Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN BỒI DƯỠNG HSG SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.38 KB, 22 trang )

BÁO CÁO HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN
I.
MỞ ĐẦU.
Trong chương trình sinh học phổ thông, di truyền học là một phần rất quan
trọng của chương trình sinh học lớp 12. Trong đó, "Các quy luật di truyền" là phần
không thể thiếu trong kỳ thi tuyển sinh đại học, các kì thi học sinh giỏi trong nước
và quốc tế. Làm thế nào để học sinh có thể tiếp thu, hiểu và vận dụng được các kiến
thức của di truyền học một cách đơn giản nhất? Đó là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo
viên dạy môn sinh học. Đã có nhiều chuyên đề khai thác về phần cơ sở lý thuyết
hay các phương pháp giải bài tập của các quy luật di truyền. Tuy nhiên, qua giảng
dạy học sinh môn Sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, HSG Casio... Tôi thấy học sinh
còn lúng túng khi giải bài tập di truyền, thường gặp khó khăn trong việc phân loại và
đưa ra phương pháp giải chung cho từng dạng quy luật; đặc biệt là các dạng bài tập về
phép lai có sự tích hợp của các quy luật di truyền khác nhau như phân ly độc lập và liên
kết gen, tương tác gen và liên kết giới tính, ...
Từ những cơ sở trên, tôi đã phân loại các dạng quy luật di truyền thường gặp
và đưa ra phương pháp giải chung ; đồng thời sưu tầm và đưa ra hướng dẫn giải các
dạng bài tập chọn lọc trong các đề thi đại học từ 2009 đến 2014, đề HSG quốc gia,
… nhằm giúp cho học sinh ôn thi HSG môn Sinh học tập và nghiên cứu về phần
bài tập dạng này tốt hơn và đồng thời cũng giúp chính bản thân mình giảng dạy tốt
hơn.
II.
THỰC TRẠNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những
kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.
- Hiện nay trường ta có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học tương
đối đầy đủ, có thể đáp ứng được yêu cầu để việc dạy và học đạt kết quả tốt.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều đồng chí có kinh


nghiệm trong công tác bồi dưỡng HSG.
- Có nhiều HS chăm ngoan, học giỏi, có ý thức nỗ lực phấn đấu.
2. Khó khăn
2.1. Về phía giáo viên
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải
hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn, một số đồng chí còn cả công tác kiêm
nhiệm; do đó việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG cũng có phần bị hạn chế.
- Công tác tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao chất lượng dạy học sinh giỏi
đòi hỏi nhiều thời gian, tâm huyết. Cùng với đó trách nhiệm lại nặng nề, áp lực
công việc lớn cũng là những khó khăn không nhỏ với các thầy cô giáo tham gia BD
HSG.


- Ngoài ra, việc các em học sinh thi, kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm cũng phần
nào ảnh hưởng đến tư duy nhận định và giải quyết các bài toán các quy luật di
truyền, đặc biệt là các dạng toán tích hợp nhiều QLDT.
2.2. Về phía học sinh
- Học sinh lớp 12 luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG cấp
Tỉnh và thi HSGQG và học để thi ĐH, các em không yên tâm vì phải mất nhiều
thời gian và ảnh hưởng đến kết quả học tập ôn thi ĐH sau khi thi HSG cấp Tỉnh và
thi HSGQG.
- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng nhưng chưa thật cố gắng nên kết quả thi
HSG cấp Tỉnh và thi HSGQG chưa cao.
Trước những thuận lợi và khó khăn như trên và qua một vài năm tham gia công tác
bồi dưỡng HSG, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công
tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây.
III. NỘI DUNG
PHẦN 1. PHÂN LOẠI CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
Phép lai 1 cặp tính trạng


Phụ lục số 1

IV.quy luật di
Các
V.truyền
VI.

Phép lai 2 (hay nhiều) cặp
tính trạng

Phụ lục số 2

PHẦN 2. CÁC DẠNG BÀI TẬP CỤ THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
CHUNG
A. CÁC DẠNG BÀI TẬP PHÉP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
I. Một gen quy định 1 tính trạng
1.1. Gen gồm 2 alen, trội hoàn toàn, nằm trên NST thường (quy luật phân li
Menđen)
a. Phương pháp giải
1. Xác định tính trội, lặn
Tính trạng trội hoàn toàn trong các trường hợp sau:
- Bố mẹ thuần chủng, tương phản à tính trạng trội là tính trạng của bố hoặc mẹ
xuất hiện đồng loạt ở F1.
- Bố mẹ dị hợp tử à tính trạng trội là tính trạng chiếm tỉ lệ ¾
- Tính trạng biểu hiện ở cơ thể dị hợp là tính trạng trội.
2. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình của bố
mẹ và đặc điểm di truyền tính trạng:


- Từ kiểu hình P để suy ra kiểu gen P

- Viết sơ đồ lai
+ Viết giao tử của bố và mẹ
+ Tổ hợp ngẫu nhiên giao tử của bố và mẹ để được kiểu gen và kiểu hình đời con.
3. Xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình bố mẹ và kết quả lai
* Cơ sở: Số tổ hợp giao tử = Số giao tử đực x Số giao tử cái. Từ tỉ lệ phân li đời
con suy ra số tổ hợp giao tử à Xác định được kiểu gen bố mẹ.
Ví dụ:
- Đời con đồng tính: kiểu gen của bố mẹ là AA x AA, AA x Aa, aa x aa hoặc AA x aa.
- Đời con phân tính kiểu hình theo các tỉ lệ:
+ 3 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa (trội hoàn toàn)
+ 2 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x Aa (trong đó có hiện tượng gen gây chết ở AA)
+ 1 : 1 à kiểu gen bố mẹ là Aa x aa
Lưu ý: Trong trường hợp không xác định được tỉ lệ phân tính ở đời con thì, dựa
vào tỉ lệ kiểu hình lặn để xác định kiểu gen bố mẹ.
b. Bài tập vận dụng
Bài 1: Khi lai thuận và nghịch 2 dòng chuột thuần chủng lông xám và lông
trắng với nhau đều được F1 toàn lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau
được F2 có 31 con lông xám và 10 con lông trắng.
a. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Cho chuột F1 giao phối với chuột lông trắng thì kết quả của phép lai như thế nào?
Cho biết màu lông do 1 gen quy định.
Hướng dẫn:
a. F1 đồng tính, F2 có tỷ lệ 3:1à lông xám là tính trạng trội, lông trắng là tính trạng
lặn. Quy ước: A: xám; a: trắng.
Ta có sơ đồ lai:
Ptc: AA (xám) x aa (trắng)
F1: Aa (xám) x Aa (xám)
F2: TLKG: 1AA: 2Aa: 1aa
TLKH: 3 xám : 1 trắng.
b. F1: Aa (xám) x aa (trắng)

