Chuyên đề
CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO: CÁC
KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Thời gian qua, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân trong lĩnh vực THADS liên tục được các cấp, ngành từ Trung ương
đến địa phương quan tâm, xác định là nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh những
nhiệm vụ chính là các chỉ tiêu về việc và tiền trong toàn hệ thống THADS, từ đó
triển khai nhiều hình thức để thực hiện có hiệu quả việc tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của Nhà nước, tập thể, công dân. Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng đã ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác tiếp công dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm quản lý; đồng thời, xác định nhiều
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.
Tuy nhiên, quá trình triển khai và thực hiện công tác tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo trên thực tế vẫn còn phát sinh rất nhiều khó khăn, vướng
mắc bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng tiếp công dân và giải quyết
khiếu nại, tố cáo. Những khó khăn, vướng mắc bất cập này không chỉ ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, người có quyền và lợi ích
liên quan mà còn ảnh hưởng trực tiếp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các cơ quan THADS - một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Đảng và Quốc
hội giao.
Từ góc độ tiếp cận đó, Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo trình bày một số
vấn đề trong Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các khó
khăn, vướng mắc, bất cập và giải pháp khắc phục nhằm đánh giá thực trạng
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phân tích những khó
khăn, vướng mắc trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo để
đề ra những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng công tác này trong hệ
thống THADS.
1. Kết quả tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019
a) Về công tác tiếp công dân: Trong năm 2019, Bộ Tư pháp đã tiếp 16.646
lượt công dân, tương ứng với 14.130 vụ việc (trong đó, tại địa điểm tiếp công
dân của Bộ Tư pháp là 638 lượt và tại các cơ quan THADS địa phương là
16.008 lượt) đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, trình bày liên quan đến việc thi
hành án dân sự, không có vụ việc đông người nào.
b) Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Trong năm 2019, hệ thống THADS đã
tiếp nhận 8.857 đơn (bao gồm: 6915 đơn khiếu nại, và 1942 đơn tố cáo) tương
ứng với 6.096 việc, tăng 303 đơn (3,66%) và tăng 409 việc (7,19%) so với cùng
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
kỳ năm 2018. Qua phân loại, có 3.205 việc thuộc thẩm quyền, tăng 34 việc so
với cùng kỳ năm 2018 (tăng 1,07%).
Kết quả đã giải quyết xong 3.087 việc/3.205 việc (2.694 việc khiếu nại và
393 việc tố cáo), đạt tỷ lệ 96,32%, giảm hơn cùng kỳ năm trước 0,81%; số việc
đang tiếp tục giải quyết là 118 việc (76 việc khiếu nại và 42 việc tố cáo). Trong
tổng số các vụ việc thuộc thẩm quyền đã giải quyết xong năm 2019, số vụ việc
khiếu nại, tố cáo đúng một phần hoặc toàn bộ là 385/3.205 việc, chiếm tỷ lệ
12,01 % (trong đó chấp nhận khiếu nại là 361 việc, chấp nhận tố cáo là 24 việc).
Số liệu về khiếu nại, tố cáo nêu trên cho thấy, số vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố
cáo được chấp nhận tăng hơn so với năm 2018.
Qua theo dõi cho thấy, các vụ việc khiếu nại, tố cáo vẫn tập trung chủ yếu
ở những tỉnh, thành phố lớn có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao, nhiều khu
công nghiệp như: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Bắc
Ninh, Hải Dương, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Tây Ninh... 1. Số liệu về tình hình
tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo các cơ quan THADS địa phương tỷ lệ thuận
với số liệu về tiền, về việc phải thi hành án từ các cơ quan THADS thuộc các
tỉnh, thành phố này, bởi đây đều là các cơ quan THADS thường xuyên có lượng
việc, tiền thi hành án ngày càng tăng trong các năm với tính chất phức tạp và giá
trị thi hành lớn.
Đồng thời, qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Tổng cục THADS
và theo dõi số liệu tổng hợp của 63 Cục THADS địa phương, nhận thấy việc
khiếu nại, tố cáo tập trung vào quá trình tác nghiệp thi hành án của Chấp hành
viên2 và chủ yếu là về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế3.
