Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.57 KB, 28 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
NHTM.
I- Hoạt động kinh doanh của NHTM.
1- Định nghĩa NHTM.
Để đưa ra được một định nghĩa về ngân hàng thương mại, người ta thường phải
dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi
còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.
Luật ngân hàng của Pháp, năm 1941 định nghĩa “ Được coi ngân hàng là những
xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức
ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ
triết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính ”. Hay như luật ngân hàng ấn độ 1950
được bổ sung 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để
cho vay hay tài trợ, đầu tư”. Những định nghĩa như vậy là căn cứ vào tính chất và
mục đích hoạt động. Như luật ngân hàng Đan mạch năm 1930 định nghĩa “ Những
nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành
nghề thương mại và các giá trị địa ố, các phương tiện tín dụng và hối phiếu thực
hiện các nghiệp vụ chuyển ngânđứng ra bảo hiểm”.
Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng phân tích khai thác nội dung
các định nghĩa đó người ta dễ dàng nhận thấy các ngân hàng thương mại đầu có
chung một tính chất nhận tiền ký thác – Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử
dụng vào các nghiệp vụ cho vay chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của
chính ngân hàng.
Trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước,
thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở
hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau
hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng, các doanh nghiệp, không phân biệt
quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng
trước pháp luật.
Theo hứơng đó nền kinh hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề
cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín


dụng khác. Cho nên để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân
hàng và các tổ chức tín dụng khác tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế
đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. theo điều 20 luật
các tổ chức tín dụng của việt nam có nêu: “ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp
được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để
hoạt động kinh doanh tiền tệ. Làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi
và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng , cung ứng các dịch vụ thanh toán, uỷ thác,
đã hình thành nên các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng ”
Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động hệ thống ngân hàng gồm : Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân
hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
Ngày nay trong thế giới hiện đại, hoạt động các tổ chức tài chính là môi giới
trên thị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng và quy mô hoạt động, đa
dạng và phong phú, hoạt động đan xen lẫn nhau. Người ta phân biệt ngân hàng
thương mại với các tổ chức môi giới tài chính khác là ở chỗ ngân hàng thương mại
là ngân hàng kinh doanh tiền gửi, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từ hoạt
động đó đã tạo cơ hội cho ngân hàng thương mại có thể làm tăng bội số tiền gửi
của khách hàng trong hệ thống ngân hàng của mình.
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
và thường xuyên của nó là nhận tiền gửi có trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền
đó để cho vay, làm nhiệm vụ chiết khấu và thanh toán.
2- Những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại dựa trên nguyên
tắc đi vay để cho vay, tức là phải tự cân đối về vốn và nguồn vốn, có như vậy mới
đảm bảo tốt cho công tác huy động vốn, sử dụng vốn, cũng như các nghiệp vụ khác
của ngân hàng. Để khái quát toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại chúng
ta đi xem xét vào các nghiệp vụ chủ yếu sau:
2.1- Tạo lập nguồn vốn.
Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn là nghiệp vụ hình thành vốn của ngân hàng
thương mại. Các hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở nguồn vốn

