Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÍNH NHÂN VĂN CỦA BÁO CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.68 KB, 16 trang )

Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

MỞ ĐẦU
Có thể nói báo chí là sản phẩm thuộc kiến trúc thượng tầng, ra đời và phát
triển do nhu cầu thông tin của xã hội. Vì thế một mặt báo chí được sử dụng như
một phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động quần chúng nhân dân, mặt khác
nó trở thành diễn đàn của mọi người về các lĩnh vực của cuộc sống.
Trong thời đại 4.0, khi con người được tiếp cận với một số lượng thông tin,
tri thức khổng lồ và được trao đổi khắp nơi trên thế giới dẫn đến nhiều loại hình
báo chí ra đời, song song tồn tại và ngày càng phát triển theo xã hội, phản ánh
một cách tất cả các diện mạo của đời sống xã hội và báo chí Việt Nam cũng vậy.
Với nền kinh tế đang ngày càng phát triển, báo chí nước ta đang không ngừng đổi
mới, năng động và sáng tạo hơn trong quá trình tác nghiệp. Không những vậy,
với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội, khoa học công nghệ như điện thoại
thông minh, mạng Internet, đặc biệt là sự bùng nổ vô cùng lớn của các trang
mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… thì báo chí Việt Nam cũng đã
có những thay đổi mạnh mẽ về quy mô, phương tiện truyền thông, … đồng thời
là những chuyển biến, thay đổi đáng quan tâm về phẩm chất, đạo đức nhà báo.
Ở Việt Nam, báo chí là cơ quan truyền thông có vị trí vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thể hiện tư tưởng lãnh đạo của Đảng theo quan điểm “ ...báo chí
vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dân…” khi
trực tiếp tham gia vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng con
người, báo chí đứng trên lập trường nhân đạo để thông tin, lí giải các sự kiện,
hiện tượng đời sống xã hội. Báo chí còn có vai trò quan trọng trong việc đưa tin,
phản ánh hiện thực một cách khách quan. Do đó trong bất kì hoàn cảnh nào thì
báo chí Việt Nam phải luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình: Phản
ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; là diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận
của nhân dân; bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước…
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ đó đòi hỏi người làm báo phải có trí tuệ, bản lĩnh
vững vàng để đưa ra những thông tin kịp thời, chính xác, trung thực và có cái
nhìn sắc bén. Khi đó, tính nhân văn, một trong những nguyên tắc cơ bản của báo


chí, trở thành vấn đề cần đặc biệt quan tâm đến.Tính nhân văn của báo chí lại
càng được đề cao khi xã hội, thời cuộc ngày càng có nhiều biến động, thay đổi
cùng sự tiếp cận nhiều xu hướng mới.
1


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

Báo chí được biết đến là công cụ để phản ánh ý kiến của quần chúng, bảo vệ
công lý, phơi bày những mặt tối, hạn chế của xã hội và báo chí góp phần kết nối,
tạo dựng mối quan hệ giữa người với người, giữa Đảng, Nhà nước và quần chúng
nhân dân. Nhờ vào đó, tính nhân văn của báo chí được thể hiện một cách rõ ràng,
chân thực nhất. Tuy nhiên không chỉ tồn tại những mục tiêu mang tính nhân văn
ấy, báo chí hiện nay đã và đang xuất hiện những tiêu cực, những mảng tối nhất
định. Thay vì những thông tin chuẩn xác, mang tính nhân văn thì người làm báo
lại có xu hướng đăng tải những thông tin mang tính giật gân, shock nhằm mục
đích kiếm lợi nhuận, thu hút người xem tin. Nó dần làm mất đi bản chất của báo
chí cũng như dần làm mất đi phẩm chất, đạo đức của nhà báo. Đặc biệt, khi báo
điện tử và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, công nghệ truyền thông đang tạo ra
không chỉ những cơ hội mà còn là thách thức với nghề báo, thực trạng vi phạm
đạo đức, xa rời chuẩn mực ngày càng đáng lo ngại dẫn đến ngày càng có nhiều
bài báo thiếu đi tính nhân văn vói những biểu hiện đa dạng, ở nhiều mức độ khác
nhau.
Do vậy, người viết chọn đề tài này để làm Tiểu luận kết thúc môn Cơ sở lí
luận báo chí bởi người viết muốn làm rõ hơn tính nhân văn trong hoạt động báo
chí và thực trạng tính nhân văn trên báo chí qua một số sự kiện tiêu biểu trong
thời gian gần đây.

