Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

CHUYÊN ĐỀ: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 38 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ………..
TRƯỜNG THPT …………..

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA.
TÊN CHUYÊN ĐỀ: NHÔM VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

Tác giả chuyên đề: ………….
Chức vụ: ……………..
Đơn vị: ………………..

……………….


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12

4. Tên chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm.
5. Đối tượng bồi dưỡng: Khối 12 – ôn thi THPTQG.
6. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 10.
7. Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ.
7.1. Nhôm.
7.1.1. Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn.
- Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3.
- Cấu hình [Ne] 3s2 3p1. Al là nguyên tố p, có 3e ngoài cùng.
7.1.2. Tính chất vật lí.
- Nhôm có màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng (có thể dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc
lá…).
- Nhôm là kim loại nhẹ (2,7g/cm3), nóng chảy thấp (660oC) dẫn điện và nhiệt tốt (gấp 3 lần sắt, 2/3
lần đồng và nhẹ bằng 1/3 đồng nên nhôm dần thay thế đồng làm dây dẫn điện).
7.1.3. Tính chất hóa học.
Nhôm có tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm và kiềm thổ), dễ nhường 3e
Al → Al3++ 3e


a. Tác dụng với phi kim (O2, Cl2, N2, C, S, P… ).
- Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen
to
� 2AlCl3 (Nhôm clorua khan hút ẩm rất mạnh)
2Al + 3Cl2 ��
o

t
� 2AlI3. (Đk: cần hơi nước)
2Al + 3I2 ��
- Phản ứng với oxi không khí cho ngọn lửa sáng chói, tỏa nhiệt lớn tạo ra hỗn hợp nhôm oxit và
nhôm nitrua
to
� 2Al2O3 (∆H = -2.1675,7kJ)
4Al + 3O2 ��
o

t
� 2AlN (Nhôm nitrua)
2Al + N2 ��
Oxit nhôm (Al2O3) rất bền ngăn cản không cho oxi tác dụng sâu hơn, đồng thời màng oxit
này lại rất đặc khít không thấm nước nên bảo vệ nhôm không bị ăn mòn.
=> Mở rộng, nâng cao
+ Phản ứng với C, S, P...khi đun nóng
to
� Al4C3 (Nhôm cacbua)
4Al + 3C ��
to

� Al2S3 (Nhôm sunfua)

2Al + 3S ��
o
t
� AlP (Nhôm photphua)
Al + P ��
+ Các sản phẩm trên (Trừ nhôm oxit) đều bị thủy phân tạo ra Al(OH)3.
Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4.
Al2S3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2S.
Lưu ý: Nhôm không phản ứng trực tiếp với H2.
b. Khử các oxit kim loại sau Al (Phản ứng nhiệt nhôm)
* Ở t0 cao, Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit thành nguyên tử kim loại.
t0
2yAl + 3MxOy ��� 3xM + yAl2O3
(M thường là kim loại đứng sau Al)
t0
Ví dụ:
2Al + Fe2O3 ��� 2Fe + Al2O3
t0
2Al + Cr2O3 ��� 2Cr + Al2O3

2


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
Phản ứng trên gọi là phản ứng nhiệt nhôm. Ứng dụng phản ứng này người ta có thể điều chế
được một số các kim loại như Fe, Cr, Mn,…
c. Tác dụng với nước:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Phản ứng nhanh chóng ngừng lại vì lớp Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không
cho nhôm tiếp xúc với nước.

Những vật dụng bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ cao cũng không xảy
ra phản ứng vì trên bề mặt của vật được phủ bằng lớp màng oxit rất mỏng, rất mịn và bền không cho
nước và không khí thấm qua.
d. Tác dụng với axit
* Với HCl, H2SO4 loãng:
Do có màng oxit bảo vệ bề mặt, nên nhôm khá bền với một số axit kể cả khi đun nóng (Al
không phản ứng với dung dịch loãng của axit CH3COOH, H3PO4,...). Nhôm tan trong dung dịch
HCl, H2SO4, nhất là khi đun nóng.
2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2↑
Ví dụ: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
* HNO3, H2SO4 đặc:
Nhôm có tính khử mạnh nên khử N+5, S+6 xuống số oxi hóa thấp hơn. Tùy vào nồng độ của
dung dịch axit mà sẽ cho các sản phẩm khử khác nhau.
- Với HNO3:
+ Khi cho kim loại Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng giải phóng khí NO2.
t0
Al + 6HNO3 đ ��� Al(NO3)3 + 3NO2↑ + 3H2O
+ Khi cho kim loại Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thì Al khử N+5 xuống số oxi hóa thấp hơn.
Đặc biệt với dung dịch HNO3 rất loãng Al có thể khử N+5 xuống số oxi hóa thấp nhất là -3 (trong
NH4NO3).
Tổng quát:
Al +HNO3 loãng→ Al(NO3)3 + sản phẩm khử (NO, N2O, N2, NH4NO3) + H2O
� Al(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
VD: Al + 4HNO3 (loãng) ��

� 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3+ 9H2O
8Al + 30HNO3 (loãng) ��
- Với H2SO4 đặc, nóng:
Kim loại Al có khả năng khử S+6 xuống các số oxi hóa thấp hơn. Thông thường các bài toán
thường cho giải phóng khí SO2.

Tổng quát:
t0
Al + H2SO4 đ ��� Al2(SO4)3 + sản phẩm khử (SO2, S, H2S) + H2O.
t0
VD: 2Al +6H2SO4 đ ��� Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
Chú ý: Nhôm bị thụ động bới dung dịch HNO3, H2SO4 đặc, nguội. Do đó có thể dùng thùng
nhôm để đựng và chuyên chở các axit trên.
e. Tác dụng với dung dịch kiềm: Al bị hòa tan trong các dung dịch kiềm mạnh như NaOH,
Ca(OH)2,…
- Các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau
(1) Al2O3 + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + H2O (hay 2NaAlO2 + H2O)
(2) 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
(3) Al(OH)3 + NaOH → 2Na[Al(OH)4] + H2O (hay NaAlO2 + 2 H2O)
- Viết gộp bằng các phương trình sau
2Al + 2NaOH + H2O → 2NaAlO2 + 3H2
hay
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
Do vậy không dùng các đồ vật bằng nhôm để dung dịch có tính kiềm.

3


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
=> Kiến thức bổ sung: Al còn tác dụng được với các dung dịch muối đứng sau nhôm trong dãy điện
hóa (Zn, Fe, Cu, Ag....)
Ví dụ:
(1) 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu.
(2) Al + Fe3+ → Al3+ + Fe2+
Al(dư) + Fe2+ → Al3+ + Fe
7.1.4. Ứng dụng và sản xuất

a. Ứng dụng: Một số ứng dụng của nhôm và hợp kim của nhôm:
- Nhẹ, bền với không khí và nước dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa...
- Có màu trắng bạc, đẹp nên dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất.
- Nhẹ, dẫn điện tốt nên dùng làm dây dẫn điện thay đồng.
- Dẫn nhiệt tốt, ít gỉ, không độc nên dùng làm dụng cụ nhà bếp.
- Tecmit (hỗn hợp bột Al và Fe2O3), được dùng để hàn đường ray,…
b. Trạng thái tự nhiên và sản xuất
* Trạng thái tự nhiên
- Nhôm chiếm khoảng 5,5% tổng số nguyên tử trong quả đất.
- Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
+ Đất sét: Al2O3.2SiO2.2H2O.
+ Mica: K2O.Al2O3.6SiO2.
+ Hai khoáng vật quan trọng trong sản xuất nhôm là Boxit (Al2O3.xH2O) và Criolit (Na3[AlF6]).
(Boxit có hàm lượng lớn ở Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng...)
* Sản xuất: 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: làm sạch quặng boxit lẫn Fe2O3 .SiO2
- Cho quặng vào dung dịch NaOH dư, SiO2 Al2O3 và tan ra, loc bỏ Fe2O3
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
- Sục CO2 vào dung dịch sẽ thu được kết tủa Al(OH)3
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
- Lọc kết tủa đem đun nung thu được nhôm oxit
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
Giai đoạn 2: chuẩn bị criolit nóng chảy Na3[AlF6] (hỗn hợp của 3NaF. AlF3). Criolit có 3 tác dụng:
- Giảm nhiệt độ nóng chảy Al2O3 (20500C → 9000C)
- Dẫn điện tốt hơn.
- Bảo vệ nhôm không bị oxi hóa sau khi tạo thành, do Criolit nhẹ nổi bên trên tạo lớp cách li với
không khí.
Giai đoạn 3: điện phân nóng chảy Al2O3 thu được Al có độ tinh khiết cao.
2Al2O3 4Al + 3O2