c) Đối với các vụ việc thi hành án tồn đọng, phức tạp kéo dài: Trong năm
2019, Bộ Tư pháp giải quyết được nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo
dài4 như vụ bà Nguyễn Thị Hiền (Kiên Giang), vụ Nguyễn Minh Bảo Châu
(TP.Hồ Chí Minh)..., hiện còn 27 vụ việc. Những vụ việc còn lại chưa được giải
quyết tập trung vào các nguyên nhân sau: Nhiều vụ việc có những vi phạm xảy
ra đã lâu, khó khắc phục, thậm chí dẫn đến việc cần phải xem xét hủy kết quả
1
Hà Nội (745 đơn khiếu nại, 242 đơn tố cáo), TP Hồ Chí Minh (342 đơn khiếu nại, 49 đơn tố cáo), Cần Thơ
(242 đơn khiếu nại, 33 đơn tố cáo), Vĩnh Long (240 đơn khiếu nại, 07 đơn tố cáo), Bắc Ninh (196 đơn khiếu nại,
59 đơn tố cáo), Hải Dương (226 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo), Tiền Giang (181 đơn khiếu nại, 08 đơn tố cáo),
Quảng Ngãi (170 đơn khiếu nại, 35 đơn tố cáo), Tây Ninh (146 đơn khiếu nại, 11 đơn tố cáo)...
2
Trong tổng số 3.205 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan THADS năm 2019 thì có
2.306 vụ việc, chiếm tỉ lệ 71,95% là có nội dung khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của Chấp hành viên, còn
28,05% là khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định của Thủ trưởng các cơ quan THADS
3
Tổng số 3.205 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền có 1032 việc khiếu nại, tố cáo về hành vi áp dụng
biện pháp cưỡng chế, chiếm tỷ lệ 32,20% (trong đó khiếu nại, tố cáo về cưỡng chế kê biên tài sản có 688/3.205
vụ, chiếm tỷ lệ 21,47%, khiếu nại, tố cáo về cưỡng chế giao tài sản bán đấu giá có 226/3205 vụ, chiếm tỷ lệ
7,05%), khiếu nại, tố cáo về hành vi áp dụng biện pháp bảo đảm có 118/3205 vụ việc, chiếm tỷ lệ 3,68%, khiếu
nại, tố cáo về hành vi ban hành các quyết định về thi hành án có 534 vụ việc, chiếm tỷ lệ 16,66%, khiếu nại, tố
cáo khác chiếm tỷ lệ 47,46%.
4
Đã giải quyết xong 6 vụ: vụ bà Nguyễn Thị Hiền - Kiên Giang; vụ bà Vũ Minh Trang - Hà Nội; vụ bà Nguyễn
Minh Bảo Châu - Tp.HCM; vụ bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đoàn Thị Lan - Bình Định, vụ ông Lư Ngọc Hoa Trà Vinh.
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
2
bán đấu giá tài sản và cơ quan THADS phải chờ ý kiến và kết quả giải quyết của
Tòa án (ví dụ như vụ ông Phạm Văn Thông - Tây Ninh; vụ bà vụ Nguyễn Thị
Tuyết, Nguyễn Mạnh Cường - Nghệ An); Bên cạnh đó, còn có những vụ việc do
Tòa án tuyên không rõ dẫn đến việc khó thi hành hành (vụ bà Lê Thị Thanh
Chúc - Hà Nội) hoặc có vụ việc Tòa án xét xử nhiều lần và có kết quả khác nhau
(vụ ông Nguyễn Hồng Quang, bà Võ Thị Hiền - Gia Lai); Có những vụ việc còn
có quan điểm khác nhau về áp dụng pháp luật của cơ quan THADS, do đó cần
có sự thống nhất các cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc (vụ Công ty Cổ
phần Trung Nam - TP. Hồ Chí Minh, vụ Mai Công Ích - Hà Nội); có vụ việc
người phải thi hành án không đồng ý với Bản án vì cho rằng Bản án không
khách quan, không đúng pháp luật nên chống đối quyết liệt và có nhiều đơn thư
gửi Tòa án nhân dân, cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đề nghị
can thiệp, dừng việc thi hành án (Vụ Trần Thanh Sử - Cà Mau).
2. Hạn chế, tồn tại và những khó khăn, vướng mắc bất cập trong công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
2.1. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong THADS vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
a) Trong công tác tiếp công dân và xử lý thông tin đường dây nóng
Thứ nhất, công tác tiếp công dân tại một số đơn vị, địa phương chưa
được quan tâm, chú trọng, còn mang tính hình thức, biểu hiện cụ thể:
- Một số đơn vị vẫn chưa bố trí địa điểm tiếp công dân, chưa ban hành
quy chế tiếp công dân và chưa phân công công chức thường xuyên tiếp công dân
hoặc bố trí công chức tiếp công dân chưa đáp ứng yêu cầu của công tác này 5,
chưa thông báo lịch tiếp công dân của Lãnh đạo đơn vị6;
- Một số địa phương người đứng đầu chưa thực hiện nghiêm quy định về
việc định kỳ tiếp công dân, thường xuyên ủy quyền cho cấp phó thực hiện việc
tiếp công dân;
Thứ hai, kỹ năng tiếp công dân và phối hợp trong tiếp công dân của nhiều
công chức còn hạn chế:
- Còn tình trạng công chức tiếp công dân nhưng chưa đáp ứng yêu cầu như
không nghiên cứu kỹ hồ sơ, không nắm bắt được những vấn đề là căn cứ giải quyết
vụ việc, những nội dung cần làm rõ để đối thoại với người dân; thiếu bình tĩnh,
kinh nghiệm xử lý đối với những tình huống bức xúc, quá khích của công dân.