NỘI DUNG
1. Tính nhân văn trong hoạt động báo chí

Trong cuộc sống cũng như trong văn học hay báo chí, tính nhân văn được
hiểu là giá trị văn hóa chung của loài người, thuộc về văn hóa của loài người. Có
thể thấy được rằng giá trị nhân văn thể hiện những ý nghĩa vì con người, tôn
trọng con người, giải phóng con người, phát triển và hoàn thiện con người.
Tính nhân văn chứa đựng hệ giá trị biểu hiện cụ thể ở mỗi cộng đồng, dân
tộc, quốc gia, nền văn hóa và sự phát triển khác nhau. Một trong những ví dụ
điển hình thuộc về tính nhân văn thể hiện khát vọng tự do, hạnh phúc, một nền
độc lập tự chủ hoàn toàn, đó là bản “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí
Minh ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong bản
Tuyên ngôn có viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa
cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có
2


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Nó cho thấy một
tư tưởng vĩ đại thể hiện khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta, phản ánh
khát vọng của cả dân tộc đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh để giành lại
quyền độc lập, cuộc sống tự chủ, ấm no, hạnh phúc. Tất cả khái quát lên tính
nhân văn rõ nét và đầy chân thực.
Hay trong “Lời kêu gọi toàn quốc thi đua ái quốc” tháng 6/1948 của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh giặc đói, giặc dốt hoành hành, giặc ngoại xâm
cùng âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ, trước tình thế cách mạng
“ngàn cân treo sợi tóc” cũng chứa đựng giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc. Nó thể
hiện ở mục đích dân sinh, dân trí, dân quyền, tiến tới xây dựng xã hội nhân văn
của phong trào, mang đến cho nhân dân cả nước tinh thần, ý chí và sức mạnh để
vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của cách mạng Việt Nam khi đó.
Và từ đó, với tinh thần và những giá trị thấm đậm tính nhân văn chứa đựng
trong các tác phẩm chính luận trong lịch sử, qua lịch sử đấu tranh, dựng nước,

giữ nước và xây dựng đất nước sau hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, qua những giọt máu và nước mắt của cả dân tộc, báo chí Việt Nam luôn ý
thức, tự giác và kiên quyết đấu tranh đến cùng bảo vệ nền độc lập dân tộc, quyền
của con người cùng các giá trị nhân văn sâu sắc.
Xuất phát từ tinh thần nhân văn trong xã hội, báo chí phát triển dựa trên
những chuẩn mực đạo đức đó. Nhờ có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với
công chúng, báo chí được coi như một công cụ truyền tải đến cho xã hội những
góc nhìn, đánh giá về một sự kiện nhất định. Chính vì vậy, tính nhân văn trong
các tác phẩm báo chí là không thể thiếu. Trong báo chí truyền thông, tính nhân
văn là một trong những nguyên tắc cơ bản của báo chí, có vai trò quan trọng đối
với báo chí, là một trong những thước đo cơ bản để đo giá trị của hoạt động và
tác phẩm báo chí. Hay nói theo cách khác thì tính nhân văn chính là kim chỉ nam
cho mọi hoạt động báo chí, là ngọn đèn sáng chỉ đường giíup định hướng, dẫn dắt
người làm báo thực hiện tốt, đầy đủ và hoàn thiện các nguyên tắc của báo chí.
Tính nhân văn của báo chí bao hàm cả sự trừu tượng và cụ thể trong nó, thể
hiện ở các tác phẩm, sản phẩm của báo chí, ở các mức độ khác nhau. Theo cuốn
“Cơ sở lý luận báo chí” - PGS.TS Nguyễn Văn Dững “Tính nhân văn, nhân loại
là hệ giá trị vừa rất trừu tượng lại vừa biểu hiện cụ thể thông qua các sự kiện và
3


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

vấn đề thời sự hàng ngày, thể hiện nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của con
người. Trong báo chí truyền thông, đó là thái độ tiếp cận, đánh giá các sự kiện và
vấn đề trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến cộng đồng cũng như số phận con
người; đó là quan điểm, thái độ và những nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc đấu
tranh vì quyền con người, dân chủ, dân sinh, vì sự tiến bộ xã hội và những giá trị
nhân đạo chân chính.”
Từ tính chất vừa trừu tượng vừa cụ thể của tính nhân văn trong hoạt động

báo chí có thể suy ra các biểu hiện đặc trưng của tính nhân văn trong báo chí như
sau:
Đầu tiên, trong bất kì nguyên tắc cơ bản của báo chí nào, trong đó tính
nhân văn của hoạt động báo chí nói riêng đều phải tuân theo, dựa trên các quy
tắc, quy định của Pháp luật và đạo đức xã hội. Pháp luật và đạo đức xã hội là 2
yếu tố luôn gắn liền, không tách rời nhau và đạo đức là yếu tố quan trọng tác
động đến việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật. Trong cuộc sống
hay trong báo chí, thực hiện pháp luật là bắt buộc, là quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, còn tôn trọng đạo đức nghề nghiệp chính là sự củng cố về uy tín,
đạo đức cá nhân. Do đó, để có một nền báo chí nhân văn, tích cực, lành mạnh,
chứa đựng sức mạnh bảo vệ những điều tốt đẹp trong đời sống xã hội, bảo vệ lợi
ích tối cao của đất nước, quyền lợi chính đáng của quần chúng nhân dân thì cần
phải có nền tảng pháp luật và đạo đức vững chắc.
Thứ hai, bởi báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là cầu
nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân nên tính nhân văn phần nào
đòi hỏi trong mảng đề tài mà báo chí quan tâm phải chú trọng đến các sự kiện,
vấn đề thời sự. Và khi những vấn đề vướng mắc được giải quyết thì sẽ giúp ích
cho sự phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Khi các phương
tiện truyền thông ngày càng phát triển, con người chỉ cần vài thao tác đơn giản đã
có thể tiếp cận với rất nhiều các thông tin báo chí khác nhau. Do đó, để đảm bảo
tính nhân văn, báo chí không nên quá chú tâm, lún sâu trong những đề tài xấu xí,
“những góc tù nước đọng” để đáp ứng thị hiếu, thỏa mãn trí tò mò của một bộ
phận công chúng thông qua các bài báo, sự kiện giật gân nhằm mục đích câu
khách, câu view, kiếm lợi nhuận khiến cho vai trò của báo chí trong cuộc sống,
xã hội dần bị đánh giá thấp và làm mất đi niềm tin của công chúng với báo chí
truyền thông. Thử tưởng tượng vào mỗi buổi sáng khi xem tin tức báo chí, tâm
4


