Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG của TRƯỜNG CAO ĐẲNG điện lực TP hồ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 46 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH TRONG

THỜI GIAN QUA

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Tên trường
- Tiếng Việt: TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HỒ CHÍ MINH.
- Tiếng Anh: Hochiminh city Electric Power College.
- Viết tắt: Tiếng Việt CĐH ; Tiếng Anh HEPC
2.1.2 Địa chỉ, điện thoại, fax, website
- Địa chỉ: 554 Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc,
quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 08.38919013 hay 08.32155661
- Fax: 08. 38919049

Hình 2.1: Logo của Trường
Cao đẳng Điện lực TP.HCM

- Website chính: www.hepc.edu.vn

Email:

2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển trường
Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM tiền thân là Trường Kỹ thuật Gia định.
Ngày 20/10/1976 theo các quyết định số:101/TTg của Thủ tướng Chính phủ và số:
05/VPQĐ của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trường được tiếp quản và
bàn giao cho Bộ Điện và Than mà trực tiếp là Công ty Điện lực Miền Nam quản lý.
Năm 1997 tại quyết định số: 818/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, trường
được nâng cấp và đổi tên thành trường Trung học Điện 2 trực thuộc C.ty Điện lực 2.


21
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


Ngày 06/04/2000 theo quyết định số: 25/2000/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp, trường đã được chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Ngày 21/09/2005 tại quyết định số: 5314/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, trường được nâng cấp và đổi tên thành Trường Cao đẳng Điện lực
TP Hồ Chí Minh (HEPC) và trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ
2.1.4.1 Chức năng
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và thấp hơn về chuyên ngành
Điện lực và các ngành nghề liên quan theo cơ cấu khung của hệ thống giáo
dục quốc dân và hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo quy
định tại Luât Giáo dục.
- Nghiên cứu, triển khai Khoa học công nghệ phục vụ cho công tác giảng dạy
và học tập; phục vụ quản lý, sản xuất – kinh doanh của ngành công nghiệp
điện lực và sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và chuyên
môn nghiệp vụ theo kế hoạch của EVN và theo hợp đồng với các cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài ngành
2.1.4.2 Nhiệm vu
- Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập cho các
ngành học trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Xây dựng chương trình, nội
dung đào tạo cho các ngành nghề mới theo nhu cầu và sự chỉ đạo của EVN.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, báo cáo
EVN. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các dịch vụ tư vấn, chuyển
giao và ứng dụng công nghệ, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và lao
động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu phát triển

Điện lực và sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội theo quy định của pháp luật.

22
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


- Phối hợp, liên kết với các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ sở nghiên cứu
khoa học, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo và khoa học
công nghệ trong và ngoài nước.
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao trình độ,
bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo tiêu chuẩn quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của EVN. Quản lý và chăm lo đời sống
vật chất tinh thần cho cán bộ, nhân viên và học sinh, sinh viên. Tạo điều
kiện cho cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên tham gia các sinh hoạt
đoàn thể và hoạt động xã hội.
- Đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, kinh tế, nghiệp
vụ, đào tạo nâng bậc cho các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
Đào tạo các ngành nghề mũi nhọn cho EVN và cho xã hội.
- Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức: hội nghị chuyên đề,
hội thảo khoa học, khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm.
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tổ chức đào tạo và các hoạt động
giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình đào tạo các nghề được EVN, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép.
- Tổ chức tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, học viên theo các quy chế
về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt
nghiệp theo quy định tại Luật giáo dục; Luật dạy nghề
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao
- Chính sách chất lượng của Nhà trường: “Nội dung đào tạo phải gắn liền
với thực tiễn, sinh viên – học sinh tốt nghiệp phải làm hài lòng các đơn vi
sử dung”

2.1.5 Cơ cấu tổ chức
Tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh gồm có:
a. Hiệu trưởng và 01 Phó hiệu trưởng

23
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


b. Hội đồng Khoa học – Đào tạo và các hội đồng tư vấn khác
HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC – ĐÀO TẠO

HIỆU TRƯỞNG

HIỆU PHÓ ĐÀO TẠO

PHÒNG ĐÀO TẠO

PHÒNG
TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH

KHOA
CƠ BẢN – KINH TẾ

PHÒNG
TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

KHOA
KỸ THUẬT CƠ SỞ


PHÒNG QUẢN LÝ
SINH VIÊN – HỌC SINH

KHOA
LƯỚI ĐIỆN

P. QUẢN LÝ KHOA HỌC
VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

TRUNG TÂM
NGOẠI NGỮ – TIN HỌC

KHOA
ĐIỆN CƠ

Hình 2.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP HỒ CHÍ MINH
c. Các phòng, ban nghiệp vụ
- Phòng Tổ chức – Hành chính
- Phòng Đào tạo
- Phòng Quản lý sinh viên – học sinh
- Phòng Tài chính – kế toán

24
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


- Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế
d. Các khoa
- Khoa Khoa học cơ bản – Kinh tế

- Khoa Kỹ thuật cơ sở
- Khoa Lưới điện
- Khoa Điện cơ
Các Khoa có các bộ môn trực thuộc quản lý, các phòng thí nghiệm, các
xưởng thực hành
e. Trung tâm ngoại ngữ – tin học