F2: 1 xám : 1 trắng
Bài 2: Ốc sên có dạng vỏ xoắn phải, có dạng vỏ xoắn trái. Tính trạng này do
một lôcút gen kiểm soát: D- xoắn phải, d- xoắn trái. Khi cho giao phối dạng xoắn
phải (DD) với dạng xoắn trái (dd) theo 2 phép lai thuận và nghịch, kết quả của 2
trường hợp: F1 thể hiện xoắn theo dạng lấy làm mẹ; đời F2 thể hiện toàn bộ xoắn
phải (theo dạng trội); ở đời F3 thu được tỷ lệ phân li 3/4 xoắn phải: 1/4 xoắn trái.
a. Viết sơ đồ phân tích di truyền tính xoắn của vỏ ốc sên.
b. Giải thích sự di truyền tính trạng nói trên.
Hướng dẫn:


Ta thấy ở đời F1 biểu hiện kiểu hình giống cá thể làm mẹ, đời F 2 biểu hiện
kiểu hình đồng tính trội, đời F3 biểu hiện kiểu hình phân li tỷ lệ 3 trội: 1 lặn. Như
vậy sự phân li tính trạng diễn ra chậm đi một thế hệ; hiện tượng này giải thích như
sau:
Sản phẩm do gen ở trong nhân tạo ra (trước khi thụ tinh) tồn tại ở tế bào chất của tế
bào trứng tác động đến sự biểu hiện kiểu hình ở đời sau. Hiện tượng này gọi là"tiền
định tế bào chất" hay hiệu ứng dòng mẹ (còn gọi là hiện tượng di truyền Men Đen
thể hiện chậm đi 1 thế hệ)
P: ♀ trái x ♂ phải
P: ♀ phải x ♂ trái
ss
SS
SS
ss
F1 :
100% trái
F1
100% phải
Ss

Ss
F2 : 100% phải
F2 :
100% phải
1/4SS : 1/2Ss : 1/4ss
1/4SS : 1/2Ss : 1/4ss
Bài 3: Ở Ðậu hà lan, tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với hạt xanh
(a). gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Cho 3 cây hạt vàng tự thụ phấn
trong đó chỉ có 1 cây dị hợp. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
2/3 AA x AA ⇒ F1 2/3 AA hạt vàng
1/3 Aa x Aa ⇒ F1 1/3.(3/4 A- hạt vàng : 1/4 aa hạt xanh)
⇒ F1: 11/12 hạt vàng : 1/12 hạt xanh.
1.2. Gen gồm 2 alen, trội hoàn toàn, nằm trên NST giới tính (quy luật di
truyền liên kết giới tính)
a. Phương pháp giải
Bài toán nghịch: biết kiểu hình P, gen liên kết với NST giới tính, biết kết quả lai à
xác định kiểu gen của P.
Bước 1: Tìm trội lặn và quy ước gen.
Bước 2: Nhận dạng quy luật di truyền chi phối, từ lỉ lệ phân li kiểu hình à kiểu gen P
Bước 3: Viết sơ đồ lai.
*Lưu ý:
- Quan sát sự khác biệt về kiểu hình giữa giới đực và giới cái hay tính trạng biểu
hiện không đồng đều ở 2 giới, tính trạng lặn chủ yếu ở giới dị giao tử XY, XO. Nếu
có biểu hiện cùng giới thì cách đời và thường là do gen lặn quy định.
- Mẹ dị hợp tử sẽ sinh ra các con đực có tỷ lệ phân ly về kiểu hình là 1:1.
- Bố truyền nhiễm sắc thể X cho con gái và nhiễm sắc thể Y cho con trai (Quy luật
di truyền chéo và di truyền thẳng).
- Một gen trên nhiễm sắc thể thường và một gen liên kết với nhiễm sắc thể X sẽ cho
tỷ lệ phân ly 3: 3: 1: 1 ở đời con.

- Gen gây chết liên kết với giới tính sẽ làm giảm số con đực sinh ra.
Bài 2: Ở một loài động vật. Cho biết NST giới tính của loài ♂(XY); ♀(XX); Alen
A quy định mắt đỏ, alen a quy định mắt trắng. Khi cho 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng


♂ mắt đỏ lai với ♀ mắt trắng được F1 100% mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối với
nhau, F2 thu được tỷ lệ 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng (toàn cái). Cho biết tính trạng màu
mắt do 1 gen quy định.
Xác định sự di truyền tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P đến F2?
Hướng dẫn:
Theo QLDT liên kết với giới tính. Gen trên NST X và Y → Kết luận di
truyền giả NST (Sự di truyền do gen trên NST X và Y. Gọi là sự di truyền giả NST
thường vì cả lai thuận và nghịch đều cho F1 đồng tính và F2 phân tính 3:1).
II. Hai hay nhiều gen quy định 1 tính trạng
2.1. Mỗi gen nằm trên 1 NST thường khác nhau (tương tác gen+ phân li
độc lập)
a. Phương pháp giải
Muốn kết luận 1 tính trạng nào được di truyền theo quy luật tương tác gen ta
phải chứng minh tính trạng đó do hai hay nhiều cặp gen chi phối.
- Phương pháp 1: Khi xét sự di truyền về 1 tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân
li kiểu hình theo tỉ lệ 9: 3: 3: 1 hay biến đổi của tỉ lệ này như 9: 6: 1; 9: 3: 4; 9: 7;
12: 3: 1; 13: 3; 15: 1; 1: 4: 6: 4: 1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền
theo quy luật tương tác của 2 cặp gen không alen với nhau. Tùy vào tỉ lệ cụ thể, ta
xác định được kiểu tương tác tương ứng.
- Phương pháp 2: Khi lai phân tích về 1 tính trạng nào đó, nếu F B phân li kiểu hình
theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1 hoặc biến đổi của tỉ lệ này như 1: 2: 1; 3: 1. Ta kết luận tính
trạng đó phải được di truyền theo quy luật tương tác của 2 cặp gen không alen.
Tùy vào điều kiện cụ thể của đề, ta có thể xác định được kiểu tương tác nếu biết
kiểu hình của đời trước và đời FB. Nếu đề không cho đủ các kiểu hình, ta chọn tất
cả các trường hợp hợp lí.

- Phương pháp 3: Khi xét sự di truyền về 1 tính trạng nào đó, nếu tính trạng phân
li kiểu hình theo tỉ lệ 3: 3: 1: 1 hoặc là biến đổi của tỉ lệ này như 4: 3: 1; 3: 3: 2;
6: 1: 1; 5: 3; 7: 1. Ta kết luận tính trạng đó phải được di truyền theo quy luật
tương tác của 2 cặp gen không alen nhau.
Tùy vào tỉ lệ cụ thể ta xác định được kiểu tương tác tương ứng.
Ví dụ: Cho 1 cây hoa đỏ giao phấn với 3 cây của cùng loài đó, kết quả thu
được như sau:
- Với cây thứ nhất: đời con có 25% cây hoa trắng: 50% cây hoa vàng: 25% cây hoa
đỏ.
- Với cây thứ hai, đời con có 56,25% cây hoa đỏ: 37,5% cây hoa vàng: 6,25% cây
hoa trắng.
- Với cây thứ ba, đời con có 50% cây hoa vàng: 37,5% cây hoa đỏ: 12,5% cây hoa
trắng.
Tính trạng màu hoa của loài thực vật trên di truyền theo quy luật nào? Hãy
xác định kiểu gen của các cây đem lai.
Hướng dẫn:


- Ở cùng 1 loài, mỗi tính trạng chỉ di truyền theo quy luật xác định và không thay
đổi theo từng phép lai. Do vậy, cả 3 phép lai này cùng bị chi phối bởi 1 quy luật di
truyền giống nhau.
- Có 3 phép lai với tỉ lệ kiểu hình khác nhau, để xác định quy luật di truyền của tính
trạng, phải chọn phép lai có tỉ lệ kiểu hình đặc trưng nhất. Ở đây, phép lai 2 có tỉ lệ
9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng à là tỉ lệ của quy luật tương tác bổ
trợ. Vậy, tính trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật tương tác
bổ trợ.
- Ở phép lai thứ 2 đời con có 16 kiểu tổ hợp giao tử nên bố mẹ phải dị hợp về cả 2
cặp gen àkiểu gen của cặp bố mẹ ở phép lai 2 là: AaBb x AaBb.
- Ở phép lai 1 có tỉ lệ 1 cây hoa trắng: 2 cây hoa vàng: 1 cây hoa đỏ gồm 4 kiểu tổ
hợp = 4 x 1. Vậy cây thứ nhất chỉ cho 1 loại giao tử, có kiểu gen đồng hợp về cả 2

cặp gen. Ở đời con có cây hoa trắng mang kiểu gen aabb nên cây thứ nhất phải có
kiểu gen aabb.
- Ở phép lai 3 có tỉ lệ 4 vàng: 3 đỏ: 1 trắng gồm 8 kiểu tổ hợp = 4 x 2. Vậy cây thứ
3 phải có 1 cặp gen dị hợp. Đời con có cây hoa trắng (aabb) nên cây thứ ba có gen
ab àKiểu gen của nó có thể là Aabb hoặc aaBb. Trong tương tác bổ trợ loại có tỉ lệ
kiểu hình 9: 7 và 9: 6: 1 thì vai trò của các gen trội A và B là ngang nhau nên cả 2
kiểu gen này đều là phù hợp.
+ Cặp lai thứ nhất: AaBb x aabb
+ Cặp lai thứ 2: AaBb x AaBb
+ Cặp lai thứ 3: AaBb x aaBb (hoặc AaBb x Aabb).
2.2. Các gen nằm trên cùng 1 NST thường (tương tác gen + liên kết gen)
a. Phương pháp giải
Đối với phép lai 1 cặp tính trạng, nếu có hiện tượng liên kết gen chứng tỏ tính
trạng đó được quy định ít nhất bởi 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng
àtính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen và liên kết gen.
Ví dụ: Trong một lần nghiên cứu về hiện tượng di truyền liên kết gen trên
NST thường ở lúa đại mạch người ta nhận được ở thế hệ F1 tỷ lệ kiểu hình: 1/4 số cây
mầm vàng: 2/4 số cây mầm lục : 1/4 số cây mầm trắng. Có thể giải thích như thế nào
về mối tương quan tỉ lệ như thế khi tính đến hiện tượng liên kết?
Hướng dẫn:
- Vì có hiện tượng liên kết gen nên => tính trạng về màu sắc của mầm cây phải
được quy định ít nhất bởi 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Như vậy
sự di truyền màu sắc mầm cây tuân theo quy luật tương tác gen và liên kết gen. Mặt
khác ở F1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1: 2 : 1 với 4 kiểu tổ hợp giao tử => mỗi bên P
đều cho 2 loại giao tử (liên kết gen hoàn toàn)
- Quy ước gen:

aB ab
AB A −
Ab

;
: mầm lục;
: mầm vàng;
;
: mầm trắng.
ab − B
−b
a − ab

- Vì P đều cho 2 loại giao tử nên kiểu gen đều là dị hợp. Ở thế hệ F 1 xuất hiện cây
mầm lục và cây mầm vàng => P phải cho giao tử Ab và aB hoặc AB và ab. Mặt


khác, F1 cũng xuất hiện mầm trắng (aa) nên => bố mẹ đều phải cho giao tử mang
gen a.
P:

Ab
Ab
AB
Ab
x
hay
x
aB
aB
ab
aB

- Nếu có liên kết không hoàn toàn ở cây cái thì kết quả vẫn nghiệm đúng với tần số

bất kì (≤ 50%)
P: ♀

Ab
aB

x



Ab
giả sử fHV = 20%
aB

Gp: Ab = aB = 40%
Ab = aB = 50%
AB = ab = 10%
F1: 25% mầm vàng: 50% mầm lục: 25% mầm trắng.
2.3. Gen trên NST thường + gen trên NST giới tính (tương tác gen + liên
kết giới tính + phân li độc lập)
a. Phương pháp giải
Khi xét sự di truyền 1 cặp tính trạng, nếu sự di truyền tính trạng này vừa biểu hiện
tương tác của 2 cặp gen không alen, vừa biểu hiện liên kết giới tính, ta suy ra trong
2 cặp alen phải có 1 cặp trên NST thường phân li độc lập với cặp kia.
Ví dụ: Cho P là một cặp ruồi giấm: ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, thu
được F1 đồng loạt ruồi mắt đỏ. Tiến hành lai phân tích ruồi F1 theo 2 phép lai sau:
- Phép lai 1: ♀ F1 x ♂ mắt trắng→ FB-1 có tỷ lệ 3 ruồi mắt trắng: 1 ruồi mắt đỏ (tính
trạng mắt đỏ và mắt trắng có cả ở ruồi đực và ruồi cái).
- Phép lai 2: ♂ F1 x ♀mắt trắng → FB-2 có tỷ lệ 1 ruồi ♀ mắt đỏ: 1 ruồi ♀ mắt trắng:
2 ruồi ♂mắt trắng.

a. Biện luận quy luật di truyền chi phối tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P → F1
→FB-1, FB- 2.
b. Nếu cho ruồi F1 giao phối với nhau, không kẻ bảng hãy cho biết tỷ lệ ruồi cái
đồng hợp tử mắt đỏ, tỷ lệ ruồi cái đồng hợp tử mắt trắng ở F2?
Cho rằng: không có quá trình đột biến xảy ra trong các phép lai đang xét và tính
trạng màu mắt biểu hiện không phụ thuộc vào môi trường.
Hướng dẫn:
a. - Xét phép lai 2: Tỷ lệ FB-1 là 3 : 1 = 4 THGT = 4 x 1 cơ thể có kiểu gen đồng
hợp lặn cho 1 loại giao tử → F1 cho 4 loại giao tử dị hợp 2 cặp gen trên 2 cặp NST
→Tính trạng màu mắt ở ruồi dấm chịu sự tương tác của 2 cặp gen tác động kiểu bổ
trợ 9:7.
- Phép lai 1 cặp tính trạng và kết quả lai phân tích, lai thuận nghịch khác nhau, tính
trạng mắt ở FB-2 biểu hiện không đều ở 2 giới→1 trong 2 cặp gen quy định tính
trạng màu mắt trên NST giới tính X, 1 cặp gen trên NST thường.
Quy ước gen: A- B- : mắt đỏ; A- bb, aaB-, aabb: mắt trắng. Giả sử cặp gen A
trên NST thường, cặp gen B trên NST X.
- Kiểu gen của F1 cái mắt đỏ AaXBXb, đực lai phân tích mắt trắng là aaX bY. Kiểu
gen của P mắt đỏ là ruồi cái AAXBXB, mắt trắng là ruồi đực aaXbY.


