Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân tích và chứng minh luận điểm: “ Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giàng thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.49 KB, 14 trang )

BÀI THẢO LUẬN SINH VIÊN
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài 1: Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân tích và chứng minh luận điểm: “
Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng
giàng thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là một sáng tạo lớn của Hồ
Chí Minh.

HÀ NỘI, NGÀY 27, THÁNG 03, NĂM 2020


MỤC LỤC
PHẦN I: QUAN ĐIỂM CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG
VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC
1. Quốc Tế Cộng Sản ( QTCS ) chưa quan tâm đúng mực đến cách mạng thuộc
địa
2. Quốc tế cộng sản xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng
lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc
PHẦN II: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁCH
MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN
Ở CHÍNH QUỐC
1. Các quan điểm của Hồ Chí Minh và điểm khác lạ so với quan điểm của quốc
tế cộng sản
2. Cơ sở đưa ra quan điểm
PHẦN III: GIÁ TRỊ LÍ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN QUAN ĐIỂM CỦA
HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC Ở THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC
1. Giá trị lí luận
2. Giá trị thực tiễn
 Khi thực hiện đề tài này nhóm có sử dụng tài liệu tham khảo đó là:
- Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng


khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Mạch Quang Thắng (2009): Hồ Chí Minh, nhà cách mạng sáng tạo, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 Nhóm chúng em cũng cảm ơn đến cô giáo đã giảng dậy chúng em nhiệt
tình mặc dù hoàn cảnh phải học trực tuyến, cô đã giúp đỡ hướng dẫn
chúng em rất chi tiết để chúng em có thể thực hiện đề tài này.


PHẦN I: QUAN ĐIỂM CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA
CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG
VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC.
1. Quốc Tế Cộng Sản ( QTCS ) chưa quan tâm đúng mực đến cách mạng
thuộc địa
Trong cương lĩnh và chương trình nghị sự, QTCS đã nêu vấn đề cách mạng thuộc địa
và coi việc giúp đỡ cách mạng thuộc địa là một trọng tâm trong sự nghiệp hoạt động
của mình. Nhưng trong thực tế, QTCS chưa coi trọng đúng mức loại hình cách mạng
này.
- Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là lý luận của QTCS về chiến
lược và sách lược đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa còn có mặt hạn
chế. QTCS cho rằng cách mạng thuộc địa không thắng lợi trước cách mạng vô
sản ở chính quốc, mà nó phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong
Tuyên ngôn được thông qua tại Đại hội thành lập QTCS năm 1919 có đoạn
viết: “Sự giải phóng các thuộc địa có thể được chỉ cùng với sự giải phóng giai
cấp công nhân ở các chính quốc. Công nhân và nông dân không chỉ ở An
Nam, Angiêri, Bengalia, mà cả ở Iran và Ácmênia sẽ chỉ nhận được khả năng
sống độc lập khi công nhân Anh và Pháp lật đổ Lôít Gióocgiơ và Clêmăngxô
giành chính quyền nhà nước về tay mình”.
- Quan điểm đó đặt cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc trực tiếp vào thắng
lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc đã tồn tại một thời gian dài trong

QTCS. Cho mãi đến Đại hội VI năm 1928, Đề cương về phong trào cách mạng
ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa vẫn khẳng định như vậy…

 Như vậy, QTCS chỉ mới thấy mối liên hệ 1 chiều, sự chi phối của cách mạng
vô sản ở chính quốc đến cách mạng thuộc địa. Tư tưởng này đã làm giảm tính
năng động cách mạng của các phong trào ở thuộc địa, đã tạo ra tư tưởng
trông chờ, ỷ lại, thụ động của nhiều đảng ở các nước thuộc địa.
Các đảng cộng sản Pháp, Anh, Hà lan, Bỉ và các cộng sản ở các nước có thuộc địa
chưa thi hành chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, trong khi giai cấp tư
sản các nước đó đã làm tất cả để kìm hãm các dân tộc bị chúng nô dịch trong vòng
áp bức ( Hồ Chí Minh tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế Cộng sản 1924 ).