2.2 Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của trường

Quản trị

Quản lý
Đào tạo

Marketing
Phân tích nội bộ

Các nguồn lực của

Tài chính
Kế toán

trường

Nhân sự
R&D

Hệ thống thông tin

25

E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


Hình 2.3: Sơ đồ phân tích môi trường nội bộ
của trường Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh
Chúng tôi thực hiện mục tiêu nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của
trường thông qua việc đánh giá các hoạt động chủ yếu, các hoạt động hỗ trợ của
trường như sau:
- Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ tạo ra giá trị của trường như: Nguồn
nhân lực; Hoạt động quản trị; Marketing; Chương trình đào tạo; Nghiên cứu
và phát triển; Hệ thống thông tin
- Phân tích tình hình tài chính của trường
2.2.1 Tổ chức nguồn nhân lực
Bảng 2.1: Nhân sự ở từng Ban – Phòng – Khoa
Các đơn vị
1- Ban Giám hiệu
2- Phòng Tổ chức – Hành chính
3- Phòng Đào tạo
4- Phòng Quản lý học sinh – sinh viên
5- Phòng Tài chính – Kế toán
6- Phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế
7- Khoa Cơ bản – Kinh tế
8- Khoa Kỹ thuật cơ sở
9- Khoa Lưới điện
10- Khoa Điện cơ
11- Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học
TỔNG CỘNG

Số lượng
02

29
13
10
05
04
13
20
35
16
03
149

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trường hiện nay có 149 người
(115 nam và 34 nữ). Trong đó có 18 người là cán bộ quản lý từ cấp trưởng, phó
phòng, khoa trở lên (16 người có tham gia giảng dạy), số giáo viên trực tiếp giảng

26
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


dạy là 89 người, nhân viên nghiệp vụ và phục vụ có 42 người. Ngoài số giáo viên
cơ hữu trên, nhà trường còn ký hợp đồng thỉnh giảng với 32 giáo viên.

Hình 2.4: Cơ cấu nhân sự của trường Cao đẳng Điện lực TP. Hồ Chí Minh gồm:
Cán bộ quản lý (12%) – Giáo viên (60%) – Công nhân viên (28%)
Đội ngũ viên chức phục vụ của trường có 42 người, chiếm 31% lực lượng lao
động. Hầu hết đội ngũ này đã qua đào tạo và được bố trí vào những vị trí, công việc
cụ thể, làm việc hiệu quả trong bộ máy tổ chức tương đối tinh gọn
Đội ngũ Giáo viên: Tổng số lượng giáo viên cơ hữu hợp đồng dài hạn là 102

người (tỷ lệ 69%), có 14 giáo viên kiêm nhiệm
Cơ cấu đội ngũ giáo viên phân theo chuyên môn (tính cả số cán bộ quản lý có
tham gia công tác giảng dạy) được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo chuyên môn chính
TT
1
2
3
4
5
6
7

Ngành, chuyên ngành
Điện
Điện tử - Viễn thông
Cơ khí, Nhiệt điện, Thuỷ điện
Kinh tế - Quản lý
Chính trị, Pháp luật, Thể dục, Quốc phòng
Toán, Lý, Hoá, Tin học
Ngoại ngữ
Tổng cộng

Số người Tỷ lệ
69 67,6%
8
7,9%
7
6,9%
4

3,9%
5
4,9%
6
5,9%
3
2,9%
102 100%

(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)
Về chất lượng, trong 102 giáo viên có 02 tiến sĩ, 34 thạc sĩ. Có hơn 50% giáo
viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm, số còn lại thâm niên từ 4 năm trở lên. Đa
số giáo viên là người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao.
Bảng 2.3: Đội ngũ Giáo viên của trường Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh

27
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


Liệt kê
Giáo viên cơ hữu và
hợp đồng dài hạn
Giáo viên kiêm nhiệm
Giáo viên thỉnh giảng
Tổng cộng

Tổng

Cao đẳng, Công


Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

102

02

28

57

05

12
32
146



6
6
40

6
22
95





cộng

4
6

nhân bậc cao

05

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)
Đội ngũ giáo viên nhà trường từ con số chưa đến 20 giáo viên ngày thành lập,
đến nay đội ngũ giáo viên của trường có hơn 100 người. Trong đó: 96% có trình độ
đại học trở lên, trên 38% có trình độ thạc sĩ, 02 thầy giáo được phong tặng danh
hiệu “Nhà giáo ưu tú”, 05 thầy - cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp toàn quốc, 50
lượt thầy - cô đạt danh hiệu GV dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp Bộ. ). Nhiều người đã
có thời gian công tác tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của ngành Điện nên có nhiều
kinh nghiệm thực tế. Có hơn 80 lượt CB - GV đã được đi tham quan học tập nước
ngoài như Anh, Ireland, Đức, Nhật, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn quốc, Mỹ,
…. Ngoài ra, trường còn có khoảng 32 giáo viên thỉnh giảng là các chuyên gia đầu
ngành từ các trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, ĐH Dân lập Kỹ thuật Công
nghệ, Cao đẳng Vin Hem-Pich và từ các công ty, đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện
lực Việt Nam với hơn 60% số cán bộ nói trên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ.
Về tỷ trọng:
- Tỷ lệ tiến sĩ chiếm 1.96%; thạc sĩ chiếm 33,33%; đại học chiếm 61,76%.
- Như vậy, tỷ lệ Giáo viên có học vị sau đại học / tổng số Giáo viên nhà trường
đạt ở mức 35,3%.
Về tuổi đời:

- 53% cán bộ quản lý có tuổi đời từ 50 trở lên. Số còn lại tuổi từ 35 đến 50.
- Số giáo viên tuổi đời trên 50 chiếm tỷ lệ 31,8 %, từ 35 đến 50 chiếm 11,4%,
còn lại 56,8 % có tuổi đời dưới 35
Về thâm niên công tác:
- Cán bộ quản lý gồm: 69% có thâm niên trên 20 năm và 31% trên 30 năm