SĐL P: ♀ đỏ AAXBXB
x ♂ trắng aaXbY
G:
AXB

aXb : aY
F1:
AaXBXb : AaXBY (100% mắt đỏ)
- Lai phân tích:
+ Phép lai 1: ♀ AaXBXb x ♂ aaXbY

+ Phép lai 2: ♂ AaXBY
x ♀ aaXbXb ( Học sinh tự viết SĐL)
b. Nếu cho F1 x F1 không kẻ bảng xác định được F2
F1 x F1 :
♀ AaXB Xb
x ♂ AaXBY
G1: AXB = AXb = aXB = aXb= 1/4
↓ AXB = AY = aXB = aY = 1/4
+ Ruồi cái đồng hợp tử mắt đỏ: AAXBXB = 1/4 x 1/4 = 1/16
+ Ruồi cái đồng hợp tử mắt trắng: aaXBXB = 1/4 x 1/4 = 1/16
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP LAI HAI HAY NHIỀU TÍNH TRẠNG.
Đặc điểm di truyền của các tính trạng trong một bài toán lai nhiều tính trạng gồm
2 yếu tố:
1. Đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng
2. Quan hệ giữa các gen chi phối các tính trạng đó
Vì thế để nhận dạng các quy luật di truyền chi phối trong 1 bài tập lai nhiều tính
trạng chúng ta tiến hành 2 bước:
Bước 1: Xác định đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng
Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các gen
I. Xác định đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng
Đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng bao gồm một số khả năng sau:
- Một gen chi phối 1 tính trạng, nằm trên NST thường: Gồm:
+ Gen trội - lặn hoàn toàn
+ Gen trội không hoàn toàn
+ Gen đa alen
+ Di truyền đồng trội
+ Gen gây chết
+ Gen bị ảnh hưởng bởi giới tính
+ Gen bị hạn chế bởi giới tính
+ Hiệu ứng dòng mẹ

- Một cặp gen chi phối một tính trạng, nằm trên NST giới tính:
+ Gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y
+ Gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên X
+ Gen nằm trên NST giới tính X có alen tương ứng trên Y
- Một cặp gen chi phối nhiều tính trạng: Gen đa hiệu
- Nhiều cặp gen chi phối một tính trạng: Tương tác gen
+ Tương tác bổ sung
+ Tương tác át chế
+ Tương tác cộng gộp


- Gen nằm ngoài NST (gen tế bào chất)
II. Xác định mối quan hệ giữa các gen
Đối với từng cặp gen, giữa chúng chỉ có thể có khả năng xảy ra một trong 3 trường
hợp:
- Phân li độc lập (bao gồm cả tương tác gen)
- Liên kết hoàn toàn
- Liên kết không hoàn toàn (Hoán vị gen)
2.1. Xác định hai cặp gen phân li độc lập
Áp dụng toán xác suất: Nếu tỉ lệ phân tính chung = tích tỉ lệ phân li của
từng tính trạng thì hai cặp gen phân li độc lập với nhau.
Ví dụ: Cho đậu Hà Lan F1 tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỉ lệ: 80 cây
thân cao, hạt vàng; 27 cây thân cao, hạt xanh; 28 cây thâp thấp, hạt vàng; 9 cây
thân thấp, hạt xanh...
Biện luận: Mỗi cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3:1; tỉ lệ phân tính chung
9: 3: 3:1 = (3:1) x(3:1) chứng tỏ hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc
lập với nhau.
2.2. Xác định hai cặp gen liên kết hoàn toàn dựa vào đặc điểm sau:
Tỉ lệ phân li kiểu hình nhỏ hơn tích tỉ lệ phân li của các tính trạng (số loại kiểu
hình chung nhỏ hơn tích số kiểu hình của các tính trạng)

- 2 cặp gen đều phân li với tỉ lệ 3:1 nhưng tỉ lệ phân tính chung = 3:1 hoặc
1:2:1
- Lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen à Fa có 2 kiểu hình, phân tính với tỉ lệ
1:1
Ví dụ: Khi lai giữa 2 dòng đậu hoa đỏ, đài ngả với hoa xanh, đài cuốn người
ta thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh đài ngả. Cho các cây F 1 giao phấn với
nhau đã thu được: 98 cây hoa xanh, đài cuốn; 104 cây hoa đỏ, đài ngả; 209 cây hoa
xanh, đài ngả. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
Biện luận: 2 cặp gen đều phân li với tỉ lệ 3:1 nhưng tỉ lệ phân tính chung =
1:2:1 à hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng liên kết hoàn toàn
2.3. Xác định hai cặp gen liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen)
a. Nếu kết quả lai được cho đầy đủ các kiểu hình:
Việc xác định sự hoán vị gen dựa vào kết quả của quy tắc nhân xác suất: ở F
xuất hiện đủ các loại kiểu hình như trong trường hợp phân li độc lập (tăng số biến
dị tổ hợp) song tỷ lệ phân tính chung của 2 tính trạng khác với tích tỷ lệ phân tính
của từng mỗi tính trạng.
Ví dụ: Với phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử Aa, Bb ở thế hệ sau mỗi tính
trạng phân tính theo tỷ lệ 3:1. Nếu F 1 xuất hiện 4 loại kiểu hình với tỉ lệ phân tính
chung 51%: 24%: 24%: 1% khác (3:1) x (3:1) → các gen di truyền liên kết không
hoàn toàn.
b. Nếu kết quả lai không cho đủ số kiểu hình:


Tỉ lệ kiểu hình đề bài khác với tỷ lệ của chính kiểu hình đó trong trường hợp
liên kết hoàn toàn hay phân li độc lập à hoán vị gen
Ví dụ: Phép lai giữa 2 cá thể dị hợp tử Aa, Bb. Trong thế hệ sau đề chỉ cho
biết tỷ lệ cụ thể của 1 loại kiểu hình tương ứng với 1 trong các kiểu gen sau:
+ Đồng hợp lặn (aa,bb) =1% . Tỷ lệ này ≠ 6,25% ( phân li độc lập); ≠ 25%
(liên kết hoàn toàn) à hoán vị gen.
+ Trội, lặn (A-,bb) = 24% .Tỷ lệ này ≠ 18,75% ( phân li độc lập); ≠ 25%