2. Quốc tế cộng sản xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào
thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.


- Theo Lênin: Cách mạng ở thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sạn ở chính
quốc.Theo Ăng-ghen: Cách mạng vô sản ở chính quốc là cần thiết và được
thực hiện trước.
- Mác - Ăng-ghen chưa có điều kiện về cách mạng giải phóng dân tộc , họ mới
tập trung bàn về thắng lợi của cách mạng vô sản . Năm 1919, Quốc tế cộng
sản ra đời đã chú ý đến cách mạng giải phóng dân tộc , nhưng còn đánh giá
thấp vai trò của nó và cho rằng thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc
vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc .Ngay Tuyên ngôn ngày
thành lập Quốc tế cộng sản có viết :” Công nhân và nông dân không những ở
An Nam, Angieri, Bengan mà cả ở Ba Tư hay Acmenia chỉ có thể giành được
đọc lập khi mà công nhân ở các nước Anh và Pháp lật đổ được Lôiit và Clêmăng- xô, giành chính quyền nhà nước vào tay mình”.
- Cho đến tháng 9/1928: Đại hội VI của Quốc tế cộng sản cho rằng: “ Chỉ có thể
thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng thuộc địa khi giai cấp vô sản giành
được thắng lợi ở các nước tư bản phát triển”.( Cương linh đại hội VI quốc tế

cộng sản 1928 )
- Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, nhất là thời kỳ trước khi nổ
ra cách mạng tháng Mười Nga, luôn tồn tại quan điểm cho rằng, thắng lợi của
cách mạng ở các nước thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách
mạng vô sản ở chính quốc. Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của
cách mạng thuộc địa. Theo HCM, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau, có tác
động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kể thù chung là chủ nghĩa đế
quốc. Đó là mối liên hệ bình đẳng chứ không phải là mối liên hệ lệ thuộc, hoặc
quan hệ chính – phụ.
PHẦN II: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁCH
MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN
Ở CHÍNH QUỐC.
1. Các quan điểm của Hồ Chí Minh và điểm khác lạ so với quan điểm của
quốc tế cộng sản.
- Quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc cần phải chủ động, sáng tạo và
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc là một


luận điểm mới của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế đã
từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc vào
thắng lợi của CM vô sản ở chính quốc. Đề cương về phong trào CM ở các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa được thông qua tại đại hội VI Quốc tế
cộng sản( ngày 1/9/1928) cho rằng: “ Chỉ có thể thưc hiện hoàn toàn công
cuộc giải phóng dân tộc thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi
ở các nước tư bản tiên tiến”. Quan niêm này vô hình chung đã làm giảm
tính chủ động, sáng tạo của các phong trào CM ở các nước thuộc địa.

- Nhưng theo Hồ Chí Minh giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau,

tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ
nghĩa Đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ
phụ thuộc. Năm 1925 HCM viết: “Chủ nghĩa tư bản là con đỉa có 1 cái vòi
bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và 1 cái vòi khác bám vào giai cấp
vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải
đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, cái vòi kia vẫn
tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị
đứt sẽ lại mọc ra”.

- Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc , chủ nghĩa thực dân, cách
mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa
có khả năng cách mạng to lớn. Theo Hồ Chí Minh khối liên minh các dân
tộc thuộc địa là 1 trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Phát biểu
tại đại hội V Quốc tế cộng sản(tháng 6_1924) Người khẳng định vai trò, vị
trí chiến lược của CM thuộc địa:” vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và


đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa
gắn chặt với vân mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa.” Hồ
Chí Minh ví chủ nghĩa tư bản như một “con rắn độc”, trong đó nọc độc và
sức sống của nó tập trung ở các thuộc địa nhiều hơn là ở chính quốc. Người
cho rằng, những người khinh thường cách mạng thuộc địa, đề cao cách
mạng chính quốc là những người “muốn đánh chết rắn đằng đuôi”.

- Tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế cộng sản (1-7-1924), Nguyễn Ái
Quốc phê phán các Đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ và các Đảng
cộng sản ở các nước có thuộc địa chưa thi hành chính sách thật tích cực
trong vấn đề thuộc địa. Trong khi giai cấp tư sản nước đó đã làm tất cả để
kìm giữ các dân tộc bị chúng nô dịch trong vòng áp bức. Trong khi yêu cầu
Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa,

Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ
có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng.

- Tuy hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản,
nhưng quan điểm của Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm không trùng hợp với
quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản,
trong đó có vấn đề dân tộc ở thuộc địa.

 Người phê phán sự không quan tâm đến cách mạng thuộc địa của một
số Đảng Cộng sản trên thế giới. Người chỉ rõ thực chất của vấn đề dân
tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành
độc lập dân tộc.


- Nếu như C. Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V. I.
Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thì Hồ Chí
Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C. Mác và
V. I. Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, Hồ
Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

- Trong nhiều tác phẩm, nhất là tác phẩm Đường cách mệnh, Người phân
biệt ba loại cách mạng: cách mạng vô sản, cách mạng tư sản và cách mạng
giải phóng dân tộc, xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng thuộc
địa là giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm này, bên cạnh luận điểm “Nếu
công nông Pháp cách mệnh thành công thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”,
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư
sản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách
mệnh cũng dễ”. Như vậy, từ những nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân và
phong trào đấu tranh ở thuộc địa, Hồ Chí Minh đã đưa ra dự đoán mang
tính then chốt: cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng

chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp.

 Tóm lại, nhờ các quan điểm đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn,
khác biệt với Quốc tế cộng sản về mối quan hệ giữa CM giải phóng dân
tộc ở thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc, Hồ Chí Minh đã đạt được
những thắng lợi trong phong trào giải phóng dân tộc ở trong nước cũng
như góp phần vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Cơ sở đưa ra quan điểm


- Bác đã nhận thức sâu sắc vai trò của thuộc địa với sự tồn tại và phát triển
của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc.
o Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ
nghĩa), nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về
thị trường.

 Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược
thuộc địa. Các nước thuộc địa trở thành một trong những nguồn sống
của chủ nghĩa đế quốc.
- Do sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản dựa trên sự bóc lột giai cấp
vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa. Vì vậy cuộc đấu
tranh giai cấp vô sản ở chính quốc cần phải kết hợp chặt chẽ với cách mạng
giải phóng dân tộc.
- Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của thuộc địa đối với tư bản, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh các đảng cộng sản ở Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ cùng với các
đảng cộng sản ở các nước thuộc địa cần phải thi hành các chính sách, biện
pháp thực hiện cách mạng thật tích cực trong vấn đề thuộc địa.
 Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc
tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi Chủ nghĩa tư bản lấy nguyên
liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư tiêu thụ hàng, mộ nhân công

rẻ mạt cho đạo quản lao động của nó, và nhất là quyền những binh lính
ban xử cho các đạo quân phản cách mạng của nó". "... nọc độc và sức
sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa,
nếu như khinh thường cách mạng thuộc địa tức là muốn đánh chết rắn ở
đằng đuôi” , do đó không thể tiêu diệt được tận gốc chủ nghĩa tư bản.
Người thẳng thắn phê bình một số đảng cộng sản không thấy được vấn
đề quan trọng đó. Người chỉ rõ “ Bàn về khả năng và các biện pháp thực
hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí
Anh, Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua
luận điểm cực kì quan trọng này. Chính vì thế, tôi hết sức kê gọi các
đồng chí: Hãy chú ý”
- Cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt, nhân dân dân tộc thuộc
địa có khả năng cách mạng to lớn