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”


trạng chúng ta sẽ thấy lạc quan, yêu đời, thêm niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống
khi thấy những thông tin về việc làm giúp ích cho xã hội, những tấm gương nhân
ái hành động vì cuộc sống, vì cộng đồng. Ngược lại, liệu ta có thể có một khởi
đầu ngày mới với tâm trạng vui vẻ, thậm chí là lo lắng, băn khoăn khi thấy những
thông tin tiêu cực, xấu xí. PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã viết trong “Thử bàn về
hàm lượng văn hóa và tính nhân văn của báo chí hiện nay”: “Thông tin báo chí
không nên là tiếng kèn đám ma, cũng không nên lúc nào cũng là tiếng kèn đám
cưới; thông tin báo chí nên là tiếng kèn xung trận, có thể thổi vào trí tuệ và cảm
xúc của lòng người sức mạnh của niềm tin. Niềm tin là sức mạnh mềm của cộng
đồng không bao giờ cạn kiệt, ngược lại, nó là nguồn sức mạnh vô biên, nếu báo
chí biết khơi dậy, củng cố và nhân lên trong mỗi con người thông qua giá trị của
tin tức hàng ngày cung cấp cho công chúng”. Vì vậy, có thể thấy rằng đề tài được
báo chí phản ánh cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc.
Thứ ba, khi tiếp cận và phản ánh vấn đề, sự kiện, báo chí phải lựa chọn góc
nhìn, góc tiếp cận đúng đắn. Về một vụ án đã từng gây xôn xao dư luận cách đây
khoảng 10 năm trước, ông Nguyễn Thanh Chấn (trú tại Việt Yên, Bắc Giang) bị
tù oan 10 năm về tội danh giết người. Dù ông Chấn và gia đình liên tục kêu oan,
đề đơn khiếu nại lên các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương nhưng
đều không có hồi âm, thậm chí Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà
Nội đã bác kháng cáo và giữ nguyên mức án tù chung thân đối với ông Chấn. Và
sau gần 10 năm kể từ khi mức án được thi hành, vụ án hé lộ ra nhiều tình tiết
mới, người thân của ông Chấn đã tìm ra những bằng chứng quý giá giúp minh
oan cho ông. Cuối cùng sau hơn 10 năm ngồi tù oan, ông Chấn đã được minh oan
và được thả tự do. Trong suốt quá trình diễn ra vụ án báo chí đã luôn theo sát
từng diễn biến, phản ánh lại cho công chúng dưới góc nhìn đầy nhân văn.
Do đó, khi tiếp cận vấn đề thông tin, việc lựa chọn góc nhìn, góc tiếp cận
đúng đắn của báo chí thể hiện tính nhân văn rất lớn bởi nhà báo phải luôn tư duy,
chọn lựa góc nhìn để làm ánh lên những giá trị nhân bản. Có câu nói rằng “Một
nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật”.

Người làm báo phải nhận thức được báo chí là làm rõ bản chất sự việc, sự thật
chứ không phải mô tả những sự việc, chi tiết đã diễn ra vì những gì ta nhìn thấy
trên bề mặt sự việc. Từ đó có thể thấy sự thật có được làm sáng tỏ hay không, và
sáng tỏ ở mức độ nào phụ thuộc vào góc nhìn của người làm báo.
5


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

Lấy ví dụ về tin tức, thông tin sự việc của các vụ án hình sự, sẽ thế nào nếu
trong một bài báo đó người làm báo chỉ tập trung mô tả quá trình, diễn biến xảy
ra sự việc mà không giải thích, lý giải nguyên nhân gây án, thông tin Luật pháp
liên quan cùng các bài học đạo đức cho công chúng? Báo chí ra đời không chỉ để
đáp ứng nhu cầu về thông tin cho công chúng mà còn giúp cảnh tỉnh công chúng,
đưa ra những bài học ý nghĩa về cách ứng xử, các bài học đạo đức.
Trước một thế giới thông tin rộng lớn hiện nay, việc lựa chọn góc nhìn, góc
tiếp cận sự việc của báo chí là vô cùng quan trọng. Báo chí phải luôn đặt ra nghi
vấn rằng phải làm sao để có thể cung cấp thông tin chính xác, đúng đắn dựa trên
những góc nhìn, cách tiếp cận vấn đề đúng đắn nhất để vượt lên những thông tin
xô bồ, thị hiếu “rẻ tiền” như hiện nay. Nó chính là tiêu chí để phân biệt đẳng cấp
giữa những người cầm bút, là một cách thức để thể hiện tư cách, đạo đức của một
nhà báo.
Thứ tư, tính nhân văn trong hoạt động báo chí thể hiện qua cách lựa chọn
thông tin cho tác phẩm báo chí. Nếu người làm báo lựa chọn tập trung khoét sâu
vào các chi tiết, thông tin chứa đựng những nỗi đau mất mát, thương tâm với mục
đích giật gân, câu khách thì sẽ mang lại cho công chúng sự bi lụy, có cái nhìn tiêu
cực về cuộc sống.
Báo chí có trách nhiệm đưa tin và công chúng có quyền được thông tin
nhưng nếu không đứng ở góc độ đạo đức để nhìn nhận thì chính nhà báo lại là
người tiếp tay hay gián tiếp gây ra tội ác. Trong các vụ án, trước khi tiếp cận vấn