7.2. Một số hợp chất quan trọng của Nhôm.
7.2.1. Nhôm oxit Al2O3.
a. Tính chất vật lí.
- Al2O3 là chất rắn màu trắng, chịu nhiệt tốt, rất cứng, không tan trong nước.
- Trong tự nhiên tồn tại dạng ngậm nước Al2O3.2H2O và dạng khan như emeri, corinđon có độ cứng
cao.
- Dạng nguyên chất là những tinh thể trong suốt, không lẫn màu của các loại đá quý (màu đỏ ngọc
ruby (tạp chất Cr2+), màu xanh ngọc saphia (tạp chất Fe3+ và Ti4+)).
b. Tính chất hóa học.
- Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao (2050oC) và rất khó bị khử thành kim loại Al.
- Al2O3 không tác dụng với H2, CO ở bất kì nhiệt độ nào. Ở nhiệt độ trên 2000oC Al2O3 tác dụng với
C nhưng không cho Al mà thu được Al4C3

4


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
O

 2000 C
� Al4C3 + 6CO
Al2O3 + 9C ����
- Al2O3 là oxit lưỡng tính
(1) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O ( Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O)
(2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O ( Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O)
c. Ứng dụng.
- Chủ yếu Al2O3 được dùng để sản xuất nhôm.
- Một lượng nhỏ để điều chế đá quý nhân tạo trong suốt, lấp lánh và có màu rất đẹp được dùng làm
trang sức.
- Tinh thể Al2O3 rất cứng khó bị ăn mòn cơ học nên dùng để chế tạo các chi tiết như chân kim đồng

hồ, dùng làm vật liệu mài. Ngoài ra, do tính chịu nhiệt cao Al2O3 còn được dùng làm: chén nung,
ống nung và lớp lót trong các lò điện.
- Tinh thể Al2O3 còn được dùng để chế tạo thiết bị phát tia laze,…do chúng có khả năng hấp thụ và
phát xạ năng lượng một cách đồng nhất.
- Trong y học, nhôm oxit tinh khiết còn được dùng làm ximăng trám răng.
7.2.2. Nhôm hidroxit Al(OH)3.
a. Tính chất.
- Là hợp chất màu trắng, kết tủa keo, không tan trong nước, không bền nhiệt.
- Dễ bị nhiệt phân thành nhôm oxit:
to
� Al2O3 + 3H2O
2Al(OH)3 ��
- Al(OH)3 có tính lưỡng tính
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
(hay Al(OH)3 + 3H+ →Al3+ + 3H2O)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
(hay Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-)
Chú ý: Al2O3, Al(OH)3 không tan trong dung dịch bazơ yếu như dung dịch NH3, không tan trong
dung dịch axit yếu như axit cacbonic. Vì vậy, để điều chế Al(OH)3 người ta cho dung dịch muối Al3+
phản ứng với dung dịch NH3 dư.
- Al(OH)3 thể tính bazơ trội hơn tính axit. Do có tính axit rất yếu (yếu hơn cả axit H2CO3) nên:
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3  + NaHCO3
b. Điều chế.
- Muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm (vừa đủ)
AlCl3 + NaOH → Al(OH)3 ↓+ NaCl
- Nếu dư kiềm: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
=> Bổ sung kiến thức.
- Dùng các muối thủy phân hoặc kiềm yếu
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 6NaCl + 3CO2 ↑
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓ + 3NH4Cl

- Từ muối NaAlO2 và axit
2NaAlO2 + CO2 + 3H2O → 2 Al(OH)3↓ + Na2CO3
NaAlO2 + HCl vừa đủ + H2O → Al(OH)3↓ + NaCl
7.2.3. Muối của nhôm.

a. Muối (SO42-; NO3-; Cl-...) của nhôm:
- Nhôm sunfat Al2(SO4)3 là chất bột màu trắng, bị nhiệt phân trên 770oC.
- K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O: phèn nhôm (phèn chua, thủy phân trong nước tạo môi trường axit).
+ Phèn chua có dạng tinh thể, không màu, có vị hơi chua và chát, được dùng nhiều trong công
nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da và làm sạch các kết tủa có trong nước.
KAl(SO4)2.12H2O → K+ + Al3+ + 2SO42- + 12H2O
5


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
+ Trong công nghiệp giấy, nhôm sunfat và phèn nhôm được cho vào bột giấy cùng với muối ăn.
=> Kiến thức bổ sung: Công thức tổng quát muối nhôm: AlxX3
- Tính chất hóa học của muối nhôm còn phụ thuộc vào gốc axit X.
- Nếu AlxX3 là muối tan thì có tính chất chung tác dụng với dung dịch kiềm:
AlxX3 + 3NaOH→Al(OH)3 + 3NaX
Al3+ + 3OH- →Al(OH)3
- Nếu sau phản ứng OH- còn dư thì xảy ra phản ứng hòa tan kết tủa:
Al(OH)3 + OH- →AlO2- + 2H2O
b. Muối aluminat của nhôm: AlO2Là muối của axit yếu, có thể tác dụng với axit mạnh hơn
AlO2- + H2O + CO2→Al(OH)3 + HCO3AlO2- + H+ + H2O →Al(OH)3
Nếu sau phản ứng HCl dư thì:
Al(OH)3 + 3H+→ Al3+ + 3H2O
=>Bổ sung kiến thức: Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch.
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy có kết tủa keo trắng

xuất hiện rồi tan trong dung dịch NaOH dư thì chứng tỏ có ion Al3+
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]- hay AlO28. Hệ thống câu hỏi lý thuyết.
8.1. Cấu tạo, tính chất và ứng dụng của Al.
* Mức độ nhận biết
Câu 1: Nguyên tử nguyên tố M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p1. Vị trí M trong bảng
tuần hoàn là
A. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
B. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIB.
C. ô 13, chu kì 3, nhóm IA.
D. ô 13, chu kì 3, nhóm IB.
Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 3: Nhận định không phù hợp với nhôm là
A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.
B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.
C. Có 3 electron lớp ngoài cùng.
D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.
Câu 4(THPTQG – 2018- MĐ 202): Kim loại Al không tan trong dung dịch
A.HNO3 loãng.
B. HCl đặc.
C. NaOH đặc.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
A. Mg(NO3)2.
B. Ca(NO3)2.
C. KNO3.

D. Cu(NO3)2.
Câu 6: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng pirit.
B. quặng boxit.
C. quặng manhetit.
D. quặng đôlômit.
Câu 7(THPTQG – 2018- MĐ 223) Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Ag.
B. Cu.
C. Fe.
D. Al.
Câu 8: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt
nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng
B. Al tác dụng với Cr2O3 nung nóng.
6


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng
Câu 9: Trong công nghiệp, người ta sản xuất nhôm bằng phương pháp
A. Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3.
B. khử Al2O3 bằng H2.
C. điện phân nóng chảy AlCl3.
D. điện phân nóng chảy Al2O3.
Câu 10: Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. Sau khi phản ứng xong, thu được các muối
A. AlCl3 , FeCl3
B. AlCl3, FeCl2
C. AlCl3

D. FeCl2
Câu 11: Phản ứng nhiệt nhôm là
A. 4Al + 3O2 2Al2O3.
B. Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O.
C. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2.
D. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe.
Câu 12: Để điều chế nhôm từ các hợp chất của nhôm người ta có thể sử dụng phương pháp nào sau
đây?
A. Phương pháp nhiệt luyện.
B. Điện phân nóng chảy.
C. Điện phân dung dịch.
D. Phương pháp thủy luyện.
Câu 13: Cho mẩu nhôm vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Dung dịch A là ?
A. NaAlO2, NaOH.
B. NaAlO2, H2O.
C. NaOH, H2O.
D. NaAlO2, NaOH, H2O.
Câu 14: Mô tả không đúng về tính chất vật lí của nhôm là
A. màu trắng bạc.
B. mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
C. kim loại nhẹ.
D. dẫn điện và nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
* Mức độ thông hiểu.
Câu 15: Một nguyên tố X thuộc 4 chu kì đầu của bảng tuần hoàn, dễ cho 3 electron tạo ra ion M3+
có cấu hình khí hiếm. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p1
B. 1s22s22p63s23p1
C. 1s22s22p63s23p63d104s2
D. 1s22s22p63s23p3
Câu 16: Cho 4 kim loại: Mg, Al, Ca, K. Chiều giảm dần tính oxi hoá của ion kim loại tương ứng là