o Hồ Chí Minh đã vận dụng những nguyên lí mà C.Mác đưa ra “ sự giải
phóng của giai cấp công nhân chỉ có thể được thực hiện bởi giai cấp công
nhân” để đưa đến khẳng định: “ Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể
thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Vì thế nên công cuộc giải
phóng các dân tộc thuộc địa phải do chính các dân tộc đó thực hiện.
o Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách
mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc
địa có khả năng cách mạng to lớn. So với nhân dân các nước chính quốc
thì nhân dân thuộc địa bị áp bức nặng nề hơn, chính vì vậy tinh thần cách
mạng của họ cao hơn. Theo Hồ Chí Minh, phải "Làm cho các dân tộc
thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn
kết lại -để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên
minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản".
o Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế
quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc,

tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.
Tháng 8-1945, khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: "Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".Trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, Người nói” Kháng chiến trường kì gian khổ, đồng thời lại phải
tự lực cánh sinh, trông vào sức minhf,….cố nhiên, sự giúp đỡ của các nước bạn là
điều quan trọng nhưng không được ý lại, không được ngồi mong chờ người khác.
Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không
xứng đáng được độc lập.:

 Hồ Chí Minh đề cao tính chủ động trong công cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc
PHẦN III: GIÁ TRỊ LÍ LUẬN VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN QUAN ĐIỂM CỦA
HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC Ở THUỘC ĐỊA VÀ CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC.

1. Giá trị lí luận
Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc đã phần nào làm
phong phú hơn học thuyết Mác- Lênin về cách mạng thuộc địa.


- Nếu như chủ nghĩa Mác – Lênin, xác định con đường cứu nước theo
khuynh hướng chính trị vô sản, thì con đường cách mạng giải phóng
dân tộc là do Hồ Chí Minh hoạch định, chứ không phải đã tồn tại từ
trước. Hồ Chí Minh không tự khuôn mình trong những nguyên lý có
sẵn, không rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện
lịch sử ở thuộc địa. Người nhận thức và thấy rõ được mâu thuẫn chủ
yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc, quy định tính chất và nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dântộc. Mà có sự
kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, giải quyết vấn đề

dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn
đề dân tộc, gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa.
- Lý luận về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địavà cách mạng vô sản ở chính quốc của Hồ Chí Minh gồm những
quan điểm sáng tạo, độc đáo. Lý luận đó phải trải qua những thử thách
hết sức gay gắt. Song thực tiễn đã chứng minh lý luận cách mạng giải
phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là đúngđắn.
 Lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là một đóng góp lớn vào kho
tàng lý luận cách mạng của thời đại, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác –
Lênin về cách mạng thuộcđịa.
2. Giá trị thực tiễn
Quan điểm trên của Hồ Chí Minh không chỉ mang lại giá trị về mặt lý luận mà
còn mang những giá trị thực tiễn to lớn là soi đường thắng lợi cho cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam và khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh
thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời
kỳ hiện nay.
 Về soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở ViệtNam
- Làm chuyển hóa phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho sự ra đời Đảng
Cộng sản Việt Nam
o Làm chuyển hóa phong trào yêu nước Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là ánh sáng soi
đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX đang đi tìm
chân lý, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng Việt Nam trước khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Tư tưởng đó thâm nhập vào phong trào công
nhân và phong trào yêu nước, góp phần quyết định trong việc xác lập con
đường cứu nước mới, làm cho cách mạng Việt Nam chuyển dần sang quỹ đạo
cách mạng vô sản.


Hồ Chí Minh đã tập hợp những thanh niên yêu nước rồi đem chủ nghĩa MacLenin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc truyền bá cho họ dẫn dắt họ đi