28
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


- Giáo viên gồm: 13,6% có thâm niên trên 20 năm, 12,5% có thâm niên từ 10
đến 20 năm và 73,9% công tác dưới 10 năm.
- Thâm niên công tác trung bình của lực lượng giáo viên là 10,1 năm.
So sánh với tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học (bình quân thâm
niên công tác chuyên môn của giảng viên là 10 - 12 năm và tỷ lệ giảng viên dưới 35
tuổi chiếm 15 - 25%) thì lực lượng giảng viên của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.Hồ
Chí Minh hiện nay có thâm niên bình quân đạt yêu cầu và tuổi đời khá trẻ.
Với xu hướng phát triển sẽ nâng cấp trường lên thành Đại học
- Theo mục tiêu của Chính phủ đề ra là đến năm 2015 tỷ lệ giảng viên có trình
độ tiến sĩ phải chiếm 25% trên tổng số giảng viên
- Theo đề án 09 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong đó đề ra mục tiêu và yêu
cầu: Đảm bảo đến năm 2015 tất cả các giảng viên trực tiếp giảng dạy các
chương trình lý thuyết của các trường Đại học phải có trình độ tiến sĩ; Đảm
bảo đến năm 2020 có ít nhất 60% số giảng viên có trình độ thạc sĩ và 35% có
trình độ tiến sĩ trong tổng số giảng viên các trường Đại học và Cao đẳng ; Tỷ
lệ sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục Đại học không quá 20, đối
với khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ không quá 15, các ngành kinh
tế, khoa học xã hội và nhân văn không quá 25.
- Số lượng giáo viên (kể cả giáo viên kiêm nhiệm) hiện nay là 116 người, trong
đó có 36 người có học vị sau Đại học, đạt tỷ lệ 31,6%, so với tiêu chuẩn của

trường Đại học là phải có ít nhất 50% số lượng Giáo viên có trình độ sau Đại
học thì trường chưa đạt yêu cầu.
- Với tổng số các học sinh – sinh viên hiện nay trong trường quy đổi
Quy mô sinh viên quy đổi = (Số sinh viên cao đẳng chính quy)
+ 0,5 x (Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề chính quy)
Chia cho số giáo viên (cơ hữu + hợp đồng dài hạn + kiêm nhiệm) ở thời điểm
hiện nay trường đạt khoảng 14 sinh viên/Giáo viên thì trường đạt yêu cầu.
2.2.2 Quản lý đào tạo

29
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


2.2.2.1 Ngành nghề đào tạo
Bảng 2.4: Ngành nghề đào tạo của trường Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh
Cao

Bậc đào tạo
Trung cấp

đẳng
X

chuyên nghiệp
X

nghề

2. Nhiệt điện


X

X

X

3. Thuỷ điện

X

X

X

4. Quản trị kinh doanh

X

5. Quản lý công nghiệp

X

6. Điện công nghiệp

X

X

X


7. Kế toán doanh nghiệp

X

X

X

8. Điện tử viễn thông

X

X

X

9. Kinh tế điện

X

X

Ngành nghề đào tạo
1. Hệ thống điện

Trung cấp

X

10. Vận hành sửa chữa lưới

điện trung hạ thế

X

11. Vận hành sửa chữa lưới
điện cao thế

X

12. Vận hành trạm biến áp
cao thế
X

13. Kinh doanh điện

X

Hơn 30 năm làm chức năng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện phía
Nam, thành quả đào tạo của Trường là:
 Đào tạo chính quy: đã có tổng cộng trên 4.000 học sinh trung cấp; hơn 12.000
học sinh công nhân lành nghề tốt nghiệp ra trường, hòa nhập vào đại gia đình
của ngành Điện lực.
 Bồi huấn nâng bậc cho công nhân: Từ năm 1998 đến nay có tổng cộng hơn
12.000 lượt công nhân thuộc các công ty, các Điện lực

30
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


 Bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn: từ năm 1998 đến nay có hơn 14.000

lượt học viên của nhiều khóa đào tạo thuộc nhiều lĩnh vực như: quản lý, chuyên
môn, kỹ thuật , nghiệp vụ, …
2.2.2.2. Quy mô đào tạo
Số liệu thống kê về quy mô đào tạo trong bốn năm gần đây (2006 – 2009) của
Trường Cao đẳng Điện lực TP Hồ Chí Minh đối với các hệ đào tạo được trình bày
trong bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5: Quy mô đào tạo của nhà trường những năm 2006 – 2009
Quy

Năm

đào
tạo

A. Số lượng
2006
1478
2007
1479
2008
1710
2009
2192
B. Tỷ trọng
2006
100.0
2007
100.0
2008
100.0

Hình
2.5 :
2009
100.0

Hệ Cao đẳng
Chính Liên Vừa
quy

thông

Hệ trung cấp

Hệ trung cấp

chuyên nghiệp
Chính Liên Vừa

nghề
Quản lý
Kinh

làm

quy

thông

làm


sửa chữa

vừa

vừa

lưới điện

học

học

doanh

109
208
358
603




41



29


119

285
532
887

447
181
175
322

132
57
61
55

650
657
533
284

21
31
22


7.4
14.7
20.9
27.5





1.9



1.7


8.1
20.1
31.1
40.5

30.2
12.8
10.2
14.7

8.9
4.0
3.6
2.5

44.0
46.3
31.2
13.0

1.4

2.2
1.3


(Nguồn: Phòng Quản lý học sinh – sinh viên)
Loại hình đào tạo khác
- Bồi huấn nâng bậc công nhân: khoảng 800 lượt người/năm
- Đào tạo ngắn hạn, chuyên đề: khoảng 1.500 lượt người/năm
- Liên kết đào tạo bậc đại học, cao học: khoảng 200 SV/năm

31
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


2.2.2.3. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.Hồ Chí Minh bao
gồm các ngành nghề và bậc học như trình bày ở mục 2.2.2.1. Đào tạo cao đẳng của
Trường được tổ chức theo học chế niên chế kết hợp với học phần, đào tạo Trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề dài hạn đều theo học chế niên chế.
- Các chương trình đào tạo bậc Cao đẳng của Trường được xây dựng trên cơ sở
chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chương trình đào tạo bậc Trung cấp chuyên nghiệp tuân thủ theo khung chương
trình ban hành theo Quyết định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 06/06/2001 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chương trình này được nhà trường xây dựng và
trình EVN, Bộ Công nghiệp có ý kiến về nội dung, cấu trúc cũng như sự cần
thiết của ngành nghề để làm thủ tục đăng ký mở ngành đào tạo tại Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
- Chương trình dạy nghề dài hạn được xây dựng trên cơ sở khung chương trình do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định số
212/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/02/2003.


