Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID19 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÁO GỠ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.27 KB, 9 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH
COVID-19 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
THÁO GỠ KHÓ KHĂN CỦA
NGÀNH NGÂN HÀNG
1. Tóm tắt các diễn biến của dịch bệnh COVID-19
Khởi nguồn từ Trung Quốc vào cuối năm 2019, dịch COVID-19 đã lây lan
nhanh chóng và tính đến sáng ngày 09/3/2020, toàn thế giới đã có hơn 110.000
trường hợp dương tính với COVID-19 ở 107 quốc gia và hơn 3.800 trường hợp
tử vong. Trong những ngày gần đây, diễn biến dịch bệnh COVID-19 càng trở
nên phức tạp, đặc biệt là ở ngoài Trung Quốc khi xuất hiện những ổ dịch mới tại
Italia, Hàn Quốc, Đức … khiến tâm lý lo ngại dịch bệnh đang bao trùm toàn cầu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nâng mức cảnh báo dịch COVID-19 lên mức
“rất cao” là mức cao nhất trong thang đo của mình. Riêng tại Việt Nam, tình hình
dịch bệnh được kiểm soát khá tốt trong giai đoạn 1 (từ ngày 17/1-05/3/2020) với
toàn bộ 16/16 trường hợp nhiễm bệnh tại 4 tỉnh thành phố được điều trị thành
công (trường hợp mắc mới cuối cùng vào ngày 09/02/2020). Từ ngày
06/03/2020, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng,
chống dịch COVID-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện và dự báo công tác phòng,
chống dịch trong giai đoạn này sẽ khó khăn hơn rất nhiều giai đoạn đầu khi dịch
bệnh đã lây lan nhanh chóng ra hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tính đến hết
ngày 08/3/2020, cả nước ghi nhận 30 ca nhiễm tại 10 tỉnh, thành phố, trong đó
16/30 trường hợp nhiễm bệnh đã được điều trị thành công.
2. Tác động của dịch bệnh COVID-19 tới kinh tế thế giới

1


Dù đón nhận thông tin tích cực từ việc ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ Trung giai đoạn 1 nhưng sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh COVID-19 đã
trực tiếp đe dọa tới những nỗ lực hồi phục kinh tế của Trung Quốc nói riêng và
thế giới nói chung trong năm 2020. Ngoài những thiệt hại về con người, dịch
bệnh cũng gây ra những tổn thất kinh tế không hề nhỏ. Thế giới đã thiệt hại 40


tỷ USD khi dịch SARS bùng phát từ Trung Quốc năm 2002-2003 và 17 năm
sau, khi kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, chiếm 17% GDP toàn
cầu (gấp hơn 4 lần năm 2002) và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung
ứng toàn cầu khiến kinh tế Trung Quốc và toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Ngày 05/3/2020, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế
giới năm 2020 có thể xuống dưới 2,9% do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Nhiều tổ chức quốc tế khác cũng hạ dự báo tăng trưởng của nhiều quốc gia so
với trước thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Trên thực tế, hoạt động
sản xuất đã bị đình trệ do tác động của các biện pháp hạn chế lây nhiễm cộng
đồng và lực cầu yếu đi. Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực dịch vụ của
Trung Quốc đều giảm mạnh xuống dưới mức 50 - cho thấy sự thu hẹp, lần lượt
là 40,3 và 29,6 (tháng 1/2020: đạt 51,1 và 54,1). Dù một số nhà máy đã hoạt
động trở lại, nhưng chỉ đạt 30-50% công suất thông thường, dự báo tăng trưởng
GDP quý I của Trung Quốc giảm khoảng 2 điểm phần trăm so với dự báo trước
đó. Hàng loạt chỉ số PMI sản xuất của các quốc gia trong khu vực đều giảm như
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Không chỉ
các hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, các hoạt động dịch vụ và các thị trường tài
chính, hàng hóa thế giới cũng chịu thiệt hại không ít. Ngành du lịch và vận tải bị
ảnh hưởng khi nhiều địa điểm du lịch và các hoạt động văn hóa, lễ hội phải
đóng cửa để tránh nguy cơ lây lan. Tại châu Âu, việc đóng cửa trường học và cơ
quan hành chính đã bắt đầu được thực hiện. Ngân hàng HSBC dự kiến nếu các
hoạt động như giáo dục, hành chính công, giao thông, nhà hàng, lưu trú, du lịch
giảm một nửa trong khoảng 10 ngày làm việc sau đó phục hồi bình thường thì
tăng trưởng GDP quý I của khu vực đồng EUR giảm 1 điểm phần trăm (Ý và
2