đề, gặp gỡ nhân chứng, đặt bút xây dựng tác phẩm báo chí, thì người viết cần
phải tư duy, cân nhắc đến sự ảnh hưởng mà tác phẩm báo chí mang lại. Đặc biệt
người làm báo cần chú ý đến khía cạnh nhân văn khi nêu lên danh tính của tội
phạm cũng như nạn nhân, nên đạt mình vào vị trí của người trong cuộc trước áp
lực từ dư luận xã hội để đưa ra những thông tin hợp lý nhất. Việc dồn con người
vào bước đường cùng, bới sâu tội lỗi của họ bằng cách moi móc, khoét sâu thông
tin đời tư của họ, nhìn nhận sự việc qua bề nổi rồi đưa ra những lời phán xét một
cách vô cảm trên mặt báo là việc thiếu tính nhân văn.
Cùng với đó, việc miêu tả chi tiết những vụ tai nạn hay những vụ án rùng
rợn sẽ gây phản cảm, gây ra thêm nỗi đau cho nạn nhân và người thân, thậm chí
là đẩy nạn nhân đến quyết định tiêu cực, gián tiếp tra tấn, khủng bố tinh thần
6


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

công chúng. Trường hợp cô bé 10 tuổi ở Vĩnh Long đã tìm đến cái chết sau khi bị
lạm dụng tình dục dẫn đến mang thai vào tháng 3/2017 là một ví dụ điển hình.
Khi báo chí đăng tải quá nhiều thông tin, chi tiết liên quan đến sự việc đã xảy ra
nên cô bé đã uống thuốc sâu tự tử vì chịu quá nhiều áp lực từ dư luận xã hội
nhưng không thành. Do đó có thể thấy rằng tiêu chí nhân văn luôn là tiêu chí
hàng đầu của báo chí.
Thứ năm, ngôn từ và giọng điệu trong báo chí là công cụ quan trọng trực
tiếp biểu hiện tính nhân văn của thông tin báo chí, là tiêu chí quyết định đẳng
cấp văn hóa và tính chuyên nghiệp của nhà báo. Ca dao tục ngữ Việt Nam có
câu: “Lời nói không mất tiền nói mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong
một tác phẩm báo chí, cũng là giọng điệu chỉ trích, phê phán nhưng người làm
báo cần biết chọn lựa từ ngữ chỉ trích, phê phán tránh dùng những từ ngữ nặng
nề, thóa mạ sao cho khi đọc đến những tác phẩm báo chí đó, công chúng có thể
chấp nhận được, đồng thời thấy được sự thiện chí và cái tâm sáng của người cầm

bút. Từ ngữ Tiếng Việt rất phong phú, đa dạng nên phải chú ý lựa chọn từ ngữ sử
dụng cho thích hợp với bản chất của sự việc, tính chất, mục đích và bối cảnh
thông tin. Cùng với đó, người làm báo cần luôn giữ gìn sự trong sáng và góp
phần vào sự giàu đẹp của Tiếng Việt, luôn tự mình trau dồi thêm vốn từ ngữ,
tránh các lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa.
Không chỉ có vậy, để đảm bảo tính nhân văn trong hoạt động báo chí thì
tính nhân văn phải dựa trên các nguyên tắc khác trong hệ thống các nguyên tắc
hoạt động của báo chí, đặc biệt là tính khách quan, chân thật. Muốn nâng cao
tính nhân văn trong báo chí, mọi sản phẩm báo chí phải đảm bảo tính khách quan,
chân thật, phản ánh những vấn đề xuất phát từ thực tiễn đời đống xã hội. Mỗi tác
phẩm báo chí phải phản ánh được đầy đủ, chính xác, khách quan các sự kiện
được nêu ra; tránh những nhận xét, đánh giá mang tính đơn phương, chủ quan.
Người làm báo phải có trách nhiệm về tin tức cung cấp cho công chúng, có thái
độ theo dõi vấn đề và sự kiện một cách ngiêm túc, từ đó đưa ra cái nhìn đúng đắn
và sâu sắc trước mọi vấn đề.
Do hiệu quả tác động của báo chí đến công chúng rất lớn, chỉ cần thông tin
không chính xác, sai sự thật hay mang cái nhìn chủ quan sẽ làm phát sinh những
phản ứng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Vì thế, mọi thông tin báo