32
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


- Trong mỗi chương trình đào tạo đều có mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và
chương trình chi tiết của từng học phần hoặc từng môn học; xác định các giáo
trình, tài liệu cần thiết để phục vụ cho môn học. Trong chương trình đào tạo
cũng quy định kế hoạch thực hiện chương trình, điều kiện tiên quyết của mỗi
môn học, học phần để khi thực hiện đảm bảo được tính hệ thống và khoa học.
Mỗi hệ đào tạo, trường có các chuẩn đầu ra mà học sinh – sinh viên cần phải đạt
để bảo đảm chất lượng. (Phụ lục: Chuẩn đầu ra khối CĐ & THCN)
- Chương trình đào tạo của trường thường xuyên được các đơn vị trong ngành góp
ý nên bám sát thực tế sản xuất của ngành. Bên cạnh đó, ở giai đoạn thực tập tốt
nghiệp, học sinh được gửi về thực tập ở ngay chính các đơn vị mà các học sinh
sẽ công tác sau khi tốt nghiệp. Điều này giúp học sinh nhanh chóng thích nghi
với công việc sẽ được giao.
Hiện nay Trường chỉ mới xây dựng và tổ chức đào tạo liên thông từ hệ đào tạo
nghề dài hạn lên trung cấp chuyên nghiệp cho chuyên ngành Hệ thống điện với thời
gian đào tạo 1 năm. Đối tượng học liên thông là những học sinh đã tốt nghiệp
chương trình dạy nghề dài hạn của Trường ở các chuyên ngành Quản lý vận hành
lưới điện trung hạ thế, Vận hành trạm biến áp cao thế, Quản lý vận hành đường dây
cao thế. Với các học sinh tốt nghiệp các chuyên ngành khác hoặc tốt nghiệp ngành
Điện công nghiệp và dân dụng từ các trường khác thì phải học bổ sung một số môn
học của chuyên ngành Hệ thống điện.
Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy và vừa làm vừa học đều có
chương trình đào tạo và hệ thống kiểm tra, đánh giá đánh giá đồng nhất. Ở loại hình
đào tạo liên thông và vừa làm vừa học, nhà trường áp dụng các phương thức linh
hoạt như tổ chức lớp ban ngày hoặc ban đêm, tập trung nhiều đợt trong một năm
học để tạo điều kiện thuận lợi cho người học vừa có thể tham gia công tác vừa tiếp

tục học tập nâng cao trình độ.
Học sinh tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp của Trường
Cao đẳng Điện lực Tp. Hồ Chí Minh ở các chuyên ngành Hệ thống điện, Nhiệt điện,
Thủy điện có thể học liên thông lên bậc đại học chuyên ngành Hệ thống điện tại

33
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


trường Đại học Tôn Đức Thắng. Học sinh tốt nghiệp hệ đào tạo nghề dài hạn có thể
tham gia thi tuyển sinh vào hệ đại học khối E của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Tp. Hồ Chí Minh.
Cấu trúc của một số chương trình đào tạo tiêu biểu như sau:
a) Đào tạo Cao đẳng chuyên ngành Hệ thống điện: có tổng số đơn vị học trình
trong thời gian đào tạo 3 năm là 160 đơn vị học trình, tương đương 2805 giờ
chuẩn, trong đó:
- Kiến thức giáo dục đại cương: 43 đơn vị học trình, tương đương 645 giờ
chuẩn (23%)
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 118 đơn vị học trình, tương đương 2160
giờ chuẩn (77%). Trong đó:
+ Lý thuyết: 92 đơn vị học trình, tương đương 1380 giờ chuẩn (49%)
+ Thực hành: 26 đơn vị học trình, tương đương 780 giờ chuẩn (28%)
b) Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành Hệ thống điện (thời gian đào
tạo 2 năm): có tổng số giờ chuẩn là 2.500 giờ trong đó:
- Thời gian học các môn chung: 420 giờ (17%)
- Thời gian học các môn chuyên ngành: 2080 giờ (83%) , trong đó:
+ Lý thuyết: 1146 giờ (46%)
+ Thực hành: 934 giờ (37%)
c) Dạy nghề dài hạn nghề Quản lý, vận hành lưới điện trung hạ thế: có tổng số giờ
chuẩn là 1928 giờ, trong đó:

- Thời gian học các môn chung: 135 giờ (7 %)
- Thời gian học các môn chuyên ngành: 1793 giờ (93%) , trong đó:
+ Lý thuyết: 556 giờ (29%)
+ Thực hành: 1237giờ (64%)
So sánh chương trình đào tạo của các bậc học, ta thấy rằng các chương trình này
được thiết kế theo nguyên tắc ở bậc học càng thấp thì thời gian đào tạo càng ngắn
nhưng thời gian dành cho thực hành lại nhiều hơn.