huy động được đó là những nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của một bộ phận dân cư,
của các đơn vị, các tổ chức kinh tế chưa sử dụng đến. Hoạt động nghiệp vụ này
quyết định đến các nghiệp vụ còn lại của ngân hàng thương mại.
Như chúng ta đã biết ngân hàng là một tổ chức kinh doanh mà đối tượng
kinh doanh là tiền tệ. Do vậy ngân hàng cần có vốn để hoạt động. Nguồn vốn của
ngân hàng là yếu tố quyết định quy mô hoạt động, uy tín, cũng như sức cạnh tranh
của ngân hàng trên thị trường. Ngân hàng chỉ có thể thành lập khi tạo lập được
nguồn vốn tự có đúng theo quy định. Cách thức tạo lập nguồn vốn đó tuỳ thuộc
vào loại hình ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thương mại luôn tìm mọi cách để
bảo toàn vốn và không ngừng nâng cao chất lượng hiêụ quả sử dụng vốn. Nghiệp
vụ tài sản nợ phản ánh các nguồn vốn ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh
doanh của mình bao gồm:
- Vốn tự có và coi như tài sản có:
+ Vốn tự có của ngân hàng thương mại bao gồm vốn pháp định, quỹ dự trữ
của ngân hàng thương mại và thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn pháp định của
ngân hàng thương mại là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập ngân hàng do
pháp lệnh nhà nước quy định và được hình thành tuỳ theo tính chất sở hữu của các
ngân hàng thương mại. Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh thì vốn
pháp định do ngân sách nhà nước cấp khi thành lập ngân hàng. Các ngân hàng tư
nhân thì vốn pháp định được hình thành từ vốn tự có của các chủ ngân hàng. Các
ngân hàng cổ phần do cổ đông đóng góp.
Quỹ dự trữ của ngân hàng có hai loại gồm: quỹ bổ xung vốn điều lệ và quỹ
dự trữ đặc biệt để bù đắp rủi ro. Việc hình thành các quỹ này làm tăng thêm vốn tự
có của ngân hàng đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Vì khi ngân hàng
gặp rủi ro trong kinh doanh nếu không có quỹ dự trữ để bù đắp rủi ro thì sẽ làm
giảm nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, thậm chí nếu khoản rủi ro lớn sẽ làm
giảm khả năng thanh toán của ngân hàng, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng, dẫn đến
ngân hàng có nguy cơ phá sản.
Vốn tự có của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng

nguồn vốn nhưng mang tính chất ổn định và là cơ sở để thu hút các nguồn vốn
khác. Nó không phải là vốn dùng trực tiếp vào kinh doanh nhưng lại có vai trò
quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng thương mại, Vốn tự có của ngân hàng
thương mại không những là căn cứ pháp lý để thành lập ngân hàng mà còn là cơ sở
để xác định quy mô hoạt động của ngân hàng, khẳng định thế mạnh cũng như khả
năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với người gửi tiền trong trường hợp
có thể xảy ra rủi ro.
+ Vốn coi như tự có: Như lợi nhuận được chia hoặc các quỹ chưa sử dụng
như quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,
quỹ khấu hao tài sản cố định.
- Huy động vốn từ các doanh nghiệp cá nhân.
Là nghiệp vụ tạo dựng nguồn vốn cho ngân hàng thông qua huy động tiền
gửi của các doanh nghiệp và cá nhân. Vốn của ngân hàng dược huy động từ nghiệp
vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, đây
chính là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Vì vậy ngân
hàng cần thông qua các công cụ tài chính với mức lãi suất khác nhau, thời hạn
hoàn trả khác nhau để có thể huy động vốn tới mức tối đa nguồn tiền tạm thời nhàn
rỗi của khách hàng. Các ngân hàng thương mại phải làm sao thu hút tiền của người
tiêu dùng và các doanh nghiệp dù ngân hàng phải trả lãi cho loại tiền gửi này.
- Tiền gửi thanh toán: là khoản tiền được gửi vào ngân hàng với mục đích
thanh toán hay phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tiền gửi này
chiếm đại bộ phận trong vốn tiền gửi của các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức gửi
tiền vào ngân hàng với mục đích sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.Vì với mục
đích chủ yếu là tính thanh khoản chứ không phải là hưởng lãi nên số dư tiền gửi
trên tài khoản này thường xuyên biến động, họ có thể rút vốn vào bất kỳ thời điểm
nào, việc kế hoạch hoá nguồn vốn là tương đối khó và phức tạp.
- Tiền gửi có kỳ hạn: là cá khoản tiền gửi có sự thoả thuận trước về thời hạn
rút tiền giữa người gửi tiền và ngân hàng , là loại tiền gửi mà khách hàng có thể
rút ra sau một thời gian nhất định từ một vài tháng tới một vài năm. Mục đích của
người gửi tiền là lấy lãi và ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng loại