7


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

chí đưa ra phải trung thực, chính xác, khách quan, mục đích trong sáng, đảm bảo
tính nhân văn.
Tuy nhiên, hiện nay với số lượng người sử dụng Internet, mạng xã hội lớn,
báo chí cũng như người làm báo phải đối mặt với sức ép và thách thức rất lớn khi
hệ quả mà mạng xã hội mang lại là việc chạy theo thị hiếu tầm thường của một
bộ phận công chúng với các bài báo, thông tin mang tính chất giật gân, câu khách

mà gạt bỏ đi tính chính xác, trung thực, trách nhiệm xã hội của báo chí và người
làm báo. Đáng nói là việc xuất hiện hiện tượng thiếu trách nhiệm, không kiểm
chứng thông tin, dẫn đến thông tin sai, gây hoang mang cho người đọc trên mạng
xã hội trong thời gian gần đây. Cụ thể, vào tháng 08/2013, hàng trăm người dân
hiếu kỳ đổ về nhà bà X (Hà Tĩnh) để chứng kiến “sinh vật lạ” co giãn như con đỉa
trong tô mì tôm. Ngay sau đó, nhiều trang mạng liên tiếp đưa tin dồn dập, phản
ánh việc một “sinh vật lạ” xuất hiện trong tô mì tôm. Sau khi thông tin đó được
lan nhanh trên các trang mạng đã khiến người tiêu dùng sợ mì tôm, thậm chí có
người còn bài xích loại “thực phẩm bẩn” này. Tuy nhiên, vào tháng 09/2013, Báo
Công An TP.HCM đưa tin, Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia đã
chính thức kết luận “không phát hiện sinh vật lạ trong mì tôm “Ba Miền” và sản
phẩm này đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế”.

2. Thực trạng tính nhân văn trong báo chí qua một số sự kiện
tiêu biểu trong thời gian gần đây.
Tính nhân văn của báo chí và niềm tin của công chúng đối với báo chí hiện
nay đang trở thành vấn đề bức thiết và cần được quan tâm đúng mức.
Một trong những vấn đề gây chấn động dư luận được công chúng quan tâm
gần đây là vụ án một nữ sinh giao gà ở Điện Biên bị sát hại vào đầu năm 2019.
Chỉ cần vài thao tác đơn giản, nhập cụm từ khóa “nữ sinh giao gà” vào ô tìm
kiếm của Google, trong khoảng 0,39 giây, hệ thống tìm kiếm này đưa ra khoảng
79.200.000 kết quả. Điều này cho thấy sự quan tâm của xã hội đối với vụ án này
và lượng thông tin dày đặc có liên quan về vụ án đã được báo chí điện tử đăng
tải. Sự việc cụ thể như sau: Vào ngày 30 Tết năm Kỷ Hợi, D. (trú tại Điện Biên)
đi giao gà cho mẹ theo đơn đặt hàng của khách, sau đó mất tích không liên lạc
được. Khoảng 10h ngày 7/2, thi thể của D. được tìm thấy ở một khu chăn nuôi
lợn thuộc xã Thanh Nưa, tỉnh Điện Biên trong tình trạng có dấu hiệu bị xâm
phạm. Sau đó, công an cũng nhanh chóng điều tra và bắt giữ các đối tượng Bùi
8



Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

Văn Công (44 tuổi), Phạm Văn Nhiệm (47 tuổi), Lường Văn Lả (26 tuổi) và
Lường Văn Hùng (39 tuổi), cùng trú huyện Điện Biên để làm rõ hành vi giết
người, cướp tài sản, hiếp dâm, tàng trữ trái phép chất ma túy và bắt giữ người trái
pháp luật. Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận vào ngày 1/2 (ngày 27
Tết), Bùi Văn Công đã chủ mưu và bàn bạc với Vương Văn Hùng cùng nhau đi
cướp tài sản của D.. Ngoài ra, cơ quan Công an xác định đối tượng Bùi Thị Kim
Thu, vợ của Bùi Văn Công, là người biết rõ hành vi phạm tội của chồng và đồng
bọn nhưng lại không tố giác tội phạm. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 11 đối
tượng bị cơ quan công an bắt giữ để điều tra làm rõ vụ việc và tiến hành khởi tố
vụ án.
Trong thời gian xảy ra vụ án, cùng những chi tiết, thông tin điều tra được
các cơ quan chức năng cung cấp, từ các trang báo mạng điện tử đến các tờ báo
giấy liên tục cập nhật thông tin vụ án đến công chúng. Các bài báo liên quan đến
vụ án xuất hiện dày đặc và thường xuyên hơn trên các mặt báo, các chi tiết liên
quan đến vụ án được báo chí dồn dập khai thác, miêu tả một cách chi tiết với
những thông tin mang tính chất giật gân câu view. Nhưng liệu rằng việc làm đậm
những vụ án mạng như vậy, báo chí có làm gia tăng lượng văn hóa trong sản
phẩm của mình và có tôn trọng tính nhân văn vốn có của báo chí, gieo vào công
chúng niềm tin vào cuộc sống. Không chỉ có vậy, lợi dụng vụ án, các thế lực thù
địch, phần tử chống phá đăng tải những thông tin sai sự thật nhằm mục đích lái
vụ án theo hướng khác vì mục đích chính trị, phản động, làm sai bản chất của sự
việc. Nếu những người cầm bút không tỉnh táo và xác thực thông tin một cách
chính xác trước khi đưa thông tin đến cho công chúng sẽ dẫn đến cung cấp thông
tin thiếu chính xác cho công chúng, tiếp tay cho các thành phần phản động, gây
ảnh hưởng đến đạo đức nhà báo cùng niềm tin của công chúng đối với báo chí,
mất đi tính nhân văn trong hoạt động báo chí.
Việc đăng tải thông tin các vụ án hình sự, “cướp, giết, hiếp” một cách quá