34
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


Theo quy định tại Điều 32 của Luật giáo dục năm 2005, giáo dục nghề nghiệp
bao gồm 2 loại hình đào tạo là Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề . Loại hình
Dạy nghề có các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề. Trường
đang thực hiện thủ tục mở bậc đào tạo trung cấp nghề thay thế cho bậc đào tạo nghề
dài hạn (tốt nghiệp công nhân kỹ thuật bâc 2/7), hiện nay không còn phù hợp với
quy định của Luật Giáo dục nữa. Chương trình đào tạo Trung cấp nghề của Trường
có thời gian đào tạo từ 1,0 đến 1,5 năm và được xây dựng trên cơ sở các chương
trình đào tạo nghề dài hạn hiện có cũng như khung chương trình do Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội ban hành theo Quyết định số 01/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày
04/01/2007.
Hàng năm, căn cứ vào góp ý của các nhà tuyển dụng mà nhà trường thu nhận
được từ các cuộc họp với nhà tuyển dụng, từ ý kiến phản hồi của giáo viên được cử
đi tham quan thực tế hoặc qua các phiếu góp ý mà Trường gửi đến các đơn vị có sử
dụng sinh viên học sinh tốt nghiệp, Hội đồng Khoa học nhà trường quyết định điều
chỉnh chương trình của một số môn học nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực
phục vụ sự phát triển của ngành Điện và của xã hội.
Ngoài ra, Trường còn tổ chức nhiều loại hình đào tạo khác như đào tạo ngắn
hạn với các chuyên ngành như đào tạo như ở đào tạo nghề dài hạn nhưng thời gian

đào tạo dưới 1 năm; bồi huấn nâng bậc cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ
cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ.
Nhận xét:
- Nhiều bậc học nên phải chồng sự quản lý của nhiều bộ, cơ quan chủ quản: Bộ
Lao động – Thương binh xã hội ; Bộ Giáo dục – Đào tạo ; Bộ Công Thương ;
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ; … và phải thoả mãn các yêu cầu, quy chế, quy
định, … của các cơ quan nêu trên
- Nhiều loại hình đào tạo nhằm thu hút được nhiều đối tượng khác nhau theo học,
có những hoàn cảnh học tập khác nhau, với mục đích nâng cao tầm hiểu biết –
làm việc hiệu quả trong quá trình: Xây lắp – Quản lý – Vận hành – Sửa chữa

35
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


lưới điện. Trường chỉ mới xây dựng được một chương trình liên thông lên trình
độ trung cấp chuyên nghiệp chuyên ngành hệ thống điện.
- Cần đa dạng hoá ngành nghề đào tạo hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội, của
các đơn vị trong ngành, nhất là các đơn vị ngoài ngành điện. Các chương trình
đào tạo của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.Hồ Chí Minh hiện nay chỉ tập trung
vào những ngành nghề phục vụ cho công tác sản xuất, truyền tải, phân phối,
kinh doanh điện năng, chưa đào tạo các ngành nghề xã hội có nhu cầu cũng như
các ngành mà EVN đang và sẽ phát triển như Viễn thông, Quản lý, Tài chính,
Bảo hiểm ….
2.2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới chương trình
Trong hơn 30 năm qua có hàng trăm bộ chương trình, giáo trình, tài liệu giảng
dạy được biên soạn, cập nhật, chỉnh lý cho phù hợp với yêu cầu của thực tế. Với các
lớp chuyên đề, ngắn hạn, … đề cương các môn học đều được sự tham gia góp ý của
các công ty, đơn vị đặt hàng trước khi triển khai khóa học.
Tại các khoa, tổ bộ môn hoạt động học thuật, hội thảo, hội giảng, biên soạn,

chỉnh lý, cập nhật nội dung chương trình, giáo trình đã có bước tiến bộ và khối giáo
viên tham gia tích cực. Nhiều chương trình, giáo trình được chỉnh lý, cập nhật, biên
soạn mới cho phù hợp thực tế như: Phần điện trong trạm biến áp, Thiết bị điện trong
trạm biến áp GIS (GV Quỳnh), Kỹ thuật an toàn điện, Vệ sinh công nghiệp và bảo
hộ lao động (khoa Lưới điện); Tổ chức và quản lý doanh nghiệp (GV Tuấn); Bảo vệ
Rơle (GV Thanh, Q Minh); Kinh tế vi mô (GV Chuẩn Thành) .... Năm 2008 đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn “Mô hình điều khiển tích hợp trạm biến áp phục
vụ giảng dạy” được bảo vệ thành công và xếp loại xuất sắc. Nhiều chương trình,
giáo trình phục vụ cho các lớp chuyên đề, ngắn hạn về quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ
của các cộng tác viên, giáo viên thỉnh giảng cũng đã được cập nhật, chỉnh lý như:
Kiểm toán năng lượng (GV Kim); Tháo lắp Hotline Clamp, Điều hành viên trạm
GIS, Lắp đặt trụ bê tông ly tâm (Khoa Lưới điện); Điều khiển trạm biến áp tích hợp
(GV Q. Anh). Nhiều giáo viên trẻ đã biên soạn tài liệu, tham gia giảng dạy bằng