Pháp suy thoái) và giảm 0,2 điểm phần trăm cả năm 2020. Thị trường chứng
khoán (TTCK) Mỹ giảm điểm mạnh trong 7 phiên liên tiếp cuối tháng 2 - chuỗi
giảm mạnh nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008, chứng khoán

châu Á giảm trên diện rộng so với cuối năm 2019, lợi tức trái phiếu Chính phủ
Mỹ chạm đáy lịch sử, giá vàng tăng cao khi nhu cầu tìm tài sản an toàn tăng
trong khi giá dầu giảm mạnh do lo ngại nhu cầu thế giới ở mức thấp.
Mặc dù đến nay chưa có số liệu chính thức về thiệt hại của COVID-19 tới
kinh tế các nước hay kinh tế thế giới, nhưng với tác động ban đầu, nhiều quốc
gia đã có những biện pháp bước đầu để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chính phủ
Singapore đưa ra 02 gói kích thích kinh tế với tổng quy mô 5,6 tỷ SGD (gấp 24
lần gói kích cầu thời dịch SARS). Ngân hàng trung ương (NHTW) Trung Quốc
đẩy mạnh nới lỏng tiền tệ như hạ dự trữ bắt buộc 0,5% kể từ 01/01/2020, hạ lãi
suất thị trường mở, hạ lãi suất cho vay cơ bản (Loan Prime Rate), bơm thanh
khoản ra thị trường thông qua hoạt động tái cấp vốn. Nhiều NHTW các nước
mới nổi và đang phát triển hạ lãi suất điều hành như: Nga, Argentina, Brazil,
Philippines, Indonesia, Thái Lan… Các quốc gia khác cũng đang theo dõi sát
diễn biến mới nhất của COVID-19 để có những phản ứng chính sách phù hợp,
kịp thời nhằm hạn chế tác động tiêu cực và hỗ trợ duy trì tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, ngày 03/3/2020, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bất ngờ hạ
0,5% lãi suất điều hành (Fed Fund) xuống mức 1-1,25%. Đây là lần đầu tiên kể
từ sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, Fed giảm lãi suất tại một cuộc
họp đột xuất, không trùng với lịch họp định kỳ của Ủy ban thị trường mở (ngày
18/3/2020). Trong thông cáo báo chí, Fed vẫn khẳng định rằng các yếu tố cơ
bản trong nền kinh tế Mỹ vẫn tốt nhưng sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh
COVID-19 tiềm ẩn nhiều rủi ro tới hoạt động kinh tế và việc giảm lãi suất lần
này sẽ hỗ trợ việc đạt được mục tiêu lạm phát và toàn dụng nhân công của
Fed. Sau khi hạ lãi suất, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu rằng, Fed sẽ tiếp
tục hành động “phù hợp” với các diễn biến tiếp theo. Ngay sau động thái này,
3


một số NHTW khác thực hiện giảm lãi suất điều hành, trong đó đáng chú ý là
NHTW Australia, NHTW Canada với mức giảm lần lượt là 0,25% và 0,5%.

Cũng trong ngày 03/3/2020, tại Hội nghị thượng đỉnh G7, các Bộ trưởng Tài
chính và Thống đốc NHTW các quốc gia nhất trí sẽ có những biện pháp để hỗ
trợ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Mặc dù chưa có một
biện pháp cụ thể nào được công bố nhưng không loại trừ khả năng các NHTW
Anh, châu Âu, Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng bổ sung.
3. Tác động của dịch bệnh COVID-19 tới kinh tế Việt
Nam và hoạt động của hệ thống ngân hàng
Với đặc thù là nước có độ mở kinh tế cao (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
trên 200%GDP), sự giảm tốc của kinh tế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc – đối
tác thương mại lớn nhất của Việt Nam - sẽ khiến tăng trưởng kinh tế trong nước
gặp những khó khăn nhất định. Số liệu 2 tháng đầu năm cho thấy: (i) Chỉ số sản
xuất công nghiệp (IIP) tăng chậm lại ở mức 6,2% (cùng kỳ tăng 9,2%), PMI
tháng 2/2020 đạt 49,9 - mức thấp nhất từ tháng 12/2015; (ii) Lưu chuyển hành
khách và hàng hóa tăng lần lượt 3,8% và 4,3% (cùng kỳ tăng 10,2% và 6,4%),
khách quốc tế tăng 4,8% - thấp nhất 5 năm qua; (iii) Tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ loại trừ giá tăng 5,4% - thấp nhất từ năm 2018 (cùng kỳ
2019 tăng 9,3%); (iv) Thương mại quốc tế giảm khi xuất khẩu tăng 2,4% (cùng
kỳ 2019: tăng 4,2%), nhập khẩu tăng 2,4% (cùng kỳ 2019 tăng 5,8%), nhập siêu
176 triệu USD; (v) Số doanh nghiệp (DN) đăng ký mới tăng 9,1% về lượng và
giảm 11,1% về vốn đăng ký (cùng kỳ 2019: vốn đăng ký mới tăng 25,4%), số
DN quay trở lại hoạt động tăng 17,1% (cùng kỳ 2019 tăng 48,2%); số DN tạm
ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 19,5% (cùng kỳ 2019 tăng 20,8%)...
Ngoài những tác động chung trong ngắn hạn, dịch bệnh COVID-19 cũng
tiềm tàng nhiều rủi ro đối với sự tăng trưởng của một số lĩnh vực, cụ thể như
sau:

4


- Đối với hoạt động xuất khẩu: Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang

Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các biện pháp hạn chế, kiểm dịch và nguy cơ
giảm chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu của các mặt hàng
này. Ngoài ra, hoạt động sản xuất và xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến
chế tạo cũng sẽ bị ảnh hưởng do các nhà máy của Trung Quốc chưa hoạt động
trở lại hoặc hoạt động dưới công suất, đặc biệt là trong tháng 3 và quý II.
- Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo: Do phụ thuộc
rất lớn vào nguồn nguyên phụ liệu (dệt may, da - giày,…), vật tư, linh kiện, máy
móc, thiết bị đầu vào nhập khẩu để phục vụ sản xuất tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu, đặc biệt là nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc (nước xuất khẩu lớn nhất vào
Việt Nam), nên các biện pháp thắt chặt biên giới kiểm soát dịch bệnh sẽ ảnh
hưởng không nhỏ tới nguồn cung này. Nếu những khó khăn trên không sớm
được tháo gỡ, có khả năng nhiều DN sẽ phải tạm ngưng hoạt động sản xuất một
phần hoặc toàn bộ. Việc này sẽ phát sinh chi phí cho DN trong quá trình tạm
ngừng hoạt động như: chi phí vay ngân hàng, duy tu bảo trì máy móc, trả lương
ngừng việc cho người lao động, chi phí vận hành trở lại,…; đặc biệt là đối với
các DN cần vận hành liên tục dây chuyền sản xuất như ngành giấy, xi măng,
điện tử (như Samsung Việt Nam), thép (các DN sử dụng công nghệ lò cao),…
- Đối với hoạt động của các DN FDI: Các DN FDI đến từ Trung Quốc
(nhất là DN dệt may, da giày…) thường sử dụng lượng lớn lao động và chuyên
gia là người Trung Quốc. Việc hạn chế xuất nhập cảnh giữa 2 nước trong thời
điểm dịch bệnh đã và sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nhân công, ảnh hưởng trực tiếp
tới guồng sản xuất của các DN Việt Nam. Các DN sản xuất phụ trợ trong nước
cũng sẽ bị ảnh hưởng do phụ thuộc một phần vào sự phát triển của DN FDI.
- Đối với các hoạt động thương mại, dịch vụ trong nước: Tâm lý lo ngại
do dịch bệnh khiến người dân hạn chế di chuyển, du lịch, tham gia hoạt động
vui chơi, lễ hội, mua sắm,… Qua đó, doanh thu từ nhóm du lịch lữ hành (chiếm
khoảng 1% tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ) sẽ bị ảnh hưởng do lượng khách
5