đậm tới mức dày đặc cùng với việc quan tâm quá mức như vậy đang trở thành
chiêu thu hút công chúng “có đẳng cấp” của báo chí để thu hút sự quan tâm của
công chúng? Tình trạng “ăn theo vụ án”, đặc biệt là “vụ án thảm sát”, đang có xu
hướng ngày càng lan rộng trên mạng xã hội và ở một số tờ báo. Tình trạng này
không chỉ thể hiện sự vô trách nhiệm, mà còn cho thấy cả sự vô cảm của người
viết. Vào năm 2011, khi xảy ra vụ án Lê Văn Luyện giết người, cướp của tại Bắc
Giang, trên một số tờ báo, tin bài về vụ án này kéo dài hằng tuần, thậm chí được
9


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

giật tít và ảnh ở trang một của báo để gây tò mò. Vào Google với từ khóa “vụ án
lê văn luyện” có thể nhận được 14.600.000 kết quả chỉ trong 0,56 giây, đủ thấy
lượng thông tin liên quan đến vụ án được đăng tải trên báo chí và mạng xã hội.
Một vụ án dù hết sức nghiêm trọng, nhưng liệu có nhất thiết phải cần tới nhiều tin
bài phản ánh chi tiết, cụ thể như vậy hay không? Thậm chí vài năm sau khi vụ án
kể trên xảy ra, vẫn sẽ có tờ báo đeo bám theo nạn nhân duy nhất còn sống sót của
vụ án để khai thác viết tin bài và đăng cả ảnh của em mà không làm mờ khuôn
mặt? Chẳng lẽ người viết ra bài như thế không hề nghĩ cho một cô bé từ khi mới
tám tuổi đã phải chứng kiến một tội ác kinh hoàng, khi mà em đang rất cần một
cuộc sống bình yên để dần nguôi ngoai nỗi đau trong quá khứ.
Về vụ án thảm sát diễn ra ở Bình Phước cách đây vài năm, tại Hội nghị giao
ban báo chí văn nghệ toàn quốc (08/2015) tại Vũng Tàu, Thứ trưởng Thông tin
và Truyền thông Trương Minh Tuấn công bố các con số khiến các đại biểu sững
sờ: chỉ trong vòng 10 ngày kể từ lúc vụ thảm sát ở Bình Phước diễn ra (từ ngày
7-7 đến 17-7), đã có hơn 1.600 tin, bài về vụ án được nhiều báo chí đăng tải; có
tờ báo ngày nào cũng cập nhật tin, bài về vụ án, số lượng ít nhất là 10 tin, bài
trong một ngày; có tờ báo, trong tổng số hơn 100 tin, bài về vụ án, có tới 21 tin,
bài mô tả chi tiết vụ việc, 35 tin, bài viết theo kiểu tự suy diễn, 16 tin, bài bằng

mọi cách khai thác thông tin về nạn nhân, mà những thông tin đó càng viết ra
càng làm đau lòng thân nhân của người đã khuất. Điều này cho ta thấy được tình
trạng báo mạng và các trang mạng xã hội sa đà vào vụ thảm sát, công khai những
bức ảnh chụp hiện trường đầy máu me, hoặc đưa ra các thông tin thiếu sự kiểm
chứng nhằm thu hút sự chú ý của độc giả là việc làm trái với đạo đức nghề báo,
có bài báo còn trực tiếp xâm hại đến quyền nhân thân của nạn nhân. Thậm chí
nạn nhân của một vụ hiếp dâm còn đang ở tuổi vị thành niên còn tiếp tục bị một
số tờ báo khai thác viết bài và vô tư chụp ảnh đăng tải công khai trên báo. Sự
xuất hiện với mật độ dày đặc loại tin, bài đầy tính bạo lực quanh các vụ cướp giết - hiếp trên một số ấn phẩm báo chí đã tác động tiêu cực tới tâm lý, gây nên
nỗi lo âu trong người đọc. Đây là hiện tượng rất bất bình thường, thiếu lành
mạnh, và nếu không kịp thời chấn chỉnh thì hậu quả thật khó lường. Tuy nhiên,
đáng tiếc là trước áp lực cạnh tranh tự tạo ra chứ không phải từ nhu cầu của
người đọc và góp phần phê phán cái ác, làm trong sạch đời sống xã hội, một số tờ
báo vẫn bỏ qua những yêu cầu khắt khe về đạo đức nghề báo. Một số phóng viên
vì áp lực tòa soạn vẫn tìm mọi cách để moi thông tin càng độc, càng lạ, càng tốt.
10