A. K, Ca, Mg, Al.
B. Al, Mg, Ca, K.
C. Mg, Al, Ca, K.
D. Ca, Mg, K, Al.
Câu 17: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, MgO, CuO.
B. PbO, K2O, SnO.
C. Fe3O4, SnO, BaO.
D. FeO, CuO, Cr2O3.
Câu 18: Cho phương trình hoá học: aAl + bFe2O3 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối
giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 19: Cho phản ứng: 2Al + 2H2O + 2NaOH  2NaAlO2 + 3H2 . Chất tham gia phản ứng đóng
vai trò chất oxi hóa trong phản ứng này là
A. Al
B. H2O
C. NaOH
D. Al và NaOH
+5
+2
Câu 20: Kim loại nhôm khử N của HNO3 thành N (giả sử sản phẩm khử duy nhất của phản ứng).
Số phân tử HNO3 đã bị khử là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21: Kim loại Al có thể khử S+6 trong H2SO4 thành S+4 (giả sử sản phẩm khử duy nhất của phản

ứng). Tổng hệ số của các sản phẩm là
A. 10
B. 18
C. 8
D. 19
Câu 22: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy, người ta thêm chất criolit Na3AlF6 với mục đích:
(1) Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
(2) Làm cho tính dẫn điện cao hơn
(3) Để được F2 bên anot thay vì là O2
(4) Hỗn hợp Al2O3 + Na3AlF6 nhẹ hơn Al nổi lên trên, bảo vệ Al nóng chảy nằm phía dưới
khỏi bị không khí oxi hóa.
7


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
A. 1
B. 1, 2, 4
C. 1, 2
D. 1, 3
Câu 23: Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 (không có không khí), thu được hỗn hợp B. Hoà tan B
trong dung dịch NaOH dư thu được H2, trong B có:
A. Al2O3, Fe
B. Al2O3, Fe, Al
C. Al2O3, Fe2O3, Fe
D. Al2O3, Al.
Câu 24: Nhận xét nào dưới đây không đúng:
A. Al tan trong dung dịch NaOH và Mg(OH)2
B. Al có thể khử được nhiều oxit kim loại như Fe2O3, Cr2O3
C. Na, Mg, Al đều dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2
D. Al, Fe, Cr không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

Câu 25: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do:
A. nhôm là một kim loại kém hoạt động.
B. có màng oxit nhôm Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
8.2. Tính chất, ứng dụng và điều chế Al2O3
* Mức độ nhận biết.
Câu 1: Công thức phân tử của nhôm oxit là
A. Al2O3.
B. MgO.
C. Al(OH)3.
D. CuO.
Câu 2: Nhôm oxit là
A. oxit bazơ.
B. oxit trung tính.
C. oxit lưỡng tính.
D. oxit axit.
Câu 3: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3.
B. MgO.
C. KOH.
D. CuO.
Câu 4: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
A. NaOH và HCl.
B. KCl và NaNO3.
C. NaCl và H2SO4. D. Na2SO4 và KOH.
Câu 5: Các chất Al(OH)3 và Al2O3 đều có tính chất
A. là oxit bazơ.
B. đều bị nhiệt phân.
C. đều là hợp chất lưỡng tính.

D. đều là bazơ.
2+
3+
Câu 6: Trong tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe , Fe và Ti4+ ta gọi là
A. đá saphia.
B. đá ruby.
C. corinđon.
D. boxit.
Câu 7: Khi Al2O3 tác dụng với dung dịch kiềm thì Al2O3 thể hiện tính chất gì?
A. Tính axit.
B. Tính bazo.
C. Tính khử.
D. Tính oxi hóa.
Câu 8 (THPTQG – 2019 – MĐ 202). Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3.
B. NaNO3.
C. Al2O3.
D. AlCl3.
Câu 9 (THPTQG – 2019 – MĐ 203). Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. NaCl.
B. KNO3.
C. HCl.
D. MgCl2.
* Mức độ thông hiểu.
Câu 10: Nhóm chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp được nhôm oxit?
A. AlCl3, Al(NO3)3.
B. Al, Al(OH)3.
C. Al(OH)3, Al2(SO4)3.
D. Al, AlCl3.
Câu 11: Nung hỗn hợp gồm Fe3O4 và Al dư thu được chất rắn A. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn

toàn. Trong A gồm:
A. Fe, Al2O3.
B. Fe, Al2O3, Al.
C. Fe3O4, Al2O3.
D. Fe, Al.
Câu 12: Hóa chất duy nhất để tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp bột Al2O3, Fe2O3 là
A. HCl
B. NaHCO3
C. NaOH
D. CaCO3
Câu 13: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
8


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
A. Zn, Al2O3, Al.
B. Mg, K, Na.
C. Mg, Al2O3, Al.
D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 14: Có các chất bột: CaO, MgO, Al2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới
đây để nhận biết?
A. Nước
B. Axit HCl.
C. Axit H2SO4 loãng.
D. Dung dịch NaCl.
Câu 15: Cho các chất rắn: Al, Al2O3, Mg, Ca, MgO. Dãy chất nào tan hết trong dung dịch NaOH
dư?
A. Al2O3, Mg, Ca , MgO.
B. Al, Al2O3, Ca.
C. Al, Al2O3, Ca , MgO.

D. Al, Al2O3, Ca , Mg.
Câu 16: Cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa X, lấy kết tủa đem
nung ở nhiệt độ cao đến khổi lượng không đổi thu được chất rắn Y. Các chất X, Y là?
A. Al(OH)3 và Al
B. Al(OH)3 và Al2O3
C. Al2O3 và Al
D. Al(OH)3, Al2O3, Al
8.3. Tính chất, ứng dụng và điều chế Al(OH)3
* Mức độ nhận biết.
Câu 1: Công thức của nhôm hidroxit là
A. Al(OH)3.
B. Al2O3.
C. NaAlO2.
D. AlCl3.
Câu 2: Tính chất của nhôm hidroxit là
A. tính axit.
B. tính bazo.
C. tính lưỡng tính.
D. tính oxi hóa.
Câu 3: Hiện tượng quan sát được khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch muối AlCl3?
A. tạo kết tủa keo trắng, sau kết tủa tan ra.
B. chỉ tạo kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 4: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
D. không có kết tủa, có khí bay lên
Câu 5: Chất có tính chất lưỡng tính là

A. NaCl.
B. Al(OH)3.
C. AlCl3.
D. NaOH.
Câu 6: Chất không có tính lưỡng tính là
A. Al2O3.
B. Al(OH)3.
C. Al2(SO4)3.
D. Zn(OH)2.
Câu 7: Nhiệt phân nhôm hidroxit thu được chất nào sau đây?
A. Al2O3.
B. Al(OH)3.
C. Al.
D. NaAlO2.
Câu 8: Chất vừa tác dụng NaOH, vừa tác dụng HCl là
A. Al(NO3)3.
B. AlCl3.
C. Al(OH)3.
D. NaAlO2.
Câu 9 (THPTQG – 2019 – MĐ 201): Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. NaOH.
B. KCl.
C. MgCl2.
D. NaNO3.
Câu 10 (THPTQG – 2018 – MĐ 203): Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. H2SO4.
B. NaCl.
C. Na2SO4.
D. KCl.
* Mức độ thông hiểu.

