Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Làm gì có loại gió nào gọi là gió độc.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.59 KB, 2 trang )

Làm gì có loại gió nào gọi là gió độc!
05/10/2010 07:05:32
- Thời điểm giao mùa là lúc nhiều người bị trúng gió. Thế nào là trúng gió? Phải chăng là có gió
độc?

LTS: Miền Bắc đang đón những đợt gió mùa đầu tiên trong năm nay. Hôm qua (4/10), một người đàn ông đã
bất ngờ tử vong khi đang đi thể dục mà theo nhận định ban đầu là do trúng gió rồi đột quỵ.
Cách đây gần 1 năm, Bee.net.vn đã giải thích về hiện tượng "trúng gió" và cách phòng tránh cũng như chữa
trị. Xin đăng lại bài viết để độc giả cùng tham khảo!
Bị "trúng gió" do… điều hòa quá ấm!
Các chuyên gia đều cho hay, không có loại gió độc nào cả. Hiện tượng “trúng gió” mà dân gian hay nhắc
đến, Tây y gọi là cảm, còn Đông y gọi là nhóm bệnh “thời khí”.
Đó là do các yếu tố thời tiết nắng, mưa, gió, lạnh, sương giá… tác động vào cơ thể một cách đột ngột khiến
tà khí xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.
Chị Lan Anh (trú tại đường Trần Huy Liệu, Hà Nội) cho hay, đợt gió mùa vừa qua (khoảng 16 – 17/11), chị
để nhiệt độ điều hòa trong phòng khá ấm nên một hôm khi vừa bước chân ra khỏi nhà, sự chênh lệch nhiệt độ
khiến chị bỗng thấy xa xẩm mặt mày, ngã và ngất ngay trước cổng nhà.
Rất may, có người hàng xóm phát hiện kịp thời nên đưa chị vào nhà xoa dầu, cho uống nước gừng…Một lát
sau chị tỉnh lại và thấy toàn thân ê ẩm.
Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ Trần Văn Bản - Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết rõ hơn về triệu
chứng của trúng gió: Ớn lạnh ở gáy, sống lưng, tay, chân, nhức đầu, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trường
hợp nặng có thể bị hôn mê, tai biến mạch máu não.
Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, nhất là những người có sức đề kháng yếu, trẻ nhỏ và người già. Những
người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp cũng rất dễ mắc phải.
Điều trị sớm trong 3 ngày đầu
Sau một đêm ngủ dậy, anh Trần Chí Dũng (Kim Mã, Hà Nội) thấy cổ bị đau nhức, không thể quay đầu sang
bên trái. Sau 2 – 3 ngày xoa bóp dầu, cổ anh Dũng mới cử động bình thường được.
Tuy nhiên, trường hợp trúng gió của anh Dũng vẫn được coi là nhẹ nhàng. GS Nguyễn Tài Thu – Chuyên gia
châm cứu hàng đầu Việt Nam (nguyên Giám đốc Bệnh viện Châm cứu T.Ư) cho biết, mùa lạnh năm nào
bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị méo mồm do liệt dây thần kinh số 7, bị vẹo cổ cấp, đau thắt
lưng cấp... Trường hợp này thường phát hiện đột ngột sau một đêm ngủ dậy.


Anh Phan Tiến Trung (Gia Lâm, Hà Nội) cũng là nạn nhân của đợt gió đầu mùa vừa rồi. Anh cho hay, sáng
ngủ dậy, ra mở cửa sổ cho phòng thoáng thì đột nhiên thấy mặt tối sầm lại, một bên miệng giật giật liên hồi.
Khi người nhà phát hiện, miệng anh đã bị méo sang một bên. Bác sĩ chẩn đoán anh Trung bị méo miệng do
liệt dây thần kinh số 7.
GS Tài Thu còn cho biết, với người bị trúng gió méo miệng, mắt chỉ còn lộ lòng trắng (do liệt cơ khép vòng
mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên), không nhắm được mắt, miệng và nhân trung méo xệch, chảy nước miếng,
nước mắt, nói cười khó khăn...
Theo GS Tài Thu, bệnh liệt dây thần kinh số 7 không nguy hiểm và chỉ cần điều trị bằng châm cứu từ 4-6
tuần là có thể khỏi. Tuy nhiên, có trường hợp phải điều trị 2-3 đợt, rất hiếm trường hợp điều trị không khỏi
nhưng tốt nhất là nên điều trị sớm trong 3 ngày đầu.
1
Cạo gió tùy trường hợp
"Trúng gió" nhẹ có thể tự chữa còn nặng thì phải nhập viện ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Tây y chữa chứng bệnh này bằng cách uống thuốc trị cảm, vitamin C để tăng sức đề kháng, đồng thời làm
nóng vùng nhiễm lạnh và làm giãn tĩnh mạch.
Còn Đông y chữa trúng gió bằng cách cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng. Dùng đồ bạc có cạnh tròn và nhẵn để
cạo vào cổ, lưng, bụng, chân, tay để cạo cho đến khi đồ bạc xám lại tức là đã phát tán chướng khí, thông khí
huyết.
Sau đó, cho người bệnh uống nước gừng và nước đường gừng nóng, sữa, nước cam, ăn cháo hành, tía tô để
giữ ấm cho cơ thể... là khỏi.
Tuy nhiên, bác sĩ Trần Văn Bản khuyến cáo, không được cạo gió lên phần bụng của phụ nữ có thai, người bị
cao huyết áp.
"Trúng gió" cần được điều trị triệt để bởi bệnh dễ để lại di chứng tiềm tàng cho phong thấp, tê thấp, mất khả
năng đề kháng sau này.

Cách phòng tránh trúng gió ngày lạnh
- Cần giữ ấm tai, cổ, bàn chân - những chỗ dễ bị nhiễm lạnh nhất.
- Khi đang ở môi trường ấm (nằm trong chăn, ở trong nhà…) mà đột
ngột tiếp xúc với môi trường lạnh (mở cửa sổ, đi từ trong nhà ra
ngoài trời…) thì cần phải mặc quần áo thật ấm.

- Không uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi
giã rượu sẽ bị lạnh.
- Tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị
mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.
2

×