36
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


tiếng Anh cho các khóa đào tạo chuyên đề về hệ thống điện đối với các kỹ sư của
Công ty Điện lực Campuchia.
Có hơn 60% giáo viên sử dụng máy tính - projector trong giảng dạy lý thuyết.
Nhiều giáo viên trẻ đã đổi mới phương pháp giảng dạy lý thuyết, thực hành nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy và học. Có một số giáo viên chuẩn bị, biên tập bài
giảng riêng cho môn học mình phụ trách với nhiều thể hiện sinh động, sáng tạo. Tuy
vậy việc giảng dạy hiện nay ở Trường Cao đằng Điện lực Tp.HCM chủ yếu vẫn sử
dụng các phương pháp truyền thống. Đối với giảng dạy lý thuyết, sinh viên học sinh
được truyền đạt kiến thức thông qua phương pháp thuyết trình. Với dạy thực hành,
giáo viên thường sử dụng phương pháp diễn trình và phương pháp thực hành. Trong
thời gian gần đây, để nâng cao hiệu quả của công tác dạy học, nhà trường đã trang
bị nhiều phương tiện dạy học như máy chiếu qua đầu (overhead projecter), máy

chiếu đa phương tiện (multimedia projecter), giúp giáo viên dễ dàng đưa các hình
ảnh, bản vẽ, đoạn phim vào bài giảng nên phương pháp trực quan cũng đang được
nhiều giáo viên sử dụng. Hàng năm, Trường và các khoa tổ chức nhiều lần hội
giảng cấp trường và cấp khoa để qua đó đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo
viên. Trong các tiêu chí đánh giá, tiêu chí về phương pháp giảng dạy được coi trọng
để thúc đẩy giáo viên quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy.
Mảng nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến, làm đồ dùng dạy học, chỉnh lý,
biên soạn chương trình, giáo trình …. tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa
đúng tầm, chưa tương xứng với trình độ và đội ngũ giáo viên của nhà trường, vẫn
còn chưa đáp ứng hết nhu cầu xã hội.
Mặc dù được nhà trường quan tâm và tạo điều kiện để đổi mới phương pháp
giảng dạy, nhưng các phương pháp truyền thống vẫn còn được sử dụng phổ biến
trong nhà trường nên chưa phát huy được tính chủ động của người học, người học
vẫn chưa được xem là trung tâm của quá trình dạy và học.
2.2.4 Hệ thống thông tin, thư viện
Nhà Trường đã đầu tư cho các phần mềm: Quản lý học sinh - sinh viên (EMIS);
Tính quy đổi giờ dạy của giáo viên; Quản lý ký túc xá; Quản lý vật tư – thiết bị

37
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


(FMIS), … Khoảng 60 máy tính trang bị cho các phòng – ban đều có thể sử dụng
mạng nội bộ (LAN). Tuy nhiên nhà trường chưa đầu tư sâu vào việc thực hiện hệ
thống mạng và hệ thống các quản trị viên mạng, do đó việc hoàn thành hệ thống
thông tin vẫn còn chậm, xử lý thông tin còn hạn chế, chưa kịp thời do cơ chế, quy
trình cung cấp, trao đổi thông tin nội bộ còn chồng chéo, tốc độ xử lý thông tin
chậm, trình độ nhân lực xử lý thông tin còn hạn chế, đặc biệt là các thông tin liên
quan đến lĩnh vực kinh tế, xã hội, trao đổi học thuật.
Việc trao đổi thông tin giữa trường và các đơn vị thông qua điện thoại, fax,

việc sử dụng hệ thống mạng internet còn giới hạn. Việc thu thập thông tin và học
hỏi kinh nghiệm ở các trường cao đẳng, đại học khác còn hạn chế.
Nhà trường cũng đã trang bị thêm máy vi tính cho các khoa, phòng, lắp đặt hệ
thống tăng âm, projector ở các phòng học, tăng cường các phương tiện dạy học khác
để phục cho yêu cầu nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên. Chủ trương ứng trước thu
nhập để giáo viên trang bị máy tính cá nhân (laptop) được thực hiện thường xuyên.
Với sự đa dạng và phong phú của thông tin trên mạng, để hỗ trợ cho các giáo
viên, cán bộ giảng dạy, nhân viên nghiệp vụ, học sinh, sinh viên hiện nay nhà
trường đã có mạng ADSL, cáp quang tốc độ cao với ba line đường truyền, qua hai
hệ thống máy chủ. Ngoài ra còn có những thiết bị phục vụ truy cập internet không
dây tầm ngắn tại các khoa – phòng – nhà nghỉ (phục vụ các học viên là cán bộ đi
học) và nhà trường đã lắp đặt, đưa thêm vào sử dụng phòng máy tính 3 với 56 máy
tính nối mạng tốc độ cao; phục vụ tốt cho giảng dạy học tập ngành tin học và truy
cập internet của sinh viên – học sinh nội trú. Trường đã biên soạn được toàn bộ
giáo trình cho hệ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề dài hạn. Riêng hệ cao đẳng
đang sử dụng các giáo trình của Trường Đại học Điện lực.
Trường có một thư viện có diện tích 128 m 2. Sinh viên, học sinh có thể đến
thư viện để nghiên cứu tài liệu tại chỗ nhưng không được mượn về để tham khảo.
Diện tích thư viện còn quá nhỏ so với số lượng sinh viên – học sinh. Số đầu sách
không nhiều, chỉ mới đảm bảo số đầu sách cho đào tạo chuyên ngành điện. Nhà
trường đã có đề án phát triển thư viện để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai
nhưng chưa có chương trình cung cấp giáo trình điện tử tại trường

38
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


Thư viện có trên 1.200 đầu sách được phân loại như trong bảng 2.6.
Bảng 2.6: Số lượng và phân loại đầu sách tại thư viện
Loại tài liệu


Tổng
số

Giáo trình

Sách tham khảo

Tài liệu phục vụ các môn học cơ bản

290

25

265

Chuyên ngành điện

605

169

636

Kinh tế - Quản lý

39

6


33

Các chuyên ngành khác

65

10

65

Sách văn học

210
270

999

Tổng cộng

1269

Trong đó

(Nguồn: Thư viện)
2.2.5 Tài chính – Kế toán
Những năm qua trường đã chấp hành tốt các chế độ tài chính của nhà nước,
kinh phí thu chi hàng năm tăng lên nhưng phòng Tài chính – Kế toán đã không để
sai sót, thất thoát hoặc tiêu cực. Trường cũng đã ban hành các quy chế liên quan đến
tài chính, quản lý tài chính như: Quy chế tiền lương; Quy chế quản lý và sử dụng
quỹ phúc lợi tập thể; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế thi đua – khen thưởng; …