Câu 11: Các hợp chất trong dãy chất nào dưới đây đều có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.
B. Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.
C. Al(OH)3, Pb(OH)2, Mg(OH)2.
D. Al(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.
Câu 12: Cho dãy các chất: Al(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, Al2O3. Số chất trong dãy
có tính chất lưỡng tính là
9


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D.3.
Câu 13: Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
B. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
C. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
D. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
Câu 14: Chất vừa tác dụng NaOH, vừa tác dụng HCl là
A. Al2O3, Na2CO3.
B. Al(OH)3, MgSO4.
C. Al(OH)3, Al2O3.
D. Al2O3, MgCO3.
Câu 15: Để thu được kết tủa Al(OH)3 người ta dùng cách nào sau đây:
A. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH
B. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
C. Cho nhanh dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Cho nhanh dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH

8.4. Tính chất, ứng dụng và điều chế muối Al3+
* Mức độ nhận biết
Câu 1: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaAlO2 sinh ra kết tủa
A. CO2.
B. NaOH.
C. Na2CO3.
D. NH3.
Câu 2: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH.
B. HCl.
C. NaNO3.
D. H2SO4.
Câu 3: Khi nhỏ vài giọt dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch KOH thì
A. có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó tan ngay.
C. không có hiện tượng gì xảy ra.
D. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan.
Câu 4: Dung dịch nào dưới đây làm quỳ tím đổi màu xanh?
A. Al2(SO4)3.
B. K2SO4.
C. NaAlO2.
D. AlCl3.
Câu 5: Để thu được kết tủa nhôm hiđroxit lớn nhất từ dung dịch Al2(SO4)3 cần dùng một lượng dư
dung dịch nào sau đây?
A. NaCl
B. NaOH
C. KOH
D. NH3
Câu 6: Dung dịch nào dưới đây có thể dùng để nhận biết ba dung dịch: NaCl, MgCl2, AlCl3?
A. NaOH

B. NH3
C. HCl
D. BaCl2
Câu 7 (THPTQG–2019–MĐ201). Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường
sử dụng chất X (Có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. Phèn chua.
B. Vôi sống.
C. Thạch cao.
D. Muối ăn.
* Mức độ thông hiểu.
Câu 8: Một dung dịch chứa a mol NaOH tác dụng với một dung dịch chứa b mol AlCl3. Điều kiện
để thu được kết tủa là
A. a > 4b
B. a < 4b
C. a + b = 1mol
D. a – b = 1mol
Câu 9: Một dung dịch chứa x mol KAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau
phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất là
A. x > y
B. x < y
C. x = y
D. x < 2y
Câu 10: Có các dung dịch: NaCl, MgCl2, AlCl3, CuCl2. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các
chất cho dưới đây để nhận biết?
A. dung dịch HCl
B. dung dịch H2SO4 C. dung dịch NaOH D. dung dịch AgNO3
Câu 11: Có các chất bột: AlCl3, Al, Al2O3. Chỉ dùng thêm một chất nào trong số các chất cho dưới
đây để nhận biết?
A. HCl.
B. NaOH.

C. CuSO4
D. AgNO3

10


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
Câu 12:Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt NaCl, FeCl3, NH4Cl, (NH4)2CO3, AlCl3 có
thể dùng kim loại nào sau:
A. K
B. Ba
C. Rb
D. Mg
Câu 13: Không thể phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, AlCl3 đựng trong các lọ mất nhãn bằng
thuốc thử:
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. NH3
D. Fe(OH)3
Câu 14: Một dung dịch chứa a mol Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2 ) tác dụng với một dung dịch chứa
b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là
A. a=b
B. a=2b
C. b < 4a
D. b < 5a
Câu 15: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
A. Ca(HCO3)2.
B. CuSO4.
C. Fe(NO3)3.

D.AlCl3.
Câu 16: Khi dẫn CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2 ) và NH3 vào dung dịch AlCl3 từ từ
đến dư, hiện tượng giống nhau là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
B. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan.
C. có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần.
D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 17: Khi thêm dần dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2 ) và dung dịch
NaOH vào dung dịch AlCl3 đến dư
A. ban đầu hiện tượng xảy ra khác nhau, sau đó tương tự nhau.
B. hiện tượng xảy ra hoàn toàn khác nhau.
C. ban đầu hiện tượng xảy ra tương tự nhau, sau đó khác nhau.
D. hiện tượng xảy ra tương tự nhau.
Câu 18:Trường hợp nào sau đây sẽ xuất hiện kết tủa, và kết tủa tan ngay
A. Cho từ từ dung dịch natri aluminat vào dung dịch HCl.
B. Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch nhôm clorua.
C. Thổi từ từ khí CO2 vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hoặc NaAlO2 ).
D. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NH3.
Câu 19: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt CuSO4, FeCl3, Al2(SO4)3, K2CO3, NH4NO3,
(NH4)2SO4 có thể dùng 1 trong các hóa chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. AgNO3.
C. BaCl2
D. Ba(OH)2.
Câu 20: Phản ứng của cặp chất nào dưới đây không tạo sản phẩm khí?
A. Al(NO3)3 + Na2S
B. AlCl3 + Na2CO3+ H2O
C. Al + NaOH
D. AlCl3 + NaOH
9. Các dạng toán thường gặp và phương pháp giải.

9.1. Dạng 1: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm hoặc hỗn hợp kim loại (Al, KLK,...) tác dụng
với nước.
9.1.1 Phương pháp giải.
- Phương trình phản ứng
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Hoặc có thể viết phương trình như sau:
2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4 ] + 3H2 
Tuy nhiên: Viết theo cách nào thì .
- Dạng toán hỗn hợp kim loại gồm nhôm và các kim loại khác hòa tan trong nước thu được dung
dịch X. Sau đó cho dung dịch X tác dụng với dung dịch axit. Xảy ra phản ứng (1) và các phản ứng
sau:
Al(OH)3 + OH- →AlO2- + 2H2O (2)
H+ + OH- dư→ H2O (3)
11


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
AlO2- + H+ + H2O →Al(OH)3 (4)
Nếu sau phản ứng HCl dư thì:
Al(OH)3 + 3H+→ Al3+ + 3H2O(5)
Xét lượng axit và lượng kết tủa thu được:
+ Nếu chưa có sự hòa tan kết tủa thì ta có:
+ Nếu có sự hòa tan một phần kết tủa:
(số mol Al(OH)3 theo bài đã cho)
9.1.2. Ví dụ minh họa.
*Mức độ vận dụng.
Ví dụ 1: Hòa tan m gam nhôm trong 100 ml dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít
khí ở đktc. Tính m?
Hướng dẫn
=> mol

Vậy m = mAl = 5,4g.
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong 100 gam dung dịch KOH (vừa đủ), sau phản ứng thu
được V lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Tính V lít?
b. Tính C% của dung dịch KOH đã dùng?
Hướng dẫn
2Al + 2KOH + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2 
0,15 0,15
0,225 (mol)
a. V = 0,225 . 22,4 = 5,04 lít
b.
Ví dụ 3: Hoà tan a (g) hỗn hợp bột X (gồm Mg, Al) bằng dung dịch HCl thu được 17,92 lit khí H2
(đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên hoà tan trong dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc).
Giá trị của a là
A. 3,9
B. 7,8
C. 11,7
D. 15,6
Hướng dẫn
- X + dung dịch NaOH: chỉ có Al phản ứng, nên từ V khí có thể tính được số mol Al
mol
- X + HCl: Cả Mg và Al đều phản ứng, nên thể tích H 2 thu được do cả 2 kim loại tác dụng với axit
sinh ra. mol
BT số mol e ta có: 3nAl + 2nMg = 2nH2 <=> 3.0,4 + 2. nMg = 2.0,8 => nMg = 0,2 mol
Vậy: a = mAl + mMg = 15,6 gam
Ví dụ 4 (THPTQG – 2019 – MĐ 204). Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol
tương ứng là 5 : 4) vào nước, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X, kết quả thí
nghiệm được ghi ở bảng sau:

Giá trị của m là

A. 6,69.

Thể tích dung dịch HCl ( ml)

210

430

Khối lượng kết tủa ( gam)

a

a – 1,56

C. 9,80.
D. 11,15.
Hướng dẫn
Đây là dạng bài toán khá phổ biến: dựa vào tỉ lệ số mol để xét xem trong dung dịch X gồm những
thành phần nào?
Đặt (BT nguyên tố Na, Al và BTĐT dung dịch X)
12

B. 6,15.


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
Theo bài:
TN1

Số mol HCl ( mol)