quốc tế và nội địa giảm mạnh, kéo theo doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống
(chiếm khoảng hơn 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ) cũng sẽ sụt giảm.
- TTCK trong nước biến động mạnh khi tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng,
khối ngoại liên tiếp bán ròng do chịu tác động trực tiếp từ những phiên giảm
mạnh của TTCK Mỹ và châu Á. Đến hết tháng 02/2020, chỉ số VN-Index giảm
8,3% so với cuối năm 2019.
Có thể nói, không chỉ các DN mà sức khỏe của hệ thống tổ chức tín dụng
(TCTD) cũng chịu tác động tiêu cực. Khả năng trả nợ của DN bị ảnh hưởng do
sản xuất và kinh doanh giảm sút, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến dòng tiền, làm giảm
phần doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, nhu cầu vay mới, sử dụng các dịch vụ tài
chính khác của DN cũng sẽ giảm xuống khi quy mô sản xuất bị ảnh hưởng.
4. Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn của ngành ngân hàng
Dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh tế
trong nước, ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm
2020. Đây có thể coi là một cú sốc cung đối với nền kinh tế trong ngắn hạn khi
ảnh hưởng tới nguồn nhân công, nguyên phụ liệu sản xuất, trực tiếp làm giảm
công suất và tổng cung của nền kinh tế. Trong khi đó, đối tượng mà chính sách
tiền tệ (CSTT) được thực hiện bởi NHTW hướng đến lại là các biến số ở phía
bên cầu của nền kinh tế như tiêu dùng và đầu tư. Do đó, để làm giảm các tác
động tiêu cực này không thể phụ thuộc hoàn toàn vào CSTT mà cần có một hệ
thống các chính sách kinh tế vĩ mô đồng bộ, trong đó vai trò của chính sách tài
khóa để góp phần hỗ trợ nền kinh tế vượt qua những khó khăn trong giai đoạn
này là cực kỳ quan trọng. Về phía ngành Ngân hàng, NHNN tiếp tục bám sát
diễn biến và tác động của dịch bệnh lên kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành linh
hoạt, thận trọng các công cụ CSTT, sẵn sàng điều chỉnh trạng thái CSTT nếu
cần, hài hòa trong thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tháo gỡ khó
khăn cho nền kinh tế. Trước mắt, NHNN đã và đang thực hiện các giải pháp

6



nhằm hỗ trợ khách hàng vay, tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh
COVID-19. Một số giải pháp cụ thể:
- Tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường trong nước và quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý: Hiện tại và dự kiến trong thời
gian tới, thanh khoản hệ thống TCTD trong nước vẫn dồi dào, đảm bảo cung ứng
đủ vốn cho nền kinh tế. Do đó, NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến và tác động
của dịch bệnh lên tăng trưởng, lạm phát, tín dụng căn cứ trên thông tin từ các bộ,
ngành và cơ quan thống kê, điều hành linh hoạt, thận trọng các công cụ CSTT.
- Đồng hành cùng hệ thống TCTD nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các
DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19: Với tinh thần không chủ quan với
dịch, NHNN tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các TCTD triển khai các giải pháp tín
dụng nhằm hỗ trợ khách hàng vay tháo gỡ khó khăn, giảm thiểu thiệt hại do dịch
bệnh COVID-19. Hiện NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan dự
thảo Thông tư hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ
nguyên nhóm nợ...; chỉ đạo các TCTD phân tích, đánh giá, dự báo những thiệt
hại, khó khăn do tác động của dịch để chủ động có biện pháp hỗ trợ DN, người
dân, khách hàng vay vốn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,
miễn/giảm lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết và xem xét cho vay mới đối
với khách hàng để khôi phục, duy trì sản xuất, kinh doanh; tích cực giảm lãi suất
đối với các khoản vay mới thuộc các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng do dịch
COVID-19; đồng thời, yêu cầu các TCTD không được tăng lãi suất và nghiêm
túc thực hiện quy định của NHNN về trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực
ưu tiên...;1 giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi
phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người
dân và DN; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm giảm
1 Thể hiện tại Văn bản số 541/NHNN-TD ngày 04/02/2020; Văn bản số 35/TB-NHNN ngày 07/2/2020; dự thảo
Thông tư hướng dẫn các TCTD triển thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 14/2/2020
liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh

hưởng bởi dịch COVID-19.

7


thanh toán bằng tiền mặt... Nhiều TCTD đã xây dựng kịch bản hành động hỗ trợ
khách hàng và triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ
các DN chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
- Đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế sự lây
nhiễm dịch bệnh: NHNN sẽ tiếp tục triển khai các chương trình miễn, giảm phí
dịch vụ thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ,
nhất là phí thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ hành chính công; khẩn
trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để
thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile – Money); đề xuất
xây dựng Khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động
công nghệ tài chính (fintech) để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới, sáng
tạo trong hoạt động ngân hàng…

Danh mục tài liệu tham khảo:
1) Các trang thông tin điện tử
(website): www.imf.org; www.worldbank.org;www.reuters.com; www.bloombe
rg.com.
2) Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 03/01/2020 của Ngân hàng Nhà nước về tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2020.
3) Công văn số 541/NHNN-TD ngày 04/02/2020 của Ngân hàng Nhà nước về
việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch
COVID-19.
4) Thông báo số 35/TB-NHNN ngày 7/2/2020 của Ngân hàng Nhà nước về kết
luận Hội nghị tăng cường triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách

hàng ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
5) Dự thảo Thông tư hướng dẫn các TCTD triển thực hiện chỉ đạo của Chính
phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 14/2/2020 liên quan đến việc cơ cấu lại
8


thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

9



×