạt động kinh tế, dịch vụ ngân hàng, thương mại, y tế, giáo dục...
3.2.2.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo
Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 15,5% (theo tiêu chí mới
1
). Tạo thêm việc làm
thêm cho khoảng 4.000 lao động. Giảm tỷ lệ sinh 0,1-0,2%/năm; tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng dưới 17%. Dân số dùng nước sạch 95%; 100% các trạm y tế xã, TT đạt chuẩn quốc
gia về y tế. Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá 75%. Số hộ được dùng điện
95%; Số hộ được xem truyền hình 95%.
Thực hiện triển khai đánh giá từ cơ sở, xác định chính xác tỷ lệ hộ nghèo để tiếp tục
triển khai có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, hỗ trợ đồng
bào đặc biệt khó khăn. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần
kinh tế, mọi người dân làm giàu chính đáng, giúp đỡ người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
1 Chuẩn nghèo mới dự kiến đối với khu vực nông thôn là những hộ có thu nhập bình quân ở mức 350.000
đồng/người/tháng (dưới 4.200.000 đồng/người/năm), còn với thành thị là mức 450.000 đồng/người/tháng (dưới
5.400.000 đồng/người/năm).

3.3. Giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu
xoá đói giảm nghèo ở huyện Mộc Châu
Để thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho nhân dân các dân tộc trong huyện như vậy thì một yêu cầu khách quan cấp thiết đặt ra
là phải đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng cường tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế
tới xoá đói giảm nghèo. Để làm được điều đó, huyện cần thực hiện một số nhóm giải pháp
sau:
3.3.1. Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao chất lượng
tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế trong các ngành nói riêng sẽ tạo
ra giá trị tăng thêm, tạo ra nguồn lực vật chất phục vụ cho xoá đói giảm nghèo. Trong thời
gian qua, ở huyện Mộc Châu, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng quy mô và mức
tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người lại thấp. Vì vậy, nguồn lực lâu dài cho công
cuộc xoá đói giảm nghèo là rất khó khăn, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ Chính Phủ. Các giải
pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được coi như là các giải pháp cơ bản, quan trọng nhất để
xoá đói giảm nghèo. Cụ thể:
3.3.1.1. Giải pháp về vốn
Việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn
được tạo ra và hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn. Vì vốn là yếu tố vật chất trực tiếp tạo
ra tăng trưởng. Để có được nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế lâu dài, cần:
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và
nước ngoài bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, phát triển kinh doanh, dịch vụ, nhất là phát
triển kinh doanh du lịch.
- Tạo môi trường thông thoáng để thực hiện tốt chính sách thu hút vốn đầu tư tại
huyện.
- Huy động tối đa nguồn lực tại địa phương, vốn nhàn dỗi trong nhân dân vào việc
phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Có chính sách khuyến khích nhân dân mạnh
dạn, an tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là trong việc nhận đất, nhận
rừng lâu dài nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Phát triển các hình thức Công ty cổ
phần, phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu, điều chỉnh lãi xuất tiết kiệm, lãi xuất tín dụng