- Sự phối hợp, trao đổi giữa công chức tiếp công dân với Chấp hành viên
trực tiếp thi hành vụ việc, với công chức tham mưu hồ sơ khiếu nại, tố cáo và
5
Ví dụ như: thiếu am hiểu về chính sách, pháp luật; có trường hợp bố trí công tác tiếp công dân cho Chấp hành
viên, công chức xếp loại hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực.
6
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật tiếp công dân.
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
3
với các đơn vị có liên quan (Cục, các phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi cục)
chưa tốt, dẫn đến việc khi tiếp công dân, công chức tiếp công dân không có
thông tin, không nắm rõ vụ việc để giải thích, hướng dẫn mà chỉ ghi nhận ý kiến
trình bày của công dân.
Thứ ba, còn nhiều đơn vị việc xử lý thông tin đường dây nóng chưa nề
nếp, còn hình thức, còn tình trạng chỉ nghe thông tin mà không lập Phiếu tiếp
nhận thông tin. Một số đơn vị còn chưa lập Sổ tiếp nhận thông tin đường dây
nóng theo Quy chế đã được Tổng cục ban hành.
b) Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thứ nhất, kỹ năng phân loại đơn thư đầu vào của công chức làm công tác
này còn nhiều thiếu sót, hạn chế, có nơi còn lúng túng. Đơn khiếu nại, tố cáo
nhưng lại được phân loại thành đơn kiến nghị, phản ánh dẫn đến số liệu thống kê
về tình hình xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa chính xác.
Thứ hai, một số hạn chế, tồn tại về kỹ năng liên quan đến thụ lý như sau:
- Không ra thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền; thụ lý
giải quyết khiếu nại không đúng đối tượng: giải quyết khiếu nại của người không
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án , giải quyết khiếu nại đối với
người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp thay vì Doanh nghiệp;
- Thụ lý giải quyết khi đã hết thời hiệu khiếu nại mà người khiếu nại
không chứng minh được do có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng
để không thực hiện được khiếu nại đúng thời hiệu; Chậm gửi thông báo thụ lý
cho đương sự.
Thứ ba, một số địa phương còn những tồn tại, hạn chế về trình tự, thủ tục
giải quyết khiếu nại, tố cáo, như:
- Chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo7; chậm báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy
đủ các nội dung, hồ sơ làm căn cứ để giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Công tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế, tỷ lệ các vụ việc hòa giải thành
để người dân, đương sự rút đơn khiếu nại, tố cáo còn thấp. Không thông báo
đình chỉ giải quyết khiếu nại khi có căn cứ theo quy định;
- Không ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo mà
ban hành công văn trả lời; giải quyết đơn đề nghị, đơn có nội dung tố cáo theo
trình tự giải quyết khiếu nại8;
- Giải quyết không đầy đủ các nội dung có trong đơn khiếu nại, tố cáo;
Một số nơi chất lượng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn chưa cao, áp
7
8
(Hồ Chí Minh - vụ Trần Thị Tuyết , Bắc Ninh - vụ Đinh Thế Tiệp);
(Nam Định - vụ Nguyễn Thị Minh Huệ);
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
4
dụng pháp luật còn thiếu chuẩn xác, máy móc, chưa tạo được sự đồng thuận với
cấp dưới hoặc với người dân nên có đơn thư tiếp tục vượt cấp9.
- Nội dung Quyết định giải quyết khiếu nại (lần đầu) không hướng dẫn
quyền khiếu nại lần hai của đương sự; hướng dẫn người bị khiếu nại (Chấp hành
viên) được quyền khiếu nại tiếp10; hướng dẫn quyền khiếu nại tiếp đối với quyết
định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành11;
Thứ tư, chậm gửi quyết định giải quyết khiếu nại, thông báo kết quả giải
quyết tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo, làm ảnh hưởng đến quyền khiếu nại, tố
cáo tiếp của đương sự, công dân12.
Thứ năm, chậm thực hiện và khắc phục những vi phạm, thiếu sót mà các
Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo đã chỉ ra, dẫn đến phát sinh
khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài.