Hàng năm phòng Tài chính – kế toán được Tập đoàn Điện lực Việt Nam kiểm
tra tài chính hay công ty kiểm toán độc lập kiểm toán, ngoài ra còn có các đoàn
kiểm tra khác của Cục Thuế, Ban Thanh tra nội bộ đều đánh giá cao về chất lượng
sổ sách, tính trung thực, chính xác, đúng thời hạn, đúng quy định của nhà nước.
Trường có 3 nguồn thu lớn là
- Tổng thu nguồn từ các hợp đồng đào tạo với các đơn vị thuộc EVN
- Nguồn Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp
- Nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ, học phí, lệ phí tuyển sinh
Nguồn tài chính của trường, 03 năm trở lại đây đã gặp nhiều khó khăn, một số
nguồn thu giảm vì: Do một số đơn vị thuộc EVN không có nhu cầu đào tạo (Ví dụ
với nguồn tài chính này: năm 2008 là 7.766 triệu đồng – năm 2009 là 3.717 triệu
đồng); Kinh phí do Tập đoàn Điện lực Việt Nam cấp đến nay cũng không còn nữa

39
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


vì Tập đoàn không còn giao chỉ tiêu kế hoạch kinh phí cho trường (Ví dụ với nguồn
tài chính này: năm 2007 là 579 triệu đồng – năm 2008 là 0 đồng – năm 2009 là 0
đồng); Chỉ có nguồn thu sự nghiệp, dịch vụ, học phí, lệ phí tuyển sinh, đào tạo theo
nhu cầu xã hội là tăng, nên đòi hỏi sự năng động, chuyển hướng kịp thời của lãnh
đạo và của tập thể trong nhà trường để thực hiện tốt cơ chế quản lý chi tiêu theo
nghị định số 43/2006/NĐ-CP của chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập.
2.2.6 Cơ sở vật chất
2.2.6.1 Diện tích đất đai nhà trường quản lý: 29.592 m2 (cơ sở 1)
2.2.6.2 Diện tích xây dựng
Bảng 2.7: Diện tích sàn xây dựng
Tổng diện tích

sàn xây dựng

TT

Liệt kê

Số lượng

Ghi chú

1

Khu hiệu bộ, phòng nghiệp vụ

10 phòng

950 m2 Nhà B + O

2

Hội trường 300 chỗ

01 HT

456 m2 Nhà B

3

Phòng học lý thuyết


33 phòng

3.500 m2 Nhà A, C, H

4

Phòng thí nghiệm

11 phòng

1.145 m2 Nhà D

5

Xưởng thực hành (điện, cơ khí)

03 khu

1.340 m2 Nhà E, F, I

6

Bãi thực tập lưới điện

02 bãi

5.400 m2

7


Thư viện

01 phòng

8

Khu ký túc xá SV-HS

01 khu

180 m2

(1300 chỗ ở)

7.300 m2 KTX: 7 tầng
mới xây dựng

Khu nhà nghỉ dành cho cán bộ
đi học

02 khu

1.600 m2 Nhà G (có đầy

10

Căn tin

01


11

Khu phụ trợ, nhà kho

9

đủ tiện nghi)

(180 giường)

1.200 m2
1.000 m2
24.071 m2

Cộng

40
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


2.2.6.3 Trang thiết bi đào tạo, thực hành, thí nghiệm
- Tài sản cố định, thiết bị đào tạo trị giá: 78.929.168.430 đ (Không tính giá trị đất đai mặt bằng)
- Công cụ, dụng cụ phục vụ thực hành, thí nghiệm và công tác: 10.097.413.580 đ
- Các phòng thí nghiệm, thực hành chuyên dùng
 Phòng thí nghiệm máy điện

Phòng thí nghiệm điện tử, PLC
Phòng thí nghiệm cơ nhiệt
Phòng mô phỏng hệ thống điện (Power System Simulator)
Phòng thí nghiệm rơ-le

Phòng thí nghiệm cao áp
Phòng thí nghiệm viễn thông
Phòng thí nghiệm đo lường điện
 Phòng thực hành máy vi tính 1, 2, 3

Phòng thực hành điện tử cơ bản
Phòng thực hành điện tử vi xử lý
Phòng thực hành cáp viễn thông
Phòng Lab học ngoại ngữ
Xưởng thực tập cơ khí
Xưởng thực tập điện căn bản
Xưởng thực tập điện công nghiệp
Xưởng thực tập điện dân dụng
 Bãi thực tập lưới điện cao thế

Bãi thực tập lưới điện trung – hạ thế
Bãi thực hành về cáp ngầm
- Năm 1996, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt
Nam) đã đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị thực tập cho trường với tổng
giá trị lên đến 64 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối

41
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


ứng của phía Việt Nam. Nhìn chung, trang thiết bị của các xưởng thực tập,
phòng thí nghiệm … là khá hiện đại và phần lớn được trang bị từ dự án Trung
tâm đào tạo ngành điện phía Nam. Nhờ đó, hầu hết các trang thiết bị dùng trong
thực tế sản xuất của ngành Điện từ khâu phát điện, truyền tải đến khâu phân
phối điện đều có ở các xưởng thực tập của trường. Chúng không chỉ được dùng