tiền gửi này để cho vay, vì vậy ngân hàng cần phải trả lãi cho loại tiền gửi có kỳ
hạn. Lãi cao hay thấp thường phụ thuộc vào thời hạn gửi tiền và các yếu tố khác
trên thị trường. Tuy nhiên trong thực tế để nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ
ngân hàng có thể cho phép khách hàng được rút tiền trước hạn và những khoản
phạt đáng kể.
- Tiền gửi tiết kiệm : Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi vào
các ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi. Thời hạn cho hình thức này được ngân
hàng quy định cụ thể, khách hàng muốn rút tiền trước kỳ hạn thì chỉ được hưởng
lãi suất theo lãi suất thấp nhất thậm chí không được hưởng lãi. Lãi suất trả cho tiền
gửi tiết kiệm thường cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán, nhưng tiền gửi tiết kiệm
mang tính chất ổn định nên ngân hàng thương mại có kế hoạch cho vay hợp lý.
Ngoài hình thức huy động tiền gửi khi thiếu vốn ngân hàng có thể huy
động vốn theo các hình thức khác nhau như phát hành chứng chỉ tiền gửi phát hành
kỳ phiếu trái phiếu.. Các loại phiếu nợ này phát hành theo từng đợt và được xác
định trước thời hạn, lãi suất và cách trả lãi. Lãi suất trả cho nghiệp vụ này thường
cao hơn lãi suất tiền gửi và nó dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn trên thị
trường cũng như lãi suất tín dụng của nền kinh tế.
- Vay vốn của các ngân hàng.
Là nguồn vốn ngân hàng tạo được thông qua việc đi vay ngân hàng trung
ương và các tổ chức tín dụng khác. nghiệp vụ đi vay này chi phí đầu vào cao hơn
so với nghiệp vụ trên nên nó thường được áp dụng trong trường hợp khả năng cân
đối tại chỗ của ngân hàng gặp khó khăn. Tức là tại thời điểm đó có những ngân
hàng thừa vốn, có những ngân hàng thiếu vốn họ có thể thoả thuận vay vốn lẫn
nhau. Khoản vay này chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, cho
nên thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn.
+ Ngân hàng nhà nước trung ương cho ngân hàng thương mại vay dưới hình
thức chiết khấu các thương phiếu và các phiếu nợ khác ngân hàng thương mại vay
của các tổ chức tín dụng ( trong và ngoài nước ) dưới hình thức vay trên thị trường
tiền tệ liên ngân hàng, chịu lãi suất biên độ trần và sàn để tránh những biến động
đột biến của cung cầu trên thị trường.

+ Nguồn vốn đi vay các ngân hàng khác hay tổ chức tín dụng khác: là các
khoản vốn vay giữa các tổ chức tín dụng hay các ngân hàng thương mại trên thị
trường tiền tệ thống nhất. Do các ngân hàng thương mại được tổ chức theo một
mạng lưới rộng khắp toàn lãnh thổ, vì vậy một thời điểm nhất định có thể có các tổ
chức tín dụng đang tạm thời thừa vốn, trong khi đó có một số các tổ chức tín dụng
khác tạm thời thiếu vốn bởi tiềm năng và nhu cầu vốn giữa các địa phương khác
nhau không đồng điều từ đó tổ chức tín dụng có quan hệ vay vốn lẫn nhau thông
qua thị trường liên ngân hàng.
Các ngân hàng TM vay vốn lẫn nhau phải là các ngân hàng hợp pháp, việc
cho vayvà đi vay phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng của ngân hàng nhà
nước.
- Vốn nhận uỷ thác đầu tư:
Là các khoản vốn thu được khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng như làm đại
lý chuyên thu, chuyên chi, nhận vốn thanh toán chuyển vốn cho khách hàng hoặc
các dự án đầu tư. Vốn uỷ thác đầu tư , tài trợ của nhà nươc hoặc nước ngoài để đầu
tư cho chương trình dự án phát triển kinh tế, văn hoá - Xã hội. Ngân hàng thương
mại có thể tìm kiếm nguồn vốn hoạt động từ việc phát hành phiếu nợ để vay tiền ở
nước ngoài, chuyển ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế.
NHTM nhận làm uỷ thác nhằm tăng thu nhập tạo khả năng tích luỹ lành
mạnh và chính các khả năng đó đã góp phần phát triển các dịch vụ uỷ thác của
NHTM.
Việc hình thành các tài sản nợ tạo nên khoản chi phí chủ yếu và thường
xuyên của ngân hàng đó là chi trả lãi. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh của
một ngân hàng thì việc cần thiết đầu tiên là phải quản lý tài sản nợ một cách linh
hoạt, kiểm soát các khoản chi trả lãi chính xác và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tín
dụng của khách hàng vơí bất kỳ giá nào nhằm giữ vững uy tín và vị thế của ngân
hàng mình trên thị trường.
2.2- Sử dụng vốn
Nghiệp vụ tài sản có là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
trên cơ sở hình thành nguồn vốn, nguồn vốn được phân chia thành tiền mặt và các