2.2. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập dẫn đến những hạn chế, tồn
tại trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các tồn tại, hạn chế tron công tác tiếp công
dân và giải quyết khiếu nại tố cáo, có thể là nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan, trong đó tập trung vào những khó khăn, vướng mắc bất cập sau đây:
2.2.1. Về thể chế
Về công tác tiếp công dân, theo quy định của Luật Tiếp công dân: Lãnh
đạo tổ chức công tác tiếp công dân tại cơ quan mình 1 tháng/1 lần nhưng trên
thực tế nhiều trường hợp người đứng đầu lại ủy quyền hoặc không thực hiện đầy
đủ số lần tiếp công dân do phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.
Ngoài ra, trong quá trình xem xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo
theo thẩm quyền thì Luật THADS và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định người
có thẩm quyền tiếp công dân trong trường hợp thấy cần thiết mà không quy định
bắt buộc. Quy định này phù hợp với thực tế tại các cơ quan THADS có nhiều
đơn thư khiếu nại, tố cáo, giúp làm giảm thời gian giải quyết các vụ việc thuộc
thẩm quyền; tuy nhiên, việc không bắt buộc đối thoại với người dân trước khi
giải quyết khiếu nại, tố cáo dẫn đến người có thẩm quyền có thể nhìn nhận, giải
quyết các vấn đề từ một phía, thiếu khách quan, dẫn đến người dân tiếp tục gửi
nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, cũng chưa có quy định cụ thể về
trường hợp đã có thông báo từ chối tiếp công dân nhưng sau đó đương sự tiếp
tục đến trụ sở cơ quan THADS và có những hành vi, lời nói không đúng mực,
9
(Năm 2019, Tổng cục ban hành 99 quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, trong đó: 11
Quyết định chấp nhận một phần khiếu nại và 02 Quyết định chấp nhận toàn bộ khiếu nại - chiếm 13,13% kết
quả giải quyết; tỷ lệ chấp nhận khiếu nại, tố cáo của đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trên cả
nước còn cao - 12,01%);
10
(Hậu Giang - vụ việc Lê Văn Nam);
11
(Thanh Hóa - vụ Công ty Luật TNHH Minh Tín)
12
(Bình Dương - vụ Nguyễn Trung Thành; Thái Nguyên - vụ Nguyễn Kim Nhung);
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
5
xúc phạm, gây thương tích cho công chức cơ quan THADS thì xử lý như thế nào
để thực hiện thống nhất trên cả nước.
Pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự hiện nay
được quy định tại Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày
18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự, Thông tư số 02/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề
nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự. Hiện nay vẫn còn nhiều tồn
tại, hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo nói riêng, công tác thi hành án dân sự nói chung, cụ thể là:
a) Các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn có vướng mắc, bất cập
- Luật Tố cáo năm 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành
vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cấp phó của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên
trực tiếp giải quyết. Trong khi đó, Luật THADS và các văn bản chi tiết lại quy
định thẩm quyền là do người đứng đầu cơ quan đó giải quyết. Quy định này của
pháp luật về THADS được quy định để nhằm hạn chế các vụ việc tố cáo phải
giải quyết theo thẩm quyền đến các cơ quan cấp trên. Tuy nhiên, quy định này
bất cập ở chỗ: Khi người dân không đồng ý với kết luận nội dung tố cáo của cơ
quan THADS thì họ đều tố cáo tiếp đến cơ quan cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên,
hầu hết các các kết luận nội dung tố cáo ở các cơ quan THADS đều do Phó Thủ
trưởng cơ quan ký thay Thủ trưởng và giải quyết là nhân danh Thủ trưởng đơn
vị - người có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Nếu theo quy định của pháp luật về
THADS thì nội dung tố cáo tiếp này lại tiếp tục được chuyển về Cơ quan
THADS nơi đã ban hành Kết luận nội dung tố cáo bị tố cáo tiếp để xem xét, giải
quyết. Như vậy, thủ tục giải quyết tố cáo lại quay lại ban đầu và cứ tiếp tục lòng
vòng, không thể giải quyết dứt điểm vụ việc được.