để phục vụ đào tạo cho nhà trường mà còn hỗ trợ cho việc thực hành của sinh
viên ngành điện các trường khác như Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kỹ
thuật- Công nghệ, Đại học Bình Dương. Tuy vậy, tuyệt đại đa số các trang thiết
bị này là dùng cho thực tập cơ bản và thực tập chuyên ngành Hệ thống điện. Các
trang thiết bị phục vụ cho các chuyên ngành khác như Nhiệt điện, Thuỷ điện còn
rất thiếu. Bên cạnh đó, khi Trường được nâng cấp thành trường cao đẳng cho
đến nay thì vẫn chưa có các phòng thí nghiệm Vật lý, Hoá học phục vụ đào tạo
cho bậc cao đẳng.
- Về phương tiện dạy học, 60% số phòng học được trang bị máy chiếu đa phương
tiện (multimedia projector), 30% phòng học lý thuyết có trang bị máy tính,
100% phòng học dùng bảng từ. Năm 1999 trường có dự án đầu tư cơ sở vật chất
trên 64 tỉ đồng, trong đó có hơn 36 tỉ đồng dùng để mua sắm trang thiết bị đào
tạo và dịch vụ tư vấn nước ngoài, 28 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng gồm:
hội trường 300 chỗ, 25 phòng học chuẩn, khu nhà xưởng, khu phòng thí nghiệm,
sân bãi, hệ thống điện nước… Trong số các trang thiết bị đào tạo hiện đại có bộ
mô phỏng hệ thống điện trị giá hơn 7 tỉ đồng. Bãi thực tập lưới điện có diện tích
hơn 5.000m2 trong đó có phần mô phỏng cho một trạm biến áp trung gian
110kV, khu này được tích hợp đầy đủ các trang thiết bị trên lưới truyền tải và
phân phối. Ngoài ra nhà trường có khu nhà nghỉ khang trang 180 giường, dành
cho diện cán bộ đi học với hệ thống điều hòa không khí, tivi, mạng internet
không dây, … và các tiện nghi khác. Năm 2008 nhà trường đưa vào hoạt động
của ký túc xá (7 tầng) có hơn 1.200 chỗ khang trang, thoáng mát cho các học
sinh – sinh viên. Hàng năm, nhà trường đầu tư từ 2 – 3 tỉ đồng để mua sắm bổ
sung trang thiết bị đào tạo, thực hành, thí nghiệm, phương tiện dạy học hiện đại.

42
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


- Đồ án quy hoạch tổng mặt bằng cơ sở 1 hiện tại đã được Sở Quy hoạch và Kiến

trúc thỏa thuận, được EVN phê duyệt tại quyết định số 722/QĐ-EVN-TĐ ngày
10/04/2006. Theo quy hoạch, nhiều khối nhà cao tầng được xây dựng trên khu
đất của .bãi thực tập hiện tại, các công trình kiến trúc sẽ được cải tạo theo một
bố cục hài hòa, chuẩn mực, phục vụ việc dạy lý thuyết, thực nghiệm, thư viện,
văn phòng, …. Dự án đầu tư cơ sở 2 với công năng chính là: khu ký túc xá và
nhà ở giáo viên, bãi thực tập lưới điện, bãi thực tập viễn thông, khu thực hành
thí nghiệm, khu thể dục – thể thao, khu phụ trợ, …cũng đang được các cơ quan
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch. Diện tích cơ sở 2 khoảng 10
hecta thuộc phường Thạnh Xuân, quận 12, cách cơ sở 1 khoảng 5km.

Hình 2.6: Học sinh thực tập trên bãi thực tập trung – hạ thế và cao thế
- Hiện tại trên diện tích gần 3 hecta, với mật độ xây dựng khoảng 50% tạo điều
kiện thoáng mát cho các dãy nhà và các phòng học.
- Cơ sở vật chất tương đối khang trang, các phòng học sáng sủa, cách xa trục
đường tạo cảm giác thoải mái cho người học và người làm việc.
- Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu “Môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp” nhờ
vào quản lý tốt và nhất là sự đóng góp của từng cá nhân trong trường vào mục
tiêu chung.
- Khu ký túc xá tốt và rẻ, nhà nghỉ diện cán bộ đi học đẹp và sạch sẽ cũng góp
phần nâng cao chất lượng học tập.
- Học sinh có thể tận dụng những khoảng trống trong trường (sau giờ học) để thể
dục – thể thao nâng cao thể lực. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ – theo một cách
tích cực – Để tạo điều kiện nâng cao sức khoẻ cho nhiều đối tượng khác trong

43
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


trường. Nên cần có một diện tích quy hoạch cho thể dục – thể thao như các trung
tâm đào tạo ngành điện của Malaysia hay Thái Lan.


44
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11


Hình 3. 3: Phối cảnh quy hoạch cơ sở 1 của trường
Hình 3. 4
Quy hoạch cơ sở 2
Trường Cao đẳng
Điện lực
TP. Hồ Chí Minh
Khu hiệu bộ và các phòng
nghiệp vụ
Trung tâm ngoại ngữ – Tin học
– Thư viện
Khu ký túc xá sinh viên
Khu nhà nghỉ cán bộ đi học
Khu giảng đường
Giảng đường hội trường
Quảng trường trung tâm
Khu căn-tin, nhà ăn, dịch vụ đời sống
Khu thể dục – thể thao
Khu bãi thi công, thực
hành, thí nghiệm, sửa chữa
Nhà thi đấu
Sửa chữa cáp quang, viễn
thông, điện
Mô hình hệ thống điện
Khu gara
Trạm xử lý nước thải

Trạm xử lý nước cấp
Trạm biến áp

270000

10
12

340700

10

14

30 m

11

13

7
1

2

9

7

8


6

4

5

318240

4
3
3

3
3

3
15

16

17

328000

44
E04.Baitaplontotnghiep.Nhom11



×