(liên kết hoàn toàn) à hoán vị gen.
+ Trội, trội (A-B-)= 51% .Tỷ lệ này ≠ 56,25% ( phân li độc lập); và ≠ 75
hoặc 50% (liên kết hoàn toàn) à hoán vị gen.
2.4. Các gen nằm trên cùng 1 NST thường (quy luật liên kết – hoán vị gen)
a. Phương pháp giải
- Xác định tỉ lệ phân li của từng cặp tính trạng, suy ra tích tỉ lệ phân tính chung
của các cặp tính trạng.
- Trong trường hợp các cặp tính trạng phân ly độc thì tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời
con bằng tích tỷ lệ của từng cặp tính trạng. Liên kết gen hoàn toàn làm hạn chế
biến dị tổ hợp cho nên tỷ lệ kiểu hình ở đời con sẽ bé hơn trường hợp phân ly độc lập,
còn nếu hoán vị gen thì tỷ lệ kiểu hình ở đời con khác phân ly độc lập.
+ Trong trường hợp liên kết gen thì cần xác định xem các gen nào liên kết với nhau.
+ Trong trường hợp có hoán vị gen: Phải dựa vào kiểu hình lặn để xác định tỉ lệ của
giao tử mang gen lặn. Nếu giao tử có tỉ lệ bé hơn tỉ lệ trung bình thì đó là giao tử hoán
vị. Từ giao tử hoán vị sẽ suy ra tần số hoán vị và kiểu gen của bố mẹ.
- Sử dụng nguyên lí sau sẽ tính được tỉ lệ của tất cả các kiểu hình còn lại khi biết tỉ
lệ của 1 kiểu hình nào đó:
% kiểu hình 2 trội - % kiểu hình 2 lặn = 50%.
% kiểu hình 1 trội, 1 lặn + % kiểu hình 2 lặn = 25%.
Từ đó xác định được tỉ lệ kiểu hình ở đời con từ kiểu hình đồng hợp lặn mà không
cần viết sơ đồ lai.
Ví dụ 1: Cho cây có quả to, màu vàng giao phấn với cây có quả nhỏ, màu
xanh được F1 có 100% cây cho quả to, màu xanh. Cho F1 giao phấn với nhau đời F2 thu
được 25% cây có quả to, màu vàng, 50% cây có quả to, màu xanh, 25% cây có quả nhỏ,
màu xanh. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định.
Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai.
Hướng dẫn:
- Mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và F 1 đồng loạt quả to, màu xanh chứng
tỏ quả to, màu xanh là những tính trạng trội so với quả nhỏ, màu vàng.
Quy ước gen: A: quả to

a: quả nhỏ
B: màu xanh
b: màu vàng


- Ở đời F2, tỉ lệ quả to: quả nhỏ = 3: 1; tỉ lệ quả xanh: quả vàng = 3: 1. Tích tỉ lệ của
2 cặp tính trạng này là (3: 1) x (3:1) = 9: 3: 3: 1 lớn hơn tỉ lệ của phép lai là 1: 2: 1.
Vậy hai cặp tính trạng này liên kết hoàn toàn với nhau.
- F1 đồng tính nên P có kiểu gen thuần chủng, kiểu gen của P là

Ab
aB
x
Ab
aB

Ví dụ 2: Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân
thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. cho cây thân
cao hoa đỏ tự thụ phấn đời F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao hoa trắng chiếm
tỉ lệ 16%. Cho biết mỗi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn giống với
quá trình giảm phân tạo noãn.
a. Hãy xác định tần số hoán vị gen và kiểu gen của bố mẹ.
b. Cho cây thân cao hoa đỏ nói trên lai với cây

Ab
, hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở
aB

đời con.
c. Phải chọn bố mẹ có kiểu gen như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình 25% cây cao

hoa đỏ, 25% cây cao hoa trắng, 25% cây thấp hoa đỏ, 25% cây thấp hoa trắng.
Hướng dẫn:
a. Theo bài ra cây cao, hoa trắng ở ở đời con chiếm tỉ lệ 16% à cây thấp, hoa trắng
có tỉ lệ bằng 25% - 16% = 9%. Mà cây thấp, hoa trắng có kiểu gen
con F1 có 0,09

ab
nên ở đời
ab

ab
. Mọi diễn biến của quá trình giảm phân tạo hạt phấn đều giống
ab

với quá trình tạo noãn tức là hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần số như nhau à 0,09
ab
= 0,3ab x 0,3ab. Giao tử ab có tỉ lệ 0,3>0,25 nên đây là giao tử liên kết. Vậy,
ab

giao tử hoán vị có tỉ lệ 0,5 – 0,3 = 0,2. Vậy, tần số hoán vị là 0,2 x 2 = 0,4 = 40%.
Vì giao tử ab là giao tử liên kết nên kiểu gen của P là

AB
.
ab

b. - Cách 1: Viết sơ đồ lai ………….
- Cách 2: Xác định tỉ lệ các loại kiểu hình từ kiểu hình lặn:
AB
Ab

x
, có hoán vị gen ở 2 giới với tần số 20% thì đời con sẽ
ab
aB
ab
cho kiểu gen đồng hợp lặn
với tỉ lệ 0,4 x 0,1 = 0,04 à Ở đời con có kiểu hình A-bb
ab

Ở phép lai

= kiểu hình aaB- = 0,25- 0,04 = 0,21. Kiểu hình A-B- = 0,5 + 0,04 = 0,54.
Vậy ở phép lai

AB
Ab
x
cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 54% thân cao, hoa đỏ:
ab
aB

21% thân cao, hoa trắng: 21% thân thấp, hoa đỏ: 4% thân thấp, hoa trắng.
c. Khi biết tỉ lệ kiểu hình ở đời con và quy luật di truyền của tính trạng, muốn xác định
kiểu gen của bố mẹ thì chúng ta phải xét từng cặp tính trạng.
- Ở đời con có kiểu hình 50% thân cao, 50% thân thấp thì kiểu gen của bố mẹ là Aa x
aa; đời con có 50% hoa đỏ, 50% hoa trắng thì kiểu gen của bố mẹ là Bb x bb.


- Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST và đời con có tỉ lệ kiểu hình 1: 1: 1: 1 gồm
4 kiểu tổ hợp giao tử à mỗi bên cơ thể bố mẹ cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang

nhau àKiểu gen của bố mẹ là

Ab aB
x
ab ab

2.5. Các gen nằm trên NST giới tính (tương tác gen + liên kết gen + liên kết
giới tính)
a. Phương pháp giải
Có nhiều dấu hiệu cho thấy các tính trạng nghiên cứu được xác định bởi các
gen liên kết với nhau như:
- Tỷ lệ phân ly ở đời lai khác với tỷ lệ mong đợi đối với hai bên phân ly độc lập cho
thấy các gen di truyền liên kết với nhau.
- Các tính trạng được xác định bởi các gen liên kết luôn được di truyền cùng nhau.
- Liên kết gen hoàn toàn làm giảm số kiểu gen và kiểu hình ở đời con lai. Ngược
lại, trao đổi chéo giữa các gen làm táng số kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ sau.
- Tỷ lệ của các loại giao tử mang gen liên kết luôn bằng nhau, tỷ lệ của các giao tử
mang gen trao đổi chéo cũng bằng nhau và nhỏ hơn tỷ lệ của các giao tử mang gen
liên kết.
- Trong một phép lai phân tích, việc có hai lớp kiểu hình có tần số lớn bằng nhau
và hai lớp kiểu hình có tần số nhỏ bằng nhau cho biết trong đó có gen liên kết
không hoàn toàn.
*Với các gen liên kết không hoàn toàn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X mà
không có các gen tương ứng trên Y, tần số hoán vị gen hoặc tỷ lệ kiểu gen, kiểu
hình được xác định như trong trường hợp có trao đổi chéo một bên.
Ví dụ: Ở một loài động vật khi cho con đực (XY) lông đỏ chân cao lai phân
tích, đời con có tỉ lệ: Ở giới đực: 100% lông đen chân cao; ở giới cái: 50% lông đỏ
chân cao, 50% lông đen chân cao. Cho biết tính trạng chiều cao chân do một cặp
gen quy định và trội hoàn toàn. Hãy xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng
và mối quan hệ giữa hai cặp tính trạng nói trên.