- Một số quy định mới tại Luật Tố cáo 2018 chưa được đề cập đến trong
Thông tư 02/2016/TT-BTP đang có cách hiểu và cách áp dụng khác nhau tại các
cơ quan THADS địa phương như: Trường hợp xử lý đối với đơn có nội dung rõ
ràng nhưng không có họ tên, địa chỉ người tố cáo; qua kiểm tra, xác minh không
xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo dùng tên người khác để tố cáo;
thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không thực hiện thành đơn hoặc
trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (có nơi lưu đơn, cũng có
nơi vẫn tiến hành xác minh để phục vụ công tác quản lý, điều hành). Hoặc, Luật
Tố cáo 2018 quy định trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được
giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng
người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu
nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng
cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật nhưng
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
6
các văn bản hướng dẫn cũng như Thông tư số 02/2016/TT-BTP đều không quy
định quy trình để xác định như thế nào là vụ việc đã được giải quyết đúng thẩm
quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.
- Điều 37 Luật THADS quy định các trường hợp thu hồi đối với các quyết
định về thi hành án của người có thẩm quyền. Khoản 1, 2, 3 Điều 32 Thông tư
số 01/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về
quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự quy định các
mẫu quyết định về thi hành án của Tổng cục, Cục và Chi cục thì đều chứa đựng
các Quyết định giải quyết khiếu nại và Kết luận nội dung tố cáo. Tuy nhiên, hầu
hết các cơ quan THADS đều cho rằng Quyết định giải quyết khiếu nại và Kết
luận nội dung tố cáo không phải là quyết định về thi hành án, do đó không thể
áp dụng các trường hợp quy định tại Điều 37 Luật THADS để thu hồi. Vì thế,
khi Tổng cục yêu cầu thu hồi quyết định giải quyết khiếu nại và Kết luận nội
dung tố cáo, một số Cục THADS địa phương cho rằng không có căn cứ để thu
hồi, gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo về mặt nội
dung và khó khăn trong công tác quản lý.
- Phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 của Thông tư 02/2016/TTBTP có quy định cả đơn đề nghị như vậy dễ nhầm lẫn với đơn đề nghị thi hành
án không nằm trong nhóm khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, Thông tư 02/TT-BTP
quy định việc thụ lý tố cáo phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày
nhận được đơn tố cáo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp do đơn tố cáo không
rõ nội dung hoặc người tố cáo không cung cấp các thông tin, tài liệu buộc người
có thẩm quyền phải làm việc với người tố cáo thì thời hạn giải quyết tố cáo đối
với các vụ việc này cũng bị kéo dài. Việc xác định thời hạn thụ lý tố cáo từ ngày
nhận được đơn trong trường hợp này là không phù hợp.
b) Các vấn đề từ thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được quy
định cụ thể trong các văn bản pháp luật:
- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của người tham gia khiếu nại, tố
cáo. Điều này dẫn đến việc công dân khiếu nại, tố cáo tràn lan tại nhiều đơn vị
mà quyết định giải quyết khiếu nại không liên quan, tác động trực tiếp tới người
khiếu nại.
- Một số nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể, gồm:
+ Vấn đề tiếp nhận việc khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự. Vì hiện
nay, vẫn còn nhầm lẫn và nhiều cách hiểu khác nhau về việc tiếp nhận, thống kê
số đơn, số việc khiếu nại, tố cáo trong THADS, dẫn đến số liệu báo cáo của mỗi
đơn vị, địa phương là khác nhau và chênh lệch, sai sót khi tổng hợp.
+ Thời hạn cho trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
nhưng chưa đủ điều kiện giải quyết mà người khiếu nại bổ sung đơn theo hướng
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
7
dẫn là bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được hướng dẫn, dẫn đến những vụ việc
đã hướng dẫn rất lâu sau mới có đơn khiếu nại bổ sung mà vẫn phải xem xét,
giải quyết;
+ Việc xử lý đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền nhưng chưa thụ lý
giải quyết mà người khiếu nại rút đơn (lưu đơn hay ra thông báo đình chỉ giải
quyết);
+ Các vấn đề phát sinh khi tạm ngừng thi hành án theo quy định tại Điểm
b Khoản 1 Điều 145 Luật THADS;
+ Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các
trường hợp người bị khiếu nại, tố cáo đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác hoặc
giữ chức vụ cao hơn, cũng như cơ chế xử lý nếu những người này không hợp
tác với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Trình tự, thủ tục ra thông báo chấm dứt khiếu nại, tố cáo và thông báo
không thụ lý đối với vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài về thi
hành án dân sự đã được giải quyết đúng quy định của pháp luật, thấu tình, đạt lý.
+ Các trường hợp lưu đơn theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 và Khoản 3
Điều 15 Thông tư số 02/2016/TT-BTP thì cơ quan THADS (có cần phải thông
báo cho người khiếu nại, tố cáo biết việc lưu đơn hay không).