tài sản có sinh lời như cho vay đầu tư và các taì sản có khác. Tỷ lệ hợp lý giữa tiền
mặt và các tài sản có sinh lời khác như cho vay đầu tư sẽ quyết định đến lợi nhuận
và sự an toàn của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các tài sản có của ngân hàng
được phân chia thành khoản mục chủ yếu sau :
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
* Cho vay ngắn hạn
Nghiệp vụ cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng thương mại.
Nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản mục thuộc tài sản có( khoảng 70%).
Khoản tiền này thường có tính chất kém lỏng hơn so với các tài sản có khác vì
chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản cho vay đó đến hạn.
các khoản cho vay này cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những tài sản có
khác. Chính vì vậy ngân hàng thường thu được khoản lãi cao từ những món cho
vay và tạo phần lớn thu nhập cho ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thực hiện
nghiệp vụ này dưới các hình thức chủ yếu sau:
+ Cho vay chiết khấu: Là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn. Trong đó khách
hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những thương phíêu chưa đến hạn thanh toán
cho NHTM để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lựoi tức và phí hoa
hồng. Thực chất nghiệp vụ cho vay ngắn hạn nhưng khoản vay mang tính chất đặc
biệt vì người vay chuyển quyền đòi nợ trên thương phiếu sang ngân hàng.
+ Cho vay ứng trước: thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng trong đó khách
hàng được sử dụng một mức tiền vay trong một thời hạn nhất định. Cho vay ứng
trước được thực hiện bằng hai hình thức: ứng trước có đảm bảo và ứng trước
không có đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng đối với ngân hàng.
+ Cho vay Thấu chi trên tài khoản: vãng lai, tín dụng ngân quỹ , tín dụng
thu mua, tín dụng bằng chữ ký, tín dụng tiêu dùng.. thông qua đó ngân hàng tiến
hành cho vay đối với các đơn vị tổ chức kinh tế, tư nhân có nhu cầu vốn.
+ Nghiệp vụ tín dụng ngân quỹ:
Các tài sản nợ của ngân hàng phải được trả thanh toán khi đến hạn hoặc
thanh toán khi đến hạn của người gửi tiền hay người cho vay. Việc sử dụng vốn của
ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu rút tiền của người gửi