0,21

0,43

TN2

Số mol Al(OH)3

y

y-0,02

* Nhận xét: Lượng HCl tăng 0,22 mol và kết tủa giảm 0,02 mol; do 0,22> 3.0,02 nên TN1 chưa có
sự hòa tan kết tủa và TN2 có sự hoàn tan kết tủa. Ta có
- TN1:
- TN2:
Từ (1) và (2) ta có x= 0,05 mol và y = 0,16 mol.
Vậy m = mAl + mNa = 27.4.0,05 + 23.5.0,05 = 11,15 gam
Ví dụ 5 (THPTQG – 2019 – MĐ 201). Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 (tỉ lệ
mol tương ứng là 4:3) vào nước, thu đưuọc dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào X, kết
quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thể tích dung dịch HCl
30
600
(ml)
0
a+
Khối lượng kết tủa (gam)
a

2,6
Giá trị của a và m lần lượt là
A.15,6 và 55,4
B.15,6 và 27,7

C.23,4 và 56,3
D.23,4 và 35,9
Hướng dẫn
Đây là dạng bài toán khá phổ biến: dựa vào tỉ lệ số mol để xét xem trong dung dịch X gồm những
thành phần nào?
Đặt (BT nguyên tố Na, Al và BTĐT dung dịch X)
Theo bài:
TN1

Số mol HCl ( mol)

0,3

0,6

TN2

Số mol Al(OH)3

a/78

(a+2,6)/78

* Nhận xét: Lượng HCl tăng 0,3 mol lớn hơn lượng Al(OH)3 tăng 2,6/78 mol; nên TN1 chưa có sự
hòa tan kết tủa và TN2 có sự hoàn tan kết tủa. Ta có

- TN1:
- TN2:
Từ (1) và (2) ta có x= 0,05 mol và a = 15,6 gam.
Vậy m = m(Al2O3) + m(Na2O) = 27,7 gam.
* Mức độ vận dụng cao.
Ví dụ 6 (THPTQG – 2018 – MĐ 223): Hỗn hợp X gồm Al2O3, Ba, K (trong đó oxi chiếm 20%
khối lượng X). Hòa tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,022 mol khí
H2. Cho từ từ đến hết dung dịch gồm 0,018 mol H 2SO4 và 0,038 mol HCl vào Y, thu được dung dịch
Z (chỉ chứa các muối clorua và muối sunfat trung hòa) và 2,958 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 3,912.
B.3,600.
C.3,090.
D.4,422.
Hướng dẫn
- nOH tạo thành = 2nH2 = 0,044 (chưa tính OH- tác dụng Al2O3)
- nH+ = 0,018.2 + 0,038 = 0,074  nH+ tạo ra Al3+ = 0,074 – 0,044 = 0,03  nAl3+ = 0,01
- Hỗn hợp X có Al2O3 (x mol); Ba (y mol); K (z mol)
13


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
nOH- = 2y + z = 0,044
%O = (3x.16)/(102x + 137y + 39z) = 0,2  27,6x – 27,4y – 7,8z = 0
- Khối lượng kết tủa: 78(2x – 0,01) + 233y = 2,958  156x + 233y = 3,738
 x = 0,015  m = 0,015.3.16.100/20 = 3,6
Ví dụ 7(THPTQG-2018–MĐ202): Hỗn hợp X gồm Al, Ba, Na, K. Hòa tan hoàn toàn m gam X vào
nước dư, thu được dung dịch Y và 0,0405 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,018 mol
H2SO4 và 0,03 mol HCl vào Y, thu được 1,089 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 3,335
gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng của Ba trong X?
Hướng dẫn

- Đặt nAl(OH)3 = a
- Khối lượng kết tủa + khối lượng muối = 1,089 + 3,335 = 4,424
m + 0,018.96 + 0,03.35,5 + 17.3a = 4,424
- Bảo toàn điện tích: 0,018.2 + 0,03 + 3a = 2nH2 = 0,0405.2 = 0,081  a = 0,005
 m = 1,376
=> mBaSO4 = 1,089 – 0,005.78 = 0,699  mBa = 137.0,699/233 = 0,411
%Ba = 0,411.100/1,376 = 29,87
9.1.3. Bài tập tự luyện.
Câu 1: Hỗn hợp A gồm Na, Al, Cu. Cho 12 gam A vào nước dư thu 2,24 lít khí (đktc), còn nếu cho
vào dung dịch NaOH dư thu 3,92 lít khí (đktc) . % Al trong hỗn hợp ban đầu ?
A. 59,06%
B. 22,5%
C. 67,5 %
D. 96,25%
Câu 2: Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 bằng HCl được dung dịch A và 13,44 lít H 2(đktc).
Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?
A. 2,4
B. 2,4 hoặc 4.
C. 4
D. 1,2 hoặc 2
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thóat ra V lít khí. Nếu
cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH(dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần % theo khối lượng
của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện; Na=23;Al=27)
A. 39,87%
B. 77,31%
C. 49,87%
D. 29,87%
(Câu 21 ĐTTS Đại học khối B năm 2007
Câu 4 (THPTQG – 2018 – MĐ 203): Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch
NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO

trong X là
A. 4,0 gam.
B. 8,0 gam.
C. 2,7 gam.
D. 6,0 gam.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 5,4.
C. 7,8.
D. 43,2.
Câu 6 (THPTQG – 2018 – MĐ 223): Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung
dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 2,7gam.
B. 5,1gam.
C. 5,4 gam.
D. 10,2gam.
* Mức độ vận dụng cao.
Câu 6: Hỗn hợp X gồm Na, Ba và Al .
- Nếu cho m gam hỗn hợp X vào nước dư chỉ thu được dung dịch X và 12,32 lít H2 (đktc).
- Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và H 2. Cô cạn
dung dịch Y thu được 66,1 gam muối khan. m có giá trị là :
A. 36,56 gam
B. 27,05 gam
C. 24,68 gam
D. 31,36 gam
Câu 7(THPTQG – 2019 – MĐ 204). Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu và FeS vào
dung dịch chứa 0,32 mol H2SO4 (đặc), đun nóng, thu được dung dịch Y (chất tan chỉ gồm các muối

14



Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
trung hòa) và 0,24 mol SO2 (là chất khí duy nhất). Cho 0,25 mol NaOH phản ứng hết với dung dịch
Y, thu được 7,63 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,66.
B. 5,34.
C. 5,61.
D. 5,44.
Câu 8 (THPTQG – 2018 – MĐ 203): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al; Na và BaO vào
nước dư, thu được dung dịch Y và 0,085 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,03 mol
H2SO4 và 0,1 mol HCl vào Y, thu được 3,11 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 7,43 gam
hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Giá trị của m là:
A. 2,79.
B. 3,76.
C. 6,50.
D. 3,60.
=> Gợi ý: nAl = x mol; nNa = y mol ; nBaO = z mol; nAl(OH)3 = t mol
2nH2 = 3 x + y = 0,17
nH+ = nOH- + 3nAl3+ = y + 2z + 3(x-t) = 3x + y + 2z – 3t = 0,16
- khối lượng kết tủa = 233z + 78t = 3,11
- khối lượng muối = 27(x-t) + 23y + (0,03 – z).96 + 0,1.35,5 = 7,43
 27x + 23y – 96z – 27t = 1  x = 0,04; y = 0,05; z = 0,01; t = 0,01
- Giá trị m = 0,04.27 + 0,05.23 + 0,01.153 = 3,76
9.2. Dạng 2: Bài toán nhiệt nhôm.
9.2.1. Phương pháp giải.
Trong số các dạng bài về kim loại Al và hợp chất thì “bài toán về phản ứng nhiệt nhôm”
cũng là dạng bài khá quan trọng. Trước hết, các bạn cần hiểu phản ứng nhiệt nhôm là “phản ứng của
kim loại với một oxit kim loại”, phản ứng này tỏa nhiệt rất mạnh trong đó Al là chất khử. Ví dụ một
số phản ứng hay gặp là:

t0
� 2 Fe + Al2O3
Fe2O3 + 2 Al ��
0

t
� 4Al2O3 + 9Fe
8Al + 3Fe3O4 ��
0
t
� Al2O3 + 2 Cr
Cr2O3 + 2 A l ��
t0

� yAl2O3 + 3xM ( M có thể là Fe, Cu, Cr...).
2yAl + 3MxOy ��
(Hỗn hợp X)
( hỗn hợp Y)
Trong phản ứng nhiệt nhôm thì phản ứng của kim loại Al với oxit sắt là gặp nhiều nhất.
- Định luật bảo toàn khối lượng: mX= mY
1. Nếu phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn thì có 3 trường hợp xảy ra:
* TH1: Al, MxOy đều hết →sản phẩm gồm M, Al2O3.
* TH2: Al hết, MxOy dư →sản phẩm gồm M, Al2O3 và MxOy dư.
* TH3: Al dư, MxOy hết →sản phẩm gồm M, Al2O3 và Al dư.
Để xác định sản phẩm tạo thành phải dựa vào các dữ kiện của bài toán:
- Nếu sản phẩm tạo thành tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2 thì xảy ra trường hợp 3,
sản phẩm gồm M, Al2O3 và Al dư (trường hợp này hay gặp nhiều nhất).
- Nếu sản phẩm tác dụng với dung dịch kiềm không giải phóng H2 thì có thể xảy ra trường hợp 1
hoặc trường hợp 2.
2. Nếu phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn (H < 100%) thì sản phẩm gồm: M, Al2O3, Al dư và

MxOy dư.
Lưu ý: khi giải các bài toán về phản ứng nhiệt nhôm thường sử dụng định luật bảo toàn khối lượng,
bảo toàn nguyên tố.
9.2.2. Ví dụ minh họa.
* Mức độ vận dụng.
Ví dụ 1: Khử hoàn toàn 34,8 gam một oxit của sắt bằng lượng nhôm vừa đủ, thu được 45,6 gam
chất rắn. Công thức của sắt oxit là
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. Fe3O4 hoặc Fe2O3.
Tổng quát:

15


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
Bài giải
t0

� yAl2O3 + 3xFe
2yAl + 3FexOy ��
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mAl = 10,08 gam →nAl = 0,4 mol.
→nO(trong FexOy) = nO(trong Al2O3) = 3/2.0,4 = 0,6 mol.
→nFe = (34,8 – 0,6.16)/56 = 0,45 mol. → x : y = 0,45 : 0,6 = 3 : 4.
Vậy công thức của oxit sắt là Fe3O4. => Đáp án C.
Ví dụ 2: Nung nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí)
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung
dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 300.

B. 100.
C. 200.
D. 150.
Bài giải
Các phản ứng xảy ra:
t0
� Al2O3 + 2Fe
2Al + Fe2O3 ��
(1)
0,1
0,1
Vì chất rắn tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí H2 =>chất rắn X gồm Al2O3, Fe và Al dư.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 (2)
0,1
0,15
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(3)
0,1
0,2
Vậy V = 0,3 lít = 300 ml.
Ví dụ 3: Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong
điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch
H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%.
B. 90%.
C. 70%.
D. 60%.
Bài giải
t0
� 4Al2O3 + 9Fe (1)

8Al + 3Fe3O4 ��
x
0,375x
1,125x
Vì phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn =>chất rắn sau phản ứng: Al2O3, Fe, Fe3O4 dư và Al dư.
2Al + 3H2SO4 →Al2(SO4)3 + 3H2 (2)
0,4-x
1,5(0,4-x)
Fe + H2SO4 →FeSO4 + H2
(3)
1,125x
1,125x
→1,5(0,4-x) + 1,125x = 0,48 → x = 0,32. Vậy H = 0,32/0,4.100% = 80%.
Lưu ý: Khi tính hiệu suất cần phải xét tỉ lệ mol xem tính hiệu suất theo chất nào.
* Mức độ vận dụng cao
Ví dụ 4 (KA - 2014): Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt
trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y,
chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho
Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí
SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của
m là
A. 6,48.
B. 5,04.
C. 6,96.
D. 6,29.
Bài giải
Hướng dẫn HS cách suy luận: Bài toán trên khá hay tổng hợp được nhiều nội dung kiến thức như
phản ứng nhiệt nhôm, CO2 tác dụng với dung dịch muối AlO2-, kim loại Fe tác dụng với axit H2SO4
đặc, nóng. Để giải được bài toán này các bạn cần phải nắm chắc lý thuyết, các quá trình chuyển
16



Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
hóa, phương trình hóa học.
- Vì X tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí H2 nên X gồm Fe, Al2O3 và Al dư.
- Khi cho chất rắn X tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được dung dịch Y gồm NaAlO2 và
NaOH dư. Chất rắn Z còn lại là Fe.
- Cho Z tác dụng với axit H2SO4 giải phóng khí SO2 nên các bạn dự đoán axit H2SO4 phải là axit
đặc, nóng. Bài lại cho cả khối lượng muối sunfat và thể tích khí SO2 nên dự đoán tiếp muối sunfat
phải gồm 2 loại muối là FeSO4 và Fe2(SO4)3.
- Bài yêu cầu đi tìm m là khối lượng của 2 oxit sắt, suy luận phải đi tìm qua khối lượng của Fe và O
trong oxit.

n

Ta có: nAl dư = 2/3. H2 = 0,02 mol.
nAl ban đầu = n↓ = 0,1 mol → nAl pư = 0,08 mol.
Áp dụng ĐLBTNT: nO(trong oxit sắt) = nO(trong Al2O3) = 3/2.0,08 = 0,12 mol.
Áp dụng công thức tính số mol SO42- tạo muối:
2H2SO4 + 2e →SO42- + SO2 + 2H2O
0,11
0,11
→mFe = 15,6 – 0,11.96 = 5,04 gam => Vậy m = 5,04 + 0,12.16 = 6,96 gam.
Ví dụ 5 (THPTQG – 2018 – MĐ 223): Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam
hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được
dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H 2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam
kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H 2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối
sunfat và 3,472 lít khí SO 2 (đktc). Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S +6, các phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,28.

B. 8,04.
C. 6,96.
D. 6,80.
Hướng dẫn
- nH2 = 0,03  nAl dư = 0,02
- nAl(OH)3 = 0,11  nAl pư = 0,09  nO = 0,135
- n(SO42-)tạo muối = nSO2 = 0,155 mFe = 20,76 – 0,155.96 = 5,88
- Giá trị m = 5,88 + 0,135.16 = 8,04
9.2.3. Bài tập tự luyện.
* Mức độ vận dụng
Câu 1: Trộn 5,4 gam nhôm với 4,8 gam Fe2O3 rồi tiến hành nhiệt nhôm không có không khí sau
phản ứng thu m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 12 gam
B. 10,2 gam
C. 2,24 gam
D. 16,4 gam
Câu 2: Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe 2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có
không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
A. 8,10 gam.
B. 1,35 gam.
C. 5,40 gam.
D. 2,70 gam.
Câu 3: Dùng m gam Al để khử hoàn toàn 1,6 gam Fe 2O3 (H = 100%). Sản phẩm sau phản ứng tác
dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 0,540 gam
B. 0,810 gam
C. 1,080 gam
D. 1,755 gam
Câu 4: Nung hỗn hợp gồm 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Sau phản ứng hoàn toàn, được 24,1 gam
hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X phản ứng với axit HCl dư thoát ra V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48.
B. 11,2.
C. 7,84.
D. 10,08.
Câu 5: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe 2O3 (trong điều kiện không có không khí),
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là
17


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
A. 16,6 gam.
B. 11,2 gam.
C. 5,6 gam.
D. 22,4 gam.
* Mức độ vận dụng cao.
Câu 6: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,75.
B. 21,40.
C. 29,40.
D. 29,43.
Câu 7: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu
được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu
được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 48,3.
B. 45,6.
C. 36,7.