+ Chủ thể phải chịu các chi phí xác minh thực địa (đo đạc quyền sử dụng
đất) hay tiến hành trưng cầu giám định (người khiếu nại, tố cáo hay Ngân sách
nhà nước) và trình tự, thủ tục thu nộp các chi phí này trong quá trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo đối với một số vụ việc phải tiến hành xác minh.
- Chưa ban hành đầy đủ hệ thống các biểu mẫu, sổ trong công tác giải
quyết khiếu nại tố cáo và thống nhất thời hạn các loại báo cáo phục vụ công tác
tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo như:
+ Các Mẫu phiếu chuyển đơn, thông báo đình chỉ giải quyết khiếu nại,
thông báo không thụ lý giải quyết tố cáo tiếp, mẫu văn bản trả lời lưu đơn... dẫn
đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không thống nhất.
+ Các biểu mẫu giải quyết tố cáo hiện nay chưa được sửa đổi, bổ sung
theo Luật Tố cáo năm 2018 (hiện nay ngoài việc áp dụng một số biểu mẫu giải
quyết tố cáo được quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì còn phải áp dụng các biểu mẫu theo quy định của
pháp luật về tố cáo).
+ Mẫu sổ theo dõi công tác tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố
cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS không thuộc thẩm quyền và
thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS cấp dưới (do ngoài thụ lý đơn và giải
quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án thuộc thẩm quyền thì các cơ quan THADS
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
8
còn phải tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm
quyền; đơn yêu cầu, kiến nghị, phản ánh… của công dân).
+ Chưa quy định đầy đủ, thống nhất các biểu mẫu báo cáo; quy định thống
nhất về thời hạn và định kỳ báo cáo về khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự.
Ngoài ra, các quy định của pháp luật khác còn chồng chéo, chưa thống
nhất với pháp luật về THADS cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thi hành án và
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo bị kéo dài như pháp luật về Đất đai, về Kinh
doanh thương mại, Luật Hôn nhân gia đình…
b) Về nguồn nhân lực
- Công chức làm công tác tiếp công dân là kiêm nhiệm, không có biên chế
chuyên trách. Ở hầu hết các cơ quan THADS cấp chi cục vẫn chưa có thẩm tra
viên mà chỉ có các công chức khác kiêm nhiệm công tác tiếp công dân cũng như
xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo;
- Do pháp luật hiện nay quy định Thủ trưởng cơ quan THADS phải là
Chấp hành viên nên công chức các cơ quan THADS không mặn mà với chức
danh thẩm tra viên hay bị phân công làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo nên không đầu tư nhiều thời gian, chất xám trong khi thực hiện công vụ.
Theo phản ánh tại một số địa phương có tình trạng nếu công chức bị phân công
làm công tác giải quyết đơn thư thì sẽ xin chuyển công tác;
- Năng lực của công chức làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải
quyết khiếu nại, tố cáo còn có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ,
kinh nghiệm công tác trong tình hình mới. Một số đơn vị phân công công chức
lớn tuổi, kỹ năng sử dụng công nghệ không đảm bảo để làm công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo;
- Việc tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho thẩm tra viên, công chức làm công
tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan THADS cấp chi cục
còn hạn chế, chưa được chú trọng. Thực tế, trong những năm gần đây, khi Tổng
cục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đối tượng tham gia cũng chỉ bao gồm
các Chi cục trưởng, công chức của Phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa được đề cao;
không chủ động, tích cực trong việc nghiên cứu, cập nhật các quy định mới của
pháp luật về nghiệp vụ thi hành án dân sự, các quy định về trình tự, thủ tục tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và các pháp luật có liên quan. Một số
công chức, đơn vị nhất là cấp cơ sở còn ngại va chạm;
- Một số địa phương có lượng việc phải thi hành án nhiều nên Chấp hành
viên bị quá tải công việc dẫn đến chậm trễ trong việc tổ chức thi hành án hoặc
trình tự, thủ tục thi hành án có sai sót phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo của
đương sự.
c) Về công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
9
- Việc chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, kiểm tra của một số Lãnh đạo đơn vị
đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa sâu sát, chưa
được chú trọng; có hiện lượng chạy theo giải quyết sự vụ, sự việc;
- Do phải tập trung hoàn thành các chỉ tiêu về tiền và về việc nên một số
địa phương công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm đối với thủ trưởng các đơn
vị trong thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo chưa thực hiện thường xuyên, còn hình thức.
d) Về công tác phối hợp
- Công tác phối hợp ngay trong các cơ quan THADS còn thiếu chặt chẽ,
nhịp nhàng, rất bất cập. Tại các địa phương, khi cấp trên yêu cầu báo cáo, sao
gửi hồ sơ vụ việc thì Thủ trưởng cơ quan giao cho Phòng Kiểm tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo báo cáo; Phòng Kiểm tra nghiên cứu, xem xét rồi mới có văn
bản đề nghị Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án để cung cấp hồ sơ và báo
cáo vụ việc. Do đó, việc báo cáo, xem xét hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo phụ
thuộc rất lớn vào việc báo cáo giải trình và cung cấp hồ sơ của Chấp hành viên,
của Phòng nghiệp vụ. Hầu hết các đơn vị yêu cầu báo cáo theo quy trình này đều
rất mất thời gian và chậm báo cáo, sao gửi hồ sơ theo yêu cầu13.