tiền, đồng thời phải có đủ vốn để sẵn sàng đáp ứng đầy đủ vốn để sẵn sàng đáp ứng
các nhu cầu tín dụng của khách hàng. Vì vậy ngân hàng trung ương yêu cầu các
ngân hàng thương mại thường xuyên phải duy trì phần tài sản của họ dưới hình
thức dự trữ.
Khoản mục dự trữ của ngân hàng thương mại bao gồm:
Tiền gửi dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung
ương. Khối lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc được xác định theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc
là tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền gửi mà ngân hàng thương mại huy động được. Tỷ
lệ dự trữ là do ngân hàng trung ương quy định dựa trên cơ sở mục tiêu yêu cầu của
chính sách tiền tệ.
Ngoài khoản mục dự trữ còn bao gồm tiền mặt tại quỹ của ngân hàng thương
mại như tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho của ngân hàng. Nhu cầu dự trữ
tiền mặt cao hay thấp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng, nhu cầu rút
tiền mặt của khách hàng và còn mang tính chất thời vụ. Tiền gửi thanh toán của
ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác, các giấy tờ có giá trị và các tài
sản có khác.
Nghiệp vụ về ngân quỹ không đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập
nào cho ngân hàng thương mại nhưng nó vô cùng cần thiết vì nó đảm bảo khả năng
thanh toán chi trả nhanh và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại. Các ngân hàng cần phải tính toán lượng tiền dự trữ phù hợp,
không nên dự trữ quá lớn sẽ làm lãng phí vốn kinh doanh của ngân hàng.
* Cho vay trung và dài hạn
Tín dụng trung và dài hạn sử dụng chủ yếu để đầu tư mua sắm TSCĐ, cải
tiến hay đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản suất kinh doanh, mở rộng dự án
với quy mô nhỏ. Còn tín dụng dài hạn được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn
như xây dựng nhà ở các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các
nhà máy mới. Cho vay trung và dài hạn không chỉ đơn thuần là cấp vốn vay vưói
thời hạn trên một năm mà còn có nhiều hình thức khác như
+Cho vay theo dự án đầu tư: Là cho vay theo kế hoạch đầu tư XDCB của
doanh nghiệp là loại vay được thực hiện theo phương pháp cho vay thông thường

dựa trên cơ sở nhu cầu vốn vay của từng công trình hạng mục được xác định trong
kế hoạch. Cho vay theo dự án dưụa trên văn bản hoàn chỉnh về vay vốn và trả nợ,
những căn cứu khoa học kỹ thuật phù hựop với đường lối kinh tế của nhà nước.
Tín dụng tuần hoàn, dựa theo chu kỳ sản suất kinh doanhcủa doanh nghịêp thực
chất là chu kỳ sản phẩm hoặc công trình kiến trúc, vật nuôi, cây trồng có thời hạn
trên 12 tháng , có thể chuyển thành tín dụng trung và dài hạn theo hợp đồng ký kết
nếu người vay cần thiết vì tình trạng tài chính không sẵn sàng để thực hiện tín dụng
tín hoàn .
+ Tín dụng thuê mua là hình thức cho vay bằng tài sản thông qua một hợp
đồng tín dụng thuê mua. Sau một thời gian thuê thì nhất định tuỳ theo thoả thuận
của hợp đồng, ngưòi cho thuê có thể mua lại tài sản đó.
+ Cho vay tiêu dùng: Là các nhu cầu tiêu dùng có giá trị lớn , khi các cá
nhân có nhu cầu vay ngân hàng có thể đáp ứng một phần hoặc toàn bộ nhu cầu vay
vốn.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng vốn của các đơn vị kinh tế mà
ngân hàng quy định thời hạn vay cho phù hợp : ngắn hạn, trung hạn , dài hạn. Hiện
nay ngân hàng thương mại Việt nam chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nên cho vay
ngắn hạn chiếm đa số. Việc phân chia vốn vào các khoản vay rất quan trọng nó
quyết định đến mức độ thu nhập của ngân hàng.
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Là nghiệp vụ sinh lời của ngân hàng thương mại, tuy nhiên nghiệp vụ này
khi sử dụng vốn để đầu tư được quy định chặt chẽ và chỉ được dùng vốn tự có, giới
hạn mức đầu tư tối đa. Ngân hàng thương mại đầu tư tài chính dưới hình thức chủ
yếu là hùn vốn, góp vốn liên doanh, liên kết đầu tư chứng khoán.
Ngân hàng thương mại mua các chứng khoán nhằm đa dạng hoá hoạt động
nâng cao lợi tức và sử dụng các chứng khoán làm vật ký quỹ khi vay vốn của ngân
hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác. ngoài ra các chứng khoán cũng là
một nguồn thanh khoản của ngân hàng thương mại đặc biệt là trái phiếu kho bạc là
loại chứng khoán có độ an toàn cao và có thể bán bất cứ lúc nào. Thu nhập từ
khoản vốn đầu tư này có thể do chứng khoán mang lại hoặc do chênh lệch giá cả

trên thị trường chứng khoán.

×