D. 57,0.
Câu 8: Nung hỗn hợp X gồm Al và FexOy đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B. Cho B
tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch C, chất rắn D và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục
CO2 dư vào C thu được 7,8 gam kết tủa. Cho D tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu
được 2,688 lít khí SO2 (đktc).
a) Nếu cho 200ml dung dịch HCl 1M tác dụng với C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24 gam
kết tủa thì số gam NaOH ban đầu tối thiểu là
A. 5,6.
B. 8,8.
C. 4,0.
D. 9,6.
b) Công thức của sắt oxit là
A. FeO.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Fe3O2.
Câu 9: Cho 44,56 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với Al ở nhiệt độ cao
(không có không khí) thì thu được 57,52 gam chất rắn. Nếu cũng cho lượng A như trên tác dụng
hoàn toàn với CO dư (nung nóng) thu được x gam chất rắn. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi
trong dư thu được y gam kết tủa. Biết các phản ứng khử sắt oxit chỉ tạo thành kim loại.
a) Giá trị của x là
A. 21,52.
B. 33,04.
C. 32,48.
D. 34,16.
b) Giá trị của y là
A. 72.
B. 36.
C. 54.
D. 82.

9.3. Dạng 3: Giải bài tập muối Al
9.3.1. Giải bài tập muối Al

3+

3+

tác dụng với dung dịch OH .

tác dụng với dung dịch OH bằng phương pháp đồ thị.

a. Thiết lập dáng của đồ thị
Bài toán: Rót từ từ dung dịch kiềm đến dư vào dung dịch chứa a mol muối Al3+. Sau phản ứng thu
được b mol kết tủa.
+ Pư xảy ra:

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓

Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4- [AlO2- + 2H2O]
+ Theo bài:

n(Al(OH)3)max = n(Al3+) = a
n(OH-) để kết tủa max = 3a (kết tủa cực đại)
n(OH-) max = 4a (kết tủa tan hết)

+ Đồ thị biểu diễn hai pư trên như sau:

18



Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12

b. Ví dụ minh họa.
* Mức độ vận dụng.
Ví dụ 1: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. Kết quả thí nghiệm được biểu
diễn ở đồ thị dưới đây. Giá trị của a, b tương ứng là
sè mol Al(OH)3

0,3
sè mol OH-

0

A. 0,3 và 0,6.

a

B. 0,6 và 0,9.

b

C. 0,9 và 1,2.

D. 0,5 và 0,9.

Giải
+ Từ đồ thị và tỉ lệ trong đồ thị ta có:

 a = 3.0,3 = 0,9 mol.


 b = a + 0,3 = 1,2 mol

Ví dụ 2: Cho từ từ 2,2 lít dung dịch NaOH 0,5M vào 300 ml dung dịch AlCl3 1,0M phản ứng thu
được x gam kết tủa. Tính x?
Giải
+ Vì Al3+ = 0,3 mol  kết tủa max = 0,3 mol.

+ Số mol NaOH = 1,1 mol.

+ Ta có đồ thị:
sè mol Al(OH)3

0,3

a=?
0

sè mol OH0,9

1,1

1,2

+ Từ đồ thị  a = 1,2 – 1,2 = 0,1 mol  kết tủa = 7,8 gam.
Ví dụ 3: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M phản ứng với V lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 15,6
gam kết tủa. Tính V?
Giải
+ Số mol Al = 0,3 mol  kết tủa max = 0,3 mol
3+


19


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
sè mol Al(OH)3

0,3
0,2

sè mol OH-

0

a=?

0,9

b = ? 1,2

+ Từ đồ thị  a = 0,2. 3 = 0,6 mol và 1,2 – b = 0,2  b = 1,0 mol  V = 1,2 và 2,0 lít.
Chú ý: Khi thêm OH- vào dung dịch chứa x mol H+ và a mol Al3+ thì OH- pư với H+ trước  các
phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:
H+ + OH- → H2O

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓

Al(OH)3 + OH- → Al(OH)4-

+ Từ các phản ứng trên ta có dáng đồ thị của bài toán như sau:
sè mol Al(OH)3


a
sè mol OH-

0

x

3a+x

4a+x

Ví dụ 4 (ĐH khối A-2014): Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a
mol HCl và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau :

Tỉ lệ a : b là
A. 4 : 3

B. 2 : 3

C. 1 : 1
Giải


 a : b = 0,8 : 0,6 = 4 : 3  Đáp án A
Ví dụ 5 (THPTQG – 2017-MĐ 203):
Hoàn tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch
H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 1,008 lít H2 (đktc). Cho từ
từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 (n mol)
phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V lít) được biểu diễn

bằng đồ thị bên. Giá trị của a là
A. 2,34.
B. 7,95.
C. 3,87.
D. 2,43.
Hướng dẫn
- Tại V = 0,24 ta có nOH- = nH+= 0,24
- Tại V = 0,36 ta có nOH = 3nkêtua + nH suy ra nKetua = 0,04
- Tại V = 0,56 ta có nOH = 4nAl3+ – 1nketua + nH+ suy ra nAl3+ = 0,09
- Trong X có: Al2(SO4)3 và H2SO4 dư
20

D. 2 : 1.


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
� nAl + 2nAl2O3 = 0,12
+ BT Al: nAl + 2nAl2O3 = nAl3+ ��
+ nAl = 2/3 nH2 = 2/3*0,045 = 0,03 suy nAl2O3 = 0,03 nên là C
* Vận dụng cao.

Ví dụ 6 (THPTQG – 2018 – MĐ223): Cho từ từ dung dịch
Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al 2(SO4)3 và AlCl3.
Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2
(x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của m là
A. 10,68.
B. 6,84.
C.12,18.
D. 9,18.
Hướng dẫn

- nAl2(SO4)3 = x ; nAlCl3 = y
- Tại điểm 17,1 vừa hết Al2(SO4)3
m = 233.3x + 78.2x = 17,1  x = 0,02
- Tại điểm 0,16 tan hết kết tủa Al(OH)3 và nOH- = 0,32
 nAl3+ = 0,08  y = 0,04
- Giá trị m = 342.0,02 + 133,5.0,04 = 12,18
Ví dụ 7(THPTQG–2018–MĐ202): Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2
vào dung dịch gồm Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết
tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị bên,
khối lượng kết tủa cực đại là m gam. Giá trị của m là
A. 10,11.
B. 6,99.
C. 11,67.
D. 8,55.
Hướng dẫn
nBa(OH)2 = 0,03  nAl2(SO3)3 = 0,01
nOH- = 2.0,08 = 0,16  nAl3+ = 0,04
m= 0,03.233 + 0,04.78 = 10,11
c. Bài tập tự luyện.
* Mức độ vận dụng.
Câu 1: Dung dịch X chứa HCl 0,2M và AlCl3 0,1M. Cho từ từ 500 ml dung dịch Y chứa KOH
0,4M và NaOH 0,7M vào 1 lít dung dịch X thu được m gam kết tủa. Tính m ?
A. 3,90 gam.
B. 1,56 gam.
C. 8,10 gam. D. 2,34 gam.
Câu 2: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch A. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1M
vào A, thu được x gam kết tủa. Mặc khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào A, cũng thu
được x gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 21,375
B. 42,75

C. 17,1
D. 22,8
Câu 3: Cho 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch NaOH 1M nhận thấy số mol kết
tủa phụ thuộc vào thể tích dd NaOH theo đồ thị sau. Nồng độ của dung dịch Al2(SO4)3 trong thí
nghiệm trên là:
A. 0,125M.

21

B. 0,25M.

C. 0,375M.

D. 0,50M.


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
sè mol Al(OH)3

V (ml) NaOH

0

340

180

Câu 4: Rót từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào 150 ml dung dịch AlCl3 0,04M thấy lượng kết tủa
phụ thuộc vào số ml dung dịch Ba(OH)2 theo đồ thị dưới đây. Giá trị của a và b tương ứng là:
A. 45 ml và 60 ml.


B. 45 ml và 90 ml.

C. 90 ml và 120 ml.

D. 60 ml và 90 ml.

sè mol Al(OH)3

0,06
V (ml) Ba(OH)2

a

0

b

Câu 5: Dung dịch X gồm Al2(SO4)3 0,75M và H2SO4 0,75M. Cho V1 ml dung dịch KOH 1M vào
100 ml dung dịch X, thu được 3,9 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho V2 ml dung dịch KOH 1M vào
100 ml dung dịch X cũng thu được 3,9 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ V2: V1 là
A. 4 : 3.

B. 25 : 9.

C. 13 : 9.

D. 7 : 3.

Câu 6: Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M phản ứng với dung dịch NaOH 0,5M nhận thấy số mol kết

tủa phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH theo đồ thị sau. Giá trị của b là
A. 360 ml.