hợp lý nhằm thu hút nhiều vốn và tạo môi trường thuận lợi để vốn được chuyển dịch dễ
dàng.
- Tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài và bằng nhiều hình thức nhằm thu hút nguồn vốn
nước ngoài thông qua việc tạo môi trường và điều kiện cho Công ty nước ngoài hợp tác
liên doanh với các đơn vị kinh tế trong tỉnh, hoặc đầu tư toàn bộ, đảm nhận tiêu thụ tất cả
hoặc một phần sản phẩm. Trước mắt khuyến khích nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế
biến nông lâm sản, đầu tư khai thác một số khoáng sản…
- Vốn đầu tư do ngân sách cấp nên dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình
công cộng, ưu tiên cho các công trình giao thông liên lạc, y tế, giáo dục...
- Vay vốn ODA để xây dựng cấu trúc hạ tầng, tập trung vào giao thông, thuỷ lợi, hệ
thống điện hạ thế, cấp nước... tạo môi trường thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (Vốn FDI) với phương thức liên doanh
với nước ngoài, trước hết vào khai thác khoáng sản, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ
sản, dịch vụ viễn thông khách sạn
3.3.1.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội phải thực sự dựa vào khoa học và công nghệ, nó
là công cụ chủ yếu để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh
tế xã hội. Các giải pháp nâng cao trình độ khoa học công nghệ bao gồm:
- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, sản xuất theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hoá thiết bị
và công nghệ sản xuất, đặc biệt là thiết bị và công nghệ chế biến sữa, chế biến chè, kéo tơ,
dệt lụa, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề thủ công truyền thống...
- Nhanh chóng xây dựng chính sách khoa học, công nghệ của huyện để đảm bảo phát
triển khoa học gắn chặt với sản xuất, phát triển các loại công nghệ tiên tiến, không nhập
các thiết bị có công nghệ lạc hậu cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
- Sản xuất gắn với chế biến, gắn với thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Nhập thiết bị
hiện đại cho những khâu quyết định chất lượng sản phẩm, nhập một số giống cây trồng và
vật nuôi cùng công nghệ bảo quản và chế biến của nước ngoài để có sản phẩm cạnh tranh

được trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.2.1.3. Giải pháp về chính sách và thị trường
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào nền sản xuất hàng hoá, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh. Mở rộng phát triển mạng lưới đô thị từ các Trung tâm cụm
xã, trung tâm xã và các tụ điểm dân cư, phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
truyền thống để thúc đẩy sản xuất và đa dạng hoá các sản phẩm hàng hoá. Phát triển giao
thông vận tải và mạng lưới các chợ, các cơ sở thương nghiệp của mọi thành phần kinh tế,
đặc biệt chú trọng các vùng giao lưu còn khó khăn. Mở rộng quan hệ giao lưu với các
huyện, tỉnh bạn đặc biệt với nước bạn Lào.
Nâng cao khả năng tiếp thị của các đơn vị kinh tế để gắn sản xuất với thị trường, từng
bước tạo ra thị trường có tính chất truyền thống và ổn định. Phát triển các dịch vụ thông tin
kinh tế nhằm nắm bắt và dự báo tình hình thị trường trong nước và thế giới có liên quan
đến khả năng sản xuất, kinh doanh của tỉnh. Đặc biệt chú trọng đến thị trường Bắc Lào.
Mộc Châu cần nghiên cứu thị trường trong tỉnh, thị trường cả nước và thị trường
nước ngoài để tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá có ưu thế như: Chè, tơ tằm, sữa, cây ăn quả,
lâm đặc sản…
Để mở rộng thị trường xuất khẩu, trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, đi
đôi với việc tích cực tìm kiếm thị trường mới đối với các mặt hàng xuất khẩu. Đổi mới
công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nhằm nâng cao
chất lượng, nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của huyện trên thị
trường quốc tế.
3.3.1.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, vận động đồng bào thực hiện kế hoạch hoá gia đình,
đảm bảo các điều kiện đi đôi với giải pháp về y tế giảm sự gia tăng dân số, nhằm ổn định
dân số của huyện trong những năm tới.
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động, vừa là mục tiêu xã hội quan
trọng, vừa là yếu tố cần thiết của sự phát triển. Tích cực đào tạo đội ngũ lao động có sức
khoẻ, có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, có tay nghề cao, năng động phù hợp cơ chế thị
trường và với sản xuất hàng hoá. Có chính sách thoả đáng nhằm thu hút cán bộ kinh tế,
khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân lành nghề, các nghệ nhân về huyện xây

dựng kinh tế.
Hết sức chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng thường xuyên lực lượng
lao động hiện đang làm việc để thích ứng với những yêu cầu mới về nhân lực. Tổ chức tốt

×