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

Bởi vậy, vấn đề ở đây là cùng với sự tự ý thức về đạo đức nghề nghiệp của mỗi
nhà báo, còn có vai trò rất quan trọng của người đứng đầu cơ quan báo chí, cũng
như từ sự nghiêm khắc, quyết liệt từ các cơ quan chức năng.
Hay một ví dụ khác về việc một bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên bị đàn chó dữ cắn
chết. Vào tháng 4/2019, bé Ng. (trú tại Kim Động, Hưng Yên) vừa đi đá bóng
cùng các bạn rồi về nhà bằng lối tắt. Khi gần tới khu nhà, Ng. bị đàn chó lao ra
tấn công điên cuồng hơn 10 phút dẫn đến tử vong. Vụ án đã gây hoang mang lớn
trong dư luận xã hội. Tuy nhiên một số tờ báo cập nhật thông tin, mô tả những
thương tích của bé trai một cách chi tiết. Việc này không chỉ khiến công chúng
rùng mình khi tiếp nhận thông tin mà còn làm tăng thêm nỗi đau mất mát của

người nhà nạn nhân.
Việc miêu tả chi tiết những vụ thiên tai, tai nạn hay những vụ án một cách
rùng rợn, phản cảm của một số tờ báo hiện nay không chỉ khoét thêm vào nỗi đau
của nạn nhân và người thân mà còn đẩy họ đến những quyết định, suy nghĩ tiêu
cực. Đồng thời, điều này còn gián tiếp tra tấn, khủng bố tinh thần của công
chúng, Cho dù giá trị cốt lõi của báo chí là tính trung thực, chính xác nhưng
không có nghĩa là miêu tả tỉ mỉ, đưa hết mọi việc lên trên mặt báo. Đây là những
hành động của báo chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo nói riêng và tính nhân văn, nhân đạo trong hoạt động
báo chí nói chung. Đưa thông tin đến cho công chúng là nhiệm vụ của báo chí
nhưng việc lựa chọn, chắt lọc những chi tiết, thông tin một cách khách quan,
trung thực nhưng vẫn đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo là nhiệm vụ của người
làm báo.
Không thể chối bỏ một thực tế rằng những năm gần đây, trước những thách
thức thời cuộc, có một bộ phận người làm báo đã vi phạm những chuẩn mực đạo
đức nghề nghiệp, tha hóa với nhiều biểu hiện, mức độ khác nhau. Đó là: Hiện
tượng nhà báo thiếu trách nhiệm, không kiểm chứng dẫn đến thông tin sai sự thật,
thiếu khách quan, thổi phồng hoặc bóp méo sự thật; Thương mại hoá báo chí
bằng việc đưa tin bài, hình ảnh giật gân, câu khách, kích động, thiếu văn hoá,
thiếu tính thẩm mỹ, thiếu nhân văn và phản giáo dục; Tình trạng nhà báo lạm
quyền, cửa quyền, lợi dụng vị trí và công việc của mình để vụ lợi...
Để kích thích sự tò mò, chú ý của công chúng nhằm câu view dẫn đến chạy
theo xu hướng giật tít, cường điệu hóa vấn đề, nhiều tờ báo, nhà báo còn làm mất
11


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

đi lòng tự trọng nghề nghiệp khi viết và cho đăng tải những bài báo “rẻ tiền”, sử
dụng ngôn từ bừa bãi, làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của Tiếng Việt và “tra

tấn” công chúng của mình. Khi truy cập vào ác trang báo mạng điện tử, người
đọc chắc cũng chẳng còn lạ lẫm với những tít bài kiểu như: "Mai Phương Thuý
ngồi "dạng háng" ăn bún đậu mắm tôm" (đăng trên Phunutoday), “Bạn gái Lâm
Vinh Hải tung ảnh "nóng", phát ngôn sốc "nối gót" Ngọc Trinh” (đăng trên Dân
Việt),… Điều này đã làm mai một hình ảnh của người làm báo, làm suy giảm
niềm tin của công chúng vào báo chí; tạo cảm giác bức bối, làm ô nhiễm môi
trường tinh thần, văn hóa - xã hội, ngôn ngữ Việt; vi phạm nghiêm trọng tính
nhân văn của báo chí.
Không chỉ có vậy, một bộ phận nhà báo đã lợi dụng báo chí để tống tiền,
chiếm đoạt tài sản của người khác, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo. Trong thời gian vài năm trở lại đây, hàng loạt vụ
án liên quan hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của dư luận, làm ảnh hưởng tới
hình ảnh của nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp.Vào tháng 6/2017, nhà báo Lê
Duy Phong thuộc báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã bị thu thẻ nhà báo và phạt 3
năm tù giam vì lợi dụng quyền hạn nhà báo để chiếm đoạt 200 triệu đồng của
lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái hay vào đầu tháng 1/2018,
Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt giữ 3 phóng viên thử việc Thời báo Làng nghề
Việt khi đang tống tiền một cá nhân 50 triệu đồng...; tháng 12/2018, cơ quan chức
năng đã tạm giữ hình sự đối với một nữ phóng viên Báo Thương hiệu và Công
luận về hành vi cưỡng đoạt tài sản,… Từ đầu năm 2018 đến ngày 20/12/2018,
trong lĩnh vực báo in và báo điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi
phạm hành chính đối với 44 trường hợp, tổng số tiền phạt là hơn 967 triệu đồng.
Cơ quan chức năng cũng đã tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 3 tháng
đối với 1 trường hợp do có sai phạm; thu hồi 8 thẻ nhà báo...
Sự xói mòn đạo đức người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa,
đã, đang diễn ra trong ngành truyền thông. Áp lực lợi nhuận, thời gian hoàn thành
công việc đã khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ, phóng viên báo chí không chỉ
"vô tình" mà là sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức người làm báo. Như
vậy những người làm báo không chỉ thực hiện mánh khóe tiêu cực, biến một số
cơ quan báo chí thành địa chỉ tham nhũng, mà còn trực tiếp tiếp tay cho tham