theo con đường mà Người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Mac-Lenin.
Đó là sự chuyển hóa mang tính cách mạng, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc
tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
o Tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh làm cho phong
trào yêu nước chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản và cũng trở thành một
trong những điều kiện ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Hai là, lý luận CMGPDT và chủ nghĩa Mac-Lenin được truyền bá vào
giai cấp công nhân, làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ,
phong trào công nhân Việt nam phát triển mạnh theo phương hướng từ tự
phát đén tự giác và trở thành một trong những điều kiện dẫn tới sự ra đời
của Đảng Cộng sản.
- Ba là, lý luận CMGPDT của Hồ Chí Minh là sự chuẩn bị tích cực về mặt
tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945
o Mặc dù chiến lược giải phóng dân tộc được thể hiện trong Cương
lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã bị phủ nhận trong một thời gian
dài và bị thay bằng một chiến lược đấu tranh giai cấp của Luận
cương chính trị tháng 10 năm 1930 nhưng nó đã được khẳng định
trở lại trong thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước (1939 – 1945),
đặc biệt trong Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành trung ương
Đảng (tháng 5 – 1941).
o Theo lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Đảng đã chủ
trương “thay đổi chiến lược”, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải
phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc
lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước
ở Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt minh, đề ra chủ trương
khởi nghĩa vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng; sử dụng bạo
lực cách mạng dựa vào lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang;

đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành
chính quyền bộ phận ở nhiều vùng nông thôn, tiến lên chớp đúng
thời cơ, tổng khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị, giành chính


quyền trong cả nước.
-Thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975)
o Nắm vững tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí
Minh, cả dân tộc Việt nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến
chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới trong suốt 30năm.
o Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân ta anh dũng
đứng lên với tinh thần “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và niềm tin
“kháng chiến nhất định thắng lợi”; thực hiện mỗi người dân là một
người lính, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi khu phố là một trận
địa, đánh giặc toàn diện và bằng mọi vũ khí có trong tay; vừa
kháng chiến vừa kiến quốc, vừa chiến đấu vừa xây dựng hậu
phương và vận động quốc tế; đi từ chiến tranh du kích lên chiến
tranh chính quy, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính
quy, đánh địch cả ở mặt trận chính diện và sau lưng chúng, kết hợp
đánh tập trung và đánh phân tán, đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao,
từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tiến lên
giành thắng lợi quyết định trong cuộc chiến tranh chiến lược Đông
Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, làm xoay chuyển
cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu
tranh ngoại giao tại Hội nghị Genève, kết thúc cuộc khángchiến.
o Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc
Mỹ xâm lược, quân và dân ta đã nêu cao tinh thần dám đánh Mỹ
và quyết thắng Mỹ, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự
do”; quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, phương châm chiến

lược đánh lâu dài và nghệ thuật giành thắng lợi từng bước; vừa xây
dựng hậu phương Miền bắc, vừa đẩy mạnh cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân và chiến tranh cách mạng ở Miền nam; bằng
chiến lược tổng hợp của chiến tranh nhân dân: Sử dụng bạo lực
cách mạng dựa vào hai lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng
vũ trang; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; đi từ
khởi nghĩa từng phần, tiến lên làm chiến tranh cách mạng; kết hợp
ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận;kết hợp ba vùng
chiến lược: nông thôn rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị; kết


hợp khởi nghĩa và chiến tranh; kết hợp nổi dậy và tiến công, tiến
công và nổi dậy; kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với
chiến tranh nhân dân của các binh đoàn chủ lực; kết hợp ba thứ
quân; kết hợp đánh lớn, đánh vừa và nhỏ; kết hợp tiêu diệt lực
lượng địch với bồi dưỡng lực lượng ta, thực hiện càng đánh càng
mạnh; làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ; kết hợp đấu
tranh trên ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, thực hiện
“đánh cho Mỹ cút, đánh chi Ngụynhào”.

 Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt nam trong thế kỷ XX chứng
tỏ giá trị khoa học và thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc.
 Về khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn
động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước

- Trong sự nghiệp đổi mới, càng phải xác định rõ các nguồn lực và phải
phát huy tối đa các nguồn nội lực (bao gồm con người, trí tuệ, truyền
thống dân tộc, truyền thống cách mạng, đất đai, tài nguyên, vốn
liếng...), trong đó yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là

nguồn lực con người với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần của nó.
- Con người Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong công
cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, truyền thống quý
báu ấy cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành một nguồn
nội lực vô tận để đưa đất nước vượt qua mọi nguy cơ, thử thách, vững
bước tiến lên.




×