Hướng dẫn:
*Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng.
- Ở tính trạng chiều cao chân, tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích là chân cao :
chân thấp = 1 : 1. Tính trạng trội hoàn toàn nên chân cao là tính trạng trội so với
chân thấp. Mặt khác ở đời con chân thấp chỉ có ở con cái và chân cao chỉ có ở con
đực nên tính trạng liên kết với giới tính và di truyền chéo, gen nằm trên NST X.
- Ở tính trạng màu sắc lông, tỉ lệ kiểu hình của phép lai phân tích là lông đỏ : lông
đen = 1 : 3 ó lai phân tích được tỉ lệ 1 : 3 chứng tổ tính trạng di truyền theo quy
luật tương tác bổ trợ. Mặt khác ở đời con tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác giới cái
(lông đỏ chỉ có ở con cái mà không có ở con đực) ó Tính trạng màu lông liên kết
giới tính và di truyền chéo, gen nằm trên NST X.
*Bước 2: Tìm quy luật di truyền chi phối mối quan hệ của 2 cặp tính trạng.


Tách tỉ lệ của 2 cặp tính trạng màu lông với chiều cao chân = (1 : 1) x (1 : 3) = 1:
1 : 3 : 3. Trong khi đó tỉ lệ phân li của phép lai chung cho cả hai giới là 1 lông đen
chân cao : 3 lông đen chân thấp à Tích tỉ lệ của hai cặp tính trạng > tỉ lệ phân li
của phép lai ó Hai cặp tính trạng này di truyền liên kết hoàn toàn với nhau.
àKết luận: Tính trạng chiều cao chân di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, tính
trạng màu sắc lông di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ, cả 2 cặp tính trạng này
để liên kết với giới tính (gen nằm trên NST X) và liên kết với nhau.
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN
Bài 1: (Bài tập quy luật di truyền phân li độc lập và tương tác gen)
Ở một loài thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng được F1 đều quả xanh, bầu dục.
Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau F2 thu được kết quả sau:
18 cây quả xanh, bầu dục;

6 cây quả vàng, dài;

12 cây quả vàng, bầu dục;


2cây quả trắng, bầu dục;

9 cây quả xanh, tròn;

1 cây quả trắng, tròn;

9 cây quả xanh, dài;

1 cây quả trắng, dài.

6 cây quả vàng, tròn;
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết các gen nằm trên NST thường, không
xảy ra trao đổi chéo với tần số 50%, gen lặn quy định quả dài.
Gợi ý cách giải:
*Xác định tỉ lệ kiểu hình từng loại tính trạng ở đời con F2
+ Màu sắc quả: (Xanh: vàng: trắng) = (9:6:1)
à màu sắc quả do hai gen không alen phân li độc lập tương tác bổ sung.
Qui ước gen:

(A-B-): Quả xanh

(A-bb; aaB-): quả vàng
(aabb): quả trắng
à Kiểu gen F1: AaBb


+ Hình dạng quả: (Dài: tròn: bầu dục) = (1:1:2)
à hình dạng quả di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn.
Qui ước gen: DD: quả tròn

Dd: quả bầu dục
dd: quả dài
à Kiểu gen F1: Dd
*Xét sự di truyền đồng thời các loại tính trạng ở F2
Ta thấy tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 đề bài ra chính bằng tích các tỉ lệ (9:6:1)
(1:2:1) à các cặp gen chi phối màu sắc và hình dạng quả nằm trên các cặp NST tương
đồng khác nhau, phân li độc lập à F1: AaBbDd – quả xanh, bầu dục
*Kiểu gen của P có thể là một trong các trường hợp sau:
P: AABBDD (xanh, tròn) x aabbdd (trắng, dài)
Hoặc P: AABBdd (xanh, dài) x aabbDD (trắng, tròn)
Hoặc P: aaBBdd (vàng, dài) x AAbbDD (vàng, tròn)
Hoặc P: AAbbdd (vàng, dài) x aaBBDD (vàng, tròn)
*Sơ đồ lai: Học sinh tự viết
Bài 2,3: Các gen nằm trên cùng 1 NST thường (quy luật liên kết – hoán vị gen)
Bài 2 (Đề QG 2007): Cho lai hai cơ thể thực vật cùng loài và khác nhau về
ba cặp tính trạng tương phản thuần chủng. F1 thu được 100% cây thân cao, quả đỏ, hạt
tròn. Sau đó cho cây F1 lai với cây khác cùng loài thu được thế hệ lai gồm:
802 cây thân cao, quả vàng, hạt dài.
199 cây thân cao, quả vàng, hạt tròn
798 cây thân thấp, quả đỏ, hạt tròn
204 cây thân thấp, quả đỏ, hạt dài.


(Cho biết mỗi tính trạng đều do 1 gen qui định)
a. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối đồng thời ba tính trạng trên.
b. Viết các kiểu gen có thể có của P và F1 ( không cần viết sơ đồ lai)
Hướng dẫn:
a. Qui luật di truyền:
- Các tính trạng trội là: thân cao, quả đỏ và tròn; được qui định bởi các gen trội
tương ứng là: A, B và D

- F1 lai phân tích, từ tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ lai suy ra 3 cặp gen liên kết trên một
cặp NST và có xảy ra hoán vị gen
b. Kiểu gen có thể có của P và F1 là:
+ Trường hợp 1: F1 : Abd/aBD suy ra P: Abd/Abd x aBD/aBD
+ Trường hợp 2: F1 : bAd/BaD suy ra P: bAd/bAd x BaD/BaD
+ Trường hợp 3: F1: bdA/BDa suy ra P: bdA/bdA x BDa/BDa (học sinh có thể làm
trường hợp này nhưng không cho điểm).
Bài 3 (Đề QG 2009): Cho giao phấn giữa hai cây cùng loài (P) khác nhau về 2 cặp
tính trạng tương phản thuần chủng, thu được F 1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn.
Cho giao phấn giữa các cây F1, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 50,16% thân cao, quả
tròn : 24,84% thân cao, quả dài : 24,84% thân thấp, quả tròn : 0,16% thân thấp, quả
dài. Tiếp tục cho hai cây F2 giao phấn với nhau, thu được F 3 phân li theo tỉ lệ 1 thân
cao, quả tròn : 1 thân cao, quả dài : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân thấp, quả dài.
Hãy xác định kiểu gen của P và hai cây F 2 được dùng để giao phấn. Biết rằng,
mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Hướng dẫn:
- F1 100% thân cao, quả tròn → thân cao, quả tròn là hai tính trạng trội được quy
định bởi gen trội A và B; thân thấp, quả dài là hai tính trạng lặn được quy định bởi
các alen a và b tương ứng.
- F1 dị hợp hai cặp gen, F2 có tỉ lệ 50,16% : 24,84% : 24,84% : 0,16% => kiểu gen F 1 là
Ab/aB và xảy ra hoán vị gen ở cả 2 bên F1 →kiểu gen P: Ab/Ab x aB/aB