nhũng, gian dối, sai phạm. Còn xét về mặt văn hóa, việc lẳng lặng gỡ một bài báo
khỏi trang báo điện tử chỉ để lại mấy chữ “bài viết không tồn tại” mà không có
12


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

bất kỳ giải thích nào chính là thiếu tôn trọng người đọc.

KẾT LUẬN
Để nâng cao nhận thức của mỗi phóng viên về tầm quan trọng của tính
nhân văn trong hoạt động báo chí, cần phải chú trọng khâu đầu tiên trong quá
trình đào tạo, rèn luyện dội ngũ phóng viên, nhà báo. Người làm báo cần có sự
nhạy bén, năng động nhưng cũng không thể thiếu tinh thần trách nhiệm cao và sự
thận trọng trong từng lời nói, câu viết để làm sao đem lại cho công chúng những
thông tin chính xác, định hướng cho công chúng những hướng đi tốt nhất bằng
cách đứng về phía đạo đức, bảo vệ quyền con người. Bên cạnh đó, muốn nâng
cao tính nhân văn trong báo chí, nền báo chí nước ta hiện nay cần kết hợp với các
cơ quan chức năng để khai thác, đưa ra những thông tin chính xác nhất cũng như
kịp thời ngăn chặn những thông tin sai lệch, mang tính chất giật gân, câu view.
Điều này giúp củng cố thêm niềm tin của công chúng đối với báo chí. Quan trọng
hơn cả, báo chí trong đời sống xã hội được coi như là tiếng nói của Đảng, Nhà
nước, là công cụ để Đảng, Nhà nước mang đường lối, chính sách đến với nhân
dân. Chính vì vậy, tính nhân văn của báo chí càng được khẳng định sâu sắc và trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Cuối cùng, người làm báo cần trang bị cho mình
vốn kiến thức đầy đủ về pháp luật cùng với lòng yêu nghề và đạo đức nghề
nghiệp vững vàng.
Tuy hiện nay, những câu chuyện về việc nhà báo, cơ quan báo chí bị cuốn
theo lợi ích vật chất, chịu sự thao túng của các mối quan hệ xã hội, vụ lợi và bẻ
cong ngòi bút... hiện đã trở nên bức bối hơn rất nhiều so với trước đây. Nhưng

những nhà báo có hành vi tiêu cực như vậy chỉ là một phần nhỏ trong đội ngũ báo
chí. Nhìn toàn cục, những cơ quan báo chí, những người làm báo dấn thân, có lý
tưởng, có niềm tin vào những giá trị tốt đẹp của xã hội và niềm tin ở công lý vẫn
chiếm đa số. Bằng ngòi bút của mình, thậm chí bị đe dọa, bị tấn công... nhưng
những nhà báo, cơ quan báo chí kiên quyết phản ánh hiện thực, đưa ra những
mảng tối của đời sống xã hội, vẫn kiên trì, bền bỉ thực hiện sứ mệnh của một
người làm báo chân chính.
Tóm lại, báo chí là một trong những kênh thông tin đa chiều, đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội. Với những đặc trưng
của mình, báo chí có năng lực to lớn trong việc phản ánh sự vận động của đời
13


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

sống xã hội, tác động vào đông đảo quần chúng nhân dân nhằm tạo nên định
hướng xã hội tích cực. Tiếng nói của báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước,
sức mạnh của báo chí thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn của toàn Đảng, toàn
dân, tham gia thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, đấu
tranh chống hiện tượng tiêu cực, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới và công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.

14


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lí luận báo chí; Nxb Lao
động - 2012


15


Tiểu luận “Cơ Sở Lý Luận Báo Chí”

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................2
1.Tính nhân văn trong hoạt động báo chí..................................................................2
2. Thực trạng tính nhân văn trong báo chí qua một số sự kiện tiêu biểu
trong thời gian gần đây........................................................................................................8
KẾT LUẬN...........................................................................................................13
Tài liệu tham khảo................................................................................................15

16



×