- Quá trình giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền
mà nội dung có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, có vướng mắc về mặt pháp
luật cần lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan nhưng việc trả lời của các cơ
quan này còn chậm nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo mất nhiều thời gian14.
- Ở một số địa phương, công tác phối hợp xử lý các vụ việc khiếu nại, tố
cáo phức tạp, kéo dài giữa các cơ quan hữu quan có việc còn chậm, chưa nhận
được sự đồng thuận, thống nhất, có nhiều quan điểm khác nhau nên không thể
giải quyết dứt điểm.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương để trao
đổi thông tin về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo vẫn có nơi còn nhiều hạn chế,
đặc biệt là đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. Vẫn có tình
trạng địa phương cho rằng vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài do Tổng
cục theo dõi chỉ đạo nên không chủ động tham mưu hướng giải quyết, dẫn đến
vụ việc tiếp tục kéo dài.
đ) Các khó khăn, vướng mắc khác
- Tính chất đặc thù công tác thi hành án là động chạm đến quyền và lợi
ích hợp pháp của một trong các bên có liên quan và bất kỳ quyết định, hành vi
nào của Thủ trưởng, Chấp hành viên cũng có thể bị khiếu nại, tố cáo. Vì thế có
những vụ việc cứ cơ quan THADS ban hành quyết định và thực hiện thủ tục thi
hành án (hành vi) nào là có đơn khiếu nại, tố cáo để cố tình trì hoãn việc THA
13
14
Hồ Chí Minh
Vụ Ngô Văn Six – Bình Dương
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
10
nên đây cũng là một trong các lý do dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài và việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo không thể dứt điểm.
- Hầu hết các cơ quan THADS cấp chi cục chưa có đủ điều kiện để bố trí
phòng tiếp công dân, chưa được cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho công tác
tiếp công dân (ví dụ như không được cung cấp máy ghi âm, ghi hình dẫn đến
không đủ bằng chứng để bảo vệ công chức tiếp công dân khi bị hành hung, bị
xúc phạm. Thực tế tại một số địa phương, đương sự đến công sở chửi bới, lăng
nhục công chức, bảo vệ khi yêu cầu được tiếp công dân15); Một số trụ sở của các
cơ quan THADS cấp Chi cục chưa được xây dựng, chưa đảm bảo cho công tác
lưu trữ hồ sơ, trong đó có hồ sơ giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Bên cạnh những luật sư có trình độ giải thích cho người dân hiểu biết về
pháp luật THADS cũng như các pháp luật khác có liên quan như đất đai, dân sự
để rút đơn khiếu nại, tố cáo thì vẫn còn một số luật sư, chuyên gia cố tình xúi
giục người dân khiếu nại, tố cáo vì những động cơ riêng cũng làm cho tình hình
khiếu nại, tố cáo phức tạp hơn;
- Một số vụ việc đã được giải quyết theo thẩm quyền đúng quy định của
pháp luật nhưng đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo đến cơ quan cấp trên, nên
cơ quan cấp trên chuyển đơn, thông báo cho đương sự đã vô tình làm cho đương
sự gây áp lực yêu cầu cơ quan THADS giải quyết, dẫn đến đơn thư lòng vòng,
phải báo cáo nhiều lần, làm mất thời gian và tạo áp lực cho cơ quan THADS.
3. Giải pháp khắc phục các khó khăn, vướng mắc bất cập trong công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Có thể nhận thấy, công tác tiếp công dân gắn với giải quyết khiếu nại, tố
cáo sẽ giúp nhiều vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở, tránh tình
trạng khiếu kiện kéo dài, đông người, phức tạp, tạo áp lực lớn cho các cơ quan
Trung ương. Từ những khó khăn, vướng mắc trong công tác tiếp công dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác này,
Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo đưa ra một số giải pháp để khắc phục như sau:
3.1 Kiến nghị đối với Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thi hành án dân
sự, về khiếu nại, tố cáo trong THADS tại Nghị định số 62/2015/NĐ-CP của
Chính phủ và Thông tư số 02/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp đối với các quy
định còn vướng mắc, bất cập hoặc chưa được quy định, hướng dẫn chi tiết.