- F3: + Tính trạng chiều cao cây có tỉ lệ 1 : 1→ F2 có kiểu gen Aa x aa
+ Tính trạng hình dạng quả có tỉ lệ 1 : 1 → F2 có kiểu gen Bb x bb
+ Để F3 có tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 : 1 thì kiểu gen của 2 cây F2 là Ab/ab x aB/ab.
Bài 4: (Di truyền hoán vị và liên kết với giới tính): Cho con đực (XY) thân đen,
mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng được F 1 đồng
loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có tỉ lệ:
- Ở giới cái: 100% thân xám, mắt đỏ

- Ở giới đực: 40% thân xám, mắt đỏ; 40% thân đen, mắt trắng; 10% thân xám, mắt
trắng; 10% thân đen, mắt đỏ. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định.
a. Hãy xác định quy luật di truyền và tính tần số hoán vị gen?
b. Cho con cái F1 lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
Hướng dẫn:
a. - Ở F2 có tính trạng màu thân và màu mắt phân bố không đồng đều ở 2 giới: thân
đen và mắt trắng chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái; mặt khác F 1 đồng tính
thân xám, mắt đỏ => 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng liên kết với NST giới tính
X.
- P thuần chủng, F1 đồng tính thân xám, mắt đỏ => thân xám, mắt đỏ trội so với
thân đen, mắt trắng. Quy ước gen: A: thân xám; a: thân đen;
B: Mắt đỏ;

b: mắt trắng.

- Xét chung cả 2 giới, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 14 thân xám, cánh đỏ: 4 thân
đen, mắt trắng: 1 thân xám, mắt trắng: 1 thân đen, mắt đỏ. Kiểu hình thân đen, mắt
trắng có kiểu gen Xab chiếm tỉ lệ 20% = 0,4 Xab x 0,5Y. Vậy XAB = Xab = 0,4 (giao
tử liên kết); XAb = XaB = 0,1 (giao tử hoán vị) => fHVG = 20%.
b. Con cái F1 lai phân tích:
♂ F1 XABXab

x

(XAB = Xab = 0,4; XAb = XaB = 0,1)

♀ XabY
(0,5 Xab : 0,5Y)

F1: 0,2 XABXab : 0,2 XABY : 0,2 XabXab : 0,2XabY: 0,05 XAbXab : 0,05 XAbY: 0,05

XaBXab: 0,05 XaBY)


(20%♀ thân xám, mắt đỏ: 20%♂ thân xám, mắt đỏ: 20%♀ thân đen, mắt trắng:
20%♂ thân đen, mắt trắng: 5%♀ thân xám, mắt trắng: 5% ♂thân xám, mắt trắng:
5% ♀thân đen, mắt đỏ: 5%♂ thân đen, mắt đỏ).
Bài 5: Gen trên NST thường + gen trên NST giới tính
Ở một loài động vật, khi cho giao phối giữa cá thể thuần chủng có cánh dài mắt đỏ
với cá thể cánh ngắn mắt trắng được F1 toàn cánh dài mắt đỏ.
Cho cơ thể F1 giao phối với 1 cá thể đực (XY) có kiểu gen chưa biết được F 2 có tỉ lệ
3 cánh dài mắt đỏ, 3 cánh ngắn mắt đỏ, 1 cánh dài mắt trắng, 1 cánh ngắn mắt
trắng. (mắt trắng chỉ xuất hiện ở con đực). Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp
gen quy định hãy xác định quy luật di truyền và kiểu gen của P, F1.
Hướng dẫn:
- F1 đồng tính cánh dài, mắt đỏ => cánh dài, mắt đỏ là trội so với cánh ngắn, mắt
trắng. Quy ước gen: A: cánh dài; a: cánh ngắn
B: mắt đỏ; b: mắt trắng.
- Xét sự di truyền của tính trạng màu mắt nhận thấy: mắt trắng chỉ xuất hiện ở con
đực => gen quy định tính trạng màu mắt liên kết với NST giới tính X. Mặt khác, F 2
có tỉ lệ mắt đỏ: mắt trắng = 3 : 1 -> XBXb x XBY
- Xét sự di truyền của tính trạng kích thước cánh: F 2 có tỉ lệ cánh dài : cánh ngắn =
1: 1; mặt khác tính trạng này phân bố đồng đều ở cả 2 giới => gen quy định tính
trạng màu mắt nằm trên NST thường -> Aa x aa.
- Vậy, kiểu gen của F1 là: ♀F1: AaXBXb ♂F1: AaXBY
Kiểu gen của P: AAXBXB (cánh dài, mắt đỏ) x aaXbY (cánh ngắn, mắt trắng)
Bài 6: Tương tác cộng gộp + liên kết gen hoàn toàn + phân li độc lập:
Ở 1 loài thực vật, khi lai giữa P đều thuần chủng khác nhau 3 cặp gen tương
phản thì thu được F1 đều xuất hiện cây có hạt nâu, quả ngọt. Đem tự thụ phấn F 1
nhận được F2 có tỉ lệ: 299 cây hạt nâu, quả chua: 912 cây hạt nâu, quả ngọt: 76 cây
hạt đen, quả chua.

a. Giải thích đặc điểm di truyền của mỗi tính trạng và cả phép lai.
b. Cho biết kiểu gen của P và của F1.


Hướng dẫn:
a. Giải thích đặc điểm di truyền
- Xét sự di truyền tính trạng hình dạng hạt: F2 phân li hạt nâu: hạt đen ≈ 15: 1 => là
tỉ lệ của tương tác cộng gộp. Quy ước: A-B- = A-bb = aaB- : hạt nâu; aabb: hạt đen.
Kiểu gen P: AABB x aaBB; F1: 100% AaBb (hạt nâu)
- Xét sự di truyền tính trạng vị quả: F2 phân li tỉ lệ quả ngọt: quả chua ≈ 3: 1 => D:
quả ngọt trội so với d: quả chua; F1: Dd x Dd.
- Xét kết hợp sự di truyền cả 2 tính trạng: nếu cả 3 cặp gen phân li độc lập, F 2 phải
xuất hiện tỉ lệ kiểu hình (15: 1) (3: 1) = 45: 15: 3: 1 (mâu thuẫn đề). Theo đề ra, F 2
phân li kiểu hình tỉ lệ ≈ 12: 3: 1 = 4 x 4. Vậy cả 3 cặp gen quy định 2 tính trạng
nằm trên 2 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn.
b. Viết kiểu gen của P và F1
- F2 xuất hiện loại kiểu hình hạt đen, quả chua (aabb, dd) => F 1 tạo loại giao tử abd
hoặc bad , chứng tỏ các gen đã liên kết đồng.
- Kiểu gen của F1 là Aa

BD
AD
hoặc Bb
bd
ad

+ Nếu kiểu gen của F1 là Aa
aa

BD

.
BD

+ Nếu kiểu gen của F1 là Bb
bb

BD
BD
bD
bd
=> Kiểu gen của P: AA
x aa
hoặc AA
x
bd
BD
bD
bd

AD
AD
ad
ad
=> Kiểu gen của P: BB
x bb
hoặc BB
x
ad
AD
ad

ad

AD
.
AD

Bài 7 (tương tác bổ sung + liên kết gen hoàn toàn + phân li độc lập):
F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ: 37,5% cây cao hạt vàng; 37,5% cây thấp hạt
vàng; 18,75% cây cao hạt trắng; 6,25% cây thấp hạt trắng.
Cho biết màu sắc của hạt do 1 cặp gen quy định. Hãy xác định quy luật di
truyền chi phối phép lai và xác định kiểu gen của P?
Đáp số:


Hạt vàng trội so với hạt trắng, chiều cao cây di truyền theo quy luật tương tác
bổ trợ. Hai cặp tính trạng này di truyền liên kết hoàn toàn với nhau.
- Trường hợp 1: A liên kết với d, kiểu gen của P là:
Hoặc:

Ad
aD
BB x
bb
Ad
aD

Ad
aD
bb x
BB

Ad
aD

- Trường hợp 2: B liên kết với d, kiểu gen của P là: AA
Hoặc: aa

Bd
bD
x aa
Bd
bD

Bd
bD
x AA
Bd
bD

Bài 8 (tương tác bổ sung + hoán vị gen + phân li độc lập):
Khi khảo sát sự di truyền hai cặp tính trạng hình dạng và vị quả ở 1 loài,
người ta cho tự thụ phấn F1 được F2 phân li kiểu hình theo số liệu sau: 7804 cây quả
dẹt, vị ngọt: 1377 cây quả tròn, vị chua: 1222 cây quả dài, vị ngọt: 3668 cây quả
dẹt, vị chua: 6271 cây quả tròn, vị ngọt: 51 cây quả dài, vị chua.
Biết vị quả do 1 cặp gen quy định.
a. Biện luận quy luật di truyền các tính trạng.
b. Hãy viết kiểu gen và tỉ lệ giao tử của F1.
Hướng dẫn:
a.- Tính trạng hình dạng quả phân li ≈ 9: 6: 1. Đây là tỉ lệ của tương tác bổ trợ =>
F1: AaBb x AaBb
- Tính trạng vị quả phân li ≈ 3: 1 => F1: Dd x Dd.

- Cả 2 tính trạng phân li tỉ lệ ≈ 38,25: 18: 30,75: 6,75: 6: 0,25 ≠ (9: 6: 1) (3: 1) =>
Ba cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị gen.
b. F2 xuất hiện loại kiểu hình quả dài, vị ngọt (aabbD-) = 6% lớn hơn loại kiểu hình
quả dài, vị chua (aabbdd) = 0,25% =>F 1 tạo giao tử abD hoặc baD lớn hơn loại giao
tử abd hoặc bad => Các gen liên kết theo vị trí đối. Vì vai trò A = B nên kiểu gen
F1 là Aa

Bd
Ad
hoặc Bb
.
bD
aD


Gọi x là tần số hoán vị gen (x < 50%). Vì F 2 xuất hiện kiểu hình quả dài, vị
x
2

chua (aabbdd)= 0,25% nên x là nghiệm của phương trình: ¼ ( .

x
) = 0,25 =>x=
2

20% => Tỉ lệ giao tử của F1: A BD = A bd = a BD = a bd = 5%
A Bd = A bD = a Bd = a bD = 20%
Bài 9 (tương tác cộng gộp + hoán vị gen + phân li độc lập):
Cho biết F1 dị hợp 3 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F 2: 1989 cây hoa
trắng, hạt kép: 1423 cây hoa trắng, dạng đơn: 3861 cây hoa đỏ, dạng kép: 526 cây

hoa đỏ, dạng đơn.
a. Biện luận, xác định quy luật di truyền các tính trạng.
b. Hãy viết kiểu gen và xác định tỉ lệ giao tử của F1.
Hướng dẫn:
a. Xác định quy luật di truyền: màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ
trợ. Gen quy định hình dạng hoa liên kết không hoàn toàn với 1 trong 2 gen quy
định màu sắc hoa.
b. Kiểu gen của F1: Aa

BD
AD
hoặc Bb
; tần số hoán vị gen = 20%.
bd
ad

Bài 10 (tương tác át chế + hoán vị gen + phân li độc lập):
Khi xét sự di truyền về màu sắc hoa và kích thước thân ở 1 loài thực vật.
Người ta cho lai giữa 1 cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về 3 cặp gen, đời F 1
xuất hiện toàn cây hoa đỏ, thân cao. Tiếp tục cho F 1 tự thụ phấn, được F2 có kết
quả:
14173 cây hoa đỏ, thân cao: 1512 cây hoa vàng, thân thấp: 1510 cây hoa trắng, thân
cao: 4726 cây hoa đỏ, thân thấp: 3211 cây hoa vàng, thân cao: 63 cây hoa trắng,
thân thấp.
a. Phân tích đặc điểm di truyền các tính trạng.
b. Xác định kiểu gen của P và F1 (không cần lập bảng).
Hướng dẫn:


a. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác át chế, 3 cặp gen nằm

trên 2 cặp NST tương đồng và xảy ra hoán vị gen.
b. Kiểu gen của P: AA

Bd
bD
bD
Bd
x aa
hoặc AA
x aa
với fHVG = 20%
Bd
bD
bD
Bd

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng HSG, để học sinh tiếp thu và giải nhuần
nhuyễn các dạng bài toán về QLDT, giáo viên cần phải:
- Đầu tiên cần hướng dẫn cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của từng
QLDT, từng đặc trưng của mỗi QLDT.
- Phân biệt sự khác biệt của các quy luật di truyền (sử dụng sơ đồ tư duy).
- Phương pháp tích hợp các QLDT.
- Hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Phương pháp dạy của giáo viên:
+ Hướng dẫn mẫu cho học sinh.
+ Học sinh tự nghiên cứu, tự làm các bài tập giáo viên giao.
+ Kiểm tra học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên và phương
pháp học của học sinh.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Về cơ bản chuyên đề đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, tuy nhiên do thời
gian có sự hạn chế, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều và dạng bài tập quy luật di
truyền là rất đa dạng nên các bài tập trong chuyên đề đưa ra chỉ là những bài tập
mang tính chất cơ bản, thường gặp trong các đề thi tuyển sinh đại học và học sinh
giỏi.
• Đề nghị:
- Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường cử các giáo viên bồi dưỡng HSG tham
gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, đặc biệt với đội ngũ giáo
viên cốt cán.
- Mời các chuyên viên đầu ngành và chuyên bồi dưỡng HSG quốc gia về
giảng dạy để học sinh và giáo viên học hỏi kinh nghiệm.
- Cung cấp cho các trường các tài liệu chuyên, tài liệu bồi dưỡng học sinh
giỏi; các thiết bị, hóa chất đầy đủ phục vụ cho dạy thực hành thí nghiệm.
Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn !


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Quốc Thành. Tài liệu bồi dưỡng HSG sinh học 12. Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm
2. Huỳnh Quốc Thành. Phương pháp giải toán tích hợp các quy luật di truyền. Nhà
xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội.
3. Lê Đình Lương, Phan Cự Nhân, 2000. Cơ sở di truyền học. Nhà xuất bản Giáo
dục.
4. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Nguyễn Như Hiền (Đồng chủ biên), Vũ Đức Lưu
(Đồng chủ biên), Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng, 2008. Sinh học
12, chương trình nâng cao. Nhà xuất bản Giáo dục.




×