B. 340 ml.

C. 350 ml.

D. 320 ml.

sè mol Al(OH)3

V (ml) NaOH

0

b

680

Câu 7 (THPTQG – 2019 – MĐ 203). Hòa tan m gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol H 2SO4 loãng
thu được khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 2M vào X, kết quả thí nghiệm được ghi
ở bảng sau:
Thể tích dung dịch NaOH
24
140
(ml)
0
2a +
Khối lượng kết tủa (gam)
a

1,56
Cho giá trị của m và a lần lượt là
A.5,4 và 1,56
B.2,7 và 4,68
C.5,4 và 4,68
D.2,7 và 1,56
Câu 8 (THPTQG – 2019 – MĐ 202). Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Al và Al 2O3 trong
200 ml dung dịch HCl 2M, thu được 1,68 lít khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M
vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Giá trị của m là
A. 1,65.
* Mức độ vận dụng cao.
22

Thể tích dung dịch NaOH
(ml)

340

470

Khối lượng kết tủa (gam)

2a

a – 0,78

B. 4,50.


C. 3,30.

D.3,90.


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
Câu 9(THPTQG – 2018 – MĐ203): Cho từ từ đến dư dung
dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp Al(NO3)3 và
Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số
mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn trong đồ thị bên. Giá trị
của m là:
A. 7,68.
B. 5,55.
C. 12,39.
C. 8,55.
=> Gợi ý
- nSO42- = 0,03
- nAl3+ = (9,33 – 6,99)/78 = 0,03
Giá trị m = 0,01. 342 + 0,01.213 = 5,55
Câu 10 (THPTQG – 2017-MĐ 201): Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp
Al và Al2O3 trong 200 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l, thu được
dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, lượng kết tủa
Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V ml)
được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giá trị của a là
A. 0,5.
B. 1,5.
C. 1,0.
D. 2,0.
Gợi ý: nOH = 0,25 = 3n↓ + 0,1 => n↓ = 0,05 mol
nOH- =0,45 = 4nAl3+ - 0,05 + 0,1 => nAl3+ = 0,1 mol

=> nHClbđ = 3nAl3+ + nH+dư = 0,1.3 + 0,1 = 0,4 mol => a = 2 => chọn D
Câu 11: Cho a mol Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa b mol HCl thu được dung dịch Y chứa 2
chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau
sè mol Al(OH)3

0,1875b

sè mol NaOH

0

0,68

Cho a mol Al phản ứng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,15b mol FeCl3 và 0,2b mol CuCl2. Sau khi
phản ứng kết thúc thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 11,776.

B. 12,896.

C. 10,874.

D. 9,864.

sè mol Al(OH)3

V (ml) NaOH

0

180


9.3.2. Giải bài toán muối Al
tố.

3+

340

tác dụng với dung dịch OH bằng phương pháp bảo toàn nguyên

9.3.2.1. Bài toán thuận: Cho biết số mol của Al3+ và OH-, yêu cầu tính lượng kết tủa.
a. Phương pháp giải:
Đặt

23


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
+) Nếu T ≤ 3: chỉ tạo Al(OH)3 . (Al3+ dư nếu T < 3).
Khi đó

(Theo bảo toàn OH-)

+) Nếu 3 < T < 4: Tạo hỗn hợp Al(OH)3  và [Al(OH)4]-. (Cả Al3+ và OH- đều hết)
Khi đó: Đặt số mol Al(OH)3 là x và Số mol [Al(OH)4]- là y
→ Hệ Phương trình
Đặc biệt thì
+) Nếu T ≥ 4: chỉ tạo [Al(OH)4]- (OH- dư nếu T > 4). Khi đó:
b.Ví dụ minh họa.
* Mức độ vận dụng.

Ví dụ 1 (Bài tập 6.49 sách bài tập Hóa học 12). Cho 4,005g AlCl3 vào 1000 ml dung dịch NaOH
0,1M. Sau khi phản ứng xong thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Hướng dẫn
Ta có: ;
→ Tạo hỗn hợp
→ Hệ:  → m = 0,02. 78 = 1,56 g
Cách giải sử dụng các ĐLBT, giúp các em tiết kiệm thời gian và công sức. Việc lập hệ phương
trình lại rất đơn giản, các em chỉ cần nhớ công thức của sản phẩm là có thể giải quyết tốt bài toán
dạng này.
Ví dụ 2: Dung dịch A chứa 16,8 gam NaOH cho tác dụng với dung dịch chứa 8 gam Fe2(SO4)3.
Thêm tiếp vào đó 13,68 gam Al2(SO4)3 thu được 500 ml dung dịch B và m gam kết tủa. Tính CM các
chất trong B và m?
Hướng dẫn
nNaOH = 0,42 mol; ;
Ta có: → Tạo Fe(OH)3 và Fe3+ hết, OH- dư

→ → tạo hỗn hợp Al(OH)3 : x mol
Ta có hệ:

và [Al(OH)4 ]-: y mol

 => Vậy khối lượng kết tủa là: m = 1,56g

Dung dịch B gồm
→ CM (Na[Al(OH)4 ]) = 0,12M; CM (Na2SO4]) = 0,36M
Ví dụ 3: Cho 100 ml dung dịch X gồm KOH 2M và Ba(OH)2 1M vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3
0,6M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Hướng dẫn
Gồm các phản ứng sau:
- phản ứng của Ba2+ với SO42-:

- phản ứng của OH- với Al3+
Ta có:
24


Chuyên đề: Nhôm và hợp chất của nhôm – hóa học 12
;

nAl 3 

nOH  

0,12 mol

0,4 mol

và [Al(OH)4 ]-: y mol

→ → tạo hỗn hợp Al(OH)3 : x mol


Ta có hệ:

Ba2+

Ta có:

;

=>Vậy khối lượng kết tủa Al(OH)3 là: m = 6,24 g

+

0,1

SO42- → BaSO4↓
0,18

0,1

Vậy khối lượng kết tủa BaSO4 là: m = 23,3g
Vậy tổng khối lượng kết tủa thu được là: m= 6,24 + 23,3 = 29,54 g.

Đáp số: 29,54 g.

9.3.2.2. Bài toán ngược
a. Phương pháp giải.
Đặc điểm: Biết số mol của 1 trong 2 chất tham gia phản ứng và số mol kết tủa. Yêu cầu tính số mol
của chất tham gia phản ứng còn lại.
*Kiểu 1: Biết số mol Al(OH)3, số mol Al3+ . Tính lượng OH-.
Cách làm:


Nếu số mol Al(OH)3 = số mol Al3+: cả 2 chất phản ứng vừa đủ với nhau tạo Al(OH)3. Khi
đó:



Nếu thì có 2 trường hợp:

+) T < 3: Chưa có hiện tượng hoà tan kết tủa hay Al3+ còn dư. Khi đó sản phẩm chỉ có Al(OH)3 và .

+) 3 Theo bảo toàn nhóm OH- :
*Kiểu 2: Biết số mol OH-, số mol kết tủa Al(OH)3. Tính số mol Al3+.
Cách làm: So sánh số mol OH- của bài cho với số mol OH- trong kết tủa.
- Nếu số mol OH- của bài cho lớn hơn số mol OH- trong kết tủa thì đã có hiện tượng hoà tan kết tủa.
- Sản phẩm của bài có Al(OH)3 và [Al(OH)4 ](Theo bảo toàn nhóm OH-)
- Theo bảo toàn nguyên tố nhôm ta có:
*Kiểu 3: Nếu cho cùng một lượng Al3+ tác dụng với lượng OH- khác nhau mà lượng kết tủa không
thay đổi hoặc thay đổi không tương ứng với sự thay đổi OH-, chẳng hạn như:
- TN1: a mol Al3+ tác dụng với b mol OH- tạo x mol kết tủa.
- TN2: a mol Al3+ tác dụng với 3b mol OH- tạo x mol kết tủa hoặc 2x mol kết tủa.
Khi đó, ta kết luận:
TN1: Al3+ còn dư và OH- hết.
TN2: Cả Al3+ và OH- đều hết và đã có hiện tượng hoà tan kết tủa.

25


×