Thứ hai, xem xét, chỉ đạo các Cục THADS địa phương phân bổ biên chế
Thẩm tra viên đến từng cơ quan THADS cấp Chi cục;
Thứ ba, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng tiếp
công dân, kỹ năng vận động, thuyết phục người dân và trình tự, thủ tục giải
15
Vụ Phương Mai, vụ Bích Thủy – Nghệ An
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
11
quyết khiếu nại, tố cáo với thành phần mở rộng đến tất cả những thẩm tra viên,
công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp chi cục;
Thứ tư, xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan THADS không tích
cực, chủ động giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo
dài; không thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân hoặc giải
quyết không đúng quy định của pháp luật.
3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan THADS địa phương
Xác định công tác tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ
trọng tâm của ngành, được cả hệ thống chính trị vào cuộc theo dõi, quan tâm chỉ
đạo. Do đó, các Cục THADS địa phương cần khắc phục những khó khăn, vướng
mắc để đưa công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo vào nề nếp,
góp phần ổn định chính trị xã hội ở địa phương. Muốn như vậy, Cục trưởng các
Cục THADS cần triển khai, làm tốt các nội dung sau:
Một là, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc
và gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo;
Hai là, kiện toàn Lãnh đạo các Phòng kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo còn thiếu; Phân công người có kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác tiếp
công dân, người có chuyên môn, trình độ trong công tác tham mưu giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo đáp ứng nhu cầu công việc trong tình hình mới; tăng
cường cả về số lượng và chất lượng công tác kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp
công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương.
Ba là, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân,
theo đó Thủ trưởng cơ quan phải tiếp công dân ít nhất một ngày trong tháng
(không kể ngày tham gia tiếp công dân của cấp ủy, chính quyền địa phương).
Bốn là, khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, cần xác minh,
đối thoại tại cơ sở, phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để nắm rõ
nội dung vụ việc và thái độ của người khiếu nại, tố cáo, tìm các mối quan hệ có
thể vận dụng để hòa giải, thương lượng; quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để làm rõ những nội dung, những
vấn đề còn có ý kiến khác nhau để tạo sự đồng thuận, thống nhất trước khi ban
hành các văn bản, quyết định.
Năm là, khi có các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, thì thủ
trưởng cơ quan THADS phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm đối với vụ
việc; kịp thời báo cáo, đề xuất ngay Ban chỉ đạo, các cơ quan cấp trên để xin ý
kiến chỉ đạo kịp thời, không để phát sinh thành điểm nóng. Ngay từ giai đoạn
đối thoại, nếu cần thiết thì phối hợp với các cơ quan có liên quan để cùng tiếp
xúc, đối thoại với người dân, giúp người dân nắm bắt pháp luật để tránh việc
khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp. Nếu việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đúng
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
12
quy định thì cũng giải thích, giải quyết dứt điểm, rõ ràng cho người dân để họ
biết được rằng có khiếu nại vượt cấp thì kết quả cũng như nhau và ra thông báo
chấm dứt giải quyết, tránh việc trả lời nhiều lần để người dân tiếp tục gửi đơn;
Sáu là, quán triệt tất cả các Chi cục THADS trên địa bàn nghiêm túc thực
hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
- Chú trọng công tác tiếp công dân, bồi dưỡng kỹ năng thuyết phục, dân
vận trong quá trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với các bên đương sự. Việc đối thoại
sẽ mang lại cho người dân thông tin đầy đủ và chính xác hơn, đồng thời cũng
hiểu rõ hơn thái độ thiện chí của các bên, góp phần quan trọng trong việc tìm
ra giải pháp có tính đồng thuận cao để giải quyết một cách thuyết phục và khả
thi nhất.
- Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật trách nhiệm tiếp công dân
định kỳ của người đứng đầu các cấp gắn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố
cáo. nhằm hạn chế phát sinh những điểm “nóng”, kéo giảm khoảng cách giữa
người dân và chính quyền.
- Tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; đối
với các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, trực tiếp thì Chi cục trưởng
phải trực tiếp chịu trách nhiệm.
- Nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở, xác định rõ
trách nhiệm và xử lý nghiêm công chức có sai phạm trong quá trình tổ chức thi
hành án để triệt tiêu việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp (tuy nhiên, việc xử lý sai
phạm phải khéo léo, không để cho đương sự lấy đó làm cớ tạo áp lực cho cơ
quan THADS dẫn đến phức tạp vụ việc).
TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Tài liệu phục vụ Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS năm 2020
13